1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

73 205 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Hạnh, “Thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hoá”, Tạp chí Luật học, số 6/2003; Lê Việt Long, “Xâm phạm sở hữu trí tuệ: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU

NGUYỄN ANH BÌNH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả được nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo chính xác,

trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Anh Bình

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Viện Đại học Mở Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Ban Giám hiệu và Khoa Đào tạo Sau đại học đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập tại nhà trường

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Trí Tuệ đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn thạc sĩ này./

Hà Nội, tháng 10 năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Anh Bình

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ LÝ LUẬN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU 5

1.1 Khái quát chung về nhãn hiệu 5

1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu 5

1.1.2 Chức năng của nhãn hiệu 7

1.1.3 Phân loại nhãn hiệu 8

1.2 Lý luận giải quyết tranh chấp nhãn hiệu 15

1.2.1 Khái quát về tranh chấp nhãn hiệu 15

1.2.2 Phân loại các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu 19

Kết luận Chương 1 23

Chương 2 NỘI DUNG CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 24

2.1 Các biện pháp xử lý vi phạm về nhãn hiệu 24

2.1.1 Biện pháp hành chính 25

2.1.2 Biện pháp dân sự 26

2.1.3 Biện pháp hình sự 28

2.1.4 Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ 29

2.2 Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ngoài các cơ quan nhà nước 29

2.2.1 Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng thương lượng 30

2.2.2 Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng hòa giải 30

2.2.3 Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng trọng tài thương mại 31

Kết luận Chương 2 32

Chương 3 THỰC TRẠNG HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU, THỰC THI PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 33

3.1 Thực trạng của hành vi xâm phạm nhãn hiệu 33

Trang 6

3.2 Thực trạng thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở Việt Nam 40

3.2.1 Thực trạng thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng các cơ quan nhà nước 40

3.2.2 Thực trạng thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ngoài các cơ quan nhà nước 50

3.3 Một số bất cập trong quy định của pháp luật về nhãn hiệu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu, giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu 52

3.3.1 Một số bất cập trong quy định của pháp luật về nhãn hiệu 52

3.3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu 57

Kết luận Chương 3 64

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 7

MỞ ĐẦU

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam còn có nhiệm vụ vươn ra thị trường quốc tế Một nền kinh tế nào muốn phát triển cũng gắn với sự phát triển của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp luôn phải tuân thủ các quy tắc của thương mại quốc tế, đồng thời phải tự tạo ra sự khác biệt, khẳng định chính khả năng của mình Trong tiến trình này hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có một vị trí vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp

Xu hướng hội nhập kinh tế và khoa học công nghệ đang diễn ra trên quy mô toàn cầu Ngày 11/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở ra một thời kỳ mới với nhiều thuận lợi và thách thức cho tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của đất nước Chủ động trong việc hội nhập, Việt Nam đã chủ động xây dựng và bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế cho phù hợp với yêu cầu của quan hệ thương mại quốc tế, với thông lệ và định chế chung của WTO, nhưng cũng đảm bảo định hướng phát triển lâu dài và lợi ích của quốc gia

Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nói riêng có thể cho phép các doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của họ so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, cũng như có được mức độc quyền bình đẳng giúp giảm thiểu rủi ro và bất trắc liên quan đến việc giới thiệu sản phẩm mới hoặc đã được cải tiến ra thị trường Trong mối quan hệ này, việc tạo ra một nhãn hiệu có thể mang lại nhiều thuận lợi, hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp Nhãn hiệu giúp khách hàng nhận ra sản phẩm (dù là hàng hóa hoặc dịch vụ) của một doanh nghiệp, phân biệt chúng với các sản phẩm trùng hoặc tương tự do các đối thủ cạnh tranh cung cấp Khách hàng hài lòng với một sản phẩm cụ thể rất có khả năng tiếp tục mua hoặc sử dụng sản phẩm đó trong tương lai Do vậy, họ cần phân biệt được một cách dễ dàng giữa các sản phẩm trùng hoặc tương tự và nhãn hiệu làm được điều đó Nhãn hiệu cũng có một vai trò then chốt trong chiến lược quảng cáo và tiếp thị của doanh nghiệp nhằm xây dựng hình ảnh và uy tín về các sản phẩm của họ trong mắt người tiêu dùng Ngoài ra, nhãn hiệu còn tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư vào việc duy trì

Trang 8

hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm bảo đảm rằng sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín đối với khách hàng hiện tại hoặc trong tương lai, khách hàng quen thuộc hay chưa quen thuộc Vai trò của nhãn hiệu đối với các doanh nghiệp tại các nền kinh tế phát triển cũng như tại Việt Nam đã và đang ngày càng được khẳng định

Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã tạo dựng và đứng vững trên thị trường, tạo được lòng tin bền vững của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu riêng của mình, từ đó phát triển mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại doanh thu lớn Bên cạnh đó, không ít những doanh nghiệp đã không đánh giá tầm quan trọng của nhãn hiệu, cũng như không thành công trong việc xác lập và tạo dựng nhãn hiệu cho mình Điều này đã đưa các doanh nghiệp gặp những khó khăn nhất định khi đưa sản phẩm của mình ra cạnh tranh trên thương trường, nhất là ở thị trường nước ngoài, thậm chí còn phải bỏ ra những khoản tiền đáng kể vì bị phạt vi phạm hoặc phải tạo dựng lại nhãn hiệu mới

Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật giải

quyết tranh chấp nhãn hiệu” cho luận văn cao học chuyên ngành Luật Kinh tế của mình

Đã có nhiều công trình khoa học khác nhau nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về nhãn hiệu, trong đó có thể kể đến: Đinh Văn Thanh và Đinh Thị Hằng,

Nhãn hiệu hàng hoá trong pháp luật dân sự (sách chuyên khảo), Nxb CAND, Hà

Nội, 2004; Lê Hồng Hạnh, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn

đề lí luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Lê Xuân Thảo, Đổi

mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005;

Nguyễn Thanh Tâm, Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006; Phùng Trung Tập, Các yếu tố của

quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004; Lê Hoài Dương, “Bảo hộ nhãn

hiệu hàng hoá ở Việt Nam”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 2/2004; Lê Hoài Dương,

“Sự đánh giá tương tự có khả năng gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu”, Tạp chí Toà

án nhân dân, số 02/2004; Đàm Thị Diễm Hạnh, “Xây dựng khái niệm nhãn hiệu

trong LSHTT”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8 (169) tháng 4/2010; Lê Hồng

Trang 9

Hạnh, “Thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hoá”, Tạp chí Luật học, số 6/2003; Lê

Việt Long, “Xâm phạm sở hữu trí tuệ: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10/2008; Nguyễn Như Quỳnh, “Một số vấn đề về

nhãn hiệu nổi tiếng”, Tạp chí Luật học, số 2/2001; Vũ Thị Hải Yến, “Mối quan hệ

giữa bảo hộ chỉ dẫn địa lí và bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Luật SHTT Việt

Nam”, Tạp chí Luật học, số 10/2007; Đàm Thị Diễm Hạnh, Nhãn hiệu có khả

năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng dưới góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, Luận văn thạc sĩ luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009; Đỗ Thị Hồng, Xác định khả năng phân biệt

của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học,

2008; Nguyễn Văn Luật, Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

hàng hoá ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,

2005; Vũ Thị Hải Yến, Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với

nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam theo quy định của pháp luật dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001

