1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm chả mực hạ long, tỉnh quảng ninh

110 401 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,76 MB

Nội dung

Thực hiện đồng bộ các giải pháp từ hoạch định cơchế chính sách phát triển ngành đến tổ chức triển khai thực hiện như: Quyhoạch, chọn giống và phương pháp sản xuất tiên tiến, đảm bảo

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Tuấn

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn này là công trình nghiên cứu cá nhântôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tiễn tạiđịa bàn nghiên cứu dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Đình Tuấn

Các số liệu và những kết quả tính toán trong luận văn là trung thực, các

số liệu, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Một lần nữa tôi xin được khẳng định về sự trung thực của lời camđoan trên

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018

Học viên

Đặng Hoàng Hưng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kếthợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắngcủa bản thân

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tớiQuý thầy (cô) giáo, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế và Quản trịKinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi Đặcbiệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo - PGS.TS TrầnĐình Tuấn, Trưởng khoa Kế toán - Trường ĐH Kinh tế và QTKD TháiNguyên là người trực tiếp hướng dẫn khoa học Thầy đã dày công giúp đỡ tôitrong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệpđã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác để có đủ thời gian và hoàn thànhkhoá học và thực hiện luận văn này

Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏinhững khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quýthầy (cô) và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018

Học viên

Đặng Hoàng Hưng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3

4 Ý nghĩa khoa học của Luận văn 4

5 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN 5

1.1 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và phát triển chuỗi cung ứng nông sản 5

1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng 5

1.1.2 Vai trò phân tích chuỗi cung ứng nông sản 6

1.1.3 Thành phần của chuỗi cung ứng 7

1.1.4 Thực tiễn phát triển chuỗi cung ứng hàng nông sản ở nước ta

9 1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chuỗi cung ứng nông sản 11

1.2 Tổng quan cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng 14

1.2.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước về chuỗi cung ứng

14 1.2.2 Các nghiên cứu trong nước về chuỗi cung ứng 15

1.2.3 Kinh nghiệm về xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm của một số địa phương trong nước 19

Trang 6

1.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Ninh 26

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 28

2.1 Các câu hỏi nghiên cứu 28

2.2 Phương pháp nghiên cứu 28

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 28

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 29

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 29

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 32

Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CHẢ MỰC HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 33

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh 33

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh 37

3.2 Thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 40

3.2.1 Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh sản phẩm Chả mực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 40

3.2.2 Sơ đồ chuỗi và đặc điểm của các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long 43

3.2.3 Phân tích sự phân chia lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm chả mực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 53

3.2.4 Phân tích thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của chuỗi cung ứng 57

3.2.5 Hoạt động của Hiệp hội chả mực Hạ Long 65

3.3 Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm chả mực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 66

3.3.1 Liên kết ngang giữa các hộ đánh bắt mực mai 66

3.3.2 Liên kết ngang giữa các cơ sở sản xuất chế biến chả mực Hạ Long 66

Trang 7

3.3.3 Liên kết dọc giữa các hộ đánh bắt mực mai với người thu gom 67

3.3.4 Liên kết dọc giữa người thu gom mực mai với các cơ sở sản xuất chế biến chả mực 67

3.4 Phân tích ma trận SWOT chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long

68 3.5 Đánh giá chung về hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long 69

3.5.1 Những điểm mạnh 69

3.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 69

Chương 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CHẢ MỰC HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 72

4.1 Bối cảnh phát triển chuỗi cung ứng nông sản của tỉnh Quảng Ninh 72

4.2 Quan điểm, định hướng, mục tiêu xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 73

4.2.1 Quan điểm 73

4.2.2 Định hướng 74

4.2.3 Mục tiêu 75

4.3 Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 76

4.3.1 Giải pháp về kỹ thuật 76

4.3.1.1 Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực cho người sản xuất và các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long

76 4.3.1.2 Tăng cường hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng chế biến Chả mực, ưu tiên các chương trình phát triển chuỗi cung ứng Chả mực Hạ Long 77

4.3.2 Giải pháp về thị trường 78

4.3.2.1 Hỗ trợ nguồn cung cấp đầu vào ổn định và có chất lượng 78

4.3.2.2 Mở rộng thị trường tiêu thụ 78

4.3.3 Giải pháp về tổ chức sản xuất 79

Trang 8

4.3.4 Giải pháp về tăng cường liên kết giữa các hộ/doanh nghiệp cùng nhóm tác nhân (liên kết ngang) và giữa các nhóm tác nhân với nhau (liên

kết dọc) 80

4.3.4.1 Kết nối và phát triển liên kết dọc, đặc biệt là giữa các người thu gom, chế biến, bán lẻ với tổ, nhóm người chế biến để đảm bảo đầu ra ổn định và tạo vùng sản xuất đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm 80

4.3.4.2 Tăng cường liên kết ngang giữa các cơ sở khai thác hải sản để mở rộng quy mô chế biến sản phẩm 81

4.3.5 Giải pháp về thể chế, chính sách 82

4.4 Đề xuất và kiến nghị 83

4.4.1 Đối với tỉnh Quảng Ninh 83

4.4.2 Đối với các tác nhân trong chuỗi cung ứng 83

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 88

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Số mẫu điều tra 29

Bảng 3.1: Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ đánh bắt mực mai 47

Bảng 3.2: Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ thu gom mực mai 48

Bảng 3.3: Địa điểm sản xuất và các công đoạn thực hiện 49

Bảng 3.4: Phân tích hiệu quả kinh tế của đơn vị chế biến chả mực Hạ Long .50

Bảng 3.5: Phân tích giá trị gia tăng của người bán buôn chả mực Hạ Long .51

Bảng 3.6: Phân tích giá trị gia tăng của người bán lẻ chả mực Hạ Long 52

Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả, hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng chả mực Hạ Long 53

Bảng 3.8: Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ 55

Bảng 3.9: Giá bán của một số loại chả mực theo nguồn gốc xuất xứ 60

Bảng 3.10: Các công đoạn chính trong chế biến chả giữa các vùng sản xuất .62

Bảng 3.11: Các phụ liệu chính trong chế biến chả mực Hạ Long 64

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Ninh 33Hình 3.2: Sơ đồ mối quan hệ giữa hộ đánh bắt với người thu gom 67

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm chả mực Hạ Long 42

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ tổng quan chuỗi cung ứng chả mực Hạ Long, Quảng Ninh 43

Sơ đồ 3.3 Các kênh tiêu thụ chính của chuỗi cung ứng sản phẩm chả

mực Hạ Long 44

Sơ đồ 3.4 Sơ đồ chế biến chả mực Hạ Long 49

Biểu đồ 3.1 Hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi cung ứng chả

mực Hạ Long 54

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam đã có những thành công nhất định trong phát triển nôngnghiệp theo chuỗi Nền nông nghiệp được phát triển dựa trên cơ sở quy hoạch

cụ thể cho từng vùng theo hướng mở nhằm khai thác triệt để những lợi thế sosánh và khắc phục những hạn chế của vùng Phát triển sản xuất nông nghiệptheo chuỗi cho giúp cho sản phẩm nông nghiệp được chuyển đến người tiêudùng nhanh hơn, chất lượng tốt hơn và mang lại hiệu quả cho xã hội hơn Khiphát triển sản xuất theo chuỗi các vùng sẽ phát huy được theo lợi thế củavùng, tính chuyên môn hóa và như thế sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và chấtlượng sản phẩm nông sản sản xuất ra sẽ tốt hơn

Hộ sản xuất với qui mô nhỏ lẻ khó tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ sản xuất

và tiêu thụ Đặc biệt trong chuỗi cung ứng thiếu liên kết chặt chẽ nên khi mộtmắt xích vận hành không trơn tru hoặc đứt đoạn sẽ khiến cho sản xuất và tiêuthụ các loại nông sản thực phẩm bị đình trệ và phần thiệt hại không ai khác làngười nông dân phải gánh chịu Phần lớn sản phẩm nông nghiệp dễ hư hỏng,khó bảo quản, thời gian thu hoạch ngắn nên tính rủi ro rất cao, mặt khác vìđang theo hình thức mua đứt, bán đoạn nên không có sự đảm bảo về số lượngcũng như chất lượng dẫn tới người tiêu dùng phải sử dụng thực phẩm với giácao hơn Đồng thời, do sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan quản lý thị trường nêncác nông sản không rõ nguồn gốc khi vấn đề truy xuất nguồn gốc nông sản và

an toàn thực phẩm đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm đã tạo ra nhiềukhó khăn cho người tiêu dùng trong lựa chọn sản phẩm để mua và tạo ra sựcạnh tranh không lành mạnh đối với người sản xuất

