1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC HEO ĐỰC GIỐNG TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI THUỘC HUYỆN GÒ CÔNG TÂY – TỈNH TIỀN GIANG

70 335 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 506,69 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC HEO ĐỰC GIỐNG TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI THUỘC HUYỆN GÒ CÔNG TÂY – TỈNH TIỀN GIANG Họ và tên sinh viên : LÝ KIM THÀNH Ngành : Thú Y Niên khóa : 20022007 Tháng 112007 i KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC HEO ĐỰC GIỐNG TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI THUỘC HUYỆN GÒ CÔNG TÂY – TỈNH TIỀN GIANG Tác giả LÝ KIM THÀNH Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: ThS. LÂM QUANG NGÀ Tháng 11 năm 2007 ii LỜI CẢM ƠN Thành kính ghi ơn Cha Mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục và hy sinh tất cả để con được như ngày hôm nay. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống Toàn thể quý Thầy Cô Khoa Khoa Học Cơ Bản, Bộ môn Mác – Lê nin, Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập và thời gian thực tập tốt nghiệp. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Lâm Quang Ngà đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm tạ Bác sĩ thú y Nguyễn Phi Hùng, trưởng Trạm thú y huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang Anh Lý Kim Nguyên, mạng lưới thú y địa phương Cùng toàn thể các anh chị, cô chú tại Trạm và tại các hộ gia đình chăn nuôi heo đực giống ở huyện Gò Công Tây đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Tập thể lớp tại chức thú y 19 và những người bạn thân yêu đã cùng tôi chia sẽ biết bao buồn vui trong thời gian học tập tại trường và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. LÝ KIM THÀNH iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài được thực hiện từ ngày 21042007 đến ngày 21082007 tại các hộ chăn nuôi heo đực giống thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang với nội dung là khảo sát phẩm chất tinh dịch của các heo đực giống đang được nuôi tại một số hộ chăn nuôi nhằm có được cơ sở dữ liệu để chọn lọc và giữ lại những cá thể đực giống tốt có năng suất cao nhằm góp phần xây dựng đàn đực giống hiệu quả cho địa phương. Số liệu được thu thập từ 12 heo đực giống đang sử dụng để khai thác tinh thuộc 3 nhóm giống khác nhau: Landrace : 4 con Yorkshire : 4 con Duroc : 4 con Kết quả trung bình chung về một số chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch trên heo đực giống của các nhóm giống được ghi nhận như sau: Dung lượng tinh dịch (V, ml) Về tháng: dung lượng tinh dịch trung bình của tháng: 6 (299,72) > 7 (292,36) > 8 (291,81) > 5 (284,72). Về giống: dung lượng tinh dịch trung bình của giống: Y (296,25) > D (294,06) > L (286,15). Hoạt lực tinh trùng Về tháng: hoạt lực tinh trùng trung bình của tháng: 6 (0,85) > 5 = 7 = 8 (0,84). Về giống: hoạt lực tinh trùng trung bình của giống: D (0,85) > L = D (0,84). Nồng độ tinh trùng (106 tinh trùngml) Về tháng: nồng độ tinh trùng trung bình của tháng: 5 (279,98) > 6 (270,59) > 8 (259,79) > 7 (257,32). Về giống: nồng độ tinh trùng trung bình của giống: L (282,83) > Y (264,73) > D (253,20). Tích VAC tinh dịch Về tháng: tích VAC tinh dịch trung bình của tháng: 6 (67,83) > 5 (66,98) > 8 (63,70) > 7 (62,04). Về giống: tích VAC tinh dịch trung bình của giống: L (67,44) > Y (64,94) > D (63,04). iv MỤC LỤC Trang Trang tựa........................................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Tóm tắt ........................................................................................................................... iii Mục lục ........................................................................................................................... iv Danh sách những từ viết tắt ........................................................................................... vii Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii Danh sách các biểu đồ ..................................................................................................... x Danh sách các đồ thị ....................................................................................................... xi Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ..................................................................................... 2 1.2.1. Mục đích ................................................................................................................ 2 1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................................. 2 Chương 2. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3 2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GÒ CÔNG TÂY TỈNH TIỀN GIANG ...................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 3 2.1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 3 2.1.1.2. Khí hậu ............................................................................................................... 3 2.1.2. Tình hình chăn nuôi ............................................................................................... 4 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................... 4 2.2.1. Sự thành thục về tính dục trên heo ........................................................................ 4 2.2.2 Tinh dịch (semen) ................................................................................................... 5 2.2.2.1 Tinh trùng (spermatozoa) .................................................................................... 6 2.2.2.2. Tinh thanh (seminal plasma) .............................................................................. 8 2.2.3. Chức năng của dịch hoàn phụ ............................................................................... 9 2.2.4. Chức năng của các tuyến sinh dục phụ ............................................................... 10 2.2.4.1. Tuyến cầu niệu đạo (cowper’s gland) .............................................................. 10 2.2.4.2. Tuyến tiền liệt (prostate gland) ........................................................................ 10 v 2.2.4.3 Tuyến tinh nang (vesicular gland) ..................................................................... 11 2.2.5. Những đặc tính của tinh trùng ............................................................................. 11 2.2.5.1. Đặc tính sinh lý ................................................................................................. 11 2.2.5.2. Tính hướng về ánh sáng ................................................................................... 12 2.2.5.3. Tính tiếp xúc ..................................................................................................... 12 2.2.5.4. Đặc tính chạy ngược dòng ................................................................................ 12 2.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng ........................................ 13 2.2.6.1. Nhiệt độ bảo quản ............................................................................................. 13 2.2.6.2. Nước ................................................................................................................. 13 2.2.6.3. Độ pH ............................................................................................................... 13 2.2.6.3. Ánh sáng ........................................................................................................... 14 2.2.6.4. Các chất hóa học ............................................................................................... 14 2.2.6.5. Không khí, sóng lắc và khói thuốc ................................................................... 14 2.2.6.6. Vật dơ bẩn và vi trùng ...................................................................................... 14 2.2.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch .......... 15 2.2.7.1 Yếu tố dinh dưỡng ............................................................................................. 15 2.2.7.2. Loài, giống ........................................................................................................ 16 2.2.7.3. Tuổi................................................................................................................... 17 2.2.7.5. Thời tiết và khí hậu ........................................................................................... 17 2.2.7.4. Chăm sóc quản lý ............................................................................................. 18 Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................... 21 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ............................................................. 21 3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ..................................................................................... 21 3.3. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG ĐÀN ĐỰC GIỐNG KHẢO SÁT ........................................................................................................................ 23 3.3.1. Chuồng trại .......................................................................................................... 23 3.3.2. Chăm sóc nuôi dưỡng .......................................................................................... 23 3.3.3. Vệ sinh phòng bệnh ............................................................................................. 24 3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ......................... 24 3.4.1 Giám định xếp cấp đàn đực khảo sát .................................................................... 24 3.4.1.1. Các bước chuẩn bị ............................................................................................ 24 vi 3.4.1.2. Xếp cấp ngoại hình ........................................................................................... 25 3.4.1.3. Xếp cấp sinh trưởng ......................................................................................... 25 3.4.1.4. Xếp cấp sinh sản ............................................................................................... 25 3.4.1.5. Xếp cấp tổng hợp cho đực làm việc ................................................................. 26 3.4.2. Kiểm tra phẩm chất tinh dịch .............................................................................. 26 3.4.2.1. Thao tác chuẩn bị trước khi lấy tinh ................................................................. 26 3.4.2.2. Kỹ thuật lấy tinh ............................................................................................... 26 3.4.2.3. Kiểm tra tinh dịch bằng mắt thường................................................................. 27 3.4.2.4. Kiểm tra tinh dịch bằng kính hiển vi ................................................................ 28 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................... 30 Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................................... 31 4.1. KẾT QUẢ NHẬN XÉT TỔNG HỢP VỀ ĐIỂM VÀ CẤP CỦA ĐÀN NỌC ....... 31 4.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH DỊCH QUA CÁC THÁNG KHẢO SÁT .............................................................. 32 4.2.1. Kết quả đánh giá và so sánh về dung lượng tinh dịch ......................................... 32 4.2.2. Kết quả so sánh và nhận xét về hoạt lực của tinh trùng ...................................... 38 4.2.3. Kết quả so sánh và nhận xét về nồng độ tinh trùng theo tháng và giống ........... 43 4.2.4. Kết quả so sánh và nhận xét về tích VAC tinh dịch ............................................ 49 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 55 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 55 5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 57 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 58 vii CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT L : Giống heo Landrace Y : Giống heo Yorkshire D : Giống heo Duroc ĐC : Đặc cấp X : Trung bình SD : Độ lệch tiêu chuẩn CV : Hệ số biến dị NXB : Nhà xuất bản TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam tt : tinh trùng ttll : tinh trùnglần lấy viii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Số lượng gia súc, gia cầm từ năm 1999 – 2006 .............................................. 4 Bảng 2.2: Tuổi thành thục tính dục của một số loài ........................................................ 5 Bảng 2.3: Thành phần hóa học của tinh dịch heo ........................................................... 6 Bảng 2.4: Kích thước của tinh trùng một số loài gia súc ................................................ 8 Bảng 2.5: Dung lượng tinh dịch, nồng độ tinh trùng và tích VAC của một số lòai ...... 16 Bảng 2.6: Dung lượng tinh dịch của heo heo đực nội và heo đực ngọai ...................... 17 Bảng 2.7: Sự biến động phẩm chất tinh dịch theo thời gian sử dụng............................ 17 Bảng 2.8: Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa ....................................................... 18 Bảng 2.9: Sự biến đổi phẩm chất tinh dịch theo khoảng cách giữa 2 lần lấy tinh ........ 19 Bảng 3.1: Tỉ lệ phân bố đàn đực giống ......................................................................... 21 Bảng 3.2: Phân bố đàn đực giống theo tháng tuổi......................................................... 21 Bảng 3.3: Thành phần thức ăn dinh dưỡng của đực giống............................................ 