Tuy nhiên, nghiên cứu một cách cụ thể về nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu dưới góc độ thương mại thì chưa có một công trình khoa học nào đề cập một cách

cụ thể Hơn nữa, các công trình trước đây được nghiên cứu trước khi hoặc ngay sau khi Luật Sở hữu trí tuệ ra đời nên ít nhiều không còn tính thời sự trong giai đoạn hiện nay

Đề tài được nghiên cứu với ba mục đích chính đó là:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về nhãn hiệu, pháp luật giải quyết tranh chấp đối với nhãn hiệu

- Phân tích nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về các phương thức giải quyết tranh chấp đối với nhãn hiệu;

- Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hành vi xâm phạm nhãn hiệu, thực trạng thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với nhãn hiệu, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu, pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với nhãn hiệu

Trang 10

4 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu, pháp luật giải quyết tranh chấp đối với nhãn hiệu được quy định trong pháp luật về sở hữu trí tuệ Thông qua việc nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với nhãn hiệu, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu, pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với nhãn hiệu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các quy định của pháp luật về vấn đề bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu, pháp luật giải quyết tranh chấp đối với nhãn hiệu, đồng thời phản ánh thực trạng và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp đối với nhãn hiệu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng một cách khách quan và logic Ngoài ra, luận văn cũng vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: Phân tích chứng minh, phân tích tổng hợp,

so sánh, diễn giải… để làm sáng tỏ vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra được những hạn chế

và một số giải pháp hoàn thiện

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu bởi ba chương:

Chương 1: Khái quát chung về nhãn hiệu và lý luận giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

Chương 2: Nội dung các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Chương 3: Thực trạng hành vi xâm phạm nhãn hiệu, thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Trang 11

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ

LÝ LUẬN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU

1.1 Khái quát chung về nhãn hiệu

1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu

Từ thời kỳ trung cổ, cùng với sự phát triển của giao lưu thương mại, việc sử

dụng nhãn hiệu để phân biệt hàng hóa, sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất đã

có mầm mống của sự phát triển Đến thế kỷ XIX với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngày một nhiều hơn các sản phẩm hữu ích đã được tạo ra phục

vụ nhu cầu của con người Điều này kéo theo sự phát triển của lưu thông hàng hóa,

sự phong phú của các sản phẩm và sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất làm nảy sinh yêu cầu cần có những dấu hiệu riêng để nhận biết hàng hóa, dịch vụ của từng đơn vị sản xuất khác nhau nhưng cùng một chủng loại hoặc có tính chất tương tự bằng cách nhà sản xuất đã ghi nhãn mác, tên gọi của sản phẩm, phân biệt chúng với sản phẩm của doanh nghiệp khác.1

Trên bình diện quốc tế, có nhiều quốc gia sớm quan tâm tới nhãn hiệu, cũng như sớm hình thành, phát triển pháp luật về nhãn hiệu Nhãn hiệu cổ xưa nhất trên thế giới còn được sử dụng cho tới ngày nay là nhãn hiệu “Weihenstephaner” cho sản phẩm bia xuất hiện năm 1040 Một thời gian không quá dài sau đó người ta thấy một sự phát triển liên tục của pháp luật quốc gia và quốc tế về nhãn hiệu trong thực tế.2

về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi là Hiệp định TRIPs) của WTO được xác lập cùng với Hiệp định thành lập WTO.

Trang 12

Nhãn hiệu (trademark) là một yếu tố mang tính đặc trưng thể hiện sự gắn liền giữa thị trường thương mại và lĩnh vực sở hữu công nghiệp Chức năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa hay dịch vụ của nhãn hiệu luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò trung tâm trong luật nhãn hiệu Nhiều sản phẩm hàng hóa

đã được người tiêu dùng đồng nhất với tên nhãn hiệu của chúng, chẳng hạn như nước giải khát Coca Cola, cà phê Nestcafé, quần Jean Levi’s Những sản phẩm này thực sự đã trở nên nổi tiếng và được biết đến một cách rộng rãi khắp nơi trên thế giới.3

Tại Việt Nam, bảo hộ nhãn hiệu được đề cập đến muộn hơn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 01 được Cục Sáng chế (nay là Cục Sở hữu trí tuệ) cấp cho Nhãn hiệu “DC & Hình” cho sản phẩm “Động cơ điện ba pha, quạt trần” của Nhà máy chế tạo Điện cơ vào ngày 29/06/1984 Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, cùng với sự ra đời của Bộ luật Dân sự các năm 1995, 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 nhãn hiệu ngày càng được biết đến nhiều hơn và được sử dụng rộng rãi hơn Ví dụ, nhãn hiệu có thể được gọi thay cho một nhóm sản phẩm như trường hợp người tiêu dùng gọi OMO thay cho một gói bột giặt; gọi Coca Cola thay cho một hộp nước giải khát; gọi bánh Kinh Đô thay cho một gói bánh…

Trong thực tế ở Việt Nam, nhãn hiệu có thể được hiểu đơn giản gắn với tên của một sản phẩm Về mặt pháp lý, Luật Sở hữu trí tuệ định nghĩa “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”4 Khái niệm này phù hợp với quy định tại Điều 15.1 Hiệp định TRIPs, theo đó bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác, đều có thể là nhãn hiệu Điều khoản này của TRIPs còn quy định thêm rằng các dấu hiệu cụ thể bao gồm các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa

và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa

Trang 13

1.1.2 Chức năng của nhãn hiệu

Thông thường, một nhãn hiệu thực hiện bốn chức năng chính đó là: Chức năng phân biệt; chức năng thông tin nguồn gốc hoặc xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ; chức năng thông tin về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; chức năng tiếp thị, quảng cáo

- Thứ nhất, chức năng phân biệt của nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ, nó luôn đi kèm với sản phẩm và có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ khác nhau Nhờ vào tính phân biệt này mà người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn một sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ Và họ có thể nhận ra một sản phẩm, dịch vụ mà họ đã được biết đến từ trước hoặc sau những sản phẩm

đã được quảng cáo Vì chức năng phân biệt này của hàng hóa mà chỉ những dấu hiệu có khả năng tự phân biệt mới có khả năng được đăng ký bảo hộ Hay nói cách khác, mục đích của việc đăng ký bảo hộ là để bảo đảm chắc chắn rằng chỉ có những dấu hiệu có tính phân biệt mới được sử dụng và sự mập mờ giữa các nhãn hiệu được ngăn chặn

- Thứ hai, chức năng thông tin nguồn gốc hoặc xuất xứ sản phẩm, dịch vụ của nhãn hiệu

Nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ là những thông tin quan trọng được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm Người ta không thể mua một sản phẩm hàng hóa khi trên sản phẩm, hàng hóa đó không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ Vì vậy, nhãn hiệu là thành tố quan trọng góp phần làm rõ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó xuất phát từ một nguồn gốc nhất định Qua đó, người tiêu dùng cũng biết được ai là người sẽ chịu trách nhiệm đối với sản phẩm mà mình mua, cả về chất lượng và công dụng của nó

