1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

68 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 815,57 KB

Nội dung

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ tên sinh viên thực tập: Võ Thị Năm Tên khoá luận “Khảo sát bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp ở chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại bệnh viện t

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP

Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN

THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: Võ Thị Năm Ngành : Dược Thú Y Khoá : 2004 – 2009 Lớp : DH04DY

Tháng 9/2009

Trang 2

KHẢO SÁT BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: Võ Thị Năm

Tên khoá luận “Khảo sát bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp ở chó và

ghi nhận hiệu quả điều trị tại bệnh viện thú y trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh”

Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ………

ThS NGUYỄN VĂN PHÁT

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Suốt đời nhớ ơn

Cha mẹ, người đã sinh thành, giáo dưỡng, lo lắng, an ủi, động viên và đã hy sinh suốt đời để con có được ngày hôm nay

Xin chân thành cảm ơn

Ban Giám Hiệu, cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi - Thú Y và toàn thể cán bộ công nhân viên Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập

Thành kính biết ơn

ThS Nguyễn Văn Phát đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ và tạo

điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Cảm ơn

Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị tại Bệnh Viện Thú Y, và tất cả bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên, chia sẻ cùng tôi những vui buồn cũng như hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn tốt

nghiệp này

Võ Thị Năm

Chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ 3

2.2 SƠ LƯỢC CẤU TẠO HỆ HÔ HẤP TRÊN CHÓ 4

2.2.1 Mũi 5

2.2.2 Yết hầu, thanh quản 5

2.2.3 Khí quản 6

2.2.4 Phế quản 6

2.2.5 Phổi 7

2.3 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TRÊN CHÓ 8

2.3.1 Quá trình hô hấp 8

2.3.2 Sinh lý hô hấp bình thường 8

2.3.3 Tình trạng hô hấp bất thường 9

2.4 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP 10

2.4.1 Do vi khuẩn 10

2.4.2 Do virus 10

2.4.3 Do nấm 11

2.4.4 Do ký sinh trùng 11

2.4.4.1 Philaroides osleri (giun phổi) 11

2.4.4.2 Dirofilaria immitis (giun tim) 11

2.4.4.3 Toxocara larvae (ấu trùng giun đũa) 11

2.5 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP 12

Trang 6

2.5.1 Do chất kích thích 12

2.5.2 Do tổn thương 12

2.5.3 Do ngoại vật 12

2.5.4 Do yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng 12

2.5.5 Do điều kiện ngoại cảnh 13

2.6 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP 13

2.6.1 Bệnh nội khoa 13

2.6.1.1 Bệnh viêm mũi 13

2.6.1.2 Bệnh viêm thanh quản 14

2.6.1.3 Bệnh viêm phổi 14

2.6.1.4 Viêm phế quản 15

2.6.1.5 Bệnh viêm màng phổi 15

2.6.2 Bệnh truyền nhiễm 16

2.6.2.1 Bệnh ho cũi chó (Kennel cough) 16

2.6.2.2 Bệnh Carré 17

2.6.3 Bệnh ký sinh trùng 18

2.7 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ 19

2.7.1 Phòng bệnh 19

2.7.2 Điều trị 20

2.8 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu bệnh đường hô hấp trên chó 20

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 22

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT 22

3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 22

3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT 22

3.4 DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM 22

3.4.1 Dụng cụ 22

3.4.2 Vật liệu thí nghiệm 22

3.5 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 23

3.5.1 Khảo sát tỷ lệ chó nhiễm bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp 23

Trang 7

3.5.1.1 Đăng ký hỏi bệnh 23

3.5.1.2 Chẩn đoán lâm sàng 23

3.5.1.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm 24

3.5.1.4 Chẩn đoán khác 24

3.5.2 Phân loại theo từng nhóm bệnh trên đường hô hấp 24

3.5.3 Ghi nhận triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện trên chó bệnh đường hô hấp 25 3.5.4 Theo dõi kết quả điều trị 25

3.5.5 Chỉ tiêu khảo sát 26

3.6 XỬ LÝ THỐNG KÊ 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 TÌNH HÌNH CHÓ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP 27

4.1.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp 27

4.1.2 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp theo giống, nhóm tuổi 28

4.1.2.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp theo nhóm giống 29

4.1.2.2 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp theo nhóm tuổi 30

4.1.3 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp theo giới tính 32

4.2 PHÂN LOẠI THEO TỪNG NHÓM BỆNH 33

4.2.1 Bệnh nội khoa 34

4.2.2.Bệnh truyền nhiễm 36

4.2.3 Nhiễm giun tim 37

4.3 CÁC BỆNH GHÉP VỚI BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP .38

4.4 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y 38

4.4.1 Liệu pháp điều trị 38

4.4.1.1 Bệnh nội khoa 39

4.4.1.2 Bệnh truyền nhiễm 40

4.4.1.3 Nhiễm giun tim 41

4.4.2 Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh 41

4.5 KẾT QUẢ GHI NHẬN BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ VÀ VI THỂ 42

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44

Trang 8

5.1 KẾT LUẬN 44

5.2 ĐỀ NGHỊ 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC 49

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 4.1: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp 27

Bảng 4.2: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp theo giống, nhóm tuổi 28

Bảng 4.3: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp theo giới tính 32

Bảng 4.4: Tỷ lệ các nhóm nguyên nhân nghi ngờ gây bệnh hô hấp 33

Bảng 4.5: Bảng tổng hợp các ca bệnh nội khoa 34

Bảng 4.6: Tỷ lệ bệnh truyền nhiễm có triệu chứng trên đường hô hấp 36

Bảng 4.7: Các bệnh ghép với bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp 38

Bảng 4.8: Tỷ lệ khỏi bệnh sau khi điều trị 41

Trang 10

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ

Trang

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp 27

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp theo nhóm giống 29

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp theo nhóm tuổi 30

Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp theo giới tính 32

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ các nhóm nguyên nhân nghi ngờ gây bệnh hô hấp 33

Biểu đồ 4.6: Tổng hợp các ca bệnh nội khoa 34

Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ bệnh truyền nhiễm có triệu chứng trên đường hô hấp 36

Hình 2.1: Hệ thống hô hấp trên chó 4

Hình 2.2: Hình phổi bình thường của chó 7

Hình 4.1: Chó chảy dịch mũi đục 35

Hình 4.2: Chó bị sừng hóa gan bàn chân trong bệnh Carré 37

Hình 4.3: Ấu trùng giun tim 37

Hình 4.4: Phổi bị viêm – tích dịch 42

Hình 4.5: Gan bị sung huyết 43

Hình 4.6: Tích dịch ở khí quản 43

Hình 4.7: Mô phổi có nhiều bạch cầu và tích dịch phù trong mô phổi 43

Sơ đồ 2.1: Phân chia phế quản 6

Sơ đồ 2.2: Quá trình truyền lây 20

Trang 11

Nhóm bệnh nội khoa chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,30%, tiếp theo là nhóm bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ là 18,52%, thấp nhất là chó nhiễm giun tim có triệu chứng bệnh trên đường hô hấp chiếm tỷ lệ 10,19%