Để khắc phục những bất cập này, cần có sự chung tay thống nhất giữa

cơ quan quản lý, các nhà khoa học, người nông dân và các doanh nghiệp.Việc phân tích chuỗi cung ứng, đánh giá vai trò của các tác nhân tham giatrong chuỗi cung ứng sẽ biết được mức độ đóng góp của các tác nhân trong

Trang 13

ngành hàng, từ đó đưa ra các giải pháp gắn kết được sự tham gia của các tácnhân trong chuỗi cung ứng Thực hiện đồng bộ các giải pháp từ hoạch định cơchế chính sách phát triển ngành đến tổ chức triển khai thực hiện như: Quyhoạch, chọn giống và phương pháp sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng,phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt cần kêu gọi các nhà đầu tư,các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng để tạo ra các sản phẩm có chấtlượng cao Mặt khác, nghiên cứu chuỗi cung ứng của các sản phẩm sẽ chỉ rađược thực trạng quá trình tham gia của các tác nhân để thấy lợi ích của từngtác nhân trong ngành hàng, trên cơ sở đó làm rõ được mối liên hệ khăng khít,không thể tách rời trong chuỗi cung ứng từ quá trình sản xuất, chế biến đếntiêu thụ sản phẩm Thực hiện được mối liên kết này sẽ làm tăng thêm giá trịcủa các tác nhân cũng như của cả ngành hàng cho từng sản phẩm.

Quảng Ninh là tỉnh nằm ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có tổngdiện tích tự nhiên là 6.102,35 km2, dân số hơn 1,2 triệu người, có nhiều tiềmnăng, thế mạnh để phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nông lâm, thủy hảisản Thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020 vàQuyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020,trong định hướng 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển của Chương trình có lĩnh vựcnông nghiệp và nông thôn là tập trung vào các sản phẩm mới có lợi thế cạnhtranh, phục vụ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nôngthôn Chả mực Hạ Long là một trong những sản phẩm trong Chương trình

“Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm” (gọi tắt là Chương trìnhOCOP Quảng Ninh) Là sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh đượcđưa vào danh mục phát triển thành sản phẩm chủ lực cấp quốc gia Tuy nhiên,

để có thể phát triển được sản phẩm cần có những nghiên cứu cụ thể để đápứng những tiêu chí của một sản phẩm quốc gia, trước hết là nghiên cứu vềchuỗi cung ứng sản phẩm Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực

Trang 14

tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương Vì vậy, việc

tác giả lựa chọn đề tài luận văn: “Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm Chả

mực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh“ sẽ góp phần giải quyết những yêu cầu đặt

- Phân tích tiềm năng, triển vọng, cơ hội, thách thức và đề xuất giảipháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh đến năm 2025 và những năm tiếp theo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về thực trạng hoạt động của chuỗicung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long giai đoạn 2015-2017 Các giải pháp đềxuất cho giai đoạn 2019-2025

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạtđộng của chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long (các tác nhân tham gia

Trang 15

trong chuỗi cung ứng sản phẩm và liên kết giữa các tác nhân), đánh giá cácnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực HạLong giai đoạn 2015-2017 Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đềxuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động của chuỗi cung ứngsản phẩm Chả mực Hạ Long giai đoạn đến 2025 và những năm tiếp theo.

4 Ý nghĩa khoa học của Luận văn

Luận văn góp phần hệ thống hoá được những vấn đề lý luận và thựctiễn cơ bản về chuỗi cung ứng sản phẩm Đồng thời, đánh giá được thực trạnghoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long trong giai 2015-

2017 nói riêng; chỉ ra những mặt mạnh, những tồn tại và nguyên nhân

Đề ra những quan điểm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoànthiện hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long, tỉnh QuảngNinh, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhậpcho người sản xuất và tăng thu ngân sách địa phương trong thời gian tới

Với những kết quả nghiên cứu đó Luận văn có thể làm tài liệu thamkhảo cho việc lãnh đạo, xây dựng chính sách góp phần thúc đẩy phát triển cácsản phẩm có thế mạnh của tỉnh nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnhQuảng Ninh nói chung và có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan

và cá nhân có quan tâm nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong nhà trường,

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng nông sản Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài

Chương 3: Thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm Chả

mực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Chương 4: Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng sản

phẩm Chả mực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Trang 16

1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng

Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng xuất hiện vàonhững năm 80 và trở nên phổ biến từ những năm 90 Theo TS.Hau Lee vàC.Billington (1995), chuỗi cung ứng là mạng lưới các phương tiện phục vụthu mua nguyên vật liệu thô, chuyển hóa chúng thành những sản phẩm trunggian, tới sản phẩm cuối cùng và giao sản phẩm đó tới khách hàng thông qua

&Meindl, 2001)

Chuỗi cung ứng là mạng lưới các phương tiện, các lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, biến đổi chúng thành cácsản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, phân phối những sản phẩm đótới khách hàng cuối cùng (Ganeshan& Harison, 1995)

David Sharpe, 2008 đưa ra định nghĩa khác về chuỗi cung ứng nhưsau: Chuỗi cung ứng là môi trường nơi dòng sản phẩm, dịch vụ, thông tin dichuyển từ nhà cung ứng đầu tiên tới khách hàng cuối cùng và ngược lại

Như vậy, chuỗi cung ứng là một mạng lưới phức tạp bao gồm các tácnhân liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc cung ứng sản phẩm chokhách hàng cuối cùng một cách nhanh và hiệu quả thông qua dòng sản

Trang 17

phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin Qua đó, nó nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về Chuỗi cung ứng nhưng đềucho thấy một Chuỗi cung ứng sẽ có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Chuỗi cung ứng bao gồm các các thành viên liên quan trựctiếp hoặc gián tiếp đến dịch chuyển dòng hàng hóa nhằm thoả mãn nhu cầukhách hàng

Thứ hai, các thành viên tham gia vào các giai đoạn của Chuỗi cung ứngphải liên kết với nhau nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng Nhưvậy, Chuỗi cung ứng hàng hóa là dòng vận động của sản phẩm qua các khâunhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng về mặt thời gian, địa điểm, chủng loại,chất lượng với chi phí thấp nhất Do đó, Chuỗi cung ứng hàng hóa có thểđược chia thành nhiều cấp độ khác nhau như Chuỗi cung ứng hàng hóa củadoanh nghiệp, Chuỗi cung ứng hàng hóa của địa phương, Chuỗi cung ứnghàng hóa của quốc gia và Chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu nhưng thực chấtcác Chuỗi cung ứng này là Chuỗi cung ứng của hàng hóa cụ thể ở những cấp

độ không gian kinh tế khác nhau như doanh nghiệp, địa phương, quốc gia vàtrên toàn cầu Để chuỗi cung ứng hàng hóa hoạt động có hiệu quả, thoả mãnnhu cầu của khách hàng thì chuỗi phải được quản lý một cách khoa học

1.1.2 Vai trò phân tích chuỗi cung ứng nông sản

Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích phát triển sản xuất nôngnghiệp theo chuỗi lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất,phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể Việc lập sơ đồnày đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ cấu lãi và chi phí,dòng hàng hóa trong chuỗi, đặc điểm việc làm và khối lượng và điểm đến củahàng hóa được bán trong nước và nước ngoài (Kaplinsky và Morris 2001).Những chi tiết này có thể thu thập được nhờ kết hợp điều tra thực địa, thảoluận nhóm tập trung, PRA, phỏng vấn thông tin và số liệu thứ cấp

Trang 18

Thứ hai là phân tích phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi có vaitrò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người thamgia trong chuỗi Có nghĩa là, phân tích lợi nhuận và lợi nhuận biên trên mộtsản phẩm trong chuỗi để xác định ai được hưởng lợi nhờ tham gia chuỗi vànhững người tham gia nào có thể được hưởng lợi nhờ được tổ chức và hỗ trợnhiều hơn Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của các nước đangphát triển (và đặc biệt là nông nghiệp), với những lo ngại rằng người nghèonói riêng dễ bị tổn thương trước quá trình toàn cầu hóa (Kaplinsky và Morris2001) Có thể bổ sung phân tích này bằng cách xác định bản chất việc thamgia trong chuỗi để hiểu được các đặc điểm của những người tham gia.

