1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NGÃI - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT

89 332 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NGÃI - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070684-nguyen-thi-ngoc-oanh.htmXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NGÃI - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070684-nguyen-thi-ngoc-oanh.htmXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NGÃI - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070684-nguyen-thi-ngoc-oanh.htm

Trang 1

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NGỌC OANH

Ngành: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2005 - 2009

2009

Trang 2

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Đề tài

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN

ĐA KHOA QUẢNG NGÃI - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT

Tác giả NGUYỄN THỊ NGỌC OANH

Luận văn Kỹ sư Ngành: Kĩ thuật môi trường

Giáo viên hướng dẫn Th.S LÊ TẤN THANH LÂM

- 2009 -

Trang 3

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA : MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

NGÀNH : KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ TÊN SV: NGUYỄN THỊ NGỌC OANH – MSSV: 05127144

4 Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 01/2009 đến tháng 6/2009

Nội dung và yêu cầu khóa luận đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày tháng năm 2009 Giáo viên hướng dẫn

Th.S Lê Tấn Thanh Lâm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tại trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM tôi đã được tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích từ thầy cô và bạn bè, đó chính là hành trang quý báu để tôi bước vào đời Hôm nay tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến:

™ Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và thực tập để có kiến thức từ thực tế

™ Quý thầy cô Khoa Công Nghệ Môi Trường đã tận tình dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học tập tại trường

™ Thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã tận tình chỉ dẫn cho tôi trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp

™ Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị trong Khoa Chống nhiễm khuẩn cùng các phòng khoa khác của bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại bệnh viện

™ Gia đình, bạn bè, các anh chị cùng các bạn sinh viên lớp DH05MT đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn và xin kính chúc tất cả sức khỏe, hạnh phúc, thành công!

TP.HCM ngày 05 tháng 7 năm 2009 Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Oanh

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa

Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT” được tác giả thực hiện trong thời

gian từ tháng 01 – 6/2009, với mục tiêu tìm ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn tại bệnh viện nhằm đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế cho bệnh viện và bảo vệ môi trường

Đề tài đã thực hiện những nội dung sau:

- Tìm hiểu các biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới nói chung

và ở Việt Nam nói riêng

- Xác định thành phần, khối lượng chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi

- Đánh giá các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải rắn của bệnh viện

- Ứng dụng mô ma trận SWOT đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại bệnh viện

- Tính toán số lượng trang thiết bị và phương tiện dùng cho hoạt động quản lý

và xử lý chất thải rắn tại bệnh viện

- Tính toán chi phí đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn và chi phí xử

lý chất thải rắn y tế nguy hại tại bệnh viện khi áp dụng những giải pháp đã được đề xuất

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ii

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

1.6 Ý nghĩa đề tài 3

1.6.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế 3

1.6.2 Ý nghĩa về mặt xã hội 3

1.6.3 Ý nghĩa về mặt môi trường 3

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN NGÀNH Y TẾ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NGÃI 4

2.1 Hiện trạng chất thải rắn y tế ở Việt Nam 4

2.2 Giới thiệu bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi 6

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 6

2.2.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 7

2.2.3 Chức năng nhiệm vụ 7

2.2.4 Cơ cấu tổ chức hành chánh 8

2.2.5 Tình hình hoạt động và định hướng phát triển 8

2.2.6 Khái quát về bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi mới 8

2.3 Hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi 10

2.3.1 Chất thải rắn y tế nguy hại 11

2.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt 11

2.3.3 Chất thải rắn tái chế 12

2.3.4 Các biện pháp quản lý chất thải rắn đang áp dụng tại bệnh viện 12

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 17

3.1 Tổng quan về chất thải y tế 17

3.1.1 Các khái niệm cơ bản 17

3.1.2 Phân loại chất thải y tế 17

3.1.3 Tính chất của chất thải rắn y tế 19

3.1.4 Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe cộng đồng 22

3.2 Những nội dung trong quản lý và xử lý chất thải y tế 26

3.2.1 Giảm thiểu chất thải 26

3.2.2 Nguyên tắc thu gom 26

3.2.3 Nguyên tắc vận chuyển 27

3.2.4 Nguyên tắc lưu giữ 27

3.2.5 Những nguyên tắc trong xử lý chất thải rắn y tế 28

Trang 7

3.3 Các công nghệ xử lý chất thải y tế 28

3.3.1 Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế 28

3.3.2 Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện 30

3.4 Lý thuyết ma trận SWOT 31

3.4.1 Quá trình ra đời và phát triển 31

3.4.2 Ý nghĩa của ma trận SWOT 32

3.4.3 Các bước lập ma trận SWOT 32

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34

4.1 Lập ma trận SWOT đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi 34

4.1.1 Phân tích các yếu tố trong ma trận SWOT 34

4.1.2 Kết hợp các chiến lược 40

4.2 Đề xuất giải pháp cụ thể 41

4.2.1 Giải pháp hành chánh 41

4.2.2 Giải pháp quản lý 42

4.2.3 Giải pháp kĩ thuật 50

4.3 Tính toán kinh tế 56

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Kiến nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 61

Trang 8

VLTL - PHCN: Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng

VTTBYT: Vật tư thiết bị y tế

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Lượng chất thải rắn y tế ở Việt Nam 4

Bảng 2.2 Thành phần chất thải rắn y tế ở Việt Nam 6

Bảng 2.3 Lượng CTR phát sinh tại các khoa, phòng của BV trong mỗi ngày 10

Bảng 2.4 Lượng CTR y tế nguy hại phát sinh tại BV trung bình trong 1 tháng 12

Bảng 3.1 Thành phần của CTR y tế thông thường và CTR y tế nguy hại 20

Bảng 3.2 So sánh thành phần CTR y tế và CTR đô thị 21

Bảng 3.3 Thành phần hóa học của CTR y tế 22

Bảng 3.4 Nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn 23

Bảng 3.5 Nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da 24

Bảng 3.6 Nhiễm virus viêm gan nghề nghiệp do vật sắc nhọn gây tổn thương tại Mỹ .24

