1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

32 301 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 233,5 KB

Nội dung

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, liên tục, lâu dài của Đảng ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Trang 1

Phần hai: NỘI DUNG

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mộtchủ trương lớn, liên tục, lâu dài của Đảng ta Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên củacác tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địaphương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, ngày 15 tháng 5 năm 2016,

Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Chỉ thị nêu rõ: Việc đẩymạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh làmột nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xâydựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức,xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực,phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.Trong chuyên đề này, tôi giới thiệu các đồng chí sự cần thiết, những nộidung chủ yếu và một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Quân đội nhân dân Việt Nam

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TRONG QUÂN ĐỘI

1 Từ yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội nhân dân trong tình hình mới

Xuất phát từ tình hình thế giới, khu vực và thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổquốc, quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới có sự pháttriển với nhiều nội dung mới, sâu sắc và toàn diện Nội hàm cốt lõi của bảo vệ

Tổ quốc là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổcủa Tổ quốc gắn chặt với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hộichủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước Điềunày không chỉ thể hiện tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnhthế giới, khu vực và trong nước có những thay đổi nhanh chóng, đan xen cả thời

cơ và thách thức, mà còn biểu thị rõ quyết tâm của Đảng ta xây dựng nước ViệtNam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh

Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Mục tiêu trọng yếucủa quốc phòng, an ninh trong thời gian tới là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnhtổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồngtình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vữngchắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ

Trang 2

Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổimới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc;bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, anninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” Đây là cơ sở định hướng để các cấp, cácngành tập trung triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải.Theo đó, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tìnhhình mới là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; trong

đó, lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là Quân đội nhân dân và Công annhân dân giữ vai trò nòng cốt Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,đòi hỏi quân đội ta phải nâng cao chất lượng công tác dự báo chiến lược, chủđộng tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương,các giải pháp bảo vệ Tổ quốc; chủ động, tích cực tham gia xây dựng nền quốcphòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng quân đội

“cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; đồng thời, phải tập trungxây dựng Đảng bộ Quân đội và các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh vềchính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, bảo đảm đủ sức lãnh đạo hoàn thànhthắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, cácloại hình chiến tranh: truyền thống và phi truyền thống; sự chống phá quyết liệtcủa các thế lực thù địch đối với quân đội, Đảng ta chủ trương xây dựng Quânđội nhân dân Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,

ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; vững mạnh vềchính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trungthành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân” Trong đó, Đảng ta xácđịnh một số quân chủng, binh chủng, lực lượng được ưu tiên hiện đại hóa là: Hảiquân, Cảnh sát biển, Phòng không - không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiếnđiện tử, Trinh sát kỹ thuật Vì vậy, toàn quân phải tập trung sức xây dựng quânđội vững mạnh về chính trị, xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh,đơn vị vững mạnh toàn diện; đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện, đàotạo, cải tiến, nâng cấp vũ khí, trang bị phương tiện kỹ thuật đáp ứng được yêucầu tác chiến trong tình hình mới; phát triển khoa học quân sự, nghệ thuật chiếntranh nhân dân; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.Đặc biệt, trong những năm tới, trên cơ sở xây dựng quân đội vững mạnh vềchính trị, tổ chức lực lượng của quân đội có sự điều chỉnh: đối với khối sẵn sàngchiến đấu theo hướng tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt; ưu tiên bảo đảm quân

số cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, tuyến biên giới, biển, đảo;khối cơ quan theo hướng tinh, gọn, hiệu quả, giảm đầu mối trung gian, phânđịnh rõ chức năng, nhiệm vụ; khối nhà trường theo hướng rút gọn đầu mối, gắnvới nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học; khối doanhnghiệp theo hướng sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh… Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quân đội ta còn tíchcực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựngnông thôn mới, đi đầu và là lực lượng nòng cốt trong phòng, chống thiên tai,

