1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị

11 868 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 152,5 KB

Nội dung

Thực hiện Kế hoạch số 257KHMTT ngày 3152018 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai về Tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 217QĐTW, Quyết định số 218QĐTW của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố báo cáo kết quả thực hiện như sau

Trang 1

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BAN THƯỜNG TRỰC

Biên Hòa, ngày 27 tháng 7 năm 2018.

Số: 59/BC-MTTP.

BÁO CÁO Tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số

218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (Khóa XI)

Thực hiện Kế hoạch số 257/KH-MTT ngày 31/5/2018 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai về Tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố báo cáo kết quả thực hiện như sau:

I Công tác xây dựng cơ chế và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Quyết định

số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) của

cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Sau khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW

ngày 12-12-2013 về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” (gọi tắt là Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị).

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 728-QĐ/TU ngày 12/9/2014

về việc ban hành “Quy chế đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền ở địa phương các cấp trong tỉnh với nhân dân”; Quyết định số 729-QĐ/TU ngày 12/9/2014 về ban hành “Quy định trách nhiệm của cấp

ủy, tổ chức đảng, chính quyền tiếp thu góp ý của MTTQVN, các đoàn thể chính trị

và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” và Quyết định số 801-QĐ/TU ngày 14/10/2014 về việc ban hành “Quy định thực hiện Quy chế giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.

- Thực hiện Kế hoạch số 222/KH-MTT ngày 09/5/2014 của Ban Thường trực

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai về “Triển khai thực hiện Quy chế giám sát

và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội; Quy định

về MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền năm 2014”; Kế hoạch số 137-KH/TU ngày 26/3/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy Biên Hòa về việc “tổ chức học tập, quán triệt Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị (khóa XI)”.

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã xây dựng Kế hoạch số 06/KH-MTTP ngày 09/5/2014 triển khai đến Mặt trận cơ sở 30 phường, xã thực hiện, tổ

Trang 2

chức quán triệt cho 100% CBCC cơ quan; đồng thời tổ chức lớp tập huấn công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam 30 phường, xã có 39 vị tham dự

- Xác định giám sát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, để thực hiện tốt Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị Hàng năm, căn cứ Kế hoạch của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố xây dựng kế hoạch về thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, đưa ra nội dung giám sát cụ thể theo từng quý và thực hiện theo đúng kế hoạch Đồng thời triển khai đến MTTQ 30 phường, xã thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của địa phương phù hợp với hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và tuyên truyền rộng rãi ra nhân dân

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tham mưu với Đảng ủy 30 phường,

xã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội Để thực hiện tốt việc thực hiện Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam 30 phường, xã đã tổ chức hội nghị quán triệt đến các thành viên Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, xã được 29 cuộc với 1.140 người tham dự; đồng thời triển khai đến các chi bộ trực thuộc, cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các ban ngành đoàn thể trong hệ thống chính trị-xã hội từ phường, xã đến khu phố, ấp; các vị chức sắc, chức việc, tu sĩ các tôn giáo trên địa bàn thành phố được 1.679 cuộc với 147.375 lượt người tham dự; Phối hợp với các tổ chức thành viên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia học tập, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, tham gia thảo luận góp ý vào các văn kiện, dự thảo Luật… nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của hội viên và nhân dân, nhất là những vấn đề còn bức xúc, phản ánh với Đảng ủy, chính quyền để đề ra những chủ trương, biện pháp hợp lý, nhằm giải quyết, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, từ đó huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở địa phương

- Kinh phí và điều kiện bảo đảm thực hiện theo Thông tư 337/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của UBMTTQVN và các

tổ chức chính trị - xã hội (gọi tắt là Thông tư 337) Sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 337, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 59/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của HĐND tỉnh Đồng Nai quy định nội dung chi, mức chi bảo đảm cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội của UBMTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Phân công 01 đồng chí trong Ban Thường trực phụ trách lĩnh vực Dân chủ-Pháp luật và làm công tác giám sát, phản biện xã hội cùng 01 đồng chí chuyên viên giúp việc