Bảng 4.1 Số lượng thùng rác sinh hoạt cần đặt trước các phòng bệnh 48

Bảng 4.2 Dung tích thùng tập trung CTR cho từng khoa 49

Bảng 4.3 Số lượng thùng tập trung CTR cần bổ sung cho các khoa 50

Bảng 4.4 Chi phí đầu tư cho hệ thống quản lý CTR 56

Bảng 4.5 Chi phí xử lý 1 kg rác y tế nguy hại 57

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1 Đồ thị thể hiện lượng CTR y tế nguy hại thuộc các khoa của BV theo tuyến5

Hình 2.2 Hệ thống tổ chức hành chánh BV đa khoa Quảng Ngãi 9

Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức hành chánh ban quản lý CTR của BV 13

Hình 2.4 Sơ đồ xử lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi 17

Hình 3.1 Mẫu phân tích ma trận SWOT 33

Hình 3.2 Mô hình tổng hợp ma trận SWOT 33

Trang 12

đã và đang là một vấn nạn của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó có ô nhiễm CTR, đặc biệt là CTR y tế

Theo thống kê của Bộ Y tế (tháng 12/2008), cả nước ta có khoảng 1.050 BV với tổng số 136.542 giường bệnh Riêng tại tỉnh Quảng Ngãi, một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thì CTR y tế hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng và người dân trong tỉnh Theo thống kê của Sở Y tế Quảng Ngãi (tháng 12/2008), ước tính khối lượng CTR y tế phát sinh hàng ngày tại các BV và các đơn vị thuộc ngành y tế trong tỉnh vào khoảng 4 tấn, trong đó lượng CTR y tế nguy hại chiếm khoảng 30% Tuy nhiên hoạt động quản lý CTR y tế trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập

BV Quảng Ngãi là một BV đa khoa lớn nhất tỉnh với số lượng bệnh nhân, CBCNV khá đông nên lượng rác thải của BV tương đối lớn Ban lãnh đạo BV đã xác định rằng, việc quản lý chất thải BV, trong đó có CTR phải tiến hành đồng thời với công tác khám chữa bệnh để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của BV, đồng thời bảo vệ môi trường

Chính vì các lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý chất

thải rắn tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng ngãi

- Đánh giá được những ưu điểm và khuyết điểm, những thuận lợi và khó khăn

Trang 13

trong công tác quản lý CTR tại BV

- Đề xuất các giải pháp quản lý CTR tại BV nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế

và môi trường

1.3 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu các biện pháp quản lý, xử lý CTR y tế trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng

- Xác định thành phần, khối lượng CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi

- Đánh giá hoạt động lưu trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR của BV

- Ứng dụng mô ma trận SWOT đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR tại BV

- Tính toán số lượng trang thiết bị và phương tiện dùng cho hoạt động quản lý

và xử lý CTR tại BV

- Tính toán chi phí đầu tư xây dựng hệ thống quản lý CTR và chi phí xử lý CTR

y tế nguy hại tại BV khi áp dụng những giải pháp đã được đề xuất

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Tham khảo tài liệu: sách, báo, Internet…

- Thực địa: tham quan thực tế tại BV đa khoa Quảng Ngãi

1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi không gian: BV đa khoa Quảng Ngãi

- Thời gian thực hiện đề tài: từ 01/2009 - 6/2009

Trang 14

- Đối tượng nghiên cứu: CTR y tế

1.6 Ý nghĩa đề tài

1.6.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế

- Giảm chi phí xử lí rác thải cho BV

- Giúp BV có thêm thu nhập từ hoạt động phân loại rác thải tại nguồn

1.6.2 Ý nghĩa về mặt xã hội

- Giảm áp lực trong việc giải quyết các vấn đề về CTR

- Giảm các nguy cơ và rủi ro trong quá trình vận chuyển CTR y tế

- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng

1.6.3 Ý nghĩa về mặt môi trường

- Giảm lượng rác thải phát sinh ra môi trường

- Tạo vẻ mỹ quan cho BV và khu vực xung quanh

Trang 15

Chương 2

HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN NGÀNH Y TẾ VÀ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NGÃI

2.1 Hiện trạng chất thải rắn y tế ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế (tháng 12/2008) nước ta có khoảng 1.050

BV, hơn 10 nghìn trạm y tế xã Khoảng 136.542 giường bệnh, cùng các viện nghiên

cứu y sinh, trung tâm y tế dự phòng, cơ sở sản xuất dược phẩm, đã thải ra một lượng

chất thải y tế rất lớn, riêng CTR đã hơn 400 tấn mỗi ngày, trong đó gần 1/10 thuộc loại

nguy hại Ước tính đến năm 2010, tổng lượng CTR y tế phát sinh là hơn 500 tấn/ngày,

trong đó có khoảng 60 - 70 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại

Hiện nay nước ta có khoảng 200 lò đốt CTR y tế đang vận hành xử lý cho

73,3% số BV, trong đó chỉ có khoảng 55% số lò đốt đủ tiêu chuẩn, 45% là lò đốt thủ

công 26,7% các BV còn lại vẫn đang thực hiện chôn lấp CTR y tế hoặc thiêu đốt

ngoài trời

Lượng CTR y tế phát sinh từ mỗi giường bệnh thuộc các tuyến BV ở nước ta

được trình bày trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Lượng CTR y tế thuộc các tuyến BV ở Việt Nam

Tuyến bệnh viện Tổng lượng CTR y tế

(kg/GB)