Thứ ba, phân tích phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi có thểdung để xác định vai trò của việc nâng cấp trong chuỗi giá trị Nâng cấp gồmcải thiện chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp nhà sản xuất thu được giá trịcao hơn hoặc đa dạng hóa dòng sản phẩm Phân tích quá trinh nâng cấp gồmđánh giá khả năng sinh lời của các bên tham gia trong chuỗi cũng như thôngtin về các cản trở đang tồn tại Các vấn đề quản trị có vai trò then chốt trongviệc xác định những hoạt động nâng cấp đó diễn ra như thế nào Ngoài ra, cơcấu của các quy định, rào cản gia nhập, hạn chế thương mại, và các tiêu chuẩn

có thể tiếp tục tạo nên và ảnh hưởng đến môi trường mà các hoạt động nângcấp diễn ra

1.1.3 Thành phần của chuỗi cung ứng

Các nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng bao gồm: Nhà cung cấp, nhàsản xuất, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng

- Nhà cung cấp nguyên vật liệu có vai trò quan trọng cung cấp nguyênvật liệu cho nhà máy sản xuất, nguồn nguyên liệu có thể nằm ở khắp mọi nơitrên thế giới, các vùng nông thôn hẻo lánh…

- Nhà sản xuất có vai trò chế biến thành những sản phẩm phục vụ nhucầu của cuộc sống Nhà sản xuất là các đơn vị tổ chức sản xuất ra sản phẩm.Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất ra nguyên vật liệu và công tysản xuất thành phẩm

Trang 19

- Nhà bán sỉ có vai trò cung ứng hàng hóa ra thông qua người bán lẻhoặc có thể bán trực tiếp ra thị trường nhưng với một số lượng lớn Nhà bán sỉ

là các cá nhân, công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và bán cácsản phẩm đó Họ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm đến tay khách hàng khi

họ muốn và đến nơi họ cần Đây là thành viên gần gũi với khách hàng, nắmbắt và nhu cầu của khách hàng Không chỉ thực hiện những chiến dịchkhuyến mại, các nhà phân phối còn thực hiện chức năng như quản lý vận hànhcác kho hàng, vận chuyển các sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ kháchhàng

- Nhà bán lẻ là nơi trực tiếp cung ứng cho người tiêu dùng, có mối quan

hệ trực tiếp với khách hàng Nhà bán lẻ thực hiện chức năng dự trữ sản phẩm

và bán các sản phẩm với lượng bán nhỏ hơn Đây là thành viên gần gũi vớikhách hàng nhất (khách hàng cuối cùng) Tổng hợp những thông tin về kháchhàng từ nhà bán lẻ sẽ giúp những nhà phân phối cũng như các công ty nắmbắt tốt hơn những nhu cầu của khách hàng trên thị trường

- Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm được làm ra và khách hàngcũng giữ vị trí quan trọng trong sự tồn tại của chuỗi cung ứng sản phẩm.Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sửdụng sản phẩm Một khách hàng có thể mua sản phẩm của công ty và bán chokhách hàng khác và sử dụng nó Ngoài ra tham gia vào chuỗi cung ứng còn cónhà cung cấp dịch vụ: Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sảnxuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ cónhững chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trongchuỗi cung ứng Chính vì thế họ cú thể thực hiện được những dịch vụ nàyhiệu quả hơn với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phânphối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này Trong bất kỳ chuỗi cungứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụnhà kho Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biếtđến là nhà cung cấp hậu cần Trong các chuỗi cung ứng khác nhau, số lượngcác tác nhân có thể đầy đủ hoặc có thể thiếu một số tác nhân trong chuỗi

Trang 20

Có ba dòng chảy xuyên suốt toàn chuỗi cung ứng Đó là dòng chảy củasản phẩm, thông tin và tài chính Các dòng chảy này tạo ra chi phí của chuỗicung ứng Khách hàng là nguồn doanh thu duy nhất của chuỗi cung ứng Sựphối hợp chặt chẽ của dòng chảy sản phẩm, thông tin và tài chính là vô cùngquan trọng trong chuỗi cung ứng Đặc biệt là vai trò cầu nối của dòng chảythông tin bởi nó ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng các nhu cầu khách hàngđúng lúc Tại một cửa hàng bán lẻ, khách hàng sẽ được cung cấp các sảnphẩm, giá cả và sự sẵn sàng, đầy đủ về thông tin (sản phẩm, khuyến mãi, nhàsản xuất…) và ngược lại khách hàng sẽ thanh toán tiền sản phẩm mà họ mua.Nhà bán lẻ sẽ gửi thông tin liên quan đến việc bán hàng, đơn đặt hàng tới cácnhà phân phối để họ chuyển hàng tới Các cửa hàng bán lẻ sẽ chuyển tiền chonhà phân phối sau khi nhận được hàng Nhà phân phối cũng đổi cho nhà bán

lẻ những thông tin về sản phẩm, giá cả… Vòng tuần hoàn bắt đầu với việcnhận đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơnđặt hàng của họ Cứ như vậy, dòng sản phẩm, tài chính và thông tin được luânchuyển trong chuỗi cung ứng Bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng cần cân nhắcgiữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả Đặc biệt trong điều kiện hiện nay,nếu chỉ tập trung vào tính hiệu quả mà bỏ qua tính đáp ứng nhanh các nhu cầucủa khách hàng thì các công ty, các chuỗi cung ứng không thể thành công.Cùng sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, các công ty ngàycàng chú trọng chuyên môn hóa vào các sản phẩm mà nó thực hiện tốt nhất đểcạnh tranh được với các đối thủ khác Chính điều này đó thúc đẩy các công tykhác nhau liên kết lại với nhau để thực hiện các hoạt động trong chuỗi cungứng như sự liên kết của các công ty chịu trách nhiệm sản xuất với các công tychuyên về vận chuyển, phân phối, bán lẻ

1.1.4 Thực tiễn phát triển chuỗi cung ứng hàng nông sản ở nước ta

Tại Việt Nam, hàng nông sản là một trong những nhóm hàng xuất khẩuchủ đạo, có vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của đất nước

Trang 21

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, trong điều kiện thế giới đang

“bất định”, bất ổn và tự do hóa thương mại thúc đẩy các khu vực liên kết

“mở”, các chuỗi cung ứng đang là một giải pháp hiệu quả để các doanhnghiệp cộng sinh và tồn tại

Việt Nam đã có những thành công nhất định trong phát triển nôngnghiệp theo chuỗi Nền nông nghiệp Việt Nam được phát triển dựa trên cơ

sở quy hoạch cụ thể cho từng vùng theo hướng mở nhằm khai thác triệt đểnhững lợi thế so sánh và khắc phục những hạn chế của vùng Thực hiện đầu

tư công, chính sách tài chính ưu đãi và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàivào lĩnh vực nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ sản xuất nôngnghiệp phát triển một cách bền vững (Đỗ Kim Chung, 2009; Hoàng ThịChỉnh, 2010) Hơn nữa, để khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún

và phát triển công nghiệp chế biến, Việt Nam đã thực hiện tốt chính sách h ỗtrợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật tiêntiến trong sản xuất và thực hiện liên kết mô hình “4 nhà” (Nhà nước, nhàkhoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) Về mặt xã hội, nông dân ViệtNam được khuyến khích tham gia vào các tổ, hội và hợp tác xã để cùng hỗtrợ, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất Nhận thức của người nông dân về

kỹ thuật sảnxuất, kiến thức thị trường đượcnâng cao thông qua các chươngtrình đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật do trung tâm khuyến nông và các hội,đoàn thể khác tổ chức Chính sách duy trì và phát triển các làng nghề tiểuthủ công nghiệp của Việt Nam nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập chonông dân cũng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo chuỗi, hạn chếtình trạng di cư đến vùng đô thị mà sẽ phát triển tại vùng Phát triển sản xuấtnông nghiệp theo chuỗi cho giúp cho sản phẩm nông nghiệp chuyển đếnngười tiêu dùng tốt hơn, đảm bảo hơn và mang lại hiệu quả cho xã hội hơn.Khi phát triển sản xuất theo chuỗi các vùng sẽ sản xuất được theo lợi thế củavùng, tính chuyên môn hóa như thế sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và chấtlượng sản phẩm nông sản sản xuất ra sẽ tốt hơn

Trang 22

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chuỗi cung ứng nông sản

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng liên quan đến các hoạt độngdịch vụ, các tác nhân tham gia cũng như dòng chảy thông tin, sản phẩm, tàichính trong chuỗi, bao gồm các yếu tố như sản xuất, tồn kho, vận chuyển, vịtrí và thông tin…

