Phương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoạiPhương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoạiPhương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoạiPhương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoạiPhương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoạiPhương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoạiPhương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoạiPhương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoạiPhương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoạiPhương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoạiPhương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoạiPhương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoạiPhương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoại
Trang 1ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trong khoá luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào
Tác giả
Trần Thị Thu Hằng
Trang 2ii
Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên Th.S Trương Thị Thanh Thoài, người giảng viên hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong suốt thời gian thực hiện đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn các Tiến sĩ, Thạc sĩ, các thầy cô giáo tham gia giảng dạy sinh viên sư phạm Mầm non, Thư viện trường Đại học Quảng Bình cùng giáo viên của một số trường Mầm non trên địa bàn Đồng Hới, đã nhiệt tình ủng hộ
và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
Xin ghi nhận ở đây tấm lòng của gia đình, những người thân, bạn bè, đặc biệt lớp ĐHGD Mầm non B K56 Đã động viên, khích lệ và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập
Trang 41
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 5
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6
6 Đóng góp của đề tài 6
7 Cấu trúc của khóa luận 6
NỘI DUNG 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ 5 – 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI TRUYỆN THẦN THOẠI 7
1.1 Đặc trưng của truyện thần thoại và hướng dẫn trẻ làm quen với văn học 7
1.1.1 Đặc trưng của truyện thần thoại 7
1.1.2 Kết luận sư phạm 9
1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi có liên quan đến việc cảm thụ và tái hiện truyện thần thoại 10
1.3 Thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ làm quen với truyện thần thoại 15
1.3.1 Về chương trình cho trẻ làm quen với văn học 15
1.3.2 Về phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoại 16
1.3.3 Về phương tiện dạy học truyện thần thoại 19
1.3.4 Về kết quả mà trẻ đạt được ở trường Mầm non 20
Trang 52
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ 5 – 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI
TRUYỆN THẦN THOẠI 22
2.1 Lựa chọn tác phẩm thần thoại cho trẻ làm quen 22
2.2 Tạo dựng không gian nghệ thuật huyền thoại, đầy chất thơ 23
2.3 Nghệ thuật thể hiện tác phẩm thần thoại 24
2.4 Tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm thần thoại 28
2.4.1 Tổ chức hoạt động kể chuyện thần thoại cho trẻ nghe 28
2.4.2 Tổ chức Dạy trẻ kể lại chuyện thần thoại 30
2.4.3 Tổ chức Dạy trẻ đóng kịch trong tác phẩm thần thoại 33
2.4.4 Tổ chức hoạt động góc với tác phẩm thần thoại 36
Chương 3:THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 38
3.1 Mục đích thực nghiệm 38
3.2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 38
3.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm 39
3.4 Nội dung thực nghiệm 39
3.5 Quá trình tổ chức thực nghiệm 53
3.6 Kết quả thực nghiệm 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
1 Kết luận 57
2 Kiến nghị 58
2.1 Về phía giáo viên 58
2.2 Về phía quản lí 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 62
Trang 6cập đến việc “Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ
sở giáo dục Mầm non Ở đây cần tạo điều kiện cho trẻ phát triển tư duy, sáng tạo thông qua học tập, vui chơi và làm quen với cách học mới” Qua đó chúng ta thấy
được tầm quan trọng của việc xây dựng chương trình giáo dục Mầm non
Hiện nay, Bộ giáo dục và Vụ giáo dục Mầm non chủ trương cải tiến nội dung giáo dục dựa trên quan điểm kết hợp giữa các tri thức tự nhiên, xã hội và nghệ thuật nhằm giáo dục trẻ một cách toàn diện
