KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA HEO ĐỰC GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI THANH BÌNH - TRẠI SỐ 2, ĐỒNG NAI... Tên đề tài: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của heo đực giống tại Xí Nghiệp Chăn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA HEO ĐỰC GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI THANH BÌNH
TRẠI SỐ 2 - ĐỒNG NAI
Họ tên sinh viên : VÕ THỊ HỒNG
Nghành : Thú y Lớp : TC03TYBN
Niên khóa : 2003 - 2008
Tháng 6 năm 2009
Trang 2KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA HEO ĐỰC GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI THANH BÌNH - TRẠI SỐ 2, ĐỒNG NAI
Trang 3XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Võ Thị Hồng
Tên đề tài: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của heo đực giống tại Xí Nghiệp
Chăn Nuôi Thanh Bình - Trại 2, Đồng Nai”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, bộ
môn Di Truyền Giống và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn với các ý kiến nhận xét,
đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày …………
Giáo viên hướng dẫn
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên ba mẹ, người đã có công sinh thành, dưỡng dục để con có được ngày hôm nay
Chân thành biết ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, cùng toàn thể quý Thầy, Cô đã tận tình dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập
Ban giám hiệu trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Thuận cùng toàn thể quý Thầy, Cô
Ban quản lý trại heo giống Thanh Bình II
Thầy Phạm Trọng Nghĩa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên của trại, đã hết lòng giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần cho chúng tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2008 cho đến 1/2009 tại xí nghiệp chăn nuôi Thanh Bình, Đồng Nai với nội dung khảo sát phẩm chất tinh dịch trên 12 cá thể đực giống thuộc 3 nhóm đực giống Duroc, Landrace, Yorkshire, chúng tôi ghi nhận một số kết quả sau
Tích VAC tinh dịch cao nhất ở đực giống Landrace (44,79*109 tt/ml) và thấp nhất ở đực giống Duroc (41,1*109 tt/ml)
Phẩm chất tinh cao nhất thuộc về cá thể L1013 (VAC = 50,2*109 tt/ml) và thấp nhất ở cá thể D397 (VAC = 38,6*109 tt/ml)
Tích VAC tinh dịch cao nhất ở giống Duroc là cá thể đực D383 (43,8*109 tt/ml),
ở giống Landrace là cá thể đực L1013 (50,2x109 tt/ml), ở giống Yorkshire là cá thể đực Y165 (44,4*109 tt/ml)
Tỷ lệ phối giống đậu thai cao nhất ở đực giống Yorkshire 94,64 %, thấp nhất đực giống Duroc 92,54 %
Heo Yorkshire và heo Landrace có tỷ lệ cá thể đực đạt đặc cấp là 75 %, thấp nhất
là heo Duroc chỉ có 50 % cá thể đực đạt đặc cấp
Trang 6MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
LỜI CẢM TẠ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ xii
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1
1.2.1 Mục đích 1
1.2.2 Yêu cầu 2
Chương 2: TỔNG QUAN 3
2.1 SỰ THÀNH THỤC VỀ TÍNH DỤC TRÊN HEO 3
2.2 TINH DỊCH 3
2.2.1 Tinh thanh (Seminal Plasma) 4
2.2.2 Tinh trùng (Spermatozoa) 4
2.2.3 Dịch hoàn phụ và chức năng của dịch hoàn phụ 5
2.3 CHỨC NĂNG CỦA CÁC TUYẾN SINH DỤC PHỤ 6
2.3.1 Tinh nang (Seminal Vesicles) 6
2.3.2 Tuyến tiền liệt (Prostate gland) 6
2.3.3 Tuyến cầu niệu đạo (Cowpers’ gland) 6