CTR y tế nguy hại (kg/GB)

Nguồn: Bộ Y tế - Vụ điều trị, 2000

Nhận xét: Bảng 2.1 cho thấy tổng lượng CTR y tế và lượng CTR y tế nguy hại

ở nước ta giảm dần theo các tuyến BV từ BV trung ương đến BV huyện, điều này có

Trang 16

0,14

0,31

0,1

0,03 0,05

0,22 0,21

0,11

0,18

0,08

0,02 0,02

0,17 0,17

thể do các nguyên nhân sau:

- BV trung ương thường được xây dựng ở những thành phố lớn trong nước Người dân ở đây thường có mức sống cao hơn so với ở tỉnh và huyện Vì vậy lượng rác thải sinh hoạt do bệnh nhân và người nhà của họ tại các BV trung ương tạo ra nhiều hơn so với các BV tỉnh và BV huyện

- Các BV trung ương có trình độ khoa học kĩ thuật cao hơn BV tỉnh , huyện nên thường tiếp nhận những ca bệnh nặng, đặc biệt là những ca bệnh có liên quan đến phẩu thuật Mặt khác, ở các BV trung ương thường xảy ra tình trạng quá tải, mỗi giường bệnh có thể có hơn 1 bệnh nhân, trong khi đó BV tuyến tỉnh, huyện thì trường hợp trống giường bệnh vẫn xảy ra Do đó lượng CTR y tế nguy hại của các BV trung ương cũng nhiều hơn

Lượng CTR y tế nguy hại phát sinh tại các khoa trong BV theo tuyến ở nước ta được thể hiện qua đồ thị ở hình 2.1

Hình 2.1 Đồ thị thể hiện lượng CTR y tế nguy hại thuộc các khoa của BV theo tuyến

Nguồn: Bộ Y tế - Vụ điều trị, 2000

Thành phần CTR y tế ở Việt Nam được trình bày trong bảng 2.2

Trang 17

Bảng 2.2 Thành phần CTR y tế ở Việt Nam

Thành phần CTR y tế Tỷ lệ (%) Có chứa thành phần nguy hại

Chất hữu cơ 52,9 Không Plastic 10,1 Có Bông băng 8,8 Có

Đất cát, sành sứ và các chất rắn khác 20,9 Không

Tổng cộng 100

Tỷ lệ thành phần CTR nguy hại 22,6

Nguồn: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, TS.Ưng Quốc Dũng, TS Nguyễn Thị Kim Thái, 2001

2.2 Giới thiệu bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi

Địa chỉ: số 184, đường Hùng Vương, TP.Quảng Ngãi

Điện thoại: 0553.823070

Fax: 0553.822641

- BV đi vào hoạt động từ ngày 25/3/1975 Trước đây là BV đa khoa khu vực Bắc Nghĩa Bình Sau khi tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định tách riêng thì BV được nâng cấp thành BV đa khoa Quảng Ngãi

- BV có tổng diện tích mặt bằng là 49.921 m2 , đượcxây dựng theo hình thức phân tán Có 41 đơn nguyên nhà từ 1 – 4 tầng, trong đó một số đơn nguyên được kết

Trang 18

nối với nhau bằng hành lang theo kiểu tập trung

- Tổng số lượng CBCNV là 816 người Trong đó có khoảng 23 thạc sĩ, đội ngũ bác sĩ và dược sĩ khoảng 128 người

- Có 181 loại máy móc và trang thiết bị Công suất thiết kế là 600 giường bệnh, nhưng hiện nay số giường bệnh đã lên đến 754 giường

2.2.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

BV đa khoa Quảng Ngãi nằm trong khu dân cư của trung tâm TP.Quảng Ngãi

- Mặt phía Bắc giáp với đường giao thông Hùng Vương, là một trong những trục đường chính nên mật độ xe cộ rất đông

- Mặt phía Đông và Tây giáp với công sở và đường Phạm Ngũ Lão

- Mặt phía Nam giáp với khu dân cư

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên tại khu vực BV như sau:

- Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 210C - 280C, vào mùa nắng nhiệt độ trung bình lên đến 30,750C Hằng năm thời tiết nắng nóng kéo dài suốt từ tháng 3 đến tháng 11

- Độ ẩm trung bình là 80% Vào thời điểm nắng nóng độ ẩm giảm xuống còn khoảng 57,2%

- Vận tốc gió trung bình trong BV là 0,39 m/s

2.2.3 Chức năng nhiệm vụ

BV đa khoa Quảng Ngãi là một cơ sở điều trị đa khoa trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, có chức năng thu nhận và điều trị bệnh nhân thuộc tất cả các chuyên khoa trong tỉnh và thực hiện vai trò đào tạo, chỉ đạo tuyến cho cán bộ y tế huyện, xã cũng như các BV tuyến trước về lĩnh vực điều trị

Trang 19

2.2.4 Cơ cấu tổ chức hành chánh

BV hiện có 33 khoa, phòng, gồm 6 phòng hành chánh và 27 khoa, phòng chuyên môn

Hệ thống tổ chức hành chánh BV được trình bày ở hình 2.2

2.2.5 Tình hình hoạt động và định hướng phát triển

Hàng năm BV khám và điều trị cho trên 150.000 lượt người Tổng số bệnh nhân nội trú trong năm 2008 là 51.356 người Trong thời gian vừa qua BV đã thực hiện rất tốt công tác khám chữa bệnh, góp phần giảm bớt áp lực cho các BV tuyến trung ương và giảm chi phí đi lại cho người bệnh

Năm 2002 BV được đầu tư xây dựng cơ sở mới với quy mô 750 giường bệnh,

dự kiến đến cuối năm 2012 sẽ đi vào hoạt động ổn định

Định hướng phát triển của BV trong thời gian sắp tới như sau:

- BV sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ lên đại học, sau đại học và nâng cao tay nghề chuyên môn của các y bác sĩ

- Trang bị và áp dụng nhiều hơn nữa các máy móc, thiết bị hiện đại, thay thế và tăng cường thiết bị phẫu thuật các khoa ngoại - sản và hồi sức - cấp cứu

- Quan tâm đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở trang thiết bị, xây dựng hệ thống xử

lý rác thải của BV

- Phấn đấu đến năm 2010 sẽ trở thành BV hạng I

2.2.6 Khái quát về bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi mới

- Địa chỉ: Phường Nghĩa Lộ, TP.Quảng Ngãi

- Tổng diện tích mặt bằng: 127.400 m2 Bao gồm các công trình:

+ Khu nhà chính cao 8 tầng (Gồm: khối khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú, khối kĩ thuật nghiệp vụ CLS và bệnh nhân nội trú, khối hành chánh văn phòng)

+ Các công trình khác được bố trí xung quanh, cao 1 – 3 tầng

Trang 21

2.3 Hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi

CTR ở BV đa khoa Quảng Ngãi được chia làm 3 loại chính: CTR y tế nguy hại, CTR sinh hoạt, CTR tái chế

Năm 2007, lượng CTR sinh hoạt phát sinh trung bình mỗi ngày tại BV là 450 kg/ngày, CTR y tế nguy hại là 100 kg/ngày Năm 2008 thì lượng CTR sinh hoạt trung bình mỗi ngày là 400 kg/ngày, CTR y tế nguy hại là 120 kg/ngày

Lượng CTR phát sinh tại các khoa, phòng ở BV mỗi ngày thể hiện ở bảng 2.3

Bảng 2.3 Lượng CTR phát sinh tại các khoa, phòng của BV trong mỗi ngày

CTR sinh hoạt (kg/ngày)

CTR y tế nguy hại (kg/ngày) Khoa

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008

Nguồn: Khoa Chống nhiễm khuẩn bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, 2008

Nhận xét: bảng 2.3 cho thấy năm 2008 lượng CTR sinh hoạt ở BV ít hơn và lượng CTR y tế nguy hại thì nhiều hơn so với năm 2007 Nguyên nhân là do năm 2007

BV phân loại rác tại nguồn chưa tốt, CTR nguy hại còn để lẫn lộn với CTR sinh hoạt nên lượng CTR sinh hoạt tăng lên Năm 2008 thì BV thực hiện phân loại rác tại nguồn tốt hơn, đồng thời có phân loại rác tái chế, do đó lượng CTR sinh hoạt giảm và CTR nguy hại tăng so với năm 2007

Trang 22

2.3.1 Chất thải rắn y tế nguy hại

- Nguồn phát sinh: từ các phòng bệnh, các khu khám bệnh, khoa xét nghiệm, khoa giải phẩu bệnh…

- Khối lượng trung bình: 120 kg/ngày, trong đó số bơm kim tiêm sử dụng trung bình trong một ngày là 300 cái

- Thành phần:

+ Bơm kim tiêm, mảnh vỡ thủy tinh, dao mổ…

+ Các bộ phận cơ thể, mô, nội tạng, bệnh phẩm

+ Bông, băng, gạc thấm máu, mủ, đờm, dịch tiết từ cơ thể bệnh nhân

+ Ống đựng mẫu trong phòng thí nghiệm, thuốc quá hạn sử dụng

+ Chất thải phóng xạ

+ Bình khí chứa áp suất

- Tính chất: CTR y tế nguy hại chứa nhiều mầm bệnh gây nguy hại cho sức khỏe con người, nó có độ ẩm thay đổi theo mùa Độ ẩm của CTR y tế nguy hại vào ngày nắng ở một số khoa trong BV được xác định như sau:

Khoa TMH: 11%

Lượng CTR y tế nguy hại phát sinh tại BV trong 1 tháng thể hiện ở bảng 2.4

2.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: từ các phòng bệnh, căn tin, văn phòng…

- Thành phần: giấy, báo, thực phẩm thừa, rác ngoại cảnh, các loại bột bó gãy xương kín, các chai và lon nước uống…

- Khối lượng trung bình: 400 kg/ngày

Trang 23

Bảng 2.4 Lượng CTR y tế nguy hại phát sinh tại BV trung bình trong 1 tháng

Chất thải chứa các tác nhân

Bao gồm các CTR y tế không chứa các thành phần nguy hại có thể tái chế được

Tổng lượng CTR tái chế trung bình mỗi tháng của BV là 820 kg, trong đó thành phần

và khối lượng mỗi loại như sau:

- Số chai dịch truyền (chai nhựa): 110 kg/tháng

- Vật liệu nhựa sạch có thể tái chế khác (vỏ bao gói bơm tiêm, đoạn dây truyền

dịch sạch): 10 kg/tháng

- Vỏ hộp giấy, thùng các tông: 700 kg/tháng

2.3.4 Các biện pháp quản lý chất thải rắn đang áp dụng tại bệnh viện

Biện pháp hành chánh

BV đã có Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và Giấy phép hành nghề

xử lý, tiêu hủy chât thải nguy hại do Sở TNMT Quảng Ngãi cấp

Thực hiện những Quy định về quản lý và xử lý chất thải y tế

Có hợp đồng kinh tế với hộ kinh doanh cá thể về buôn bán chất thải được phép

thu gom phục vụ mục đích tái chế, theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT và hợp đồng

kinh tế với các đơn vị y tế có nhu cầu đốt CTR y tế nguy hại tại lò đốt của BV

BV đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, được sở Khoa học Công nghệ