Sản xuất: Phương tiện sản xuất là các nhà máy và nhà kho Quyết định

cơ bản của các công ty khi sản xuất là làm thế nào để cân đối giữa tính đápứng nhanh và tính hiệu quả Để đáp ứng nhanh các nhu cầu công ty phải xâydựng nhà máy và kho thừa công suất, nhưng điều này lại làm sản xuất kémhiệu quả khi lãng phí nguồn lực và chứa đựng nhiều rủi ro bởi nhu cầu luônthay đổi Các nhà máy có thể được xây dựng theo hai hướng: tâm điểm sảnphẩm và tâm điểm chức năng Theo tâm điểm sản phẩm, công ty sẽ thực hiệncác công đoạn từ chế tạo đến lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh Theo tâm điểmchức năng, công ty sẽ chuyên về một chức năng cụ thể thay vì về một sảnphẩm sẵn có Kho hàng cũng được thiết kế thích ứng theo các phương phápkhác nhau, như lưu kho đơn vị, cho phép lấy và đóng gói hiệu quả hơn có thể

sử dụng phương pháp lưu kho theo công năng, hoặc để nâng cao hiệu suất củachuỗi cung ứng có thể sử dụng lưu kho chéo Lưu kho chéo là phương pháplưu kho mà Wal-mart đó sử dụng Theo phương pháp này các kho hàng chứaquy trình chứ không chứa sản phẩm

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho không chỉ là những sản phẩm cuối cùngđược lưu trữ tại các kho hàng, mà nó cũng bao gồm nguyên vật liệu cho sảnxuất cũng như các sản phẩm trung gian Do đó, tất cả các thành viên trongchuỗi cung ứng đều nắm giữ lượng hàng tồn kho nhất định Hàng tồn khocũng chịu ảnh hưởng từ mâu thuẫn giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả

Để hiệu quả, mục tiêu của các công ty là giảm chi phí hàng tồn kho Nhưng

để đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng, các công ty phải tăng thêm chi phídành cho hàng tồn kho Có ba quyết định cơ bản về tồn trữ hàng tồn kho Đó

là hàng tồn kho chu kỳ, hàng tồn kho an toàn, hàng tồn kho thời vụ

Trang 23

Hàng tồn kho chu kỳ là lượng hàng tồn kho cần thiết để thỏa mãn nhucầu sản phẩm trong kỳ giữa những lần thu mua Tuy nhiên việc không thể dựbáo chính xác nhu cầu sản phẩm đó khiến cho các công ty phải tồn kho thêm

để dự phòng trong trường hợp nhu cầu tăng cao, vì vậy đã đẩy chi phí tồnkho, chi phí vận chuyển tăng

Các công ty sẽ cân nhắc giữa chi phí tăng lên với phần doanh thu bịmất nếu không tồn kho để đưa ra những quyết định của mình Tất nhiên cáccông ty đều không ưa thích phương thức tồn kho này Tại những thời điểmnhất định trong năm dự báo nhu cầu sẽ tăng cao, các công ty cũng lựa chọnhàng tồn kho theo thời vụ

Vị trí: Liên quan đến quyết định về tính đáp ứng nhanh và hiệu quả củacác công ty Để áp ứng nhanh công ty phải hoạt động ở nhiều vị trí (về mặtđịa lý) khác nhau, gần với khách hàng để dễ dàng cho việc đáp ứng nhu cầucủa họ Nhưng để hiệu quả công ty chỉ nên hoạt động ở một số vị trí chủ chốt

để giảm thiểu chi phí Do đó, việc lựa chọn các vị trí có tác động lớn tới chiphí và đặc trưng, sự phân phối sản phẩm của chuỗi cung ứng cũng như việctìm kiếm và “giữ chân” khách hàng

Vận chuyển: Tại các địa điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng cónhững cách thức khác nhau Người quản lý chuỗi cung ứng cần lập ra những

lộ trình khác nhau để đưa sản phẩm từ khu sản xuất tới mạng lưới các nhàphân phối, bán lẻ thông qua các phương tiện vận chuyển Việc lựa chọn cácphương tiện vận chuyển, con đường vận chuyển ảnh hưởng trực tiếp tới chiphí và từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận toàn chuỗi Nguyên tắc chungtrong vận chuyển sản phẩm là giá trị càng cao thì càng nhấn mạnh tính đápứng nhanh, giá trị càng thấp thì càng nhấn mạnh tính hiệu quả

Thông tin: Đây là yếu tố then chốt trong việc ra quyết định của tất cảcác thành viên trong chuỗi cung ứng Nó được xem là yếu tố kết nối các hoạtđộng về sản xuất, hàng tồn kho, vị trí, phương thức vận chuyển trong chuỗi

Trang 24

Nắm bắt thông tin giúp công ty dự đoán và lên kế hoạch thỏa mãn nhu cầukhách hàng trong tương lai Bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải cân nhắcgiữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả, nếu có thông tin tốt, các công ty cóthể so sánh được chi phí, lợi nhuận liên quan tới quyết định các vấn đề trên,đồng thời so sánh giữa chi phí để có được thông tin và lợi ích có được từthông tin đó Thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ sẽ giúp thực hiện mục tiêulợi nhuận của toàn chuỗi cung ứng.

1.1.6 Những vấn đề đặt ra trong phân tích chuỗi cung ứng nông sản

- Vấn đề 1: Khả năng đáp ứng của các khâu trong chuỗi

Hiện nay sự đáp ứng các khâu trong chuôi của ngành nông nghiệp đangyếu, mới chỉ có ở việc cung cấp đầu vào Còn đối với đầu ra thì hầu như cáctác nhân chưa đáp ứng được tốt nhu cầu của nhau Có những thời điểm cungcấp quá mức cần thiết, có thời điểm lại không đủ cung cấp Nhưng hệ thốngbảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp của ở nước ta đang rất yếu

- Vấn đề 2: Vấn đề chia sẻ thông tin giữa các khâu trong chuỗi

Việc thiếu trao đổi thông tin này sẽ làm phát sinh các chi phí khôngđáng có trong chuỗi cung cấp, mà hậu quả là sẽ xảy ra lãng phí Vấn đề nàymột phần xuất phát từ văn hóa và thói quen kinh doanh, rất cần phải thay đổitrong tương lai Hiện nay ở nước ta việc cung cấp thông tin cho nhau trongchuỗi rất yếu, đặc biệt người sản xuất nông nghiệp luôn bị thiếu thông tin do

sự hiểu biết của người sản xuất, sự lợi ích nhóm của đối tượng thương lái làảnh hưởng đến thông tin cho các tác nhân khác trong chuỗi…

- Vấn đề 3: Cam kết của các thành viên trong chuỗi

Vấn đề cam kết của các thành viên trong chuỗi là hết sức quan trọngđối với việc nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng Hiện nay ở nước ta trongsản xuất nông nghiệp hầu như chưa có việc mua, bán thông qua hợp đồng vănbản mà chủ yếu là hợp đồng miệng hoặc không có hợp đồng chiếm tỉ lệ rất

Trang 25

lớn Với các trường hợp đó, mức độ cam kết là rất thấp, vì khi một bên viphạm hợp đồng thì rất khó áp dụng các chế tài để xử phạt.

Điều này dẫn đến sự mất ổn định trong khâu cung cấp nguyên liệu,

và hậu quả là khả năng đáp ứng khách hàng đầu cuối kém, có thể gây ảnhhưởng rất lớn tới khâu phân phối Khi giữa các khâu trong chuỗi không cócác hợp đồng chặt chẽ, thì cũng rất khó cho việc kiểm soát chất lượngnguyên liệu đầu vào

1.2 Tổng quan cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng

1.2.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước về chuỗi cung ứng

Handfield và Bechtel (2002) khi nghiên cứu về “Vai trò của sự tínnhiệm và mức độ quan hệ trong việc cải tiến trách nhiệm chuỗi cung ứng” đãđưa ra mô hình nhằm xây dựng các mối quan hệ chủ yếu giữa nhà cung cấp

và người mua dựa vào sự tín nhiệm, các nhà cung cấp buộc phải đầu tư vàotài lực và nguồn nhân lực, những người mua phải vận dụng các hợp đồng mộtcách thận trọng để kiểm soát các mức độ phụ thuộc liên quan đến mối quan

hệ Mô hình đưa ra biến phụ thuộc là trách nhiệm của các thành viên trongchuỗi cung ứng thông qua các biến độc lập là mức độ tín nhiệm và sự phụthuộc vào người mua, hợp đồng, mức độ đầu tư vào tài sản cố định, nguồnnhân lực…Các tác giả cũng đưa ra giả định rằng tất cả các biến phụ thuộc cóquan hệ thuận với trách nhiệm chuỗi cung ứng ngoại trừ sự phụ thuộc củangười mua thông qua 9 giả thuyết Kết quả cho thấy rằng thậm chí trongnhững trường hợp khi lượng cầu vượt quá khả năng cung ứng của nhà cungcấp (lượng cung), sự khan hiếm xảy ra và khi đó hợp tác để xây dựng lòng tin

