1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Ngân hàng đề thi hình sự Học viện Tư Pháp

362 1,4K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 362
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

NGÂN HÀNG ĐỀ THI HÌNH SỰ HỌC VIỆN TƯ PHÁPHƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI1. Chuẩn bị làm bài thiĐể có thể hoàn thành tốt các yêu cầu của đề thi, trước khi làm bài thi học viên cần lưu ý một số điểm sau đây: Hệ thống hoá các kiến thức liên quan đến nội dung môn thi đặc biệt là cách giải quyết các tình huống thường xảy ra trong giai đoạn tố tụng mà đề thi sẽ đề cập tới. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc làm bài thi. Do đề thi chỉ cho phép sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh nên trước khi thi học viên cần nghiên cứu, nắm bắt nội dung các văn bản pháp luật có liên quan như các văn bản hướng dẫn, các biểu mẫu văn bản tố tụng. Các tài liệu cần được sắp xếp khoa học, có đánh dấu những nội dung liên quan đến phạm vi của đề thi nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sử dụng, trích dẫn tài liệu.2. Cách thức làm bài thia. Xác định yêu cầu của đề bài, thứ tự trả lời các câu hỏi Trước khi làm bài thi, học viên cần đọc kỹ đề thi nhằm xác định yêu cầu của từng câu hỏi, các nội dung trong đề thi liên quan đến câu hỏi và các quy định pháp luật có liên quan.Do các tình tiết bổ sung trong đề thi độc lập với nhau nên học viên trả lời từng câu hỏi trên cơ sở dữ kiện chung của đề bài kết hợp với phần tình tiết bổ sung ngay trước câu hỏi đó; không được sử dụng các tình tiết bổ sung của các câu hỏi phía dưới câu hỏi đang trả lời để trả lời cho câu hỏi đó. Học viên có thể lựa chọn trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà không nhất thiết phải trả lời tuần tự các câu hỏi của đề thi. Nhìn chung, học viên nên trả lời những câu hỏi mà mình đã có đầy đủ tài liệu và có phương án giải quyết chắc chắn trước; những câu hỏi khó hơn, cần thời gian suy nghĩ và tìm tài liệu thì trả lời sau. Tuy nhiên, cần lưu ý phân bố thời gian hợp lý để có thể trả lời đầy đủ các câu hỏi của đề thi.b. Cách thức trả lời một số loại câu hỏiCác câu hỏi trong đề thi khá đa dạng. Vì lẽ đó, không thể đưa ra công thức trả lời chung cho tất cả các loại câu hỏi. Bản hướng dẫn này chỉ đưa ra phương pháp trả lời một số loại câu hỏi thường gặp trong các đề thi. Câu hỏi về định tội danh và xác định điều khoản BLHS cần áp dụngĐây là loại câu hỏi rất phổ biến trong các đề thi môn Kỹ năng tranh tụng trong vụ án hình sự và cũng là vấn đề mấu chốt khi giải quyết vụ án hình sự trong thực tế. Quá trình định tội danh là quá trình xác định sự giống nhau giữa các tình tiết cơ bản, điển hình của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự. Để giải đáp câu hỏi về định tội danh cần thực hiện tuần tự các bước sau:+ Tóm tắt và phân tích hành vi của người phạm tội trong vụ án: Học viên cần đọc kỹ đề thi đặc biệt là phần dữ kiện chung và phần kết quả xét hỏi tại phiên toà (nếu có) để nắm được những hành vi, những tình tiết có ý nghĩa cho việc định tội danh. Ví dụ: Hành vi dùng vũ lực, giá trị tài sản bị chiếm đoạt, trạng thái tinh thần của người phạm tội…+ Xác định các quy định của BLHS cần kiểm tra, đối chiếu, nghiên cứu kỹ các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm mà quy định đó đề cập tới.+ Đối chiếu các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cụ thể với các dấu hiệu trong hành vi của bị can, bị cáo được nêu trong đề bài để tìm ra những điểm tương đồng.+ Kết luận về tội danh và điều khoản BLHS cần áp dụng đối với bị can, bị cáo.Tất cả các bước nêu trên sẽ giúp học viên trả lời được câu hỏi hành vi của bị can, bị cáo cấu thành tội gì, theo điều khoản nào của BLHS. Tuy nhiên, khi trình bày trong bài thi, học viên không cần trình bày đầy đủ, tuần tự các bước nêu trên mà cần phân tích ngắn gọn những điểm cơ bản nhất để xác định tội danh của bị can, bị cáo (thường tập trung vào dấu hiệu hành vi, giá trị tài sản bị chiếm đoạt, tỉ lệ thương tật của người bị hại, trạng thái tinh thần của bị can, bị cáo khi thực hiện tội phạm). Một số dấu hiệu khác như tuổi chịu trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự được giả thiết là đã thoả mãn, học viên không cần phân tích lại (trừ trường hợp trong đề thi có nêu những điểm đặc biệt liên quan tới các dấu hiệu nêu trên). Câu hỏi yêu cầu nhận xét các hoạt động tố tụngĐối với loại câu hỏi này, học viên cần lưu ý xác định những hoạt động tố tụng cần nhận xét, các yếu tố liên quan đến từng hoạt động (thẩm quyền, thời hạn, nội dung, căn cứ…), đối chiếu từng yếu tố đó với các quy định pháp luật có liên quan để xác định hoạt động tố tụng có hợp pháp và có căn cứ hay không.Ví dụ: Khi nhận xét về việc khởi tố vụ án, cần chú ý nhận xét cơ sở khởi tố, căn cứ khởi tố, thẩm quyền khởi tố có đúng với quy định của pháp luật tố tụng hình sự hay không. Câu hỏi yêu cầu giải quyết tình huốngHọc viên cần đọc kỹ tình huống được nêu trong đề bài, xác định các quy định pháp luật có liên quan, vận dụng các quy định đó để giải quyết tình huống. Khi trả lời câu hỏi, cần lưu ý nêu rõ căn cứ cũng như hướng giải quyết tình huống đó về mặt nội dung.Ví dụ: Tại phiên toà, sau khi luật sư trình bày lời bào chữa, bị cáo xin phép HĐXX được bổ sung ý kiến bào chữa nhưng chủ toạ phiên toà không đồng ý vì cho rằng luật sư đã trình bày đủ rồi. Với tình huống này, Học viên cần căn cứ vào khoản 2 Điều 217 BLTTHS để đưa ra hướng giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo: đề nghị HĐXX cho phép bị cáo trình bày ý kiến bổ sung. Câu hỏi yêu cầu soạn thảo văn bảnĐối với câu hỏi yêu cầu chuẩn bị văn bản kiến nghị tới các cơ quan tiến hành tố tụng, các loại đơn, bản bào chữa … học viên cần trình bày và luận giải được những lý lẽ luật sư đưa ra để kiến nghị, bào chữa, bảo vệ trên cơ sở quy định của pháp luật, sự việc xảy ra theo dữ kiện đề bài và các tình tiết bổ sung (nếu có). Phải đưa ra được các kiến nghị, đề xuất cụ thể để bào chữa, bảo vệ cho thân chủ. Trường hợp câu hỏi yêu cầu trình bày luận cứ bào chữa, bảo vệ, học viên cần: Viết luận cứ bào chữa, bảo vệ theo cơ cấu đã được học (gồm 3 phần). Chú ý viết kỹ phần nội dung và đề xuất (phải nêu được từng điểm chính bào chữa cho bị cáo, bảo vệ cho thân chủ).Khi soạn thảo các văn bản tố tụng, học viên lưu ý sử dụng mẫu văn bản (nếu có), ghi nhớ cách thức soạn thảo các văn bản tố tụng đã được các giáo viên truyền đạt trên lớp, nắm được các dữ kiện có liên quan trong đề thi để soạn thảo văn bản vừa đúng về hình thức vừa đảm bảo các yêu cầu về nội dung. Câu hỏi trắc nghiệmMột số đề thi trong Ngân hàng đề thi có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dưới hai hình thức: (i) yêu cầu lựa chọn phương án đúng hoặc sai và giải thích lý do; (ii) yêu cầu bình luận về từng phương án được đưa ra. Đối với những câu hỏi trắc nghiệm theo dạng thứ nhất học viên có thể phân tích về tính hợp lý của đáp án đúng hoặc phân tích để loại trừ các đáp án không đúng từ đó chỉ ra đáp án đúng theo yêu cầu của đề bài. Đối với những câu hỏi trắc nghiệm theo dạng thứ hai, học viên cần kết hợp giữa dữ kiện của đề bài với các quy định pháp luật để phân tích, nhận xét về tính hợp pháp và có căn cứ của từng đáp án được đưa ra. Cuối cùng, cần đưa ra kết luận về đáp án đúng hoặc nêu đáp án đúng của riêng mình (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng câu hỏi).3. Một số lưu ý về cách trình bày bài thiĐể bài thi đạt được kết quả tốt nhất, bên cạnh việc đảm bảo về nội dung, học viên cần lưu ý một số điểm sau: Đối với mỗi câu hỏi, học viên cần trả lời ngắn gọn, đủ ý, tránh trình bày dài dòng, lan man; Số thứ tự câu hỏi được ghi ra ngoài lề, tách biệt với phần nội dung trả lời để giáo viên chấm thi không bỏ sót câu trả lời; Học viên nên cố gắng trình bày bài thi sạch đẹp, tránh gạch xoá và tuyệt đối không sử dụng bút xoá khi làm bài.Trên đây là một số hướng dẫn chung về phương pháp làm bài thi môn Kỹ năng tranh tụng trong vụ án hình sự. Hy vọng các bạn học viên và những bạn đọc có quan tâm sẽ đạt được kết quả cao nhất khi giải đáp các đề thi trong cuốn sách này.HỌC PHẦN 1KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA, TRUY TỐ VÀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM HỌC PHẦN 2KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM, GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM VÀ THI HÀNH ÁN

Trang 1

Để có thể hoàn thành tốt các yêu cầu của đề thi, trước khi làm bài thi học viên cần lưu ý một

số điểm sau đây:

- Hệ thống hoá các kiến thức liên quan đến nội dung môn thi đặc biệt là cách giải quyết cáctình huống thường xảy ra trong giai đoạn tố tụng mà đề thi sẽ đề cập tới

- Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc làm bài thi Do đề thi chỉ cho phép sử dụng BLHS,BLTTHS và các pháp lệnh nên trước khi thi học viên cần nghiên cứu, nắm bắt nội dung các vănbản pháp luật có liên quan như các văn bản hướng dẫn, các biểu mẫu văn bản tố tụng Các tàiliệu cần được sắp xếp khoa học, có đánh dấu những nội dung liên quan đến phạm vi của đề thinhằm tạo thuận lợi cho quá trình sử dụng, trích dẫn tài liệu

2 Cách thức làm bài thi

a Xác định yêu cầu của đề bài, thứ tự trả lời các câu hỏi

Trước khi làm bài thi, học viên cần đọc kỹ đề thi nhằm xác định yêu cầu của từng câu hỏi,các nội dung trong đề thi liên quan đến câu hỏi và các quy định pháp luật có liên quan

Do các tình tiết bổ sung trong đề thi độc lập với nhau nên học viên trả lời từng câu hỏi trên

cơ sở dữ kiện chung của đề bài kết hợp với phần tình tiết bổ sung ngay trước câu hỏi đó; khôngđược sử dụng các tình tiết bổ sung của các câu hỏi phía dưới câu hỏi đang trả lời để trả lời chocâu hỏi đó Học viên có thể lựa chọn trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà không nhất thiết phải trả lờituần tự các câu hỏi của đề thi Nhìn chung, học viên nên trả lời những câu hỏi mà mình đã có đầy

đủ tài liệu và có phương án giải quyết chắc chắn trước; những câu hỏi khó hơn, cần thời gian suynghĩ và tìm tài liệu thì trả lời sau Tuy nhiên, cần lưu ý phân bố thời gian hợp lý để có thể trả lờiđầy đủ các câu hỏi của đề thi

b Cách thức trả lời một số loại câu hỏi

Các câu hỏi trong đề thi khá đa dạng Vì lẽ đó, không thể đưa ra công thức trả lời chung chotất cả các loại câu hỏi Bản hướng dẫn này chỉ đưa ra phương pháp trả lời một số loại câu hỏithường gặp trong các đề thi

* Câu hỏi về định tội danh và xác định điều khoản BLHS cần áp dụng

Đây là loại câu hỏi rất phổ biến trong các đề thi môn Kỹ năng tranh tụng trong vụ án hình sự

và cũng là vấn đề mấu chốt khi giải quyết vụ án hình sự trong thực tế Quá trình định tội danh làquá trình xác định sự giống nhau giữa các tình tiết cơ bản, điển hình của hành vi nguy hiểm cho

xã hội đã xảy ra với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong

Bộ luật hình sự Để giải đáp câu hỏi về định tội danh cần thực hiện tuần tự các bước sau:

+ Tóm tắt và phân tích hành vi của người phạm tội trong vụ án: Học viên cần đọc kỹ đề thiđặc biệt là phần dữ kiện chung và phần kết quả xét hỏi tại phiên toà (nếu có) để nắm được nhữnghành vi, những tình tiết có ý nghĩa cho việc định tội danh Ví dụ: Hành vi dùng vũ lực, giá trị tàisản bị chiếm đoạt, trạng thái tinh thần của người phạm tội…

+ Xác định các quy định của BLHS cần kiểm tra, đối chiếu, nghiên cứu kỹ các dấu hiệuthuộc cấu thành tội phạm mà quy định đó đề cập tới