Trang 3

thảm họa, cứu nạn, cứu hộ; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia lựclượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quân đội trong tình hìnhmới trực tiếp đặt ra những yêu cầu cao hơn về phẩm chất chính trị trong thực hiệnnhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, các nhiệm vụ đột xuất, phức tạp, khólường, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh” góp phần bồi đắp, phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội

Cụ Hồ”, xây dựng quân đội vững mạnh mọi mặt, nâng cao sức mạnh chiến đấu,bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

2 Từ yêu cầu đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch và những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong quân đội ta

Hiện nay, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễnbiến hòa bình” với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhằm mục tiêuxoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội,xoá bỏ độc lập dân tộc của Việt Nam và buộc Việt Nam đi theo con đường tư bảnchủ nghĩa Để thực hiện mục tiêu đó, tư tưởng chỉ đạo của chúng là: Kết hợp

“diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ với quá trình “tự diễn biến” “tự chuyểnhóa” nội bộ, thúc đẩy “tư nhân hoá kinh tế”, “tự do hoá chính trị”, “phi chính trịhoá” quân đội và công an, từng bước làm “đổi màu”, “biến chất” Đảng Cộng sảnViệt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Chống phá toàn diện, nhưng tậptrung chủ yếu vào các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế,văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Hướng trọng tâm chống phávào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, quân đội, công an và cáctầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, thế hệ trẻ Chúng triệt để lợi dụng và sử dụng cácphương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để thổi phồng khuyết điểm củaĐảng, Nhà nước, nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng;xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhànước hòng gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, để chia rẽ cácdân tộc, các tôn giáo, chia rẽ người theo đạo với người không theo đạo, chia rẽdân với Đảng, Nhà nước, quân đội, công an để phá hoại khối đại đoàn kết toàndân tộc Hiện nay, chúng cũng ra sức lợi dụng vấn đề bảo vệ “môi trường”, chủquyền biển, đảo, biên giới đất liền để chống phá Việt Nam, gây sức ép về chínhtrị đối với Đảng, Nhà nước ta, can thiệp và mặc cả với Việt Nam trong cácquan hệ quốc tế…

Đặc biệt, các thế lực thù địch kiên trì đẩy mạnh việc tuyên truyền các quanđiểm sai trái, đòi “phi chính trị hóa” quân đội, phủ nhận nguyên tắc Đảng lãnhđạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội; tuyên truyền xuyên tạcđường lối, chủ trương của Đảng về công tác quân sự, quốc phòng, xây dựng lựclượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc

Trang 4

phòng toàn dân, xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân,xây dựng “thế trận lòng dân” Chúng cố tình xuyên tạc, bóp méo những giá trịcao đẹp của phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; nhấn mạnh, khoét sâu những khuyếtđiểm, hạn chế của một số cán bộ, chiến sĩ, khuyến khích lối sống thực dụng,chạy theo lợi ích vật chất tầm thường Những phương thức, thủ đoạn chống phácủa các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động đối với quân đội ta ngàycàng tinh vi, xảo quyệt hơn Qua đó, chúng trông đợi sẽ truyền bá tư tưởng, đạođức, lối sống phương Tây vào quân đội, làm cho cán bộ, chiến sĩ bi quan, daođộng lập trường, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng; mơ hồ, mất cảnhgiác, lơi lỏng nhiệm vụ, rơi vào lối sống thực dụng, từng bước tác động, chuyểnhóa nhằm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp côngnhân, tính nhân dân, tính dân tộc và truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”.Cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch, những biểu hiện suy thoái

về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cũng đã xuất hiện trong quân đội với cácmức độ khác nhau, như: lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác, né tránhtrách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả;trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ,thấy sai không đấu tranh; nói không đi với làm; cá nhân chủ nghĩa, thực dụng,

cơ hội, vụ lợi; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ,đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, cục bộ, bè phái, độc đoán, gia trưởng;mắc bệnh “thành tích”, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích;không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra đôn đốc; thờ ơ, vô cảm trước những khókhăn của bộ đội và nhân dân; sa vào các tệ nạn xã hội; mơ hồ về đối tượng, đốitác của cách mạng, đối tượng tác chiến của quân đội; thiếu niềm tin vào sứcmạnh chiến đấu, khiếp sợ trước uy lực của vũ khí công nghệ cao; làm lộ bí mậtNhà nước, bí mật quân đội