2.4 ĐẶC TÍNH, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG TINH TRÙNG 7
2.4.1 Những đặc tính của tinh trùng 7
2.4.1.1 Đặc tính sinh lý 7
2.4.1.2 Tính tiếp xúc 7
2.4.1.3 Hướng về ánh sáng 7
2.4.1.4 Chạy ngược dòng 7
Trang 72.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng 8
2.4.2.1 Nước 8
2.4.2.2 Không khí 8
2.4.2.3 Nhiệt độ 8
2.4.2.4 Hóa chất 8
2.4.2.5 pH 8
2.4.2.6 Khói thuốc 8
2.4.2.7 Sóng lắc 8
2.4.2.8 Vật bẩn và vi trùng 8
2.5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẨM CHẤT TINH DỊCH 9
2.5.1 Loài, giống 9
2.5.2 Dinh dưỡng 9
2.5.3 Thời tiết, khí hậu 10
2.5.4 Tuổi 10
2.6 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẨM CHẤT TINH DỊCH 11
2.6.1 Vận động 11
2.6.2 Chu kỳ khai thác 11
2.6.3 Kỹ thuật lấy tinh 11
2.6.4 Bảo tồn tinh dịch sau khi pha loãng 12
2.7 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH KHẢO SÁT 12
2.7.1 Vị trí địa lý 12
2.7.2 Lịch sử hình thành trại 12
2.7.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 13
2.7.4 Nhiệm vụ của trại 13
2.7.5 Cơ cấu đàn 14
2.7.6 Đặc điểm và nguồn gốc các giống heo 14
2.8 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG 14
2.8.1 Chuồng trại 14
2.8.2 Thức ăn 15
2.8.3 Nước uống 15
2.8.4 Vệ sinh thú y 15
Trang 82.8.5 Quy trình tiêm phòng 16
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 18
3.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT 18
3.1.1 Thời gian và địa điểm 18
3.1.2 Điều kiện thí nhiệm 18
3.2 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 18
3.2.1 Giám định ngoại hình thể chất và khả năng sinh sản 18
3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 19
3.3.1 Phương pháp gián tiếp 19
3.3.2 Phương pháp trực tiếp 19
3.3.2.1 Xếp cấp sinh sản và kiểm tra khả năng sinh sản thực tế 19
3.3.2.2 Xếp cấp ngoại hình thể chất (NHTC) 19
3.3.2.3 Xếp cấp tổng hợp 20
3.3.2.4 Kiểm tra phẩm chất tinh dịch 20
3.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 22
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Chỉ tiêu sinh sản 23
4.1.1 Tỷ lệ phối giống đậu thai 23
4.1.2 Khả năng sinh sản của các nái phối với từng cá thể nọc phối 24
4.1.2.1 Số con hiệu chỉnh toàn ổ của nọc phối 24
4.1.2.2 Trọng lượng cả ổ heo sơ sinh bình quân do từng nọc phối (kg/ổ) 25
4.1.2.3 Trọng lương heo sơ sinh bình quân do từng cá thể nọc (kg/con) 25
4.1.3 Kết quả nhận xét về cấp tổng hợp của đàn nọc giống khảo sát 26
4.2 CHỈ TIÊU VỀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH 27
4.2.1 Dung lượng (V) 27
4.2.2 Hoạt lực (A) 29
4.2.3 Nồng độ (C) 31
4.2.4 Tích VAC 34
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37
5.1 KẾT LUẬN 37
5.1.1 Về chỉ tiêu sinh sản 37
Trang 95.1.2 Về phẩm chất tinh dịch 37
5.2 Đề nghị 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 40
Trang 10FMD : Foot and Mouth Disease
n : Số con, số mẫu hoặc số lần lấy
X : Giá trị trung bình
SD : Độ lệch chuẩn (Standard Devitation)
CV : Hệ số biến dị (Coefficient of Variation)
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TĂ : Thức ăn
TT : Tăng trọng
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tuổi thành thục tính dục ở một số loài 3
Bảng 2.2: Thành phần hoá học của tinh dịch heo (tính theo mg (%)) 4
Bảng 2.3: Cấu trúc tinh trùng 4
