1) Nhiệm vụ: • Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ và tăng tuổi thọ các chi tiết. 2) Phân loại: theo phương pháp bôi trơn • Bôi trơn bằng vung té. • Bôi trơn cưỡng bức. • Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.
Trang 1Bài 25
HỆ THỐNG BÔI TRƠN
I. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI:
1) Nhiệm vụ:
• Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ và tăng tuổi thọ các chi tiết
2) Phân loại: theo phương pháp bôi trơn
• Bôi trơn bằng vung té
• Bôi trơn cưỡng bức.
• Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu
II. HỆ THỐNG BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC:
1) Cấu tạo: Hình 25.1/ SGK – 114: Sơ đồ hệ thống bôi
trơn cưỡng bức
• Các bộ phận chính:
Cacte chứa dầu
Bơm dầu
Bầu lọc dầu
Các đường dẫn dầu
2) Nguyên lí làm việc:
• Trường hợp làm việc bình thường:
Dầu bôi trơn được hút từ cacte (1) qua bơm dầu (3) và được làm sạch ở bầu lọc (5) Dầu tiếp tục đi qua van (6) tới đường dầu chính (9) sau đó tỏa ra theo các đường thông để đến chỗ cần bôi trơn (các bề mặt ma sát của động cơ) Dầu sau đó quay về cacte.
Bầu lọc (5) là bầu lọc ly tâm (chuyển động quay) nên giữ lại một phần dầu để tạo momen quay Phần dầu đó sau tự chảy
về cacte.
• Trường hợp xảy ra sự cố:
Áp suất dầu cao quá mức: sẽ có van (4) mở để dầu chảy bớt về trước bơm
Trang 2 Nhiệt độ dầu cao quá mức: van (6) sẽ đóng, dầu chuyển hướng qua két làm mát (7) trước khi vào đường dầu chính
• Các phương pháp bôi trơn khác:
Ở động cơ xăng 2 kỳ: cacte dùng chứa hòa khí nên không thể chứa dầu bôi trơn Vì vậy dầu được pha vào xăng (tỷ lệ 1/20 – 1/30), từ đó có các hạt dầu bám vào chỗ cần bôi trơn hay lỗ hứng dầu, sau đó chảy vào bề mặt ma sát
Phương pháp bôi trơn bằng vung té: lợi dụng chuyển động quay của má khuỷu, đầu to thanh truyền, bánh răng,… để múc dầu trong cacte té lên các chi tiết
3) Hiệu quả sử dụng:
Hiệu quả sử dụng cao, an toàn, dễ bảo trì
Là hệ thống bôi trơn đang được sử dụng phổ biến hiện nay
để bôi trơn cho các động cơ
Thường dùng trong động cơ công suất lớn
Vì được cấu tạo từ nhiều thành phần nên chế tạo phức tạp
và tốn kém
III. THÔNG TIN BỔ SUNG:
• Cơ sở chọn phương pháp bôi trơn:
Bề mặt ma sát giữa các chi tiết làm việc với vận tốc lớn, áp suất cao (bộ truyền bánh răng, xích, ) cần lượng dầu lớn có
áp suất lớn
Dùng hệ thống bôi trơn liên tục.
Bề mặt ma sát giữa các chi tiết làm việc với vận tốc nhỏ, áp suất thấp (đai ốc,…)
Bôi trơn theo từng giai đoạn.