Tình hình trên đòi hỏi toàn quân phải tích cực, chủ động và là lực lượngnòng cốt đi đầu trong đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”,nhất là âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch và nhữngbiểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống Để hoàn thànhnhiệm vụ quan trọng đó, toàn quân phải tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Đó cũng là điều kiện tiên quyếtbảo đảm cho quân đội thật sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệtđối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân

3 Từ tình hình thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm

2011 của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong quân đội những năm vừa qua

Thực hiện Chỉ thị số 03, ngày 5 tháng 8 năm 2011, Thường vụ Quân ủyTrung ương ban hành Chỉ thị số 317-CT/QUTW về “Tiếp tục đẩy mạnh việchọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tiếp đó, ngày 26 tháng

Trang 5

12 năm 2013, ban hành Chỉ thị số 788-CT/QUTW về việc phát động Cuộc vậnđộng “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”,nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 03 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của quân độitrong tình hình mới Tổng cục Chính trị đã xây dựng kế hoạch, ban hành các vănbản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các Chỉ thị đó trong toàn quân, bảo đảm tínhthống nhất, sát thực tiễn nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị Cấp ủy cáccấp trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân đã quán triệt nghiêm túc các chỉ thị,văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trên, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phùhợp; xây dựng chương trình, kế hoạch hành động; thành lập bộ phận giúp việc,phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên, bám sát cơ sở, kịp thời thammưu, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả Cùngvới đó, toàn quân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều hìnhthức, biện pháp phong phú, sáng tạo; gắn thực hiện Chỉ thị số 03 với Nghị quyếtTrung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”,với phong trào thi đua quyết thắng, các cuộc vận động, xây dựng và nhân rộngđiển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong các cơ quan, đơn vị và trongmọi hoạt động của bộ đội.

Qua 5 năm thực hiện, tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên, quần chúng ở cácđơn vị đều xác định rõ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh là nhiệm vụ chính trị và là trách nhiệm, công việc thường xuyên, hàngngày của mỗi người, mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị Đó còn là nhu cầu tự thân,thể hiện tình cảm, ý nguyện và sự tri ân sâu sắc của cán bộ, đảng viên, quầnchúng trong quân đội đối với Bác Hồ kính yêu Bằng thái độ, trách nhiệm chínhtrị cao, với nhiều chủ trương, biện pháp đồng bộ, sáng tạo, phù hợp, việc thựchiện Chỉ thị số 03 trong quân đội đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ; tạo ranhững chuyển biến quan trọng cả về tư tưởng, nhận thức và hành động của cán

bộ, đảng viên và quần chúng, cơ bản khắc phục được những hạn chế, thiếu sóttrong công tác và trong rèn luyện đạo đức, lối sống; phát huy hiệu quả tính tiềnphong, gương mẫu của người đứng đầu ở từng cơ quan, đơn vị Vấn đề có tínhmấu chốt là, Chỉ thị số 03 đã góp phần xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch,vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, luôn xứngđáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậycủa Đảng, Nhà nước và nhân dân

Từ thực tiễn và thông qua các phong trào hành động cách mạng, toàn quân

đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu, nhiều mô hình, cách làm hiệu quảtrên mọi lĩnh vực công tác đã được nhân rộng Càng trong những điều kiện giankhổ, khó khăn thì phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” lại càng tỏa sáng và xuất hiện càngnhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu Trong số hàng vạn tập thể, cá nhân điển hình vềhọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của toàn quân, Quân ủyTrung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị đã tuyên dương