Trang 24

Môi trường Quảng Ngãi phê duyệt tại quyết định số 393/QĐ-SKCM ngày 19/12/1998

Biện pháp quản lý

Hệ thống tổ chức quản lý CTR trong BV là sự kết hợp của toàn thể CBCNV trong BV, hoạt động theo sơ đồ tổ chức hành chánh ban quản lý CTR của BV (Hình 2.3) Trong đó khoa CNK chịu trách nhiệm chính trong công tác thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý CTR, đồng thời kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại, thu gom CTR tại từng phòng, khoa

BV đã thực hiện phân loại rác tại nguồn theo Quy chế quản lý chất thải y tế CTR được phân thành 3 loại chính: CTR y tế nguy hại, CTR sinh hoạt, CTR tái chế Mỗi loại rác được đựng vào túi nilon có màu khác nhau theo quy định, gồm các loại túi màu vàng, xanh, đen, trắng, trong đó túi màu trắng được tái sử dụng

Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức hành chánh ban quản lý CTR của BV

- Đối với CTR y tế nguy hại

+ Rác thải chứa chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, chất thải hóa học được bỏ vào bao nilon màu đen, trong thùng màu đen

+ Rác y tế nguy hại khác bỏ vào túi nilon màu vàng, trong thùng màu vàng + Kim tiêm, vật sắc nhọn đựng vào thùng chuyên dụng màu vàng Số lượng thùng đựng vật sắc nhọn sử dụng trung bình là 145 cái/tháng

KHOA CHỐNG NHIỄM KHUẨN

ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG CỦA TỪNG KHOA

BAN GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG CHỐNG NHIỄM KHUẨN

Trang 25

+ Chỉ có các phòng bệnh cách ly và một số khoa có thùng rác màu vàng đặt tại phòng bệnh để bệnh nhân phân loại tại chỗ

- Đối với CTR sinh hoạt

+ Nhân viên y tế bỏ vào các túi nilon màu xanh, trong thùng màu xanh có dung tích 5 lít trên xe tiêm

+ Dọc hành lang có đặt các thùng rác cỡ 120 lít, bên trong có túi rác màu xanh

để chứa rác sinh hoạt

- Đối với CTR tái chế: bỏ vào bao màu trắng

Hàng tuần CBCNV trong khoa CNK kết hợp với các phòng khoa khác phân công nhiệm vụ đến các phòng, khoa để kiểm tra, nhắc nhở nhân viên thực hiện phân loại và thu gom rác theo đúng quy cách

Tại mỗi phòng, khoa và trên các xe tiêm đều có bảng hướng dẫn phân loại, thu gom, xử lý CTR y tế

BV đã tổ chức cho nhân viên tham gia các lớp tập huấn Quy trình xử lý chất thải BV (mỗi khoa gồm 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng trưởng)

Nhân viên trong BV nhắc nhở các bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân khi thấy họ vứt rác không đúng nơi quy định

Có sổ theo dõi và ghi chép khối lượng CTR y tế phát sinh hằng ngày

Thu nhập từ việc bán CTR tái chế được trích 30% cho khoa CNK, 30% cho các khoa còn lại, 40% cho BV

Biện pháp kĩ thuật

™ Thu gom

- Trên xe tiêm có để hộp đựng vật sắc nhọn và các thùng rác dung tích 5 lít, bên trong có túi nilon theo các màu tương ứng Sau khi phục vụ cho bệnh nhân xong, nhân viên BV sẽ phân loại rác ngay tại chỗ và bỏ vào thùng theo quy định Đối với rác tái chế thì được để riêng sang một bên trên xe tiêm Sau đó nhân viên đưa rác đến nơi tập trung rác của khoa, bỏ vào các túi theo đúng mã màu và cột túi lại Hộ lý sẽ đem các túi rác này đặt ở nơi quy định của khoa để tổ thu gom tiến hành thu gom rác

Trang 26

- Tổ thu gom rác gồm 2 nhân viên thuộc khoa CNK Phương tiện thu gom là 1

xe đẩy tay 2 ngăn, phân chia bằng màu sắc Phần màu vàng chứa rác y tế nguy hại, phần màu xanh chứa rác sinh hoạt Hằng ngày tổ tiến hành thu gom rác 2 lần (bắt đầu vào khoảng 6 giờ sáng và 5 giờ chiều mỗi ngày)

- Đối với rác tái chế, hộ lý sẽ tập trung tại nơi để rác tái chế của từng khoa và thu gom 2 lần/ tuần

™ Vận chuyển

- CTR y tế nguy hại và CTR sinh hoạt đã thu gom được vận chuyển đến nơi lưu giữ bằng xe đẩy tay

- Xe đẩy rác được vệ sinh sau khi chuyển rác đến nơi lưu trữ xong

- CTR sinh hoạt và tro từ lò đốt được Công ty Môi trường đô thị đến thu gom

và vận chuyển hàng ngày vào buổi chiều

- CTR tái chế được hộ lý các khoa vận chuyển đến khoa dược mỗi tuần 2 lần, sau khi cân xong thì chuyển ra nhà chứa rác tái chế

ở buồng sơ cấp là 5000C, buồng thứ cấp là 1.0000C - 1.2000C

- Cách thức xử lý đối với từng loại CTR như sau:

Trang 27

Bàn giao Công

ty MTĐT

Bán theo hợp đồng

+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C) được khử khuẩn bằng hóa chất rồi đem đi đốt

+ Chất thải giải phẩu (loại D), chất hóa học nguy hại, dược phẩm quá hạn hoặc kém phẩm chất, vật sắc nhọn và hộp đựng vật sắc nhọn được đốt cùng với các chất thải lây nhiễm khác

+ Chất thải phóng xạ được hóarắn và đem chôn ở hầm chôn chất thải phóng xạ + Bình oxi và các bình áp suất có thể tích lớn thì đem trả lại nơi sản xuất, bình khí dung thì đem đốt