- Thứ ba, chức năng thông tin về chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Đây là một thông tin rất quan trọng đối với người tiêu dùng, nó chỉ ra cho khách hàng biết sản phẩm mang nhãn hiệu có cùng đặc tính và chất lượng như các sản phẩm khác mang cùng nhãn hiệu mà trước đó khách hàng đã mua hoặc nghe đến Chính chức năng này đã giúp cho người mua có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn về sản phẩm mà họ dự định mua Đồng thời giúp cho chủ sở

Trang 14

hữu nhãn hiệu phân biệt và tách sản phẩm của mình với các sản phẩm của các hãng hoặc cơ sở sản xuất khác

- Thứ tư, chức năng tiếp thị, quảng cáo của nhãn hiệu

Nhãn hiệu được sử dụng không chỉ để phân biệt hàng hóa, dịch vụ hay để chỉ một cơ sở sản xuất kinh doanh riêng biệt hoặc một chất lượng đặc thù của một loại hàng hóa mà còn nhằm khuấy động việc bán hàng Đó cũng là lí do để nói rằng nhãn hiệu được sử dụng kết hợp với việc tiếp thị, quảng cáo (nhãn hiệu xuất hiện trong các đoạn phim quảng cáo, trên báo chí, phương tiện giao thông công cộng ) Chính nhờ chức năng này của nhãn hiệu mà các doanh nghiệp có thể quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm lôi cuốn người tiêu dùng Một nhãn hiệu thực hiện được chức năng này thì cần phải được lựa chọn chu đáo Nó phải lôi cuốn người tiêu dùng, tạo ra sự quan tâm, tạo cảm giác tin tưởng

Như vậy, với những chức năng quan trọng đó của nhãn hiệu thì việc các doanh nghiệp, chủ sở hữu nhãn hiệu dành sự quan tâm đặc biệt để xây dựng cũng như bảo hộ nhãn hiệu là hoàn toàn cần thiết

1.1.3 Phân loại nhãn hiệu

trên các tiêu chí khác nhau, có các cách phân loại nhãn hiệu khác nhau Thông thường, phân loại nhãn hiệu có thể dựa trên một số tiêu chí sau:

a/ Dựa vào đối tượng mang nhãn hiệu có thể chia nhãn hiệu thành hai loại là nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ

- Nhãn hiệu hàng hóa (Trademarks) là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau Thông thường, nhãn hiệu hàng hóa chỉ dùng cho hàng hóa là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc sản phẩm do con người sản xuất, chế tạo ra Điều này không có nghĩa là nhãn hiệu hàng hóa phải thông tin cho người tiêu dùng về người thực sự đã sản xuất ra sản phẩm hoặc thậm chí người bán sản phẩm Nhãn hiệu hàng hóa tùy từng loại hình hàng hóa mà nó có thể được gắn trực tiếp lên hàng hóa hoặc các bao bì, sản phẩm hàng hóa giúp người tiêu dùng

có thể nhận biết để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa của cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau

Trang 15

Ví dụ: Nhãn hiệu Vfresh cho sản phẩm nước uống, nhãn hiệu Cocacola cho sản phẩm nước uống

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng đang đứng trước sự bùng nổ của các loại nhãn hiệu hàng hóa khác nhau Do vậy, để người tiêu dùng chọn đúng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình thì việc xây dựng, đăng ký

và bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa cho doanh nghiệp mình có ý nghĩa vô cùng quan trọng

- Nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ cho các chủ thể kinh doanh khác nhau cung cấp Sản phẩm gắn nhãn hiệu dịch vụ là những sản phẩm vô hình do một người hay một tổ chức doanh nghiệp đứng ra thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu của mọi người trong xã hội Nhãn hiệu dịch vụ thường gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ đó có thể nhận thấy dễ dàng Tuy nhiên, nhãn hiệu dịch vụ ở đây phải là những hoạt động mua bán hàng hóa mà

nó chỉ là một hoạt động góp phần hình thành nên dịch vụ của hàng hóa mua bán Ngày nay, trong điều kiện đời sống kinh tế vật chất ngày càng được nâng cao thì

các loại hình dịch vụ ngày càng trở nên phong phú (ví dụ các dịch vụ pháp lý, bảo

hiểm, thông tin liên lạc ) tăng cả về số lượng, chất lượng và mức độ cạnh tranh giữa các loại dịch vụ cũng trở nên gay gắt

Ví dụ: Cũng là dịch vụ vận chuyển hàng không nhưng thông qua nhãn hiệu người sử dụng biết và phân biệt được dịch vụ của Vietnam Airlines và Vietjet Airline

Trang 16

b/ Dựa vào dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu thì có ba loại nhãn hiệu:

- Nhãn hiệu chữ: Đây là loại nhãn hiệu được sử dụng khá phổ biến, bao gồm các chữ cái, có thể kèm theo cả chữ số; từ có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa; có thể là tên gọi, từ tự đặt ; Ngữ có thể là một cụm từ hoặc một khẩu hiệu trong kinh doanh Dấu hiệu chữ được sử dụng làm nhãn hiệu khi chữ cái, chữ số, chữ không thuộc các ngôn ngữ thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng

và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu

Ví dụ: NIKE, VITAL,

- Nhãn hiệu hình: Bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối (hình không gian ba chiều) Tuy nhiên, những dấu hiệu hình cũng chỉ được đăng ký làm nhãn hiệu khi nó không phải là những hình và hình học đơn giản như hình vuông, hình tròn, hình bình hành hoặc hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình; hoặc hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu

Ví dụ: Nhãn hiệu gắn vào máy điện thoại, máy tính của APPLE

Trang 17

- Nhãn hiệu kết hợp: Là nhãn hiệu được kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh Những nhãn hiệu này có thể được thể hiện trắng đen hoặc kết hợp cả màu sắc Sự kết hợp này cũng tạo thành một tổng thể gây ấn tượng, dễ nhận biết, có khả năng phân biệt và đáp ứng được yêu cầu của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Chính vì thế loại nhãn hiệu này cũng thường được nhà sản xuất lựa chọn

- Ví dụ: Nhãn hiệu thời trang cao cấp Chanel

c/ Một số loại nhãn hiệu đặc biệt khác:

Khác với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh cùng sử dụng Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận có thể chứa các dấu hiệu mang tính chất mô tả: chất lượng, xuất xứ địa lý, tính chất

+ Nhãn hiệu tập thể (Collective marks): Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.5

Nhãn hiệu tập thể được áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của một tập thể các nhà sản xuất (thường là một hiệp hội, hợp tác

xã, tổng công ty ), trong đó, tổ chức tập thể xây dựng quy chế chung về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (như các chỉ tiêu chung về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, phương pháp sản xuất ) và các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó Quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể tùy từng trường hợp có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp cho tập thể đó Chủ nhãn hiệu tập thể có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ theo quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể Trong một nhãn hiệu tập thể thì nhiều người cùng có thể sử dụng một loại nhãn hiệu Nhưng khi tập thể sử dụng nhãn hiệu mà với tư cách nhân danh tập thể thì lúc này nhãn hiệu sẽ được xem là một nhãn hiệu bình thường mà không được xem là nhãn