Kết quả chó bệnh có triệu chứng bệnh trên đường hô hấp được điều trị khỏi chiếm tỷ lệ 67,59%

Trang 12

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất nước ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng cao, nhu cầu giải trí cũng gia tăng Để đáp ứng cho những thú vui tao nhã của con người thì chó, mèo và chim cảnh ngày càng được nuôi nhiều, đặc biệt là chó

Chó là một loài vật thông minh, thân thiện, tính trung thành cao và có giác quan nhạy bén nên đã được thuần hóa nuôi dưỡng từ lâu với nhiều mục đích khác nhau như giữ nhà, đi săn, nghiệp vụ…, và là một người bạn thân thiết, trung thành, đáng yêu nên được sự chú ý của nhiều người Vì thế, chó được nuôi ngày càng rộng rãi trong nhân dân với sự đa dạng về tầm vóc và chủng loại Song song với việc tăng nhanh về số lượng, tỷ lệ mắc bệnh trên chó cũng tăng theo Trong đó, bệnh hô hấp trên chó cũng đặc biệt được quan tâm, chú ý đến Bệnh gây ra các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, sốt,

xổ mũi thậm chí thú ho làm cơ thể suy nhược, tạo điều kiện thuận lợi để một số vi trùng cơ hội sinh sôi phát triển, gây phụ nhiễm và có thể dẫn đến chết trên chó Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh như do vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng, có khi

do sự thay đổi thời tiết thất thường Do đó, việc điều trị bệnh trên đường hô hấp gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải chẩn đoán bệnh chính xác, can thiệp kịp thời trong việc

điều trị mới có hiệu quả tốt

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh hô hấp trên chó với mục đích tìm cách chẩn đoán và điều trị có hiệu quả, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại Học Nông Lâm, cùng với sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Văn Phát, chúng tôi thực hiện đề tài

“Khảo sát bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp ở chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh”

Trang 13

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1 Mục đích

Khảo sát tỷ lệ bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp ở chó, phân loại các nhóm nguyên nhân gây bệnh và ghi nhận kết quả điều trị, từ đó đưa ra biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả

1.2.2 Yêu cầu

- Khảo sát tỷ lệ chó có triệu chứng bệnh trên đường hô hấp và lập bệnh án theo dõi

- Ghi nhận các triệu chứng lâm sàng thường gặp về hô hấp trên chó

- Phân loại nhóm bệnh trên chó có triệu chứng đường hô hấp

- Ghi nhận hiệu quả điều trị

- Ghi nhận bệnh tích đại thể và vi thể

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN 2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ

Theo Trần Thị Dân – Dương Nguyên Khang (2006), chó có một số đặc điểm sinh lý sau:

Theo Hồ Văn Nam (1982), tần số hô hấp thay đổi do bệnh lý như sau:

+ Tần số hô hấp tăng trong các trường hợp: các bệnh thu hẹp diện tích hô hấp của phổi, chó bị sốt cao, bị bệnh truyền nhiễm cấp tính, thiếu máu nặng

+ Tần số hô hấp giảm trong các trường hợp: các bệnh làm hẹp thanh quản, phế quản, trúng độc, liệt sau khi đẻ, sắp chết

Thời gian mang thai: 57 – 63 ngày

Ngoài ra sự trưởng thành sinh dục thường xuất hiện muộn ở những giống chó lớn và xuất hiện sớm ở những giống chó nhỏ

Chu kỳ lên giống

Trang 15

Chĩ thường lên giống mỗi năm 2 lần Thời gian động dục trung bình 12 – 20 ngày, nhưng giai đoạn thích hợp cho sự phối giống là từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13

ngay sau khi xuất hiện dấu hiệu lên giống đầu tiên

Số con trong 1 lứa đẻ và tuổi cai sữa

Tùy theo từng giống chĩ, thơng thường chĩ đẻ khoảng từ 3 – 15 con/lứa Tuổi cai sữa diễn ra sớm hay muộn tùy thuộc vào giống chĩ và từng cá thể, thường từ 8 – 9 tuần kể từ lúc sanh Chĩ mẹ độ tuổi từ 2 – 3,5 năm tuổi cĩ số con đẻ ra và nuơi sống con tốt nhất

2.2 SƠ LƯỢC CẤU TẠO HỆ HƠ HẤP TRÊN CHĨ

Theo Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá (2002)

Mọi động vật đều cần oxy để sống Nhu cầu oxy của cơ thể cịn cao hơn nhu cầu

về thức ăn, nước uống Chĩ cĩ thể nhịn ăn được 3 tuần, nhịn uống được 3 ngày nhưng khơng thể nhịn thở quá 3 phút Thở gồm hít vào, thở ra hay quá trình hơ hấp là sự trao đổi khí giữa cơ thể với mơi trường bên ngồi Hơ hấp là đưa oxy từ khơng khí vào phổi rồi vào máu và đến các mơ bào, đồng thời thải khí cacbonic từ phổi ra ngồi

Sự trao đổi khí giữa mơi trường và cơ thể được gọi là ngoại hơ hấp và giữa máu

và các tế bào gọi là nội hơ hấp

Hệ thống hơ hấp bắt đầu từ mũi, tiếp tục xuống cổ và kết thúc tại phổi nằm trong xoang ngực

Hình 2.1: Hệ thống hơ hấp trên chĩ

(http://www.vetmed.wsu.educlientedadatomydog_resp.aspx)

Trang 16

2.2.1 Mũi

Mũi định vị ở trung tâm của mặt gồm lỗ mũi, hốc mũi và xoang mũi Cấu tạo và chiều dài của mũi rất khác nhau tùy theo các giống chó Ở các giống chó chăn cừu như: Dobermann pisher, German shepherd mũi của chúng khá dài và nổi bật

Mũi là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp qua đó không khí được hít vào với chức năng là sưởi ấm, làm ẩm và lọc không khí trước khi vào cơ thể Lối không khí đi vào nằm trong mũi giữa lỗ mũi và phía sau cổ họng Có 2 lối, mỗi lối nằm ở một bên cánh mũi Chúng được phân chia bởi vách mũi cho đến khi tiếp giáp với vùng hầu họng