+ Đối chiếu các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cụ thể với các dấu hiệu trong hành vi của

bị can, bị cáo được nêu trong đề bài để tìm ra những điểm tương đồng

+ Kết luận về tội danh và điều khoản BLHS cần áp dụng đối với bị can, bị cáo

Tất cả các bước nêu trên sẽ giúp học viên trả lời được câu hỏi hành vi của bị can, bị cáo cấuthành tội gì, theo điều khoản nào của BLHS Tuy nhiên, khi trình bày trong bài thi, học viênkhông cần trình bày đầy đủ, tuần tự các bước nêu trên mà cần phân tích ngắn gọn những điểm cơbản nhất để xác định tội danh của bị can, bị cáo (thường tập trung vào dấu hiệu hành vi, giá trị tàisản bị chiếm đoạt, tỉ lệ thương tật của người bị hại, trạng thái tinh thần của bị can, bị cáo khithực hiện tội phạm) Một số dấu hiệu khác như tuổi chịu trách nhiệm hình sự, năng lực tráchnhiệm hình sự được giả thiết là đã thoả mãn, học viên không cần phân tích lại (trừ trường hợptrong đề thi có nêu những điểm đặc biệt liên quan tới các dấu hiệu nêu trên)

Trang 2

* Câu hỏi yêu cầu nhận xét các hoạt động tố tụng

Đối với loại câu hỏi này, học viên cần lưu ý xác định những hoạt động tố tụng cần nhận xét,các yếu tố liên quan đến từng hoạt động (thẩm quyền, thời hạn, nội dung, căn cứ…), đối chiếutừng yếu tố đó với các quy định pháp luật có liên quan để xác định hoạt động tố tụng có hợppháp và có căn cứ hay không

Ví dụ: Khi nhận xét về việc khởi tố vụ án, cần chú ý nhận xét cơ sở khởi tố, căn cứ khởi tố,thẩm quyền khởi tố có đúng với quy định của pháp luật tố tụng hình sự hay không

* Câu hỏi yêu cầu giải quyết tình huống

Học viên cần đọc kỹ tình huống được nêu trong đề bài, xác định các quy định pháp luật cóliên quan, vận dụng các quy định đó để giải quyết tình huống Khi trả lời câu hỏi, cần lưu ý nêu

rõ căn cứ cũng như hướng giải quyết tình huống đó

về mặt nội dung

Ví dụ: Tại phiên toà, sau khi luật sư trình bày lời bào chữa, bị cáo xin phép HĐXX được bổsung ý kiến bào chữa nhưng chủ toạ phiên toà không đồng ý vì cho rằng luật sư đã trình bày đủrồi Với tình huống này, Học viên cần căn cứ vào khoản 2 Điều 217 BLTTHS để đưa ra hướnggiải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo: đề nghị HĐXX cho phép bị cáotrình bày ý kiến bổ sung

* Câu hỏi yêu cầu soạn thảo văn bản

Đối với câu hỏi yêu cầu chuẩn bị văn bản kiến nghị tới các cơ quan tiến hành tố tụng, cácloại đơn, bản bào chữa … học viên cần trình bày và luận giải được những lý lẽ luật sư đưa ra đểkiến nghị, bào chữa, bảo vệ trên cơ sở quy định của pháp luật, sự việc xảy ra theo dữ kiện đề bài

và các tình tiết bổ sung (nếu có) Phải đưa ra được các kiến nghị, đề xuất cụ thể để bào chữa, bảo

vệ cho thân chủ

Trường hợp câu hỏi yêu cầu trình bày luận cứ bào chữa, bảo vệ, học viên cần:

- Viết luận cứ bào chữa, bảo vệ theo cơ cấu đã được học (gồm 3 phần)

- Chú ý viết kỹ phần nội dung và đề xuất (phải nêu được từng điểm chính bào chữa cho bịcáo, bảo vệ cho thân chủ)

Khi soạn thảo các văn bản tố tụng, học viên lưu ý sử dụng mẫu văn bản (nếu có), ghi nhớcách thức soạn thảo các văn bản tố tụng đã được các giáo viên truyền đạt trên lớp, nắm được các

dữ kiện có liên quan trong đề thi để soạn thảo văn bản vừa đúng về hình thức vừa đảm bảo cácyêu cầu về nội dung

* Câu hỏi trắc nghiệm

Một số đề thi trong Ngân hàng đề thi có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dưới hai hình thức: (i)yêu cầu lựa chọn phương án đúng hoặc sai và giải thích lý do; (ii) yêu cầu bình luận về từngphương án được đưa ra Đối với những câu hỏi trắc nghiệm theo dạng thứ nhất học viên có thểphân tích về tính hợp lý của đáp án đúng hoặc phân tích để loại trừ các đáp án không đúng từ đóchỉ ra đáp án đúng theo yêu cầu của đề bài Đối với những câu hỏi trắc nghiệm theo dạng thứ hai,học viên cần kết hợp giữa dữ kiện của đề bài với các quy định pháp luật để phân tích, nhận xét

về tính hợp pháp và có căn cứ của từng đáp án được đưa ra Cuối cùng, cần đưa ra kết luận vềđáp án đúng hoặc nêu đáp án đúng của riêng mình (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng câu hỏi)

3 Một số lưu ý về cách trình bày bài thi

Để bài thi đạt được kết quả tốt nhất, bên cạnh việc đảm bảo về nội dung, học viên cần lưu ýmột số điểm sau:

- Đối với mỗi câu hỏi, học viên cần trả lời ngắn gọn, đủ ý, tránh trình bày dài dòng, lan man;

- Số thứ tự câu hỏi được ghi ra ngoài lề, tách biệt với phần nội dung trả lời để giáo viênchấm thi không bỏ sót câu trả lời;

- Học viên nên cố gắng trình bày bài thi sạch đẹp, tránh gạch xoá và tuyệt đối không sử dụngbút xoá khi làm bài

Trên đây là một số hướng dẫn chung về phương pháp làm bài thi môn Kỹ năng tranh tụngtrong vụ án hình sự Hy vọng các bạn học viên và những bạn đọc có quan tâm sẽ đạt được kếtquả cao nhất khi giải đáp các đề thi trong cuốn sách này

2

Trang 4

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1- 01/180

Do tranh chấp đất đai, từ tháng 6/2003 đến tháng 11/2004, Lê Văn Châu (34 tuổi) trú tại số

14, phố Ngô Quyền, thành phố H thường xuyên xích mích với ông Đỗ Văn Chuyên (52 tuổi) trútại số nhà 12 bên cạnh Mặc dù chính quyền phường đã nhiều lần hoà giải, hai bên vẫn không cóthiện chí Lê Văn Châu cho rằng ông Đỗ Văn Chuyên đã lấn chiếm đất nhà mình với chiều rộng

là 0,35m, chiều dài 13m Ngày 12/11/2004, hai bên xảy ra xô xát Ông Đỗ Văn Chuyên cùng contrai là Đỗ Việt Long đã đánh Châu gây thương tích nhẹ Vào 8h00, ngày 13/11/2004, sau khi ngủdậy, Lê Văn Châu nảy sinh ý định trả thù gia đình ông Chuyên Biết vợ chồng ông Chuyên hàngngày đi làm, chỉ có cháu Lê Huyền Anh (2 tuổi) - cháu ngoại, ở nhà cùng người giúp việc là chị

Đỗ Thị Thơm, Châu đã mua 6 lít xăng tẩm quanh nhà ông Chuyên và đốt Sau khi châm lửa,Châu chạy về nhà mình trốn Do được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên chị Thơm và cháuHuyền Anh chỉ bị thương tích nhẹ

Sau khi đám cháy được dập tắt, sợ bị phát hiện, Lê Văn Châu đã bỏ trốn sang nhà chú ruộttại quận M, Thành phố H

Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Theo anh (chị), Lê Văn Châu có thể bị truy tố về tội danh nào được

quy định trong BLHS?

Tình tiết bổ sung

Vào hồi 14h30 cùng ngày, Lê Văn Châu bị bắt tại nhà người chú ruột ở quận M, thành phố

H

Câu hỏi 2 (1 điểm): Theo anh (chị), Lê Văn Châu bị bắt theo trường hợp nào thuộc các

trường hợp sau đây? Giải thích tại sao?

Câu hỏi 3 (1.5 điểm): Anh (chị) cần phải hỏi và lưu ý chị Mai những vấn đề gì?

Câu hỏi 4 (1 điểm): : Anh (chị) cần thực hiện các thủ tục gì để được cấp giấy chứng nhận

người bào chữa cho Lê Văn Châu?

Tình tiết bổ sung

Trong quá trình Châu bị tạm giam, chị Mai muốn nhờ Luật sư chuyển tận tay chồng mìnhtiền và một số loại thuốc chữa bệnh mỗi khi Luật sư vào trại

Câu hỏi 5 (1 điểm): Yêu cầu của chị Châu có thể được thực hiện không? Luật sư cần xử sự

như thế nào trong tình huống này ?

Tình tiết bổ sung

VKSND thành phố H truy tố theo các tội danh Lê Văn Châu mà anh (chị) xác định ở Câu1

Câu hỏi 6 (1 điểm): Theo anh (chị), Lê Văn Châu có thể bị truy tố về những tình tiết tăng

nặng định khung nào của điều luật mà anh (chị) xác định?

4

Trang 5

Câu hỏi 7 (1điểm): Đề nghị này có được anh (chị) chấp nhận không? Nếu được chấp nhận

thì những nội dung nào cần trao đổi với gia đình người bị hại?

Tình tiết bổ sung

Vụ án được đưa ra xét xử bình thường theo quy định

Câu hỏi 8 (2 điểm): Anh (chị) viết bản bào chữa (dưới dạng đề cương) để bào chữa cho bị

cáo Lê Văn Châu

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 6

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-02/180

Ngày 3/1/2005, Nguyễn Văn, 24 tuổi, trú tại quận Ba Đình và Trần Dũng, 20 tuổi, trú tạiThịnh Liệt, Hà Nội, rủ nhau đi tìm gái bán hoa ở công viên Thủ Lệ, quận B, thành phố H Saukhi tìm được Lê Thị Xinh, sinh năm 1979, quê Nghi Lộc, Nghệ An và thoả thuận giá cả, Xinhgọi thêm Nguyễn Thị T “đi khách” Khi đang “vui vẻ”, Hà Anh Hùng, 30 tuổi, trú tại Đội Cấn,

Hà Nội, Vũ An, 32 tuổi, trú tại Đống Đa, Hà Nội xuất hiện “xin đểu” Dũng và Văn không cho.Không xin được, Hùng, An bèn xông vào dùng gạch, đá ném rồi quẳng Dũng, Văn xuống hồ Vìkhông biết bơi nên Văn chết đuổi Còn Dũng, khi đã bơi sang bên kia hồ, nghĩ bạn đã thoát nênung dung đi về nhà Ngày 6/1/2004, mọi người phát hiện xác Văn nổi lên mặt nước hồ trongcông viên Thủ Lệ Biết tin Văn chết, Dũng đã cung cấp những chi tiết trên cho công an quận B,thành phố H

Ngày 10/1/2005, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận B đã quyết định khởi tố vụ án,khởi tố bị can đối với cả Hùng, An, Xinh về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 93 BLHS và

ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Hà Anh Hùng, Vũ An, Lê Thị Xinh

Câu hỏi 1 (2 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về các thủ tục tố tụng mà CQĐT công an

quận Ba Đình đã tiến hành?

Tình tiết bổ sung

Ngày 12/1/2005, mẹ của Hà Anh Hùng đã đến Văn phòng Luật sư nơi anh (chị) làm việcnhờ đích danh anh (chị) là Luật sư bào chữa cho con bà

Câu hỏi 2 (1 điểm): Nếu là Luật sư tập sự của Văn phòng, anh (chị) sẽ:

- Nhận lời bào chữa cho Hà Anh Hùng?

- Từ chối bào chữa cho Hà Anh Hùng?

- Giới thiệu khách hàng với Luật sư Trưởng văn phòng?

Giải thích tại sao lại có quyết định đó?

Câu hỏi 3 (1 điểm): Nếu có đủ thẩm quyền nhận việc, anh (chị) sẽ thực hiện hoạt động gì

để có thể tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án trên?

Tình tiết bổ sung:

Khi anh (chị) đến CQĐT đề nghị được tham gia tố tụng, Điều tra viên đã yêu cầu anh (chị)xuất trình đơn yêu cầu Luật sư có chữ ký của bị can Hùng hiện đang bị tạm giam và hợp đồngdịch vụ pháp lý giữa Luật sư và khách hàng

Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp nêu trên?

Tại CQĐT, Hùng và An đều đổ tội cho nhau, Hùng khai: “Tôi chỉ xin tiền anh Dũng, còn

An xin tiền anh Văn, khi anh Văn không đưa tiền An đã đánh anh Văn, anh Văn sợ nên đã nhảyxuống hồ”, Xinh cũng khai nhận: “Hùng không đánh ai, khi đã lấy được tiền của anh Dũng,Hùng bỏ ra khu chuồng nuôi thú và ngồi hút thuốc”, anh Dũng cũng khai: “Người đánh Văn vàtôi, đuổi chúng tôi ra sát mép nước rồi đẩy chúng tôi xuống hồ là người có sẹo trên má trái”.Hùng không có vết sẹo này

6

Trang 7

Ngày 09/6/2005, CQĐT đã hoàn tất hồ sơ, ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố các bịcan Hà Anh Hùng, Vũ An về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” và “Không cứu giúp người khácđang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” rồi chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát.