- sự tín nhiệm (trust) trong mối quan hệ chuỗi có thể cải tiến được trách nhiệmnhà cung cấp và nâng cao sự hợp tác trong chuỗi cungứng

Togar và Sridharan (2002) trong công trình nghiên cứu về “Chỉ số hợptác: một thước đo về sự hợp tác chuỗi cung ứng” đã đưa ra các giả định hướngdẫn để đo lường sự mở rộng về hợp tác của chuỗi cung ứng cụ thể là sự hợp

Trang 26

tác của 2 thành phần chính trong chuỗi là nhà cung cấp và nhà bán lẻ Môhình giả định về sự hợp tác kết hợp chặt chẽ các thói quen hợp tác trong việcchia sẻ thông tin, thống nhất trong việc ra quyết định và chính sách động viên.Một danh mục hợp tác được đưa ra nhằm đo lường mức độ thói quen hợp tác.Một khảo sát về nội dung danh mục hợp tác tại các doanh nghiệp ở NewZealand đã thực hiện và được kiểm định, đánh giá thông qua việc phân tích

dữ liệu thu thập được Kết quả khảo sát xác nhận độ tin cậy và giá trị các giảđịnh về danh mục hợp tác tỷ lệ thuận với các kỹ thuật hoạt động Đóng gópcủa nghiên cứu này về mặt lý thuyết đã giới thiệu một danh mục mới nhằm đolường sự mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng Việc đo lường có thể được sửdụng bất kỳ thành viên nào trong chuỗi để xác định mức độ hợp tác và tìmkiếm sự cải tiến

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước về chuỗi cung ứng

Nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã có rất nhiều tác giả trong trong nướcthực hiện

Tác giả Lê Thị Thùy Liên (2000) thực hiện nghiên cứu về “giải phápnâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam” Thựchiện nghiên cứu, tác giả trình bày cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng sản phẩmgồm khái niệm, bản chất, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng củachuỗi cung ứng sản phẩm Tiếp đến trên nền tảng cơ sở lý luận, tác giả phântích thực trạng chuỗi cung ứng của sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam giaiđoạn 1997 - 2000 cũng như tình hình xuất khẩu gạo của nước ta trong giaiđoạn này Đồng thời, trong nghiên cứu tác giả cũng nêu lên các đề xuất đểnâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của sản phẩm nông nghiệp nước ta giaiđoạn tới Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng để phát triển các sản phẩm nôngnghiệp nước ta thời kỳ nước ta vẫn còn độc canh cây lúa, nông nghiệp làngành kinh tế mũi nhọn Tuy nhiên, với sự biến động không ngừng của nềnkinh tế, sự chuyển dịch kinh tế với tốc độ nhanh thì nghiên cứu của Lê Thị

Trang 27

Thùy Liên còn bộc lộ nhiều hạn chế và không còn giá trị thực tiễn đối với nềnkinh tế nước ta hiện nay.

Chuỗi cung ứng lúa gạo huyện Hải Hậu - Nam Định Công trình nghiên

cứu của tác giả Lê Thị Phượng - Trường Đại Học Nông Nghiệp, Hà Nội năm

2009 về chuỗi cung ứng mặt hàng lúa gạo tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Đinh.Nghiên cứu của Lê Thị Phượng đã đề cập một cách toàn diện về chuỗi cungứng lúa gạo huyện Hải Hậu, Nam Định và đã đưa ra nhiều kết luận đáng quantâm Chuỗi cung ứng lúa gạo huyện Hải Hậu, Nam Định đã hình thành vớiđầy đủ các thành viên: Nhà sản xuất (nông dân), tác nhân chế biến (bán buôn,xay sát), tác nhân bán buôn, tác nhân bán lẻ Trong đó, tác nhân chế biến làtác nhân hoạt động có hiệu quả trong chuỗi bởi khối lượng sản phẩm giaodịch của các tác nhân này cao nhằm giảm bớt chi phí, lợi nhuận thu được làlớn nhất trong chuỗi chiếm 39,2% tổng lợi nhuận toàn bộ chuỗi Tác nhân sảnxuất là người phải bỏ chi phí nhiều nhất, sự phân bổ giữa lợi nhuận và laođộng chưa hợp lý vì thế giá trị thực công lao động của hộ nông dân quá thấp.Tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp về nguồn hàng, về liên kết, về thịtrường tiêu thụ Đó là cần mở rộng sản xuất; liên kết giữa các tác nhân trongchuỗi với nhau, các tác nhân trong chuỗi với các tác nhân ngoài chuỗi nhằmtìm kiếm thị trường tiêu thụ; quảng bá nâng cao thương hiệu của sản phẩmtrên các phương tiện thông tin đại chúng…

Chuỗi cung ứng sản phẩm thuỷ sản Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ

Lê Anh Tuấn năm 2009 Đây là nghiên cứu về chuỗi cung ứng sản phẩm thủysản nói chung của Việt Nam Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra mô hình mộtchuỗi cung ứng các sản phẩm thủy sản Từ việc nghiên cứu chuỗi cung ứngthủy sản, tác giả đưa ra, chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản còn tồn tại 3 vấn

đề lớn, đó là: - Khả năng đáp ứng yếu tại từng khâu trong chuỗi Vấn đề này

có thể nhận thấy rõ nhất ở khâu nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Các hộ nuôitrồng, đánh bắt cần phải cung cấp nguyên liệu với đủ số lượng và chất lượng

Trang 28

yêu cầu cho nhà sản xuất Các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản thường là các

hộ nhỏ lẻ, không có khả năng dự đoán sự vận động của thị trường trong dàihạn để có các điều chỉnh hợp lý Một phần nữa là, một số hộ nông dân dochạy theo lợi ích đã sử dụng quá mức các loại thuốc, hóa chất làm ảnh hưởngtới chất lượng của nguyên liệu thủy sản Ví dụ như tôm, thường bị nhiễm dưlượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng Đây là tình trạng chạy theo năngsuất mà quên đi chất lượng Chất lượng của nguyên liệu thủy sản còn bị ảnhhưởng do không đủ kho lạnh để bảo quản Với các đơn vị đánh bắt nhỏ lẻ,việc xây dựng kho lạnh đủ tiêu chuẩn có thể là quá khả năng Để giải quyếtđược vấn đề cho khâu này cần có sự liên kết hỗ trợ từ các khâu khác trongchuỗi cung ứng - Thông tin không được chia sẻ tốt giữa các thành viên trongchuỗi Năng lực của các khâu trong chuỗi cung ứng là có hạn, do vậy họ cần

có được thông tin tốt về thị trường và nhu cầu sản phẩm để có những phảnứng và giải pháp kịp thời Nếu bộ phận xuất khẩu có thể cung cấp nhữngthông tin chính xác về nhu cầu thị trường, bộ phận chế biến sẽ có thời gianchuẩn bị năng lực để sản xuất, và bộ phận cung cấp cầu nguyên liệu tăng cao,khâu đánh bắt không thể đáp ứng được; khi nhu cầu giảm, nhưng đánh bắtquá nhiều sẽ làm cho giá nguyên liệu sụt giảm gây thiệt hại cho khâu cungcấp nguyên liệu Cả hai tình huống đều dẫn đến thiệt hại Thông tin tốt sẽ giúpcác mắt xích trong chuỗi phối hợp đồng bộ hơn, và từ đó giảm được rất nhiềulượng dự trữ, tồn kho không mong muốn trong chuỗi Đối với chuỗi cung ứngcác sản phẩm thủy sản, điều này càng quan trọng hơn vì các sản phẩm nàykhông thể dự trữ được lâu - Không có sự cam kết chặt chẽ giữa các thànhviên trong chuỗi Khi các thành viên trong chuỗi hợp tác với nhau, họ phải cóđược sự cam kết vững chắc, đảm bảo các bên tuân thủ hợp đồng đó ký, không

vì lợi ích trước mắt mà vi phạm hợp đồng Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến

sự ổn định của chất lượng sản phẩm đầu ra - một trong những vấn đề cốt yếucủa sản phẩm thủy sản Việt Nam Để giải quyết vấn đề về chất lượng, có thể

Trang 29

áp dụng thủ tục kiểm tra chất lượng 100% Tuy nhiên, thực hiện việc này sẽrất tốn kém và không phải lúc nào cũng làm được Nếu các thành viên trongchuỗi cam kết đảm bảo chất lượng tại khâu của mình, không để sản phẩm chấtlượng kém chuyển sang khâu sau, thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trongchuỗi cung ứng các sản phẩm thủy sản.