23 Bảng 3.4: Qui định để đánh giá từng phần cơ thể ......................................................... 25 Bảng 3.5: Qui định tính điểm sinh sản của heo đực giống ............................................ 26 Bảng 3.6: Thang điểm xếp cấp đực giống ..................................................................... 26 Bảng 3.7: Thể tích và nồng độ tinh trùng của một số loài ............................................ 27 Bảng 3.8: Thang điểm đánh giá hoạt động của tinh trùng ............................................ 28 Bảng 3.9:Quy định phẩm chất tinh dịch được phép sử dụng của Nhà nước ................. 30 Bảng 4.1:Điểm và cấp tổng hợp của từng đực giống .................................................... 31 Bảng 4.2: Tỷ lệ (%) đạt cấp tổng hợp của đàn nọc khảo sát ......................................... 31 Bảng 4.3: Kết quả về dung lượng tinh dịch trung bình theo tháng và theo nhóm giống ... 34 Bảng 4.4: Kết quả về dung lượng tinh dịch trung bình của từng cá thể đực giống qua các tháng khảo sát .................................................................................................. 35 Bảng 4.5: Kết quả về hoạt lực tinh trùng trung bình theo tháng và theo nhóm giống .. 39 Bảng 4.6: Kết quả về hoạt lực tinh trùng trung bình của từng cá thể đực giống qua các tháng khảo sát ........................................................................................................ 40 Bảng 4.7: Kết quả về nồng độ tinh trùng trung bình theo tháng và theo nhóm giống .. 45 Bảng 4.8: Kết quả về nồng độ tinh trùng trung bình của từng cá thể nọc qua các tháng khảo sát .................................................................................................................. 46 Bảng 4.9: Kết quả về tích VAC tinh dịch trung bình theo tháng và theo nhóm giống.... 51 ix DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng của từng giống ............. 36 Biểu đồ 4.2: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng ....................................... 36 Biểu đồ 4.3: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các giống ....................................... 36 Biểu đồ 4.4: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng của từng giống .................. 41 Biểu đồ 4.5: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng ........................................... 41 Biểu đồ 4.6: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các giống ........................................... 41 Biểu đồ 4.7: Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng của từng giống .................. 47 Biểu đồ 4.8: Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng ........................................... 47 Biểu đồ 4.9: Nồng độ tinh trùng trung bình qua các giống ........................................... 47 Biểu đồ 4.10: Tích VAC tinh dịch trung bình qua các tháng của từng giống ............... 53 Biểu đồ 4.11: Tích VAC tinh dịch trung bình qua các tháng ........................................ 53 Biểu đồ 4.12: Tích VAC tinh dịch trung bình qua các giống........................................ 53 x DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ Trang Đồ thị 4.1. Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng của các cá thể giống Landrace ....................................................................................................... 37 Đồ thị 4.2. Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng của các cá thể giống Yorkshire ..................................................................................................... 37 Đồ thị 4.3. Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng của các cá thể giống Duroc ........................................................................................................... 37 Đồ thị 4.4. Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng của các cá thể giống Landrace ...................................................................................................... 42 Đồ thị 4.5. Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng của các cá thể giống Yorkshire ...................................................................................................... 42 Đồ thị 4.6. Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng của các cá thể giống Duroc ........................................................................................................... 42 Đồ thị 4.7. Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng của các cá thể giống Landrace ...................................................................................................... 48 Đồ thị 4.8. Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng của các cá thể giống Yorkshire ..................................................................................................... 48 Đồ thị 4.9. Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng của các cá thể giống Duroc ........................................................................................................... 48 Đồ thị 4.10. Tích VAC tinh dịch trung bình qua các tháng của các cá thể giống Landrace ...................................................................................................... 54 Đồ thị 4.11. Tích VAC tinh dịch trung bình qua các tháng của các cá thể giống Yorkshire ..................................................................................................... 54 Đồ thị 4.12. Tích VAC tinh dịch trung bình qua các tháng của các cá thể giống Duroc ........................................................................................................... 54 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước thềm hội nhập kinh tế thế giới đã tạo ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi, phải có những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng cho thị hiếu người tiêu dùng. Để làm được điều trên, ngoài những vấn đề về dinh dưỡng, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, kỹ thuật, thì công tác giống được chú trọng và ưu tiên hàng đầu. Trong chăn nuôi heo, đàn nọc giống có vai trò quan trọng trong việc gia tăng nhanh đàn giống, tạo ra thế hệ con tốt, chất lượng quày thịt cao, tăng trọng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp. Để công tác giống được thực hiện tốt thì nhiệm vụ đầu tiên cần thiết và quan trọng là kiểm tra và đánh giá phẩm chất tinh dịch của đàn nọc giống. Công việc này giúp nhà công tác giống biết được khả năng cho tinh của đực giống, chọn lọc và giữ lại những dòng giống có năng suất cao và kịp thời phát hiện, đưa ra biện pháp xử lý đối với các đực giống có phẩm chất tinh dịch xấu, khả năng sinh sản kém. Xuất phát từ nhu cầu trên và do nguyện vọng của chúng tôi, được sự đồng ý của Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật – Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS. Lâm Quang Ngà và sự giúp đỡ của các anh chị em trong Trạm Thú Y Huyện Gò Công Tây – Tỉnh Tiền Giang, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các heo đực giống tại một số hộ chăn nuôi thuộc huyện Gò Công Tây – tỉnh Tiền Giang”. 2 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1. Mục đích Tìm hiểu ảnh hưởng của giống, độ tuổi và tháng khảo sát lên phẩm chất tinh dịch của các cá thể đực giống. Chọn lọc và giữ lại những cá thể đực giống tốt có năng suất cao nhằm góp phần xây dựng đàn đực giống hiệu quả cho địa phương. 1.2.2. Yêu cầu Đánh giá, giám định xếp cấp các nhóm nọc giống. Đánh giá khả năng cho tinh và phẩm chất tinh dịch của các nhóm nọc giống. Ghi nhận mức độ biến động phẩm chất tinh dịch qua các tháng khảo sát. 3 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GÒ CÔNG TÂY TỈNH TIỀN GIANG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Gò Công Tây là một huyện đồng bằng nằm sâu trong nội địa tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với diện tích tự nhiên là 272,309 km2, có tọa độ địa lý từ 10026’ đến 10013’ vĩ độ bắc và từ 106028’ đến 106041’ kinh đông. Huyện có vị trí khá đặc biệt theo ba trục giao thông thủy bộ lớn: hệ thống sông Tiền với hai sông Cửu Tiểu và Cửa Đại, hệ thống sông Vàm Cỏ thông qua rạch sông Tra nối với kênh Chợ Gạo tuyến giao thông thủy lợi quan trọng nối vớ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, tuyến quốc lộ 50 nối với các huyện phía đông với thành phố Mỹ Tho – trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa của tỉnh. Đây chính là đặc thù mà huyện cần khai thác để gở thế bí về tiềm năng đất đai – dân số – môi trường đang là những vấn đề gay gắt hiện nay trên địa bàn. Huyện gồm 16 xã, trong đó có 4 xã cù lao và thị trấn Vĩnh Bình. Vị trí huyện được xác định: phía Bắc giáp tỉnh Long An và huyện Gò Công Đông, phía nam giáp tuyến sông Cửa Đại – tỉnh Bến Tre, phía tây giáp huyện Chợ gạo, phía đông giáp Thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông. 2.1.1.2. Khí hậu Gò Công tây nằm trong khu vực khí hậu chung của miền Tây Nam Bộ, nhiệt độ cao và ổn định quanh năm. Khí hậu chia ra hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. 4 Nhiệt độ trung bình của huyện là 26,80C, chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn từ 3 – 50C, nhiệt độ cao từ tháng 4 – 5 bình quân từ 28 – 300C và thấp nhất là tháng 1 từ 23 – 250C. Độ ẩm không khí trung bình là 79,2%, cao nhất vào tháng 9( 86,8%) và thấp nhất vào tháng 3 (71%). Chế độ gió mùa ở huyện thuộc chế độ nhiệt đới gió mùa. 2.1.2. Tình hình chăn nuôi Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện trong những năm gần đây cũng có nhiều biến động đặc biệt là sau dịch cúm gia cầm. Bảng 2.1: Số lượng gia súc, gia cầm từ năm 1999 – 2006 Số lượng (con) Năm Trâu Bò Heo Ngựa Dê Cừu Gia cầm 1999 78 1.028 52.295 545.769 2000 83 1.567 58.856 622.043 2001 64 2.385 75.245 768.888 2002 42 2.272 79.038 803.096 2003 44 2.739 83.250 4 1.591 17 650.319 2004 41 4.754 85.341 4 2.308 15 484.255 2005 55 6.123 87.631 1 3.040 26 497.154 2006 50 8.417 99.624 1 3.040 26 497.154 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.2.1. Sự thành thục về tính dục trên heo Các loài gia súc, sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển nhất định, gia súc có khả năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính, nó biểu hiện ở chỗ: Bản thân cá thể đó sản sinh ra những tế bào sinh dục hoàn chỉnh có khả năng thụ thai (trứng và tinh trùng). 5 Dưới tác động của các kích thích tố làm cho cơ quan sinh dục thứ cấp phát triển và con vật có phản xạ về tính. Sự thành thục tính dục cũng có thể được định nghĩa chính xác hơn, đó là khi sự sản xuất testosterone đạt đến mức khơi mào cho sự phát triển của các tế bào ống sinh tinh, lúc đó tinh trùng được sản xuất ở ống sinh tinh của dịch hoàn và phát triển dần đến hoàn thiện ở phó dịch hoàn khi thú đực trưởng thành tính dục. (Crabo, 1986; dẫn liệu của Đinh Thị Phương Quyên, 2002). Khi trưởng thành về tính dục thú đực vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát dục. Vì vậy, không nên cho thú sinh sản ở lần lên giống đầu tiên đối với heo cái cũng như khai thác tinh dịch trên heo đực. Tuổi thành thục tính dục đối với heo nội: 67 tháng, 3080 kg; heo ngoại là 78 tháng, 120130 kg. Và tuổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, giống, dinh dưỡng và thời tiết… Bảng 2.2: Tuổi thành thục tính dục của một số loài (tháng) Loài gia súc Tuổi thành thục Tuổi phối giống Trâu 1518 2430 Bò 1214 1824 Ngựa 1218 36 Heo (giống ngoại) 58 912 (theo Nguyễn Văn Thành, 2004) 2.2.2 Tinh dịch (semen) Tinh dịch là hổn hợp chất tiết được tiết ra từ dịch hoàn, phó dịch hoàn và các tuyến sinh dục phụ. Tinh dịch thường ở dạng lỏng, màu trắng đục và có mùi hăng đặc trưng. Hổn hợp này đựợc cấu tạo bởi hai thành phần chính gồm tinh trùng và tinh thanh. 6 Bảng 2.3: Thành phần hóa học của tinh dịch heo (Đơn vị tính: mg%) Loài Thành phần Heo Ngựa Bò Dê Protein Lipid Chất hoàn nguyên Fructose Acid citric (%) Acid lactic Phốtpho Lưu huỳnh Clo Natri Kali Canxi Magie 3831 29 37 6 – 8 0,13 21 8 329 649 243 5 11 533 42 42 5 – 10 0,06 26 19 3 476 62 20 3 1022 152 612 226 – 495 < 1 36 – 63 102 5 217 984 54 2 1334 441 608 123 – 923 0,11 – 0,26 55 – 126 66 101 47 1400 35 4 (theo Serghin và Milovanop, nguồn Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 2002) 2.2.2.1 Tinh trùng (spermatozoa) Sự sinh sản và trưởng thành của tinh trùng: tinh trùng được sinh sản từ tế bào sinh dục nguyên thủy (tinh nguyên bào) khi con đực thành thục về tính. Tinh nguyên bào qua hai lần phân chia tạo ra các tinh tử. Tinh bào bậc I là những tinh nguyên bào trưởng thành do kết quả của lần phân chia nguyên nhiễm. Sau đó nó tiếp tục phân chia giảm nhiễm lần thứ nhất để cho ra hai tế bào bằng nhau về kích thứơc gọi là tinh bào bậc II. Tinh bào bậc II được hình thành tiếp tục phân chia lần thứ hai, cuối cùng là tạo ra được bốn tinh tử. Các tinh tử này phát triển, biến đổi phức tạp qua nhiều quá trình mà không kèm theo phân bào để trở thành tiền tinh trùng rồi tinh trùng hoàn chỉnh (Lê Văn Thọ – Đàm Văn Tiện, 2002). 