150 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến nhân dịp sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị và

đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 7 tập thể, 8 cá nhân điển hìnhtiên tiến Những việc làm sinh động, sáng tạo và hiệu quả của mỗi tập thể, cá

Trang 6

nhân không chỉ góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu,xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, giúp đỡ nhân dân phòng, chống

và khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, xây dựng nông thôn mới, xóađói, giảm nghèo,… mà còn là những việc làm cụ thể, thiết thực, sinh động, thểhiện tấm lòng và sự tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh của cán bộ, chiến sĩ quân đội.Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc thực hiện Chỉ thị số 03 trong quân độivẫn còn những hạn chế cần khắc phục Đó là, việc quán triệt các chỉ thị, hướngdẫn ở một số cơ quan, đơn vị chưa sâu sắc, tổ chức thực hiện còn mang tính hìnhthức; việc liên hệ, vận dụng nội dung “làm theo” trong xây dựng chương trình, kếhoạch thực hiện còn chung chung, máy móc, thiếu tính sáng tạo, chưa sát đặcđiểm, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và chức trách của từng cá nhân; nộidung, hình thức giáo dục, tuyên truyền chậm đổi mới; việc thực hiện trách nhiệmnêu gương của một số cán bộ chủ trì, chủ chốt chưa cụ thể, sức lan tỏa và hiệuquả còn hạn chế; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, kịpthời; khắc phục khâu yếu, mặt yếu còn chậm, chuyển biến tiến bộ chưa vữngchắc; việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, tuyên dương, nhân rộng các gươngđiển hình ở một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, chất lượng còn hạn chế Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục từng bước những hạn chế,khuyết điểm, đòi hỏi quân đội phải tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

1 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong giai đoạn hiện nay, để tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toànquân nhận thức ngày càng sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phongcách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xãhội, xây dựng văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh”, cần tập trung nghiên cứu, quán triệt nội dung cơ bản của

tư tưởng Hồ Chí Minh trong các nhóm vấn đề sau:

a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam

Bằng hoạt động thực tiễn và tư duy lý luận, Hồ Chí Minh đã giải quyết một

cách cơ bản vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng

con người trong thời đại đế quốc chủ nghĩa

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

+ Về vấn đề dân tộc thuộc địa, Người chỉ rõ: thực chất của vấn đề dân tộcthuộc địa đầu thế kỷ XX là xác định đúng con đường phát triển của dân tộc Độclập dân tộc là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa Quyền lợi dân tộcgiải phóng cao hơn hết thảy Với tinh thần đó, Người khẳng định quyết tâm:

Trang 7

“Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịulàm nô lệ”; “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

+ Về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong phong tràogiải phóng dân tộc, Người khẳng định: vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết Độclập dân tộc mà chưa giành được thì vấn đề giai cấp cũng không giải quyết được.Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp

+ Về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người, theo Hồ ChíMinh, mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc trước hết là phải giành lại nềnđộc lập cho Tổ quốc; cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụthuộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản; cách mạng dântộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo Cách mạng giải phóngdân tộc ở các nước thuộc địa phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khảnăng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc Lực lượng của cáchmạng giải phóng dân tộc là sức mạnh của toàn dân tộc

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện sự nhất quán trong

tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, thể hiện một cách tậptrung những luận điểm sáng tạo lớn về lý luận và phản ánh tính triệt để cáchmạng của tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ

sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội Người cho rằng, con đường cách mạngViệt Nam có hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng

xã hội chủ nghĩa Ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì độc lập dân tộc làmục tiêu trực tiếp, trước mắt, cấp bách, nhưng không phải là mục tiêu cuối cùngcủa cách mạng Việt Nam Độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân laođộng tự quyết định con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dântộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để

b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Nội dung cơ bản bao gồm:

+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ Nhà nước phải pháthuy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo củanhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

+ Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm khôngngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhândân lao động

