PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA LỢN ĐỰC GIỐNG NGOẠI YORKSHIRE VÀ LANDRACE NUÔI TẠI VĨNH PHÚC Mai Lâm Hạc* và Lê CôngCảnh Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Vĩnh Phúc *Tác giả liên hệ: Mai Lâm Hạc
Trang 1PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA LỢN ĐỰC GIỐNG NGOẠI
YORKSHIRE VÀ LANDRACE NUÔI TẠI VĨNH PHÚC
Mai Lâm Hạc* và Lê CôngCảnh
Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Vĩnh Phúc
*Tác giả liên hệ: Mai Lâm Hạc - Trung tâm Giống vật nuôi - tỉnh Vĩnh Phúc Tel: (021) 13.867.408 / 0913.391.024; E.mail : mailamhac@gmail.com
ABSTRACT Semen quality of Yorkshire and Landrace boars raised in Vinh Phuc
A study was conducted in the Animal Breeding Centre of Vinh Phuc to evaluate the semen quality of exotic boars It seemed that the semen quality of boar was better in Winter-Spring season The volume, active sperm percentage and sperm concentration of Landrace were 254.6 ml, 77%, 319.3 million in Winter-Spring season and 228.3 ml, 73%, 256.8 million in Summer-Autumn season, respectively Similarly, the volume, active sperm percentage and sperm concentration of Yorkshire were 239.3 ml, 76%, 317.2 million in Winter - Spring season and 213.3 ml, 72%, 280.6 million in Summer-Autumn season, respectively Use of Modena media for dilution and storage of the semen gave a longer storage time (T 0.5 = 52.66 hours) and a higher conception rate (84.3%) compared to BTS media (T 0.5 = 30.36 hours and 76.6%) It was concluded that semen quality of exotic boars raised in Vinh phuc was good and that Modena media could be an alternative for dilution and storage of the semen
Key words: boars, sperm, volume, percentage, concentration, storage, conception rate
Thụ tinh nhân tạo có vai trò quan trọng trong chăn nuôi, là biện pháp khoa học kỹ thuật để thực hiện nhân giống, cải tạo giống một cách nhanh nhất, tốt nhất, kinh tế nhất Thụ tinh nhân tạo sẽ giảm được số đầu lợn đực giống phải nuôi, tăng hiệu suất sử dụng đực giống quý, tránh hiện tượng đồng huyết Sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo còn tránh được một số biện truyền nhiễm và ký sinh trùng lây qua con đường giao phối và nâng cao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc sinh sản
Hai giống lợn ngoại Yorkshire và Landrace đã được nhập và nuôi rộng rãi ở nhiều nơi, ở các
cơ sở giống nhà nước, các trang trại lớn và cả ở các trại quy mô nhỏ Đề tài được tiến hành nhằm mục đích đánh giá được thực trạng chất lượng tinh dịch của hai giống lợn nuôi tại Trung tâm giống gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc cũng như tình hình thụ tinh nhân tạo lợn như: Hiệu quả bảo tồn tinh dịch lợn của hai môi trường pha loãng tinh dịch BTS, Modena và kết quả phối giống bằng hai môi trường này
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu
Gồn hai giống lợn Yorkshire và Landrace từ 2 - 4 tuổi phát triển bình thường, không có bệnh, được nuôi dưỡng theo quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực giống ngoại của Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phuơng và 2 môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn BTS và Modena
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Trang 2Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm pha chế tinh dịch lợn Trung tâm Giống vật nuôi
Vĩnh Phúc và các gia đình nuôi lợn nái của xã: Đại Tự, Liên Mạc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
Vật liệu nghiên cứu