II Kết quả triển khai hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

1 Về công tác giám sát:

Trang 3

1.1 Kết quả thực hiện công tác giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố:

Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, định hướng của Ban Thường vụ Thành ủy Biên Hòa và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai Qua đó, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thành phố Biên Hòa đã tích cực triển khai thực hiện các nội dung giám sát, phản biện xã hội, theo tinh thần Quyết định số 217/QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị đã đạt được một số kết quả như sau:

+ Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố chủ trì giám sát:

Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã tổ chức 09 cuộc giám sát chuyên đề với 09 nội dung tại 33 cơ quan, đơn vị cấp thành phố và phường, xã Đoàn thể chính trị-xã hội thành phố thực hiện 02 cuộc với 02 nội dung tại 04 cơ quan, đơn vị cấp thành phố và phường, xã

Năm 2015: giám sát về các khoản kinh phí huy động phụ huynh học sinh để mua

sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sửa chữa trường, lớp học năm học 2015-2016 tại trường Tiểu học Nguyễn Du, trường THCS Bình Đa và phòng Giáo dục-Đào tạo thành phố (số 22/QĐ-MTTP và số 07/TB-MTTP ngày 09/11/2015);

Năm 2016: giám sát các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn xã Phước Tân (số

28/KH-MTTP ngày 08/9/2016); triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2016-2017 (số 37/KH-MTTP ngày 27/12/2016)

Năm 2017: giám sát của thành viên Ban đại diện HĐQT/NHCSXH thành phố việc

triển khai thực hiện và quản lý các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại phường Thống Nhất, Tam Hòa và Trung Dũng (số 21/KH-MTTP ngày 16/8/2018); giám sát về công tác tuyên truyền vận

động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, công tác vận động các tiểu

thương ưu tiên bán hàng Việt, không bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại Ban Quản lý chợ Biên Hòa và Hóa An (số 05/QĐ-MTTP và số 17/KH-MTTP ngày 26/6/2018); giám sát về việc triển khai thực hiện chương trình phối hợp mô hình điểm tại các cơ sở thờ tự của các tôn giáo, khu dân cư về bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn phường, xã: Bình Đa, Tân Hiệp, Tân Tiến, Tam Phước, Tân Mai và Tam Hiệp (số 01/KH-MTTP ngày 04/01/2017, số 10/QĐ-MTTP và số 07/TB-MTTP ngày 07/8/2017)

07 tháng đầu năm 2018: giám sát công tác quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực

phẩm tại các Ban Quản lý chợ: Tân Phong, Tân Hiệp, Tam Hòa và Long Bình Tân (số 02/QĐ-MTTP và số 02/KH-MTTP ngày 17/01/2018); giám sát về việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2017 tại 04 cơ quan, đơn vị: UBND phường Tân Hòa, xã Hóa An, Tam Phước và Ban Quản lý dự án thành phố (số 07/QĐ-MTTP và số 08/KH-MTTP

ngày 04/5/2018); giám sát công tác quản lý và sử dụng quỹ “Vì người nghèo” tại 06

phường, xã: Tam Hòa, Tam Hiệp, Bửu Hòa, Tân Vạn, Quang Vinh và Quyết Thắng (số 19/QĐ-MTTP ngày 20/10/2017 và số 07/KH-MTTP ngày 06/4/2018); giám sát cải cách thủ tục hành chính, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo tại UBND 04 phường, xã: Quyết Thắng, Long Bình, Bửu Long và Tân Hạnh (số 15/QĐ-MTTP và

số 18/KH-MTTP ngày 02/7/2018)

Trang 4

+ Phối hợp giám sát với các tổ chức chính trị-xã hội:

- Ban hành công văn số 152/CV-MTTP ngày 01/12/2015 gửi đến Ban Thường vụ các đoàn thể thành phố để đăng ký thực hiện giám sát theo Quyết định số 217/QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và đăng ký nội dung, thời gian tổ chức giám sát của đơn vị mình trên địa bàn thành phố Biên Hòa