Trang 8

+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển về văn hóa, đạo đức, trong đóngười với người là bạn bè, đồng chí, là anh em; con người được giải phóng khỏi

áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điềukiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình

+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý: làm nhiều hưởngnhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng; các dân tộc đều bìnhđẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi

+ Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xâydựng dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

+ Về mục tiêu: Hồ Chí Minh khẳng định, xây dựng chủ nghĩa xã hội baogồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và xây dựng con người

+ Về động lực: Người chỉ rõ, quyết định nhất là con người, là nhân dânlao động, nòng cốt là công - nông - trí thức Trong thực hiện, phải kết hợpgiữa cá nhân với xã hội; coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sảnxuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất Phải quan tâm tới vănhóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu củachủ nghĩa xã hội

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

+ Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam, trong đó bao trùm lớn nhất là đặc điểm từ một nước nôngnghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn pháttriển tư bản chủ nghĩa

+ Về những nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam, Người chỉ rõ: phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng;nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; phát huy tính tích cực, chủ động của các

tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêucầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Về phương châm xây dựng chủ nghĩa xã hội: Hồ Chí Minh chỉ rõ, xâydựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình phổ biến, có tính quy luật trên thế giới,nhưng phải xuất phát từ điều kiện cụ thể, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năngthực tế của nhân dân Vì vậy, phải thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao,không chủ quan, nôn nóng Người chỉ rõ: “Ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ haibàn tay trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu dài”, “phải làm dần dần”,

“không thể một sớm, một chiều”, “ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất bại” Xâydựng chủ nghĩa xã hội là thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kếthợp cải tạo với xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm chính Xây dựng phải có kếhoạch, biện pháp, đặc biệt là quyết tâm (chỉ tiêu 1, biện pháp 10, quyết tâm 20)

để thực hiện thắng lợi kế hoạch đề ra

Trang 9

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụthể của nước ta, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều luận điểm, tư tưởng chỉ đạo sángsuốt, có tính nguyên tắc về phát triển kinh tế ở Việt Nam, đó là: Phát triển kinh

tế là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; phảixây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp và nông nghiệp hợp lý; tính tất yếu kháchquan phải tiến hành công nghiệp hóa; các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế

và định hướng lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam; phát triểnkinh tế phải đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc.

+ Về xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân: Theo HồChí Minh, đây là hai lực lượng chủ yếu tiến hành khởi nghĩa và đấu tranh cáchmạng, phối hợp chặt chẽ và bổ sung cho nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp củacuộc kháng chiến Người đặc biệt quan tâm đến xây dựng lực lượng chính trịquần chúng, đồng thời chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứquân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, du kích

+ Về xây dựng bản chất cách mạng và ý thức chính trị cho quân đội: Theo

Hồ Chí Minh, việc xây dựng bản chất cách mạng, ý thức và trình độ chính trịcho lực lượng vũ trang được đặc biệt quan tâm và tổ chức thực hiện một cáchchặt chẽ, có hệ thống thông qua vai trò đội ngũ chính trị viên, cơ quan chính trị,

tổ chức đảng trong quân đội Người nhấn mạnh vai trò của giáo dục chính trị:

“Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”.Người xác định quân đội ta có ba chức năng: đội quân chiến đấu, đội quân côngtác và đội quân sản xuất Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đặt dưới sựlãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng

Về sức mạnh của lực lượng vũ trang, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò củayếu tố con người “người trước, súng sau” Đó là sự thống nhất giữa người cầm

vũ khí với vũ khí, trong đó người cầm vũ khí đóng vai trò quyết định Đồngthời, Hồ Chí Minh cũng nêu lên các vấn đề về nâng cao chất lượng huấn luyện,sẵn sàng chiến đấu, giáo dục chính trị, tư tưởng, kỷ luật…

+ Về xây dựng thế trận lòng dân, nền quốc phòng toàn dân: Theo Hồ ChíMinh, để kháng chiến bảo vệ Tổ quốc phải luôn chăm lo xây dựng thế trận lòngdân, đó là sức mạnh vật chất, nguồn nhân lực và sức mạnh tinh thần, mà lòngdân là sức mạnh đặc biệt to lớn

Về quốc phòng, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền quốc phòngtoàn dân, toàn diện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc

c) Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân và đại đoàn kết toàn dân tộc

- Về phạm trù nhân dân.