Tinh dịch của 2 giống lợn: Yorkshire và Landrace
Môi trường thí nghiêm: - Môi trường được đưa vào (thí nghiệm) là Modena
- Môi trường cơ sở (đối chứng) là BTS
Bảng 1 Công thức của hai môi trường BTS và Modena
Thành phần
(Modena Morretti, 1981)
Dụng cụ thí nghiệm
Kính hiển vi quang học, tủ sấy, tủ bảo ôn, cân phân tích điện tử, buồng đếm Nebouer, nhiệt
kế, ống hút hồng bạch cầu, cốc đong định mức, giấy đo độ pH Hộp xốp cách nhiệt bảo quản, vận chuyển tinh dịch lợn Sổ sách ghi chép theo dõi hàng ngày
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá chất lượng tinh dịch lợn thông qua các chỉ tiêu: Khối lượng tinh (V); Hoạt lực tinh trùng (A%); Nồng độ tinh trùng (C triệu/ml); độ pH Chỉ tiêu tổng hợp (VAC triệu); Sức đề kháng (R x 1000); Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K%)
Đánh giá kết quả bảo tồn tinh dịch lợn được pha loãng bằng môi trường BTS và Modena
Đánh giá thời gian (giờ) tinh trùng sống đến khi hoạt lực A= 0,5 thông qua chỉ tiêu: T5 và Sa5
trong điều kiện nhiệt độ bảo tồn ở 18oC Đánh giá kết quả phối giống cho lợn cái F1 (MC x ĐB)
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kiểm tra chất lượng tinh dịch
Tiến hành trên 12 lợn đực giống cơ bản gồm 8 con Landrace, 4 con Yorkshire có từ 2-4 tuổi, khối lượng 250-370kg/con, đã qua kiểm tra năng suất cá thể Phương pháp khai thác bằng nhảy giá, kỹ thuật khai thác bằng tay
Chế độ và thời gian khai thác
Trang 3Khai thác 2 lần/tuần, mùa đông từ 4 giờ đến 6giờ; mùa hè từ 3 giờ 30 đến 5giờ 30 Phương pháp kiểm tra số lượng, chất lượng tinh dịch lợn theo quy trình Thụ tinh nhân tạo lợn ở Việt Nam TCVN 1859 -76; TCVN 2864 -79
Phương pháp xác định thời gian bảo tồn tinh dịch lợn
Kiểm tra hoạt lực A hàng ngày, trên kính hiển vi đánh giá bằng mắt thường, cứ sau 4 giờ kiểm tra 1 lần cho đến khi A = 0,5
Tính: T 0,5 = thời gian tinh trùng còn sống đến khi A = 0,5
Sa5 = ∑at
Trong đó : Sa: Chỉ số tuyệt đối của sức sống tinh trùng
a: Sức hoạt động của tinh trùng tại thời điểm bảo tồn t (giờ)
t: là thời gian (giờ) trung bình giữa hai lần kiểm tra
t n + 1 – t n – 1
t = -
2
t n + 1 : Thời gian bảo tồn tinh dịch đến lần kiểm tra sau
T n – 1 : Thời gian bảo tồn tinh dịch ở lần kiểm tra trước đó
Phương pháp đánh giá chất lượng tinh dịch lợn Landrace, Yorkshire khi phối cho lợn nái F1 (MC - ĐB)
Số lợn nái được phối giống có chửa
Tỷ lệ thụ thai (%) = x 100
Số con đẻ ra trong ổ: đếm số con đẻ ra trong ổ khi lợn nái đẻ con cuối cùng
Số con còn sống: đếm số con đẻ ra còn sống đến 24 giờ
Số con đẻ ra còn sống đến 24 giờ
Tỷ lệ còn sống (%) = x 100
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả điều tra đặc điểm khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc vụ Đông xuân và Hè
Bảng 2 Đặc điểm khí hậu Vĩnh Phúc vụ Đông xuân và hè
Mùa
Tháng
T.B (o C) 17,3 16,3 18,1 17,2 24,4 27,6 30,1 27,4
Nhiệt độ
(Theo số liệu thống kê của Trạm khí tượng Vĩnh Phúc 2005-2006)
Các tháng trong vụ Đông xuân (tháng 12; 1; 2) nhiệt độ trung bình thấp 17,2oC, mùa đông có
Trang 4khí cao, trung bình 27,4oC, đôi khi có nhiều ngày nhiệt độ không khí tăng cao đến 37oC Diễn biến thời tiết phức tạp sẽ ảnh hưởng tới các sinh vật nói chung và chất lượng tinh dịch của đàn lợn nuôi tại Trung tâm giống gia súc gia cầm Vĩnh Phúc nói riêng
Kết quả đánh giá số lượng và chất lượng tinh dịch lợn
Bảng 3 Số lượng và chất lượng tinh dịch lợn thí nghiệm
Mùa vụ
Giống lợn Các chỉ tiêu
(%) n Mean + SE