+ CTR sinh hoạt, tro từ lò đốt và bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được chuyển giao cho Công ty Môi trường đô thị TP.Quảng Ngãi xử lý theo hợp đồng

+ CTR tái chế bán cho đơn vị được phép thu mua rác y tế tái chế theo hợp đồng

Hình 2.4 Sơ đồ xử lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi

Trang 28

Chương 3

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

3.1 Tổng quan về chất thải y tế

3.1.1 Các khái niệm cơ bản

Theo Quy chế quản lý chất thải y tế, 2007, các khái niệm liên quan đến chất thải y tế được trình bày như sau:

Chất thải y tế

Chất thải y tế là những vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y

tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường

Chất thải y tế nguy hại

Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa các yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ

ăn mòn hoặc có những đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn

Chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải chứa các yếu tố lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất

Chất thải thông thường

Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ

3.1.2 Phân loại chất thải y tế

Theo Quy chế quản lý chất thải y tế, căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính nguy hại thì chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 loại sau:

1 Chất thải lây nhiễm

2 Chất thải hóa học nguy hại

3 Chất thải phóng xạ

Trang 29

4 Bình chứa áp suất

5 Chất thải thông thường

Chất thải lây nhiễm

- Chất thải sắc nhọn (loại A): là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như bệnh phẩm và các dụng cụ đựng hoặc dính bệnh phẩm

- Chất thải giải phẩu (loại D): bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người, rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm

Chất thải hóa học nguy hại

- Dược phẩm quá hạn hoặc kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng

- Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế

- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu

- Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ; chất thải từ hoạt động nha khoa; cadimi từ pin, ắc quy; chì từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị

Trang 30

- Chất thải phóng xạ lỏng: gồm dung dịch chứa chất phóng xạ phát sinh từ quá trình chẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ chứa chất phóng xạ…

- Chất thải phóng xạ khí: gồm các chất khí dùng trong chẩn đoán hình ảnh, trị liệu, nghiên cứu, các khí thoát ra từ kho chứa chất phóng xạ…

Bình chứa áp suất

Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung Các bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt

Chất thải thông thường

Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:

- Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly)

- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại

- Chất thải phát sinh từ công việc hành chính như: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim

- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh

Trang 31

Theo kết quả phân tích của EPA (1991) thì thành phần của CTR y tế thông thường và CTR y tế nguy hại như sau:

Bảng 3.1 Thành phần của CTR y tế thông thường và CTR y tế nguy hại

Thành phần CTR y tế thông thường Thành phần CTR y tế nguy hại

Giấy và các lọai giấy thấm: 60%

Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 1998

Sự khác biệt giữa CTR y tế và CTR đô thị được thể hiện ở bảng 3.2

b: trọng lượng mẫu sau khi sấy khô ở 1050C

CTR y tế có độ ẩm trung bình từ 37% - 42% Độ ẩm của CTR y tế là yếu tố ảnh hưởng quan trọng để lựa chọn phương án xử lý

™ Tỷ trọng

Tỷ trọng của CTR được xác định bằng tỉ số giữa trọng lượng của mẫu rác thải

và thể tích chiếm chỗ của nó Tỷ trọng thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén chặt của chất thải Đây là thông số quan trọng ảnh hưởng đến công tác thu gom, vận chuyển

và xử lý CTR vì qua đó ta tính được khối lượng rác thu gom, từ đó lựa chọn công suất

lò đốt cho thích hợp Tỷ trọng trung bình của CTR y tế là 150 kg/m3

Trang 32

Bảng 3.2 So sánh thành phần CTR y tế và CTR đô thị

Thành

phần

Chất thải lây nhiễm ( % trọng lượng )

Chất thải thông thường ( % trọng lượng )

CTR đô thị ( % trọng lượng )

- Thành phần hữu cơ: là phần vật chất có thể bay hơi đi khi nung CTR ở nhiệt

độ 9500C Trong CTR y tế thì thành phần hữu cơ thường chiếm khoảng 52,9%

- Thành phần vô cơ (Chất tro): là phần còn lại sau khi nung CTR ở 9500C

- Thành phần phần trăm các nguyên tố C, H, O, N, S Các thông số này cùng

với hàm lượng nước và độ tro được dùng để xác định nhiệt trị của CTR

Thành phần hóa học của CTR y tế được thể hiện ở bảng 3.3

™ Nhiệt trị

Nhiệt trị được định nghĩa là giá trị nhiệt lượng tạo thành khi đốt cháy CTR

Nhiệt trị trung bình của CTR y tế là 1.400 - 2.150 kcal/kg Nhiệt thoát ra từ quá trình

Trang 33

đốt CTR là một thông số quan trọng liên quan đến hiệu quả xử lý Nhiệt trị CTR càng

cao thì càng thích hợp với phương pháp xử lý bằng lò đốt

Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 1998

3.1.4 Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe cộng đồng

Chất thải y tế là nguồn bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng

Những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao gồm có: các y - bác sĩ, điều dưỡng, bệnh

nhân và người nhà bệnh nhân, nhân viên thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, người

nhặt phế thải y tế

Ảnh hưởng của chất thải nhiễm khuẩn

Chất thải nhiễm khuẩn là loại chất thải chứa rất nhiều yếu tố độc hại như virus,

vi khuẩn, có trong phân, máu, dịch tiết cơ thể của bệnh nhân Những mầm bệnh này

xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các con đường sau: đường tiêu hóa, đường

hô hấp, qua da

Trang 34

Những nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn được thể hiện trong bảng 3.4

