Thực trạng về hiểu biết, đánh giá của giáo viên về vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 ..... Thực nghiệm sư phạm nhằm chứng minh tính khả thi của v
Trang 1KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======
NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP FINGER MATH TRONG DẠY HỌC PHÉP CỘNG,
PHÉP TRỪ Ở LỚP 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi với sự cố vấn của thầy giáo Nguyễn Văn Đệ Tất cả các nguồn tài liệu đã đƣợc công bố đầy đủ, nội dung của khóa luận là trung thực
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Giả thuyết khoa học 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc khóa luận: 5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP FINGER MATH TRONG DẠY HỌC PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ Ở LỚP 1 6
1 Định nghĩa phương pháp Finger Math và một số quy định chung 6
1.1 Định nghĩa 6
1.2 Một số quy định chung của phương pháp Finger Math 6
2 Dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 8
2.1 Phép cộng và phép trừ 8
2.1.1 Định nghĩa 8
2.1.2 Các tính chất cơ bản của phép cộng và phép trừ 11
2.2 Dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 12
2.2.1 Mục tiêu 12
2.2.2 Nội dung chương trình 12
2.2.3 Phép cộng số tự nhiên 13
2.2.4 Phép trừ số tự nhiên 14
3 Thực trạng về hiểu biết, đánh giá của giáo viên về vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 15
Trang 53.1 Mục đích của cuộc khảo sát 15
3.2 Nội dung khảo sát 16
3.2.1 Khảo sát lần 1 16
3.2.2 Khảo sát lần 2 16
3.3 Đối tượng khảo sát 17
3.4 Kết quả khảo sát 17
3.4.1 Kết quả khảo sát lần 1 17
3.4.2 Kết quả khảo sát lần 2 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
Chương 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP FINGER MATH TRONG DẠY HỌC PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ Ở LỚP 1 25
1 Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 25
2 Thiết kế một số hoạt động dạy học vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 25
2.1 Bài 1: Phép cộng trong phạm vi 3 25
2.2 Bài 2: Phép cộng trong phạm vi 5 30
2.3 Bài 10: Cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 (cộng không nhớ) 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 40
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 41
I Mục đích thực nghiệm 41
II Địa bàn và đối tượng thực nghiệm 42
III Tiến trình thực nghiệm 42
IV Kết quả thực nghiệm 43
1 Trước thực nghiệm 43
2 Sau thực nghiệm 47
Trang 63 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 54
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55
PHỤ LỤC 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nguồn nhân lực lao động Việt Nam cần phải được trang bị, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy khoa học, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp Để có những con người như vậy chỉ có một con đường duy nhất là giáo dục Đặc biệt, bậc Tiểu học là bậc học nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở
Mỗi một môn học đều có vai trò quan trọng góp phần vào việc hình thành nhân cách học sinh Trong đó, môn Toán lớp 1 giữ vai trò hết sức quan trọng; bởi Toán lớp 1 cung cấp cho các em những kiến thức đầu tiên, là cơ sở cho việc phát triển kĩ năng tính toán và tư duy, từ đó giúp học sinh nhanh chóng hoàn thiện mình Trọng tâm của môn Toán lớp 1 là nội dung số học - học các số tự nhiên trong phạm vi 100 Ở môn Toán Tiểu học nói chung và Toán lớp 1 nói riêng, đối với nội dung số học các số tự nhiên thì việc rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính là kỹ năng trọng yếu và không thể thiếu được Đồng thời, ở lớp 1 kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ được rèn luyện thành thạo sẽ là cơ sở, nền tảng vững chắc để các em học tốt ở lớp trên
Tuy nhiên, trên thực tế thì học sinh lớp 1 cộng trừ rất chậm khi con số vượt quá đơn vị 10 vì các em được dạy đếm từ 1 đế 10 tương ứng với 10 ngón tay Vậy làm thế nào để để học sinh có thể cộng trừ tốt là một vấn đề vô cùng quan trọng và người giáo viên cần nghiên cứu, lựa chọn và tìm ra phương pháp phù hợp giúp học sinh có thể cộng trừ một cách dễ dàng
