Trong nền kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hoá, người có sức lao động có thể tự do cho thuê (bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động: Nhà nước, chủ doanh nghiệp...) thông qua các hợp đồng lao động. Sau quá trình làm việc, chủ doanh nghiệp sẽ trả một khoản tiền có liên quan chặt chẽ đến kết quả lao động của người đó. Về tổng thể tiền lương được xem như là một phần của quá trình trao đổi giữa doanh nghiệp và người lao động. Tiền lương là bộ phận cơ bản (hay duy nhất) trong thu nhập của người lao động, đồng thời là một trong các chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị, mở rộng thị trường, cải tiến đổi mới công tác tổ chức sản xuất thì doanh nghiệp phải sử dụng được lao động một cách hợp lý, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, luôn coi trọng và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mình. Nắm bắt được việc tổ chức sắp xếp CBCNV một cách hợp lý sẽ đem lại kết quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Chính vì vậy, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cùng với quá trình thực tập tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội và mong muốn được tìm hiểu, vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế em đã viết báo cáo thực tập của mình về đề tài “ Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hoá, người có sức lao động có thể tự do cho thuê (bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động: Nhà nước, chủ doanh nghiệp .) thông qua các hợp đồng lao động. Sau quá trình làm việc, chủ doanh nghiệp sẽ trả một khoản tiền có liên quan chặt chẽ đến kết quả lao động của người đó. Về tổng thể tiền lương được xem như là một phần của quá trình trao đổi giữa doanh nghiệp và người lao động. Tiền lương là bộ phận cơ bản (hay duy nhất) trong thu nhập của người lao động, đồng thời là một trong các chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị, mở rộng thị trường, cải tiến đổi mới công tác tổ chức sản xuất thì doanh nghiệp phải sử dụng được lao động một cách hợp lý, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, luôn coi trọng và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mình. Nắm bắt được việc tổ chức sắp xếp CBCNV một cách hợp lý sẽ đem lại kết quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Chính vì vậy, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cùng với quá trình thực tập tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội và mong muốn được tìm hiểu, vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế em đã viết báo cáo thực tập của mình về đề tài “ Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ”. GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương SVTH: Hoàng Thị Thanh Thủy 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về doanh nghiệp Cảng Hà Nội Phần II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội Phần III: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội Do năng lực và điều kiện có hạn nên báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đánh giá, phê bình và đóng góp của cô giáo Nguyễn Minh Phương và các bác, các cô chú, các anh chị trong phòng Kế toán của doanh nghiệp Cảng Hà Nội để bản báo cáo hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn./. GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương SVTH: Hoàng Thị Thanh Thủy 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân PHẦN I TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP CẢNG HÀ NỘI 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Cảng Hà Nội * Vị trí địa lý Doanh nghiệp Cảng Hà Nội là một cảng sông lớn bên bờ sông Hồng, nằm phía Nam thành phố Hà Nội, trên địa bàn phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng. Doanh nghiệp Cảng có tổng diện tích 240.000m 2 với chiều dài 1800m. Khu đất rộng rãi, thông thoáng là điều kiện rất thuận lợi trong việc kinh doanh sản xuất bốc xếp hàng hóa. * Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Cảng Hà nội Doanh nghiệp Cảng Hà Nội được thành lập ngày 6/1/1965 với tên gọi là xí nghiệp Cảng sông Hà nội. Tiền thân của Doanh nghiệp Cảng Hà Nội là Đoàn bốc dỡ sông Hồng, đoàn Phà Đen, đoàn Xây Dựng, đoàn Vĩnh Tuy. Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp Cảng Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh đáp ứng các yêu cầu của đất nước trong từng giai đoạn. Trong suốt những năm kháng chiến, doanh nghiệp Cảng Hà Nội luôn là đầu mối giao thông quan trọng, tiếp nhận và vận chuyển các loại hàng hoá phục vụ kháng chiến. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới doanh nghiệp Cảng Hà Nội trở thành doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Hiện nay, doanh nghiệp Cảng Hà nội là một trong những Cảng sông lớn nhất Miền Bắc với khả năng vận chuyển, bốc xếp các loại hàng hoá là 1.3 triệu tấn thông qua/năm. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp Cảng Hà Nội là xi măng, cát đá, kinh doanh kho bãi và máy móc thiết bị. GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương SVTH: Hoàng Thị Thanh Thủy 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân 1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và quy chế điều hành Đặc điểm tổ chức quản lý: Cùng với sự đổi mới trong quản lý sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Cảng Hà Nội đã được kiện toàn theo hướng tinh giảm nhân viên văn phòng, giải thể những phòng ban không cần thiết, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban. Sơ đồ 1 : Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Cảng Hà Nội Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương SVTH: Hoàng Thị Thanh Thủy 4 Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuậtPhó giám đốc kinh doanh Phòng kỹ thuật vật tư Phòng Nhân chính Phòng Tài chính kế toán Phòng Kinh doanh Đội Điện nước Đội Bảo vệ quân sự Ban Bảo hộ lao động Phòng xây dựng cơ bản TT Xây dựng & DVTH TT Vận tải & CK TT kinh doanh MMTB TT Xếp dỡ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân * Chức năng nhiệm vụ của Giám đốc: - Xây dựng và quy hoạch đầu tư phát triển ngắn hạn. - Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Cảng. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm và tuyển dụng lao động mới. - Thực hiện công tác thì đua, khen thưởng. - Quản lý tài chính và giải quyết khiếu nại. * Nhiệm vụ của Phó giám đốc kinh doanh: Thay mặt Giám đốc phụ trách công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cảng như thị trường, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, chi phí, chiến lược kinh doanh. * Nhiệm vụ của phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách công tác kỹ thuật vật tư của toàn doanh nghiệp Cảng, quản lý các mặt như an toàn lao động cung ứng vật liệu, chuẩn bị kỹ thuật . * Phòng kinh doanh: phụ trách công tác lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, các vấn đề liên quan đến thị trường, giá cả. * Phòng nhân chính: phụ trách các vấn đề về tuyển dụng, bố trí, đào tạo lao động, chi trả lương, phúc lợi cho lao động, quản lý các mặt về hành chính y tế. * Phòng kỹ thuật vật tư: quản lý toàn bộ các thiết bị kỹ thuật, phụ trách công tác sửa chữa, chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất. * Phòng tài chính kế toán: quản lý vốn, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chi phí giá thành. * Ban dự án: quản lý các hoạt động đầu tư, lập và quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, lập dự toán, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chỉ đạo xây dựng. GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương SVTH: Hoàng Thị Thanh Thủy 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân * Ban an toàn: quản lý, phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động. * Đội điện nước: phụ trách về điện, nước cho toàn Cảng. * Đội bảo vệ: phụ trách an ninh cho doanh nghiệp Cảng Hà Nội. * TT xếp dỡ: phụ trách bốc xếp hàng hoá từ tầu lên bờ và ngược lại. * TT vận tải cơ khí: vận tải thuỷ bộ và sửa chữa lớn nhỏ cho doanh nghiệp Cảng Hà Nội. * TT xây dựng và dịch vụ tổng hợp: Phụ trách công tác xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng. Nguyên tắc chung trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh : Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch năm, quý và tháng để giám đốc duyệt và giao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho các đơn vị phòng ban thực hiện. 1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cảng Hà Nội . Doanh nghiệp Cảng Hà Nội là một DNNN thành lập theo quy định số 928 QD/TCCB - LĐ ngày 14/5/1993 của Bộ Giao Thông vận tải, là một DNNN Cảng Hà nội có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật DNNN. Doanh nghiệp Cảng Hà nội thực hiện chế độ hạch toán kinh tế đúng theo quy định Nhà nước về thuế, tài chính . thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động, hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. - Theo giấy phép kinh doanh số 0106000872 cấp ngày 26/09/2007 của phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư – Thành phố Hà Nội cấp, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Cảng gồm những ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau: GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương SVTH: Hoàng Thị Thanh Thủy 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Bốc xếp hàng hoá đường sông. - Kinh doanh kho bãi cảng. - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. - Kinh doanh vận tải, cơ khí, máy móc thiết bị - Duy tu sửa chữa các công trình vừa và nhỏ. * Các mục tiêu sản xuất kinh doanh mà DN Cảng đề ra: + Duy trì và mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, dịch vụ vận tải, xây dựng công trình vừa và nhỏ… + Tiếp tục