5

Trang 18

hiệu tập thể, vì nhãn hiệu chỉ do một chủ thể duy nhất, nhân danh bản thân sử dụng Nhãn hiệu tập thể có tác dụng thông báo cho người sử dụng về những khía cạnh đặc trưng của sản phẩm mà nhãn hiệu tập thể được sử dụng Trong trường hợp như vậy, việc tạo ra một nhãn hiệu tập thể không chỉ hỗ trợ tiếp thị sản phẩm ở thị trường trong nước và có thể trên thị trường quốc tế mà còn cung cấp cơ sở cho việc hợp tác giữa những nhà sản xuất trong nước Khi đó, nhãn hiệu mới có thể trở thành một công cụ hữu hiệu cho phát triển trong nước Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể Gốm Bàu Trúc của Ninh Thuận

+ Nhãn hiệu chứng nhận (Certification marks)

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.6

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó tổ chức này

có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đặt

ra Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của quy chế

sử dụng nhãn hiệu trong quá trình chứng nhận hàng hóa, dịch vụ đủ tiêu chuẩn mang nhãn hiệu và có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận tương ứng

Ví dụ: Nhãn hiệu chứng nhận trà B'lao

6 Khoản 17, Điều 8, Luật SHTT

Trang 19

Nhãn hiệu chứng nhận trà B'Lao đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 136763 ngày 9/11/2009, trước đó vào ngày 27/2/2008 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Trà B'Lao" gồm 4 loại Trà xanh ướp hương, trà xanh, trà đen chế biến và Trà ôlong được sản xuất, chế biến và kinh doanh trên địa bàn thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm Phương pháp đánh giá các đặc tính chất lượng của sản phẩm trà B'Lao phải được thực hiện đúng theo quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam Các doanh nghiệp đã được cấp phép sử dụng nhãn hiệu trà B'Lao đều có quyền gắn nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì cho loại sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu do mình sản xuất, kinh doanh; có quyền khai thác, sử dụng và hưởng lợi ích kinh tế phát sinh từ nhãn hiệu chứng nhận, đồng thời được nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu chứng nhận trà B'Lao

Mặc dù nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận có rất nhiều điểm giống nhau, nhưng vẫn có những điểm khác nhau cơ bản Sự khác biệt giữa nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu tập thể chỉ có thể do các thành viên của tổ chức tập thể sử dụng, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai có sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn định sẵn Nhãn hiệu chứng nhận hầu như không được đề cập đến trong các điều ước quốc tế, kể cả Hiệp định Trips Về chức năng, nếu như nhãn hiệu tập thể dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của người khác không phải là thành viên tổ chức thì chức năng chính của nhãn hiệu chứng nhận lại là để chứng nhận cho hàng hóa và dịch vụ của chủ sở hữu được phép

sử dụng Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có thể chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho tổ chức khác có thẩm quyền kiểm định nhưng ngược lại, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể không được phép chuyển nhượng nhãn hiệu trừ trường hợp chuyển quyền sở hữu cùng chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất, cung cấp dịch vụ

Nếu dựa vào mức độ được biết đến thì có thể chia nhãn hiệu thành hai loại nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi

+ Nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ thực hiện tốt chức năng phân biệt của nhãn hiệu mà còn là cam kết về chất lượng và những phẩm chất khác của sản phẩm, của

Trang 20

nhà sản xuất sản phẩm đối với người tiêu dùng Nó chiếm lĩnh cả một thị trường rộng lớn, vượt qua khỏi phạm vi của một quốc gia sản xuất ra loại hàng hóa, sản phẩm đó Nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những thành quả đầu tư và là tài sản có giá trị rất lớn của các doanh nghiệp sở hữu nó, đôi khi nhãn hiệu nổi tiếng còn tạo ra thương hiệu cho mỗi quốc gia, vùng miền Cũng chính vì vậy mà tình trạng nhãn hiệu nổi tiếng bị sao chép, quyền của chủ nhãn hiệu nổi tiếng bị xâm phạm diễn ra khắp nơi trên toàn thế giới

Một số nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới với giá trị được định giá lên tới hàng

tỷ USD (Theo Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu thế giới năm 2017 của tạp chí Forbes công bố, giá trị thương hiệu của nhà sản xuất iPhone được định giá 170 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016 Xếp ở vị trí thứ 2 là Google với giá trị thương hiệu ở mức gần 102 tỷ USD, tăng 19,3 tỷ USD so với năm 2016 Với giá trị thương hiệu 87 tỷ USD, Microsoft giành vị trí thứ 3; tiếp theo là Facebook với giá trị 73,5

tỷ USD Hãng Coca-Cola đã vượt qua top 5 với giá trị 56,4 tỷ USD).7

Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam" Quy định nhãn hiệu nổi tiếng được xác định thông qua thủ tục công nhận của các cơ quan nhà nước thẩm quyền, chứ không phải thông qua việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như các loại nhãn hiệu thông thường khác Tại Việt Nam, cà phê Trung Nguyên là một ví dụ thành công mang lại của một nhãn hiệu nổi tiếng đã được xây dựng trên thị trường trong và ngoài nước Chỉ trong vòng mấy năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ ở Buôn Ma Thuột, với một chiến lược xây dựng và phát triển, Trung Nguyên đã có mặt

ở khắp mọi miền đất nước, chiếm thị phần lớn và trở thành một nhãn hiệu cà phê nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến

+ Nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi Hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, mặc dù tại điểm g khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm

2005 và trong văn bản hướng dẫn thi hành luật này cũng đã đề cập tới thuật ngữ:

"Nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi"

7 apple-duoc-dinh-gia-170-ty-usd-43685.aspx

Trang 21

Một số quốc gia trên thế giới đã phân biệt nhãn hiệu dưới hai cấp độ: Nhãn hiệu nổi tiếng (Well - known marks) là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trong phạm

vi quốc gia và nhãn hiệu rất nổi tiếng (Famous marks) là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên thị trường quốc tế, mang tính toàn cầu Như vậy, phải chăng nhà làm luật nước ta cũng có ý muốn phân biệt hai cấp độ là: Nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi Nếu như nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam thì nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi có thể được người tiêu dùng biết đến nhưng trong phạm vi hẹp hơn, có thể là trong một bộ phận người tiêu dùng Nhưng chắc chắn mức độ được người tiêu dùng biết đến sẽ thấp hơn so với nhãn hiệu nổi tiếng Ngoài ra dựa vào mối liên quan giữa sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương

tự mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau ta còn thấy xuất hiện loại nhãn hiệu liên kết Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc

có liên quan với nhau

Việc đăng ký nhãn hiệu liên kết mang lại nhiều lợi ích cho chủ nhãn hiệu Đó

là chủ nhãn hiệu sẽ không cần phải xây dựng uy tín cho từng mặt hàng, từng nhãn hiệu riêng biệt, do đó tiết kiệm được các chi phí quảng cáo, khuyếch trương Nhãn hiệu liên kết tạo uy tín cho những sản phẩm dịch vụ mới của doanh nghiệp bởi nhãn hiệu đã từng được biết đến và chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng Nhãn hiệu liên kết cũng hạn chế tối đa việc các chủ sở hữu sản xuất kinh doanh khác lợi dụng uy tín của nhãn hiệu mà đăng ký nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và thiệt hại cho chủ nhãn hiệu Trên thị trường, chúng ta có thể thấy nhiều nhãn hiệu liên kết, ví dụ như: Toyota camry 2.4; Toyota Corolla Altis; Toyota Land Cruiser Prado Đây được coi là nhãn hiệu liên kết, do công ty Toyota Việt Nam đăng ký cho các sản phẩm cùng loại là ô tô