7 Tinh trùng là tế bào sinh dục đực được hình thành trong ống sinh tinh của dịch hoàn gia súc. Dưới kính hiển vi, tinh trùng đựơc cấu tạo bởi ba bộ phận: Đầu: đầu tinh trùng gia súc hơi bằng, hình bầu dục, phần chóp chứa thể golgi tạo nên thể đỉnh acrosome. Thể này chứa enzyme hyaluronidase và neuraminidase có khả năng phân giải màng trứng, giúp tinh trùng xuyên được màng trứng đồng thời quyết định đến năng lực thụ thai của tinh trùng. Cổ: cổ tinh trùng là vùng tiếp giáp của đầu và đuôi tinh trùng. Tại đó được cấu tạo bởi các ty thể, chúng cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động. Phần này liên kết với phần đầu tinh trùng một cách lỏng lẻo nên dễ bị đứt đuôi bởi tác động sóng lắc, nhiệt, hóa chất… làm tinh trùng không có khả năng thụ tinh hay giảm tỷ lệ thụ thai. Đuôi: đuôi tinh trùng gồm có ba đoạn: + Đoạn giữa: có 9 cặp vi ống ngoài xếp đồng tâm xung quanh 2 vi ống trung tâm. Nó được bao bọc bởi 9 sợi chắc dày tạo thành bó trục. Bó trục được phủ bên ngoài bằng những ty thể xếp theo đường xoắn ốc (lò xo ty thể). Ty thể chứa các enzyme oxi hóa và oxiphosphoryl hóa. Trong đoạn giữa chứa nhiều phospholipid giúp dự trữ năng lượng. Ty thể được xem là nguồn phát sinh năng lượng cần thiết cho sự hoạt động của tinh trùng (Nguyễn Hữu Duệ, 2004). + Đoạn chính: nó không được bao bọc bằng ty thể mà chỉ có bó trục ở giữa và những sợi dây bên ngoài. Hệ thống này được bao phủ bởi một vỏ bọc bằng những sợi chắc giúp duy trì sự ổn định cho các yếu tố co rút của đuôi. + Đoạn chót đuôi: là phần tận cùng của đuôi và của những sợi vi ống. 8 Bảng 2.4: Kích thước của tinh trùng một số loài gia súc (đơn vị: μm) Loài Dài tổng số Đầu (dài x rộng x dày) Cổ thân Đuôi Heo Bò Ngựa Cừu Gà Thỏ Người 55 – 57 65 – 72 58 – 60 66 – 75 100 50 – 62 60 8 x 4 x 1 9 x 4 x 1 7 x 4 x 2 8 x 5 x 1 14 x 2 x 1 8 x 4 x1 7 x 4 x 1 12 1013 10 14 5 10 10 3537 4453 4143 44 80 3335 34 (nguồn Lâm Quang Ngà và Trần Văn Dư, 1998) 2.2.2.2. Tinh thanh (seminal plasma) Tinh thanh là những chất tiết của phó dịch hoàn và các tuyến sinh dục phụ. Thể tích tinh thanh tiết ra phụ thuộc vào kích thứơc và tốc độ tiết của các tuyến sinh dục phụ. Ở heo đực, phần lớn tinh thanh (5570%) là chất tiết của tuyến tiền liệt, 2026% là của tuyến tinh nang, 1518% là chất tiết của tuyến cowper, 23% là của dịch hoàn phụ. Tinh thanh được cấu tạo chủ yếu là nước (9095%), còn lại là vật chất khô. Trong vật chất khô của tinh thanh có 8,76% các chất có nguồn gốc hữu cơ và 0,9% là các chất vô cơ. (Trần Tiến Dũng, Nguyễn Đình Long và Nguyễn Văn Thanh, 1971). Đối với gia súc giao phối ở cổ tử cung (ngựa, heo) thì lượng tinh thanh nhiều và nồng độ tinh trùng thấp. Còn những thú giao phối ở âm đạo (bò, cừu) thì nồng độ tinh trùng cao còn lượng tinh thanh ít (Lâm Quang Ngà, 1998). Tác dụng của tinh thanh: Tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy cho sự hoạt động của tinh trùng và chấm dứt trạng thái tiềm sinh. Rửa sạch niệu đạo, cung cấp môi trường cho tinh trùng vận động. Trung hòa pH âm đạo và tạo điều kiện thuận lợi giúp tinh trùng tiến đến trứng. 9 2.2.3. Chức năng của dịch hoàn phụ Chức năng quan trọng nhất của dịch hoàn phụ là nơi cư trú của tinh trùng trong thời gian đợi phóng tinh. Tại dịch hoàn phụ, tinh trùng không chỉ cư trú thuần túy mà còn tiếp tục lớn lên về kích thước nhờ các chất dinh dưỡng tiết ra ở dịch hoàn phụ cũng như tăng khả năng sống, vận động và thụ tinh của nó. Thực tế, môi trường dịch hoàn phụ có đủ điều kiện cho tinh trùng sống và phát triển; nghĩa là tinh trùng ở đây để thành thục hoàn toàn. Môi trường dịch hoàn phụ chứa nồng độ H+ cao gấp 10 lần ở trong dịch hoàn (ống sinh tinh), kìm hãm tốt khả năng vận động và kéo dài thời gian sống của tinh trùng. Ngoài ra, các chất điện giải, áp suất CO2 , nhiệt độ cũng thấp hơn nhiệt của cơ thể cũng như ở dịch hoàn. Tất cả các điều kiện trên giúp cho tinh trùng ở trạng thái ít hoạt động hoặc không hoạt động, kết quả tinh trùng ít bị tiêu hao năng lượng và sống được lâu hơn. Trong trường hợp không có điều kiện xuất tinh thì tinh trùng có thể sống được ở dịch hoàn phụ đến 12 tháng mà vẫn có khả năng thụ thai. Tuy nhiên, nếu tinh trùng sống quá lâu trong dịch hoàn phụ thì nó sẽ thay đổi về hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lý, giảm sức sống và khả năng thụ thai, cuối cùng sẽ thoái hóa dần và chết ở dịch hoàn phụ. Tinh trùng dịch chuyển được trong dịch hoàn phụ nhờ dịch lỏng trong môi trường của nó và sự rung động của các tiêm mao biểu mô vách ống. Khi tinh trùng qua phần cuối của dịch hoàn phụ, vách của nó tiết ra chất lipoprotein mang điện tích âm tạo thành một màng mỏng bao lấy tinh trùng làm cho nó tăng sức đề kháng một số môi trường bất lợi như axít, muối cũng như các chất hóa học khác. Thí nghiệm cho thấy rằng nếu lấy tinh trùng ở đoạn đầu của dịch hoàn phụ đưa ra khỏi cơ thể thú thì nó sẽ chết sau vài giờ nhưng nếu lấy ở phần cuối của dịch hoàn phụ thì nó có thể sống được vài ngày. Vì màng lipoprotein mang điện tích âm bao quanh tinh trùng nên nó còn giúp cho các tinh trùng không bị dính kết với nhau vì mật độ tinh trùng rất cao trong tinh dịch cũng như trong đường sinh dục cái khi phối giống. 10 2.2.4. Chức năng của các tuyến sinh dục phụ Chất tiết của tuyến sinh dục phụ đóng góp ¾ lượng tinh thanh trong mỗi lần xuất tinh. 2.2.4.1. Tuyến cầu niệu đạo (cowper’s gland) Chất tiết của tuyến này có tính nhớt, là dạng dịch thể keo có chứa globulin. Dưới tác dụng của enzyme vezikinase, dịch này kết thành khối keo phèn (tapioca) có tác dụng hút nước rất mạnh. Vì vậy, keo phèn này tạo thành cái nút ở cổ tử cung ngăn không cho tinh trùng chảy ra ngoài trong giao phối trực tiếp đồng thời người ta cũng nhanh chóng lọc bỏ chất này trong thụ tinh nhân tạo vì nó gây tắc nghẽn ống dẩn tinh, ảnh hưởng đến số lượng và sức sống của tinh trùng. Ngoài ra trong chất tiết này còn chứa gamaglobulin, là chất chống vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào đường sinh dục thú cái cũng như chứa fructose, các hormon peptid hoặc các chất tương tự (Nguyễn Tấn Anh – Nguyễn Quốc Đạt, 1997). 2.2.4.2. Tuyến tiền liệt (prostate gland) Dịch tiết của tuyến tiền liệt có mùi hăng đặc trưng, màu trong suốt, pH trung tính hay kiềm yếu, có chứa nhiều protein để hấp thu CO2 trong môi trường của niệu đạo, lượng dịch tiết nhiều và tham gia vào thành phần của tinh dịch. Ngoài ra, dịch tiết còn chứa nồng độ cao các ion Zn, Ca, Mg…và spermin. Ion Zn giúp cho tinh thanh có khả năng diệt khuẩn và làm ổn định các nucleoprotein của ADN tinh trùng (Nguyễn Tấn Anh – Nguyễn Quốc Đạt, 1997). Theo Bergstrom 1960, dẫn liệu Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện 1992, tuyến này còn có chức năng nội tiết, tiết hormon dưới dạng prostaglandin F2α tham gia vào thành phần tinh dịch của gia súc và có chức năng sinh lý sau: trong thành phần của tinh dịch chất này làm tăng co thắt cơ trơn ống dẩn tinh, xoang chứa tinh và cơ trơn niệu đạo để thực hiện việc phóng tinh, giúp cho tinh dịch được đẩy vào đường sinh dục cái với tốc độ cao. Khi theo tinh dịch vào đường sinh dục thú cái, chất này cũng làm cơ tử cung co bóp mãnh liệt để đẩy nhanh tinh trùng vào sâu trong đường sinh dục cái. Vì vậy, trong thụ tinh nhân tạo cũng nên chú ý bổ sung thêm prostaglandin F2α vào thành phần của tinh dịch nhằm nâng cao tỷ lệ thụ thai. 11 2.2.4.3 Tuyến tinh nang (vesicular gland) Là tuyến lớn nhất trong 3 tuyến sinh dục phụ. Chất tiết của tuyến tinh nang có tác dụng cung cấp năng lượng và giúp tinh trùng vận động như fructose, prostaglandin F2α, axit amin, protein. Ngoài ra, nó còn cung cấp một số chất khác nữa như axit citric, natri, kali, lipit, gamaglobulin…làm môi trường đệm cho tinh trùng và trung hòa pH ở âm đạo, tạo điều kiện cho tinh trùng đi qua cũng như chống được một số vi khuẩn xâm nhập vào đường sinh dục cái. Như vậy trong thời gian phóng tinh, các tuyến sinh dục phụ tiết các chất bổ sung để tạo nên tinh dịch hoàn chỉnh. Các chất tiết này cung cấp năng lượng, bổ sung nhiều chất điện giải góp phần chấm dứt trạng thái tiềm sinh cũng như dưỡng tinh trùng trong đường sinh dục cái. 2.2.5. Những đặc tính của tinh trùng 2.2.5.1. Đặc tính sinh lý Quá trình sống và hoạt động của tinh trùng liên quan đến đặc điểm chuyển hoá của nó: đó là hô hấp yếm khí, hô hấp hiếu khí và quá trình phân giải đường glucose, fructose. Hô hấp yếm khí: diễn ra chủ yếu trong giai đoạn tinh trùng sống ở dịch hoàn phụ và ống dẫn tinh. Trong điều kiện môi trường thiếu oxy, tinh trùng tiến hành quá trình phân giải đường fructose với sự tham gia của enzyme hexokinase phosphatase để giải phóng năng lượng dưới dạng ATP và axit lactic. Hệ số phân giải fructose là số miligam fructose của 109 tinh trùng tiêu thụ trong 1 giờ ở 370C. Theo Mann, hệ số này trung bình ở heo là 2 mg. Axit lactic sinh ra trong quá trình phân giải đường vừa kéo dài thời gian sống của tinh trùng (nếu có nồng độ thấp) vì nó ức chế hoạt động của tinh trùng đồng thời nếu nồng độ cao sẽ làm cho tinh trùng chết hàng loạt. Trong môi trường dịch hoàn phụ và ống dẫn tinh, người ta thấy vừa thiếu đường vừa thiếu oxy và nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chung của cơ thể gia súc khoảng 450C. Vì vậy tinh trùng sống được lâu hơn (12 tháng) so với đưa ra ngoài hay phóng vào đường sinh dục cái giàu oxy và giàu chất dịch chứa đường. 12 Hô hấp hiếu khí: xảy ra trong giai đoạn tinh trùng được phóng vào đường sinh dục cái hoặc trong khai thác bảo quản tinh dịch. Giai đoạn này tinh trùng hô hấp bằng việc trao đổi 02 với C02, phân giải đường glucose cũng như một số hydratcacbon khác và axit lactic có trong tinh dịch (sản phẩm của hô hấp yếm khí hay phân giải đường fructose). Trong môi trường đường sinh dục cái, đặc biệt là giai đoạn động dục và rụng trứng có đủ điều kiện thuận lợi cho tinh trùng hô hấp hiếu khí. Vì lúc này đường sinh dục cái có sự tăng sinh và mở rộng lòng ống cũng như sự dãn mạch máu ở tử cung và âm đạo nên lượng máu đến đây nhiều do đó cung cấp nhiều O2 và glucose. Hệ số hô hấp của tinh trùng được tính bằng microlit (μl) O2 tiêu hao trong 1 giờ của 100.000 tinh trùng ở 370C. Hệ số này trung bình ở gia súc khoảng 1020 μl. Thành phần axit lactic thải vào môi trường tinh dịch ở giai đoạn hô hấp yếm khí được sử dụng làm năng lượng cho tinh trùng hoạt động nhờ oxy hóa nó trong giai đoạn hô hấp hiếu khí. 2.2.5.2. Tính hướng về ánh sáng Khi nhỏ giọt tinh dịch lên lame kính nửa sáng nửa tối, ta thấy đa số tinh trùng di chuyển về phía sáng. 2.2.5.3. Tính tiếp xúc Tinh trùng thường tiếp xúc với bọt khí, bụi, cát, vật lạ…Vì vậy khi gặp trứng, tinh trùng sẽ vây xung quanh và xâm nhập vào trong trứng để tiến hành thụ tinh. 2.2.5.4. Đặc tính chạy ngược dòng Sự vận động của tinh trùng là định hướng và tiến thẳng. Với sự vận động hay tính chạy ngược dòng này mà tinh trùng gặp được trứng khi đi ngược dòng dịch tiết đường sinh dục cái của gia súc ở giai đoạn động dục và rụng trứng. Tốc độ và khả năng vận động của tinh trùng phụ thuộc vào mức độ thành thục, tuổi và môi trường mà nó vận động. Tốc độ vận động của tinh trùng một số loài:ngựa 5mmphút, bò 4mmphút, thỏ 2mmphút và chó 2mmphút (Trần Cừ, 1975; dẫn liệu của Nguyễn Hữu Duệ, 2004). 13 2.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng 2.2.6.1. Nhiệt độ bảo quản Nhiệt độ bảo quản ảnh hưởng đến sự hoạt động cũng như sức sống của tinh trùng, chúng có quan hệ với nhau. Ở 5150C tinh trùng hoạt động kém nên ít mất năng lượng và sống lâu hơn. Tinh trùng hoạt động tối ưu ở 370C, khi nhiệt độ tăng dần tinh trùng cũng tăng hoạt động làm cho chúng tiêu hao năng lượng dự trữ nhanh dẩn đến giảm sức sống (nhiệt độ tăng hoạt tính enzyme trao đổi chất tăng), (nguồn Lâm Quang Ngà, 1998). Tuy nhiên, nhiệt độ hạ xuống dưới 5150C (thậm chí đến 00C) tinh trùng không chết mà chỉ ngừng hoạt động và rơi vào trạng thái tiềm sinh, sau đó tăng dần nhiệt độ đến 370C thì hoạt động của tinh trùng được khôi phục trở lại vì nhiệt độ không làm chết enzyme mà chỉ kìm hãm hoạt tính của nó. Và khi tăng nhiệt độ từ trạng thái tiềm sinh đến nhiệt độ tối ưu mà xảy ra đột ngột thì tinh trùng cũng giảm sức sống và sức vận động vì tăng nhiệt độ đột ngột gây stress đối với tinh trùng. Đây là cơ sở sinh lý quan trọng trong việc bảo quản tinh dịch ở nhiệt độ thấp (nguồn Lê Văn Thọ – Đàm Văn Tiện, 2002). 2.2.6.2. Nước Tinh trùng rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu, nó sẽ bị chết rất nhanh nếu áp suất thẩm thấu quá thấp hoặc quá cao. Áp suất thẩm thấu là yếu tố đảm bảo cho hình dạng và thể tích của tinh trùng được ổn định nên tinh trùng mới thực hiện được chức năng của nó. Cho nên nước tiêu độc hay nước cất đều làm cho đầu tinh trùng phình to ra, tinh trùng lắc lư tại chổ rồi chết. Do đó, trong các cơ sở áp dụng thụ tinh nhân tạo thì các bình, lọ chứa tinh dịch phải đảm bảo khô sạch và tiệt trùng. 2.2.6.3. Độ pH Trong cùng điều kiện nhiệt độ nhưng độ pH khác nhau, sự vận động của tinh trùng cũng khác nhau vì độ pH cũng ảnh hưởng tới hệ thống enzyme trao đổi chất của tinh trùng. 14 Độ pH của tinh dịch heo trong khoảng axit yếu 6,76,9 hay khoảng kiềm yếu 7,2 7,6. Trong môi trường axit yếu, tinh trùng ít vận động nên sức sống kéo dài, vì vậy muốn bảo quản tinh dịch lâu cần chú ý điều chỉnh độ pH của môi trường bảo quản sao cho thích hợp. Trong kỹ thuật bảo quản tinh dịch, người ta thường dùng bicacbonat để điều chỉnh độ pH của môi trường vì muối này ít ảnh hưởng xấu đến tinh trùng (nguồn Lê Văn Thọ – Đàm Văn Tiện, 2002). 2.2.6.3. Ánh sáng Dưới ánh sáng trực tiếp, tinh trùng dễ bị tiêu diệt. Do đó nên sử dụng chai chứa tinh có màu tối. 2.2.6.4. Các chất hóa học Tinh trùng rất mẫn cảm với các chất hóa học, nhất là các chất có tính sát trùng như alcool 5%, thuốc tím 4%, crezyl 3%, formol…vốn không có trong môi trường tinh dịch. Vì vậy việc vệ sinh dụng cụ lấy tinh, pha chế tinh cũng như lọ chứa tinh dịch là hết sức cần thiết để hạn chế các tác dụng có hại của hóa chất đối với tinh trùng. 