- Qua đó, Hội Nông dân thành phố đã tổ chức giám sát công tác phối hợp thực hiện chương trình dạy nghề cho nông dân tại Trung tâm dạy nghề thành phố; Thành đoàn Biên Hòa tổ chức giám sát của thành viên Ban đại diện HĐQT/NHCSXH thành phố tại phường An Bình, Bình Đa và Tân Mai

- Phối hợp với HĐND thành phố giám sát được 212 cuộc về thực thi pháp luật trên một số lĩnh vực như thu hồi đất, giải tỏa, đền bù, tái định cư, kết quả thực hiện các chương trình, phương án, dự án

+ Kết quả giải quyết sau kiến nghị giám sát của các đơn vị được giám sát:

Nhìn chung, các ý kiến đóng góp theo từng lĩnh vực, nội dung của Đoàn giám sát

đã được các đơn vị giám sát tiếp thu, ghi nhận và điều chỉnh, bổ sung cho hoàn chỉnh Các kiến nghị không thuộc thẩm quyền của MTTQ được tổng hợp và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết

1.2 Kết quả thực hiện công tác giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam 30 phường, xã:

+ Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam 30 phường, xã chủ trì giám sát:

- Đã thực hiện 57 cuộc với 62 nội dung bao gồm: giám sát các tổ chức tại địa phương, cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Qua giám sát phát hiện

52 trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm: 15 đồng chí cán bộ chủ chốt bị kỷ luật, 27 đồng chí cán bộ công chức bị kỷ luật (trong đó 03 đồng chí bị liên đới trách nhiệm), 08 đảng viên vi phạm sinh con thứ 3, 4 và 02 đồng chí rút kinh nghiệm (Tân Hiệp, Tân Phong, Thống Nhất, Hóa An, Tam Phước, Quang Vinh, Long Bình)

- Phối hợp với HĐND cùng cấp tổ chức giám sát 527 cuộc trên một số lĩnh vực như thu hồi đất, giải tỏa, đền bù, tái định cư, kết quả thực hiện các chương trình, phương án,

dự án đang triển khai thực hiện trên địa bàn

- Tại cơ sở, phát huy vai trò tự quản của nhân dân thông qua tổ chức và hoạt động của 29 Ban Thanh tra nhân dân và 04 tổ Thanh tra nhân dân với 294 thành viên được phân bổ đều cho các khu phố, ấp Từ năm 2013 đến nay, các Ban TTND phường, xã đã tham gia giám sát 524 cuộc (trong đó 175 vụ kiến nghị xử lý, 325 vụ cơ quan thẩm quyền xử lý, 24 vụ được giao xác minh); Ban GSĐTCĐ có 30 ban với 262 thành viên, đã

tổ chức giám sát 660 công trình, dự án triển khai trên địa bàn phường, xã, phát hiện 33 trường hợp vi phạm, đã gửi kiến nghị đến các chủ đầu tư, nhà thầu, Ban quản lý các dự

án yêu cầu tháo dỡ, thay đổi hoặc kiểm tra, xử lý, khắc phục những sai phạm, thiếu sót góp phần nâng cao chất lượng các công trình, dự án được triển khai xây dựng trên địa bàn (Long Bình Tân, Tân Phong)

+ Phối hợp giám sát với các tổ chức chính trị-xã hội:

Trang 5

Việc phối hợp giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội ở cơ sở hiện nay vẫn còn không ít khó khăn, lúng túng Một số đoàn thể còn nặng về công tác tuyên truyền, chưa xây dựng chuyên sâu các nội dung cần thực hiện giám sát; đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát chưa ngang tầm với nhiệm vụ, tính chuyên sâu không cao, năng lực nhìn nhận, phân tích vấn đề, đánh giá và kết luận trong quá trình giám sát có mặt còn bất cập Đa số Mặt trận cơ sở chưa thực hiện được

+ Kết quả giải quyết sau kiến nghị giám sát của các đơn vị được giám sát:

Các kiến nghị của MTTQ phường, xã sau giám sát đã được các đơn vị kiểm tra, xử

lý, khắc phục những sai phạm, thiếu sót góp phần nâng cao chất lượng các công trình, dự

án được triển khai xây dựng trên địa bàn

1.3 Đánh giá kết quả triển khai thực hiện công tác giám sát của thành phố

và phường, xã:

Để Quyết định 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”

ngày càng đi sâu vào cuộc sống một cách hiệu quả, MTTQ và các đoàn thể ngày càng phát huy hơn vai trò của mình trong thực hiện chức năng giám sát phản biện theo cơ chế

và luật định, cần nhiều hơn nữa sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, sự nỗ lực hết mình của các đoàn thể

2 Về hoạt động phản biện xã hội:

2.1 Kết quả thực hiện phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố:

Bên cạnh tập trung thực hiện nhiệm vụ giám sát Trong 5 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố còn tiến hành khảo sát thực tế và

tổ chức 09 hội nghị phản biện xã hội đối với 11 dự thảo, đề án quan trọng với 1.085 người tham dự, đóng góp: 139 ý kiến

+ Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố chủ trì phản biện xã hội:

Tham gia góp ý vào các dự thảo Luật, Nghị quyết, Đề án, các văn bản quy phạm pháp luật như: tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp (nhiệm kỳ 2015-2020), tổng hợp ý kiến, kiến nghị về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm

1992; lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật đất đai (sửa đổi); góp ý bản dự thảo kiểm điểm tự phê bình và phê bình

của Ban Thường vụ Thành ủy năm 2017, góp ý Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa

XII) về “một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi

mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các

đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết 20-NQ/TW về “tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe trong tình hình mới”; Nghị quyết 21-NQ/TW về

công tác dân số trong tình hình mới; dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và dự thảo Nghị quyết về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2018-2020; góp ý đối với ngành y tế; dự thảo Nghị quyết và Đề án về quy định chế

độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (khu

Trang 6

phố); quy định chế độ hỗ trợ hàng tháng cho Trưởng các tổ chức đoàn thể ở ấp (khu phố) và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Qua

đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tổng hợp đầy đủ ý kiến phản biện gởi cơ quan chủ trì soạn thảo để tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Đề án trước khi trình HĐND thông qua

2.2 Kết quả thực hiện phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam 30 phường, xã:

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam 30 phường, xã đã tổ chức phản biện

33 cuộc bao gồm các nội dung: tình trạng phân lô bán nền, trật tự xây dựng; tổ chức cắm mốc đất công; dự án thu chi ngân sách (tập trung làm rõ phần chi khác); tình trạng đất công bị lấn chiếm hiện nay trong đó cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của UBND về công tác quản lý đất đai trên địa bàn; quy hoạch tổng thể phường Tam Hòa đến 2030 và tầm nhìn 2050; bồi thường giá cả nhà ở, đất ở và đất tái định cư cho nhân dân; Tiếp nhận 224 văn bản góp ý liên quan đến các dự án, chính sách, kế hoạch tại địa phương

2.3 Đánh giá kết quả triển khai thực hiện công tác phản biện xã hội của thành phố và phường, xã:

- Việc thực hiện phản biện xã hội được tiến hành theo các quy định tại Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội Bên cạnh đó, công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cũng được MTTQ và các đoàn thể đẩy mạnh thông qua các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; qua tổ chức các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo

- Phối hợp đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào dự án Luật

3 Tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền:

3.1 Kết quả triển khai thực hiện:

- Song song với thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, việc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị được UBMTTQVN các cấp triển khai đạt nhiều kết quả tích cực

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố ban hành công văn số 173-CV/MTTP ngày 10/12/2014 về việc lấy ý kiến nhân dân về Đề án điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường mới, các phường Long Bình, Long Bình Tân, Tân Phong, Trảng Dài, xây dựng hoàn chỉnh Đề án chia tách, thành lập phường mới; các phường Quang Vinh, Trung Dũng, An Bình, Bình Đa xây dựng hoàn chỉnh

