- Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thời gian của cảm ứng từ với điện trường xoáy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từ trường..
Trang 1ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
I- MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
- Nêu được định nghĩa về từ trường
- Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thời gian của cảm ứng từ với điện trường xoáy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từ trường
- Nêu được hai điều khẳng định quan trọng của thuyết điện từ
2/ Kĩ năng
- Rèn cho hs kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập trắc nghiệm trong sgk, sbt cũng như các bài tương tự khác
3/ Thái độ
- Rèn cho hs phong cách làm việc khoa học độc lập nghiên cứu, tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác trong học tập
II- CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
- Làm lại thí nghiệm cảm ứng điện từ(nếu có)
- Giáo án, tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học cần thiết( hình 21.2 và 21.3)
2/ Học sinh:
- Ôn lại kiến thức cũ về điện trường lớp 11
- Sách, vở và đồ dùng học tập theo quy định
III- THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
1/ Ổn định lớp: “Giáo viên ghi tên học sính vắng vào sổ đầu bài”
2/ Kiểm tra bài cũ: “Lồng ghép vào bài giảng”
3/ Bµi míi:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
hoạt động 1: “ Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề
vào bài mới”
GV: Yêu cầu hs lên bảng trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Mạch dao động là gì? Nêu định luật biến
thiên về điện tích và cường độ dòng điện trong
mạch dao động
Câu 2: Viết công thức tính chu kì và tần số dao
động của mạch dao động Dao động điện từ tự
do là gì?
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét và đánh giá cho điểm
GV: Đặt vấn đề vào bài giảng mới
I- MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỆN TRƯỜNG
VÀ TỪ TRƯỜNG
1 Từ trường biến thiên và điện trường xoáy
a Thí nghiệm:
Bố trí như hình vẽ S
N
O +
Trang 2“Điện từ trường và sóng điện từ là hai khái
niệm trung tâm của một thuyết vật lí lớn:
Thuyết điện từ Sự ra đời của thuyết điện từ
được đánh dấu bằng hai công trình nổi tiếng
của Măc- xoen: “ Về những đường sức từ của
Fa- ra- đây” (1856) và lí thuyết động lực về
điện từ trường” (1864).
HS: Lắng nghe và nhận thức vấn đề cần nghiên
cứu
Hoạt động 2: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa
điện trường và từ trường”
GV: Nhắc lại thí nghiệm cảm ứng điện từ của
Fa- ra- đây(Như hình vẽ)
GV: Yêu cầu hs xác định chiều dương trên
mạch
HS: Thực hiện yêu cầu của gv
GV: Sửa sai nếu có
HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức
GV: Khi nam châm chuyển động lại gần vòng
dây kín (C), trong (C) xuất hiện dòng điện cảm
ứng chạy theo chiều âm trên mạch, dòng điện
cảm ứng xuất hiện chứng tỏ tại mỗi điểm trên
dây có một điện trường mà véc tơ cường độ
điện trường cùng chiều với dòng điện cảm ứng
Đường sức của điện trường này nằm dọc theo
dây, nó là một đường cong kín Gọi là điện
trường xoáy
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
GV: Điện trường xoáy có đặc điểm gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và chính xác hóa câu trả lời của
hs
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
GV: Tại những điện nằm ngoài vòng dây có
điện trường nói trên không?
HS: Trả lời
* Tiến hành:
Khi nam châm chuyển động lại gần vòng dây, có sự biến thiên của từ thông, trong vòng dây xuất hiện một dòng điện cảm ứng Sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng chứng tỏ tại mỗi điểm trên vòng dây có một điện trường mà véc tơ cường độ điện trường cùng chiều với dòng điện cảm ứng Đường sức của điện trường này nằm dọc theo dây, nó là một đường cong kín
Ta nói: “Điện trường có đường sức là một
đường cong kín gọi là điện trường xoáy”
* Đặc điêm của điện trường xoáy: đường sức của nó không có điểm khởi đầu và không có điểm kết thúc
b Kết luận: (sgk -109)
“Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy”
Trang 3GV: Nhận xét và chính xác hóa câu trả lời của
hs
“Có, chỉ cần thay đổi vị trí vòng dây, hoặc làm
các vòng dây kín nhỏ hơn hay to hơn… rồi lặp
lại thí nghiệm tương tự”
GV: Nếu không có vòng dây mà vẫn cho nam
châm tiến lại gần O liệu xung quanh O có
xuất hiện từ trường xoáy hay không?
HS: Tại chỗ trả lời
GV: Nhận xét và chính xác hóa câu trả lời của
hs
“Có, các kiểm chứng tương tự trên”
HS: Lắng nghe và ghi nhận
GV: Vậy, vòng dây kín có vai trò gì hay không
trong việc tạo ra điện trường xoáy?