Bảng 3.4 Nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn

Các dạng nhiễm

khuẩn

Nhiễm khuẩn đường

tiêu hóa

Vi khuẩn đường tiêu hóa như: Salmonella, Shigella, Vibrrio cholera, trứng giun

Bệnh than Trực khuẩn than Chất tiết qua da

Nhiễm khuẩn huyết Tụ cầu Máu

Viêm gan B và C Virus viêm gan B và C Máu và dịch thể

Nguồn: Bộ Y tế - Vụ điều trị, 2000

Ảnh hưởng của vật sắc nhọn

Vật sắc nhọn trong các cơ sở y tế là loại chất thải rất nguy hại Nó không chỉ gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng da mà còn gây nhiễm khuẩn thông qua những vết thương đó Trong đó kim tiêm là một đối tượng đáng lưu ý nhất vì được sử dụng với

số lượng nhiều và khả năng gây tổn thương lớn

Theo số liệu thống kê của Nhật Bản, nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da được thể hiện trong bảng 3.5

Tại Mỹ, tháng 6/1994 Trung tâm kiểm soát bệnh (CDC) đã phát hiện được 39 trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp Trong đó có 34 trường hợp do bị tác động của vật sắc nhọn Số ca bị tổn thương do vật sắc nhọn và nhiễm virus viêm gan

nghề nghiệp được trình bày trong bảng 3.6

Trang 35

Bảng 3.5 Nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da

HIV 0,3%

Nguồn: Bộ y tế - Vụ điều trị, 2000

Bảng 3.6 Nhiễm virus viêm gan nghề nghiệp do vật sắc nhọn gây tổn thương tại Mỹ

Nghề nghiệp Số ca bị tổn thương do vật sắc nhọn ( Người/năm ) Số ca bị viêm gan (Người/năm)

Điều dưỡng:

Trong bệnh viện

Ngoài bệnh viện

17.700 – 22.200 28.000 – 48.000

56 – 96

26 – 45

Bác sĩ và nha sĩ của bệnh

Nhân viên phụ giúp nha sĩ

Trang 36

Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm

Các cơ sở y tế sử dụng rất nhiều chất hóa học và dược phẩm có tính nguy hại như gây độc, ăn mòn, dễ cháy, gây nổ, gây sốc và ảnh hưởng đến di truyền Trong các dược phẩm có chứa kháng sinh và một số kim loại nặng, chất sát khuẩn Các chất thải này gây những nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, các bệnh ngoài da

Chất thải hóa học nguy hại trong các cơ sở y tế gồm có:

- Formaldehyd: được sử dụng trong khoa giải phẩu bệnh, lọc máu, ướp xác và

để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác

- Các chất quang hóa học: có trong các dung dịch dùng cố định và tráng phim

- Các dung môi: các dung môi dùng trong các cơ sở y tế bao gồm các hợp chất halogen (Methylen chlorid, chloroform, freons, Trichloro ethylen), các thuốc mê bốc hơi như halothan, các hợp chất không có halogen như xylen, aceton, isopropanol, toluen Các dung môi này gây độc cấp tính hoặc mãn tính cho người tiếp xúc với chúng

- Oxit ethylen: được dùng để tiệt khuẩn các thiết bị y tế Loại khí này có thể gây ung thư cho người

- Các chất hóa học hỗn hợp: bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh

Ảnh hưởng của thuốc gây độc tế bào

Thuốc gây độc tế bào tác động đến các chức năng quan trọng của tế bào Chúng

dễ ảnh hưởng đến các nhân viên y tế khi họ tiêm thuốc cho bệnh nhân Các loại thuốc này gây khó chịu và kích thích tại chỗ sau khi tiếp xúc qua da và niêm mạc

Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ

Các loại chất thải phóng xạ thông thường thoát ra bởi các nguyên tố phóng xạ là các hạt alpha, beta, gama Chúng luân chuyển qua lại trong môi trường không khí, nước và môi trường đất Chất phóng xạ có thể gây ra hàng loạt các dấu hiệu như: đau đầu, ngủ gà, nôn, đồng thời ảnh hưởng đến các chất liệu di truyền

Trang 37

3.2 Những nội dung trong quản lý và xử lý chất thải y tế

Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện

Theo Quy chế quản lý chất thải y tế, 2007, việc quản lý và xử lý chất thải y tế bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

3.2.1 Giảm thiểu chất thải

Giảm thiểu chất thải y tế là hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải

y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái

sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác.

Để việc phân loại CTR tại nguồn được hiệu quả thì người làm phát sinh chấtthải phải thực hiện phân loại tại chỗ Từng loại chất thải phải đựng vào các túi và thùng có mã màu kèm biểu tượng theo đúng quy định

- Túi và thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm, mặt ngoài có biểu tượng nguy hại sinh học

- Túi và thùng màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ, mặt ngoài có biểu tượng chất gây độc tế bào (đối với chất thải gây độc tế bào) hoặc biểu tượng chất phóng xạ (đối với chất thải phóng xạ )

- Túi và thùng màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ, mặt ngoài có biểu tượng chất thải sinh hoạt

- Túi và thùng màu trắng đựng chất thải tái chế, mặt ngoài có biểu tượng chất thải có thể tái chế

- Vật sắc nhọn được đựng trong hộp chuyên dụng màu vàng

3.2.2 Nguyên tắc thu gom

Thu gom chất thải là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế

Trang 38

Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải

Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại

3.2.3 Nguyên tắc vận chuyển

Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới nơi

xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy

Vận chuyển chất thải rắn trong cơ sở y tế

- CTR y tế nguy hại và CTR thông thường phát sinh tại các khoa, phòng phải được vận chuyển về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần trong ngày và khi cần

- Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải, tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác

- Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng, không được làm rơi vãi chất thải trong quá trình vận chuyển

Vận chuyển chất thải rắn bên ngoài cơ sở y tế

- Cơ sở y tế phải ký hợp đồng với đơn vị được phép hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển và xử lý chất thải

- Chất thải y tế nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng đảm bảo vệ sinh