Câu hỏi 7 (1 điểm): Là Luật sư của Hùng, anh (chị) sẽ thực hiện hoạt động gì để bảo vệ

quyền và lợi ích cho thân chủ?

Tình tiết bổ sung:

Ngày 07/8/2005, Viện kiểm sát ra cáo trạng truy tố Hà Anh Hùng về tội “Cướp tài sản”theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 133 và tội “Không cứu giúp người khác đang ở trong tìnhtrạng nguy hiểm đến tính mạng” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 102 BLHS 1999

Câu hỏi 8 (2 điểm): Hãy viết bài bào chữa ngắn gọn để bảo vệ cho thân chủ Hà Anh

Hùng?

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 8

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-03/180

Ngày 14/12/2004, xe khách mang biển số 29 H5… từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh,đến địa phận huyện H, tỉnh B thì dừng lại nghỉ ăn trưa Chủ xe đưa tất cả hành khách vào quáncơm Tùng Thuý do Nguyễn Thị Thuý, sinh năm 1963 là chủ quán Khi tất cả mọi người vàoquán thì đều bị ép ăn mỗi người một đĩa cơm giá 30.000 đồng Trấn giữ cổng ra vào quán là HồVăn Quý và Hồ Văn Quán, hai thanh niên có nhiều tiền sự ở địa phương được thuê làm bảo vệ.Một số hành khách không chịu ăn đã bị Quý và Quán tát và hắt nước canh vào mặt Ông Lê VănThuận là một hành khách trên xe đã lấy máy ảnh ra chụp cảnh này Ngay sau khi chụp ảnh, ôngThuận đã bị Nguyễn Thị Thuý gọi Quý và Quán gọi tới xử lý Quý giằng lấy máy ảnh còn Quánlấy mũ cối đập vào đầu và vai ông Thuận Ông Thuận chống cự: “Có giỏi thì đánh đi, tao làphóng viên báo B, tao đã gọi 113 đến đây rồi” Thuý nói: “Đừng doạ, ông anh cứ bình tĩnh vàcho em mượn tạm máy ảnh” 5 phút sau, một số cảnh sát 113 đến kiểm tra quán Tùng Thuý, tiếnhành lập biên bản về việc giữ người trái pháp luật, xử lý hành chính đối với Nguyễn Thị Thuý vềhành vi kinh doanh trái phép Sau đó, xe khách trên được phép tiếp tục chạy theo lộ trình

Ngày 17/1/2004, Nguyễn Thị Thuý đã nhận được Quyết định khởi tố vụ án Bắt giữ ngườitrái pháp luật và Cố ý gây thương tích, Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thuý cũng

về hai tội danh nói trên của CQĐT công an huyện H trên cơ sở đơn tố cáo của ông Thuận và một

số hành khách trên chuyến xe

Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Anh (chị) có bình luận gì về các quyết định trên của CQĐT công an

huyện H?

Tình tiết bổ sung:

Ngày 19/01/2004, trong khi Nguyễn Thị Thuý được triệu tập đến trụ sở công an huyện H

để lấy cung thì tại quán Tùng Thuý, các Điều tra viên đã tiến hành khám xét và thu giữ chiếc mũcối được xác định là dùng để đập vào đầu ông Thuận Chồng Thuý đã nhờ anh (chị) là Luật sưbảo vệ cho vợ

Câu hỏi 2 (1 điểm): Theo anh (chị), những hoạt động nào của CQĐT công an huyện Hàm

Thuận đã không được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự?

Câu hỏi 3 (1.5 điểm): Với tư cách là Luật sư của Thuý, anh (chị) sẽ tiến hành những công

việc gì để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ tại thời điểm này?

Tình tiết bổ sung:

Ngày 27/1/2005, Hồ Văn Quý và Hồ Văn Quán đã bỏ trốn và có nói địa điểm trốn choThuý Tuy nhiên, Thuý không muốn khai về nơi trốn của Hồ Văn Quý và Hồ Văn Quán vì sợrằng, nếu khai, sẽ bị Quý và Quán ứng xử theo luật rừng

Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) sẽ hướng cho Nguyễn Thị Thuý nên làm như thế nào trong

tình huống này?

Tình tiết bổ sung:

Thúy bị bắt để tạm giam trên cơ sở lệnh bắt và lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra đãđược Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn

Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) cần thực hiện các hoạt động gì để được gặp Nguyễn Thị

Thúy trong trại tạm giam?

Tình tiết bổ sung:

8

Trang 9

Câu hỏi 6 (1 điểm): Anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào trong tình huống trên?

Câu hỏi 7 (1.5 điểm): Theo anh (chị), cần có các yêu cầu gì về vấn đề chứng cứ và tố tụng

với cơ quan pháp luật tại thời điểm tố tụng hiện tại?

Tình tiết bổ sung:

Hồ sơ vụ án đã được chuyển sang TAND huyện Hàm Thuận với cáo trạng có nội dung vẫnnhư trên

Câu hỏi 8 (1.5 điểm): Theo anh (chị), Toà án sẽ:

a Ra Quyết định yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung vì không đủ chứng cứ

b Ra quyết định tách vụ án để xử lý riêng với Quán và Quý

c Ra quyết định tạm đình chỉ vụ án để truy nã Quán và Quý

d Trả hồ sơ, yêu cầu Viện Kiểm sát điều tra bổ sung

e Phương án khác theo quan điểm của Anh (chị)

Với mỗi phương án, Anh (chị) hãy giải thích sự lựa chọn của mình

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 10

ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thọ Hành về tội Cưỡng dâm theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 133 BLHS

Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can

của CQĐT đối với Nguyễn Thọ Hành?

Tình tiết bổ sung:

Nguyễn Thọ Hành đã đến Văn phòng Luật sư Trần (nơi anh, chị đang làm việc với tưcách Luật sư tập sự) đề nghị đích danh anh (chị) bào chữa cho Nguyễn Thọ Hành

Câu hỏi 2 (1 điểm): Là Luật sư được Hành nhờ, anh (chị) cần thực hiện những hoạt động

gì để có thể tham gia bào chữa?

Câu hỏi 3 (2 điểm): Anh (chị) hãy xác định những tình tiết quan trọng nhất của vụ án cần

phải được làm rõ để chứng minh hành vi phạm tội của Nguyễn Thọ Hành

Tình tiết bổ sung:

Ngày 02/12/2004, CQĐT công an huyện K đã tiến hành bắt và khám xét nhà ở củaNguyễn Thọ Hành Tại thời điểm đó, anh (chị) đang trao đổi với Hành nên khi CQĐT tiến hànhbắt và khám xét nhà Hành, anh (chị) cũng có mặt Khi Điều tra viên đọc lệnh bắt Hành để tạmgiam, anh (chị) thấy không đọc Quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát

Câu hỏi 4 (1 điểm): Là Luật sư của Hành, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào trong trường

hợp sau:

A, Giả sử lệnh bắt đó không có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát;

B, Giả sử lệnh bắt đó đó có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát

Tình tiết bổ sung:

Ngày 16/3/2005, CQĐT công an huyện K đã có kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơđến VKSND huyện K Trên cơ sở kết luận Điều tra, Kiểm sát viên VKSND huyện K đã quyếtđịnh sẽ soạn thảo cáo trạng truy tố Nguyễn Thọ Hành theo các điểm b, đ khoản 2 Điều 113BLHS và “đánh tiếng” muốn gặp Luật sư của bị can

Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) có đến gặp Kiểm sát viên trong trường hợp này không?

Nếu không, tại sao? Nếu có, anh (chị) sẽ có ý kiến gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chothân chủ của mình?

Tình tiết bổ sung:

10

Trang 11

nào? Giải thích tại sao lại bào chữa theo hướng đó?

Câu hỏi 7 (1.5 điểm): Trên cơ sở định hướng bào chữa mà anh (chị) đã chọn, hãy nêu nội

dung chính trong bản bào chữa cho bị cáo

Tình tiết bổ sung:

Khi gặp thân chủ trong trại tạm giam, Nguyễn Thọ Hành kêu đã bị những người giamchung buồng “trấn” hết các đồ gia đình tiếp tế và “phân công” làm “nô tày” chuyên việc hầu hạ.Hành yêu cầu Luật sư chuyển ngay tiền cho mình để đưa cho những đối tượng này nhằm cảithiện địa vị của Hành trong buồng

Câu hỏi 8 (1 điểm): Anh (chị) sẽ xử sự như thế nào trong trường hợp này?

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 12

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-05/180

Khoảng giữa tháng 6 năm 2005, Nguyễn Văn Nhơn (sinh năm 1983) lấy 18 triệu đồng củagia đình tại xã Hội An, huyện Phú Tân, tỉnh A Nhơn đến gia đình bà Nguyễn Thị Bé Hai ngụ ấpThượng I, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân ở (do Nhơn quen biết với bà Bé Hai) và đã hùn sốtiền nói trên với bà Hai để mua bán hột vịt Do việc thu hồi tiền từ bà Hai chậm và kéo dài nênđến cuối tháng 7/2005 Nhơn mới lấy được 6.700.000đ Nhơn đã nhiều lần yêu cầu bà Bé Haihoàn trả mình số tiền còn lại (11.300.000) nhưng không được

Vào lúc 22 giờ ngày 28/7/2005, Nhơn rủ Phương (con bà Hai) và Tha (người làm công của

bà Hai) đến chợ Mỹ Lương nhậu Khi mỗi người uống được khoảng 01 ly thì Nhơn đứng lên đi

về nhà bà Bé Hai lấy chiếc thuyền máy, trị giá khoảng 21 triệu đồng, chạy về đậu tại bến sônggần nhà mình ở xã Hội An

Sáng ngày 29/7/2005, bà Bé Hai thấy mất thuyền và không thấy Nhơn nên đã nghi ngờ vàtìm đến nhà Nhơn Đến nơi, bà Bé Hai phát hiện chiếc thuyền đang đậu tại bến nhà Nhơn Bà BéHai yêu cầu Nhơn trả lại thuyền nhưng Nhơn yêu cầu bà Hai trả tiền cho Nhơn trước rồi mới trảlại thuyền Vì vậy, bà Bé Hai đã tố cáo hành vi của Nhơn đến Công an huyện Phú Tân

Biết tin mình bị bà Bé Hai tố cáo công an, Nguyễn Văn Nhơn đã đến Văn phòng Luật sưcủa anh (chị) để được tư vấn

Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh (chị) cần làm rõ những vấn đề gì trước khi tư vấn cho Nhơn? Nội

dung tư vấn theo quan điểm của anh (chị)?

Tình tiết bổ sung

Ngày 30/8/2005, CQĐT công an huyện Phú Tân khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối vớiNguyễn Văn Nhơn về tội Chiếm giữ trái phép tài sản và ra lệnh tạm giam Nguyễn Văn Nhơntrong thời hạn 2 tháng

Câu hỏi 2 (1 điểm): Là Luật sư bào chữa cho Nguyễn Văn Nhơn, khi nghiên cứu hồ sơ vụ

án trên, anh (chị) cần lưu ý những vấn đề gì?

Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) cần đề nghị với CQĐT những vấn đề gì để bảo vệ quyền lợi

cho Nguyễn Văn Nhơn?

Tình tiết bổ sung

Tại CQĐT, Nguyễn Văn Nhơn khai như sau:

“Tôi và bà Bé Hai chung vốn để buôn bán hột vịt Tôi góp 18.000.000đ Sau khi kết thúcviệc buôn bản, được lãi 4.000.000đ bà Bé Hai chia cho tôi 2.000.000đ và trả tôi 6.700.000đ tiềngốc còn 11.300.000đ tôi đã đòi nhiều lần nhưng bà Bé Hai chưa trả Ngày 28/7/2005, bà Bé Hai

có viết giấy nhận nợ của tôi với nội dung “Tôi có giữ của anh Nguyễn Văn Nhơn 11.300.000đ(mười một triệu ba trăm ngàn đồng), nay cho anh Nhơn tạm giữ chiếc thuyền máy của gia đìnhtôi để làm tin Khi nào tôi hoàn trả đủ số nợ, anh Nhơn phải trả chiếc thuyền máy cho gia đìnhtôi” Giấy nhận nợ này hiện nay gia đình tôi vẫn giữ Khoảng 21 giờ ngày 28/7/2005 tôi đến nhà

bà Bé Hai lấy chiếc thuyền máy thì tình cờ gặp Phương và Tha, hai người mời tôi ngồi nhậucùng Tôi cũng nói rõ với Phương và Tha việc đi lấy thuyền máy của bà Bé Hai để làm tin.”Tại CQĐT, bà Bé Hai cũng thừa nhận do làm ăn khó khăn nên bà chưa hoàn trả cho Nhơn11.300.000 đồng tiền vốn

Trong hồ sơ vụ án không thấy lưu giấy nhận nợ mà bà Bé Hai đã viết cho Nhơn

12

Trang 13

Tình tiết bổ sung

Ngày 5/10/2005, VKSND huyện Phú Tân ra bản Cáo trạng truy tố Nguyễn Văn Nhơn vềtội “Chiếm giữ trái phép tài sản” theo khoản 1, Điều 141 BLHS

Câu hỏi 6 (1.5 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về quyết định truy tố của Viện kiểm sát?

Anh (chị) sẽ trao đổi nội dung gì với cơ quan tiến hành tố tụng?