1.2 Lý luận giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

1.2.1 Khái quát về tranh chấp nhãn hiệu

Việc tìm hiểu khái niệm tranh chấp nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong việc định dạng, phân loại tranh chấp để từ đó lựa chọn phương thức giải quyết tranh

Trang 22

chấp nhãn hiệu cho phù hợp Do đó, việc xác định khái niệm tranh chấp nhãn hiệu

sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: (i) Bản chất pháp lý của nhãn hiệu; và (ii) Tính chất của luật điều chỉnh nhãn hiệu

Nhãn hiệu là tài sản vô hình, tuy nhiên nhãn hiệu vẫn có đặc tính của “vật quyền”, đó là quyền loại trừ Trong cuốn “Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật, thực tiễn quốc tế và Việt Nam”, tác giả Nguyễn Như Quỳnh viết: “Nhãn hiệu trao cho chủ sở hữu nhãn hiệu quyền ngăn chặn các chủ thể khác sao chép sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ, đặc biệt quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu”8

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quan niệm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng Theo quy định tại Điều 20 LSHTT, quyền tài sản của quyền tác giả gồm các quyền: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm Ngoài các quyền tài sản, tác giả còn có quyền nhân thân được quy định tại Điều 19 LSHTT (đặt tên tác phẩm, đứng tên ) Đối với quyền sở hữu công nghiệp, tác giả các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp có các quyền như quyền được ghi tên trong các văn bằng bảo hộ, quyền được hưởng thù lao đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp mà mình là tác giả

Điều 4 LSHTT quy định:“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân

đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả,

quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng"

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), tài sản trí tuệ bao gồm các đối tượng được tạo ra bởi “trí tuệ” của con người như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Các đối tượng này được coi là tài sản bởi chúng có thể sinh lời, chính khả năng mang lại lợi ích vật chất của các đối tượng này đã quyết định chúng là tài sản và được coi là tài sản trí tuệ Giá trị của tài sản trí tuệ được xác định bởi tính chất, đặc điểm, chức năng và nhu cầu của thị trường trong từng thời điểm nhất định

Nxb Chính trị QUốc gia, Hà Nội, trang 88

Trang 23

Tài sản trí tuệ được quy định tại khoản 1 Điều 4 LSHTT Tuy nhiên, khái niệm về tài sản trí tuệ với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu chưa được cụ thể hoá trong BLDS Điều 163 BLDS quy định về các loại tài sản trong đó có quyền tài

sản Điều 181 BLDS quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và

có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”.

Như vậy, theo quy định của BLDS, quyền sở hữu trí tuệ với tư cách là bộ phận của quyền sở hữu tài sản là quyền khai thác thương mại các đối tượng sở hữu trí tuệ, quyền khai thác này được trị giá bằng tiền Từ các quy định của LSHTT và BLDS có thể đưa ra khái niệm về tài sản trí tuệ như sau:

Tài sản trí tuệ là đối tượng của quyền sở hữu là kết quả của hoạt động sáng tạo của cá nhân được thể hiện dưới một hình thức khách quan, khi khai thác, sử dụng sẽ đem lại cho chủ sở hữu những lợi ích vật chất trị giá được bằng tiền

Quyền sở hữu trí tuệ với tư cách là một quyền dân sự của cá nhân, tổ chức, bao gồm quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với các sản phẩm trí tuệ (tài sản trí tuệ), đó là kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo được thể hiện bằng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng và các đối tượng khác khi khai thác thương mại sẽ đem lại cho chủ

sở hữu giá trị kinh tế nhất định

Tùy theo quyền được thiết lập trên từng đối tượng, pháp luật đặt ra quy chế khác nhau cho việc bảo hộ, bắt đầu từ thời điểm xác lập quyền Đăng ký là một căn

cứ rõ ràng nhất và chắc chắn nhất đối với việc xác định quyền sở hữu trí tuệ phát sinh Vì vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ có được thông qua đăng ký, trừ nhãn hiệu nổi tiếng Pháp luật các nước đều có quy định về đăng ký nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu có giá trị làm phát sinh quyền loại trừ Đây là hiệu lực chủ yếu và quan trọng nhất của đăng ký Đạo luật về nhãn hiệu của Ấn Độ năm 1999 quy định: “Phụ thuộc vào các quy định khác của Đạo luật này, đăng ký nhãn hiệu, nếu có giá trị, ban cho chủ sở hữu nhãn hiệu quyền loại trừ đối với việc sử dụng nhãn hiệu liên hệ tới hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đã được đăng ký và ngăn cản sự vi phạm nhãn hiệu theo cách thức quy định trong Đạo luật này” (Điều 28)9

Trang 24

Xuất phát từ việc tiếp cận tranh chấp nhãn hiệu xảy ra trên thực tế, có thể đưa

ra khái niệm tranh chấp nhãn hiệu như sau:

“Tranh chấp nhãn hiệu được hiểu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều chủ thể liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với một hoặc nhiều nhãn hiệu phát sinh trong quá trình đăng ký và/ hoặc sử dụng nhãn hiệu đó, mà một hoặc nhiều bên cho rằng việc đăng ký và/ hoặc sử dụng nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân khác ảnh hưởng hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”

Để đánh giá mức độ xung đột giữa các nhãn hiệu từ đó rút ra được mức độ ảnh hưởng, xâm phạm đối với nhãn hiệu khác, cần đánh giá xem xét mức độ trùng hoặc tương tự giữa các nhãn hiệu tranh chấp theo hai phương diện chính của nhãn hiệu đó là dấu hiệu và sản phẩm dịch vụ được gắn dấu hiệu đó Đồng thời, một cơ

sở quan trọng không kém khi xem xét một tranh chấp nhãn hiệu đó là nhận thức của người tiêu dùng về việc phân biệt được các nhãn hiệu khác nhau của các tổ chức khác nhau (ví dụ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, được biết đến rộng rãi thì khó nhầm lẫn hơn những nhãn hiệu mới, chưa được biết đến rộng rãi)

Tranh chấp nhãn hiệu có các đặc điểm sau:

- Thứ nhất, tranh chấp nhãn hiệu không phải lúc nào cũng xảy ra do chủ ý xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của một bên đối với bên kia mà những xung đột về quyền và nghĩa vụ đối với nhãn hiệu có thể xảy ra do những thực tế khách quan khác

- Thứ hai, tranh chấp nhãn hiệu có tính “đa quốc gia” và có thể phát sinh từ các mối quan hệ trải rộng trên nhiều quốc gia khác nhau, do các chủ thể có quốc tịch khác nhau, địa điểm xảy ra tranh chấp có thể cùng một lúc tại nhiều vùng trên thế giới

- Thứ ba, tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu nhằm xác định một nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của một người nhất định, đồng thời loại trừ quyền sở hữu nhãn hiệu này ở các chủ thể khác, hoặc loại trừ quyền sở hữu một nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu của mình ở một chủ thể khác