Phía trước mũi thẳng và không có lông được gọi là lỗ mũi Lỗ mũi là lối đi vào của hốc mũi và được giữ bởi sụn Hốc mũi là lối không khí đi vào bên trong của vùng

sọ, được chia đôi bởi vách mũi là cấu trúc thành mỏng gồm có phần sụn và xương Sâu trong mũi là nhiều xương nhỏ giống như giấy bọc và nối với màng nhầy gọi là xương loa, máu cung cấp cho xương loa rất nhiều Vùng cơ quan khứu giác nằm phía sau hốc mũi Màng nhày của vùng này chứa rất nhiều thần kinh đặc biệt có khả năng nhận biết mùi

Xoang mũi làm ấm và ẩm không khí trước khi vào khí quản Máu cung cấp cho vùng này nhiều để góp phần sưởi ấm không khí Khi không khí đi sâu vào mũi thì cảm giác về mùi được kích hoạt bởi chức năng của vùng yết hầu là lối không khí đi qua giữa xoang mũi và thanh quản Không khí qua vùng này rất gần với hạch hạnh nhân Hạch này là một phần của hệ thống miễn dịch, có khả năng kích hoạt cơ chế phòng thủ nhất định của cơ thể khi phát hiện có vật lạ hay các yếu tố truyền nhiễm

2.2.2 Yết hầu, thanh quản

Yết hầu là phần nối tiếp xoang miệng, nằm giữa lưỡi và khẩu cái mềm phía sau Tại đây có một cấu tạo quan trọng là hạch hạnh nhân Yết hầu gồm 2 phần là hầu mũi liên quan hệ hô hấp và hầu họng liên quan hệ tiêu hoá

Thanh quản nằm tiếp giáp phía sau lưỡi và khẩu cái mềm, giữa yết hầu và khí quản Thanh quản là một cấu trúc phức tạp gồm nhiều cơ, sụn và mô mềm Những sụn này có chức năng đóng, mở trong quá trình hít thở và nuốt Khi nắp thanh quản mở, không khí đi từ mũi vào khí quản Trong quá trình nuốt, nắp thanh quản đóng để thức

ăn không lọt vào khí quản Nắp thanh quản được tạo bởi những sụn nắp đóng và sụn

Trang 17

phểu có chức năng bảo vệ đường dẫn khí và ngăn thức ăn lọt vào trong Thanh quản còn có các nếp gấp phát âm cần thiết cho sự phát ra âm thanh như: sủa, gầm và rên rỉ

2.2.3 Khí quản

Khí quản là một ống hình trụ chạy từ thanh quản đến nơi bắt đầu của phổi Chỗ tận cùng của nó nằm trong xoang ngực tách thành 2 nhánh với mỗi nhánh đi vào một bên phổi (trái và phải) Trong ngực, khí quản nằm phía trên tim và bên dưới thực quản Khí quản và phế quản luôn luôn mở, không bị xẹp xuống khi áp lực giảm trong động tác hít vào là nhờ những vòng sụn hình chữ C Khí quản có nhiệm vụ dẫn khí vào trong phổi Mặt trong khí quản được lót bởi biểu mô trụ, biểu mô tầng có lông rung và nhiều tuyến tiết chất nhày Khi bụi, vi khuẩn theo không khí lọt vào khí quản sẽ bị dính vào các chất nhày và bị các lông rung quét lên vùng yết hầu vào thực quản và được nuốt xuống bụng Sặc và ho là những phản xạ nhằm tống ra ngoài những vật thể lạ đã lọt vào trong đường hô hấp

2.2.4 Phế quản

Phế quản là 2 nhánh tận cùng của khí quản, mỗi phế quản đi vào một nhánh phổi tương ứng phải và trái Khi đi vào trong phổi nó tiếp tục chia thành nhiều nhánh nhỏ để đến tận cùng ở các phế nang Tính từ phế quản gốc ta có sơ đồ phân chia phế quản theo thứ tự cấp độ sau:

Phế quản gốc

Tiểu phế quản tiểu thùy (hay phế quản trong phổi) Tiểu phế quản Tiểu phế quản tận cùng Tiểu phế quản hô hấp Tiểu ống phế nang Phế nang

Sơ đồ 2.1: Phân chia phế quản

Không khí đi qua đường hô hấp từ mũi đến nhánh phế quản không tiến hành sự trao đổi khí với cơ thể mà không khí chỉ được sưởi ấm, lọc sạch bụi bẩn và giữ hơi

Trang 18

nước, vùng này được gọi là vùng vô hiệu Vùng có chức năng hô hấp tăng dần từ tiểu phế quản hô hấp đến phế nang (Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá, 2002)

2.2.5 Phổi

Phổi gồm 2 lá phổi phải và trái, chiếm gần trọn vẹn các nửa của xoang ngực Ngực chó tương đối rộng và những thành bên của ngực uốn cong nhiều nên mặt sườn của 2 lá phổi lồi

Phổi bên phải lớn được chia làm 4 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách

mô, thùy giữa (thùy trung gian, thùy lẻ hay thùy Azygot)

Phổi trái nhỏ hơn có 3 thuỳ: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô

Màng phổi là một màng tương dịch gồm có lá thành và lá tạng Lá tạng là màng mỏng bao bọc bên ngoài của phổi, đến tể phổi (tể phổi là nơi vào và ra của động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, dây thần kinh, phế quản) nằm mặt trong của phổi gần thùy tim

Lá thành bao bọc xung quanh xoang ngực thành một túi kín

Màng phổi bình thường mỏng và láng vì có một lớp dịch nhờn làm ướt bề mặt Nếu viêm thì dịch này rất nhiều, màng phổi trở nên dày và đôi khi lá thành, lá tạng dính vào nhau

Đơn vị nhỏ nhất của phổi là phế nang, là nơi trao đổi khí chính của phổi Các phế nang liên kết lại thành chùm phế nang bao bọc các tiểu ống phế nang Các tiểu ống phế nang liên kết lại tạo thành các tiểu thùy Các tiểu thùy liên kết lại thành thùy phổi

và các thùy phổi tạo nên lá phổi (phải hay trái)

Hình 2.2: Hình phổi bình thường của chó

((http://www.vetmed.wsu.educlientedadatomydog_resp.aspx)

Trang 19

2.3 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TRÊN CHÓ

2.3.1 Quá trình hô hấp

Ở chó tần số hô hấp xảy ra 10 đến 30 lần mỗi phút gồm có 3 giai đoạn:

- Hít vào: hít vào thông thường là động tác tích cực do sự co chủ động của cơ hoành và cơ gian sườn ngoài Sự co chủ động của các cơ hít vào thông thường đã làm cho không gian của lồng ngực được mở rộng ra theo ba chiều không gian là trước sau, trên dưới và phải trái đồng thời áp suất âm trong lồng ngực tăng lên, làm cho phổi nở căng ra dẫn đến áp suất không khí bên ngoài tràn vào phổi để cân bằng áp lực và động tác hít vào thông thường được thực hiện

- Thở ra: thể tích của lồng ngực thu hẹp lại theo ba chiều không gian, kết quả làm cho áp lực âm lồng ngực giảm xuống, ép vào phổi, phổi co lại, áp lực trong phổi cao hơn áp lực khí bên ngoài Do vậy không khí từ phổi tràn ra ngoài thực hiện động tác thở ra bình thường

Sau khi thở ra, có một chu kỳ nghỉ giữa các chu kỳ kế tiếp bắt đầu

2.3.2 Sinh lý hô hấp bình thường

Hệ thống hô hấp chó có nhiều chức năng nhưng quan trọng nhất là kết hợp với

hệ thống tuần hoàn vận chuyển oxygen và cacbonic giữa máu và không khí bên ngoài thú hay cung cấp oxy đến và tải cacbonic từ những mô bào đi Ở chó hệ thống hô hấp

có một vai trò quan trọng, nó như một máy điều chỉnh nhiệt hay sự trao đổi nhiệt Do không thể thải nhiệt bằng cách tiết mồ hôi, chó truyền nhiệt ra bên ngoài cơ thể thông qua sự trao đổi khí, vì thế chó thở hổn hển khi trời nóng

Ngoài ra hệ thống hô hấp còn tham gia quá trình phát âm của thú nhờ sự lưu chuyển của không khí qua thanh quản

Khi hít vào không khí sẽ qua mũi, họng đi vào khí quản, phế quản rồi đến phế nang Khi vào hệ thống hô hấp không khí sẽ được hâm nóng, làm ẩm và lọc sạch bụi nhờ hệ thống mạch quản ở niêm mạc mũi rồi mới vào phế nang Khi thở ra không khí

đi ngược lại

Các phản xạ như ho, hắt hơi có tác dụng loại trừ các sản vật kích thích ra khỏi

cơ quan hô hấp Trong điều kiện bệnh lý, hàng rào bảo vệ cơ thể bị suy yếu hay không còn hiệu lực, sự hoàn chỉnh của đường hô hấp bị giảm hoặc các trường hợp bệnh làm giảm diện tích hô hấp của phổi Các trường hợp biến động làm rối loạn trao đổi khí của

Trang 20

cơ thể, dẫn đến hậu quả làm giảm lượng oxy ở mô, thiếu dưỡng khí, đưa đến rối loạn trao đổi chất ở mô bào (Nguyễn Như Pho, 1995)

2.3.3 Tình trạng hô hấp bất thường

Thông thường chó trong lúc nghỉ ngơi chỉ thở từ 10 – 30 lần/phút Nếu thú thở nhanh hơn mức này kèm theo mệt có thể là biểu hiện bất thường của hệ hô hấp Những chó viêm phổi thường thấy triệu chứng này, đôi khi xảy ra ở những thú bị shock, ketone huyết… Thở nhanh cần phân biệt với thở hổn hển Thở hổn hển là cách quan trọng nhất để chó hạ nhiệt độ cơ thể, thường thấy khi nhiệt độ môi trường tăng cao hay sau khi chó vận động mạnh, sợ hãi,… Cũng có trường hợp tần số hô hấp của thú hạ thấp hơn bình thường như hẹp thanh quản, khí quản, phế quản làm trở ngại không khí

đi từ ngoài vào, kéo dài thời gian hít vào

Những thú thở khò khè, ồn hay thở nông cũng là biểu hiện bất thường của hệ hô hấp

Những biểu hiện như chảy nước mũi một hay cả hai bên, nhảy mũi nhiều, niêm mạc mũi lở loét, hơi thở hôi thối, chảy máu mũi, ho… là những biểu hiện khi hệ hô hấp

có bệnh lý

Nguyên nhân làm rối loạn hoạt động hô hấp chủ yếu là do vi sinh vật, các yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, sự thông thoáng của không khí, chất khí độc trong chuồng nuôi và cả thức ăn), nấm mốc, kí sinh trùng Các nguyên nhân trên tác động trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp gây phản ứng tiết dịch, sau đó dẫn đến quá trình viêm, làm thay đổi tổ chức mô học cơ quan hô hấp đưa đến rối loạn trao đổi khí

Muốn quá trình hô hấp của cơ thể hoạt động bình thường phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện sau:

- Sự điều tiết hô hấp của trung khu hô hấp bình thường

- Các cơ ngực, cơ liên sườn, cơ hoành và cơ bụng hoạt động tốt

- Bộ máy hô hấp bình thường không bị biến đổi về mặt hình thái

- Sự tuần hoàn máu ở phổi không trở ngại

- Không khí vào phổi phải trong sạch, không có các chất kích thích

Chỉ cần thiếu một trong các yếu tố trên, quá trình hô hấp sẽ bị rối loạn (Nguyễn Như Pho, 1995)

Trang 21

2.4 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP

2.4.1 Do vi khuẩn (Theo Toâ Minh Chaâu, Traàn Thò Bích Lieân, 2001)

- Staphylococcus thuộc họ Micrococcaceae, cầu khuẩn gram dương, có ít nhất

28 loài Loài Staphylococcus aureus là quan trọng nhất trong số những loài trên Đây là

loại vi khuẩn cơ hội hiện diện trên cơ thể động vật, có độc lực cao, có thề gây nhiễm trùng máu và có thể đưa đến các hiện tượng nhiễm trùng khác như viêm phổi, viêm màng não (Tô minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999)

- Streptococcus pneumoniae: cầu khuẩn gram dương là vi khuẩn cơ hội thường trú trong đường hô hấp còn có tên là Diplococcus pneumoniae, là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi – màng phổi trên người và động vật Diplococcus pneumoniae còn là một

trong những nguyên nhân gây viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm nội tâm mạc và viêm khớp… (Tô minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999)

- Bordetella bronchiseptica: cầu trực khuẩn gram âm sống ký sinh ở đường hô hấp gây bệnh chủ yếu ở động vật Bordetella bronchiseptica tấn công chủ yếu vào hệ

thống lông rung của biểu mô đường hô hấp, nhân lên ở biểu mô đường hô hấp, sau đó độc tố của vi khuẩn được sản xuất nhanh chóng làm mất chức năng của hệ thống lông

rung Sự vấy nhiễm Bordetella làm giảm sút chức năng làm sạch của hệ thống hô hấp,

mở đường cho sự xâm nhập các vi trùng cơ hội khác

- Escherichia coli (E coli): trực khuẩn gram âm thuộc vi khuẩn gây bệnh cơ hội

thường gây viêm kết mạc mắt, viêm niêm mạc

- Pseudomonas: trực khuẩn gram âm gây mủ xanh, viêm phổi có hoại tử

- Haemophilus influenza: vi khuẩn đa hình thái và bắt màu gram âm Vi khuẩn

thường ký sinh ở đường hô hấp trên gây viêm mũi, viêm hầu, viêm khí quản, viêm màng phổi

