- Tính chất hoá học của nước: Nước hoà tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại Na, Ca…, oxit bazơ CaO, Na2O…, oxit axit P2O5, SO2….. Kỹ năn
Trang 1GIÁO ÁN HÓA HỌC LỚP 8
BÀI 36: NƯỚC
I Mục tiêu
1 Kiến thức
Biết được:
- Thành phần định tính và định lượng của nước
- Tính chất hoá học của nước: Nước hoà tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca…), oxit bazơ (CaO, Na2O…), oxit axit (P2O5,
SO2…)
- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch
2 Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước
- Viết PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca…), oxit bazơ, oxit axit
- Biết sử dụng giấy quì tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể
3 Thái độ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ nguồn nước.
II Chuẩn bị
1 Giáo viên:
- Tranh vẽ hình 5.10; 5.11
- Nắm vững kỹ thuật
2 Học sinh: Đọc bài phần I, trả lời các câu hỏi thảo luận.
III Tiến trình
1 Ổn định tổ chức (30”)
2 Bài mới
a Vào bài (30”): Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất Nước có thành
phần và tính chất như thế nào? Làm thế nào để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm
b Hoạt động dạy và học:
Trang 2Nội dung Hoạt động của GV, HS
I Thành phần hoá học của nước
1 Sự phân huỷ nước (12’)
- Phân huỷ nước thu được hai khí hiđro và
oxi
- Tỷ lệ thể tích:
VH2 : VO2 = 2 : 1
- Phương trình phản ứng:
2 H2O dp 2H2 + O2
2 Sự tổng hợp nước (13’)
- Phương trình phản ứng tổng hợp nước
2H2 + O2 t0 2H2O
2V 1V
- Thành phần các nguyên tố trong nước:
mH : mO = 4 : 32 = 1 : 8
% H =
8 1
% 100 1
x
= 11,1 %
Hoạt động 1: Sự phân huỷ nước
.GV: Treo tranh vẽ hình 5 10 và mô tả quá
trình phân huỷ nước
.HS: Quan sát.
.GV: Yêu cầu thảo luận 3 câu hỏi trong SGK –
trang 121
.HS: Thảo luận nhóm (3’), đại diện nhóm báo
cáo:
- Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, thu được hai khí trên điện cực là khí hiđro ở cực (+) và khí oxi ở cực (-)
- Tỷ lệ thể tích giữa khí hiđro và oxi thu được
là 2: 1
- Phương trình phản ứng:
2H2O dp 2H2 + O2
.GV: Kết luận.
Hoạt động 2: Sự tổng hợp nước.
.GV: Treo tranh vẽ hình 5.11 và mô tả quá
trình tổng hợp nước
.HS: Quan sát.
.GV: Yêu cầu HS trả lời lần lượt các câu hỏi
trong SGK
Thể tích hiđro và oxi nạp vào trong ống hình trụ là bao nhiêu? Bằng nhau hay khác nhau?
.HS: 4 phần thể tích, bằng nhau.
.GV: Thể tích còn lại sau khi nổ là bao nhiêu? HS: Còn lại 1/ 4 thể tích.
Trang 3% O = 100 % - 11,1 % = 88,9 %
3 Kết luận (5’)
- Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là
hiđro và oxi, chúng hoá hợp với nhau theo tỷ
lệ thể tích là hai phần thể tích khí hiđro và
một phần thể tích khí oxi
- Bằng thực nghiệm người ta tìm ra công
thức hoá học của nước là: H 2 O
.GV: Đó là khí gì?
.HS: Đó là khí oxi.
.GV: Vậy hiđro hoá hợp với oxi theo tỷ lệ như
thế nào về thể tích?
.HS: Cứ hai thể tích hiđro hoá hợp với một thể
tích oxi
.GV: Tỷ lệ khối lượng các nguyên tố trong
nước là bao nhiêu?
.HS: Tỷ lệ khối lượng là
mH : mO = 1 : 8
Hoạt động 3: Kết luận
.GV: Từ sự phân huỷ nước và tổng hợp nước
các em hãy rút ra kết luận về thành phần hoá học của nước?