Trang 8Để khắc phục vấn đề trên, hiện nay có rất nhiều phương pháp tính “siêu việt” như phương pháp bàn tính Soroban của Nhật Bản, … với phạm vi lên đến hàng nghìn Tuy nhiên qua nghiên cứu, tôi quyết định lựa chọn phương pháp Finger Math để đề xuất đưa vào dạy học học sinh lớp 1 vì nhận thấy ở phương pháp này có nhiều điểm tích cực:
- Tính toán không cần dụng cụ hỗ trợ (như que tính, máy tính, bàn tính,…) kèm theo thuận tiện hơn trong việc luyện tập mọi lúc mọi nơi Học sinh sẽ cảm thấy việc học như một trò chơi thú vị, bổ ích và môn Toán sẽ không còn khô khan và nhàm chán
- Phù hợp với đặc điểm tư duy của học sinh lớp 1 vì cách làm đơn giản,
dễ hiểu và không hề đòi hỏi tư duy hơn mức bình thường ở trẻ Có thể nói đây
là phương pháp hiệu quả đối với tất cả các bé, đặc biệt là các bé chậm và yếu khi học Toán
- Phù hợp với phạm vi học sinh lớp 1 Điểm khác biệt và độc đáo của phương pháp này là bình thường học sinh chỉ có thể đếm cộng trừ trong phạm
vi 0-10, nhưng với phương pháp Finger Math học sinh có thể đếm và cộng trừ đến 2 con số (trong phạm vi từ 0 đến 99)
- Qua Finger Math, học sinh sẽ được học cách sử dụng kết hợp hình ảnh lên xuống đôi bàn tay và các con số để tính toán giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động cơ thể với tư duy sẽ giúp cho 2 bán cầu não hoạt động cân bằng, giúp học sinh yêu thích môn Toán, không còn sợ tính toán,…
Hiện nay, chương trình Toán Tiểu học đòi hỏi học sinh đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng Điều đó đòi hỏi học sinh phải học tập một cách chủ động, tích cực trong lĩnh hội tri thức, tự phán đoán, giải quyết các bài tập Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, không giảng giải nhiều Mặt khác, đối tượng học sinh không đồng đều, học sinh lớp 1 bước đầu chuyển từ chơi sang học đòi hỏi giáo viên không chỉ dạy mà còn phải dỗ Vì vậy cần phải có một phương pháp phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu đó
Trang 9Người giáo viên quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng thực hành tính cộng trừ cho học sinh nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng chính là coi trọng đúng mức công tác thực hành tính và giải toán, học đi đôi với hành, góp phần cho sự phát triển của chiến lược dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
FINGER MATH TRONG DẠY HỌC PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ Ở LỚP 1”
làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần tìm hướng đi mới trong dạy học phép cộng, phép trừ trong dạy học Toán Tiểu học
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tôi muốn giới thiệu phương pháp Finger Math và đề xuất vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 Mục đích nhằm giúp học sinh lớp 1 học tập tích cực hơn trong tiết Toán, luyện khả năng tính toán, tăng khả năng tập trung trí não, đặc biệt hiệu quả trong phát triển khả năng tính nhanh các tình huống trong thực tế cuộc sống
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài: Giải thích khái niệm ( phương
pháp Finger Math), cơ sở toán học, cơ sở thực tiễn, cơ sở tâm lí và phương pháp luận của việc vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1
3.2.Tìm hiểu nội dung, cách thực hiện phép tính cộng, phép tính trừ
theo phương pháp Finger Math để vận dụng vào dạy học, từ đó rèn luyện cho học sinh khả năng tính toán, phát triển khả năng tính toán nhanh
3.3 Thực nghiệm sư phạm nhằm chứng minh tính khả thi của việc vận
dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất
Trang 104 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Phương pháp Finger Math trong dạy học
6 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng một cách phù hợp phương pháp Finger Math dạy học các phép tính cộng, phép tính trừ cho học sinh lớp 1 sẽ giúp học sinh hứng thú trong học Toán và phát triển khả năng tính toán của học sinh ( đặc biệt là khả năng tính nhẩm, tính nhanh)
7 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi dự kiến sử dụng các phương pháp sau:
- Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục… có liên quan đến nội dung đề tài Đọc sách giáo khoa Toán lớp 1, sách giáo viên Toán lớp 1
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên, học sinh, phụ huynh
về sự thay đổi, tiến bộ của học sinh trong tính toán trước và sau khi được tiếp xúc phương pháp Finger Math