- Rickettsia: dạng hình bầu dục, cầu thoi Kích thước giữa vi khuẩn và virus, bắt

màu gram âm Gây bệnh chảy máu mũi trên chó nhất là trên chó Berger (gây sốt cấp tính trên chó)

2.4.2 Do virus

- Paramyxovirus: thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus gây bệnh

Carré (Traàn Thanh Phong, 1996)

Trang 22

- Adenovirus: CAV – 2 (Canine Adenovirus type 2) một nguyên nhân gây viêm khí quản truyền nhiễm trên chĩ, thuộc họ Adenoviridae, ái lực với mơ lympho, phổi và

đường tiêu hố (Lê Anh Phụng, Trần Thị Bích Liên, 1999)

2.4.3 Do nấm (Theo Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên, 2001)

- Aspergillus fumigatus: nấm xâm nhiễm chủ yếu vào phổi qua đường hơ hấp

gây bệnh tích kết hạt giống lao

- Histoplasma capsulatum: nấm nhiễm vào đường hơ hấp gây nhiễm trùng liên

phát Nấm gây hoại tử giống lao ở phổi

2.4.4 Do ký sinh trùng (Theo Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1997)

2.4.4.1 Philaroides osleri (giun phổi)

Giun phổi thuộc họ Metastrongylidae ký sinh ở phế quản chĩ, phổi chĩ Bệnh

truyền trực tiếp từ chĩ mẹ sang chĩ con qua nước bọt và phân Phạm vi ảnh hưởng của bệnh khơng cao, chĩ mẹ liếm chĩ con, ấu trùng dính vào lơng miệng chĩ con Sau đĩ theo đường miệng xâm nhập vào phế quản, ký sinh ở động mạch phổi chĩ, mèo (vật chủ trung gian là ốc nước ngọt) Sự định vị của ấu trùng ở đường khơng khí biểu hiện thành những cái kén chứa đựng ký sinh trùng bên trong Chĩ dưới 5 năm tuổi thường nhiễm bệnh nhưng biểu hiện lâm sàng thường gặp ở chĩ con từ 6 – 18 tháng tuổi Chĩ bệnh kém ăn, ho khan kéo dài, khĩ thở, thú cĩ cảm giác muốn khạc vật gì trong cổ họng Khi chĩ vận động nhiều thường ho, thở gấp, hay nằm

2.4.4.2 Dirofilaria immitis (giun tim)

Giun ký sinh ở động mạch phổi, tĩnh mạch chủ, tim chĩ (thường gặp ở chĩ trên

2 năm tuổi) Ấu trùng truyền qua vật chủ trung gian là muỗi, ấu trùng vào máu di chuyển về tim và động mạch phổi khi ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành đã

cĩ dấu hiệu bệnh, tim bị viêm van tim Các chất bài tiết, ấu trùng của giun cũng như những giun chết đều gây độc cho chĩ, cĩ thể gây tắc mạch máu dẫn đến chĩ chết

2.4.4.3 Toxocara larvae (ấu trùng giun đũa)

Chĩ ăn phải ấu trùng gây nhiễm, vào ruột theo mạch máu về gan, lên tim, phổi rồi ra khí quản, chĩ nuốt lại ấu trùng xuống ruột non, ấu trùng lột xác 2 lần phát triển

thành giun trưởng thành và được gọi là Toxocara canis (Lương văn Huấn và Lê Hữu

Khương, 1997)

Trang 23

Chó nhiễm bệnh gầy còm, mất tính thèm ăn, thiếu máu, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói mửa có lẫn cả giun (thường ở chó dưới 2 tháng tuổi) Ấu trùng có thể gây viêm phổi

2.5 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP

2.5.1 Do chất kích thích

Chó hít phải những chất gây kích ứng như: khói thuốc, khí độc các loại thuốc xịt côn trùng, bụi… Chó có thể bị ngộ độc do ăn phải xác động vật chết do trúng độc Chất độc xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương các biểu mô và các bộ phận bên trong

cơ thể, làm suy yếu chức năng của thận và gây bệnh nguy hại ở phổi

2.5.2 Do tổn thương

Đôi khi chó có thể bị tổn thương khí quản bởi dây xích cổ hay do cắn nhau Những chó bị tổn thương khí quản bởi dây xích cổ có thể làm chảy máu và gây ho Trường hợp chó cắn nhau bị tổn thương khí quản ở mức độ nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời có thể bị nhiễm trùng và gây hoại tử ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp

2.5.3 Do ngoại vật

Trong lúc đùa giỡn chó có thể hít phải ngoại vật Nếu ngoại vật hít vào lớn sẽ làm nghẽn hệ hô hấp trên gây ngẹt thở, tím tái có thể dẫn tới chết Nếu ngoại vật nhỏ thì có thể lọt vào phế quản làm chó ho dữ dội, đôi khi ho ra máu, chó sẽ ho dai dẵng nếu không khạc vật lạ ra ngoài

2.5.4 Do yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng

Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của cơ thể thú đối với bệnh, thú nuôi luôn được chăm sóc tốt, tiêm ngừa đầy đủ và xổ giun định kỳ sẽ ít bệnh tật hơn những thú thiếu sự quan tâm chăm sóc của chủ

Khẩu phần ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng và không cân đối làm thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, ví dụ như thiếu hụt vitamin A da khô, các niêm mạc mắt, phổi, cổ họng, thận, ống tiêu hóa… bị tổn thương

và hóa sừng, khiến khả năng chống xâm nhập mầm bệnh của các ống tự nhiên đó bị giảm sút, khả năng đề kháng của cơ thể bị suy yếu (Nguyeãn Nhö Pho, 1995)

Trang 24

2.5.5 Do điều kiện ngoại cảnh

Sự chênh lệch nhiệt độ, ẩm độ lớn giữa ngày và đêm hay sự thay đổi đột ngột nắng mưa khi giao mùa sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của thú

mà mẫn cảm nhất là bệnh trên đường hô hấp

2.6 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP

2.6.1 Bệnh nội khoa (Theo Nguyeãn Nhö Pho, 1995)

2.6.1.1 Bệnh viêm mũi

Nguyên nhân

Viêm mũi cata cấp tính: do cảm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa nắng, nóng lạnh bất thường, chuồng trại dơ bẩn, nhiều khí độc, trong điều kiện dinh dưỡng quá thiếu thốn, hoặc thú làm việc quá sức