Bảng 2.4 Khả năng sản xuất tinh trùng ở một số loài gia súc 5
Bảng 2.5: Thời gian tinh trùng đi từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ 5
Ở một số loài gia súc 5
Bảng 2.6: Khả năng thụ tinh của tinh trùng (%) 6
Bảng 2.7: Lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng (theo Milovanop) 9
Bảng 2.8: Sự biến động phẩm chất tinh dịch theo thời gian sử dụng 10
Bảng 2.9: Sự biến đổi phẩm chất tinh dịch theo khoảng cách giữa hai lần lấy 11
Bảng 2.10: Định mức thức ăn giành cho các loại heo 15
Bảng 2.11: Quy trình tiêm phòng cho heo cai sữa 16
Bảng 2.12: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị 16
Bảng 2.13: Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu 16
Bảng 2.14: Quy trình tiêm phòng cho heo nái nuôi con 17
Bảng 2.15: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ 17
Bảng 2.16: Quy trình phòng bệnh cho heo thịt 17
Bảng 3.1: Tính điểm sinh sản cho heo đực 19
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn cho điểm và hệ số tính điểm ngoại hình (TCVN 3666, 89) 20
Bảng 3.3: Thang điểm xếp cấp ngoại hình thể chất, sinh trưởng, khả năng sinh sản 20
Bảng 3.4: Thang điểm cấp 10 cho hoạt lực tinh trùng 21
Bảng 4.1: Tỷ lệ phối giống đậu thai của các giống 23
Bảng 4.2: Khả năng sinh sản của các nái phối với từng cá thể nọc 24
Bảng 4.3: Bảng xếp cấp tổng hợp của các cá thể đực khảo sát 26
Bảng 4.4: Xếp cấp tổng hợp từng nhóm giống của đàn nọc khảo sát 26
Bảng 4.5: Dung lượng tinh dịch của các giống 27
Bảng 4.6: Dung lượng tinh dịch của các cá thể đực giống 28
Bảng 4.7: Hoạt lực tinh trùng của các giống 29
Trang 12Bảng 4.8: Hoạt lực tinh trùng trung bình của các cá thể đực giống 30
Bảng 4.9: Nồng độ tinh trùng của các giống 31
Bảng 4.10: Nồng độ tinh trùng của các cá thể đực giống 33
Bảng 4.11: Tích VAC tinh dịch của các giống 34
Bảng 4.12: Tích VAC tinh dịch của các cá thể đực giống 35
Trang 13DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Dung lượng tinh dịch của các giống 27
Biểu đồ 4.2: Hoạt lực tinh trùng trung bình của các giống 29
Biểu đồ 4.3: Nồng độ tinh trùng của các giống 32
Biểu đồ 4.4: Tích VAC của các nhóm giống 34
Trang 14Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi heo nước ta đang phát triển mạnh và bước đầu gặt hái được một số kết quả đáng kể Trong những năm gần đây, do kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân đã được cải thiện, nên nhu cầu sử dụng thực phẩm từ thịt heo ngày một tăng cao
Hầu hết giống heo hiện nuôi đều có nguồn gốc nhập từ các nước phát triển, năng suất cao, chất lượng thịt tốt, đã thích nghi với điều kiện nuôi công nghiệp Đặc biệt, thời gian gần đây người chăn nuôi rất chú trọng sử dụng heo đực giống có chất lượng tốt, giống mới để sản xuất nái hậu bị lai và heo con nuôi thịt thương phẩm nhằm nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi
Để cho ra sản phẩm động vật với số lượng lớn, đặt biệt là chất lượng cao thì yếu
tố đầu tiên và quan trọng nhất là chúng ta phải có những con giống chất lượng tốt, trong
đó đàn đực giống giữ vai trò chủ đạo Vì vậy việc kiểm tra phẩm chất tinh dịch là hết sức cần thiết, giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả của đàn nọc giống, từ đó ta có thể đánh giá được những ưu khuyết điểm của từng cá thể hay từng nhóm giống và đưa ra những biện pháp thích hợp như duy trì và nâng cao những ưu điểm có lợi, cũng như hạn chế loại bỏ những khuyết điểm bất lợi để nâng cao phẩm chất của đàn đực giống, nâng cao tỷ lệ đậu thai, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi
Trên cơ sở đó, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và được sự hướng dẫn của TS Phạm Trọng Nghĩa, chúng tôi
tiến hành đề tài: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của heo đực giống tại Xí Nghiệp
Chăn nuôi Thanh Bình, trại số 2 – Đồng Nai ”
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá chất lượng tinh dịch các heo đực giống của trại
Đánh giá được khả năng sản xuất tinh của đàn heo đực giống
Trang 16Chương 2
TỔNG QUAN 2.1 SỰ THÀNH THỤC VỀ TÍNH DỤC TRÊN HEO
Các loài gia súc, sau thời kỳ sinh trưởng và phát triển đến một độ tuổi nhất định thì sẽ thành thục về tính dục và có khả năng sinh sản, biểu hiện ở một số điểm sau:
- Bản thân cá thể đó sản sinh ra những tế bào sinh dục hoàn chỉnh có khả năng thụ thai (trứng và tinh trùng)
- Dưới tác động của các kích thích tố làm cho cơ quan sinh dục thứ cấp phát triển và con vật có phản xạ về tính
Khi đã trưởng thành về tính dục thì con thú vẫn tiếp tục sinh trưởng phát dục,
do đó không nên cho thú sinh sản ngay sau khi hình thành tính dục Đặc biệt là cái hậu
bị, thường bỏ qua một hay hai lần lên giống mới cho giao phối Sự thành thục tính dục diễn ra vào khoảng 5,5 – 6 tháng tuổi Đối với heo ngoại thành thục tính dục và được phép sử dụng khoảng 7 – 8 tháng tuổi với trọng lượng 120 – 130 kg
Tuổi thành thục tính dục biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng như: loài, giống, tuổi, dinh dưỡng, thời tiết, khí hậu, mùa sinh sản…
2 – 2, 5 tuổi
9 – 12 tháng (Theo Nguyễn Văn Thành, 2004)
Trang 17- Tinh trùng do dịch hoàn tiết ra
Bảng 2.2: Thành phần hoá học của tinh dịch heo (tính theo mg (%))
Acid lactic P Cl
Heo 3831 29 6 - 8 0,13 21 8 329 646 24 5 11
(Lâm Quang Ngà, 2005)
2.2.1 Tinh thanh (Seminal Plasma)
Chủ yếu do các tuyến sinh dục phụ tiết ra, số lượng phụ thuộc vào kích thước
và tốc độ tiết ra của các tuyến sinh dục
- Những gia súc giao phối ở cổ tử cung: ngựa, heo, chó…Số lượng tinh thanh nhiều, nồng độ tinh trùng thấp
- Những loài gia súc giao phối ở âm đạo: bò, dê, cừu…Số lượng tinh thanh ít nhưng nồng độ tinh trùng cao
Tác dụng của tinh thanh:
- Rữa sạch niệu đạo
- Làm môi trường cho tinh trùng vận động
- Trung hòa pH của âm đạo tạo điều kiện cho tinh trùng tiến đến trứng
2.2.2 Tinh trùng (Spermatozoa)
Được hình thành trong ống sinh tinh cong nhỏ của dịch hoàn, thời gian tinh trùng qua dịch hoàn phụ thuộc vào từng loại gia súc Đối với heo là 20 ngày
Thành phần tinh trùng gồm:75 % là nước và 25 % là vật chất khô
Tinh trùng có tổng chiều dài là 55 – 57 µm gồm 3 phần: đầu, cổ, thân, đuôi
Bảng 2.3: Cấu trúc tinh trùng
Cấu trúc phần đầu Cấu trúc phần cổ và đuôi
- Phần chóp đỉnh (Apical Ridge)
- Màng plasma (Plasma membrance)
- Màng Acrosome ngoài và trong (Outer Inner
Acrosomal membrance) và Acrosome
Trang 18Bảng 2.4 Khả năng sản xuất tinh trùng ở một số loài gia súc
Loài
Tinh trùng × 106/gr tinh hoàn/ngày 16 27 25 20
Trọng lượng tinh hoàn (gr) 350 360 275 200
Tổng số tinh trùng sản xuất (tỷ tinh trùng) 11 19 14 8