Đề án điều chỉnh địa giới hành chính; Công văn số 50/MTTP ngày 10/5/2018 về việc phản ánh kiến nghị của cử tri và nhân dân với Đảng, Nhà nước thông qua MTTQ Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố kiến nghị Thường trực Thành ủy, HĐND-UBND thành phố tổ chức đối thoại với nhân dân trên địa bàn thành phố nhằm giải quyết các bức xúc của cử tri về 03 nội dung: đường dân sinh khu dân cư ở 02 phường Tân Phong và Trảng Dài bị xe tải né trạm thu phí (đường Đồng Khởi) chạy vào hư hỏng và mất ATGT, nhân dân 02 phường kiến nghị di dời trạm thu phí lên huyện Vĩnh Cửu; Dự án KDC xã Phước Tân do Công ty An Hưng

Trang 7

Phát làm chủ đầu tư, dự án Sơn Tiên, Khu đô thị Kinh tế mở Long Hưng để tạo sự đồng thuận trong nhân dân; một số dự án treo UBND thành phố đã đề nghị tỉnh xóa

mà đến nay chưa xóa

- Trong 5 năm qua, UBMTTQVN các cấp đã tổ chức được 253 “diễn đàn” tại

các địa phương (30 diễn đàn góp ý đội ngũ CB, CC cấp xã; 200 diễn đàn góp ý đối với lực lượng công an, 23 diễn đàn góp ý xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ ngành thuế, kiểm lâm, y tế ) với hàng ngàn lượt người tham dự Bên cạnh đó, UBMTTQVN thành phố còn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền tổ chức 06

buổi “đối thoại trực tiếp” giữa lãnh đạo cấp ủy và chính quyền các cấp với Nhân

dân về những vấn đề bức xúc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, tài nguyên môi trường, bồi thường, tái định cư tại địa phương

- Ủy ban MTTQ Việt Nam 30 phường, xã tham mưu Chính quyền, Đảng ủy phường, xã tổ chức 53 cuộc đối thoại nhân dân về những phát sinh mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân; những khúc mắc do liên quan đất đai kéo dài (tiến độ cấp giấy CNQSDĐ, đền bù, giải tỏa của một số dự án, quy hoạch treo), xây dựng trái phép, lấn chiếm sông, suối, cống, rãnh làm ảnh hưởng hệ thống thoát nước có 225 ý kiến đóng góp của người dân tại buổi đối thoại

* Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo:

+ Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố:

Đặt 01 hòm thư góp ý tại trụ sở làm việc, sáng thứ hai hàng tuần mở ra để kiểm tra, xử lý, ngoài ra còn tiếp nhận đơn thư bằng đường bưu điện hoặc người dân trực tiếp đến phản ánh tại cơ quan Trong 5 năm qua, đã tiếp nhận 64 đơn thư bằng đường bưu điện về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân thuộc nhiều lĩnh vực, sau khi nghiên cứu và phân loại đơn, đã có công văn chuyển 05 đơn đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để trả lời cho dân, 59 đơn đã được lãnh đạo cơ quan giải thích theo luật định, mời lên trụ sở cơ quan giải quyết 02 trường hợp và có trả lời bằng văn bản (khiếu nại của ông Nguyễn Thái Thuận phường Trung Dũng, tố cáo của ông Nguyễn Tiến Lung phường Long Bình)

+ Ủy ban MTTQ Việt Nam 30 phường, xã:

- Thực hiện mở số tiếp công dân, thường xuyên trực tại phòng làm việc để tiếp, ghi nhận ý kiến, kiến nghị của người dân và tiếp nhận thông tin qua điện thoại Ngoài ra còn tham gia trực tại phòng tiếp dân của HĐND theo lịch phân công

- Trong 5 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, xã đã

tổ chức tiếp 1.097 lượt công dân phản ánh (trực tiếp 882, đơn thư 215) đã giải quyết

672 ý kiến, đang giải quyết 212 ý kiến, chuyển cơ quan chức năng giải quyết 190 ý kiến, đang xác minh làm rõ 08 đơn, tự rút đơn 12 trường hợp, tự thỏa thuận 03 trường hợp

Công tác hòa giải cơ sở:

- Đã tham gia hòa giải 1.619 vụ tranh chấp đất đai, đường đi, đường nước, phân chia tài sản, mâu thuẫn trong hôn nhân gia đình, mất đoàn kết trong nội bộ cộng đồng dân cư , hòa giải thành 1.059 trường hợp, không thành 269 trường hợp, đang