Viêm mũi cata mãn tính: thường do ký sinh trùng ở khoang mũi, do khí lạnh, hơi độc trong chuồng nuôi

Triệu chứng

Viêm mũi cata cấp tính: thú hắt hơi liên tục, thường lắc đầu, hoặc lấy chân cào mũi Kiểm tra niêm mạc mũi thấy có hiện tượng viêm như sung huyết, ướt, nhiều nước mũi

Viêm mũi cata mãn tính: nước mũi khi ít, khi nhiều, nước mũi thường không có mùi, niêm mạc mũi trắng bệch, bệnh kéo dài hàng tháng

Viêm mũi cata mãn tính: loại bỏ nguyên nhân gây bệnh kết hợp với các biện pháp tăng sức đề kháng cho cơ thể như cải thiện các điều kiện chăn nuôi như tiểu khí

Trang 25

hậu chuồng nuôi Dùng kháng sinh như marbocyl, Baytril, Shotapen,…kết hợp cùng với các thuốc kháng viêm

2.6.1.2 Bệnh viêm thanh quản

Viêm thanh quản có 3 thể: thể cấp tính, thể màng giả, thể mãn tính

Nguyên nhân

Do khí hậu lạnh, bụi trong thức ăn, nhiều khí độc như Cl2, H2S, NH3, CO2, ẩm

độ không khí cao và nhiễm trùng thanh quản do kế phát từ nhiễm trùng vùng họng do

Staphylococcus, Streptococcus, Bordetella, virus cúm (influenzavirus)

Triệu chứng

Viêm thể màng giả: sốt cao, ho đau, khó thở, hạch hàm dưới sưng

Viêm cấp tính: sốt nhẹ, ho dữ dội, hạch hàm dưới sưng

Viêm mãn tính: không sốt, ho kéo dài

Thể màng giả: sử dụng kháng sinh: lincomycin kết hợp spectinomycin và dexamethasone, tiamulin và dexamethsone Hạ sốt: Anazin Giảm ho bằng bromhexin

Tăng cường sức đề kháng bằng B – complex, vitamin C

Thể mãn tính: cho ăn thức ăn dạng ẩm, cải thiện tiểu khí hậu nơi nhốt thú, tăng cường sức đề kháng bằng các loại vitamin

2.6.1.3 Bệnh viêm phổi

Nguyên nhân

Nguyên phát do vi sinh vật như: Staphylococcus spp., Streptococcus pneumoniae, Pseudomonas, Aspergillus fumigatus, …

Kế phát từ các bệnh đường hô hấp trên

Ngoài ra sự di hành của ấu trùng giun đũa Toxocara larvae 3 hay Dirofilaria immitis ký sinh ở động mạch phổi

Triệu chứng

Trang 26

Thú có biểu hiện ho, sốt, thở khó, thú thở khò khè, nghe phổi có tiếng rít Thú thở thể bụng, tần số hô hấp tăng

Chẩn đoán

Sốt cao, bỏ ăn, mất nước, ho nhiều nhưng suy yếu, mắt ghèn, niêm mạc tím tái,

Thú thở khó, tần số hô hấp tăng, thở thể bụng, âm ran

Điều trị

Dùng kháng sinh: Septotryl (T-sulfamethoxy-pyridazone), norfloxacin, Baytril (enrofloxacine)

Thuốc giãn phế quản, long đờm: Theostat, bromhexine

Nếu thú không ăn uống gì được và có triệu chứng mất nước cần truyền dịch glucose 5%

Hỗ trợ thêm vitamin và cho ăn thức ăn dễ tiêu

Viêm phế quản nhỏ chó sốt cao, chảy nhiều nước mũi, ho nhiều thường xuyên,

âm ran và tiếng rít xuất hiện sớm, khó thở, tăng tần số hô hấp

Trang 27

Chẩn đoán

Nghe tiếng cọ phế mạc ở thể viêm khô, nếu viêm có dịch gõ phổi thấy vùng âm đục song song với mặt đất và khi thở có sự xuất hiện của âm bơi, chọc dò xoang ngực thấy có dịch thẩm xuất

Điều trị

Chăm sóc chó chu đáo, làm giảm đau ngực bằng cách đắp lạnh, chọc dò hút nước xoang ngực khi cần thiết Tiêm kháng sinh để diệt vi khuẩn gây bệnh, kết hợp với thuốc an thần, giảm sốt, giảm đau, bổ sung vitamin cho thú (Vương Đức Chất – Lê Thị Tài, 2004)

2.6.2 Bệnh truyền nhiễm

2.6.2.1 Bệnh ho cũi chó (Kennel cough)

Nguyên nhân

Bệnh ho cũi chó là bệnh xảy ra ở đường hô hấp trên của chó còn gọi là bệnh

viêm khí phế quản truyền nhiễm hoặc bệnh do Bordetella bronchiseptica Bệnh này chiếm tỷ lệ cao và lây lan mạnh Các tác nhân gây bệnh thường do Parainfluenza, Bordetella bronchiseptica và Mycoplasma Canine adenovirus và Canine herpesvirus

được xem là những tác nhân phụ gây ra bệnh

Mặc dù bất cứ 1 trong các vi sinh vật trên đều có thể gây ra triệu chứng bệnh

nhưng nguyên nhân chính là sự kết hợp của các tác nhân trên, nhất là do Bordetella và Parainfluenza (bệnh kéo dài 14 – 20 ngày)

Thường dựa vào triệu chứng và lịch sử bệnh Nuôi cấy vi khuẩn, phân lập virus

từ mẫu máu thường sử dụng để chẩn đoán vì triệu chứng bệnh tự nhiên thường không biểu hiện đầy đủ

Điều trị

Bệnh nhẹ thường không sử dụng kháng sinh Tuy nhiên trong trường hợp chó vẫn ăn uống bình thường và ho nhiều có thể dùng Eucamphor để giảm ho

Trang 28

Bệnh nặng, thú không ăn và tiếp tục sốt hoặc có triệu chứng viêm phổi thường dùng kháng sinh: tetracyclin hoặc trimethoprim – sulfamethoxazole Steroid và thuốc giảm ho thường không được khuyến cáo điều trị vì steroid có thể làm ức chế đáp ứng miễn dịch và phải loại bỏ chất dịch nhầy trong phổi bị viêm