2.2.3 Dịch hoàn phụ và chức năng của dịch hoàn phụ
- Dịch hoàn phụ (mào dịch hoàn – Epididymis), bao gồm:
Phần đầu (Caput Epididymis)
Phần thân (Corpus Epididymus)
Phần đuôi (Caudas Epididymus)
Dê, cừu 14 Heo 20
- Trong dịch hoàn phụ có:
+ PH = 6,13
+ Nồng độ ion [H+] cao gấp 10 lần trong dịch hoàn
+ Áp suất CO2 cao ức chế quá trình phân giải đường
+ Nhiệt độ dịch hoàn phụ thấp hơn dịch hoàn
+ Tế bào dịch hoàn phụ tiết ra lipoprotein bao xung quanh nó Tinh trùng hấp thu lipoprotein mang điện tích âm nên không kết dính thành từng mảng Tất cả những điều kiện trên tạo cho tinh trùng ở điều kiện tiềm sinh (anabiose) năng lượng tiêu hao thấp, do đó tinh trùng ở trong dịch hoàn phụ (1 – 2 tháng) vẫn còn khả năng thụ thai,
Trang 19nhưng nếu ở quá lâu nó sẽ biến đổi hình thái sinh lý, do đó nọc giống không được khai thác trong thời gian dài thì trong tinh dịch sẽ có nhiều tinh trùng kỳ hình dẫn đến làm ảnh hưởng xấu đến kết quả thụ thai
Nhiều thí nghiệm cho thấy: nếu lấy tinh trùng ở phần đầu của dịch hoàn phụ thì chỉ sống được vài giờ, nhưng nếu lấy ở phần đuôi của dịch hoàn phụ thì tinh trùng có thể sống được vài ngày Điều này cho thấy lấy tinh trùng ở những vị trí khác nhau của dịch hoàn phụ thì khả năng thụ thai cũng khác nhau
Bảng 2.6: Khả năng thụ tinh của tinh trùng (%)
Vị trí dịch hoàn phụ Heo, Thỏ, Cừu, Chuột cống (% thụ thai)
75 – 90 (Theo Founier – Delpech S và ctv, 1991, dẫn liệu Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997)
2.3 CHỨC NĂNG CỦA CÁC TUYẾN SINH DỤC PHỤ
2.3.1 Tinh nang (Seminal Vesicles)
Tiết dịch keo phèn có chứa γ globulin đóng nút cổ tử cung làm cho tinh dịch không trào ra ngoài Ngoài ra còn có fructose, acid citric, acid amin, protein, lipit, Na, K…cung cấp dinh dưỡng cho tinh trùng hoạt động
2.3.2 Tuyến tiền liệt (Prostate gland)
Tiết dịch có mùi đặc trưng, pH trung tính, protein, đặc biệt là Prostaglandin PGF 2α với chức năng co cơ trơn ống dẫn tinh, xoang chứa tinh và niệu đạo dẫn đến phóng tinh, gây co bóp ở trong tử cung con cái để giúp tinh trùng di chuyển vào sâu bên trong Ở thú nhai lại chất tiết của tuyến tiền liệt nhỏ nhưng ở heo chiếm hơn 50% dung lượng tinh dịch
2.3.3 Tuyến cầu niệu đạo (Cowpers’ gland)
Tiết dịch có tính sát trùng, dọn đường niệu – sinh dục trước khi tinh trùng đi qua
Trang 20Tuyến này hoạt động mạnh ở heo, ngựa Là dịch thể chứa chủ yếu là fructose, các hormon peptid hoặc chất tương tự, ở cừu còn có prostaglandin (Theo Starhler MS
và cs, 1987, dẫn liệu Nguyễn tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997), globulin dưới tác dụng của vezikinase dịch này kết dính thành keo phèn (Tapioca), keo phèn này có tác dụng hút nước rất mạnh Trong thụ tinh nhân tạo thì người ta loại bỏ keo phèn này, vì
nó ảnh hưởng tới phẩm chất tinh dịch
Nói chung chất tiết của các tuyến sinh dục có tác dụng tạo thành môi trường thích hợp, tạo điều kiện cho tinh trùng hoạt động Chấm dứt trạng thái tiềm sinh bằng cách bổ sung vào tinh dịch những chất dinh dưỡng
2.4 ĐẶC TÍNH, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG TINH TRÙNG 2.4.1 Những đặc tính của tinh trùng
2.4.1.1 Đặc tính sinh lý
Tinh trùng tiến hành trao đổi chất thông qua hai phương thức là:
- Phân giải đường fructose và glucose
- Hô hấp: hấp thu O2 và thải CO2.