1.2 Văn học là loại hình nghệ thuật có ưu thế trong giáo dục trẻ Chương trình làm quen văn học ở trường Mầm non đã đưa vào nhiều thể loại khác nhau như: Đồng dao, ca dao, truyện cổ dân gian, truyện hiện đại,… Truyện cổ dân gian chiếm tỷ lệ rất lớn, nhất là truyện thần thoại và truyện cổ tích Vì đây là những tác phẩm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ thơ Đặc biệt, thần thoại đưa vào Chương trình Mầm non, chủ yếu mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi Những câu chuyện thần thoại viết về các vị thần sáng tạo
ra hiện tượng tự nhiên xã hội với những phép thuật siêu nhiên, kì bí, luôn hấp dẫn trẻ thơ giải toả tâm trạng băn khoăn, thắc mắc ban đầu của các em về sự có mặt của thế giới xung quanh Ngoài ra, thần thoại còn giúp trẻ biết được công cuộc chinh phục tự nhiên, sáng tạo, dựng xây và bảo vệ đất nước của các thế hệ trước Chắp cánh ước mơ cho trẻ,…
Trong đó có một thể loại cũng rất hấp dẫn đối với trẻ thơ là thần thoại, đây là những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người Cho trẻ làm quen với truyện thần thoại là một trong những nội dung của chương trình học ở trường Mầm non
1.3 Thần thoại có thế mạnh riêng trong giáo dục trẻ, nhưng ở thực tiễn giáo viên mầm non còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thần thoại Phương tiện, đồ dùng còn nghèo nàn, đơn điệu, cách tổ chức hoạt động làm quen thần thoại chưa phù hợp với
Trang 74
đặc trưng thể loại nên hiệu quả giáo dục chưa cao Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
“Phương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoại” với mong muốn góp phần, nâng cao hiệu quả của việc cho trẻ LQTPVH ở trường Mầm non
đọc và kể chuyện văn học cho trẻ ở trường mẫu giáo, những yêu cầu đó bao gồm việc nắm vững tri thức về cốt truyện, thanh điệu, âm hưởng cơ bản của các tác phẩm văn học, cách đọc kể gây hứng thú cho trẻ,… Để truyền thụ và diễn đạt một cách ấn tượng nhất, sâu sắc đối với trẻ Trong công trình của các tác giả người Ba Lan Stanis Lawa
Fryciegô, Iabeli Kariowskiej (1976), “Văn hoá văn học ở trường mẫu giáo”, NXB
Giáo dục; Nói đến giáo viên phải là người có kiến thức, nắm vững được giá trị tác phẩm, nắm vững được hình thức nghệ thuật của tác phẩm cần truyền đạt Đồng thời giáo viên cũng là người cần biết cách truyền tải một cách sinh động cho trẻ để trẻ tiếp nhận đúng hướng và kích thích trẻ khi nghe câu chuyện đó, là người hướng dẫn trẻ tự bộc lộ sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật Ngoài ra còn có các tác phẩm nghiên cứu ở
nước ngoài như của tác giả M Goóc-ki (1995) “Bàn về văn học tập I”, NXB Văn học
Ở trong nước: Vấn đề này cũng được đề cập tới nhưng chưa được nhiều Trong
đó đặc biệt nhắc đến công trình của nhóm tác giả Cao Đức Tiến, Nguyễn Đắc Diệu
Lam, Nguyễn Ánh Tuyết (1993) “Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học”, NXB Giáo dục Đây là một trong những công trình được nghiên cứu
đầu tiên ở Việt Nam mà đề cập tới mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Các tác giả đã chú ý đến các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để đề ra được các phương pháp phù hợp Còn công trình của Hà
Nguyễn Kim Giang (2002), “Phương pháp kể sáng tạo truyện cổ tích thần kì”, NXB Giáo dục; Nguyễn Thu Thuỷ (1986) “Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ, NXB
Giáo dục; Và một số công trình khác
Mỗi công trình đều có mối quan tâm riêng của mình, nhưng nhìn chung đều đề cập đến vị trí văn học trong việc giáo dục, các phương pháp đọc thơ kể chuyện, các tác
Trang 85
phẩm chọn làm mẫu trong đó có những cuốn sách nói về phương pháp, biện pháp, thủ thuật dạy trẻ làm quen truyện và cùng chung mục đích giúp trẻ hình thành và phát triển tốt về nhân cách Nhìn chung phương pháp nêu ra được xuất phát từ việc làm quen với tác phẩm văn học Chưa có công trình nào đề cập toàn diện sâu sắc về phương pháp cho trẻ mẫu giáo làm quen với truyện thần thoại
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đề tài đưa ra phương pháp cho trẻ làm quen tác phẩm thần thoại mang tính sáng tạo, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm đồng thời phù hợp với mục tiêu dạy học nhằm góp phần giúp GV tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với truyện thần thoại 3.2 Gồm các nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của một số phương pháp cho trẻ làm quen với truyện thần thoại Đặc biệt còn nghiên cứu các lĩnh vực có liên quan như sau: Tâm
lý học, giáo dục học, ngôn ngữ học, tâm lý học sư phạm,… Rút ra kết luận sư phạm
- Xây dựng và áp dụng phương pháp, biện pháp cho trẻ làm quen với truyện thần thoại
