1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

PHẦN 2 khủng hoảng tài chính 2008

12 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 2.3.1 Khủng hoảng tài chính tại Mỹ và sự ảnh hưởng đến các quốc gia khác

  • 2.1.2 Khủng hoảng tài chình trên thế giới

  • Khủng hoảng tài chính tại châu Âu

  • Số liệu thống kê cho thấy GDP của 15 nước sử dụng đồng tiền chung Euro đã tăng trưởng âm liên tiếp trong quý II và quý III/2008. Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng thứ ba thế giới chính thức rơi vào cuộc suy thoái lớn nhất trong vòng 12 năm qua, kinh tế Anh cũng lâm vào suy thoái, theo dự báo năm 2009 sẽ chịu mức sút giảm mạnh nhất kể từ gần hai thập niên qua, số người thất nghiệp có thể lên tới 3 triệu người vào năm 2010. Số liệu thống kê của Italia cho biết nền kinh tế nước này đang rơi vào cuộc suy thoái nặng nề nhất kể từ năm 1992.

  • Các nền kinh tế châu Âu cũng không thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng. Nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng châu Âu cũng chịu chung số phận ngân hàng Northern Rock bị Anh quốc hữu hóa. Deutche Bank của Đức và UBS của Thụy Sỹ phải tăng mức trích dự phòng do những thất thoát liên quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố.

  • Khủng hoảng tài chính tại châu Á

  • Các nước có nền kinh tế phát triển là những nước ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng trên.

  • Hầu hết các nền kinh tế lớn ở Ðông - Nam Á đều định hướng xuất khẩu và phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. Do vậy, dù ở mức độ khác nhau các nước trong khu vực Ðông - Nam Á dễ bị tác động của xu hướng giảm sút thương mại và đầu tư trên thế giới hiện nay. Trước mắt, lĩnh vực xuất khẩu, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ khu vực đang chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Singapore là quốc gia đầu tiên ở Ðông - Nam Á rơi vào suy thoái trong năm 2008, ba lĩnh vực trụ cột của kinh tế nước này là xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo, dịch vụ tài chính- ngân hàng và du lịch đều bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 3%. Chính phủ đã phải tạm thời đình chỉ kế hoạch từng bước tăng giá đồng nội tệ SGD. Các biện pháp kích thích cả gói có thể làm cho thâm hụt ngân sách năm 2008 tăng lên gấp ba lần. Kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng Won mất giá hơn 40% kể từ đầu năm và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ thống tài chính. Thái Lan cũng có những biểu hiện của suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh đó Pakistan là nước châu Á đầu tiên kêu gọi IMF trợ giúp 6,5 tỷ USD.

Nội dung

PHẦN 2: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG GIẢI THÍCH CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU NĂM 2008 2.1 Những yếu tố tác động đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 Có 5 yếu tố trong môi trường kinh tế có thể gây tồi tệ hơn một cách căn bản cho vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong các TTTC và đưa đến cuộc khủng hoảng tài chính (1) tăng lãi (2) Sụt giảm thị trường cổ phiếu (3) sự sụt giảm bất ngờ về mức giá tổng hợp (4) tình trạng không chắc chắn tăng lên (5) sự hoảng loạn ngân hàng. Dựa trên cơ sở nghiên cứu 5 yếu tố có thể gây ra sự đổ vỡ nghiêm trọng trong các thị trường tài chính, nhóm chúng em phân giải cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 như sau: Khủng hoảng khinh tế toàn cầu 2008 2009 là khủng hoảng lịch sử, là đợt suy thoái kinh tế kéo dài nhất và nghiêm trọng nhất kể từ đại khủng hoảng thập niên 19930. Sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lelmon Brothers vào 15092008 là vụ phá sản lớn trong lịch sử thế giới. Khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng giống như hầu hết các cuộc khủng hoảng tài chính khác tại Mỹ, đã bắt đầu bằng sự tăng giảm lãi suất, một sự tụt dốc thị trường cổ phiếu, sự tăng tính không chắc chắn – hậu quả thất bại của những công ty tài chính và phi tài chính quan trọng. Trong giai đoạn khủng hoảng này, sự tăng tính không chắc chắn, sự tăng lãi suất và sự sụt giảm của thị trường cổ phiếu đã làm tăng tính khắc nghiệt của những vấn đề lựa chọn đối nghịch trong các thị trường tín dụng. Sự sụt giảm ở thị trường cổ phiếu cũng làm tăng vấn đề rủi ro đạo đức khi đó đã làm cho người cho vay ít muốn cho vay hơn và dẫn đến một sự sụt giảm hoạt động đầu tư và hoạt động kinh tế tổng hợp.

Ngày đăng: 09/09/2018, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w