Hệ số phân giải đường: là số mg fructose của 109 tinh trùng tiêu thụ trong một giờ ở 37 0C trung bình là 2 mgr Trong điều kiện có O2 tinh trùng hoạt động mạnh, hệ
số hô hấp được tính bằng μl (O2) của 100.000 tinh trùng tiêu thụ trong 1 giờ ở 37 0C trung bình là 10 - 20 μl O2
2.4.1.2 Tính tiếp xúc
Nếu trong tinh dịch có vật lạ (bọt khí, hạt bụi, cát…), tinh trùng sẽ bám xung quanh tiếp xúc với vật lạ ấy và nhanh chóng chết, nhờ đặc tính này nên khi tinh trùng gặp trứng lặp tức vây quanh và tiến hành thụ tinh
Trang 212.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng
2.4.2.1 Nước
Dù là nước cất hay nước đã tiêu độc đều làm cho tinh trùng chết rất nhanh, vì nước làm giảm áp suất thẩm thấu của môi trường (nước thấm vào tinh trùng làm cho tinh trùng nở to ra, lắc lư tại chỗ và chết)
2.4.2.2 Không khí
Nếu để tinh trùng tiếp xúc tự do trong không khí, tinh trùng sẽ tăng cường hô hấp vì hấp thụ nhiều O2, tăng hoạt động làm tiêu hao nhiều năng lượng, làm cho tinh trùng chết nhanh chóng
Trang 22Trong 1 ml tinh dịch có 13.000 vi khuẩn thì tinh dịch đó coi như bị nhiễm khuẩn nặng, nếu dùng có thể ảnh hưởng đến mẹ và đời con (theo Lâm Quang Ngà và Trần Văn Dư, 1998)
Độ nhiễm khuẩn cao của tinh dịch sẽ gây nhiễm bộ phận sinh dục của thú cái làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, số con trong lứa và sức sống của đàn con (theo C Cerchuk, dẫn liệu của Nguyễn Đại Nam, 2005)
2.5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẨM CHẤT TINH DỊCH
2.5.1 Loài, giống
Lượng và thành phần tinh dịch ở các loài gia súc có sự khác nhau, thậm chí các giống khác nhau thì phẩm chất tinh dịch cũng có sự sai khác
Bảng 2.7: Lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng (theo Milovanop)
Dung lượng (ml) Nồng độ (100 triệu/ml) Tích VAC (1.000
triệu) Gia súc
Bình quân Nhiều
nhất Bình quân
Nhiều nhất Bình quân
Nhiều nhất
Khẩu phần thức ăn cho đực giống phải cân đối, cung cấp đầy đủ đạm các vitamin, chất khoáng đa lượng và vi lượng
Đạm là nguyên liệu quan trọng để sản xuất tinh dịch, bổ sung đạm thực vật và động vật dễ hấp thu, cung cấp đầy đủ Ca - P, sắt, Cu, Zn, Mangan, Mg, Se…Các sinh
tố A, D, E, B1, C
Trang 23Thiếu mangan heo chậm lớn, chân yếu, các khớp phi đại, nái kém động dục, số heo con sinh ra bị giảm, đực giống giảm tính hăng và chất lượng tinh dịch, heo con sơ sinh nhỏ vóc (Võ Văn Ninh, 2001)
2.5.3 Thời tiết, khí hậu
Nhiệt độ môi trường cao sẽ ảnh hưởng đến việc tiết kích dục tố Nhiệt độ thích hợp là 16 – 22 0C, ẩm độ 65 – 75 % nếu nhiệt độ ≥ 27 oC kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự sinh tinh và phẩm chất tinh của đực giống
2.5.4 Tuổi
Lứa tuổi ảnh hưởng lớn đến phẩm chất tinh dịch Đối với heo ngoại thì phần lớn heo đực thành thục lúc 5 - 8 tháng tuổi, nhưng khả năng cho tinh dịch và mật độ tinh trùng thấp
Heo trưởng thành sẽ có lượng và phẩm chất tinh dịch tăng dần theo tuổi và ổn định vào lúc 2 - 3 năm tuổi, do hệ thống sinh dục đã phát triển hoàn chỉnh
Theo Võ Văn Ninh (1999) dung lượng tinh dịch, nồng độ tinh trùng tăng theo tuổi heo và gắn liền với sự hoàn chỉnh cơ quan sinh dục (heo 2 – 3 năm tuổicho tinh phẩm chất tốt và sau đó giảm dần)
Để đảm bảo phẩm chất tinh tốt nhất nên cho 3 – 4 ngày lấy tinh 1 lần tùy từng
VAC (109tttt/lần lấy) K
286
242
176
4.200 3.400 2.800
46,5 41,8 40,6
7
8
10 (Nguồn: Nguyễn Thanh Hậu, 2004)