Tình tiết bổ sung

TAND huyện Phú Tân quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 31/10/2000 Những ngườiđược triệu tập tham gia phiên toà gồm Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Thị Bé Hai, Phương, Tha, đạidiện gia đình Nguyễn Văn Nhơn

Câu hỏi 7 (1.5 điểm): Khi gặp gỡ Nguyễn Văn Nhơn, anh (chị) cần trao đổi những vấn đề

gì?

Câu hỏi 8 (2 điểm): Hãy chuẩn bị luận cứ bào chữa cho Nguyễn Văn Nhơn.

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 14

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-06/180

Lê Văn Sửu và Nguyễn Thị Hạnh kết hôn năm 1990 và sinh được 2 con trai tên là LêVăn Tâm (sinh ngày 27/12/1990) và Lê Văn Phúc (sinh ngày 19/8/1995) Vợ chồng Sửu sốngvới nhau hạnh phúc cho đến cuối năm 2003, khi Sửu nghi ngờ vợ mình có quan hệ nam nữ bấtchính với Lê Đức Tuý cùng xóm Đêm 29/3/2004, sau 2 ngày về quê lên, Sửu bắt quả tang vợđang quan hệ tình dục với Lê Đức Tuý tại nhà mình trong khi cháu Tâm và Phúc đi chơi Sửu đãđánh Hạnh và Tuý chảy máu nhưng vết thương nhẹ Sau lần bị đánh đó, chị Hạnh và anh Tuýthỉnh thoảng vẫn lén lút gặp nhau

Ngày 29/12/2004, biết Tuý đang bị ốm nằm một mình ở nhà, Lê Văn Sửu nảy sinh ý địnhmua xăng đốt nhà Tuý 15h cùng ngày, Sửu đi mua 3 lít xăng, rủ con trai là Lê Văn Tâm cùngđến nhà anh Tuý Đến nơi, Sửu dặn Tâm: “Con đứng xem có người không để bố đốt” Tâm nói:

“Bố không sợ người ta bắt đền à?” Sửa trả lời “Không sao, nếu có người con ho lên để bố biết”.Tâm nói: “Vâng” và Sửu hành động Sửu khoá trái cửa nhà anh Tuý, tẩm xăng xung quanh nhà

và châm lửa Khi lửa bốc cháy to, bố con Sửu nhảy xuống một cái hồ ngay gần đó bơi trốn thoát.Căn nhà cấp 4 ba gian của anh Tuý cháy gần hết, Tuý bị chết cháy Tổng thiệt hại về tài sản là 21triệu đồng

Ngay tối 29/12/2004, bố con Lê Văn Sửu bị Công an huyện K bắt

Lê Văn Sửu và Lê Văn Tâm bị VKSND tỉnh M truy tố về các tội Giết người (Điều 93BLHS); Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS); riêng Lê Văn Sửu còn bị truy

tố thêm về Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm tội (Điều 252BLHS)

Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về quyết định truy tố của VKSND tỉnh

M? Giải thích tại sao

Tình tiết bổ sung

Do Nguyễn Thị Hạnh ốm sau khi chồng và con bị bắt nên trong quá trình hỏi cung Tâm,CQĐT đã triệu tập bố của Tâm là bị can Lê Văn Sửu tham gia tố tụng với tư cách là người giám

hộ cho cháu Tâm

Câu hỏi 2 (1.5 điểm): Theo anh (chị) việc làm trên của CQĐT đúng hay sai? Tại sao?

Tình tiết bổ sung

Anh (chị) được mời tham gia bào chữa cho cả 2 bị can là Lê Văn Sửu và Lê Văn Tâm.Nguyễn Thị Hạnh là mẹ của bị can Tâm có nguyện vọng nhờ Luật sư giúp đỡ để Tâm được tạingoại

Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) có chấp nhận lời mời bào chữa cho cả hai bị can trong

cùng vụ án này không? Tại sao?

Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) hãy nêu các thủ tục, giấy tờ cần thiết để đề xuất thay đổi

biện pháp ngăn chặn (được tại ngoại) cho bị can Tâm và thể hiện rõ nội dung của giấy tờ đó?

Trang 15

Anh (chị) được đọc hồ sơ vụ án này và phát hiện không có bản ảnh hiện trường, không có báocáo khám nghiệm hiện trường Khi trao đổi với Luật sư cùng văn phòng về phát hiện này, đồngnghiệp của anh (chị) đã khuyên anh (chị) nên yêu cầu Viện kiểm sát trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổsung.

Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) có đồng ý với quan điểm của Luật sư đồng nghiệp không?

Tại sao?

Tình tiết bổ sung

TAND tỉnh M quyết định đưa ra xét xử vụ án đối với Lê Văn Sửu theo các tội danh màViện kiểm sát truy tố

Câu hỏi 8 (2 điểm): Anh (chị) viết bản bào chữa (đề cương chi tiết) để bào chữa cho bị

cáo Lê Văn Sửu

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 16

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-07/180

Lê Văn Sự, sinh năm 1948, có vợ mới chết để lại 3 đứa con Sau đó, năm 2000, Sự đi làmthuê tại xã N và kết hôn với chị Lê Thị Mi, chung sống tại xã N, huyện M, tỉnh O Chị Mi cũng

có chồng chết để lại 3 đứa con, trong đó có cháu Lê Thị An sinh ngày 27/10/1988

Chiều ngày 26/9/2004, cháu Lê Thị An đi học may ở thị trấn về nhà nghỉ, chị Mi đi dạyhọc, cháu An theo mẹ ra ngõ và đến nhà ông Thắng hàng xóm ngồi chơi ở gốc cây mít, ở nhà cònmột mình Lê Văn Sự Sự tìm gọi cháu A về, nói: "Mi sợ tao à? Thích thì mi cứ bỏ đi", cháu A trảlời: "Con đang rủ người đi hái củi", Sự dọa: "Từ nay trở đi mi mà tránh tao thì tao bảo cho" Sau

đó, Sự ra ngoài vườn, cháu An lên giường đắp chăn ngủ Khi cháu An đang ngủ thì Sự vào kéotung chăn ra, tay Sự cầm một con dao cắt hoa quả, Sự không mặc quần áo Cháu An tỉnh giấc,nhìn thấy Sự cháu sợ vùng dậy chạy thoát thân Ngay lập tức, Sự túm gáy, bóp cổ và bắt cháu Ancởi quần ra và đe dọa "nếu không cởi tao đánh chết" Cháu An hô làng thì bị Sự bóp cổ và bắtcháu An cởi quần Sự đạp cháu An ngã ra giường, tát vào đầu cháu An Sự túm quần cháu A giậtmạnh làm cho quần bị rách và tuột ra khỏi người Cháu An chống cự quyết liệt dùng chân đạp Sựngã ra khỏi giường, rồi vùng dậy chạy thoát ra nhà chị Hoa hàng xóm Thấy vậy, chị Hoa lấyquần áo của mình cho An mặc và An đã kể lại sự việc cho chị Hoa nghe Sau đó, An đến trườngtiểu học báo cho mẹ là chị Mi biết

Chị Mi khai: sau khi cháu An bị Sự hiếp không thành, tinh thần bị hoảng loạn, sức khỏe

bị suy nhược nên phải đi điều trị ở bệnh viện ít ngày Hiện nay, tinh thần cháu đã bình thường,chị Mi có đơn yêu cầu xử lý Sự trước pháp luật nhưng không yêu cầu Sự bồi thường thiệt hại vềvật chất, tinh thần

Lời khai của cháu Mi như sau: trong khi đe dọa, Lê Văn Sự còn dùng dao nhọn và dọa sẽgiết cả mẹ lẫn con nếu không cởi quần áo để y hành lạc, đồng thời Sự đã cởi bỏ quần áo và chốtcửa ra vào từ trước rồi mới hành động

Ngày 5/10/2004, Công an huyện M đã khởi tố vụ án hình sự và triệu tập Sự, yêu cầu phải

có mặt tại Công an huyện M vào 8h ngày 6/10/2004 để trình bày về việc bị tố cáo hiếp dâm

Chiều ngày 5/10/2004, Sự đến Văn phòng Luật sư E muốn anh (chị) là Luật sư cùng Sự

có mặt tại Công an huyện M theo giấy triệu tập trên

Câu hỏi 1 (2 điểm): Anh (chị) cần chọn phương án nào trong số các phương án sau:

a) Từ chối yêu cầu của Sự

b) Nhận lời tư vấn cho Sự nhưng từ chối đi cùng Sự đến cơ quan Công an và đề nghị Sự

ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý mời Luật sư với hai nội dung: Tư vấn về hình sự vàtham gia bào chữa cho Sự từ khi Sự bị bắt giữ (nếu bị bắt giữ) cho đến khi toà án cáccấp xét xử xong

c) Nhận lời bào chữa cho Sự và đề nghị Sự ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý mời Luật sưtham gia từ giai đoạn Công an triệu tập lấy lời khai cho đến khi toà án các cấp xét xửxong

Tình tiết bổ sung

Ngày 10/10/2004, CQĐT huyện H ra quyết định khởi tố bị can đối với Sự về hành vi hiếpdâm cháu Lê Thị An vào chiều ngày 26/9/2003 Đồng thời, CQĐT huyện H ra lệnh tạm giam đốivới Sự trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày 10/10/2004 đến ngày 10/01/2005

Câu hỏi 2 (1 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về hoạt động tố tụng trên của CQĐT huyện

M?

Tình tiết bổ sung

16

Trang 17

CQĐT khi biết chị M không đồng ý đưa cháu An đi giám định thương tích.

Tình tiết bổ sung

Qua tiếp xúc với Sự trước đó, anh (chị) được biết: năm 2003, Sự và cháu A vào rừng háicủi Sự định cưỡng hiếp nhưng cháu An không đồng ý Sự có kéo rách quần cháu, nhưng Sựkhông làm gì được vì cháu An khóc van xin to quá, Sự không hiếp cháu nữa mà lấy dây rừngbuộc lại những chỗ quần rách cho cháu An Khi Sự và cháu An về nhà, cháu An đã kể lại chuyệncho mẹ nghe Chị Mi đã đuổi Sự ra khỏi nhà, nhưng do Sự đã xin lỗi chị M và cháu An nên chị

Mi đã tha thứ

Câu hỏi 4 (1 điểm): Là một Luật sư với trách nhiệm bảo vệ sự nghiêm minh của pháp

luật, anh (chị) có tố giác sự việc này với Cơ quan điều tra không? Tại sao?

Tình tiết bổ sung

VKSND huyện M lấy lời khai của chị Lê Thị Mi, chị Mi đã khai thêm việc Sự hiếp dâmcháu M ở trong rừng nhưng không thành từ năm 2002, nhưng chị cũng xin giảm nhẹ hình phạtcho Sự Viện kiểm sát cũng lấy lời khai bổ sung của Sự về hành vi này, Sự cũng công nhận lờikhai của chị Mi nhưng xin được tha thứ

VKSND huyện M nhận định Sự đã có 02 hành vi hiếp dâm cháu Lê Thị An vào năm

2002 và ngày 26/9/2003 nên đã chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND tỉnh O để giải quyết theo thẩmquyền

VKSND tỉnh O đã ra cáo trạng truy tố Lê Văn Sự về tội "Hiếp dâm trẻ em" theo điểm c,khoản 3, Điều 112 BLHS

Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) hãy nêu những vấn đề cần trao đổi với VKSND tỉnh O?

Tình tiết bổ sung

Ngày anh (chị) vào trại tạm giam gặp Lê Văn Sự, Sự yêu cầu anh (chị) chuyển thư của Sựviết cho vợ để xin lỗi chị Mi và cháu An, xin chị Mi và cháu An rút yêu cầu khởi tố vụ án trướckhi mở phiên tòa

Câu hỏi 6 (1 điểm): Anh (chị) giải quyết tình huống này như thế nào?

Tình tiết bổ sung

Tòa án nhân dân tỉnh O gửi cho Luật sư D quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với Lê Văn

Sự về "Tội hiếp dâm trẻ em" theo điểm c khoản 3 Điều 112 BLHS

Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) lựa chọn phương án nào trong hai phương án sau? Tại

sao?

a) Viết kiến nghị Luật sư đề nghị Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho VKSND tỉnh O

để điều tra bổ sung

b) Chuẩn bị luận cứ bào chữa cho Lê Văn Sự và kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm

Câu hỏi 8 (2 điểm): Anh (chị) hãy soạn thảo một trong hai loại văn bản trên tuỳ theo sự

lựa chọn của bản thân

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 18

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-08/180

Ngày 16/8/2004, do cần tiền để mua ma tuý sử dụng, Phạm Huy Giang, 21 tuổi đã rủ LêĐức Sơn (17 tuổi) “làm” vài vụ để kiếm tiền Lần rủ đầu tiên, Sơn đã từ chối vì sợ bị Công anbắt Sau nhiều lần Giang thuyết phục, Sơn đã nhận lời Biết anh Vũ Trung Kiên và chị Lê HảiThu làm nghề kinh doanh kim hoàn, sáng sớm thường mang tiền từ xã H về thị trấn M nên Giang

đã lên kế hoạch chiếm đoạt tiền và hàng của vợ chồng anh Kiên Giang thống nhất mang dâythừng loại to, chọn đoạn đường vắng, giăng dây thừng khi nào anh Kiên, chị Thu đi qua thì giậtlàm xe đổ, người ngã để chiếm đoạt tiền và hàng

Theo kế hoạch, khoảng 4h30 sáng ngày 17/8/2004, Giang và Sơn đã có mặt ở khu đồiBãi Thung, xã H Tại đây Giang đã buộc 1 đầu dây thừng vào cây cọc được đóng trước venđường và cùng Sơn nấp vào bụi cây bên kia đường, cầm 1 đầu dây thừng Giang phân công khinào có tín hiệu, Sơn giật dây thừng, Giang sẽ nhảy ra giật tài sản rồi cả 2 sẽ cùng lên xe chạy (xemáy được cất ở bụi rậm ngay gần đó) Khoảng 4h55, anh Kiên đèo vợ đi qua đoạn đường trên.Xác định đúng là vợ chồng anh Kiên, chị Thu nên khi xe máy chớm dây thừng, Giang đã ra hiệucho Sơn giật Sau khi Sơn giật dây thừng, xe máy đổ, anh Kiên và chị Thu ngã ra đường, Giang

đã nhảy vào giật ngay chiếc túi xách của chị Thu và cả hai cùng chạy trốn Về đến thị trấn M,Giang, Sơn mở túi ra thì thấy có 14 triệu đồng Việt Nam; 2,5 cây vàng; 1 bánh hêrôin Giang choSơn 3 triệu đồng, còn lại Giang đem về nhà Ngày 18/8/2004, trong lúc Giang đang bán số vàngchiếm đoạt được cho một cửa hàng vàng bạc thì bị bắt

Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh (chị) hãy xác định tội danh của Giang và Sơn.