Cv (%) P Lượng xuất tinh V (ml) 162 254,6 + 3,94 31,35 257 228,3 + 5,62 24,77 P< 0,05 Hoạt lực A 162 0,77 + 0,01 13,05 257 0,73 + 0,005 7,11 P< 0,01 Nồng độ C (106) 162 319,3 + 13,4 35,68 257 256,8 + 7,0 33,18 P< 0,01 V.A.C (109) 162 53,02 + ,94 47,15 257 48,92 + 1,55 38,56 P< 0,05 Sức kháng tinh trùng R 150 4183,6+ 69,4 12,08 230 4220 + 50,8 13,46 - Tinh trùng kỳ hình K (%) 150 6,17 + 0,217 25,62 230 5,885 + 0,147 27,91 -
Lan
Drace
PH tinh dịch 150 7,22 + 0,01 1,21 230 7,21 + 0,02 5,35 - Lượng xuất tinh V (ml) 64 239,3 + 7,22 20,78 43 213,3+ 5,54 19,78 P< 0,05 Hoạt lực A 64 0,76 + 0,007 6,77 43 0,72 + 0,007 6,73 P< 0,01 Nồng độ C (106) 64 317,2 + 19,1 30,67 43 280,6+ 13,1 20,94 P< 0,01 V.A.C (109) 64 54,09 + 3,18 26,32 43 49,36+ 3,69 38,11 P< 0,05 Sức kháng tinh trùng R 50 3977,7+ 80,0 8,29 40 4242 + 122 11,89 - Tinh trùng kỳ hình K(% 50 6,647 + 0,3 20,55 40 5,506+ 0,421 31,51 -
York
Shire
Lượng xuất tinh V (ml) 226 250,7 + 3,54 24,26 300 224,0 + 4,34 29,14 P< 0,05 Hoạt lực A 226 0,76 + 0,003 11,9 300 0,73+ 0,005 7,16 P< 0,01 Nồng độ C (106) 226 318,7 +11,0 34,28 300 259,66+ 6,38 31,86 P< 0,01 V.A.C (109) 226 52,05 + 2,37 45,11 300 49,54+ 1,42 37,17 P< 0,05 Sức kháng tinh trùng R 200 4222,6+ 56,8 11,49 270 4133,6+ 46,9 13,25 -
Kỳ hình tinh trùng K(%) 200 6,286 + 0,18 24,43 270 5,840+ 0,139 28,29 -
Toàn
đàn
Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong cùng một giống lượng xuất tinh ở vụ Đông xuân cao hơn
vụ Hè thu với (P<0,05) Như vậy, yếu tố nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng tinh dịch Theo Nguyễn Tấn Anh, (1984) cho biết, lợn Đại Bạch, lượng xuất tinh V= 246,8 ± 8,71 ml; Hoạt lực A= 0,74 ± 0,007 và lợn Landrace lượng xuất tinh V = 183,8 ± 6,59 ml; A= 0,685 ± 0,005
Kết quả theo dõi trên lợn Landrace có V= 254,6 ± 3,94 ml vụ Đông xuân là 228,3 ± 5,62 ml
vụ Hè thu cao hơn nhiều; lợn Yorkshire V= 239,3 ± 7,22 ml vụ Đông xuân và 213,3 ± 5,54 ml
vụ Hè thu thấp hơn nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thiện, (1979), Nguyễn Tấn Anh, (1984) cho biết, lợn ngoại có C = 200 - 300 triệu/1ml ở vụ Đông xuân, nhưng ở vụ Hè thu, khi nồng
độ bị giảm sút C = 150 - 200 triệu/1ml thì kết quả của chúng tôi cũng tuân theo quy luật đó
Theo TCVN-1859-76 nồng độ tinh trùng yêu cầu C = 80 triệu/1ml, kết quả của chúng tôi cao hơn nhiều so với TCVN đặt ra Như vậy, có thể khẳng định nồng độ tinh trùng trong tinh dịch lợn đực nuôi tại cơ sở cũng đạt chất lượng tốt
Trang 5Kết quả theo dõi cho thấy, lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại cơ sở là tốt, đủ tiêu chuẩn cho thí nghiệm và sản xuất đại trà (TCVN-2864-79)
Độ pH tinh dịch của 2 giống lợn Landrace và Yorkshire đều hơi kiềm pH = 7,21-7,25 Kết quả này cũng phù hợp với tiêu chuẩn lợn ngoại nuôi tại Việt Nam (TCVN-1859-76) Theo Lương Tất Nhợ, (1980) thì pH tinh dịch lợn ngoại nuôi tại Việt Nam có pH = 7,1 -7,3
Tỷ lệ kỳ hình của lợn Yorkshire là 5,51 - 6,65% và Landrace là 5,88 - 6,17%, có sự sai khác giữa 2 giống nhưng không đáng kể (P>0,05) Theo Nguyễn Tấn Anh, (1984) tỷ lệ kỳ hình của giống lợn Yorkshire là 4,6% thì tỷ lệ theo dõi của chúng tôi cao hơn Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1859-76), tỷ lệ kỳ hình <10% Kết quả theo dõi ở 2 giống lợn của chúng tôi thấp hơn và nằm trong phạm vi cho phép
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn Modena
Bảng 4 Thời gian bảo tồn tinh dịch lợn Yorkshire và Landrace trong môi trường
pha loãng BTS và Modena BTS
(n = 60)
Modena (n = 60) Môi trường
P Thời gian tinh trùng còn