Tác giả Huỳnh Thị Thu Sương (2012) tiến hành nghiên cứu về “Cácnhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợpnghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ” Trong nghiên cứu, tác giả tiến hành hệthống hóa những vấn đề lý luận chung về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗicung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng, chuỗi cungứng đồ gỗ trên thế giới và tại Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu phát triển hệthống thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứngđồ gỗ nhằm từng bước thiết lập hệ thống tương đương về đo lường, đặc biệttại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Nghiên cứu của tác giả là mộtcông trình thử nghiệm kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm lặp lại và nghiên cứuứng dụng, qua đó xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu với các nhân tốảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ Chính vì vậy, kết quảnghiên cứu phản ánh độ tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặtphương pháp luận trong đánh giá sự hợp tác và đề xuất các giải pháp khảthi.Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả tập trung cụ thể vào các doanh nghiệp đồ

gỗ khác với đề tài nghiên cứu của tác giả, nghiên cứu trong phạm vi rộng cácdoanh nghiệp sản xuất nên kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sươngkhông thể áp dụng vào nghiên cứu của tác giả luận văn

Tác giả Lê Đoàn (2013) trong nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện hoạtđộng chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam” Trongtác phẩm, tác giả thực hiện nghiên cứu lý thuyết về hoạt động chuỗi cung ứng,nghiên cứu và mô tả thực trạng hoạt động hoạt động chuỗi cung ứng tại công

ty TNHH Mitsuba Mtech Việt Nam bằng cách phỏng vấn trực tiếp ban lãnh

Trang 30

đạo, cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến chuỗi cung ứng và hoạtđộng chuỗi cung ứng Từ kết quả nghiên cứu, tác giả phân tích thực trạng hoạtđộng chuỗi cung ứng tại công ty theo từng bước là cung ứng, sản xuất, tồn trữ

và phân phối Đưa ra số liệu để phân tích hiệu quả hoạt động quản trị chuỗicung ứng Kết thúc nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiệnhoạt động chuỗi cung ứng của công ty Nghiên cứu của tác giả là nghiên cứuđầu tiên về hoạt động chuỗi cung ứng của công ty TNHH Mitsuba M-techViệt Nam nên có đóng góp quan trọng giúp ban lãnh đạo công ty xây dựngcác chiến lược hoàn thành chuỗi Tuy nhiên, do nghiên cứu của tác giả chỉđược thực hiện bằng phương pháp truyền thống, không tiến hành nghiên cứuđịnh lượng kiểm định số liệu thu thập nên không có độ tin cậy cao

1.2.3 Kinh nghiệm về xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm của một số địa phương trong nước

1.2.3.1 Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn ở Hạ Hòa, Phú Thọ

Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn giúp kiểm soát quá trìnhsản xuất, quản lý được chất lượng đầu ra và đảm bảo sản phẩm an toàn khiđến tay người tiêu dùng Đặc biệt, các sản phẩm tham gia chuỗi được truyxuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng biết rõ được nguồn gốc Huyện Hạ Hòa,tỉnh Phú Thọ đã triển khai mô hình này nhằm hướng tới nền nông nghiệpsạch, an toàn và phát triển bền vững

Thực hiện kế hoạch chuỗi thực phẩm an toàn, huyện đã xây dựng cửahàng nông sản an toàn Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp XuânPhúc - Phú Thọ là đơn vị trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dưới sựquản lý của huyện Hợp tác xã liên kết các nông hộ và các trang trại chăn nuôituân thủ quy trình sản xuất an toàn sinh học, hình thành chuỗi liên kết cungứng sản phẩm sạch tới người tiêu dùng Các mặt hàng thực phẩm sạch bàybán tại cửa hàng chủ yếu gồm rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống Đây là các

Trang 31

loại rau an toàn, rau hữu cơ, thịt lợn sạch, thịt gà, cá, ốc nhồi được chăm sóctheo đúng quy trình an toàn Các sản phẩm được chứng nhận sản xuất theođúng quy trình, tuân thủ các quy định trong sản xuất hữu cơ; các khâu chếbiến, vận chuyển, giết mổ, phân phối đều tuân thủ chặt chẽ quy định về antoàn thực phẩm.

Hiện nay, HTX có 50 hộ sản xuất và cung ứng thực phẩm an toàn, đượcchia thành các tổ sản xuất: Rau, hoa quả, chăn nuôi gà, lợn Không chỉ giúp

đỡ, kiểm soát lẫn nhau về quy trình sản xuất an toàn, mỗi nhóm xây dựng kếhoạch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường Tổ sản xuất rau an toànxã Xuân Áng gồm 6 hộ tham gia với diện tích canh tác trên 1ha Ông BạchĐức Vượng - Tổ trưởng tổ sản xuất cho biết: Tham gia cung ứng rau an toàntheo chuỗi, chúng tôi đảm bảo sản xuất an toàn, chọn giống có nguồn gốc,chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh; sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh Phòngtrừ sâu bệnh bằng dùng thuốc vi sinh, thảo mộc, giữa các hộ có sự giám sátlẫn nhau Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật sự cần thiết với liềulượng vừa và đủ, cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày Để bảo đảm cânđối cung - cầu, tổ chủ động phân bố cơ cấu mỗi loại rau, củ, quả, thời vụ hợp

lý, nhờ vậy, sản phẩm làm ra tiêu thụ thuận lợi, bước đầu tạo sự chuyển biến,nâng cao thu nhập cho bà con nông dân Diện tích canh tác rau của các hộtrong chuỗi liên kết khoảng trên 2ha, cây ăn quả 6ha, gà khoảng 8.000 con,lợn trên 1.000 con Tham gia vào chuỗi, các hộ dân được tập huấn kỹ thuật,chú trọng hướng dẫn, giám sát việc thực hành của bà con về quy trình an toàn

từ các khâu chọn giống, ưu tiên những giống chất lượng được người tiêu dùnglựa chọn nhiều; chọn thức ăn, cách phòng trị bệnh, tiêm phòng định kỳ và tiêuđộc, khử trùng để có được các sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn; sử dụngnước tưới, phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho rau, sơ chế, ghi chépđơn giản nhưng đủ để truy xuất khi cần thiết HTX cử kỹ thuật viên cùngnông dân thực hành để giúp người dân tự ý thức và thực hiện theo đúng quy

Trang 32

trình Hiện tại, trung bình mỗi tháng HTX cung cấp cho thị trường khoảng 1,5tấn rau củ, 4 tạ gà Không chỉ bán và giới thiệu sản phẩm tại cửa hàng, HTXtrực tiếp phân phối thực phẩm cho các bếp ăn tập thể của trường mầm non,bệnh viện.

Ông Bùi Đức Tuyển - Giám đốc HTX cho biết: HTX chú trọng hướngdẫn các hộ sản xuất đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm trong từng côngđoạn Liên kết theo chuỗi là xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu nông sản an toàncho người tiêu dùng HTX đang thực hiện xây dựng thương hiệu nông sảnsạch, tiến tới mở rộng thị trường trong tỉnh và sang tỉnh bạn HTX cũng có kếhoạch tổ chức chuỗi dịch vụ cung cấp nông sản sạch kết hợp du lịch Các cơ

sở trong chuỗi được kiểm tra định kỳ, sản phẩm từ các chuỗi được đưa vàochương trình lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm, sản phẩm bước đầu có chỗđứng trên thị trường

1.2.3.2 Kinh nghiệm xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn ở tỉnh Thanh Hóa

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa,đến tháng 3/2018, tỉnh có 14 địa chỉ bày bán thực phẩm an toàn của 11 đơn vịđược đăng tải công khai trên mục 'Địa chỉ xanh - Nông sản sạch' (trên tổng số

818 địa chỉ bày bán thực phẩm an toàn của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước)

Việc xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm,nông lâm thủy sản an toàn và công khai 14 địa chỉ bày bán thực phẩm an toàn

là kết quả bước đầu quan trọng, làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình trongnhững năm tiếp theo, đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm an toàn, thúc đẩyphát triển bền vững sản xuất nông sản thực phẩm an toàn ở Thanh Hóa

Thời gian qua, Thanh Hóa đã chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 chuỗi cungứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn với những sản phẩm thiết yếu phục

vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân, gồm các chuỗi cung ứng gạo,rau quả, thịt gia súc - gia cầm, trứng gia cầm và thủy sản Cụ thể như chuỗicung ứng thịt gia súc, gia cầm của Công ty Cổ phần thực phẩm Phú Gia - ITC,