Câu hỏi 2 (1.5 điểm): Việc Phạm Huy Giang bị bắt, có 2 quan điểm:

1 Giang bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang

2 Giang bị bắt trong trường hợp khẩn cấp

Theo anh (chị) quan điểm nào đúng? Tại sao?

Tình tiết bổ sung

Tại Cơ quan điều tra, anh Kiên, chị Thu khai không bao giờ dính dáng đến ma túy Việctrong số tài sản mà Giang, Sơn giật được của Anh (chị) có 1 bánh hêrôin có thể do Giang, Sơn đổvấy cho vợ chồng chị, thậm chí Cơ quan điều tra “nhét” vào

Câu hỏi 3 (1 điểm): Việc xác định tính chân thực trong lời khai của anh Kiên, chị Thu

còn phụ thuộc vào kết quả các hoạt động điều tra nào của Cơ quan điều tra?

Tình tiết bổ sung

Sau khi biết Phạm Huy Giang bị bắt, Lê Đức Sơn đã đến Công an huyện T trình bày rõ

sự việc và nộp lại toàn bộ số tiền đã được Giang chia cho Sau khi Sơn bị khởi tố, gia đình Sơn

đã mời anh (chị) làm Luật sư bào chữa Anh (chị) đề nghị được gặp bị can và nghiên cứu hồ sơnhưng CQĐT không chấp nhận

Câu hỏi 4 (1 điểm): Việc làm đó của CQĐT đúng hay sai? Anh (chị) làm gì trước tình

huống này?

Tình tiết bổ sung

Mẹ của bị can Lê Đức Sơn trình bày: Bố của Sơn là liệt sỹ, hiện tại Sơn đang học lớp 1,lại chưa có tiền án, tiền sự và đề nghị anh (chị) yêu cầu CQĐT để Sơn được miễn TNHS

Câu hỏi 5 (1 điểm): Theo anh (chị), có căn cứ để chấp nhận đề nghị của mẹ bị can Lê

Đức Sơn không? Giải thích tại sao?

18

Trang 19

đi chiếm đoạt tài sản Xe đang bị CQĐT giữ Nay bà Thân đề nghị Luật sư sử dụng các biệnpháp luật định để xin lại xe.

Câu hỏi 6 (1 điểm): Đề nghị của bà Thân có được anh (chị) chấp nhận không? Căn cứ

pháp lý?

Tình tiết bổ sung

Anh (chị) chuẩn bị vào trại tạm giam gặp và trao đổi với bị can Lê Đức Sơn

Câu hỏi 7 (1.5 điểm): Anh (chị) hãy nêu các vấn đề cần trao đổi với bị can.

Tình tiết bổ sung

Lê Đức Sơn bị truy tố theo tội danh mà anh (chị) đã nêu ở câu hỏi 1

Câu hỏi 8 (2 điểm): Anh (chị) hãy nêu những điểm chính trong bản luận bào chữa cho

bị cáo

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 20

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-09/180

Hồi 17h ngày 8/7/2004, Nguyễn Văn Liệt ở ấp Suối Lớn, Dương Tơ, huyện P, tỉnh K đếnnhà ông Nguyễn Văn Bé (anh cùng cha khác mẹ với Liệt) ở cùng ấp Khi đến nhà ông Bé, Liệtgặp bà Cao Thị Đẹp (vợ ông Bé), vợ chồng Lê Văn Bây và Nguyễn Thị Loan, riêng ông Bé lúcnày vắng nhà Nguyễn Văn Liệt ngồi uống trà ở nhà trước Khoảng 1h sau, Liệt đi ra nhà bếpthấy bà Loan đang nấu cơm nhưng không nói gì và đi lên nhà trên tiếp tục ngồi uống nước Lúcnày, Liệt nhớ lại chuyện bà Loan nói mình làm biếng, không chịu lao động nên đã bực tức và đixuống nhà bếp lấy một cây dao yếm có cán bằng sắt dài 32cm (kể cả cán), chiều ngang lớn nhất7cm, có một bề sắt rồi chém nhiều nhát vào lưng bà Loan Bà Loan vừa đưa tay phải lên đỡ, vừakêu cứu Nghe tiếng kêu của vợ, ông Bây liền chạy xuống bếp thì bị Liệt dùng dao chém nhiềunhát vào người

Ngay đêm đó, Nguyễn Văn Liệt bị Đồn biên phòng 750 bắt giữ theo lệnh bắt khẩn cấpcủa Công an huyện P Nguyễn Văn Liệt bị Đồn biên phòng tạm giữ hành chính trong thời hạn 3ngày từ 24h ngày 8/7 đến 24h ngày 11/7

Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về các hoạt động tố tụng mà Đồn biên

phòng và Công an huyện P đã tiến hành?

Câu hỏi 2 (1 điểm): Thời hạn tạm giữ 3 ngày từ 8/7 đến 11/7 của Đồn biên phòng 750 có

được trừ vào thời hạn tạm giam (nếu Nguyễn Văn Liệt bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này sauđó) hay không? Tại sao?

Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) hãy xác định những nội dung cần làm rõ khi tiếp xúc với

gia đình bị can Nguyễn Văn Liệt khi đến nhờ anh (chị) bào chữa?

Tình tiết bổ sung

Theo kết quả giám định của Cơ quan giám định tỉnh K thì ông Bây bị mất đốt thứ 3 ngónthứ tư của bàn tay phải, hạn chế khả năng vận động ngón 5 của bàn tay trái, nhiều vết thươngphần mền, tỷ lệ thương tích là 25%; Bà Loan bị vỡ nhãn cầu trái, đã múc nội nhãn, gãy haixương cẳng tay phải, tỷ lệ thương tích là 58%

Câu hỏi 4 (1.5 điểm): Anh (chị) sẽ trao đổi gì với CQĐT?

Câu hỏi 5 (1 điểm): Khi gặp Liệt trong trại tạm giam, anh (chị) sẽ trao đổi gì với Nguyễn

Câu hỏi 6 (1.5 điểm): Với tình tiết trên, anh (chị) sẽ tiến hành các hoạt động gì nhằm bảo

vệ quyền lợi cho Nguyễn Văn Liệt?

Tình tiết bổ sung

20

Trang 21

tích VKS nhân dân tỉnh K đã truy tố Nguyễn Văn Liệt về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3Điều 104 BLHS.

Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) hãy xác định những người cần triệu tập đến phiên toà? Câu hỏi 8 (2 điểm): Anh (chị) hãy nêu những điểm chính để bào chữa cho Nguyễn Văn

Liệt?

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 22

Ngày 03/7/2004, không thấy chồng từ Công an huyện trở về, bà Vũ Thị Gia (vợ ôngQuốc) đã đến văn phòng Luật sư Nguyễn - Trần, nơi anh (chị) đang làm việc nhờ đích danh anh(chị) làm Luật sư giúp đỡ cho chồng mình.

Câu hỏi 1 ( 1.5 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về các hoạt động mà CQĐT Công an

huyện P đã tiến hành?

Câu hỏi 2 (1 điểm): Anh (chị) sẽ thực hiện những hoạt động nào để có thể có mặt khi

CQĐT lấy lời khai người bị tạm giữ Bùi Văn Quốc?

Tình tiết bổ sung:

Ngày 08/7/2004, theo Quyết định trưng cầu giám định pháp y của CQĐT, Bệnh việnhuyện P đã tiến hành giám định pháp y và đưa ra kết luận: “ Màng trinh của nạn nhân (bà NgôThị Lâm) bị rách, vết rách cũ không có biểu hiện tổn thương, có dấu vết của tinh dịch trên vùng

âm đạo của nạn nhân ”

Trên cơ sở kết luận giám định này, ngày 15/7/2004, CQĐT Công an huyện P ra quyếtđịnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Văn Quốc về tội “Hiếp dâm” theo quy định tạiĐiều 111 BLHS 1999

Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về các hoạt động liên quan đến việc giám

định trong tình huống này?

Câu hỏi 4 (1 điểm): Là Luật sư của ông Quốc, anh (chị) sẽ tiến hành trao đối với cơ quan

nào, về vấn đề gì để bảo vệ cho thân chủ?

Tình tiết bổ sung:

Ngày 20/8/2004, CQĐT hoàn tất hồ sơ cùng bản kết luận điều tra và chuyển hồ sơ đếnViện kiểm sát Sau khi được Luật sư động viên, ông Quốc đã thú nhận rằng: Vì bà Lâm goá bụa,chồng chết sớm nên đã nhiều lần bà Lâm và ông đã có quan hệ với nhau, bà Lâm yêu cầu ông lyhôn vợ để hai người có thể cùng chung sống Vì ông Quốc không chịu ly hôn nên lần này bàquyết định làm cho ông phải bẽ mặt

Câu hỏi 5 (1 điểm): Là Luật sư bào chữa cho ông Quốc, anh (chị) sẽ thực hiện hoạt động

gì khi biết được tình tiết nêu trên?

Tình tiết bổ sung:

Ngày 22/9/2004, VKSND huyện P ra bản cáo trạng truy tố Bùi Văn Quốc ra trước Tòa ánnhân dân huyện P về các tội “Hiếp dâm” theo quy định tại khoản 1 Điều 111, và tội “Vi phạmchế hôn nhân một vợ một chồng” theo quy định tại khoản 1 Điều 147 BLHS 1999

Câu hỏi 6 (1.5 điểm): Anh (chị) hãy định hướng bào chữa cho thân chủ, trên cơ sở định

hướng đó hãy lập kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa

Tình tiết bổ sung:

22

Trang 24

Qua điều tra, công an quận HM đã làm rõ Hà Thanh Tùng chính là kẻ đã thực hiện hành

vi hiếp dâm và chiếm đoạt xe đạp máy của cháu Linh Ngày 19/7/ 2004, Thủ trưởng CQĐT công

an quận HM đã ra quyết định khởi tố vụ án công nhiên chiếm đoạt tài sản và khởi tố bị can HàThanh Tùng cũng về tội danh nói trên

Anh (chị) được mời là luật sư bảo vệ cho cháu Linh

Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Anh (chị) có ý kiến gì về hoạt động tố tụng mà các cơ quan bảo vệ

pháp luật quận HM đã thực hiện?

Câu hỏi 2 (1.5 điểm): Theo anh (chị), CQĐT cần làm sáng tỏ những vấn đề gì trong vụ án

này?

Tình tiết bổ sung:

Ngày 30/7/2003, chị Hoa đã gọi điện ngỏ ý muốn đến gặp bà Hương là mẹ cháu Linh đểthuyết phục để không yêu cầu khởi tố vụ án hiếp dâm cháu Linh vì gia đình Tùng hứa sẽ bồithường nhiều tiền, vả lại, họ (gia đình Tùng) rất có thế lực, có thể tác động lớn đến quá trình điềutra vụ án theo hướng có lợi cho con em họ

Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) nên khuyên bà Hương như thế nào khi được hỏi ý kiến về

Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) nên làm như thế nào sau khi phát hiện những vấn đề nói

trên trong hồ sơ vụ án?

24

Trang 25

Luật sư của Tùng đã đến gặp gia đình chị Hương nói rằng có chứng cứ để khẳng định cháuLinh không còn trinh khi quan hệ với Tùng và Tùng chỉ phạm tội cưỡng dâm vì Tùng chỉ doạnếu không “cho” Tùng, Tùng sẽ nói với tất cả mọi người sự thật này Bà Hương cũng cho anh(chị) biết, Linh cũng đã từng bị cha dượng của mình giở trò sàm sỡ.

Câu hỏi 6 (1 điểm): Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào đối với những thông tin này?