- Phương pháp điều tra: sử dụng công cụ là Phiếu khảo sát giáo viên, phiếu bài tập cho học sinh
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực nghiệm, quan sát học sinh (đặc biệt trong giờ dạy thực nghiệm, trong quá trình làm phiếu thực
Trang 11nghiệm) về thái độ tham gia tiết học, làm bài và những lỗi sai, khó khăn học sinh gặp phải từ đó có cơ sở đưa ra những đề xuất phù hợp nhằm nâng cao khả năng tính toán của học sinh
- Các phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu, đánh giá kết quả điều tra thực tiễn và kết quả thực nghiệm
8 Cấu trúc khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1
- Chương 2: Thiết kế một số hoạt động dạy học vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 12Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP FINGER MATH
99 rất dễ dàng
Cách tính toán “siêu việt” này có thể giúp học sinh cộng, trừ trong phạm vi 99 nhanh như máy tính điện tử
1.2 Một số quy định chung của phương pháp Finger Math
Phương pháp này giúp học sinh có thể cộng trừ liên tiếp nhiều số với nhau không chỉ cho kết quả chính xác mà tốc độ tính toán cũng rất nhanh Miễn là kết quả giữa chúng nhỏ hơn 100
Để thực hiện một cách thành thạo (kết quả luôn chính xác và tốc độ nhanh) cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ với HS lớp 1) cần phải nắm được một số những quy định chung như sau:
*** QUY ĐỊNH:
Hàng chục nằm ở bàn tay trái, hàng đơn vị nằm ở bàn tay phải
(1) Bàn tay phải
Trang 13Mỗi một ngón trên bàn tay trừ phải (trừ ngón cái) là 1 đơn vị, riêng ngón cái mang giá trị 5 đơn vị
Như vậy, có thể hướng dẫn học sinh đếm từ 1 đến 9 như sau: Đầu tiên chỉ cho HS các số từ 1 đến 9 Vì các số này nằm ở trên một bàn tay phải Cụ thể số 1 là ngón trỏ tay phải, số 2 là ngón giữa tay phải, số 3 là ngón nhẫn tay phải, số 4 là ngón út tay phải, số 5 là ngón cái tay phải Sau đó tiếp tục chỉ cho học sinh số 6 là ngón tay cái và ngón trỏ tay phải… tương tự đến số 9 là ngón tay cái và ngón út tay phải
Chú ý rằng khi chuyển từ số 4 qua số 5, học sinh hay quên nắm các ngón tay 1, 2, 3,4 lại mà xòe cả bàn tay ra nên cần theo dõi và nhắc nhở học sinh (2) Bàn tay trái:
Trang 14Mỗi một ngón trên bàn tay trái (trừ ngón cái) là 1 chục, riêng ngón cái mang giá trị 5 chục
Sau khi HS đã thuần thục đếm số trong phạm vi 10 (đếm các số từ 1 dến 9 trên bàn tay phải), GV dạy HS đếm trong phạm vi 100 Gần như trên, tay trái là hàng chục: 10 là ngón trỏ tay trái, 20 là ngón giữa tay trái,… đến 50
là ngón cái tay trái Đến 60 lại là ngón tay cái và ngón trỏ tay trái Tương tự đến 90 là ngón tay cái và ngón út tay trái
Chú thích: Các ngón có màu là các ngón phải giơ lên, các ngón không
có màu là các ngón phải cụp xuống
Khi hướng dẫn học sinh phải giơ số có hai chữ số (mà không phải số tròn chục) cần lưu ý học sinh lấy các ngón tay trái (hàng chục) trước sau đó lấy các ngón tay phải (hàng đơn vị) sau cũng giống như viết từ trái sang phải
Trang 15Điều đó chứng tỏ rằng tổng a+b không phụ thuộc vào việc chọn hai tập hữu hạn A, B mà chỉ phụ thuộc vào hai số tự nhiên a,b
Do đó với hai số tự nhiên a,b cho trước, ta luôn có duy nhất tổng a+b
Nói cách khác, tương ứng (a,b) a+b là một ánh xạ nừ N*N vào N
- Viết kết quả của tổng 2 + 5
Trong sách giáo khoa của tiểu học người ta thường sử dụng thuật ngữ “phép cộng” theo nghĩa thứ hai
1) Hiệu của a - b nếu có là duy nhất
Thật vậy, giả sử tồn tại hai hiệu và của hai số tự nhiên a và b
Ta có: = a - b = a - b
Trang 16Theo định nghĩa hiệu, ta có: a = b + a = b +
Do đó = (Theo quy luật giản ước cuuar phép cộng)
Như vậy mọi cặp (a,b) N * N thì tồn tại không quá ( nhiều nhất) 1 số tự nhiên c sao cho c = a - b
2) Từ chú ý trên ta thấy phép trừ trong tập hợp N chính là hàm:
(a,b) c = a - b N*N N
3) Vìc=a+b a= c+b nên người ta thường nói phép trừ là phép toán ngược của phép cộng
4) Người ta chứng minh được định lí sau:
Định lí: (Điều kiện cần và đủ để có hiệu a - b) của hai số tự nhiên a, b bất kì là
- Do đó phép trừ trong N không phải là một phép toán hai ngôi trong N
5) Theo định nghĩa trên ta thấy:
- Phép trừ chỉ một hàm từ N*N vào N.Còn hiệu chỉ có một số tự nhiên được biểu hiện bằng biểu thức a - b
Trang 17Tuy nhiên trong thực tế ở tiểu học, thuật ngữ “phép trừ” được hiểu theo 2 nghĩa:
+ “Phép trừ” chỉ một phép toán trong N
+ “Phép trừ” chỉ một hiệu
Ví dụ: Người ta thường viết: “Thực hiện phép trừ 5 - 3”
Trong sách giáo khoa Toán ở Tiểu học, người ta thường thực hiện
“phép trừ” theo nghĩa thứ hai
Trang 18- Học sinh biết lập và thuộc các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10
- Học sinh biết đặt tính và tính phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20, 100
- Học sinh biết vận dụng vào thực hiện dãy tính, giải bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ
- Học sinh thêm yêu thích Toán
2.2.2 Nội dung chương trình
Ở lớp 1, mới giới thiệu phép cộng, phép trừ không nhớ trong vòng số
Trang 19Phép cộng, phép trừ trong vòng số 10 được học ở kì I Phép công, phép trừ trong vòng 20, 100 được học ở học kì II
Trong mỗi phạm vi, bài “Phép trừ’ được học ngay sau bài “Phép cộng”
2.2.3 Phép cộng số tự nhiên
Ở Tiểu học, phép cộng được xây dựng trên quan điểm bản số Đó là việc xây dựng khái niệm phép cộng hai số tự nhiên về phương diện bản số quy về phép hợp của hai tập hợp rời nhau Như vậy, khái niệm tổng của hai số
tự nhiên được xây dựng rời nhau
Về mức độ tiếp nhận phép cộng và thực hiện phép cộng ở lớp 1 được tiến hành theo các vòng số: 10, 20,100
- Trong vòng 10: Phép cộng hai số tự nhiên được hình thành theo các thao tác:
+“Gộp” hai đồ vật để tạo thành một nhóm lớn hơn bao gồm tất cả các
đồ vật của hai nhóm đó Thao tác này nhằm hình thành ý nghĩa cơ bản của phép cộng dựa trên cơ sở tư duy trực quan hành động của học sinh
Hoặc quan sát hình vẽ: Có hai nhóm sự vật riêng biệt, mỗi nhóm được bao quanh bởi một hình, rồi bao quanh cả hai nhóm đó bằng một hình lớn hơn (hình ảnh sơ đồ ven) Ý nghĩa của phép cộng được hình thành rõ hơn dựa trên
cơ sở tư duy trực quan hình ảnh của học sinh
+ Ghi lại hoạt động này bằng thuật ngữ và kí hiệu toán học để tìm ra kết quả của phép cộng hai số
Trang 20+ Ở vòng số này bắt đầu giới thiệu cơ sở lý luận cho việc xây dựng kỹ thuật tính cộng Đó là thao tác gộp riêng các đơn vị và gộp riêng các chục để sau đó gộp kết quả lại
+ Trọng tâm là kỹ thuật thực hiện phép cộng: Cộng từng hàng từ phải qua trái (hàng đơn vị cộng hàng đơn vị, hàng chục cộng hàng chục)
2.2.4 Phép trừ số tự nhiên
Phép trừ là phép toán ngược của phép toán cộng ở Tiểu học, giới thiệu phép trừ trên cơ sở tìm bản số của phần bù chuyển sang tìm hiệu của hai số
Ở lớp 1, phép trừ cũng được thực hiện theo vòng số 10, 20, 100
- Trong vòng 10: Phép trừ hai số tự nhiên được hình thành theo các thao tác:
+ “Lấy đi” một bộ phận của một nhóm mẫu vật để còn lại một bộ phận của nhóm mẫu vật đó Thao tác này nhằm hình thành ý nghĩa cơ bản của phép trừ trên cơ sở tư duy trực quan hành động
Hoặc quan sát trên hình vẽ: Hai nhóm đò vật, mỗi nhóm được bao quanh bởi một hình, rồi bao quanh hai nhóm đó bằng một hình khác lớn hơn, gạch bỏ một nhóm (hình ảnh sơ đồ ven) Ý nghĩa của phép trừ được hình thành rõ hơn dựa trên cơ sở tư duy trực quan hình ảnh của học sinh
+ Ghi lại hoạt động này bằng thuật ngữ và kí hiệu toán học biểu diễn phép trừ hai số và để tìm được kết quả phép trừ của hai số
- Trong vòng 20:
- Ở vòng này vẫn thực hiện các thao tác như trong vòng 10 nhưng chú ý sau khi lấy đi, gạch bớt các đồ vật đơn lẻ trước rồi thêm số đồ vật tròn 10 để có kết quả cuối cùng
- Trong vòng 100
+ Tính chất xây dựng phép trừ đến vòng này nâng cao hơn, quá trình tìm kết quả phép trừ không còn dựa vào trực quan các đối tượng mà dựa trên làm việc với các chữ số nên có tính trừu tượng ngày càng cao hơn
Trang 21+ Ở vòng số này bắt đầu giới thiệu cơ sở lý luận cho việc xây dựng kỹ thuật tính trừ Đó là thao tác trừ riêng các đơn vị và trừ riêng các chục để sau
1 được tiến hành theo các vòng số: 10, 20, 100 như nêu ở trên Các em tư duy trực quan trên chính ngón tay của mình
+ Với phép tính cộng: thao tác xòe số ngón tay thể hiện số hạng thứ nhất, sau đó giơ thêm số ngón tay thể hiện số hạng thứ hai và đọc đúng kết quả cuối cùng thể hiện qua số ngón tay các em xòe ra cũng đồng nghĩa các em đang thực hiện “gộp” (thực hiện phép cộng)
+ Với phép tính trừ: Thao tác xòe số ngón tay thể hiện số bị trừ sau đó cụp đi số ngón tay thể hiện số trừ và đọc kết quả cuối cùng thể hiện các em đang thực hiện “lấy đi” (thực hiện phép trừ)