- Thứ tư, tranh chấp một nhãn hiệu có thể xảy ra đồng thời giữa nhiều chủ thể, thường là các đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực

Trang 25

1.2.2 Phân loại các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

Pháp luật Việt Nam coi tranh chấp nhãn hiệu là tranh chấp dân sự (Khoản 4, Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) Các tranh chấp này không có các phương thức giải quyết ngoài tòa án phong phú và đa dạng, linh hoạt như giải quyết các tranh chấp thương mại Chúng tôi cho rằng tranh chấp về nhãn hiệu thực chất là tranh chấp

về quyền sở hữu Tuy nhiên, Bộ luật TTDS năm 2015 có sự phân biệt tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản nói chung Đối với tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ - do xác định các tranh chấp này liên quan đến mục đích thương mại, lợi nhuận nên Bộ luật TTDS năm 2015 coi đây là các tranh chấp thương mại Tuy nhiên, việc tranh chấp liên quan tới vi phạm nhãn hiệu như đã phân tích, khó có thể xác định được tranh chấp nào liên quan đến mục tiêu lợi nhuận và tranh chấp nào không liên quan đến mục tiêu không lợi nhuận Suy cho đến cùng, nhãn hiệu liên quan đến chỉ dẫn thương mại, liên quan đến hoạt động kinh doanh và cạnh tranh nên việc xác định có hay không liên quan đến mục tiêu lợi nhuận không phải là yếu tố quan trọng để xác định tính chất thương mại hay dân sự của tranh chấp nhãn hiệu Do đó, trên thế giới, ngoài các phương thức giải quyết nhãn hiệu thông qua nhà nước còn có các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu không thông qua nhà nước

Trên thế giới, hiện nay tồn tại một số phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng các cơ quan Nhà nước mà thường được gọi là các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ (enforcement of intellectual property rights) Các biện pháp này bao gồm: biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự và kiểm soát biên giới Mỗi biện pháp có cách thức tác động riêng và có chế tào đặc trưng đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Biện pháp hành chính và biện pháp kiểm soát biên giới được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, còn các biện pháp hình sự

và biện pháp dân sự được thực hiện bởi cơ quan tư pháp Tuy nhiên, việc tổ chức thực thi các biện pháp này lệ thuộc vào pháp luật và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước của từng quốc gia

Bên cạnh các phương thức này còn có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp khác ngoài tòa án được sử dụng Trên thực tế, Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều

Trang 26

phương thức “giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án” đa dạng và phong phú nhất, bởi đây là nơi khởi nguồn của thuật ngữ Alternative Dispute Resolution (giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án - ADR) Ở Hoa Kỳ, người ta quan niệm rằng ADR là bất

kỳ một cách chính thức hay bán chính thức nào (khác hơn tố tụng tại tòa án) được

sử dụng để giải quyết một tranh chấp kinh doanh10 ADR được dịch ra tiếng Việt là

“giải quyết tranh chấp lựa chọn” Ở Hoa Kỳ, trong phương thức giải quyết tranh chấp ngoài cơ quan nhà nước, có thể có các phương thức sau:

Thông thường, các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bao gồm: (i) Phân loại căn cứ vào có hay không có bên thứ ba tham dự vào việc giải quyết tranh chấp;

(ii) Phân loại căn cứ vào có hay không có nhà nước tham dự vào việc giải quyết tranh chấp;

(iii) Phân loại căn cứ vào căn cứ thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp; (iv) Phân loại căn cứ vào bản chất pháp lý của kết quả giải quyết tranh chấp

Trang 27

Trong tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp, chỉ có phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng là không có sự tham dự của bên thứ ba, có nghĩa là các bên không cần thiết sự giúp đỡ của bên thứ ba để giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau

Ngoài ra, tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp khác đều cần thiết có

sự tham dự của bên thứ ba, tùy thuộc vào bên thứ ba là ai (nhà nước hay phi nhà nước), người ta phân loại các phương thức giải quyết tranh chấp còn lại này thành các loại khác nhau như sau: (i) Các phương thức có sự tham dự của nhà nước vào việc giải quyết tranh chấp bao gồm giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước; (ii) Các phương thức giải quyết tranh chấp không có sự tham dự của cơ quan nhà nước bao gồm giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, giải quyết tranh chấp thông qua tiểu xét xử, giải quyết tranh chấp thông qua xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược, giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải - trọng tài và giải quyết tranh chấp bằng xét xử tư

Nếu căn cứ vào thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp mà không kể tới

có hay không có sự tham dự của bên thứ ba vào giải quyết tranh chấp, người ta chia các phương thức giải quyết tranh chấp thành các loại như: (a) Các phương thức giải quyết tranh chấp được thiết lập bởi luật, bao gồm giải quyết tranh chấp bằng tòa án

và giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước; (b) Các phương thức giải quyết tranh chấp được thiết lập bởi hợp đồng, bao gồm tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp còn lại

Nếu căn cứ vào bản chất pháp lý của kết quả giải quyết tranh chấp, người ta chia các phương thức giải quyết tranh chấp thành các phương thức giải quyết tranh chấp có kết quả giải quyết tranh chấp là phán quyết của bên thứ ba bao gồm giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước, giải quyết tranh chấp thông qua tiểu xét xử, giải quyết tranh chấp thông qua xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược, giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải - trọng tài và giải quyết tranh chấp bằng xét xử tư; Các phương thức giải quyết tranh chấp có kết quả giải quyết tranh chấp là hợp

Trang 28

đồng, bao gồm giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thay thế hay hòa giải ngoài tố tụng là một quá trình giải quyết tranh chấp độc lập, có bản chất pháp lý là một hợp đồng và thể hiện quyền tự do ý chí, tự do cam kết, tự định đoạt của các bên trong việc giải quyết tranh chấp

Việc phân loại các phương thức giải quyết tranh chấp như trên có ý nghĩa không chỉ để thiết lập các quy chế pháp lý liên quan tới từng cách phân loại mà còn

có ý nghĩa không nhỏ trong việc xác định các điểm lợi và bất lợi của từng phương thức giải quyết tranh chấp, đồng thời giúp ích cho các bên tranh chấp lựa chọn được phương thức giải quyết tranh chấp thích hợp

Trang 30

Chương 2 NỘI DUNG CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

2.1 Các biện pháp xử lý vi phạm về nhãn hiệu

Giải quyết tranh chấp bằng cơ quan nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu và không thể thiếu Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay, xu thế quốc

tế hóa, toàn cầu hóa là một trong những tất yếu Đi đôi với xu thế này, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng không ngừng gia tăng Chính vì vậy, việc giải quyết tranh chấp bằng cơ quan nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vẫn phải được duy trì một cách rộng rãi

Khi có những hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì cần phải có những biện pháp bảo vệ hữu hiệu chống lại các hành vi xâm phạm đó Biện pháp bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu được hiểu là cách thức, phương thức được chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc cá nhân, cơ quan có thẩm quyền được sử dụng để bảo vệ quyền

sở hữu đối với nhãn hiệu khi các quyền này bị xâm phạm

Luật Sở hữu trí tuệ 2009 thừa nhận nhiều biện pháp bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu gồm: Biện pháp tự bảo vệ, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến

sở hữu trí tuệ Việc quy định nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khác nhau cũng xuất phát từ chính sự phong phú, đa dạng, của các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Hơn nữa, việc quy định nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn nhằm xử lý hiệu quả hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu

Khi có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, việc xác định biện pháp nào sẽ được áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu dựa vào hai yếu tố: một là sự lựa chọn của chủ nhãn hiệu bị xâm hại, hai là tính chất mức độ xâm phạm

Trang 31

Trong các biện pháp bảo vệ đối với nhãn hiệu, biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu được tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm Theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình:

- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Ví dụ: áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất đã được đăng ký nhãn hiệu với hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại

- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Có thể nói rằng biện pháp tự bảo vệ là biện pháp thể hiện cao nhất sự tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật Biện pháp tự bảo vệ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu chủ động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Đồng thời, biện pháp này còn có ưu điểm là dễ dàng áp dụng và giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm trong một chừng mực nhất định

Tuy có nhiều ưu điểm, biện pháp tự bảo vệ vẫn còn có những hạn chế nhất định Do đó, việc bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu vẫn cần thiết phải được thực hiện (tiến hành) bởi cơ quan nhà nước Việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng cơ quan nhà nước được thực hiện thông qua các biện pháp sau:

2.1.1 Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để xử

lý những hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự Thực tế xử lý vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thấy phần lớn các hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu trên thực tế được giải quyết trước tiên bằng biện pháp hành chính

Trang 32

Khi một hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu xảy ra, cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu chủ thể vi phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và buộc áp dụng một trong các hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện

Khi hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu bị xử lý bằng hình thức phạt tiền thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt Mức phạt tiền trong trường hợp vi phạm này sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP, ấn định mức phạt tiền trong các trường hợp vi phạm hành chính

ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được Quy định này trên thực tế không phù hợp và khó có tính khả thi bởi mức phạt tiền trong nhiều trường hợp có thể quá cao hoặc quá thấp so với hành vi vi phạm Ví dụ: Trong trường hợp tính chất hành vi xâm phạm là nghiêm trọng tuy nhiên giá trị hàng hóa xâm phạm lại thấp và ngược lại Do đó, áp dụng hình thức phạt tiền như trên là không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm

Để đảm bảo việc xử lý các hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu bằng các biện pháp hành chính đạt hiệu quả, Luật Sở hữu trí tuệ cho phép cơ quan nhà nước

có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính trong các trường hợp cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 215 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 Biện pháp cụ thể bao gồm: tạm giữ người, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm, khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ

2.1.2 Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tố tụng áp dụng biện pháp dân

sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự Khi nhãn hiệu bị xâm phạm chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền của mình

Trang 33

Các biện pháp dân sự được áp dụng đối với người có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là: Buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành

vi xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại, phải thực hiện nghĩa vụ dân sự, phải xin lỗi, cải chính công khai; buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Khi hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu dẫn đến thiệt hại, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu Tòa án buộc chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại Theo đó, mức bồi thường thiệt hại về vật chất được tính bằng tổng thiệt hại vật chất được tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá 500 triệu đồng.12

Thực tế, các vụ việc tranh chấp về nhãn hiệu được giải quyết bằng con đường Tòa án còn ở mức độ khiêm tốn Tuy nhiên, có những vụ việc khi được giải quyết, hiệu lực pháp lý của phán quyết được thực thi sẽ đảm bảo quyền lợi cho chủ

đã 3 lần gửi công văn, thư khuyến cáo yêu cầu phía Công ty Anh Em chấm dứt việc

sử dụng nhãn hiệu “Sườn Cây” trên biển hiệu nhưng không được phản hồi

12

Trang 34

Cuối tháng 3/2016, Công ty Viên Ngọc Mới đã đề nghị Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) tiến hành giám định sở hữu công nghiệp đối với các chứng cứ vi phạm của Công ty Anh Em Kết luận giám định thể hiện: Dấu hiệu “Sườn Cây” gắn trên biển hiệu kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống như trên là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Sườn Cây” đã được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Công ty Viên Ngọc Mới Nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, ngày 23/3/2016, Công ty Viên Ngọc Mới đã làm đơn khởi kiện đến TAND quận Gò Vấp yêu cầu Công ty Anh Em chấm dứt hành vi vi phạm

và thay đổi biển hiệu Sườn Cây tại nhà hàng 97 Quang Trung Đồng thời, yêu cầu Công ty Anh Em phải công khai xin lỗi và bồi thường 1 tỷ đồng Số tiền này gồm 4 khoản: Chi phí thuê luật sư 400 triệu đồng, chi phí giám định 50 triệu đồng, chi phí

đi lại theo đuổi vụ kiện 50 triệu đồng và tổn thất uy tín, thương hiệu, ảnh hưởng kinh doanh là 500 triệu đồng

Trường hợp tranh chấp nhãn hiệu “Sườn Cây” chỉ là một trong những ví dụ trong bối cảnh tranh chấp về sở hữu trí tuệ ngày càng tăng Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, khi các vấn đề liên quan đến sở hữu công nghiệp trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra sôi nổi và phức tạp, thì để bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, bên cạnh hệ thống pháp luật Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, cần có ý thức nghiêm túc, tôn trọng quy định pháp luật và đạo đức kinh doanh của mỗi cá nhân, tổ chức

2.1.3 Biện pháp hình sự

Theo quy định tại Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự” Các tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã đầy đủ hơn Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung

có quy định tại Điều 226 đã quy định mức hình phạt tăng lên, có tính răn đe nhằm bảo vệ nhãn hiệu tránh khỏi các hành vi xâm phạm quyền một cách tốt hơn13

13

Điều 226, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” như sau:

Trang 35

2.1.4 Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Biện pháp kiểm soát biên giới và biện pháp tạm thời nhằm xử lý hành vi xâm phạm, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xuất, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối với nhãn hiệu nói riêng Biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam, nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính

2.2 Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ngoài các cơ quan nhà nước

Pháp luật của các quốc gia khác nhau đều có sự ghi nhận cơ chế giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ngoài cơ quan nhà nước Đây là các cơ chế hoàn toàn xuất phát từ sự tự do ý chí, nghĩa là các bên tranh chấp có quyền lựa chọn hoặc thiết lập

1 Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo

hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên

3 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức

vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

4 Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính

về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh

Trang 36

Do đó, việc không ghi nhận cụ thể trong pháp luật một cơ chế giải quyết tranh chấp nào đó không có nghĩa là cơ chế đó không hợp pháp bởi nguyên tắc chung, các chủ thể có quyền làm những gì mà luật không cấm, giới hạn của hành vi của chủ thể được xác định theo nguyên tắc chung của pháp luật, đó là sự giới hạn bởi “tính trái pháp luật” và tính “trái đạo đức xã hội”

Hiện nay, Việt Nam không có một đạo luật chung cho các hình thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung ngoài các cơ quan nhà nước Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ngoài cơ quan nhà nước đã được đề cập trong Luật Thương mại năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005, trong đó bao gồm các phương thức: Thương lượng, hòa giải và trọng tài thương mại