Tình tiết bổ sung:

TAND thành phố Hà Nội đã có quyết định đưa vụ án Hiếp dâm ra xét xử đối với bị cáo HàThanh Tùng theo quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS

Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) cần quan tâm nghiên cứu những tài liệu gì trong hồ sơ vụ án

này khi được phép nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án trước khi vụ án được đưa ra xét xử

Câu hỏi 8 (1.5 điểm): Anh (chị) hãy nên những điểm chính trong bài bảo vệ cho thân chủ

Lê Thuỳ Linh tại phiên toà

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 26

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-12/180

Ngày 14/7/2004, chị Nguyễn Thị Hằng đem 20.000đ ra nhà chị Thông mua 1 kg đường.Sau khi nhận tờ tiền 20.000 đồng, một vài giờ sau, chị Thông nghi là tiền giả Tối ngày18/7/2004, chị Thông đi chùa về đi ngang qua nhà chị Hằng, chị Thông vào trả tờ tiền nghi là giảcho vợ chồng chị Hằng

Lúc đó, chị Hằng và chồng - Nguyễn Văn Dung đang ăn cơm dưới bếp Khi chị Thôngđòi tiền, lời qua tiếng lại, hai bên xảy ra xô xát, Dung đã đấm chị Thông làm chị Thông bị ngã.Đồng thời, Dung chạy lên nhà trên lấy vỏ chai bia và gậy ra tiếp tục đuổi đánh chị Thông thì chịHằng can ngăn và đứng chắn ở cửa ra vào Dung quát vợ “Dịch ra”, chị Hằng không nghe, Dungliền xô chị Hằng làm chị Hằng ngã xuống đất đập đầu vào bậc lên xuống Mọi người thấy mặtchị Hằng tái đi, có triệu chứng chóng mặt và buồn nôn nên đã đưa đi cấp cứu tại Trung tâm y tếhuyện Theo cán bộ Trung Tâm y tế huyện, lúc này thai nhi trong bụng chị Hằng đã “không cửđộng” và tim thai âm tính

Sau đó, chị Hằng được chuyển lên bệnh viện Phụ sản Hà Nội Tại đây chị Hằng đượcchuẩn đoán là thai chết lưu và não bị tổn thương, đến khoảng 3h30 sáng 19/7/2004, chị Hằngchết

CQĐT đã ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Dung (chồng chị Hằng) và ra quyết định khởi

tố vụ án, khởi tố bị can đối với Dung về tội “Giết người” theo Điều 93 BLHS, đồng thời ra lệnhtạm giam Nguyễn Văn Dung với thời hạn 04 tháng

Gia đình Dung đã đến Văn phòng Luật sư nhờ anh (chị) giúp đỡ

Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về các hoạt động tố tụng mà CQĐT đã

tiến hành?

Câu hỏi 2 (1.5 điểm): Anh (chị) hãy nêu nội dung tiếp xúc với gia đình Dung khi nhận

bào chữa cho khách hàng?

Tình tiết bổ sung:

Khi biết anh (chị) nhận lời bảo vệ quyền lợi cho Dung, gia đình chị Hằng đã chuyển choanh (chị) một bức thư của Dung viết xin lỗi gia đình Trong đó Dung thừa nhận Dung cố ý xô ngãchị Hằng vì Dung nghi ngờ chiếc thai trong bụng chị Hằng không phải là con của mình Dungmuốn làm chị Hằng sảy thai nhưng không hề muốn giết chị Hằng

Câu hỏi 3 (2 điểm): Anh (chị) sẽ chọn phương án nào trong các phương án sau để giải

quyết tình huống trên:

1) Tiêu huỷ bức thư trên vì đây là chứng cứ bất lợi cho thân chủ;

2) Vào trại giam, gặp thân chủ để hỏi rõ về vấn đề này;

3) Không làm gì cả vì tình tiết trên không làm thay đổi tội danh mà CQĐT đã khởi tố;4) Phương án riêng của anh (chị)

Tình tiết bổ sung

Trong quá trình điều tra, CQĐT xác định tờ 20.000đ mà chị Thông đem trả lại cho vợchồng Hằng - Dung là tiền giả và số tiền này do Dung đưa cho vợ đi mua đường CQĐT đã hỏicung Dung về vấn đề này, Dung thừa nhận có biết tờ tiền 20.000đ trên là tiền giả

CQĐT đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định bổ sung quyết địnhkhởi tố bị can đối với hành vi này của Dung theo Điều 180 BLHS về tội Lưu hành tiền giả

Câu hỏi 4 (1 điểm): Trong trường hợp trên, theo anh (chị), có cần trao đổi với CQĐT

không? Nếu có thì nội dung trao đổi là gì? Nếu không, tại sao?

26

Trang 27

đấm và đẩy ngã chị Thông làm cho chị mất một răng cửa, rạn xương bánh chè

Viện kiểm sát đã ra quyết định trưng cầu giám định đối với các vết thương của chị Thông.Kết luận giám định đã kết luận các vết thương của chị Thông có tỷ lệ thương tật là 12%

Viện kiểm sát đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Văn Dung về hành vi cố ý gâythương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS và chuyển cho CQĐT điều tra theo thẩm quyền

Câu hỏi 5 (1 điểm): Theo anh (chị), quyết định của Viện kiểm sát đúng hay sai? Tại sao?

Tình tiết bổ sung

Viện kiểm sát đã ra Cáo trạng truy tố Nguyễn Văn Dung theo điểm b, q khoản 1 Điều 93

và khoản 1 Điều 180 BLHS

Câu hỏi 6 (1 điểm): Là Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Nguyễn Văn Dung, anh (chị) sẽ trao

đổi gì với cơ quan tiến hành tố tụng?

Tình tiết bổ sung

Giả sử vụ án có đủ điều kiện để xét xử Căn cứ vào bản cáo trạng của Viện kiểm sát, Toà

án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử bị cáo Dung theo điểm b, q khoản 1 Điều 93 và khoản 1Điều 180 BLHS

Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) hãy xác định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

mà Viện kiểm sát có thể đề xuất tại phiên tòa và dự định đối đáp với Kiểm sát viên để phủ địnhviệc áp dụng các tình tiết này

Câu hỏi 8 (1 điểm): Anh (chị) nêu những điểm chính trong nội dung bản bào chữa cho bị

cáo Nguyễn Văn Dung

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 28

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-13/180

Khoảng 17 h ngày 02/01/2005, trên đường đi học về, Phạm Ngọc Huyền nhìn thấy trongbụi cỏ trước nhà số 273 phố Hoa Hồng, quận B có một túi xách màu đen Huyền dừng xe lại, mởtúi xách ra thì thấy trong túi có một máy ảnh hiệu SONY và một danh thiếp của anh Hoàng Nam,

số điện thoại 098… Huyền mang chiếc máy ảnh và danh thiếp về nhà Khi mở máy ảnh, Huyềnthấy trong thẻ nhớ của máy còn lưu 24 bức ảnh chụp cảnh “thân mật” của một đôi nam nữ

Ngày 03/01/2005, Huyền gọi điện thoại cho anh Nam theo số điện thoại trong danh thiếpvới nội dung yêu cầu anh Nam chuộc lại chiếc máy ảnh và những bức ảnh trong máy với giá30.000.000 đồng Lo sợ những bức ảnh riêng tư của mình sẽ bị phát tán, anh Nam đồng ý và hẹngiao tiền cho Huyền vào 14 giờ ngày 4/11/2005 tại quán cà phê Z (phường A, quận B, thành phốC) Đúng hẹn, Huyền tới quán cà phê Z gặp anh Nam Khi anh Nam đang giao tiền cho Huyềnthì Công an quận B ập vào bắt quả tang

Theo tường trình của anh Nam, chiếc máy ảnh SONY anh mới mua với giá 13.000.000đồng

CQĐT công an quận B đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Ngọc Huyền về tội

“Chiếm giữ trái phép tài sản” theo khoản 1, Điều 141 BLHS và tội “Cưỡng đoạt tài sản” theokhoản 1, Điều 135 BLHS

Anh (chị) được mời làm người bào chữa cho Huyền

Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về tội danh và điều khoản BLHS mà

có tiền án, tiền sự, gia đình có thể quản lý được; mọi chi phí có liên quan gia đình sẽ lo đủ

Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) sẽ giải thích với gia đình Huyền như thế nào và cần đề

xuất với CQĐT vấn đề gì để bảo vệ quyền lợi cho bị can Huyền?

để ý tới chiếc máy ảnh nữa

Câu hỏi 4 (1.5 điểm): Giả sử lời khai của anh Nam là đúng thì nó có ảnh hưởng đến việc

định tội danh đối với Huyền hay không? Tại sao?

Câu hỏi 5 (1.5 điểm): Anh (chị) cần làm gì và/hoặc đề xuất với CQĐT về vấn đề gì để

làm sáng tỏ tình tiết nêu trên?

Trang 29

Tình tiết bổ sung

VKSND quận B truy tố Huyền về tội “Chiếm giữ trái phép tài sản” theo khoản 1 Điều

141, tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo khoản 1, Điều 135 BLHS

Theo bản sao sổ hộ khẩu gia đình Huyền được lưu trong hồ sơ thì Huyền sinh ngày13/12/1987 Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, gia đình Huyền chuyển cho anh (chị) một bản saogiấy khai sinh của Huyền theo đó Huyền sinh ngày 13/12/1988

Câu hỏi 7 (1.5 điểm): Anh (chị) cần tiến hành biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi cho thân

chủ của mình?

Tình tiết bổ sung

Toà án đã có đủ tài liệu để khẳng định Phạm Ngọc Huyền sinh ngày 13/12/1988 Giađình Huyền đề nghị anh (chị) bào chữa cho Huyền theo hướng không có tội và yêu cầu các cơquan tiến hành tố tụng bồi thường thiệt hại cho Huyền theo Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyềntiến hành tố tụng hình sự gây ra

Câu hỏi 8 (1 điểm): Anh (chị) có đồng ý với đề nghị của gia đình Huyền hay không? nếu

có thì tại sao? Nếu không, anh (chị) cần giải quyết như thế nào?

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 30

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-14/180

Bùi Văn Hùng, trú tại quận B, thành phố H, đầu tháng 6/2005, Hùng đến cửa hàng 299phố KN, quận HBT, thành phố H xin mua trả chậm một số máy tính xách tay với ý định mua rồi

sẽ bán lấy tiền trả nợ, tuy nhiên, nhân viên cửa hàng không dám bán vì phải lập hợp đồng kinh tế

và nói Hùng đến gặp trực tiếp lãnh đạo cửa hàng Sau đó, Hùng đến gặp Vũ Xuân Hoà, Giámđốc Xí nghiệp thiết kế điện tử (gọi tắt là Xí nghiệp) nhờ Hoà đứng tên Xí nghiệp để ký hợp đồngmua máy tính xách tay và hứa sẽ trả hoa hồng 04% giá trị của hợp đồng và được Hoà đồng ý.Sau đó Hùng dẫn Hoà đến giới thiệu với chị Đoàn Thị Hương - Phó giám đốc Cửa hàng 299 đểhai bên trao đổi, có anh Bùi Văn Tư là kế toán trưởng cùng tham dự

Sau khi bàn bạc thống nhất, chị Hương lập bản hợp đồng kinh tế số 17 ngày 11/6/2005 vớinội dung là: “Cửa hàng (bên A) bán cho Xí nghiệp (bên B) 30 máy tính xách tay hiệu TOSHIBAvới giá 33.750 USD Khi nhận hàng Xí nghiệp phải trả trước 50% giá trị hợp đồng ” và đưaHùng đem về cho Hoà Hoà đã ký và đóng dấu Xí nghiệp vào bản hợp đồng rồi chuyển lại chocửa hàng 2 bản

Ngày 13/6/2005, Hoà ký với Hùng hợp đồng số 36 với nội dung bán lại cho Hùng 30 máytính xách tay trên cũng với giá 33.750 USD Hùng đã đưa cho Hoà 21,6 triệu đồng (4% giá trịcủa hợp đồng) Sau đó Hùng đến Cửa hàng 299 nhận máy tính xách tay theo hợp đồng số 17nhưng Cửa hàng yêu cầu trả trước 50% giá trị hợp đồng như đã cam kết Hùng quay về gặp Hoàtrình bày lý do và nhờ Hoà làm công văn đề nghị Cửa hàng cho trả chậm Hoà đồng ý và ký côngvăn số 14 ngày 19/6/2004 đề nghị Cửa hàng cho trả chậm rồi đưa Hùng mang đến Cửa hàng.Căn cứ vào công văn này, Cửa hàng đã lệnh cho thủ kho là Nguyễn Thị Hoa xuất giao cho Hùng

30 máy tính xách tay hiệu TOSHIBA trị giá 33.750 USD Sau khi nhận hàng, Hùng đã đem bán

30 máy tính xách tay thu 520 triệu đồng đem trả nợ hết Sau nhiều lần đến Xí nghiệp đòi nợ màkhông được, Cửa hàng 299 đã có bản tường trình và đơn đề nghị cơ quan công an giải quyết theopháp luật

Trên cơ sở tường trình của cửa hàng, CQĐT công an thành phố H đã ra lệnh bắt khẩn cấp

và tạm giữ Hùng, Hoà trong thời gian 3 ngày

Ngày 9/8/2005, CQĐT công an thành phố H đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hùng

và Hoà về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đồng thời ra lệnh tạm giam Hùng, Hoà trong thời hạn 4tháng

Anh (chị) được mời làm người bào chữa cho Vũ Xuân Hoà

Câu hỏi 1 (1 điểm): Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án nêu trên, anh (chị) sẽ lưu ý những vấn đề

gì?

Tình tiết bổ sung

Bị can Hoà chưa có tiền án, tiền sự, có nơi cư trú rõ ràng Hoà bị bệnh viêm đa khớp, trongthời gian tạm giam bệnh thường tái phát, đi lại rất khó khăn Anh (chị) đã đề xuất với CQĐTthay đổi biện pháp ngăn chặn đối với Hoà từ biện pháp tạm giam sang biện pháp cấm đi khỏi nơi

cư trú Tuy nhiên, CQĐT cho rằng bị can Hoà phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, bắt buộc phải tạmgiam nên không thể thay đổi biện pháp ngăn chặn theo yêu cầu của Luật sư

Câu hỏi 2 (1,5 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về cách giải quyết của CQĐT? Tại sao?