.HS: Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là
hiđro và oxi, chúng hoá hợp với nhau theo tỷ
lệ thể tích là hai phần thể tích khí hiđro và một phần thể tích khí oxi
.GV: Phân tích nước thu được H2 và O2 có tỉ lệ thể tích là 2 : 1 Tổng hợp H2 và O2 theo tỉ lệ thể tích 2 : 1 sẽ được nước Thành phần % theo khối lượng của H và O trong nước lần lượt là 11,11% và 88,89% hay mH : mO = 1 : 8
Số nguyên tử H : số nguyên tử O = 2 : 1
công thức của nước được thực nghiệm chứng minh là H2O
IV Luyện tập, củng cố (13’)
- GV yêu cầu HS trả lời bài 2
HS trả lời, viết phương trình phản ứng:
2H2O dp 2H2 + O2
2H + O t0 2H O
Trang 4- Bài tập bổ sung: Đốt cháy 10 ml khí hiđro trong 10 ml khí oxi Sau đó đưa về điều kiện nhiệt
độ và áp suất ban đầu Thể tích khí còn lại sau phản ứng là:
A 5 ml B 15 ml
C 10 ml D 20 ml
Giait thích sự lựa chọn đó?
HS chọn đáp án đúng: B 15 ml
2H2 + O2 t0 2H2O
2V 1V 2V
10ml 5ml 10ml
Thể tích oxi còn dư: 10ml - 5ml = 5ml
Thể tích khí sau phản ứng: 10 ml + 5 ml = 15 ml
V Hướng dẫn về nhà (1’)
- Bài tập về nhà: Bài 2, 3, 6, (SGK – Trang 125) và trong sách bài tập
- Đọc phần II Tính chất của nước
Trang 5BÀI 36: NƯỚC (TIẾP THEO)
I Mục tiêu: Tương tự tiết 54.
II Chuẩn bị
1 Giáo viên
- Dụng cụ: Cốc, dao, panh, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt
- Hoá chất: Na, CaO, H2O, quì tím
2 Học sinh: Đọc bài phần II, xem lại bài tâp 4 SGK – trang 119.
III Tiến trình
1 Ổn định tổ chức (30”)
2 Bài mới
a Vào bài (30”): Tiếp tục tìm hiểu tính chất lý, hoá học của nước.
b Hoạt động dạy và học:
I Thành phần hoá học của nước (5’)
2H2O dp 2H2 + O2
2H2 + O2 t0 2H2O
Hoạt động 1: Củng cố
.GV: Bằng phương pháp nào xác định thành
phần định tính, định lượng của nước? Viết các phương trình phản ứng xảy ra
.HS: Bằng phương pháp phân tích xác định
được nước tạo bởi hai nguyên tố là H và O, bằng phương pháp tổng hợp nước chứng minh được chúng hoá hợp với nhau theo tỷ lệ
mH : mO = 4 : 32 = 1 : 8
.GV: Yêu cầu viết phương trình phản ứng xảy
ra
Hoạt động : Tính chất vật lý
.GV: Bằng các kiến thức đã học, đã biết em
hãy nêu tính chất vật lý của nước? Trạng thái,
Trang 6II Tính chất của nước
1.
Tính chất vật lý (7’)
- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi,
không vị
- Nước sôi ở 1000C, hoá rắn ở 00C, khối
lượng riêng 1 g/ml
- Nước hoà tan nhiều chất rắn, lỏng, khí
2 Tính chất hoá học (20’)
a) Tác dụng với kim loại:
- ở nhiệt độ thường nước tác dụng với một số
kim loại Na, K, Ca … tạo thành dung dịch
bazơ và khí hiđro
- Phương trình phản ứng:
2Nar + H2O (l) 2NaOH(dd) + H2(k)
màu sắc, mùi, vị …
.HS: Nước là chất lỏng, không màu, không
mùi, không vị Nước sôi ở 1000C, hoá rắn ở
00C, khối lượng riêng 1 g/ml Nước hoà tan nhiều chất rắn, lỏng, khí
.GV: Kết luận và liên hệ.