Trang 33

Công ty Trách nhiệm hữu hạn thực phẩm sạch Phúc Vinh, Thực phẩm sạchITC-Food, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thực phẩm sạch Đức Tần, Công ty

cổ phần chế biến súc sản xuất khẩu Thanh Hóa, Công ty cổ phần Nông sản,thực phẩm Việt Hưng Các đơn vị này cung ứng ra thị trường khoảng 150tấn thịt/tháng, thị trường tiêu thụ chính là các bếp ăn tập thể, nhà hàng, kháchsạn, trường học, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bànthành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Khu Kinh tế Nghi Sơn và các huyện,thị xã có khu công nghiệp Hiện tại Thanh Hóa cũng có 6 đơn vị tham giacung ứng rau quả, sản lượng cung ứng ra thị trường khoảng 1.600 tấn/năm; 3đơn vị tham gia chuỗi cung ứng gạo, sản lượng cung ứng ra thị trường khoảng6.000 tấn/năm; 2 đơn vị tham gia cung ứng trứng gia cầm, bình quân cungứng ra thị trường khoảng 670.000 quả trứng/tháng và 6 đơn vị tham gia cungứng sản phẩm thủy sản cung ứng ra thị trường hằng năm khoảng 500.000 lítnước mắm, 3,5 tấn mắm tôm, mắm chua, 450 tấn tôm chân trắng, 100 tấn cá

rô phi, 150 tấn cá, mực, tôm đông lạnh các loại

Đề án chuỗi thực phẩm an toàn của tỉnh Thanh Hóa đã hình thành đượcmột hệ thống nông sản khép kín được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chứcnăng Trong chuỗi liên kết này, doanh nghiệp có chức năng khảo sát, tìm kiếm,

mở rộng thị trường để điều tiết sản xuất, xây dựng chất lượng và thương hiệucho sản phẩm Người nông dân được đảm bảo quyền lợi, nâng cao thu nhập từviệc tham gia sản xuất sản phẩm nông sản an toàn Sản phẩm cuối cùng đếntay người tiêu dùng là sản phẩm sạch, an toàn Đặc biệt, nếu không may xảy rabất cứ sự cố nào đối với người tiêu dùng hay nông sản thì thông qua việckiểm tra lại quy trình lưu thông nông sản trong chuỗi sẽ truy xuất đượcnguyên nhân, như vậy lợi ích của người tiêu dùng luôn được đảm bảo

Sự tham gia tích cực doanh nghiệp, người sản xuất, sự quyết tâm củacác cấp chính quyền và sự lựa chọn thông minh của mỗi người tiêu dùng sẽ lànhững điều kiện để tiếp tục nhân rộng những mô hình liên kết sản xuấttheo

Trang 34

chuỗi, đảm bảo cung cấp cho thị trường thực phẩm, nông sản an toàn Các cơ

sở trong chuỗi được kiểm tra định kỳ, sản phẩm từ các chuỗi được đưa vàochương trình lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng.Mọi sản phẩm, hàng hóa nằm trong chuỗi đều đạt tiêu chuẩn sạch và an toànnhờ được kiểm soát từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ, sơ chế đếnchế biến và cả trong quá trình sản xuất, lưu thông từ nơi sản xuất đến nơi tiêuthụ

Theo ông Đỗ Xuân Trường - Chi cục trưởng, Chi cục Quản lýchất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh Thanh Hóa, sản phẩm từ các môhình chuỗi bước đầu đã có chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng đónnhận, tin tưởng Tuy nhiên, trong thời gian, các đơn vị sản xuất, kinh doanhthực phẩm nông lâm thủy sản an toàn cần tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô,chủng loại sản phẩm; duy trì, nâng cấp điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm,các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo VietGAP, GMP/SSOP,HACCP, ISO

22000… trong hoạt động trong sản xuất, kinh doanh để đáp ứng yêu cầu ngàymột cao hơn của đơn vị kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm Bên cạnh đó, để xâydựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn, rất cần có sự quan tâmkhuyến khích bằng các cơ chế, chính sách từ phía Nhà nước và sự đồng bộtrong triển khai thực hiện của các ngành liên quan, bởi khi chuỗi liên kết sảnxuất tiêu thụ hình thành, ngoài người tiêu dùng nhận được lợi ích, thì ngườisản xuất, kinh doanh cũng được bảo đảm đầu ra, ổn định sản xuất, kinh doanh

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt kế hoạch xây dựng vàphát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàntỉnh giai đoạn 2017 - 2020 Mục tiêu của kế hoạch là xây dựng và phát triển

mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn đảm bảo được

số lượng sản phẩm thực phẩm qua chuỗi Trong đó, riêng năm 2018, tỉnhThanh Hóa phấn đấu có 30% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnhđược cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm antoàn có xác nhận Đồng thời trên địa bàn mỗi huyện đồng bằng, ven biển phải

có ít nhất 4

Trang 35

cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu côngnghiệp, khu đô thị tập trung đông dân cư và mỗi huyện miền núi có ít nhất

2 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn Riêng tại mỗi phường ở thành phốThanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn phải quy hoạch ít nhất 1 điểm códiện tích tối thiểu 30m2 để các tổ chức, cá nhân mượn (không thu phí)xây dựng cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn bởi việc có thêm các chuỗi

và địa chỉ cung ứng nông sản thực phẩm an toàn là xu hướng tiêu dùng hiệnđại và là nhu cầu tất yếu của người dân

1.2.3.3 Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng rau sạch ở Sơn La

Để sản xuất rau phát triển bền vững, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiềuchính sách khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất theohướng an toàn

Tỉnh Sơn La hiện có hơn 40 hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệpđược hỗ trợ tham gia sản xuất nông sản an toàn, với tổng số 47 chuỗi, trong

đó có 15 chuỗi sản xuất cung ứng rau sạch Với tổng diện tích rau, củ hơn 100

ha, sản lượng 4.100 tấn/năm, với các loại như: bắp cải, su su, bí xanh, bí đỏ,khoai tây, đỗ leo, cải mèo, đậu cô ve, mướp đắng tiêu thụ nội tỉnh và cácsiêu thị tại Hà Nội

Để sản xuất rau phát triển bền vững, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiềuchính sách khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất theohướng an toàn Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá thu hút và tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp nôngthôn, kết nối giữa các doanh nghiệp với người sản xuất nhằm tăng giá trị sảnphẩm hàng hóa

Ông Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La chobiết: "Tỉnh Sơn La đã ban hành NQ số 57 để khuyến khích các tổ chức, cánhân trong các khâu sản xuất, chế biến quảng bá, tiêu thụ sản phẩm Hiện 1 sốtập đoàn và công ty lớn đã đến, được tỉnh hỗ trợ về mặt bằng, điện nước đểlàm sao họ đầu tư sâu vào chế biến, tăng giá trị trên địa bàn tỉnh"

Trang 36

Quy hoạch vùng rau an toàn tập trung giai đoạn 2011-2020 của tỉnh ổnđịnh diện tích 6.700 ha rau các loại, sản lượng đạt trên 112 nghìn tấn/năm,trong đó diện tích rau an toàn tập trung 1.678 ha, sản lượng 26.830 tấn/năm.Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 18 HTX sản xuất rau, củ, với tổng diện tích gần

110 ha, sản lượng đạt 4.100 tấn/năm, chiếm 5,2% sản lượng rau của toàn tỉnh.Một số HTX sản xuất rau an toàn đã được hỗ trợ theo chính sách của tỉnh đểxây dựng nhà lưới, hệ thống tưới chủ động, như: HTX sản xuất rau an toàn TựNhiên, xã Đông Sang (Mộc Châu), quy mô 5.000 m2; HTX đa ngành nghềDiệp Sơn (Mai Sơn), quy mô 1.700 m2; Tổ sản xuất rau an toàn tổ 7, phườngChiềng Sinh (Thành phố), quy mô 1.500 m2 đã góp phần làm tăng năng suất

và chất lượng sản phẩm Đến nay, toàn tỉnh có 12 HTX đã được cấp chứngnhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, với tổng diện tích 52,4 ha, trong đó, 9 cơ

sở đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, diện tích 43,5 ha Theo thống kêcủa Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, sản lượng rau an toàn 6 tháng đầunăm của tỉnh gần 2.000 tấn Từ các cơ sở sản xuất rau an toàn, trên địa bàntỉnh đã hình thành 15 chuỗi giá trị về sản xuất rau sạch Trong đó, 7 chuỗiđang hoạt động, diện tích gần 40 ha, sản lượng gần 2.700 tấn; đang xây dựng