Anh (chị) sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình?

Tình tiết bổ sung

Tại CQĐT, Hùng khai đã nhiều lần thực hiện những vụ mua bán tương tự và các lần trướcHùng đều trả tiền đầy đủ cho Hoà để Hoà thanh toán cho bên bán Khi đặt vấn đề với Hoà về

30

Trang 31

danh Xí nghiệp ký hợp đồng với Cửa hàng, Hùng nói Hùng chỉ mượn tư cách pháp nhân, mọichuyện nhận hàng, thanh toán do Hùng lo Việc này Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của Xínghiệp cũng biết Số tiền 21,6 triệu đồng do Hùng đưa, Hoà đã chuyển vào Quỹ phúc lợi của Xínghiệp

Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) sẽ đề xuất với CQĐT những vấn đề gì để làm rõ sự thật của

vụ án?

Tình tiết bổ sung

Khi nghiên cứu hồ sơ tại Viện kiểm sát, anh (chị) phát hiện quyết định khởi tố bị can VũXuân Hòa được Viện kiểm sát phê chuẩn sau 5 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết địnhkhởi tố bị can nhưng thời hạn của lệnh tạm giam lại bắt đầu cùng thời điểm Cơ quan điều tra raquyết định khởi tố bị can

Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) có quan điểm như thế nào sau khi phát hiện ra những vấn đề

trên trong hồ sơ vụ án

Tình tiết bổ sung

VKSND thành phố H truy tố Bùi Văn Hùng và Vũ Xuân Hoà về tội Lừa đảo chiếm đoạt tàisản theo khoản 4 Điều 139 BLHS

Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về quyết định truy tố của Viện kiểm sát? Anh

(chị) sẽ đề xuất gì với cơ quan tiến hành tố tụng?

Tình tiết bổ sung

TAND thành phố H quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 3/1/2006 Những người thamgia tố tụng được triệu tập tham gia phiên toà gồm: Bùi Văn Hùng, Vũ Xuân Hoà (bị cáo), đạidiện Cửa hàng 299 (nguyên đơn dân sự), đại diện Xí nghiệp (người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan)

Câu hỏi 6 (1,5 điểm): Theo anh (chị) Toà án đã xác định đúng tư cách tố tụng của những

người được triệu tập tham gia phiên toà sơ thẩm hay chưa? Tại sao? Anh (chị) có đề xuất gì vớiToà án về thành phần những người cần triệu tập tới phiên toà?

Câu hỏi 8 (2 điểm): Hãy nêu những điểm chính để bào chữa cho Vũ Xuân Hoà.

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 32

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-15/180

Hứa Hán Lương, sinh năm 1975, trú tại Thuỷ Đông, huyện Diên Bạch, tỉnh Quảng Đông,Trung Quốc sang Việt Nam làm ăn tại thành phố H năm 2000, văn hoá 5/10 nên còn khá ngờnghệch Trong quá trình làm ăn, Lương quen rồi yêu cô Trần Thị Mỹ Ngọc sinh năm 1969, ngụtại 216 Lý Thường Kiệt, thành phố H Ngày 27/7/2002, hai người làm lễ đính hôn nhưng khôngđăng ký kết hôn Đầu năm 2004, Mỹ Ngọc yêu cầu Lương phải làm thủ tục đăng ký kết hôn vàcưới gấp nếu không đường ai nấy đi Có lẽ bắt đầu chán mối tình trai trẻ gái già nên Lương có ýtháo lui trả lời: “Cưới cũng được, nhưng trước hết cô phải trả cho tôi số tiền 195 triệu đồng tôi đãđưa cho cô” Xem như tình đã đứt, cô Ngọc bèn trả cho Lương 85 triệu đồng, số còn lại MỹNgọc cho rằng Lương còn nợ gia đình cô nên xem như huề Đòi nhiều lần không được, Lươngtức giận hăm doạ: “Nếu không trả, tao đặt mìn nổ chết cả nhà mày” Cho rằng người tình cũ hămdoạ, cô Mỹ Ngọc khiêu khích: “Có mua được thuốc nổ không? Nếu không để tôi mua dùm”.Lương bỏ về Trung Quốc mua ngay 4 thỏi thuốc nổ nặng 500g, loại thuốc nổ dẻo đóng thànhthỏi dài 20cm, đường kính 0,4cm cùng 60cm dây cháy chậm và một kíp nổ Ngày 20/6/2004Lương trở về Việt Nam, vào thành phố H thuê phòng nghỉ tại khách sạn An Thái, đường Bùi ThịXuân, Quận 1 Vào khoảng 3h sáng ngày 25/6/2004, Lương cho thuốc nổ vào bao nilon, gọi taxiđến nhà người yêu cũ, lúc đó cả gia đình Ngọc đang ngủ nên không ai biết Lương xuất hiện Đặtkhối thuốc nổ trước giữa cửa sắt nhà 216, Lương đốt nhang châm vào đầu dây cháy chậm,Lương vừa rời hiện trường thì ầm một tiếng, khối thuốc phát nổ, tạo thành một hố sâu 13 cm,kích thước 60x50cm Cửa sắt nhà bị phá tung, vặn cong vào hướng trong nhà, tạo thành một lỗthủng 0,5x2m Các vật dụng trong nhà đều vỡ nát, cửa kính các nhà lân cận đều vỡ vụn, không

có ai bị thương.Ngay sau đó Lương đã bị cơ quan CSĐT thành phố H bắt giữ trên đường lên tàu

ra Hà Nội để trốn về Trung Quốc

Ngày 28/6/2004, cơ quan CSĐT thành phố H ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố

bị can Hứa Hán Lương về các tội “Giết người” theo quy định tại Điều 93, tội “Cưỡng đoạt tàisản” theo quy định tại Điều 135, tội “Huỷ hoại tài sản” theo quy định tại Điều 143 và tội “ Tàngtrữ, sử dụng trái phép vật liệu nổ” theo quy định tại Điều 232 BLHS

Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Theo anh (chị) các quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị

can nêu trên của CQĐT Công an thành phố H đã đủ cơ sở pháp lý chưa? Tại sao?

Câu hỏi 3 (1.5 điểm): Là Luật sư được gia đình Lương mời tham gia tố tụng, anh (chị)

sẽ phải tiến hành các thủ tục gì để được tham gia bào chữa cho Lương?

Tình tiết bổ sung

Tại CQĐT, Lương đều thành khẩn khai khai báo, biện luận cho hành vi của mình Lươngnói rằng mình không cố ý giết người, lý do cho nổ mìn cốt chỉ để đe doạ vì quá tức giận Ngọc đãthách thức và nhằm đòi lại số tiền mà Ngọc đã lấy của Lương (lúc còn ở với nhau, Ngọc có dỗdành Lương cứ đưa tiền cho Ngọc giữ hộ lúc nào cần Ngọc sẽ đưa), vì quá tin tưởng nên Lương

32

Trang 33

Câu hỏi 5 (1 điểm): Là Luật sư được mời bào chữa cho Lương từ giai đoạn điều tra, với

những tình tiết nêu trên, anh (chị) hãy nêu các kỹ năng của Luật sư cần sử dụng trong giai đoạnđiều tra để bảo vệ cho Lương?

Tình tiết bổ sung

Mặc dù Luật sư có đưa ra các chứng cứ để bảo vệ cho Hứa Hán Lương nhưng CQĐT vẫn

đề nghị Viện kiểm sát truy tố các tội danh nêu trên, hỗ sơ vụ án đã được chuyển sang Viện kiểmsát thành phố H

Câu hỏi 6 (1.5 điểm): Là Luật sư bảo vệ cho Lương, anh (chị) sẽ tiến hành trao đổi với

cơ quan nào và về vấn đề gì để giúp cho thân chủ?

Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) hãy chuẩn bị kế hoạch vào gặp Hứa Hán Lương trong trại

tạm giam?

Câu hỏi 8 (1.5 điểm): Hãy nêu những điểm chính bào chữa cho Hứa Hán Lương.

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 34

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-16/180

Hoàng Văn Hùng (sinh năm 1976), do nghiện ma tuý nhưng không có tiền nên đã rủ em traimình là Hoàng Đình Dũng (sinh tháng 6/1988) đi cướp xe taxi Hùng bảo Dũng mang theo mộtcon dao Thái Lan (loại dùng để gọt hoa quả) còn mình mang theo một khẩu súng ngắn

Chiều tối ngày 28/7/2004, Hùng gọi điện thoại đến hãng taxi Ngọc Linh gọi một xe bốn chỗđến góc đường Vương Thừa Vũ Khi xe taxi đến, Hùng bảo anh Nguyễn Văn Thắng (lái xe) điHải Dương Khi đi đến đoạn thị trấn Phố Nối, tỉnh H, thấy trời tối, ít người qua lại, Hùng đã rútsúng ra và buộc anh Thắng ép xe vào lề đường, đưa hết tiền, điện thoại cho Dũng Anh Thắng sợquá nên đã làm theo mệnh lệnh của Hùng Sau đó Hùng buộc anh Thắng xuống xe, lấy dây thừngtrói tay, chân và lấy băng dính bịt mồm, bịt mắt anh Thắng rồi đẩy nằm sấp ở vệ đường KhiHùng và Dũng phóng xe đi, anh Thắng đã vùng vẫy và lăn xuống mương nước ngay cạnh vệđường

Sáng hôm sau, người đi đường đã phát hiện được thi thể của anh Thắng và báo cho Cơ quancông an Cùng ngày, CQĐT Công an tỉnh H đã ra quyết định khởi tố vụ án theo Điều 93 BLHS.Theo kết luận của Tổ chức giám định pháp y tỉnh H, anh Thắng chết do suy hô hấp nặng vìngạt nước

Sau 4 ngày, CQĐT bắt được Hùng, Dũng tại Hải Phòng nhưng không thu được khẩu súngngắn, CQĐT đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Hùng, Dũng về tội “Giết người” theo khoản

1 Điều 93 BLHS, “Cướp tài sản” theo khoản 2 Điều 133 BLHS; ra lệnh tạm giam Hùng và Dũngtrong thời hạn 4 tháng

Câu hỏi 1 (1.5 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về hoạt động tố tụng mà CQĐT đã tiến

hành?

Tình tiết bổ sung

Gia đình của Hùng và Dũng đã đến Văn phòng Luật sư Trần Văn nhờ anh (chị) bào chữa.Anh (chị) đã nhận lời

Câu hỏi 2 (1 điểm): Anh (chị) phải tiến hành các hoạt động gì để CQĐT cấp giấy chứng

nhận người bào chữa?

CQĐT đã ra ra bản Kết luận điều tra trong đó đề nghị Viện kiểm sát truy tố Hùng và Dũng

về các tội mà CQĐT đã khởi tố bị can và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát cùng cấp

34

Trang 35

Câu hỏi 5 (1.5 điểm): Theo anh (chị) các hoạt động tố tụng mà Kiểm sát viên đã tiến hành

đúng hay sai? Vì sao?

Tình tiết bổ sung

Viện kiếm sát đã ra Cáo trạng truy tố Hùng và Dũng về các tội “Giết người” theo điểm e,khoản 1 Điều 93 BLHS, “Cướp tài sản” theo điểm a, d khoản 2 Điều 133 BLHS và tội “Sử dụngtrái phép vũ khí quân dụng” theo khoản 1 Điều 230 BLHS

Câu hỏi 6 (1 điểm): Anh (chị) hãy trình bày những nội dung dự định trao đổi với Viện kiếm

sát trong tình huống trên?

Tình tiết bổ sung

Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phát hiện thấy trong một số bản hỏi cungcủa Dũng không có mặt đại diện gia đình Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà đã raquyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

Câu hỏi 7 (1 điểm): Theo anh (chị), quyết định của Thẩm phán được phân công chủ toạ

phiên toà đúng hay sai? Vì sao?

Tình tiết bổ sung

Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với Hoàng Văn Hùng, Hoàng Đình Dũng vềcác tội “Giết người” theo điểm e khoản 1 Điều 93; “Cướp tài sản” theo điểm a, d khoản 2 Điều

133 BLHS và “Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” theo khoản 1 Điều 230 BLHS;

Câu hỏi 8 (2 điểm): Anh (chị) hãy trình bày các luận điểm chính để bảo vệ cho Hoàng Văn

Hùng và Hoàng Đình Dũng tại phiên toà sơ thẩm?