2.2.1 Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết bằng cách các bên hoặc đại diện của các bên tranh chấp tự động liên hệ để trao đổi, bàn bạc và thỏa thuận với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm tháo gỡ mâu thuẫn, xung đột khi có tranh chấp xảy ra Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thực chất là việc giải quyết nội bộ, hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay người thứ ba nào Ưu điểm của phương thức này là thủ tục giải quyết đơn giản và không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phiền phức, giúp hai bên tiết kiệm chi phí, thời gian, tiền bạc và giữ được bí mật, uy tín trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, phương thức này có nhược điểm là kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào thiện chí hợp tác của các bên, kết quả thương lượng lại không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc

2.2.2 Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng hòa giải

Hoà giải là quá trình các bên đàm phán với nhau về việc giải quyết tranh chấp với sự trợ giúp của một bên thứ ba độc lập gọi là hoà giải viên, đây chính là điểm khác biệt so với phương thức thương lượng Hòa giải viên giữ vai trò là trung gian, độc lập để phân tích, tư vấn cho các bên về bản chất của tranh chấp, quy định của pháp luật, hỗ trợ và thậm chí đề xuất cách giải quyết tranh chấp để giúp các bên tìm ra một giải pháp phù hợp nhất mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận

Ngày đăng: 01/09/2018, 00:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bùi Văn Bằng (2011), Bảo hộ nhãn hiệu tập thể ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ả"o h"ộ" nhãn hi"ệ"u t"ậ"p th"ể ở" Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Bùi Văn Bằng
Năm: 2011
4. Chính phủ (2006), Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngh"ị đị"nh s"ố" 103/2006/N"Đ"-CP ngày 22/9 quy "đị"nh chi ti"ế"t và h"ướ"ng d"ẫ"n thi hành m"ộ"t s"ố đ"i"ề"u c"ủ"a Lu"ậ"t S"ở" h"ữ"u trí tu"ệ" và s"ở" h"ữ"u công nghi"ệ"p
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
5. Chính phủ (2006), Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngh"ị đị"nh s"ố" 105/2006/N"Đ"-CP ngày 22/9 quy "đị"nh chi ti"ế"t và h"ướ"ng d"ẫ"n thi hành m"ộ"t s"ố đ"i"ề"u c"ủ"a Lu"ậ"t S"ở" h"ữ"u trí tu"ệ" v"ề" b"ả"o v"ệ" quy"ề"n s"ở" h"ữ"u trí tu"ệ" và qu"ả"n lý nhà n"ướ"c v"ề" s"ở" h"ữ"u trí tu
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngh"ị đị"nh s"ố" 106/2006/N"Đ"-CP ngày 22/9 quy "đị"nh x"ử" ph"ạ"t vi ph"ạ"m hành chính v"ề" s"ở" h"ữ"u công nghi"ệ"p
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngh"ị đị"nh s"ố" 97/2010/N"Đ"-CP ngày 21/9 v"ề" x"ử" ph"ạ"t vi ph"ạ"m hành chính trong l"ĩ"nh v"ự"c s"ở" h"ữ"u công nghi"ệ"p
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
8. Nguyễn Thị Hà (2011), Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: i"ề"u ki"ệ"n b"ả"o h"ộ" nhãn hi"ệ"u theo quy "đị"nh c"ủ"a Lu"ậ"t S"ở" h"ữ"u trí tu"ệ" Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hà
Năm: 2011
9. Đỗ Thị Hằng (2004), Cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C"ơ" s"ở" pháp lý cho vi"ệ"c b"ả"o h"ộ" nhãn hi"ệ"u hàng hóa "ở" Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Đỗ Thị Hằng
Năm: 2004
10. Nguyễn Thu Hằng (2006), Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa dưới góc độ thương mại - Lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy"ề"n s"ở" h"ữ"u công nghi"ệ"p "đố"i v"ớ"i nhãn hi"ệ"u hàng hóa d"ướ"i góc "độ" th"ươ"ng m"ạ"i - Lý lu"ậ"n và th"ự"c ti"ễ"n
Tác giả: Nguyễn Thu Hằng
Năm: 2006
11. Nguyễn Ngọc Hiển (2004), Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lu"ậ"t b"ả"o h"ộ" quy"ề"n s"ở" h"ữ"u công nghi"ệ"p "đố"i v"ớ"i nhãn hi"ệ"u hàng hóa "ở" Vi"ệ"t Nam, th"ự"c tr"ạ"ng và gi"ả"i pháp hoàn thi"ệ"n
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hiển
Năm: 2004
14. Đỗ Thị Hồng (2008), Xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác "đị"nh kh"ả" n"ă"ng phân bi"ệ"t c"ủ"a nhãn hi"ệ"u theo quy "đị"nh c"ủ"a pháp lu"ậ"t Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Đỗ Thị Hồng
Năm: 2008
15. Nguyễn Văn Luật (2005), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ả"o h"ộ" quy"ề"n s"ở" h"ữ"u công nghi"ệ"p "đố"i v"ớ"i nhãn hi"ệ"u hàng hóa "ở" Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Luật
Năm: 2005
16. Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ị đị"nh th"ư" liên quan "đế"n Th"ỏ"a "ướ"c Madrid v"ề đă"ng ký qu"ố"c t"ế" nhãn hi"ệ"u hàng hóa Lu"ậ"t S"ở" h"ữ"u trí tu"ệ
17. Văn Thanh Phương (2012), Bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ả"o h"ộ" nhãn hi"ệ"u t"ậ"p th"ể", nhãn hi"ệ"u ch"ứ"ng nh"ậ"n t"ạ"i Vi"ệ"t Nam - M"ộ"t s"ố" v"ấ"n "đề" lý lu"ậ"n và th"ự"c ti"ễ"n
Tác giả: Văn Thanh Phương
Năm: 2012
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ộ" lu"ậ"t Dân s
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lu"ậ"t S"ở" h"ữ"u trí tu"ệ" n"ă"m 2005
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
20. Mai Thị Quỳnh (2011), Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác l"ậ"p quy"ề"n s"ở" h"ữ"u công nghi"ệ"p "đố"i v"ớ"i nhãn hi"ệ"u theo pháp lu"ậ"t s"ở" h"ữ"u trí tu"ệ" Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Mai Thị Quỳnh
Năm: 2011
22. Đinh Văn Thanh, Đinh Thị Hằng (2004), Nhãn hiệu hàng hóa trong pháp luật dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhãn hi"ệ"u hàng hóa trong pháp lu"ậ"t dân s
Tác giả: Đinh Văn Thanh, Đinh Thị Hằng
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2004
23. Nguyễn Hoài Thương (2010), Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: i"ề"u ki"ệ"n b"ả"o h"ộ đố"i v"ớ"i nhãn hi"ệ"u theo quy "đị"nh c"ủ"a pháp lu"ậ"t s"ở" h"ữ"u trí tu"ệ" Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Nguyễn Hoài Thương
Năm: 2010
24. Nguyễn Thanh Tùng (2013), Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuy"ể"n giao quy"ề"n s"ử" d"ụ"ng nhãn hi"ệ"u theo pháp lu"ậ"t Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Tùng
Năm: 2013
25. Đinh Đồng Vang (2013), Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy"ề"n c"ủ"a ch"ủ" s"ở" h"ữ"u nhãn hi"ệ"u theo quy "đị"nh c"ủ"a pháp lu"ậ"t s"ở" h"ữ"u trí tu"ệ" Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Đinh Đồng Vang
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w