HS:Trả lời
GV: Nhận xét và sửa sai nếu có/
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
GV: Đặt vấn đề chuyển tiếp sang tiểu mục 2
phần I
HS: Lắng nghe và nhận thức vấn đề
GV: Ta đã biết, xung quanh một từ trường biến
thiên có xuất hiện một điện trường xoáy điều
ngược lại có xảy ra không Xuất phát từ quan
điểm “có sự đối xứng giữa điện và từ”
Mác-xoen đã khẳng định là có
GV: Xét mạch dao động lí tưởng đang hoạt
động Giả sử tại thời điểm t, q và i như hình vẽ
cường độ dòng điện tức thời trong mạch?
HS: Tại chỗ trả lời
GV: Mà điện tích của tụ được xác định bởi
công thức nào?
HS: Tại chỗ trả lời
GV: i Cd dE
dt
Điều này cho phép ta đi đến
nhận xét gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và chính xác câu trả lời của hs
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
2 Điện trường biến thiên và từ trường
a Từ trường của mạch dao động Xét một mạch dao động lí tưởng đang hoạt động (hv)
Giả sử tại thời điểm t,
q và i như hình vẽ
cường độ dòng điện tức thời trong mạch:
dq (1)
i dt
- Mặt khác: q = CU = C E d
Do đó: i C d dE
dt (2)
* Dòng điện chạy trong daay dẫn là dòng điện dẫn
Dòng điện chạy qua tụ điện gọi là dòng diện dịch.( Vì liên quan đến dE
dt )
Dòng điện dịch có bản chất là sự biến thiên của điện trường trong tụ điện theo thời gian
b Kết luận:
- Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một
từ trường Đường sức của từ trường bao
giờ cũng khép kín
C
L
+
+
Trang 4-GV: Giải thích rõ cho hs dòng điện dẫn và dòng
điện dịch
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
GV: Vậy nếu tại một nơi có điện trường biến
thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một
từ trường Đường sức của từ trường bao giờ
cũng khép kín
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
Hoạt động 3: “Nghiên cứu điện trường và
thuyết điện từ của Mắc- Xoen”
GV: Ta đã biết giữa điện trường và từ trường có
mối liên hệ với nhau: điện trường biến thiên
theo thời gian thì sinh ra từ trường xoáy và
ngược lại từ trường biến thiên điện trường
xoáy Nó là hai thành phần của một trường
thống nhất: điện từ trường.
HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức
GV: Vậy thế nào là trường điện từ?
HS:Tại chỗ trả lời
GV: Nhận xét và chính xác hóa câu trả lời của
hs
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
GV: Trình bày thuyết điện từ của Mắc –Xoen
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
II- ĐIỆN TỪ TRƯỜNG VÀ THUYẾT ĐIỆN TỪ MẮC- XOEN
1 Điện từ trường
- Là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên
2 Thuyết điện từ Mác – xoen
- Khẳng định mối liên hệ khăng khít giữa điện tích, điện trường và từ trường:
+) điện tich, điện trường, dòng điện và từ trường
+) sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy
+) sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường
4/ Củng cố - dặn dò
GV: Hệ thống nội dung bài giảng
- Hai luận điểm của Măc –Xoen về điện trường biến thiên và từ trường biến thiên
- Nhớ được 4 phương trình của Măc – Xoen biểu diễn mối quan hệ giữa điện tích, điện trường, dòng điện và từ trường
Trang 5B D Rot E (1); Div D (2); Rot H J (3); Div B 0(4)
Diễn tả các phương trình của Măc- Xoen:
(1) diễn tả rằng: Có một điện trường xoáy xuất hiện tại nơi có từ trường biến thiên
(2) diễn tả rằng: Đường sức của điện trường tĩnh bao giờ cũng xuất phát từ các điện tích
(3) diễn tả rằng: Có một từ trường xuất hiện tại nơi có điện trường biến thiên (4) diễn tả ý: Đường sức của điện trường bao giờ cũng khép kín
HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức
5/ Hướng dẫn học bài ở nhà
GV: Yêu cầu học sinh
- Học phần ghi nhớ (SGK – 111) Kết hợp SGK và vở ghi
- Làm bài tập số 4,5,6(sgk – 111) và bài tập số 21.1 đến bài 21.10 (sbt – 33) Chuẩn bị bài tập về mạch dao động và bài tập về điện từ trường Giờ sau chữa bài tập
HS: Lắng nghe và nhận nhiệm vụ học tập