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 36

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-17/180

Lê Hoàng Dương (sinh ngày 15/12/1987), ngụ tại phường 6 quận BT, thành phố H quenbiết Nguyễn Hương G (sinh ngày 2/9/1988) từ tháng 12/2003 Lợi dụng G còn nhỏ tuổi, gia đìnhkhó khăn, thích ăn diện nên Dương dùng lời đường mật tán tỉnh Vào ngày 12/2/2004, thừa cơgia đình đi vắng, Dương rủ em G đến nhà Dương chơi Tại lầu 1, Dương và G cùng nhau xemphim sex qua mạng sau đó cùng nhau “làm theo phim” Gia đình G biết chuyện, quyết liệt phảnđối nhưng G vẫn “bỏ nhà đi theo tiếng gọi của con tim” Lợi dụng hoàn cảnh đó, Dương đó đưa

em G đi nhiều nơi và “quan hệ” với nhau rất nhiều lần

Tuy vậy, sau một thời gian ngắn, G bắt đầu sợ Dương vì mỗi lần quan hệ, Dương lại tỏ rarất thô bạo, nên G quyết định “thôi” Dương và trở về nhà Ngày 03/9/2004 Dương gọi điện bảo

G đến khu vực công trường chung cư X, quận BT nói chuyện lần cuối Tại đây, Dương yêu cầu

G cho Dương thực hiện hành vi giao cấu nhưng G không chấp nhận và nhiếc mắng Dương Bựcmình, Dương đá G xuống đất rồi xé áo của G Lúc này, anh Nguyễn Văn A và Trần Văn B là bảo

vệ công trường đi tuần tra ngang qua, nghe tiếng kêu của G liền chạy tới, rọi đèn pin chiếu vàomặt Dương Dương nói: “Đứa nào xông tới đây, tao sẽ bóp chết con bé này”, đồng thời giữ chặt

G Anh A từ sau xông tới đá vào sườn Dương làm Dương đau bụng đẩy G ra Anh B kéo G rachỗ khác để G mặc quần áo rồi quay lại hỗ trợ anh A lúc này đang đánh nhau với Dương Mộtlúc sau, anh A và anh B mới khống chế được Dương, đưa Dương đến công an

Ngày 04/9/2004, CQĐT Công an quận BT ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đốivới Lê Hoàng Dương về tội “Cưỡng dâm trẻ em” theo quy định tại khoản 1 Điều 114 và tội “ Đedoạ giết người” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 103 BLHS

Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh (chị) nhận xét gì về tội danh mà CQĐT khởi tố đối với Lê

Hoàng Dương?

Tình tiết bổ sung

Kết thúc điều tra, luật sư được nghiên cứu hồ sơ và phát hiện trong hồ sơ không có bảnảnh hiện trường, không có quyết định trưng cầu giám định pháp y xác định tính chất, mức độthương tích của G

Câu hỏi 2 (1 điểm):: Theo Anh (chị), đây có phải là những vi phạm nghiêm trọng thủ tục

tố tụng của CQĐT không? Tại sao?

Tình tiết bổ sung

Ngày 16/12/2004, VKSND quận 11 đã ra bản cáo trạng truy tố Lê Hoàng Dương về tội:

“Giao cấu với trẻ em” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 115 BLHS rồi chuyển toàn bộ hồ

sơ đến Toà án

Câu hỏi 3 (1 điểm): Là Luật sư bào chữa cho Lê Hoàng Dương, anh (chị) cần chuẩn bị

kỹ các tài liệu nào để phục vụ cho việc bào chữa trong vụ án này?

Tình tiết bổ sung

Ngày 25/01/2005, G đó đến Toà án xin rút yêu cầu khởi tố vụ án đối với Dương, tuynhiên, bố mẹ G không đồng ý

Câu hỏi 4 (1 điểm): Là Luật sư của Dương, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào để bảo vệ tốt

nhất cho quyền lợi của Dương trong trường hợp nêu trên?

Tình tiết bổ sung

36

Trang 37

Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) có sử dụng tài liệu này để cung cấp cho cơ quan tiến hành

tố tụng không? Cung cấp nhằm mục đích gì? Cung cấp vào thời điểm nào của vụ án?

Tình tiết bổ sung

Ngày 18/3/2005, TAND quận BT ra quyết định mở phiên toà công khai lưu động tại sântrường PTTH Nguyễn Gia Thiều (nơi Lê Hoàng Dương đang học lớp 12) để xét xử Lê HoàngDương theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố

Câu hỏi 5 (1.5 điểm): Anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào? Giải thích tại sao

lại xử lý như vậy?

Câu hỏi 6 (2 điểm): Hãy nêu những điểm chính để bào chữa cho thân chủ Lê Hoàng

Dương?

Tình tiết bổ sung

Trước ngày mở phiên toà, bố mẹ của Lê Hoàng Dương đã gặp anh (chị) và đưa ra quanđiểm: nếu Luật sư (với bất kỳ cách nào) giúp cho Dương nhận mức án dưới 5 năm tù, thù lao sẽtăng lên 10 lần không tính các chi phí khác, nếu Luật sư khẳng định không làm được, hai bênthanh lý hợp đồng ngay tại thời điểm này để gia đình thuê luật sư khác

Câu hỏi 8 (1.5 điểm): Anh (chị) sẽ xử sự như thế nào trong tình huống nêu trên?

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 38

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-18/180

Nguyễn Văn Lệ sinh ngày 08/4/1990, chơi thân cùng Nguyễn Đình Ty sinh năm 1984 và

Vũ Văn Na sinh năm 1980 Do ăn chơi đàn đúm, trong năm 2004, Lệ, Ty và Na cùng nhau trộmcắp các loại dây dẫn điện chạy qua cánh đồng thôn Chuông, huyện K để bán lấy tiền Đêm ngày16/5/2005, rạng ngày 17/5/2005, khi Ty và Na đang cắt dây điện thì bị công an xã phát hiện vàbắt quả tang Tại hiện trường, Cơ quan điều tra thu giữ hai bao tải đựng dây cáp điện thoại, dâydẫn điện, một dao phay cán nhựa và một thớt gỗ tròn Ngày 18/6/2005, Công an huyện K raquyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Ty, Na và Lệ Ngày 06/7/2005, Lệ được gia đìnhđưa đến CQĐT tự thú Tại CQĐT Lệ khai được Na rủ rê đi chơi nhiều lần và có vay tiền của Na.Sau đó Na bắt Lệ đi cùng để canh gác cho Na và Ty trộm cắp ở cánh đồng Chuông CQĐT ralệnh tạm giam 03 tháng đối với Lệ

Sau khi biết tin Lệ bị bắt tạm giam, mẹ của Lệ - chị Hoa đến gặp Luật sư, cho rằng Lệ nhỏtuổi không biết gì, yêu cầu Luật sư can thiệp với CQĐT cho Lệ tại ngoại và bảo vệ cho Lệ đượchưởng án treo

Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh (chị) giải quyết như thế nào trước yêu cầu của chị Hoa?

Câu hỏi 2 (1 điểm): Khi gặp Lệ trong giai đoạn điều tra, anh (chị) cần trao đổi vấn đề gì?

Tình tiết bổ sung

Nghiên cứu hồ sơ, luật sư phát hiện biên bản khám nghiệm hiện trường lập vào 7h ngày17/5/2005 không có chữ ký của Kiểm sát viên

Câu hỏi 3 (1 điểm): Theo anh (chị), đây có phải là những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố

tụng của CQĐT không? Tại sao?

Tình tiết bổ sung

Tại CQĐT, Lệ khai có đi cùng Na và Ty khoảng 03 đến 04 lần, các lần này, Lệ được Nabảo ngồi ở một chiếc quán đầu thôn Chuông để cảnh giới cho Ty và Na trộm cắp, nếu có ngườitrong làng đi ra thì nháy đèn pin 03 lần cho Na và Ty biết Lệ không biết Na và Ty lấy trộm thứ

gì và bán cho ai Sau những lần cảnh giới được Ty và Na cho đi ăn uống và hát karaoke khôngmất tiền Hôm Na và Ty bị bắt là do Lệ tự ý bỏ về nhà

Câu hỏi 4 (1.5 điểm): Anh (chị) hãy xác định trách nhiệm hình sự của Lệ trong vụ án này?

Có kiến nghị gì với CQĐT?

Tình tiết bổ sung

Na và Ty khai nhận: biết ở cánh đồng Chuông có nhiều cột điện mắc dây dẫn nên bàn nhauchặt trộm lấy tiền tiêu Khi đi lấy trộm, Na bàn với Ty gặp dây dẫn nào thì lấy loại đó, rồi đốt bỏ

vỏ và bán lõi đồng cho Nguyễn Văn Du tại thị trấn X Những lần lấy trộm dây dẫn có khi rủ Lệ

đi có khi không, số tiền bán dây dẫn lấy trộm được là 2.115.000 đồng, không chia tiền cho Lệ màchỉ đưa đi ăn chơi

Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) cần sử dụng lời khai này để bảo vệ cho thân chủ như thế

nào?

Tình tiết bổ sung

Theo thông báo của Công ty điện thoại điện báo tỉnh BG, tổng số dây cáp điện thoại bị mấtnăm 2004 ở cánh đồng Chuông là 800m tương đương 15.000.000 đồng, còn thôn Chuông báomất tổng cộng gần 2000m dây dẫn điện các loại tương đương 6.200.000 đồng

38

Trang 39

tội Trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS 1999 buộc Lệ, Na và Ty liên đới bồi thường21.200.000 đồng cho Công ty điện thoại điện báo tỉnh BG và nhân dân thôn Chuông.

Câu hỏi 6 (1 điểm): Anh (chị) có ý kiến gì về các nội dung nêu trên trong bản cáo trạng và

đề xuất những vấn đề gì với cơ quan có thẩm quyền?

Câu hỏi 7 (2 điểm): Anh (chị) hãy nêu những điểm chính trong bản bào chữa cho bị cáo

Nguyễn Văn Lệ

Câu hỏi 8 (1.5 điểm): Anh (chị) hãy xác định các vấn đề luật sư cần lưu ý khi nghiên cứu

hồ sơ phục vụ cho định hướng bào chữa đã nêu trong phần trả lời câu hỏi 7

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Trang 40

MÃ SỐ ĐỀ THI:

LSHS/HP1-19/180

Khoảng 11h 30’ ngày 07/1/2005, một đôi trai gái thuê phòng tại nhà nghỉ xã CN huyện Tthành phố H Khoảng 19h30’, nhân viên lễ tân thấy người con trai chạy thẳng ra ngoài cửa khôngmặc áo sơ mi màu xanh như lúc đến mà chỉ mặc áo may ô dính chất màu đỏ giống như máu.Nghi hoặc, nhân viên lễ tân gọi lại hỏi, anh ta không quay mặt lại mà vừa đi, vừa nói: “… chốcnữa quay lại thanh toán, trả phòng…” Hơn một tiếng sau, nhà nghỉ kiểm tra phòng, phát hiệnthấy bạn gái anh ta đã chết trong phòng

CQĐT công an huyện T qua kiểm tra đã xác định nạn nhân là Đỗ Phương Chinh, sinhnăm 1988, trú tại 10/27 - phường Đ, quận C, thành phố H Người con trai đi cùng cô vào nhànghỉ là Nguyễn Đức, sinh ngày 26/7/1988 tại phường O, quận D, thành phố H Đức hiện là họcsinh lớp 12 trường phổ thông trung học Nguyễn Bỉnh Khiêm

Kết luận giám định pháp y số 117 GĐPY ngày 08/1/2008 kết luận: “… nạn nhân chết do

bị bịt mũi, miệng và bị bóp cổ, thủ phạm còn dùng điện gí trực tiếp vào tay phải nạn nhân”.Ngày 09/1/2005, CQĐT Công an thành phố H đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can vềtội Giết người đối với Nguyễn Đức Ngày 09/11/2004, CQĐT ra lệnh bắt khẩn cấp và tiến hànhkhám xét nhà ở đối với Nguyễn Đức Khi khám xét phòng làm việc của bố Nguyễn Đức, CQĐTthu được 01 chiếc cặp sách học sinh, qua kiểm tra đó xác định được chiếc cặp đó là của nạn nhân

Đỗ Phương Chinh Trên cơ sở đó, CQĐT đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối vớiNguyễn Nhân (bố của Nguyễn Đức) 11 giờ đêm ngày 09/1/2004, bà Vũ Thị Tâm (là vợ củaNguyễn Nhân và mẹ của Nguyễn Đức) đã đến văn phòng Luật sư nhờ anh (chị) làm Luật sư bàochữa cho chồng và con chị

Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh (chị) có tiếp bà Vũ Thị Tâm hay không? Hãy giải thích lý do về

việc tiếp hay không tiếp đó?

Câu hỏi 2 (2 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về các hoạt động mà CQĐT công an thành

phố H tiến hành?

Tình tiết bổ sung

Khi anh (chị) đến CQĐT đề nghị được tham gia bào chữa cho Nguyễn Đức thì Điều traviên đang thụ lý hồ sơ vụ án yêu cầu anh (chị) xuất trình hợp đồng dịch vụ pháp lý mà anh (chị)

đã ký với khách hàng thì mới được tham gia bào chữa

Câu hỏi 3 (1 điểm): Là Luật sư của Đức, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp

nêu trên?

Tình tiết bổ sung

Khi gặp anh (chị) trong trại tạm giam, Đức trình bày: “Công an nhốt cháu chung với đầugấu, chúng nó đánh cháu đau lắm nhưng cũng khéo lắm, chẳng để lại thương tích ngoài da nào

cả, luật sư cứu cháu với”

Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp những gì Đức nói là

thật?

Tình tiết bổ sung

Ngày 09/4/2004, CQĐT đã hoàn tất hồ sơ và chuyển hồ sơ đến VKSND thành phố H.Trong kết luận điều tra có nhận định: “Bị can Nguyễn Đức tuy có dấu hiệu tâm thần phân liệt thểhoang tưởng, nhưng dấu hiệu đó thuộc loại nhẹ Vì vậy hành vi của Đức vẫn đủ yếu tố cấu thànhtội Giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS…còn hành vi của Nguyễn Nhân có cấu thành tộikhông tố giác tội phạm theo quy định tại Điều 314 BLHS.”

40

Ngày đăng: 05/09/2018, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w