Nếu điều trị không hợp lý có thể sẽ đe dọa đến sự sống của thú

2.6.2.2 Bệnh Carré (Theo Traàn Thanh Phong, 1996)

Nguyên nhân

Bệnh Carré còn gọi là bệnh sài sốt của chó, là một bệnh truyền nhiễm do virus

thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus gây nên với đặc điểm là thường gây

bệnh trên chó non Bệnh số và tử số rất cao

Triệu chứng

Thể bệnh nặng (thời gian từ khi phát bệnh đến lúc chết kéo dài 1 – 2 tuần)

Sốt cao vài ngày sau đó giảm sốt và đợt sốt thứ hai xuất hiện khi virus vào máu

và cơ quan hô hấp

Triệu chứng hô hấp: thở khò khè, âm rale ướt do viêm phổi, ho, chảy nước mũi đục, viêm kết mạc mắt chảy nhiều ghèn

Triệu chứng tiêu hoá: đi phân lỏng tanh, viêm dạ dày nên chó có biểu hiện ói Nổi mụn mủ ở những vùng da mỏng

Xáo trộn thần kinh như đi xiêu vẹo, mất định hướng, co giật, trào nước bọt, hôn mê

Thể bệnh trung bình (thời gian mắc bệnh kéo dài từ 2 – 3 tuần)

Chó suy nhược, biếng ăn, chảy nước mũi hoặc tiêu chảy nhẹ kèm theo triệu chứng sốt Sừng hoá gan bàn chân hoặc da vùng gương mũi Triệu chứng thần kinh: co giật, động kinh, đi không vững, chảy nước bọt, nhai giả

Thể thần kinh (kéo dài 3 – 4 tháng mới gây chết)

Trên chó lớn tuổi thường biểu hiện thể viêm não như mất thăng bằng, cử động

có tính ép buộc, đi vòng lắc lư … nhưng không bao giờ liệt hay co giật

Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng thường được lưu ý:

Chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi

Xáo trộn hô hấp: ho, hắt hơi

Trang 29

Xáo trộn tiêu hoá: ói, tiêu chảy

Viêm da, nổi những mụn mủ ở vùng da mỏng

Sừng hoá gan bàn chân, gương mũi

Trường hợp tiêu chảy, mất nước: truyền dịch glucose 5%, Lactate – ringer, đồng thời có thể dùng Atropin hoặc Imodium

Chống ói mửa: Primperan

Trợ lực bằng vitamin C và B – complex

2.6.3 Bệnh ký sinh trùng

Giun tim (Dirofilaria immitis): ký sinh ở động mạch phổi, tĩnh mạch chủ và tim

chó Ấu trùng L3 truyền qua vật chủ nhờ ký chủ trung gian là muỗi (Culex, Aedes, Anopheles), ấu trùng vào máu di chuyển về tim vào động mạch phổi sau 85 – 120 ngày

Sau đó phát triển thành giun trưởng thành trong động mạch khoảng 8 – 9 tháng Giun có thể sống trong cơ thể chó từ 3 – 5 năm

Triệu chứng

Những dấu hiệu sớm nhất là thú ho nhẹ sau khi luyện tập và có thể mệt mỏi Những trường hợp nặng hơn con vật có thể ho ra bọt hoặc đàm bị vấy máu Kế tiếp là giai đoạn trầm trọng, thú khó thở, ho từng cơn hoặc kéo dài Ngoài ra còn thấy thú sốt, kiệt sức, niêm mạc nhợt nhạt, nặng hơn sẽ có hiện tượng báng bụng

Trang 30

Immiticide là hỗn hợp arsemic mới, liều 0,1 ml/kg thể trọng tiêm vào bắp thịt vùng thắt lưng Việc tiêm thuốc cho thú được chia ra thành 2 đợt Đợt 1 được tiêm ngay sau khi chẩn đoán là nhiễm giun, đợt 2 được tiêm cách đợt 1 là 4 tuần, chia làm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 24 giờ

Thiacetasamide liều 2,2 mg/kg thể trọng pha thành dung dịch 1% chích tĩnh mạch chậm 2 lần/ngày trong 2 ngày liền Thuốc có thể gây hoại tử, hư hại tổ chức tế bào

Trị ấu trùng

Levamisole liều 10 – 11 mg/kg thể trọng/ngày chích bắp 7 – 14 ngày liên tục Ivermectin liều 0,1 – 0,4 mg/kg thể trọng chích dưới da cho chó Cách chữa trị này có thời gian điều trị khoảng 2 năm để loại bỏ hoàn toàn những con giun tim trưởng thành

Phòng bệnh

Bệnh này có thể chủ động phòng được bằng cho ăn thuốc phòng trị giun tim

“Heartguard Plus” 6 viên nhai của Pháp do công ty Bayer nhập, hiện có bán trên thị trường Việt nam Mỗi tháng 1 viên, dùng 6 tháng liền cho cả phòng và trị Thuốc này còn có tác dụng với nhiều loại giun tròn khác như: giun đũa, tóc, móc, lươn Thuốc có

3 loại cho các trọng lượng khác nhau của chó Thuốc rất dễ cho chó ăn vì có vị thịt bò

2.7 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ

2.7.1 Phòng bệnh

Nguyên tắc chung của phòng bệnh là “xóa bỏ một hoặc nhiều khâu hoặc cắt đứt

sự liên hệ giữa các khâu của vòng truyền lây” (Nguyễn Lương, 1997)

Nguồn bệnh Thú cảm thụ

Yếu tố trung gian truyền lây

Trang 31

Nguồn bệnh Thú cảm thụ

Yếu tố trung gian truyền lây

Sơ đồ 2.2: Quá trình truyền lây

Đối với nguồn bệnh: tiêu diệt nguồn bệnh hoặc hạn chế nguồn bệnh thải mầm bệnh ra bên ngoài, cần chú ý đến những chó mang trùng mà không có biểu hiện bệnh

Đối với yếu tố trung gian truyền lây: làm cho yếu tố trung gian truyền lây không còn mang mầm bệnh hoặc làm cho mầm bệnh bị tiêu diệt trên chúng

Đối với thú cảm thụ: cần thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, nếu có thể nên tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho chó

2.7.2 Điều trị

Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh hoặc phòng ngừa vi khuẩn phụ nhiễm Nên phân lập vi khuẩn từ dịch mũi và làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh còn hiệu quả trong điều trị

Có thể dùng Atropin tiêm dưới da để giảm sự tiết chất nhầy Nếu cần thiết có thể dùng thuốc hạ sốt, kháng viêm