2.2.6.5. Không khí, sóng lắc và khói thuốc Trong không khí có chứa O2 làm tinh trùng tăng hoạt động do đó làm giảm sức sống của tinh trùng. Sóng lắc làm cho sự liên kết giữa đầu và đoạn cổ đuôi của tinh trùng dễ bị tách rời vì ở đó chúng đựơc liên kết một cách lỏng lẻo. Để tránh sóng lắc khi vận chuyển tinh dịch thì phải đảm bảo dụng cụ chứa tinh dịch đầy trước khi đóng nắp nhằm tránh gây chết tinh trùng. Trong khói thuốc có H2S và một số chất khác ảnh hưởng xấu đến sức sống của tinh trùng. 2.2.6.6. Vật dơ bẩn và vi trùng Trong 1ml tinh dịch có 13.000 vi khuẩn thì tinh dịch đó coi như nhiễm khuẩn nặng (dẫn liệu Trần Thanh Phong, 2003). Vì vậy không nên sử dụng tinh dịch này để phối giống vì ảnh hưởng xấu đến heo mẹ và đời con. 15 Độ nhiễm khuẩn cao của tinh dịch sẽ gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục của thú cái làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, số con trong lứa, trọng lượng sơ sinh và sức sống của đàn con (theo C.Cerchuk, dẩn liệu Nguyễn Đại Nam, 2005) Như vậy, sức sống của tinh trùng khi phối giống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ thai. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sức đề kháng với bệnh tật của đời con. Vì vậy, việc kiểm tra phẩm chất tinh dịch thường xuyên là cần thiết trong công tác thụ tinh nhân tạo vì ngoài ý nghĩa nâng cao tỷ lệ thụ thai và sức sống của đời con, nó còn giúp kiểm tra khả năng làm việc của đực giống cũng như điều chỉnh môi trường bảo quản tinh dịch thích hợp. 2.2.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch 2.2.7.1 Yếu tố dinh dưỡng Dinh dưỡng hay thức ăn là yếu tố hết sức quan trọng đối với sức khỏe con vật cũng như đối với sản lượng và thành phần của tinh dịch. Bởi vì thức ăn tốt sẽ là nguồn vật liệu cung cấp cho quá trình hình thành tinh trùng và các chất tiết của tuyến sinh dục phụ được đảm bảo, lượng và thành phần của tinh dịch đều tốt. Nếu xáo trộn dinh dưỡng dẫn đến sinh lý, sinh hóa bị xáo trộn làm ảnh hưởng đến phẩm chất tinh. Do đó, cần đảm bảo khẩu phần thức ăn cho đực giống cân đối về năng lượng, protein, vitamin, khoáng chất… Chất đạm: phải cân đối được đạm động vật và thực vật để cân bằng các axit amin thiết yếu. Ngoài ra, chất đạm đầy đủ giúp gia súc phát triển cân đối đồng thời bản thân chất đạm cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng trong quá trình hình thành nhân bào của tinh trùng, đưa đến sự phát triển và thành thục nhanh chóng. Yêu cầu chất đạm đối với đực giống là 1416%. Chất béo: đóng vai trò quan trọng trong việc hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Nếu thiếu sẽ làm giảm năng lực thụ thai. Nếu thừa sẽ gây mập thú, thú hoạt động chậm chạp và giảm khả năng hưng phấn của đực giống khi khai thác tinh. 16 Vitamin A: ảnh hưởng chung đến sức khỏe của thú, nó giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ biểu mô của cơ quan sinh dục, giúp đực giống hăng tính dục cũng như tăng số lượng và hoạt lực của tinh trùng. Nếu thiếu, tế bào ống sinh tinh sẽ bị thoái hóa nên số lượng tinh trùng giảm và không hoạt động được. Vitamin D: đảm bảo cho sự cân bằng chuyển hóa và tổng hợp Ca, P trong cơ thể thú, giúp cơ thể cứng cáp. Thiếu vitamin D sẽ làm giảm sản lượng tinh trùng, tuổi sử dụng đực giống giảm và có thể gây nguy hiểm cho người khai thác tinh. Vitamin E: cần thiết cho sự sinh sản, góp phần tăng nồng độ tinh trùng và thể tích của tinh dịch. Nếu thiếu vitamin E, thú đực sản suất ít tinh trùng và tinh trùng có sức sống kém, khả năng thụ thai thấp (nguồn Võ Văn Ninh, 2001). Mangan (Mn): góp phần tham gia hoạt hóa các enzyme biến dưỡng lipid, glucid, protein, axit nhân và chuyển hóa năng luợng. Nếu thiếu, thú chậm lớn, chân yếu, các khớp phì đại, thú đực giảm tính hăng và phẩm chất tinh dịch. Iốt (I2): là loại vi khoáng cần thiết cho nhiều loài động vật. Là thành phần cấu tạo của kích thích tố tuyến giáp trạng, giữ vai trò điều hòa cường độ trao đổi chất trong cơ thể. Thiếu iốt, heo đực giống sẽ giảm tính hăng, phẩm chất tinh dịch kém và khả năng thụ thai thấp (nguồn Võ Văn Ninh, 2001). 2.2.7.2. Loài, giống Bảng 2.5: Dung lượng tinh dịch, nồng độ tinh trùng và tích VAC của một số lòai (theo Milovanop) Gia Súc Dung lượng (ml) Nồng độ (109 ttml) Tích VAC (109 ttll) Bình quân Nhiều nhất Bình quân Nhiều nhất Bình quân Nhiều nhất Heo 200 400 1000 0,1 0,2 1 20 80 100 Bò 4 5 15 1 2 6 4 10 30 Cừu 1 2 3,5 2 5 8 2 10 18 17 Bảng 2.6: Dung lượng tinh dịch của heo heo đực nội và heo đực ngọai Giống Đực nội Đực ngoại Loại heo Hậu bị Trưởng thành Hậu bị Trưởng thành V (ml) 50 – 80 > 100 80 150 250 400 (theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh, 1993) Qua các bảng trên cho thấy rằng, phẩm chất tinh dịch hay lượng và thành phần tinh dịch của các loài gia súc khác nhau khá rõ, thậm chí các giống khác nhau cũng có kết quả khác nhau. Sự khác nhau này là do ảnh hưởng của vốn gen trong quá trình sinh tổng hợp các thành phần cấu tạo của tinh dịch, đặc biệt là dịch tiết của các tuyến sinh dục phụ. Như vậy, đặc điểm của giống loài ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch. 2.2.7.3. Tuổi Phần lớn thú đực thành thục trong giai đoạn 58 tháng tuổi. Giai đoạn này tinh trùng đã được sản sinh nhưng các đặc tính của tinh trùng chưa được hoàn thiện và khả năng thụ thai chưa cao. Theo Võ Văn Ninh (2001), thể tích tinh dịch và mật độ tinh trùng tăng dần theo lứa tuổi và gắn liền với sự hoàn chỉnh của các cơ quan sinh dục, hormon. Quá trình tạo tế bào sinh dục của đực giống tăng cao khi được 23 năm tuổi rồi sau đó giảm dần. Quan sát trên giống heo Yorkshire Large White của Đặng Đình Thông – trạm thụ tinh nhân tạo Hà Nội: Bảng 2.7: Sự biến động phẩm chất tinh dịch theo thời gian sử dụng Tuổi V(ml) A C (106 ttlần) R VAC (109 ttlần) K 12 2,53,5 45 185 261 284 0,85 0,84 0,81 286 242 176 4200 3400 2800 46,5 41,8 40,6 7 8 10 (nguồn Nguyễn Thanh Hậu, 2004) 2.2.7.5. Thời tiết và khí hậu Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm tính thèm ăn, giảm khả năng thụ tinh và ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch của gia súc. Heo dễ mẫn cảm với nhiệt độ, 18 nhiệt độ cao trên 270C gây ra stress nhiệt và thời gian kéo dài từ 2 – 6 tuần sẽ làm giảm dung lượng tinh dịch, kỳ hình cao, sức kháng thấp, hoạt lực giảm (hội nghị thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn công nghiệp). Với heo, nên khống chế nhiệt độ chuồng nuôi ở 16 – 220C, ẩm độ 65 – 75% là thích hợp. Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) nghiện cứu trên hai giống heo nội và heo ngoại đã cho thấy nồng độ tinh trùng biến động theo mùa. Bảng 2.8: Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa Giống heo Nồng độ tinh trùng (106 ttml) Mùa đông xuân Mùa hè thu Heo nội Heo ngoại 30 – 50 200 – 300 20 – 30 150 – 200 Ánh sáng: đối với heo đực giống thường chiếu sáng trung bình 10 – 12 giờngày với cường độ chiếu sáng 250 lux. Nếu nuôi trong tối sẽ làm cho thể tích tinh dịch và nồng độ tinh trùng giảm, tinh trùng kỳ hình tăng. 2.2.7.4. Chăm sóc quản lý Chuồng nuôi: phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng, thoáng mát và có sân chơi. Thú đực thành thục tính dục nên nhốt riêng 1 conô nhằm tránh cắn nhau, nhảy chồm lên nhau dẩn đến tổn thương chân móng. Vận động: việc vận động đối với đực giống là cần thiết nhằm tăng cường trao đổi chất và sự hăng tính dục đồng thời giúp đực giống có được cơ thể rắn chắc và chân, móng khỏe. Nên cho heo vận động 30 phútngày vào lúc sáng sớm hay chiều mát, tránh cho heo vận động khi mới ăn no. Bệnh tật: một số bệnh truyền nhiễm có thể lây qua giao phối, lấy tinh… cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe củ nọc giống và phẩm chất tinh dịch. Nên định kỳ xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán các bệnh nguy hiểm như sẩy thai truyền nhiễm, xoắn khuẩn, giả dại… 19 Chu kỳ lấy tinh: sử dụng hợp lý đực giống nhưng khoảng cách giữa hai lần khai thác tinh phải vừa phải, hợp với thời gian cần thiết để hình thành và thành thục tinh trùng thì thể tích và phẩm chất tinh dịch mới tốt được. Nếu khai thác tinh với cường độ cao, khoảng cách giữa hai lần phóng tinh ngắn thì trước tiên thể tích tinh dịch giảm rõ rệt, sau đó đến chất lượng tinh trùng giảm. Đối với đực giống quá lâu mới khai thác tinh thì lượng tinh dịch ở lần đầu khai thác trở lại tuy nhiều nhưng phẩm chất tinh dịch giảm, cụ thể là tinh trùng kỳ hình tăng và hoạt lực tinh giảm. Theo giáo trình của Lâm Quang Ngà (1998), chu kỳ khai thác tinh đối với đực giống dưới một năm tuổi: 12 lầntuần, đực giống trên một năm tuổi: 23 lầntuần. Bảng 2.9: Sự biến đổi phẩm chất tinh dịch theo khoảng cách giữa 2 lần lấy tinh Khoảng cách lấy tinh Chỉ tiêu 4 ngày 2 ngày Hằng ngày Dung lượng (ml) Nồng độ (106ttml) Tổng số tinh trùnglần lấy (109) Tổng số tinh trùng di độnglần lấy (109) % tinh trùng bình thường 278,62 317,09 74,72 54,69 93 226,28 281,35 53,3 41,09 97,3 158,82 183,59 27,07 19,73 84,5 Kỹ thuật lấy tinh: ảnh hưởng lớn đến thể tích cũng như phẩm chất tinh dịch. Khai thác tinh không đúng kỹ thuật, không am hiểu tính tình của thú đực sẽ làm giảm sản lượng tinh dịch đáng kể. Vì vậy, trong việc khai thác tinh dịch đòi hỏi kỹ thuật viên phải đảm bảo các yếu tố trên cùng với việc hạn chế thay đổi người khai thác tinh. Hiện nay thường dùng hai biện pháp khai thác tinh sau: Phương pháp khai thác tinh dịch bằng tay: đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kỹ thuật, kinh nghiệm thì mới nâng cao được sản lượng tinh dịch. Phương pháp khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả: theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993), nếu khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả, nhiệt độ trong lòng âm đạo lớn hơn 420C sẽ gây bỏng dương vật hay quy đầu làm cho đực giống sợ hãi, 20 nhảy khỏi giá và có thể ức chế phản xạ nhảy lần sau. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 400C sẽ không đủ kích thích cho phản xạ lấy tinh, đực giống thúc giá hoài, chóng mệt và dễ trở nên giận giữ. Như vậy, mổi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng cho nên cũng ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng và phẩm chất tinh dịch. 21 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT Thời gian: từ ngày 210407 đến ngày 210807. Địa điểm: tại một số hộ nuôi heo đực giống tại huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. 3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 12 đực giống dùng để gieo tinh nhân tạo ở huyện Gò Công Tây – tỉnh Tiền Giang với 3 nhóm giống heo: Landrace (L), Yorkshire (Y) và Duroc (D). Các giống chiếm tỉ lệ và có tháng tuổi như sau: Bảng 3.1: Tỉ lệ phân bố đàn đực giống Giống Số con Tỉ lệ (%) Nguồn gốc Landrace 4 33,33 Mỹ Yorkshire 4 33,33 Mỹ Duroc 4 33,33 Mỹ Bảng 3.2: Phân bố đàn đực giống theo tháng tuổi Tháng tuổi Giống 18 20 21 – 24 30 – 32 Tổng Landrace 2 1 1 4 Yorkshire 1 2 1 4 Duroc 1 1 2 4 Tổng 3 3 4 2 12 22 Mô tả cách khảo sát hàng ngày Sơ đồ phân bố các heo đực giống Chúng tôi tiến hành khảo sát ở một thị trấn và một xã thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang theo sơ đồ phân bố trên. Mỗi tháng chúng tôi lấy trung bình 36 mẫu để khảo sát tuần tự luân phiên như sau: Tháng 5: chia làm 4 tuần và mỗi đực lấy mẫu 3 lầntháng: + Tuần 1: lấy 9 mẫu ở hộ chăn nuôi số 1, 2, 3. + Tuần 2: lấy 9 mẫu ở hộ chăn nuôi số 4, 1, 2. + Tuần 3: lấy 9 mẫu ở hộ chăn nuôi số 3, 4, 1. + Tuần 4: lấy 9 mẫu ở hộ chăn nuôi số 2, 3, 4. Cách làm tương tự cho tháng 6, 7 và 8. Thị Trấn Vĩnh Bình Xã Bình Nhì Hộ chăn nuôi số 1 L687 L905 D570 Hộ chăn nuôi số 2 L2820 Y569 D687 Hộ chăn nuôi số 3 Hộ chăn nuôi số 4 Y2623 Y3086 D2417 L3024 Y3820 D5225 Huyện Gò Công Tây 23 Sau khi lấy tinh xong chúng tôi thực hiện kiểm tra họat lực và nồng độ tinh trùng bằng kính hiển vi ở độ phóng đại 100 – 400 lần tại trạm thú y huyện gò Công Tây. 3.3. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG ĐÀN ĐỰC GIỐNG KHẢO SÁT 3.3.1. Chuồng trại Tất cả đực giống được nuôi trong chuồng xây dựng bằng xi măng, vách làm bằng gạch, thiết kế theo kiểu một mái.Cửa chuồng làm bằng sắt, lắp đặt theo kiểu bán cố định. Về diện tích chuồng thì chưa đảm bảo có khoảng trống cho đực vận động. Tuy nhiên, nóc chuồng được lợp bằng lá và xung quanh chuồng thông thoáng, cho nên vào mùa nắng thì ít nóng, vào mùa mưa thì có tấm mủ che chắn nên tránh được mưa tạt gió lùa. Nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ nhằm hạn chế trơn trợt, đau chân và viêm khớp. Mỗi chuồng đều có hệ thống thoát phân và nườc tiểu; máng ăn, máng uống được lắp đặt phía trước. 3.3.2. Chăm sóc nuôi dưỡng Đực giống được cho ăn hai hoặc ba lần trong ngày tùy thuộc vào thể trọng của nọc. Ngoài ra, sau mỗi lần khai thác tinh, đực giống được bồi dưỡng hai quả trứng. Thức ăn chủ yếu là thức ăn của công ty Cargill, có thể bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất khi cần thiết. Bảng 3.3: Thành phần thức ăn dinh dưỡng của đực giống Năng lượng (Kcalkg) Đạm thô (%) Xơ thô (%) Ca (%) P (%) NaCl (%) Ẩm độ (%) 3000 15 6 0,8 – 1,5 0,7 0,2 – 0,7 14 24 Đực giống được tắm mát 1 lầnngày, riêng những ngày nắng nóng có thể tắm 2 lầnngày nhằm ổn định thân nhiệt và nhiệt độ chuồng. Chu kỳ khai thác tinh không quá dày hay quá thưa, trung bình đối với đực phối trực tiếp thì 1 lầnt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC HEO ĐỰC GIỐNG TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUƠI THUỘC HUYỆN