Trang 242.6 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẨM CHẤT TINH DỊCH
2.6.1 Vận động
Vận động là yếu là quan trọng với đực giống vì nó giúp cho nọc có thể rắn chắc
tăng cường trao đổi chất, ít mập mỡ, tăng tính dục và tăng tính đề kháng từ đó làm
tăng phẩm chất tinh dịch Do đó chuồng nọc cần phải có sân vận động
2.6.2 Chu kỳ khai thác
Việc khai thác tinh dịch có ảnh hưởng lớn đến phẩm chất tinh dịch Nếu khoảng
cách giữa hai lần lấy tinh quá ngắn sẽ làm giảm nồng độ tinh trùng, kỳ hình nhiều và
sức sống kém Nếu lấy quá thưa sẽ làm giảm tính hăng của các đực giống, kỳ hình
nhiều và hoạt lực giảm
Theo Lâm Quang Ngà (1998), chu kỳ lấy tinh của đực giống như sau:
- Nọc dưới 1 năm tuổi: lấy 1 - 2 lần/tuần
- Nọc trên 1 năm tuổi: lấy 2 - 3 lần/tuần
Theo Feredean thì sự biến đổi tinh dịch giữa hai lần lấy tinh như sau:
Bảng 2.9: Sự biến đổi phẩm chất tinh dịch theo khoảng cách giữa hai lần lấy
Khoảng cách lấy tinh
2.6.3 Kỹ thuật lấy tinh
Có hai phương pháp lấy tinh
- Lấy tinh bằng tay
Cách này đòi hỏi người lấy tinh phải có kỹ thuật, lấy đúng phương pháp thì thu
được tinh nhiều
- Lấy tinh bằng âm đạo giả
Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993), nhiệt độ trong lòng âm đạo
giả lớn hơn 45 0C hoặc nhỏ hơn 25 0C và áp lực quá cao (trên 80 mmHg) hay quá thấp
Trang 25(dưới 30 mmHg) đều ảnh hưởng tới phản xạ bắn tinh và dung lượng tinh dịch thu được
2.6.4 Bảo tồn tinh dịch sau khi pha loãng
Nhiệt độ bảo tồn tinh dịch của heo thích hợp 15 – 18 0C, nếu bảo quản ở nhiệt
độ trên 18 0C cũng không ảnh hưởng đáng kể đến phẩm chất tinh dịch, nhưng ở nhiệt
độ nhỏ hơn 15 0C ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng cũng như acrosome tinh trùng Nên bảo quản ở nơi tối và lắc nhẹ sau mỗi 12 giờ (theo Đào Đức Thà, 2006)
2.7 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH KHẢO SÁT
2.7.1 Vị trí địa lý
Trại heo Thanh Bình;Trại 2 thuộc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thức Ăn Gia Súc Thanh Bình, nằm trên địa bàn ấp Phú Sơn, Xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, nằm cách quốc lộ 1A 2 km theo hướng Tây Bắc
- Phía Đông giáp với xã Bình Minh của huyện Trảng Bom
- Phía Tây giáp với khu công nghiệp Hố Nai 3, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom
- Phía Nam giáp với xã Tân Cang của huyện Long Thành
- Phía Bắc giáp với xã Bắc Sơn của huyện Trảng Bom
Do vị trí của trại nằm gần quốc lộ 1A, đường vào trại tương đối thuận lợi nên việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm vật nuôi dễ dàng
2.7.2 Lịch sử hình thành trại
Trước năm 1975 thuộc quyền sở hữu tư nhân
Sau 1975 thuộc nhà nước tiếp quản và thành lập trại heo Phú Sơn B thuộc phòng nông nghệp huyện Thống Nhất
Từ sau 1975 đến năm 1996 được Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thanh Bình mua lại chuồng trại và trở thành trại chăn nuôi Thanh Bình, chuyển từ Biên Hòa về ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Năm 2001 trại nhập giống của công ty PIC (Anh) 300 con ông bà và 80 con ông
bà của công ty Kụmja (Hàn Quốc) thuê một phần đất và phần còn lại Công Ty thành lập trại Heo Thanh Bình 2
Trang 262.7.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Nhân sự trại gồm 26 người, trong đó:
Điện, nước: 1 người
Nấu ăn: 1 người
Tổ nái khô, mang thai
Tổ Đực
Công Ty TNHH Thức Ăn Gia Súc
Kế toán Kho, Thủ kho
Trang 272.7.5 Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn heo tính đến ngày 22/11/2008 gồm có:
Tổng đàn: 3515 con
Heo đực giống: 24 con
Heo đực hậu bị: 17 con
Heo nái hậu bị: 50 con
Heo nái sinh sản: 595 con
Heo thịt: 685 con
Heo con theo mẹ: 758 con
Heo cai sữa: 1386 con
2.7.6 Đặc điểm và nguồn gốc các giống heo
- Heo Landrace
Đây là giống heo hướng nạc, nổi tiếng khắp thế giới có nguồn gốc Đan Mạch Đặc điểm: heo Landrace có sắc lông trắng tuyền, tầm vóc lớn, đầu dài thon nhỏ, mõm dài, mông đùi to, hai tai sụ bít mắt, bốn chân thẳng có dòng chân nhỏ, nhìn ngang thân hình giống như một tam giác
- Heo Yorkshire
Heo Yorkshire có nguồn gốc Anh, có sắc lông trắng tuyền đôi khi có một vài đốm đen, đầu to, trán rộng, tai thẳng đứng hơi nghiêng về phía trước, ngực rộng sâu, lưng hơi cong, đùi to và dài Thân có hình khối chữ nhật cân đối, bốn chân khá to, chắc chắn nhanh nhẹn, cơ thể cân đối
- Heo Duroc
Đây là một giống heo của Mỹ, có khả năng cho thịt tốt, sinh sản thấp
Heo có màu nâu đỏ đôi khi có bớt đen trên đầu, mông, vai nở tốt, thích nghi tốt với khí hậu nước ta
2.8 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
2.8.1 Chuồng trại
Được xây dựng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với ba dãy chuồng song song nhau nhằm tránh gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam, tránh được nắng Đông buổi sáng, nắng Tây buổi chiều rọi vào chuồng
Trang 28Chuồng được thiết kế theo dạng chuồng lạnh nên rất thích hợp với sự phát triển của đàn heo, núm uống tự động, chuồng được thiết kế theo dạng hai mái đơn
Với quy trình chăn nuôi công nghiệp như vậy đã mang lại hiệu quả cao cho trại cũng như sự quản lý và chăm sóc được dễ dàng
Riêng chuồng nuôi heo đực giống
Tất cả các heo đực giống được nuôi trên sàn bằng xi măng gồm ba dãy chuồng, mỗi dãy chuồng gồm 4 ô được ngăn với nhau bằng song sắt Ở chuồng heo đực giống mỗi ô rộng 3 m dài 4 m, cao 1,7 m đều có máng ăn chạy dọc theo mỗi dãy chuồng và núm uống tự động cho heo
2.8.2 Thức ăn
Thức ăn ở trại được cung cấp bởi công ty TNHH Thanh Bình bao gồm cám số
6, số 7, số 9 T, số 10 T, 1010, 1020
Bảng 2.10: Định mức thức ăn giành cho các loại heo
Loại heo Định mức (kg/con/ngày) Loại cám
(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH Thanh Bình)
Khi công nhân vào trại phải qua hố sát trùng và tiến hành phun xịt phía trên người để khử trùng
Trang 29Các phương tiện vận chuyển và khách tham quan khi vào trại đều được phun xịt
thuốc khử trùng
Tiến hành sát trùng định kỳ chuồng trại trên quy mô rộng lớn, đồng loạt, triệt để
nhằm đem lại hiệu quả cao cho việc chăn nuôi
Bảng 2.12: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị
Thời gian
97 Farrowsure Parvo (khô thai) 5 ml/con IM
Bảng 2.13: Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu
Thời gian trước
khi sinh (ngày) Vaccine Phòng bệnh Liều Đường cấp
Trang 30Bảng 2.14: Quy trình tiêm phòng cho heo nái nuôi con
Thời gian sau
khi sinh (ngày) Vaccine Phòng bệnh Liều Đường cấp
14 - 17 Farrowsure Parvo (khô thai) 5ml/con IM
Bảng 2.15: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ
Thời gian
(ngày tuổi) Vaccin hoặc thuốc Phòng bệnh Liều Đường cấp
1 Octacin-en và Toltrail-s Tiêu chảy và cầu trùng 0,5 ml/con IM
3 Dextrafer complex Thiếu máu và tiêu chảy 2 ml/con IM
10 Dextrafer complex Thiếu máu và tiêu chảy 2 ml/con IM
Bảng 2.16: Quy trình phòng bệnh cho heo thịt
Thời gian
(ngày tuổi) Vaccine hoặc thuốc Phòng bệnh Liều Đường cấp