- Mỗi cơ sở y tế phải có hệ thống sổ sách theo dõi lượng chất thải phát sinh hàng ngày, có chứng từ chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường được chuyển

đi tiêu hủy do Sở TNMT cấp theo mẫu quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT

3.2.4 Nguyên tắc lưu giữ

CTYT nguy hại, chất thải thông thường, chất thải tái chế phải được lưu giữ tại những khu vực riêng biệt Các điều kiện về địa điểm và thời gian lưu giữ được quy định như sau:

- Điều kiện về nơi lưu giữ:

Trang 39

+ Cách xa nhà ăn, các phòng, khoa và lối đi chung

+ Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến

+ Có mái che, hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa

+ Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh, có hệ thống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt

+ Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh

+ Khuyến khích lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh

- Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại:

+ Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế không quá 48 giờ Nếu chất thải được bảo quản lạnh thì thời gian này có thể lên đến 72 giờ Riêng chất thải giải phẩu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hằng ngày

+ Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải nguy hại phát sinh dưới 5 kg/ngày thì thời gian thu gom tối thiểu là 2 lần/tuần

3.2.5 Những nguyên tắc trong xử lý chất thải rắn y tế

Những nguyên tắc xử lý CTR y tế được quy định từ Điều 21 đến Điều 26 của Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT (Xem phụ lục 3)

Trang 40

sử dụng thường rất độc hại cho người Chỉ có lớp bề mặt của chất thải tiếp xúc với hóa chất là bị khử khuẩn Vì vậy nếu độ băm nghiền rác thải chưa đủ nhỏ thì khả năng khử khuẩn triệt để là rất thấp Do đó khó loại bỏ hoàn toàn các yếu tố độc hại ra khỏi môi trường tự nhiên

™ Khử trùng bằng nhiệt độ ở áp suất cao

Thiết bị xử lý là các lò hấp nhiệt độ và áp suất cao Phương pháp này hiệu quả cao hơn phương pháp khử trùng bằng hóa chất So với phương pháp thiêu đốt, tuy phương pháp thiêu đốt có nhiều ưu điểm nhưng nếu lò đốt không đạt tiêu chuẩn hoặc quá trình đốt chất thải không được kiểm soát chặc chẽ thì việc phát sinh ra những khí độc hại cho môi trường là điều không thể tránh khỏi Vì vậy hiện nay ở Hoa Kỳ và một

số nước tiên tiến đang áp dụng phương pháp xử lý CTR y tế thân thiện với môi trường,

đó là phương pháp khử trùng chất thải ở nhiệt độ và áp suất cao

Phương pháp này có thêm ưu điểm là làm giảm được thể tích chất thải vì được nghiền nát, chi phí ít tốn kém hơn lò đốt, không tạo ra khí thải độc hại vào không khí

Nhược điểm của phương pháp này là chất thải phải được băm nghiền nhỏ trước khi khử trùng Mặc khác chi phí đầu tư cao, gây mùi hôi và đòi hỏi có chế độ vận hành, bảo dưỡng tốt Vì vậy phương pháp này chỉ dùng để tiệt trùng các thiết bị phẩu thuật, xử lý kim tiêm sau khi đã được nghiền nhỏ

™ Khử trùng bằng vi sóng

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến, có khả năng khử trùng tốt, năng suất cao nhưng đòi hỏi vốn đầu tư trang thiết bị tương đối cao và khó vận hành

Phương pháp ổn định hóa rắn

Ổn định hóa rắn là quá trình trộn lẫn chất thải với xi măng và một số chất khác

để tạo thành khối đồng nhất trước khi đem di chôn lấp Mục đích của phương pháp này

là để cố định chất độc hại có trong rác thải, làm giảm tính độc hại và khả năng phát tán của chúng ra môi trường

Phương pháp này phù hợp khi xử lý chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng

xạ, tro thải từ lò đốt CTR

Ngày đăng: 01/09/2018, 08:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS. Lâm Minh Triết, TS. Lê Thanh Hải, 2008. Giáo trình quản lý chất thải nguy hại. NXB Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý chất thải nguy hại
Nhà XB: NXB Xây dựng Hà Nội
2. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ưng Quốc Dũng và TS. Nguyễn Thị Kim Thái, 2001. Quản lý chất thải rắn. NXB Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn
Nhà XB: NXB Xây dựng
3. Lê Huy Bá, 2002. Độc học môi trường. NXB Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc học môi trường
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
4. PGS.TS. Đinh Hữu Dung, 2003. Đề tài “Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế của 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh lên môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đề xuất các giải pháp can thiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài “Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế của 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh lên môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đề xuất các giải pháp can thiệp
6. Bộ Y tế - Vụ điều trị, 2000. Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế. NXB Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
12. Thời báo kinh tế Việt Nam, 2006. Chế tạo thành công lò đốt chất thải cho các trung tâm y tế cấp huyện. http://vietbao.vn/Khoa-hoc/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế tạo thành công lò đốt chất thải cho các trung tâm y tế cấp huyện
13. Khoa học phổ thông, 2009. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo nguyên lý hợp khối. http://www.cesti.gov.vn/left/stinfo/spcg/khac/2007/spgp05.06/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo nguyên lý hợp khối
14. Tuấn Anh, 2009. Hướng dẫn xây dựng một số ma trận. http://nghiencuumarketing.com/index.php/marketing-can-ban/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn xây dựng một số ma trận
7. Bộ Y tế - Viện PASTEUR Nha Trang, 2008. Báo cáo quan trắc môi trường tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi lần 1 Khác
8. Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, 2008. Báo cáo tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Khác
9. Khoa Chống nhiễm khuẩn bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, 2008. Báo cáo tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế năm 2007, 2008 Khác
10. Trung tâm Công nghệ môi trường Đà Nẵng, 1998. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi Khác
11. Trung tâm Công nghệ môi trường Entec, 2003. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w