+ Đảm bảo theo kỹ thuật thực hiện phép cộng (cộng từng hàng từ phải qua trái, hàng đợn vị cộng với hàng đơn vị, hàng chục cộng với hàng chục) và
kỹ thuật thực hiện phép trừ (trừ từng hàng từ phải sang trái, hàng đơn vị trừ cho hàng đơn vị, hàng chục trừ cho hàng chục)
3 Thực trạng về hiểu biết, đánh giá của giáo viên về vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1
3.1 Mục đích của cuộc khảo sát
Trang 22- Nhằm tìm hiểu những hiểu biết của giáo viên về phương pháp Finger Math, sự đánh giá của giáo viên ( về tính hiệu quả, khả thi) về việc vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1
- Nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của giáo viên khi vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1
3.2 Nội dung khảo sát
3.2.1 Khảo sát lần 1
Nội dung điều tra được xác định và thể hiện rõ trong phiếu khảo sát số
1 nhằm tìm hiểu:
(1) Mức độ hiểu biết của giáo viên về phương pháp Finger Math
(2) Mức độ vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 của giáo viên Tiểu học
(3) Những hiểu biết của giáo viên về mục tiêu phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho học sinh Tiểu học
3.2.2 Khảo sát lần 2
Nội dung điều tra được xác định và thể hiện rõ trong phiếu điều tra số 2 (sau khi giáo viên được tiếp xúc với phương pháp Finger Math và dạy phương pháp này lồng trong tiết cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh) nhằm tìm hiểu:
(1) Tính hiệu quả khi vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1
(2) Những khó khăn gặp phải khi giáo viên vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ
(3) Đánh giá của giáo viên về phương pháp Finger Math ( có phù hợp đẻ vận dụng vào dạy học sinh lớp 1 hay không? )
(4) Lấy ý kiến của giáo viên về việc vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1?
Trang 23(5) Những ý kiến đóng góp khác về việc vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1: có những bất cập gì khi vận dụng, cần có những điều chỉnh gì để khi vận dụng phương pháp đạt kết quả cao,…
3.3 Đối tượng khảo sát
Để có được cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất việc vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1, tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 25 giáo viên lớp 1 ở 3 trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:
- Trường Tiểu học Liên Bảo - TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc
- Trường TH Xuân Hòa - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc
3.4 Kết quả khảo sát
3.4.1 Kết quả khảo sát lần 1
Sau khi thực hiện nghiên cứu, thiết kế và tiến hành khảo sát ý kiến giáo viên Tiểu học, chúng tôi nhận được kết quả như sau:
Trang 24PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1 (1) Mức độ hiểu biết của giáo viên về phương pháp Finger Math
STT Mức độ hiểu biết Số lượng GV Tỉ lệ phần trăm
(%)
1 Chưa từng nghe về phương
Bảng 1:Mức độ hiểu biết của giáo viên về phương pháp Finger Math
Kết quả trên cho thấy: hầu hết giáo viên chưa từng nghe về phương pháp Finger Math (23/25 GV chiếm 92%), chỉ có 2//25 GV (chiếm 8%) là đã biết qua về phương pháp Finger Math, chưa có giáo viên nào hiểu rõ về phương pháp Finger Math
Phương pháp Finger Math còn rất mới lạ đối với GV
(2) Mức độ vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 của giáo viên Tiểu học
Bảng 2: Mức độ vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép
cộng, phép trừ ở lớp 1 của giáo viên Tiểu học
Kết quả cho thấy: 100% giáo viên được khảo sát chưa từng sử dụng phương pháp Finger Math vào dạy học phép cộng, phép trừ
Trang 25Vì GV chưa từng vận dụng phương pháp Finger Math vào dạy học phép cộng, phép trừ nên giáo viên chưa thể đánh giá được tính hiệu quả cũng như khó khăn, bất cập khi vận dụng cũng như chưa đánh giá được tính khả thi của việc dụng phương pháp Finger Math vào dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1
Chính vì vậy, tôi giới thiệu và hướng dẫn 25 giáo viên tham gia khảo sát về phương pháp Finger Math Sau khi giáo viên được tiếp xúc với phương pháp Finger Math và dạy phương pháp này lồng trong tiết “Cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100” cho HS (giáo án tiết dạy có trong phần phụ lục), tôi tiến hành khảo sát lần 2