GỊ CƠNG TÂY – TỈNH TIỀN GIANG

Họ và tên sinh viên : LÝ KIM THÀNH

Niên khĩa : 2002-2007

Trang 2

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC HEO ĐỰC GIỐNG TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI THUỘC HUYỆN

GÒ CÔNG TÂY – TỈNH TIỀN GIANG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thành kính ghi ơn

Cha Mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục và hy sinh tất cả để con được như ngày hôm nay

Xin trân trọng cảm ơn

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống

Toàn thể quý Thầy Cô Khoa Khoa Học Cơ Bản, Bộ môn Mác – Lê nin, Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập và thời gian thực tập tốt nghiệp

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

ThS Lâm Quang Ngà đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm tạ

Bác sĩ thú y Nguyễn Phi Hùng, trưởng Trạm thú y huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang

Anh Lý Kim Nguyên, mạng lưới thú y địa phương

Cùng toàn thể các anh chị, cô chú tại Trạm và tại các hộ gia đình chăn nuôi heo đực giống ở huyện Gò Công Tây đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong thời gian thực hiện

đề tài

Xin cảm ơn

Tập thể lớp tại chức thú y 19 và những người bạn thân yêu đã cùng tôi chia sẽ biết bao buồn vui trong thời gian học tập tại trường và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

LÝ KIM THÀNH

Trang 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài được thực hiện từ ngày 21/04/2007 đến ngày 21/08/2007 tại các hộ chăn nuôi heo đực giống thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang với nội dung là khảo sát phẩm chất tinh dịch của các heo đực giống đang được nuôi tại một số hộ chăn nuôi nhằm có được cơ sở dữ liệu để chọn lọc và giữ lại những cá thể đực giống tốt có năng suất cao nhằm góp phần xây dựng đàn đực giống hiệu quả cho địa phương