Đối với Hồ Chí Minh, nhân dân là phạm trù cao quý nhất, một phạm trù

Trang 10

chính trị chủ đạo trong học thuyết cách mạng của người Người viết: “Trong bầutrời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lựclượng đoàn kết của nhân dân”.

- Về không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Người chỉ rõ, là công bộc, là đày tớ của dân, thì Đảng, Chính phủ và mỗicán bộ, đảng viên phải chăm lo cho đời sống của nhân dân, không ngừng nângcao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Người nêu rõ mục tiêu của Nhànước là: Làm cho dân có ăn; làm cho dân có mặc; làm cho dân có chỗ ở; làmcho dân có học hành

- Về đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khái quát luận điểm cótính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết, đó là: Đoàn kết làm ra sức mạnh;

“Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”; “Đoàn kết là sức mạnh, là thenchốt của thành công”

Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải đứng vữngtrên lập trường giai cấp công nhân để giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp -dân tộc Để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn

là lực lượng đó có lòng yêu nước và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải kế thừa truyền thống yêunước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc Để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần cóniềm tin vào nhân dân, với đại đa số là công nhân, nông dân Người viết: “Đạiđoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhândân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác” Phải cólòng khoan dung, độ lượng với con người, trân trọng “phần thiện”, dù nhỏ nhất

ở mỗi con người để lôi kéo, tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng

d) Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa và con người

- Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh quan niệm: văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinhthần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽsinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người Người viết:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo vàphát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, vănhọc, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và cácphương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó

mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏicủa sự sinh tồn”

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới.

Theo Hồ Chí Minh, nền văn hóa dân tộc phải được xây dựng trên năm điểmlớn sau đây:

Trang 11

+ Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

+ Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng

+ Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dântrong xã hội

+ Xây dựng chính trị: nhân quyền

+ Xây dựng kinh tế

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người.

+ Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người: con người là vốnquý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng; con ngườivừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Người viết: “Vô luận việc gì,đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”

+ Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người: “Trồng người”

là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng Con ngườiphải đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa nằm trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáodục - đào tạo theo nghĩa hẹp Theo Người, trên con đường tiến lên chủ nghĩa xãhội, trước hết cần có những “con người xã hội chủ nghĩa” Đó là những conngười gồm hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau:

Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam

và phương Đông)

Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa;

có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, giađình, xã hội, thiên nhiên…); có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vịtha, độ lượng

Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáodục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất “Trồng người” là công việc

“trăm năm”, không thể nóng vội, “một sớm, một chiều”

đ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ

+ Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ: dân chủ có nghĩa “dân là chủ”;đối lập với quan niệm “quan chủ”, thể hiện bản chất trong cấu tạo quyền lực của

xã hội Người khẳng định: Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhândân làm chủ; chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ; nước ta

là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ…

Theo Hồ Chí Minh, dân chủ trong xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất

cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Trong đó, dân chủ thể hiệntrên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất và được biểu hiện tậptrung trong hoạt động của Nhà nước

Trang 12

+ Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ: Theo Người, cầnphải xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi; xây dựng các tổ chứcđảng, Nhà nước, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để bảođảm dân chủ trong xã hội.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

+ Về Nhà nước pháp quyền: Theo Người, đó là nhà nước của dân, nhànước do dân và nhà nước vì dân Nhà nước của dân là tất cả mọi quyền lực trongNhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân Nhà nước do dân là Nhà nước

do nhân dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý Nhà nước vì dân là Nhà nướclấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu; tất cả đều vì lợi ích của nhândân; ngoài ra, không có bất cứ một lợi ích nào khác