8 chuỗi, diện tích trên 40 ha, sản lượng gần 1.700 tấn Sản phẩm rau an toànsản xuất tại chuỗi ngoài cung cấp thị trường trong tỉnh, bước đầu được cungứng tại thị trường Hà Nội thông qua các siêu thị, chuỗi cửa hàng nông sản antoàn Để mở rộng thị trường tiêu thụ, tỉnh ta đã tập trung đẩy mạnh các hoạtđộng xúc tiến, giới thiệu sản phẩm, thu hút đầu tư vào sản xuất rau an toàn.Hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Đầu tưPhát triển nông nghiệp VinEco - VinGroup triển khai chương trình “Đồnghành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt” Công ty VinEco đã xétduyệt, khảo sát, đánh giá hồ sơ của 188 cơ sở trên địa bàn tỉnh đăng ký thamgia chương trình, trong đó có 27 cơ sở đạt yêu cầu

Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2020, diện tích rau toàn tỉnh đạt10.000 ha, trong đó sẽ tập trung mở rộng diện tích sản xuất rau chất lượng

Trang 37

cao, rau an toàn tập trung đạt khoảng 1.700 ha, sản lượng gần 27.000 tấn/năm,

để tạo tiền đề cho phát triển vùng rau theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn Đồng thời, tăng cường áp dụng các biện phápthâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụngphân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp Phát triển sản xuất theohướng công nghệ cao, công nghệ sinh học, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệmnước Thực hiện cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêuthụ sản phẩm; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, HTXliên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; chú ý pháttriển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giátrị Tăng cường tác quản lý an toàn thực phẩm vùng tập trung, giảm thiểu vàtiến tới chấm dứt tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thựcvật trong sản xuất và bảo quản sau thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng

và hiệu quả kinh tế

1.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Ninh

Từ kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm của các địaphương, bài học rút ra cho việc xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm chả mựcHạ Long, tỉnh Quảng Ninh như sau:

(1) Chính sách phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm hướng vào lợi thế

so sánh của từng vùng Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hạ giá thànhsản phẩm, phản ứng nhanh nhẹn trước yêu cầu và thị hiếu của thị trường vềhình thức chất lượng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh

(2) Coi trọng công tác kiểm ra giám sát chất lượng sản phẩm Ngày naymỗi sản phẩm muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng về

an toàn thực phẩm, mặt hàng chả mực cũng tương tự, đòi hỏi phải đảm bảochất lượng theo yêu cầu của thị trường Chất lượng sản phẩm quyết định đến

sự thành bại của chuỗi Vì vậy, trong từng công đoạn cụ thể, mỗi tác nhânphải thực hiện nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 38

(3) Hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới phát triển chuỗi cungứng chả mực cũng cần có những thay đổi kịp thời theo hướng tập trungchuyên môn hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ.

(4) Tăng cường năng lực của các hiệp hội ngành hàng Đây là đơn vịtập hợp và tăng cường liên kết phối hợp mật thiết với cơ quan chức năng khácquản lý kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi thông qua các liên kết dọc vàliên kết ngang

(5) Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để can thiệp gián tiếp và điềutiết sản xuất và tiêu thụ chả mực có hiệu quả

(6) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng cường đổimới hệ thống kênh phân phối, mở rộng và tạo lập thị trường mới hướng đếnxuất khẩu

Trang 39

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1 Các câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu đề tài cần phải trả lời nhữngcâu hỏi sau:

a Thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực HạLong, tỉnh Quảng Ninh những năm qua như thế nào?

b Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cungứng sản phẩm Chả mực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh như thế nào?

c Để hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh, cần phải có những định hướng và thực hiện những giải pháp nào?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu như: sách, báo,tạp chí chuyên ngành, một số website, các báo cáo tổng kết và hội thảo củacác ban ngành, các tổ chức kinh tế và các cơ quan nghiên cứu, các công trìnhnghiên cứu có liên quan về chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp từnhiều nguồn khác nhau

Số liệu thứ cấp còn được thu thập từ các báo cáo đánh giá tình hìnhthực hiện kế hoạch hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Ban Chỉ đạo Nông thôn mới, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, các tài liệucủa UBND tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hạ Long, các Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ Tỉnh, Thành phố, các văn bản chính sách đã ban hành của tỉnhQuảng Ninh và Thành phố Hạ Long,…

2.2.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

Để phục vụ cho việc nghiên cứu và phân tích chuỗi cung ứng chả mựcHạ Long, tỉnh Quảng Ninh, tác giả lựa chọn điều tra tất cả các tác nhân trongchuỗi cung ứng sản phẩm chả mực Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

Trang 40

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hạ Long có 30 cơ sở sản xuất chế biếnsản phẩm chả mực Hạ Long Đề tài tiến hành điều tra toàn bộ 30 cơ sở này.Đồng thời điều tra các tác nhân khác cũng bằng số mẫu của cơ sở sản xuất chếbiến chả mực do đó tổng số phiếu điều tra là 180 phiếu, cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Số mẫu điều tra

3 Cơ sở sản xuất chế biến chả mực Hạ Long 30

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1 Lập sơ đồ chuỗi cung ứng cho sản phẩm

* Mục tiêu:

+ Giúp hình dung được các kết nối giữa các tác nhân trong chuỗi và cácquy trình hoạt động trong một chuỗi cung ứng;

+ Giúp thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân trong chuỗi

và quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng;

+ Cung cấp cho các tác nhân tham gia hiểu biết thêm các thông tin, cácmối quan hệ, về trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của các tác nhân khác trong

Ngày đăng: 04/09/2018, 15:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. ICRAF, 2014. Study on nutrient compositions of and processed productsdevelopment from Son Tra (Docynia indica (Wall.)): In-depth study of some bioactive substances of son tra fruit and itsprocessed product development (Báo cáo nghiên cứu thành phần dinh dưỡng và các sản phẩm chế biến từ Sơn tra, do ICRAF thực hiện trong khuôn khổ dự án AFLI) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Docynia indica
13. Eschborn (2007) GTZ-ValueLinks - Value chain promotion methods (Phương pháp phát triển chuỗi giá tri GTZ-Valued Links) Khác
14. Kaplinsky, R., and M. Morris (2000). A Handbook for Value Chain Research, The Institute of Development Studies (Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá tri của IDS) Khác
15. Hoang Thi Lua, Ann Degrande, Delia Catacutan, Nguyen Thi Hoa &Vien Kim Cuong. Son tra (Docynia indica) value change and market analysis. AFLI Technical Report No.9. ICRAF. (Phân tích chuỗi giá tri và thi trường Sơn tra. Báo cáo kỹ thuật dự án AFLI) Khác
17. MCG, 2014. Value change analysis for Shan tea in Yen Bai and Dien Bien province under predicted climate change, A report for FAO Vietnam and NOMAFSI, Management Consulting Group (MCG), Hanoi (Phân tích chuỗi giá tri chè Shan tuyết tại Yên Bái và Điện Biên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Báo cáo nghiên cứu cho Tổ chức Nông lương thế giới Việt Nam) Khác
1. CHẢ MỰC BÍCH THUỶ Hàng chả mựcÔ số 820 Tầng 1 Chợ HạLong 2 - Phường Yết Kiêu - Thành phố Hạ Long Khác
2. CHẢ MỰC LAN CHINH Sản xuất chả mựcSN 241 Tổ 7 Khu 7 - Phường Cao Xanh - Thành phố HạLong3.CƠ SỞ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN CHẢ MỰC LAN LÀNSản xuất và bán chả mực, bán hải sản các loạiTại nhà số 33 + 35 Tổ 7 Khu 1 - Phường Bạch Đằng - Thành phố Hạ Long Khác
4. CƠ SỞ CHẢ MỰC TIẾN CHUYÊNSản xuất và kinh doanh chả mựcTổ 2 Khu 1A - Phường Cao Thắng - Thành phố Hạ Long Khác
5. CỬA HÀNG CHẢ MỰC KIM OANHMua bán hải sản các loại và sản xuất chả mựcTại nhà tổ 2 Khu 6 - Phường Bai Cháy - Thành phố HạLong Khác
6. LĂNG LAN Chế biến và kinh doanh chảmực Tổ 11 Khu 3 - Phường BãiCháy - Thành phố Hạ Long Khác
7. HẢI SẢN HẠ LONG XANH TRANG ANHKinh doanh và chế biến chả mựcTổ 2 Khu 7 - Phường Bãi Cháy - Thành phố Hạ Long Khác
11. CHẢ MỰC, CHẢ CÁ LIÊNChế biến, kinh doanh chả mực, chả cáSố nhà 01, tổ 24, khu 3 - Phường Hà Khẩu - Thành phố Hạ Long Khác
12. CHẢ MỰC NHÂN NGỌCSản xuất và kinh doanh chảmực Tổ 8, khu 6 - Phường HồngHà - Thành phố Hạ Long Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w