Số liệu được thu thập từ 12 heo đực giống đang sử dụng để khai thác tinh thuộc

Dung lượng tinh dịch (V, ml)

- Về tháng: dung lượng tinh dịch trung bình của tháng: 6 (299,72) > 7 (292,36) >

8 (291,81) > 5 (284,72)

- Về giống: dung lượng tinh dịch trung bình của giống: Y (296,25) > D (294,06) >

L (286,15)

Hoạt lực tinh trùng

- Về tháng: hoạt lực tinh trùng trung bình của tháng: 6 (0,85) > 5 = 7 = 8 (0,84)

- Về giống: hoạt lực tinh trùng trung bình của giống: D (0,85) > L = D (0,84)

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách những từ viết tắt vii

Danh sách các bảng viii

Danh sách các biểu đồ x

Danh sách các đồ thị xi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GÒ CÔNG TÂY TỈNH TIỀN GIANG 3

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 3

2.1.1.1 Vị trí địa lý 3

2.1.1.2 Khí hậu 3

2.1.2 Tình hình chăn nuôi 4

2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.2.1 Sự thành thục về tính dục trên heo 4

2.2.2 Tinh dịch (semen) 5

2.2.2.1 Tinh trùng (spermatozoa) 6

2.2.2.2 Tinh thanh (seminal plasma) 8

2.2.3 Chức năng của dịch hoàn phụ 9

2.2.4 Chức năng của các tuyến sinh dục phụ 10

2.2.4.1 Tuyến cầu niệu đạo (cowper’s gland) 10

2.2.4.2 Tuyến tiền liệt (prostate gland) 10

Trang 6

2.2.4.3 Tuyến tinh nang (vesicular gland) 11

2.2.5 Những đặc tính của tinh trùng 11

2.2.5.1 Đặc tính sinh lý 11

2.2.5.2 Tính hướng về ánh sáng 12

2.2.5.3 Tính tiếp xúc 12

2.2.5.4 Đặc tính chạy ngược dòng 12

2.2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng 13

2.2.6.1 Nhiệt độ bảo quản 13

2.2.6.2 Nước 13

2.2.6.3 Độ pH 13

2.2.6.3 Ánh sáng 14

2.2.6.4 Các chất hóa học 14

2.2.6.5 Không khí, sóng lắc và khói thuốc 14

2.2.6.6 Vật dơ bẩn và vi trùng 14

2.2.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch 15

2.2.7.1 Yếu tố dinh dưỡng 15

2.2.7.2 Loài, giống 16

2.2.7.3 Tuổi 17

2.2.7.5 Thời tiết và khí hậu 17

2.2.7.4 Chăm sóc quản lý 18

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 21

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT 21

3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 21

3.3 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG ĐÀN ĐỰC GIỐNG KHẢO

SÁT 23

3.3.1 Chuồng trại 23

3.3.2 Chăm sóc nuôi dưỡng 23

3.3.3 Vệ sinh phòng bệnh 24

Trang 7

3.4.1.2 Xếp cấp ngoại hình 25

3.4.1.3 Xếp cấp sinh trưởng 25

3.4.1.4 Xếp cấp sinh sản 25

3.4.1.5 Xếp cấp tổng hợp cho đực làm việc 26

3.4.2 Kiểm tra phẩm chất tinh dịch 26

3.4.2.1 Thao tác chuẩn bị trước khi lấy tinh 26

3.4.2.2 Kỹ thuật lấy tinh 26

3.4.2.3 Kiểm tra tinh dịch bằng mắt thường 27

3.4.2.4 Kiểm tra tinh dịch bằng kính hiển vi 28

3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 30

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 31

4.1 KẾT QUẢ NHẬN XÉT TỔNG HỢP VỀ ĐIỂM VÀ CẤP CỦA ĐÀN NỌC 31

4.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH DỊCH QUA CÁC THÁNG KHẢO SÁT 32

4.2.1 Kết quả đánh giá và so sánh về dung lượng tinh dịch 32

4.2.2 Kết quả so sánh và nhận xét về hoạt lực của tinh trùng 38

4.2.3 Kết quả so sánh và nhận xét về nồng độ tinh trùng theo tháng và giống 43

4.2.4 Kết quả so sánh và nhận xét về tích VAC tinh dịch 49

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55

5.1 KẾT LUẬN 55

5.2 ĐỀ NGHỊ 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

PHỤ LỤC 58

Trang 8

CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

L : Giống heo Landrace

Y : Giống heo Yorkshire

D : Giống heo Duroc

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Số lượng gia súc, gia cầm từ năm 1999 – 2006 4

Bảng 2.2: Tuổi thành thục tính dục của một số loài 5

Bảng 2.3: Thành phần hóa học của tinh dịch heo 6

Bảng 2.4: Kích thước của tinh trùng một số loài gia súc 8

Bảng 2.5: Dung lượng tinh dịch, nồng độ tinh trùng và tích VAC của một số lòai 16

Bảng 2.6: Dung lượng tinh dịch của heo heo đực nội và heo đực ngọai 17

Bảng 2.7: Sự biến động phẩm chất tinh dịch theo thời gian sử dụng 17

Bảng 2.8: Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa 18

Bảng 2.9: Sự biến đổi phẩm chất tinh dịch theo khoảng cách giữa 2 lần lấy tinh 19

Bảng 3.1: Tỉ lệ phân bố đàn đực giống 21

Bảng 3.2: Phân bố đàn đực giống theo tháng tuổi 21

Bảng 3.3: Thành phần thức ăn dinh dưỡng của đực giống 23

Bảng 3.4: Qui định để đánh giá từng phần cơ thể 25

Bảng 3.5: Qui định tính điểm sinh sản của heo đực giống 26

Bảng 3.6: Thang điểm xếp cấp đực giống 26

Bảng 3.7: Thể tích và nồng độ tinh trùng của một số loài 27

Bảng 3.8: Thang điểm đánh giá hoạt động của tinh trùng 28

Bảng 3.9:Quy định phẩm chất tinh dịch được phép sử dụng của Nhà nước 30

Bảng 4.1:Điểm và cấp tổng hợp của từng đực giống 31

Bảng 4.2: Tỷ lệ (%) đạt cấp tổng hợp của đàn nọc khảo sát 31

Bảng 4.3: Kết quả về dung lượng tinh dịch trung bình theo tháng và theo nhóm giống 34

Bảng 4.4: Kết quả về dung lượng tinh dịch trung bình của từng cá thể đực giống qua các tháng khảo sát 35

Bảng 4.5: Kết quả về hoạt lực tinh trùng trung bình theo tháng và theo nhóm giống 39

Bảng 4.6: Kết quả về hoạt lực tinh trùng trung bình của từng cá thể đực giống qua các tháng khảo sát 40

Bảng 4.7: Kết quả về nồng độ tinh trùng trung bình theo tháng và theo nhóm giống 45

Bảng 4.8: Kết quả về nồng độ tinh trùng trung bình của từng cá thể nọc qua các tháng khảo sát 46

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 4.1: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng của từng giống 36

Biểu đồ 4.2: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng 36

Biểu đồ 4.3: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các giống 36

Biểu đồ 4.4: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng của từng giống 41

Biểu đồ 4.5: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng 41

Biểu đồ 4.6: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các giống 41

Biểu đồ 4.7: Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng của từng giống 47

Biểu đồ 4.8: Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng 47

Biểu đồ 4.9: Nồng độ tinh trùng trung bình qua các giống 47

Biểu đồ 4.10: Tích VAC tinh dịch trung bình qua các tháng của từng giống 53

Biểu đồ 4.11: Tích VAC tinh dịch trung bình qua các tháng 53

Biểu đồ 4.12: Tích VAC tinh dịch trung bình qua các giống 53

Trang 12

và ưu tiên hàng đầu

Trong chăn nuôi heo, đàn nọc giống có vai trò quan trọng trong việc gia tăng nhanh đàn giống, tạo ra thế hệ con tốt, chất lượng quày thịt cao, tăng trọng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp Để công tác giống được thực hiện tốt thì nhiệm vụ đầu tiên cần thiết và quan trọng là kiểm tra và đánh giá phẩm chất tinh dịch của đàn nọc giống Công việc này giúp nhà công tác giống biết được khả năng cho tinh của đực giống, chọn lọc và giữ lại những dòng giống có năng suất cao và kịp thời phát hiện, đưa ra biện pháp xử lý đối với các đực giống có phẩm chất tinh dịch xấu, khả năng sinh sản kém

Xuất phát từ nhu cầu trên và do nguyện vọng của chúng tôi, được sự đồng ý của

Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật – Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS Lâm Quang Ngà và

sự giúp đỡ của các anh chị em trong Trạm Thú Y Huyện Gò Công Tây – Tỉnh Tiền

Giang, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các heo đực giống tại một số hộ chăn nuôi thuộc huyện Gò Công Tây – tỉnh Tiền Giang”

Trang 13

- Đánh giá, giám định xếp cấp các nhóm nọc giống

- Đánh giá khả năng cho tinh và phẩm chất tinh dịch của các nhóm nọc giống

- Ghi nhận mức độ biến động phẩm chất tinh dịch qua các tháng khảo sát

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN 2.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GÒ CÔNG TÂY TỈNH TIỀN GIANG

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện gồm 16 xã, trong đó có 4 xã cù lao và thị trấn Vĩnh Bình Vị trí huyện được xác định: phía Bắc giáp tỉnh Long An và huyện Gò Công Đông, phía nam giáp tuyến sông Cửa Đại – tỉnh Bến Tre, phía tây giáp huyện Chợ gạo, phía đông giáp Thị

xã Gò Công và huyện Gò Công Đông

2.1.1.2 Khí hậu

Gò Công tây nằm trong khu vực khí hậu chung của miền Tây Nam Bộ, nhiệt độ cao và ổn định quanh năm Khí hậu chia ra hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Trang 15

Nhiệt độ trung bình của huyện là 26,80C, chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn từ 3 – 50C, nhiệt độ cao từ tháng 4 – 5 bình quân từ 28 – 300C và thấp nhất

Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện trong những năm gần đây cũng

có nhiều biến động đặc biệt là sau dịch cúm gia cầm

Bảng 2.1: Số lượng gia súc, gia cầm từ năm 1999 – 2006

- Bản thân cá thể đó sản sinh ra những tế bào sinh dục hoàn chỉnh có khả năng thụ thai (trứng và tinh trùng)

Trang 16

- Dưới tác động của các kích thích tố làm cho cơ quan sinh dục thứ cấp phát triển

và con vật có phản xạ về tính

Sự thành thục tính dục cũng có thể được định nghĩa chính xác hơn, đó là khi sự

sản xuất testosterone đạt đến mức khơi mào cho sự phát triển của các tế bào ống sinh

tinh, lúc đó tinh trùng được sản xuất ở ống sinh tinh của dịch hoàn và phát triển dần

đến hoàn thiện ở phó dịch hoàn khi thú đực trưởng thành tính dục (Crabo, 1986; dẫn

liệu của Đinh Thị Phương Quyên, 2002)

Khi trưởng thành về tính dục thú đực vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát dục Vì

vậy, không nên cho thú sinh sản ở lần lên giống đầu tiên đối với heo cái cũng như khai

thác tinh dịch trên heo đực

Tuổi thành thục tính dục đối với heo nội: 6-7 tháng, 30-80 kg; heo ngoại là 7-8

tháng, 120-130 kg Và tuổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, giống, dinh

dưỡng và thời tiết…

Bảng 2.2: Tuổi thành thục tính dục của một số loài (tháng)

Loài gia súc Tuổi thành thục Tuổi phối giống

Heo (giống ngoại) 5-8 9-12

(theo Nguyễn Văn Thành, 2004)