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thực nghiệm nhằm đánh giá được khả năng đưa ra các phương pháp vào thực tế giảng dạy ở trường Mầm non
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm xây dựng các phương pháp, biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ tác phẩm thần thoại, phát triển tình cảm xúc cảm và kỹ năng sống thông qua các hoạt động làm quen văn học
Đề tài được thực nghiệm ở một số trường Mầm non trên địa bàn Đồng Hới
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát hứng thú và năng lực tiếp nhận tác phẩm thần thoại của trẻ ở trường Mầm non
- Dự giờ, đánh giá các kết quả mà giáo viên mầm non cho trẻ thực hiện
- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu nhận thức giáo viên mầm non về việc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi làm quen với thể loại thần thoại
Trang 96
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá (thực nghiệm dạy học) nhằm kiểm chứng việc ứng dụng phương pháp làm quen tác phẩm thần thoại khoá luận đề xuất vào thực tiễn
dạy học ở trường Mầm non trên địa bàn Đồng Hới
6 Đóng góp của đề tài
Những đóng góp mới của đề tài thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
- Góp phần làm phong phú thêm lí luận làm quen văn học qua việc xây dựng phương pháp cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoại
- Đề xuất các phương pháp làm quen tác phẩm thần thoại mang tính chiến lược, giúp trẻ có cơ hội rèn luyện, thể hiện tài năng của mình
- Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên, phụ huynh và sinh viên khóa sau trong việc học, tiến hành hướng dẫn trẻ làm quen với truyện thần thoại Nâng cao chất lượng làm quen TPTT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
7 Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm những phần sau:
Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục đích và nhiệm
vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài, cấu trúc khóa luận
Kết luận và kiến nghị: Tổng kết những kết quả đạt được của khoá luận
- Tài liệu tham khảo: Thống kê có 35 tài liệu đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài
- Phần phụ lục: Giới thiệu phiếu tham khảo ý kiến giáo viên về thực trạng hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi LQTPTT ở trường Mầm non, phiếu đánh giá kết quả hoạt động,
3 giáo án mẫu và kịch bản truyện
Trang 107
NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ 5 – 6 TUỔI
LÀM QUEN VỚI TRUYỆN THẦN THOẠI
1.1 Đặc trưng của truyện thần thoại và hướng dẫn trẻ làm quen với văn học
1.1.1 Đặc trưng của truyện thần thoại
Về khái niệm: Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ nhiệm – năm 2011) định
nghĩa: Thần thoại là truyện kể dân gian về các vị thần hoặc các nhân vật anh hùng đã được thần thánh hóa, phản ánh những quan niệm ngây thơ của con người thời xa xưa
về các hiện tượng tự nhiên và khát vọng trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên
Theo nhà nghiên cứu E.M Meletinski: Thần thoại được xem xét dưới góc độ là một thể loại văn học, nó thuộc thể loại tự sự ra đời đầu tiên của loài người và nó phản ánh thế giới cũng như xã hội thông qua yếu tố thần Thần thoại không chỉ là một thể loại ngôn từ, nó pha trộn trong đó nhiều yếu tố của các ngành khoa học và nghệ thuật khác
Vậy có thể hiểu một cách tổng quát: Thần thoại là truyện kể về các nhân vật thần
và bán thần ra đời từ thời kì Công xã nguyên thuỷ Truyện phản ánh nhận thức và sự hình dung của người thời cổ về nguyên gốc của thế giới và của đời sống con người cùng với những ước mơ và khát vọng của họ Đó là ước mơ chế ngự thiên tai, ước mơ
có cuộc sống bình yên hạnh phúc
Ở nước ta cũng như nhiều nơi khác, thần thoại là những tác phẩm văn học ra đời sớm nhất Kho tàng thần thoại Việt Nam bị mất nhiều, một số tản mác trong những điều truyền tụng của nhân dân Mới đây, Viện văn học sưu tầm và tập hợp lại trong tuyển tập văn học dân gian Việt Nam “Tập I gồm 39 truyện của người Kinh và 72 truyện của 22 dân tộc ít người”
Về đặc trưng nội dung thần thoại: Cũng như thần thoại nhiều nước trên thế giới, thần thoại Việt Nam có 2 nội dung cơ bản:
- Thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên, cây cỏ, loài vật, con người
- Thần thoại phản ánh đời sống văn hoá xã hội của người cổ xưa cùng với những ước mơ khát vọng của họ
Trang 11Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full