Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của 1 chất trong nước.. - GV thông báo: Ngoài những chất tan và không tan trong nước như NaCl, CaCO3, còn có những chất tan nhiều trong nước như đường, rư
Trang 1Bài 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
A MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Bằng thực nghiệm HS có thể nhận biết được chất tan và chất không tan trong nước
- Biết được độ tan của một chất H2O là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của 1 chất trong nước
2 Kỹ năng: Làm TN và quan sát phân tích.
3 Giáo dục: Ý thức tự giác, tính KL
B PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1 GV: Giáo án
2 HS: Học bài cũ
Xem trước bài mới
C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I Ổn định: (1 phút) Nắm sĩ số: 8A: 8B…….
II Kiểm tra bài cũ: 1 HS làm BT4, 1 HS làm BT 2,3.
III Bài mới:
1 Đặt vấn đề: Nêu nhiệm vụ của tiết học – Tìm hiểu về độ tan của một chất
tong nước
2 Phát tri n b i.ển bài ài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
- GV đặt vấn đề bài mới
*.Hoạt động 1:
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm
dưới sự hướng dẫn của giáo viên
* Thí nghiệm: Lấy vài mẫu canxi
cacbonat sạch (CaCO3) cho vào nước
cất, lắc mạnh Lọc lấy nước lọc Nhỏ vài
giọt nước lọc trên tấm kính sạch Làm
I Chất tan và chất không tan:
1 Thí nghiệm về tính tan của chất:
a Thí nghiệm 1:
- Cách làm: Sgk.
- Quan sát : Làm bay hơi, trên tấm kính
Trang 2bay nước từ từ cho đến hết.
- Yêu cầu HS quan sát và rút ra kết luận
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2
NaCl rồi làm thí nghiệm như trên
- Yêu cầu các nhóm làm và nêu nhận
xét
? Vậy qua các thí nhghiệm trên, em có
thể rút ra kết luận gì về tính tan của các
chất
- GV thông báo: Ngoài những chất tan
và không tan trong nước như NaCl,
CaCO3, còn có những chất tan nhiều
trong nước như đường, rượu etylic, kali
nitrat và có những chất ít tan trong
nước như canxi sunfat, canxi hỉđoxit
- GV cho HS quan sát bảng tính tan
Yêu cầu HS thảo luận và rút ra nhận xét
về tính tan của một số axit, bazơ, muối
không để lại dấu vết
- Kết luận: CaCO3 không tan trong nước
b Thí nghiệm 2:
- Cách làm: Sgk.
- Quan sát : Làm bay hơi, trên tấm kính
có vết mờ
- Kết luận: NaCl tan được trong nước.
* Kết luận chung:
- Có chất tan và có chất không tan trong nước.
- Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước.
Trang 3- GV: Để biểu thị khối lượng chất tan
trong một khối lượng dung môi, người
ta dùng độ tan
- GV thông báo: Có nhiều cách biểu thị
độ tan( ) Song ở trường phổ thông,
chúng ta biểu thị độ tan của một chất
trong nước là số gam chất tan trong
100g nước
- Gọi 1 HS đọc định nghĩa
*.Hoạt động 2:
- GV cho HS quan sát hình 6.5 Sgk
Yêu cầu HS nhận xét độ tan của chất
rắn trong nước
? Độ tan của chất rắn trong nước phụ
thuộc vào yếu tố nào
- GV cho HS quan sát hình 6.6 Sgk
? Độ tan của chất khí trong nước phụ
thuộc vào yếu tố nào
2 Tính tan trong nướccủa một số axit, bazơ, muối:
- Axit: Hầu hết axit đều tan trong nước,
trừ a xit sili xic ( H2SiO3)
- Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan
trong nước, trừ một số như: KOH, NaOH, Ba(OH)2, còn Ca(OH)2 ít tan
- Muối:
+ Những muối natri, kali đều tan
+ Những muối nitrat đều tan
+ Phần lớn muối clorua, sunfat tan được Phần lớn muối cacbonat không tan
II Độ tan của một chất trong nước:
1 Định nghĩa:
Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
- VD: Sgk.
2 Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:
Trang 4a Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ
b Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất
IV Củng cố: - GV nhắc lại nội dung chính của bài.
1 Độ tan là gì? Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
2 Cho HS làm bài tập 1, 5 Sgk (trang 142)
V Dặn dò: - Học bài, làm các bài tập 2, 3, 4Sgk.
- Xem trước bài 62(trang 143)