3.4.2 Kết quả khảo sát lần 2
Sau thời gian nghiên cứu, tiến hành và khảo sát ý kiến giáo viên Tiểu học, tôi nhận được kết quả:
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2 Bảng 1: Khảo sát tính hiệu quả khi vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 của giáo viên Tiểu học
2 Học sinh hứng thú, tích cực hơn trong tiết học 25
3 Khả năng tính nhẩm của học sinh được nâng cao 25
Như vậy, sau khi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 25 GV về tính hiệu quả khi vận dụng phương pháp Finger Math vào dạy học phép cộng, phép trừ chúng tôi nhận được tất cả 100 ý kiến:
+Tất cả GV tham gia khảo sát (25/25GV) đều đánh giá rằng: sau khi học và vận dụng phương pháp Finger Math vào dạy học phép cộng, phép trừ;
Trang 26học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn trong tiết học, khả năng tính nhẩm được nâng cao, học sinh tính toán chính xác hơn
+ Đa số giáo viên tham gia khảo sát (22/25 GV) cho rằng sau khi học
và vận dụng phương pháp Finger Math vào dạy học phép cộng, phép trừ học sinh tính toán nhanh hơn
Ba giáo viên chưa tán thành với tính hiệu quả là: “HS tính toán nhanh hơn” là
cô Trần Thị Nguyệt, Trần Thị Ánh và Lê Thị Hồng Nhung
Khi được hỏi, cô Trần Thị Nguyệt cho biết: Thời gian HS tiếp xúc với phương pháp này còn ngắn, HS lớp cô có thể chưa thuần thục nên không thấy
rõ được sự cải thiện trong tốc độ tính toán của HS Vì vậy cô chưa dám khẳng định HS sẽ tính toán nhanh hơn
+ Không có giáo viên nào cho rằng; Phương pháp này không hiệu quả + Có 3 ý kiến ngoài ý kiến đã liệt kê sẵn đó:
Ý kiến của cô Phạm Thị Thu Thủy: HS không còn thấy khó khăn khi thực hiện các phép tính nhẩm
Cô Đỗ Thị Mùi cho ý kiến rằng: HS nhớ kiến thức bài học hơn
Cô Phan Thị Hoa Mai có ý kiến rằng: Học sinh thực hiện các phép tính không nhớ trong phạm vi 100 dễ dàng hơn
Có thể thấy các ý kiến thu được đều là những đánh giá tích cực, khẳng định tính hiệu quả khi vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ Có 3 ý kiến khác cũng là ý kiến tích cực Có 3 GV không đánh giá sự hiệu quả của phương pháp trong phát triển tốc độ tính toán của HS, tuy nhiên cũng không có sự phủ nhận mà còn phân vân
Việc vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ cho học sinh đã giúp cải thiện khả năng tính toán của HS: các em không chỉ tính đúng mà còn tính nhanh hơn Chính vì vậy mà các em không
Trang 27còn e ngại khi học môn Toán, hứng thú hơn, thích học Toán hơn, dễ tiếp thu kiến thức hơn
Bảng 2: Những khó khăn gặp phải khi giáo viên vận dụng phương pháp
Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ
1 Không gặp phải khó khăn gì khi sử dụng 0
2 Sử dụng ngón tay quá nhiều dẫn đến mỏi và nản 19
3 Khó khăn trong thu hút sự chú ý của học sinh 4
4 Khó khăn trong việc hướng dẫn để học sinh hiểu
+ Đa phần giáo viên tham gia khảo sát (19/25) đều cho rằng: Sử dụng ngón tay quá nhiều dẫn đến HS mỏi và nản là trở ngại, khó khăn nhất khi vận dụng phương pháp này
+ Số ít GV tham gia khảo sát: 4/25 GV gặp khó khăn trong thu hút sự chú ý của học sinh và 3/11GV khó khăn trong việc hướng dẫn để học sinh hiểu và thực hành theo
+ Có 3 GV có ý kiến khác nhưng đáng lưu ý là các cô đều chung một ý là: Gặp khó khăn trong việc kiểm soát thao tác trên bàn tay của HS
Khi vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 gặp những khó khăn, bất cập nhất định Tuy nhiên, những khó khăn mà hầu hết giáo viên gặp lại không là khó khăn trong truyền đạt kiến thức, mà thường là những khó khăn trong kiểm soát học sinh hay lo ngại học
Trang 28sinh sử dụng ngón tay quá nhiều dẫn đến mỏi và nản Đều là những khó khăn
có thể đưa ra giải pháp khắc phục 1 cách nhanh chóng, kịp thời (sẽ được nhắc đến trong phần khuyến nghị và đề xuất)
Bảng 3: Bảng đánh giá của giáo viên về phương pháp Finger Math
1 Là một phương pháp hay, dễ hiểu, dễ vận
100 Tuy nhiên 100% các giáo viên tham gia đánh giá đều cho rằng Finger Math là một phương pháp hay, dễ hiểu, dễ vận dụng Qua đó cho thấy được tính khả thi của việc vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1
Bảng 4: Ý kiến của giáo viên về việc vận dụng phương pháp Finger Math
Trang 29 Không nên ép học sinh luyện tập, thực hành nhiều vì dễ làm HS bị đau, mỏi ngón tay và chán nản