Trang 8

tiến hành hòa giải 49 trường hợp, chuyển lên cấp trên 98 trường hợp, xin rút đơn 41 trường hợp, đang xác minh 103 vụ

- Có 01 trường hợp tố cáo phức tạp, bức xúc kéo dài cả 01 năm trời là nhà ông Cao Hồng Vinh phường Tân Hiệp, hiện nay đơn đã được gửi lên thành phố và tỉnh, Mặt trận phường đã vận động được 04 buổi để hộ ông tự tháo dỡ

3.2 Thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện:

+ Thuận lợi:

- Công tác phản biện xã hội bước đầu được thực hiện, tập trung vào hoạt động tập hợp, lấy ý kiến nhân dân, góp ý, phản biện và các dự thảo, dự án, đề án

- Các kiến nghị phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam được dư luận đánh giá cao, nhiều nội dung phản biện được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và có ý kiến phản hồi tích cực

- Các tổ chức thành viên cũng tổ chức phản biện nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của đoàn viên, hội viên

+ Khó khăn:

- Việc triển khai ở một số nơi còn ít nội dung, kiến nghị dàn trải, một số cấp ngành chưa quan tâm thực hiện kiến nghị, Mặt trận ít giám sát thực hiện kiến nghị sau giám sát

- Nhiều cơ sở còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung giám sát, phản biện còn ít, mang tính hình thức, thụ động chưa rõ vai trò của chủ thể phản biện xã hội

- Còn biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm, làm cho xong, chưa dám nêu chính kiến của mình

- Năng lực trình độ cán bộ còn hạn chế, phạm vi phản biện xã hội rộng, yêu cầu cao trong khi nguồn lực con người và điều kiện vật chất của MTTQ Việt Nam có hạn

3.3 Kết quả tiếp thu, phản hồi ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức sau khi nhận được ý kiến góp ý của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên:

Nhiều ý kiến phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, đánh giá cao; trở thành một kênh thông tin quan trọng, cần thiết giúp Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, quản

lý, điều hành

III Đánh giá chung:

1 Thuận lợi, khó khăn:

+ Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, công tác giám sát có nhiều tiến bộ, hình thức giám sát đa dạng, nội dung giám sát trên nhiều lĩnh vực, cách thức tổ chức có nhiều sáng tạo, đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực, sát với yêu cầu và điều kiện thực tế, bảo đảm tính khả thi

Trang 9

- Việc ký kết và thực hiện các chương trình phối hợp giám sát của MTTQ Việt Nam đã huy động được sự tham gia có trách nhiệm của nhiều tổ chức thành viên của Mặt trận vào công tác giám sát

- Phát huy vai trò giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam ở cơ sở thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tiếp tục được duy trì và phát huy

- Nhiều ý kiến phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam từ thành phố đến

cơ sở, của các tổ chức thành viên đã được các cơ quan tiếp thu, đánh giá cao, đã và đang trở thành một kênh thông tin quan trọng, cần thiết giúp Thành ủy, UBND thành phố khi xem xét, quyết định các vấn đề trong công tác lãnh đạo, quản lý

+ Khó khăn:

- Qua quá trình thực hiện thì một số đoàn thể chính trị- xã hội, MTTQ phường,

xã vẫn còn lúng túng trong tổ chức giám sát và phản biện xã hội; nhiều vấn đề nhân dân bức xúc nhưng chưa có cơ chế cụ thể để giám sát; thiếu những quy định cụ thể

về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết, trả lời những phát hiện, kiến nghị của Mặt trận Do đó, số lượng, chất lượng giám sát và phản biện xã hội chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, có lúc, có nơi còn mang tính hình thức

- Chưa xác định và xây dựng được nội dung giám sát; nội dung giám sát có đơn

vị lựa chọn còn chưa sát tình hình thực tế ở ngành, địa phương; phương pháp giám sát còn chưa đa dạng, chủ yếu giám sát theo chương trình, kế hoạch định sẵn

- Công tác phản biện chưa thật sự rõ nét, việc triển khai góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền còn chậm, chưa tham gia được nhiều ý kiến vào các chương trình, kế hoạch, đề án của cấp ủy, chính quyền