khả năng thụ thai T0,5 (h) 30,36 ± 0,85 26,67 52,66 ± 1,02 29,33 P < 0,001 Chỉ số sống bền Sa5 (h) 18,19 ± 0,36 19,75 26,04 ± 0,83 22,17 P < 0,001 Qua Bảng 4 cho thấy, thời gian tinh trùng sống khi A = 0,5 của môi trường Modena là cao hơn rất nhiều so với môi trường BTS của cơ sở, sự sai khác này là rất rõ rệt, với (P<0,001) Môi trường Modena có T0,5 = 52,66 ± 24,33 cao hơn môi trường BTS (T0,5 =30,36 ± 0,85) là 22,3 giờ Chỉ số sống bền Sa5 của tinh dịch trong môi trường Modena là 26,04 ± 0,83, cao hơn rất nhiều so với Sa5 của tinh dịch trong môi trường BTS
Kết quả sinh sản khi phối cho lợn nái lai F1 (MC - ĐB)
Bảng 5 Đánh giá kết quả sinh sản khi phối cho lợn nái F1 (MC - ĐB)
Tinh pha trong môi trường
Chỉ tiêu theo dõi
Đơn
Tỷ lệ thụ thai của tinh dịch bảo quản từ 0- 24 h % 89,7 90,3 > 0,05
Tỷ lệ thụ thai tinh dịch bảo quản từ 24- 36 h % 76,6 84,3 < 0,01
Số con đẻ ra trên ổ (n = 20 ổ) Con 11,02 ± 0,53 11,08 ± 0,54 > 0,05
Số con đẻ ra còn sống đến 24 h / ổ (n = 20 ổ) Con 9,80 ± 0,23 10,6 ± 0,27 < 0,05 Qua Bảng 5 cho thấy, tinh dịch được bảo tồn trong thời gian từ 0 -24 giờ ở cả hai loại môi trường BTS và Modena đều cho kết quả thụ thai tương đương nhau (P>0,05) Trong thời gian bảo tồn từ 24 - 36 giờ, kết quả thụ thai của tinh dịch lợn ở môi trường Modena (84,3%) cao hơn môi trường BTS (76,6%) sự sai khác rõ rệt ở mức xác suất (P<0,01)
Tinh dịch pha loãng và bảo tồn trong môi trường BTS và Modena đều cho kết quả tốt, số con
sơ sinh/ổ là tương đương nhau ở mức xác suất (P>0,05) Số con đẻ ra sống đến 24 giờ của tinh dịch được pha loãng và bảo tồn trong môi trường Modena cao hơn môi trường BTS ở mức xác suất (P<0,05)
Sa5
T0,5
Trang 6KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận
Số lượng, chất lượng tinh dịch của hai giống lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại Trung tâm Giống gia súc Vĩnh Phúc là khá tốt, đạt tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp dùng trong thụ tinh nhân tạo Nhiệt độ và ẩm độ của môi trường là 2 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch
Cụ thể, ở vụ Đông xuân V.A.C tinh dịch toàn đàn thường cao hơn ở vụ Hè thu ở với (P<0,05)
Sử dụng môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch lợn Modena cho kết quả bảo tồn, kết quả sinh sản (TTNT) và hiệu quả kinh tế cao hơn môi trường BTS của cơ sở
Đề nghị
Cần có các biện pháp chống stress nhiệt vào vụ Hè để bảo đảm chất lượng tinh dịch của lợn đực giống Cần tiếp tục thử nghiệm và theo dõi, đánh giá hiệu quả sử dụng môi trường Modena, để có thể ứng dụng trong sản xuất đại trà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lương Tất Nhợ, (1980) "Khảo sát đánh giá phẩm chất tinh dịch ba giống lợn: Yorkshire, Duroc, Landrace nuôi
thích nghi tại Viện chăn nuôi" Kết quả Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi 1978-1980 Viện chăn nuôi, Hà Nội
Nguyễn Tấn Anh, (1984) Nghiên cứu môi trường tổng hợp để pha loãng bảo tồn tinh dịch một số giống lợn
ngoại nuôi ở miền Bắc Việt Nam Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp
Nguyễn Thiện, (1979) "Nghiên cứu môi trường hỗn hợp để pha loãng tinh dịch lợn bảo tồn ở nhiệt độ thường",
Kết quả nghiên cứu khoa học 1969 - 1979, Viện Chăn nuôi, NXB.Nông nghiệp, Hà Nội
Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước Tiêu chuẩn Nhà nước về tinh dịch lợn TCVN 1859 - 76 (nhóm n)
Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước Tiêu chuẩn Nhà nước về tinh dịch lợn TCVN 2864 - 79 (nhóm n)
*Người phản biện: TS Đào Đức Thà; Ths Trịnh Văn Thân