Hoạt động 3: Tính chất hoá học
.GV: Làm thí nghiệm : Thả một mẩu Na vào
cốc nước có sẵn vài giọt dung dịch phenolphtalein Yêu cầu HS quan sát mẩu Na
và cốc nước, nêu hiện tượng, nhận xét
.HS: Quan sát, nêu hiện tượng:
- Na nóng chảy, xoay tròn, tan trong nước, sinh ra nhiều khói trắng
- Dung dịch chuyển thành màu đỏ
Nhận xét: Na tác dụng với H2O tạo thành dung dịch natri hiđroxit và khí hiđro
.GV: Na tác dụng với H2O tạo thành dung dịch natri hiđroxit và khí hiđro
Dung dịch natri hiđroxit cô cạn ta được NaOH ở thể rắn Hướng dẫn HS viết PTHH
.HS: Viết phương trình phản ứng
2Na + H2O 2NaOH + H2
.GV: ở nhiệt độ thường nước tác dụng với
một số kim loại Na, K, Ca … tạo thành dung dịch bazơ và khí hiđro
.HS: Nghe và ghi bài.
.GV: Làm thí nghiệm : Thả một mẩu vào vôi
sống vào đế sứ có nước, sau đó thử bằng giấy quì tím Yêu cầu HS quan sát mẩu vôi sống
và sự đổi màu của giấy quì tím, nêu hiện
Trang 7b) Tác dụng với một số oxit bazơ
- Một số oxit khác như: Na2O , K2O … tác
dụng với nước tạo thành bazơ tan Dung dịch
bazơ làm quì tím hoá xanh
- Phương trình phản ứng:
CaOđ) + H2O(l) Ca(OH)2(r)
b) Tác dụng với một số oxit axit
tượng, nhận xét
.HS: Quan sát, nêu hiện tượng:
- CaO chuyển thành chất nhão, một phần tạo thành dung dịch
- Dung dịch làm giấy quì tím chuyển màu xanh
- Nhận xét: CaO tác dụng với nước tạo thành canxi hiđroxit Ca(OH)2
.GV: Hướng dẫn HS viết PTHH.
.HS: Viết phương trình phản ứng
CaO + H2O Ca(OH)2
.GV: Tương tự CaO, một số oxit khác như:
Na2O , K2O … Cũng tác dụng với nước tạo thành bazơ tan Dung dịch bazơ làm quì tím hoá xanh
.HS: Nghe và ghi bài.
.GV: Giới thiệu tính chất nước tác dụng với
oxit axit, yêu cầu HS lấy ví dụ
.HS: Viết phương trình phản ứng
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
.GV: Nước tác dụng với oxit axit tạo thành
dung dịch axit, dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ
Hoạt động 4: Vai trò của nước trong đời sống
và sản xuất
.GV: Đọc SGK và cho biết vai trò của nước
trong đời sống, công nghiệp? Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước? Biện pháp khắc phục?
.HS: Đọc SGK và trả lời
Trang 8thành axit Dung dịch axit làm quì tím hoá
đỏ
- Phương trình phản ứng:
P2O5đ + 3H2O (l) 2H3PO4(l)
III Vai trò của nước trong đời sống và sản
xuất (5’)
SGK – Trang 124
cho cơ thể; Sản xuất nông nghiệp; Giao thông vận tải; Xây dựng …
- Nguyên nhân gây ô nhiễm: Chất thải trong sinh hoạt, chất thải trong sản xuất; Do ô nhiễm không khí gây mưa axit …
- Biện pháp: Bảo vệ không khí, xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt; Không được vứt chất thải xuống ao, hồ kênh, rạch … Biện pháp cụ thể HS có thể tham gia để bảo vệ nguồn nước
IV Luyện tập, củng cố (11’)
- GV yêu cầu HS trả lời bài 1
HS trả lời các từ cần điền theo thứ tự: nguyên tố, hiđro, oxi, kim loại, oxit bazơ, oxit axit
- Bài 2: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau
a/ CO2 + … H2CO3
b/ … + H2O H2SO4
c/ K2O + … KOH
d/ BaO + H2O …
e/ K + H2O KOH + …
1HS làm trên bảng, HS ở dưới làm theo nhóm
a/ CO2 + H2O H2CO3
b/ SO3 + H2O H2SO4
c/ K2O + H2O 2KOH
d/ BaO + H2O Ba(OH)2
e/ 2K + 2H2O 2KOH + H2
V Hướng dẫn về nhà (1’)
- Bài tập về nhà: Bài 4, 5 (SGK – Trang 125) và trong sách bài tập
Trang 9- Bài 4:
2H2 + O2 t0 2H2O
Sau khi tính được thể tích hơi nước đổi ra g theo công thức : m = V x d ( Khối lượng riêng của nước là 1 g/ ml)