2.2.2 Tinh dịch (semen)

Tinh dịch là hổn hợp chất tiết được tiết ra từ dịch hoàn, phó dịch hoàn và các

tuyến sinh dục phụ Tinh dịch thường ở dạng lỏng, màu trắng đục và có mùi hăng đặc

trưng Hổn hợp này đựợc cấu tạo bởi hai thành phần chính gồm tinh trùng và tinh thanh

Trang 17

Bảng 2.3: Thành phần hóa học của tinh dịch heo (Đơn vị tính: mg%)

- Sự sinh sản và trưởng thành của tinh trùng: tinh trùng được sinh sản từ tế bào

sinh dục nguyên thủy (tinh nguyên bào) khi con đực thành thục về tính Tinh nguyên

bào qua hai lần phân chia tạo ra các tinh tử Tinh bào bậc I là những tinh nguyên bào

trưởng thành do kết quả của lần phân chia nguyên nhiễm Sau đó nó tiếp tục phân chia

giảm nhiễm lần thứ nhất để cho ra hai tế bào bằng nhau về kích thứơc gọi là tinh bào

bậc II Tinh bào bậc II được hình thành tiếp tục phân chia lần thứ hai, cuối cùng là tạo

ra được bốn tinh tử Các tinh tử này phát triển, biến đổi phức tạp qua nhiều quá trình

mà không kèm theo phân bào để trở thành tiền tinh trùng rồi tinh trùng hoàn chỉnh (Lê

Văn Thọ – Đàm Văn Tiện, 2002)

Trang 18

- Tinh trùng là tế bào sinh dục đực được hình thành trong ống sinh tinh của dịch hoàn gia súc Dưới kính hiển vi, tinh trùng đựơc cấu tạo bởi ba bộ phận:

Đầu: đầu tinh trùng gia súc hơi bằng, hình bầu dục, phần chóp chứa thể golgi tạo

nên thể đỉnh acrosome Thể này chứa enzyme hyaluronidase và neuraminidase có khả năng phân giải màng trứng, giúp tinh trùng xuyên được màng trứng đồng thời quyết định đến năng lực thụ thai của tinh trùng

Cổ: cổ tinh trùng là vùng tiếp giáp của đầu và đuôi tinh trùng Tại đó được cấu

tạo bởi các ty thể, chúng cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động Phần này liên kết với phần đầu tinh trùng một cách lỏng lẻo nên dễ bị đứt đuôi bởi tác động sóng lắc, nhiệt, hóa chất… làm tinh trùng không có khả năng thụ tinh hay giảm tỷ lệ thụ thai

Đuôi: đuôi tinh trùng gồm có ba đoạn:

+ Đoạn giữa: có 9 cặp vi ống ngoài xếp đồng tâm xung quanh 2 vi ống trung

tâm Nó được bao bọc bởi 9 sợi chắc dày tạo thành bó trục Bó trục được phủ bên ngoài bằng những ty thể xếp theo đường xoắn ốc (lò xo ty thể) Ty thể chứa các enzyme oxi hóa và oxiphosphoryl hóa Trong đoạn giữa chứa nhiều phospholipid giúp

dự trữ năng lượng Ty thể được xem là nguồn phát sinh năng lượng cần thiết cho sự hoạt động của tinh trùng (Nguyễn Hữu Duệ, 2004)

+ Đoạn chính: nó không được bao bọc bằng ty thể mà chỉ có bó trục ở giữa và

những sợi dây bên ngoài Hệ thống này được bao phủ bởi một vỏ bọc bằng những sợi chắc giúp duy trì sự ổn định cho các yếu tố co rút của đuôi

+ Đoạn chót đuôi: là phần tận cùng của đuôi và của những sợi vi ống

Trang 19

Bảng 2.4: Kích thước của tinh trùng một số loài gia súc (đơn vị: µm)

Loài Dài tổng số Đầu (dài x rộng x dày) Cổ thân Đuôi

44

80 33-35

34 (nguồn Lâm Quang Ngà và Trần Văn Dư, 1998)

2.2.2.2 Tinh thanh (seminal plasma)

Tinh thanh là những chất tiết của phó dịch hoàn và các tuyến sinh dục phụ Thể tích tinh thanh tiết ra phụ thuộc vào kích thứơc và tốc độ tiết của các tuyến sinh dục phụ Ở heo đực, phần lớn tinh thanh (55-70%) là chất tiết của tuyến tiền liệt, 20-26%

là của tuyến tinh nang, 15-18% là chất tiết của tuyến cowper, 2-3% là của dịch hoàn phụ

Tinh thanh được cấu tạo chủ yếu là nước (90-95%), còn lại là vật chất khô Trong vật chất khô của tinh thanh có 8,76% các chất có nguồn gốc hữu cơ và 0,9% là các chất vô cơ (Trần Tiến Dũng, Nguyễn Đình Long và Nguyễn Văn Thanh, 1971) Đối với gia súc giao phối ở cổ tử cung (ngựa, heo) thì lượng tinh thanh nhiều và nồng độ tinh trùng thấp Còn những thú giao phối ở âm đạo (bò, cừu) thì nồng độ tinh trùng cao còn lượng tinh thanh ít (Lâm Quang Ngà, 1998)

Tác dụng của tinh thanh:

- Tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy cho sự hoạt động của tinh trùng và chấm dứt trạng thái tiềm sinh

- Rửa sạch niệu đạo, cung cấp môi trường cho tinh trùng vận động

- Trung hòa pH âm đạo và tạo điều kiện thuận lợi giúp tinh trùng tiến đến trứng

Trang 20

2.2.3 Chức năng của dịch hoàn phụ

Chức năng quan trọng nhất của dịch hoàn phụ là nơi cư trú của tinh trùng trong thời gian đợi phóng tinh Tại dịch hoàn phụ, tinh trùng không chỉ cư trú thuần túy mà còn tiếp tục lớn lên về kích thước nhờ các chất dinh dưỡng tiết ra ở dịch hoàn phụ cũng như tăng khả năng sống, vận động và thụ tinh của nó

Thực tế, môi trường dịch hoàn phụ có đủ điều kiện cho tinh trùng sống và phát triển; nghĩa là tinh trùng ở đây để thành thục hoàn toàn Môi trường dịch hoàn phụ chứa nồng độ [H+] cao gấp 10 lần ở trong dịch hoàn (ống sinh tinh), kìm hãm tốt khả năng vận động và kéo dài thời gian sống của tinh trùng Ngoài ra, các chất điện giải, áp suất CO2 , nhiệt độ cũng thấp hơn nhiệt của cơ thể cũng như ở dịch hoàn Tất cả các điều kiện trên giúp cho tinh trùng ở trạng thái ít hoạt động hoặc không hoạt động, kết quả tinh trùng ít bị tiêu hao năng lượng và sống được lâu hơn Trong trường hợp không

có điều kiện xuất tinh thì tinh trùng có thể sống được ở dịch hoàn phụ đến 1-2 tháng

mà vẫn có khả năng thụ thai Tuy nhiên, nếu tinh trùng sống quá lâu trong dịch hoàn phụ thì nó sẽ thay đổi về hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lý, giảm sức sống và khả năng thụ thai, cuối cùng sẽ thoái hóa dần và chết ở dịch hoàn phụ

Tinh trùng dịch chuyển được trong dịch hoàn phụ nhờ dịch lỏng trong môi trường của nó và sự rung động của các tiêm mao biểu mô vách ống Khi tinh trùng qua phần cuối của dịch hoàn phụ, vách của nó tiết ra chất lipoprotein mang điện tích âm tạo thành một màng mỏng bao lấy tinh trùng làm cho nó tăng sức đề kháng một số môi trường bất lợi như axít, muối cũng như các chất hóa học khác Thí nghiệm cho thấy rằng nếu lấy tinh trùng ở đoạn đầu của dịch hoàn phụ đưa ra khỏi cơ thể thú thì nó sẽ chết sau vài giờ nhưng nếu lấy ở phần cuối của dịch hoàn phụ thì nó có thể sống được vài ngày Vì màng lipoprotein mang điện tích âm bao quanh tinh trùng nên nó còn giúp cho các tinh trùng không bị dính kết với nhau vì mật độ tinh trùng rất cao trong tinh dịch cũng như trong đường sinh dục cái khi phối giống

Trang 21

2.2.4 Chức năng của các tuyến sinh dục phụ

Chất tiết của tuyến sinh dục phụ đóng góp ¾ lượng tinh thanh trong mỗi lần xuất tinh

2.2.4.1 Tuyến cầu niệu đạo (cowper’s gland)

Chất tiết của tuyến này có tính nhớt, là dạng dịch thể keo có chứa globulin Dưới tác dụng của enzyme vezikinase, dịch này kết thành khối keo phèn (tapioca) có tác dụng hút nước rất mạnh Vì vậy, keo phèn này tạo thành cái nút ở cổ tử cung ngăn không cho tinh trùng chảy ra ngoài trong giao phối trực tiếp đồng thời người ta cũng nhanh chóng lọc bỏ chất này trong thụ tinh nhân tạo vì nó gây tắc nghẽn ống dẩn tinh,

ảnh hưởng đến số lượng và sức sống của tinh trùng

Ngoài ra trong chất tiết này còn chứa gama-globulin, là chất chống vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào đường sinh dục thú cái cũng như chứa fructose, các hormon

peptid hoặc các chất tương tự (Nguyễn Tấn Anh – Nguyễn Quốc Đạt, 1997)

2.2.4.2 Tuyến tiền liệt (prostate gland)

Dịch tiết của tuyến tiền liệt có mùi hăng đặc trưng, màu trong suốt, pH trung tính hay kiềm yếu, có chứa nhiều protein để hấp thu CO2 trong môi trường của niệu

đạo, lượng dịch tiết nhiều và tham gia vào thành phần của tinh dịch

Ngoài ra, dịch tiết còn chứa nồng độ cao các ion Zn, Ca, Mg…và spermin Ion

Zn giúp cho tinh thanh có khả năng diệt khuẩn và làm ổn định các nucleoprotein của ADN tinh trùng (Nguyễn Tấn Anh – Nguyễn Quốc Đạt, 1997)

Theo Bergstrom 1960, dẫn liệu Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện 1992, tuyến này còn có chức năng nội tiết, tiết hormon dưới dạng prostaglandin F2α tham gia vào thành phần tinh dịch của gia súc và có chức năng sinh lý sau: trong thành phần của tinh dịch chất này làm tăng co thắt cơ trơn ống dẩn tinh, xoang chứa tinh và cơ trơn niệu đạo để thực hiện việc phóng tinh, giúp cho tinh dịch được đẩy vào đường sinh dục cái với tốc

độ cao Khi theo tinh dịch vào đường sinh dục thú cái, chất này cũng làm cơ tử cung

co bóp mãnh liệt để đẩy nhanh tinh trùng vào sâu trong đường sinh dục cái Vì vậy, trong thụ tinh nhân tạo cũng nên chú ý bổ sung thêm prostaglandin F2α vào thành phần của tinh dịch nhằm nâng cao tỷ lệ thụ thai

Trang 22

2.2.4.3 Tuyến tinh nang (vesicular gland)

Là tuyến lớn nhất trong 3 tuyến sinh dục phụ Chất tiết của tuyến tinh nang có tác dụng cung cấp năng lượng và giúp tinh trùng vận động như fructose, prostaglandin

F2α, axit amin, protein Ngoài ra, nó còn cung cấp một số chất khác nữa như axit citric, natri, kali, lipit, gama-globulin…làm môi trường đệm cho tinh trùng và trung hòa pH ở

âm đạo, tạo điều kiện cho tinh trùng đi qua cũng như chống được một số vi khuẩn xâm

nhập vào đường sinh dục cái

Như vậy trong thời gian phóng tinh, các tuyến sinh dục phụ tiết các chất bổ sung

để tạo nên tinh dịch hoàn chỉnh Các chất tiết này cung cấp năng lượng, bổ sung nhiều chất điện giải góp phần chấm dứt trạng thái tiềm sinh cũng như dưỡng tinh trùng trong đường sinh dục cái