sử dụng các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng thêm cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng nhu cầu mở rông, phát triển sản xuất kinh doanh của Cảng. + Tạo mọi điều kiện để các Trung tâm trực thuộc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng đơn vị nói riêng và cho toàn Cảng nói chung. + Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước + Đảm bảo việc làm, thu nhập và các chế độ cho người lao đông theo quy định của pháp luật. + Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. + Thực hiện đủ các chính sách xã hội đối với địa phương. * Kết quả sản suất kinh doanh trong giai đoạn 2005-2007 - Sau những năm gặp rất nhiều khó khăn cả về thị trường, vốn, trình độ quản lý . nhưng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể người lao động trong toàn doanh nghiệp Cảng, những khó khăn bước đầu đã được đẩy lùi. Năm 1993, doanh nghiệp Cảng Hà Nội là một trong những đơn vị đầu tiên của Cục GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương SVTH: Hoàng Thị Thanh Thủy 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Đường sông Việt Nam nhận quyết định công nhận là DNNN theo quyết định 388/CP. Từ đó đến nay, doanh nghiệp Cảng Hà Nội đã dần đi vào ổn định và có bước phát triển vượt bậc xứng đáng là đầu mối giao thông quan trọng phục vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế Thủ đô và các vùng lân cận. Hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế khả quan đã minh chứng điều đó. - Doanh nghiệp Cảng Hà Nội đã xây dựng thêm được 10.000 m 2 kho, đồng thời từng bước đưa giá kho theo giá thị trường. Quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng bãi, tận dụng triệt để, khoa học các bãi chứa than và vật liệu xây dựng. Vì vậy đã đưa được doanh thu kho bãi từ 5 tỷ/ năm lên 11 tỷ/ năm 2007. Từ đó tạo được sự ổn định về quỹ lương và các chi phí khác cho doanh nghiệp Cảng. - Doanh nghiệp Cảng Hà Nội đã xây dựng một nhà cân điện tử 60 tấn, vừa xóa bỏ được sự gian lận trong khai báo trọng tải tàu, mỗi năm tăng thu thêm được 50 nghìn tấn than, doanh thu 0,5 tỷ đồng. GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương SVTH: Hoàng Thị Thanh Thủy 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân * Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cảng Hà Nội những năm gần đây thông qua các chỉ tiêu tài chính Đơn vị: đồng TT Chỉ tiêu TH 2006 TH 2007 So sánh Tỷ lệ (%) 1 Tổng DT 11.549.217.981 46.558.104.106 34.511.734.447 4.03 2 Tổng CP 11.443.765.977 46.060.952.428 34.617.186.451 4.02 3 Lnhuận 105.452.004 497.151.687 391.699.674 4.71 4 Thu nhập BQ 2.450.000/ng/ tháng 2.500.000/ng/ tháng 50.000đ/ng/ tháng 1.02 5 LN/DT 0.0091 0.0106 0.0015 1.16 6 Tỉ suất LN Tổng TS bq 0.007030134 0.033143446 0.026113312 4.71 Qua bảng trên ta thấy doanh thu hàng năm tăng năm 2007 cao hơn năm 2006 là 34.511.734.447đ, lợi nhuận cũng tăng lên 391.699.674đ. Doanh thu tăng mạnh khi Cảng chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh doanh, từ đơn ngành sang đa ngành, đa nghề. Chú trọng kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu máy công trình. Vì vậy tạo nên một chuyển biến khác biệt. về chỉ tiêu lợi nhuận. - Thu nhập bình quân của mỗi nhân viên cũng tăng lên, điều đó chứng tỏ Cảng đang đi đúng hướng , đang kinh doanh có lãi và nâng cao đời sống của người lao động. GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương SVTH: Hoàng Thị Thanh Thủy 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Lợi nhuận / Doanh thu năm 2006 là 0.0091 và năm 2007 là 0.0106 tăng lên là 0.0015. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Cảng là tốt. - Tỉ suất lợi nhuận/ Tổng Tài sản bình quân mỗi năm một tăng, năm 2006 là 0.007030134 và năm 2007 là 0.033143446 tăng lên là 0.026113312. Sơ đồ 2: Biến động vốn, doanh thu, lợi nhuận năm 2005-2007 Đơn vị tính: Triệu đồng 0 10000 20000 30000 40000 50000 N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 Doanh thu Vèn Lîi nhuËn (Nguồn: Phòng kế toán) Doanh thu tăng, chi phí tăng nhưng với tốc độ chậm hơn làm cho lợi nhuân tăng theo bình quân đạt 25%/năm. Lợi nhuận năm 2007 đạt 497.151.687 đồng. * Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ. a. Đặc điểm sản phẩm Sản phẩm của doanh nghiệp Cảng Hà Nội: Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp Cảng là dịch vụ bốc xếp các loại hàng hoá. Nói cách khác, sản phẩm của doanh nghiệp Cảng nằm trong khâu phân phối lưu thông của các loại GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương SVTH: Hoàng Thị Thanh Thủy 10 . tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Cảng Hà Nội Phần III: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán tiền lương. doanh thu, thuế, thanh toán và theo dõi công nợ Kế toán TGNH, thanh toán tậm ứng, thuế đầu vào Kế toán TSCĐ, TM và các khoản phải nộp của các trung tâm Thủ