Cần đảm bảo tất cả các HS đếm thành thạo từ 1 đến 99 bằng phương pháp Finger Math trước khi hướng dẫn các em thực hiện tính
Nên chú ý những em có khả năng tính toán chưa tốt vì đây là phương pháp
có tác động nhanh, hiệu quả, giúp khả năng tính toán của các em theo kịp với các bạn khá, giỏi trong lớp
Cần phải đưa ra mục tiêu và thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu dạy, phương pháp Finger Math cho học sinh
Nên chỉ ra: dạy phương pháp Finger Math cho học sinh vào thời điểm nào? (lồng ghép trong từng tiết học trên lớp? dạy trong các tiết hướng dẫn học buổi chiều/…)
Chương trình học trên lớp đếm, thực hiện phép tính trong phạm vi số nào thì dạy học sinh đếm, thực hiện phép tính trong phạm vi tương ứng, không nên dạy cho học sinh đếm, thực hiện phép tính trong phạm vi số học sinh chưa học…)
Trang 30KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi rút ra một số kết luận như sau: + Với học sinh lớp 1, việc phát triển kĩ năng thực hiện phép tính cộng, phép tính trừ có vai trò rất quan trọng; vì đây là phần kiến thức trọng tâm trong chương trình toán lớp 1, là nền tảng cho các em học tốt các lớp trên Nếu được chú ý rèn luyện, nâng cao, các em sẽ có một nền tảng kiến thức vững chắc để bước tiếp lên lớp tiếp theo
+ Với mục tiêu giáo dục hiện nay, dạy học không chỉ dừng lại trên sách
vở mà luôn hướng đến thực tế Đối với học sinh lớp 1 cũng vậy, những kiến thức mà các em đã học trong môn Toán phải giúp các em giải quyết được các tình huống đơn giản trong thực tế mà các em vẫn thường gặp chứ không đơn thuần là để làm đúng, giải đúng các bài toán Vì vậy, việc phát triển kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh là hết sức cần thiết
+ Hiện nay có nhiều tài liệu đề cập đến việc phát triển khả năng tính toán cho học sinh lớp 1 Tuy nhiên, chưa có bất kì tài liệu nào nghiên cứu về vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1
+ Tôi đã làm rõ về phần nghiên cứu lý luận về vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 và tìm hiểu thực trạng việc vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 ở một số trường tiểu học hiện nay
+ Việc phát triển khả năng tính toán cho học sinh lớp 1 bằng phương pháp Finger Math qua đánh giá của giáo viên bước đầu cho thấy những hiệu quả đáng kể Tuy nhiên, đây còn là một phương pháp mới lạ đối với HS đồng thời GV cũng còn nhiều ý kiến băn khoăn Vì vậy, cần đưa ra những biện pháp để có thể vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1 một cách phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất
Trang 31Chương 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP FINGER MATH TRONG DẠY HỌC PHÉP CỘNG,
+ Cộng/ trừ số có hai chữ số với số có một chữ số: Để lấy số hạng thứ
nhất / số bị trừ, HS xòe ngón tay trái trước (hàng chục) sau đó xòe ngón tay phải (hàng đơn vị) Khi cộng/ trừ với số hạng thứ hai/ số trừ (là số có một chữ số), học sinh chỉ thao tác trên bàn tay phải (hàng đơn vị)
+ Cộng/ trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số: Để lấy số hạng thứ nhất / số bị trừ, HS xòe ngón tay trái trước (hàng chục) sau đó xòe ngón tay phải (hàng đơn vị) Khi cộng trừ với số hạng thứ hai/ đi số trừ (là số có 2 chữ số), học sinh thực hiện thao tác trên bàn tay phải trước (hàng đơn vị) sau đó thực hiện các thao tác trên bàn tay trái (hàng chục) và đọc kết quả cuối cùng
là các ngón tay xòe ra trên hai bàn tay (đọc trên bàn tay trái hàng chục trước sau đó đọc trên bàn tay phải - hàng đơn vị sau)
Có thể nhận ra, việc thực hiện phép tính trên các ngón tay: các ngón bàn tay trái là hàng chục, các ngón bàn tay phải là hàng đơn vị cũng thực hiện theo kỹ thuật thực hiện phép tính cộng, trừ
2 Thiết kế một số hoạt động dạy học vận dụng phương pháp Finger Math trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 1
2.1 Bài 1: Phép cộng trong phạm vi 3
Trang 32TOÁN PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3
2 Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên nhận xét chung về bài kiểm tra
- Nêu những tồn tại lớn mà đa số các em đều phạm phải
- Tuyên dương những em làm đúng, viết đẹp sạch sẽ
3 Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng
trong phạm vi 3
- Giáo viên treo tranh: Có 1 con gà
thêm 1 con gà Hỏi tất cả có mấy con
gà?