- Điều kiện và kinh phí hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCĐ gặp khó khăn nên hoạt động của các ban này ở một số địa phương hiệu quả thấp

2 Hạn chế và nguyên nhân:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát chưa kịp thời

- Thành viên Đoàn giám sát chưa quan tâm nghiên cứu tài liệu, báo cáo, nội dung chuyên đề giám sát để góp ý đối với cơ quan, đơn vị được giám sát

- Chưa theo dõi được việc thực hiện kết quả kiến nghị của Đoàn giám sát đối với cơ quan, đơn vị được giám sát

3 Cách làm giám sát phản biện hay, hiệu quả:

- Chủ động chọn được nội dung chuyên đề cần giám sát phù hợp với nhu cầu thực tiễn đề ra như: Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tham nhũng (giám sát

kê khai tài sản, thu nhập)

- Phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban ngành liên quan đối với nội dung chuyên đề cần giám sát (phòng Kinh tế, đội quản lý thị trường số 2, phòng Nội vụ, phòng Thanh tra thành phố, )

Trang 10

- Các kiến nghị, hạn chế của cơ quan, đơn vị được giám sát được Đoàn giám sát ghi nhận và giải quyết thỏa đáng theo quy định của pháp luật

- Sau khi giám sát có thông báo kết luận đối với từng cơ quan, đơn vị được giám sát, có sự góp ý của các phòng, ban ngành liên quan trước khi ban hành

- Các kiến nghị của Đoàn giám sát bám sát tình hình hoạt động thực tế và được

cơ quan, đơn vị được giám sát thực hiện

* Cách làm điển hình:

Trong quá trình đi giám sát công tác quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại Ban Quản lý chợ Tân Hiệp, Đoàn giám sát phát hiện các hộ tiểu thương sạp bán thịt heo sử dụng giấy gói carton (loại có in chữ, loại không in chữ) để lót thịt bán tại quầy, thói quen bán hàng này ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, do trong giấy carton có thành phần hóa học nguy hiểm khi dùng lót thịt, các thành phần nguy hại này sẽ thẩm thấu vào miếng thịt ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Đoàn giám sát đã kiến nghị với Ban Quản lý chợ, thay giấy carton bằng bàn hoặc mâm inox để thịt bán, vừa sạch, vừa dễ lau dọn Hiện nay, các hộ tiểu thương đã thực hiện theo ý kiến của Đoàn kiến nghị

4 Bài học kinh nghiệm:

Qua thực tiễn hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố trong 5 năm qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Công tác giám sát, phản biện xã hội; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ Việt Nam phải có sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, sự phối hợp tích cực, trách nhiệm của chính quyền, sự thống nhất của các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên; phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của Ủy viên UBMTTQVN, thành viên các tổ chức tư vấn của UBMTTQVN các cấp; cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, các tôn giáo, chuyên gia trên các lĩnh vực

- Phát huy vai trò chủ động, chủ trì của Ban Thường trực UBMTTQVN các cấp trong việc tổng hợp, xác định nội dung giám sát, phản biện của UBMTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội kịp thời báo cáo, xin ý kiến thống nhất của cấp ủy cùng cấp Trao đổi, thống nhất với Thường trực HĐND, UBND, Thanh tra, Ủy ban Kiểm tra các cấp để tránh trùng lắp, chồng chéo trong quá trình giám sát và phản biện xã hội

- Căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương, UBMTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần chủ động lựa chọn những nội dung, vấn đề giám sát, phản biện xã hội phù hợp, những vấn đề mà xã hội và nhân dân đang quan tâm để báo cáo với cấp ủy, thống nhất với chính quyền cùng cấp xây dựng kế hoạch thực hiện

- Hoạt động giám sát, phản biện xã hội; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQVN cần phải được tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quyết định 217, 218-QĐ/TW, Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN (gọi tắt là Nghị quyết liên tịch 403) và các văn bản hướng dẫn của Trung ương Đồng thời phải có cách làm,

Ngày đăng: 06/09/2018, 21:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w