Dùng thuốc trợ hô hấp, giảm ho như bromhexin

Trong quá trình điều trị, nên phối hợp với các biện pháp hỗ trợ khác nhằm giúp tăng cường sức kháng bệnh của chó như bổ sung chất điện giải, vitamin B – complex, vitamin C, vitamin A, phải giữ ấm cho thú, cho ăn thức ăn lỏng và nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các yếu tố gây stress cho chó (Nguyễn Văn Thanh, 2006)

2.8 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu của bệnh đường hô hấp trên chó

Theo Nguyễn Thị Khánh Linh (2004) tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp khảo sát tại Bệnh Xá Thú Y Đại học Nông lâm TP.HCM là 23,00%, hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp đạt 65,68%

Theo Nguyễn Duy Ngân (2005) ghi nhận tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp khảo sát tại Trạm Thú Y Quận 4 là 26,09%, hiệu quả điều trị đạt 70,29%

Trang 32

Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhân (2006) ghi nhận tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp khảo sát tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm là 11,76%, hiệu quả điều trị đạt 70,1%

Theo Nguyễn Thị Cẩm Tú (2007) ghi nhận tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp khảo sát tại bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm là 19,36%, hiệu quả điều trị đạt 74,65%

Theo Trần Nguyên Hùng (2007) ghi nhận tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp khảo sát tại bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm là 23,89%, hiệu quả điều trị đạt 80,43%

Theo Trương Tố Quyên (2007) ghi nhận tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp khảo sát tại Trạm Thú Y Quận 1 là 18,82%, hiệu quả điều trị đạt 75,94%

Theo Châu Thị Thanh Thu (2007) ghi nhận tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp khảo sát tại bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm là 17,02%, hiệu quả điều trị đạt 70,79%

Theo Phạm Thị Thư (2008) ghi nhận tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp khảo sát tại bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm là 18,70%, hiệu quả điều trị đạt 72,36%

Theo Nguyễn Thị Thành Thảo (2008) ghi nhận tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp khảo sát tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y là 22,39%, hiệu quả điều trị đạt 71,67%

Trang 33

3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Tất cả chó được đem đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt thời gian thực hiện đề tài

3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT

- Đánh giá tình hình nhiễm bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp của chó theo giống, tuổi, giới tính

- Phân loại các nhóm nguyên nhân gây bệnh

- Ghi nhận triệu chứng lâm sàng của bệnh đường hô hấp trên chó

- Ghi nhận hiệu quả điều trị

Thuốc sát trùng: cồn 70o, oxy già (H2O2)

Ống tiêm và kim tiêm

Ống nghiệm vô trùng, chất kháng đông EDTA

Trang 34

- Các loại thuốc hỗ trợ hô hấp: Exomuc (acetylcysteine), bromhexine, Theostat

- Trợ sức, trợ lực: vitamin B – complex, vitamin C, vitamin ADE, Aminovital, Catosal

- Thuốc mê: Ketamin, Zoletil

- Dịch truyền: Lactate – ringer, glucose 5%

- Thuốc trị ký sinh trùng: ivermectin, levamisole

3.5 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

3.5.1 Khảo sát tỷ lệ chó nhiễm bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp

Đánh giá tỷ lệ bệnh theo giống, tuổi, giới tính, dựa vào bệnh sử và tỷ lệ bệnh đường hô hấp dựa trên chẩn đoán lâm sáng, cận lâm sàng Khi chẩn đoán bệnh ta cần khám theo các trình tự sau:

3.5.1.1 Đăng ký hỏi bệnh

Thông qua bệnh án, chúng tôi nắm được những thông tin cần thiết từ chủ nuôi như: tên chó, trọng lượng, độ tuổi, giới tính, ghi nhận điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, loại vaccine tiêm phòng, triệu chứng đã thấy, thuốc đã được điều trị, hiệu quả điều trị, thời gian biểu hiện triệu chứng và đưa ra biện pháp trị liệu thích hợp

Kiểm tra thể trạng thú: quan sát vẻ bề ngoài của thú linh hoạt hay thụ động

Khám cơ quan hô hấp

Kiểm tra tần số hô hấp, thể thở của thú (thể bụng hay thể ngực)

Kiểm tra mũi: nước mũi, độ ẩm gương mũi, dịch mũi, niêm mạc

Kiểm tra thanh khí quản bằng cách sờ nắn, quan sát biểu hiện ho của thú

Kiểm tra phổi: quan sát vùng phổi, dùng ống nghe để nghe âm phổi

Kiểm tra các hạch vùng đầu và cổ

Ngày đăng: 31/08/2018, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Đức Bình và Vĩnh Phúc, 2005. Thuốc và sức khoẻ, công ty in Trần Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc và sức khoẻ
2. Vương Đức Chất – Lê Thị Tài, 2004. Một số bệnh thường gặp trên chó, mèo và cách phòng trị, Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh thường gặp trên chó, mèo và cách phòng trị
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
3. Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999. Vi trùng và nấm chuyên biệt, Tủ sách Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi trùng và nấm chuyên biệt
4. Hồ Văn Cưng, 2005. Thuốc và sức khoẻ, công ty in Trần Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc và sức khoẻ
5. Trần Thị Dân – Dương Nguyên Khang, 2006. Bài giảng sinh lý học gia súc, Tủ sách Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng sinh lý học gia súc
6. Hồ Thị Bích Dung, 2005. Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Chi Cục Thú Y TP HCM, Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Chi Cục Thú Y TP HCM
7. Trần Nguyên Hùng, 2007. Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm, Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
8. Nguyễn Thị khánh Linh, 2004. Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm, Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
9. Nguyễn Lương, 1997. Dịch tễ học Thú Y, Tủ sách Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học Thú Y
10. Hồ Văn Nam, 1982. Giáo trình chẩn đoán bệnh không lây ở gia súc, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chẩn đoán bệnh không lây ở gia súc
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
11. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên và Phạm Ngọc Thạch, 1997. Bệnh nội khoa gia súc, Đại Học Nông nghiệp 1 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh nội khoa gia súc
12. Nguyễn Duy Ngân, 2005. Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Trạm Thú Y Quận 4, Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Trạm Thú Y Quận 4
13. Nguyễn Thị Cẩm Nhân, 2006. Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm, Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
14. Nguyễn Văn Phát, Nguyễn Tất Toàn, 2004. Bài giảng chẩn đoán, Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chẩn đoán
15. Nguyễn Như Pho, 1995. Giáo trình nội chẩn, Tủ sách Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nội chẩn
16. Trần Thanh Phong, 1996. Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó, Tủ sách Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó
17. Trương Tố Quyên, 2007. Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Trạm Thú Y Quận 1, Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Trạm Thú Y Quận 1
18. Nguyễn Thị Thành Thảo, 2008. Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y, Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y
19. Châu Thị Thanh Thu, 2007. Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm, Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
20. Phạm Thị Thư, 2008. Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm, Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w