- Học sinh quan sát tranh trả lời:
+ Có 1 con gà thêm 1 con gà là có tất
cả 2 con gà
- 1 thêm 1 được 2, những em khác lặp
Trang 33- 1 thêm 1 được mấy?
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện
trên mô hình bàn tay phải để thực
hiện phép tính cộng vận dụng
phương pháp Finger Math
- GV yêu cầu HS tự thực hành trên
tay
- Hướng dẫn cách viết: 1 + 1 = 2
- Giáo viên đọc phép tính.Gọi học
sinh đọc lại
+ Treo tranh 3 ô tô cho học sinh tự
nêu bài toán
- 2 ô tô thêm 1 ô tô là mấy ô tô?
- 2 cộng 1 bằng mấy?
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện
trên mô hình bàn tay phải để thực
hiện phép tính cộng vận dụng
phương pháp Finger Math
- GV yêu cầu HS tự thực hành trên
tay
- Treo tranh 3 con rùa cho học sinh
tự nêu bài toán
Có 1 con rùa thêm 2 con rùa Hỏi tất
cả có mấy con rùa?
- 1 cộng 2 bằng 3
Học sinh lặp lại
Trang 34- Treo hình chấm tròn cấu tạo số:
- Học sinh tự nêu bài toán
Hoạt động 2: Học thuộc công thức
- Giáo viên gọi học sinh đọc bảng
- Cho học sinh mở sách giáo khoa
Giáo viên hướng dẫn phần bài học
- Cho học sinh làm bài tập
- GV yêu cầu HS vận dụng phương
pháp Finger Math để làm các bài tập
thực hành
- 2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 3 chấm tròn 1 chấm tròn thêm 2 chấn tròn là 3 chấm tròn
- Giống: đều là phép cộng, đều có các
số 1, 2, 3
Khác: số 1, 2 đổi chỗ cho nhau
- 6 em đọc
- Đọc 5 lần
Giáo viên xoá, học sinh thuộc
- Học sinh trả lời nhanh
- Gọi 5 HS
Học sinh lắng nghe
- Học sinh tự làm bài chữa bài - Học sinh làm bài vào vở bài tập
Trang 35Bài 1: Tính rồi viết kết quả theo
- 3 học sinh lên bảng đặt tính rồi làm
- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập
- HS tham gia chơi
Trang 36quyền nghĩ hình phạt cho đội thua
- Hôm nay em vừa học bài gì?
- Đọc lại công thức cộng trong phạm
- Các mô hình, vật thật phù hợp với các hình vẽ trong bài
III Các hoạt động dạy học:
Trang 37Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đề bài
b Dạy bài mới
* Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong
phạm vi 5
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh nêu bài
toán
+Ở bên trái có mấy con cá?
+Ở bên phải có mấy con cá?
+ Có 4 con cá thêm 1 con cá nữa thì được
Trang 38mô hình bàn tay phải để thực hiện phép
- Giáo viên găn mẫu vật hình mũ và hỏi:
+ Ô bên trái có mấy cái mũ ?
+ Thêm 4 cái mũ nữa được mấy cái mũ ?
+ Một cộng bốn bằng mấy?
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện trên
mô hình bàn tay phải để thực hiện phép
tính cộng vận dụng phương pháp Finger
Math
- GV yêu cầu HS tự thực hành trên tay
=> Ta viết : 1 thêm 4 được 5 như sau:
- HS nhắc lại
- HS nhắc lại 4 + 1 = 5 -HS trả lời:
+ 1 cái mũ + 5 cái mũ
+ Một cộng bốn bằng năm
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện trên mô hình bàn tay phải để thực hiện phép tính cộng vận dụng phương pháp Finger Math
- GV yêu cầu HS tự thực hành trên tay
-HS nhắc lại
- HS thi đua lập lại bảng cộng trong phạm vi 5
- HS lần lượt đọc các phép tính
Trang 39- GV xoá đi từng phần để HS khôi phục
lại
-Cho học sinh xem hình vẽ sơ đồ trong
phần bài học nêu câu hỏi để học sinh nhận
biết:1 + 4 = 5
4 + 1 = 5
Tức là : 1 + 4 cũng bằng 4 + 1 ( vì cùng
bằng 5 )
(Tương tự đối với sơ đồ 3 + 2 , 2 + 3 )
-Cho học sinh đọc lại
- Cho HS tự nêu cách làm bài
- GV cho HS làm bài (khi làm bài chú ý
cho HS viết thẳng cột rồi tính)
- HS nhận xét