+ Về bản chất giai cấp của Nhà nước: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh,Nhà nước Việt Nam mới là một Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân

Đó là Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo; bảo đảm tính định hướng xã hộichủ nghĩa của sự phát triển đất nước; nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bảncủa nó là nguyên tắc tập trung dân chủ

+ Về xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ: Người cho rằng,hoạt động quản lý của Nhà nước phải bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọngđưa pháp luật vào cuộc sống; phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

đủ sức và đủ tài

e) Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng.

+ Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việcthành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1930 Đây không chỉ làđặc thù của Việt Nam, mà còn là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quá trìnhchuẩn bị và thành lập Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mệnhtrước hết “phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng,ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vữngcách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”

-Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quyluật phát triển của xã hội Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam lànhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

+ Về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người chỉ rõ: Đảng Cộng sảnViệt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp côngnhân, mang bản chất giai cấp công nhân Bản chất giai cấp công nhân của Đảngdựa trên cơ sở Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, thực hiệnvai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Mặt khác, Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc,

Trang 13

xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, nên được toànthể nhân dân lao động và cả dân tộc thừa nhận và đi theo Đảng Cộng sản ViệtNam là Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Xây dựng Đảng là quy luật tồn tại vàphát triển của Đảng Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, việcxây dựng, chỉnh đốn Đảng càng phải được tiến hành thường xuyên hơn

Theo Hồ Chí Minh, nội dung công tác xây dựng Đảng cần tập trung vàoxây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng; xây dựng Đảng về tổ chức; xây dựngĐảng về đạo đức Đồng thời, phải chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chứcsinh hoạt đảng: nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cánhân phụ trách; nguyên tắc tự phê bình và phê bình; nguyên tắc kỷ luật nghiêmminh, tự giác; nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng

2 Những nội dung cơ bản của đạo đức Hồ Chí Minh

a) Về vị trí, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi người

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng,

muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc Người viết: “Làm cách mạng để

cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng

là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức

có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đứccách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như

gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối Người viết: “Cũng như sông thì cónguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không cógốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tàigiỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”

Hồ Chí Minh quan niệm, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp cho con

người vững vàng trong mọi thử thách Theo Người, có đạo đức cách mạng thìkhi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước khigặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác,khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốtchứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, khôngkiêu ngạo, không hủ hóa

Đối với Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh yêu cầuphải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”.Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi

đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần

kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứngđáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”

Trang 14

b) Về những phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng

- Trung với nước, hiếu với dân

Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đượcChủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới Trung với nước

là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước,làm cho đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu” Nước là của dân,dân làm chủ đất nước, cho nên trung với nước là trung với dân, vì lợi ích củanhân dân, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”…Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng, cán bộ nhà nước vừa là người lãnh đạo, vừa

là “đày tớ trung thành của nhân dân”

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân thể hiện quan điểmcủa Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đấtnước, là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng Người dạy, mỗi cán bộ,đảng viên phải “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, phải “tận trungvới nước, tận hiếu với dân” Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó vớidân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dântâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ

và quyền lợi của người làm chủ đất nước

- Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, yêu thương con người xuất phát từtruyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại,chủ nghĩa nhân đạo cộng sản Yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cánhân với cá nhân trong quan hệ xã hội, là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất

Yêu thương con người là phải quan tâm đến những người lao động bìnhthường, chiếm số đông trong xã hội Yêu thương con người là phải làm mọi việc

để vì con người, vì mục tiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được họchành”; dám hy sinh, dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con người Yêuthương con người là phải tin vào con người Với mình thì chặt chẽ, nghiêmkhắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cảvới người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm Yêu thương con người

là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn Vì vậy, phải thực hiện tựphê bình và phê bình, chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưuđiểm để không ngừng tiến bộ

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nền tảng của đời sống mới, là phẩmchất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh,

là mối quan hệ “với tự mình” Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính làbốn đức tính cần có của con người, mang một lẽ tự nhiên, như trời có bốn mùa,đất có bốn phương và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm

Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có

năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không

Trang 15

ỷ lại, không dựa dẫm Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồnsống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”.

Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của

nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, khônghoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức ”

Liêm là “luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm

một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; “không tham địa vị, khôngtham tiền tài, không tham sung sướng, không tham tâng bốc mình ”

Chính là không tà, là thẳng thắn, đúng đắn Đối với mình không tự cao, tự

đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữthái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết Đối với việc thì để việc công lên trên,lên trước việc tư, việc nhà Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việcthiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”

Chí công vô tư là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước

hết Phải trọng lợi ích của cách mạng hơn tính mệnh của mình Phải hy sinh lợiích của mình cho Đảng; việc của cá nhân và lợi ích của cá nhân để lại sau, “khilàm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên

đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” Theo Người, chí công vô tư là đạo

đức cao nhất

Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư.Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư Ngược lại, đã chí công vô tư,một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm,liêm, chính

- Tinh thần quốc tế trong sáng

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộng nhữngquan niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vi toàn nhân loại, vìNgười là “người Việt Nam nhất”, đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nammang tầm vóc nhân loại, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phongtrào cộng sản quốc tế Theo Hồ Chí Minh, tình đoàn kết quốc tế trong sáng làđoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóngcon người khỏi ách áp bức, bóc lột; đoàn kết quốc tế giữa những người vô sảntoàn thế giới vì một mục tiêu chung, “bốn phương vô sản đều là anh em”; đoànkết với nhân loại tiến bộ vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội Đoàn kết quốc tếgắn liền với chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủnghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa sô vanh, vị kỷ,hẹp hòi, kỳ thị dân tộc…

c) Về những nguyên tắc xây dựng đạo đức

Hồ Chí Minh nêu lên ba nguyên tắc xây dựng đạo đức mới trong xã hội và

chính Người đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình làm tấm gương để giáo dục,động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân cùng thực hiện

Trang 16

- Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm Nói đi đôi với làm trướchết là sự nêu gương tốt Sự nêu gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, củalãnh đạo với nhân viên, đảng viên phải nêu gương trước quần chúng Người nói:

“Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được

họ yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức Muốnhướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”

- Hai là, xây đi đôi với chống Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi

dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện đạo đứcsai trái, xấu xa, không phù hợp với những chuẩn mực của đạo đức mới Xây điđôi với chống là muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây

Xây dựng đạo đức mới trước hết phải tác động vào nhận thức, đẩy mạnhviệc giáo dục, từ trong gia đình đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội Nhữngphẩm chất đạo đức chung nhất phải được cụ thể hóa, sát hợp với từng tầng lớp,đối tượng Trong các bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã nêu rất cụ thể các phẩmchất đạo đức cơ bản đối với từng giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội.Trong giáo dục, vấn đề quan trọng là phải khơi dậy ý thức đạo đức lànhmạnh trong mỗi người, để mỗi người nhận thức được và tự giác thực hiện.Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc hậu trước hết phải chống chủ nghĩa

cá nhân, phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn

Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong tràoquần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu Người đã phát độngcuộc thi đua “ba xây, ba chống”, viết sách “người tốt, việc tốt” để tuyên truyền,giáo dục về đạo đức, lối sống

- Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền

bỉ mới thành Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống

Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũngnhư ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” và nhấn mạnh: “Mộtdân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi,nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”

Trong rèn luyện đạo đức, Hồ Chí Minh coi tự rèn luyện hằng ngày có vaitrò rất quan trọng Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở,chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình Vấn đề là dám nhìn thẳngvào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cáithiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục Tu dưỡng đạođức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệcủa mình, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng

Ngày đăng: 11/09/2018, 05:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w