2.2.5 Những đặc tính của tinh trùng

2.2.5.1 Đặc tính sinh lý

Quá trình sống và hoạt động của tinh trùng liên quan đến đặc điểm chuyển hoá của nó: đó là hô hấp yếm khí, hô hấp hiếu khí và quá trình phân giải đường glucose, fructose

Hô hấp yếm khí: diễn ra chủ yếu trong giai đoạn tinh trùng sống ở dịch hoàn

phụ và ống dẫn tinh Trong điều kiện môi trường thiếu oxy, tinh trùng tiến hành quá trình phân giải đường fructose với sự tham gia của enzyme hexokinase phosphatase để giải phóng năng lượng dưới dạng ATP và axit lactic Hệ số phân giải fructose là số miligam fructose của 109 tinh trùng tiêu thụ trong 1 giờ ở 370C Theo Mann, hệ số này trung bình ở heo là 2 mg Axit lactic sinh ra trong quá trình phân giải đường vừa kéo dài thời gian sống của tinh trùng (nếu có nồng độ thấp) vì nó ức chế hoạt động của tinh trùng đồng thời nếu nồng độ cao sẽ làm cho tinh trùng chết hàng loạt

Trong môi trường dịch hoàn phụ và ống dẫn tinh, người ta thấy vừa thiếu đường vừa thiếu oxy và nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chung của cơ thể gia súc khoảng 4-50C Vì

Trang 23

Hô hấp hiếu khí: xảy ra trong giai đoạn tinh trùng được phóng vào đường sinh

dục cái hoặc trong khai thác bảo quản tinh dịch Giai đoạn này tinh trùng hô hấp bằng việc trao đổi 02 với C02, phân giải đường glucose cũng như một số hydratcacbon khác

và axit lactic có trong tinh dịch (sản phẩm của hô hấp yếm khí hay phân giải đường fructose)

Trong môi trường đường sinh dục cái, đặc biệt là giai đoạn động dục và rụng trứng có đủ điều kiện thuận lợi cho tinh trùng hô hấp hiếu khí Vì lúc này đường sinh dục cái có sự tăng sinh và mở rộng lòng ống cũng như sự dãn mạch máu ở tử cung và

âm đạo nên lượng máu đến đây nhiều do đó cung cấp nhiều O2 và glucose Hệ số hô hấp của tinh trùng được tính bằng microlit (µl) O2 tiêu hao trong 1 giờ của 100.000 tinh trùng ở 370C Hệ số này trung bình ở gia súc khoảng 10-20 µl Thành phần axit lactic thải vào môi trường tinh dịch ở giai đoạn hô hấp yếm khí được sử dụng làm năng lượng cho tinh trùng hoạt động nhờ oxy hóa nó trong giai đoạn hô hấp hiếu khí

đường sinh dục cái của gia súc ở giai đoạn động dục và rụng trứng

Tốc độ và khả năng vận động của tinh trùng phụ thuộc vào mức độ thành thục, tuổi và môi trường mà nó vận động Tốc độ vận động của tinh trùng một số loài:ngựa 5mm/phút, bò 4mm/phút, thỏ 2mm/phút và chó 2mm/phút (Trần Cừ, 1975; dẫn liệu của Nguyễn Hữu Duệ, 2004)

Trang 24

2.2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng

2.2.6.1 Nhiệt độ bảo quản

Nhiệt độ bảo quản ảnh hưởng đến sự hoạt động cũng như sức sống của tinh trùng, chúng có quan hệ với nhau Ở 5-150C tinh trùng hoạt động kém nên ít mất năng lượng và sống lâu hơn Tinh trùng hoạt động tối ưu ở 370C, khi nhiệt độ tăng dần tinh trùng cũng tăng hoạt động làm cho chúng tiêu hao năng lượng dự trữ nhanh dẩn đến giảm sức sống (nhiệt độ tăng hoạt tính enzyme trao đổi chất tăng), (nguồn Lâm Quang

Ngà, 1998)

Tuy nhiên, nhiệt độ hạ xuống dưới 5-150C (thậm chí đến 00C) tinh trùng không chết mà chỉ ngừng hoạt động và rơi vào trạng thái tiềm sinh, sau đó tăng dần nhiệt độ đến 370C thì hoạt động của tinh trùng được khôi phục trở lại vì nhiệt độ không làm chết enzyme mà chỉ kìm hãm hoạt tính của nó Và khi tăng nhiệt độ từ trạng thái tiềm sinh đến nhiệt độ tối ưu mà xảy ra đột ngột thì tinh trùng cũng giảm sức sống và sức vận động vì tăng nhiệt độ đột ngột gây stress đối với tinh trùng Đây là cơ sở sinh lý quan trọng trong việc bảo quản tinh dịch ở nhiệt độ thấp (nguồn Lê Văn Thọ – Đàm Văn Tiện, 2002)

2.2.6.2 Nước

Tinh trùng rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu, nó sẽ bị chết rất nhanh nếu áp suất thẩm thấu quá thấp hoặc quá cao Áp suất thẩm thấu là yếu tố đảm bảo cho hình dạng và thể tích của tinh trùng được ổn định nên tinh trùng mới thực hiện được chức năng của nó Cho nên nước tiêu độc hay nước cất đều làm cho đầu tinh trùng phình to

ra, tinh trùng lắc lư tại chổ rồi chết Do đó, trong các cơ sở áp dụng thụ tinh nhân tạo

thì các bình, lọ chứa tinh dịch phải đảm bảo khô sạch và tiệt trùng

2.2.6.3 Độ pH

Trong cùng điều kiện nhiệt độ nhưng độ pH khác nhau, sự vận động của tinh trùng cũng khác nhau vì độ pH cũng ảnh hưởng tới hệ thống enzyme trao đổi chất của

Trang 25

Độ pH của tinh dịch heo trong khoảng axit yếu 6,7-6,9 hay khoảng kiềm yếu 7,6 Trong môi trường axit yếu, tinh trùng ít vận động nên sức sống kéo dài, vì vậy muốn bảo quản tinh dịch lâu cần chú ý điều chỉnh độ pH của môi trường bảo quản sao cho thích hợp Trong kỹ thuật bảo quản tinh dịch, người ta thường dùng bicacbonat để điều chỉnh độ pH của môi trường vì muối này ít ảnh hưởng xấu đến tinh trùng (nguồn

7,2-Lê Văn Thọ – Đàm Văn Tiện, 2002)

2.2.6.5 Không khí, sóng lắc và khói thuốc

- Trong không khí có chứa O2 làm tinh trùng tăng hoạt động do đó làm giảm sức sống của tinh trùng

- Sóng lắc làm cho sự liên kết giữa đầu và đoạn cổ đuôi của tinh trùng dễ bị tách rời vì ở đó chúng đựơc liên kết một cách lỏng lẻo Để tránh sóng lắc khi vận chuyển tinh dịch thì phải đảm bảo dụng cụ chứa tinh dịch đầy trước khi đóng nắp nhằm tránh gây chết tinh trùng

- Trong khói thuốc có H2S và một số chất khác ảnh hưởng xấu đến sức sống của tinh trùng

Trang 26

Độ nhiễm khuẩn cao của tinh dịch sẽ gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục của thú cái làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, số con trong lứa, trọng lượng sơ sinh và sức sống của đàn con (theo C.Cerchuk, dẩn liệu Nguyễn Đại Nam, 2005)

Như vậy, sức sống của tinh trùng khi phối giống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ thai Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sức đề kháng với bệnh tật của đời con Vì vậy, việc kiểm tra phẩm chất tinh dịch thường xuyên là cần thiết trong công tác thụ tinh nhân tạo vì ngoài ý nghĩa nâng cao tỷ lệ thụ thai và sức sống của đời con, nó còn giúp kiểm tra khả năng làm việc của đực giống cũng như điều chỉnh môi trường bảo quản tinh dịch thích hợp

2.2.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch 2.2.7.1 Yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng hay thức ăn là yếu tố hết sức quan trọng đối với sức khỏe con vật

cũng như đối với sản lượng và thành phần của tinh dịch Bởi vì thức ăn tốt sẽ là nguồn vật liệu cung cấp cho quá trình hình thành tinh trùng và các chất tiết của tuyến sinh dục phụ được đảm bảo, lượng và thành phần của tinh dịch đều tốt Nếu xáo trộn dinh dưỡng dẫn đến sinh lý, sinh hóa bị xáo trộn làm ảnh hưởng đến phẩm chất tinh Do đó, cần đảm bảo khẩu phần thức ăn cho đực giống cân đối về năng lượng, protein, vitamin, khoáng chất…

- Chất đạm: phải cân đối được đạm động vật và thực vật để cân bằng các axit

amin thiết yếu Ngoài ra, chất đạm đầy đủ giúp gia súc phát triển cân đối đồng thời bản thân chất đạm cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng trong quá trình hình thành nhân bào của tinh trùng, đưa đến sự phát triển và thành thục nhanh chóng Yêu cầu chất đạm đối với đực giống là 14-16%

- Chất béo: đóng vai trò quan trọng trong việc hòa tan các vitamin tan trong dầu

như vitamin A, D, E, K Nếu thiếu sẽ làm giảm năng lực thụ thai Nếu thừa sẽ gây mập thú, thú hoạt động chậm chạp và giảm khả năng hưng phấn của đực giống khi khai

Trang 27

- Vitamin A: ảnh hưởng chung đến sức khỏe của thú, nó giữ vai trò quan trọng

trong việc bảo vệ biểu mô của cơ quan sinh dục, giúp đực giống hăng tính dục cũng như tăng số lượng và hoạt lực của tinh trùng Nếu thiếu, tế bào ống sinh tinh sẽ bị thoái hóa nên số lượng tinh trùng giảm và không hoạt động được

- Vitamin D: đảm bảo cho sự cân bằng chuyển hóa và tổng hợp Ca, P trong cơ

thể thú, giúp cơ thể cứng cáp Thiếu vitamin D sẽ làm giảm sản lượng tinh trùng, tuổi

sử dụng đực giống giảm và có thể gây nguy hiểm cho người khai thác tinh

- Vitamin E: cần thiết cho sự sinh sản, góp phần tăng nồng độ tinh trùng và thể

tích của tinh dịch Nếu thiếu vitamin E, thú đực sản suất ít tinh trùng và tinh trùng có sức sống kém, khả năng thụ thai thấp (nguồn Võ Văn Ninh, 2001)

- Mangan (Mn): góp phần tham gia hoạt hóa các enzyme biến dưỡng lipid,

glucid, protein, axit nhân và chuyển hóa năng luợng Nếu thiếu, thú chậm lớn, chân yếu, các khớp phì đại, thú đực giảm tính hăng và phẩm chất tinh dịch

- Iốt (I2): là loại vi khoáng cần thiết cho nhiều loài động vật Là thành phần cấu

tạo của kích thích tố tuyến giáp trạng, giữ vai trò điều hòa cường độ trao đổi chất trong

cơ thể Thiếu iốt, heo đực giống sẽ giảm tính hăng, phẩm chất tinh dịch kém và khả năng thụ thai thấp (nguồn Võ Văn Ninh, 2001)

Dung lượng (ml) Nồng độ (10 9 tt/ml) Tích VAC (10 9 tt/ll)

Bình quân Nhiều nhất Bình quân Nhiều

nhất

Bình quân Nhiều nhấtHeo 200 - 400 1000 0,1 - 0,2 1 20 - 80 100

Bò 4 - 5 1-5 1 - 2 6 4 - 10 30

Cừu 1 - 2 3,5 2 - 5 8 2 - 10 18

Trang 28

Bảng 2.6: Dung lượng tinh dịch của heo heo đực nội và heo đực ngọai

Loại heo Hậu bị Trưởng thành Hậu bị Trưởng thành

V (ml) 50 – 80 > 100 80 - 150 250 - 400

(theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh, 1993)

Qua các bảng trên cho thấy rằng, phẩm chất tinh dịch hay lượng và thành phần tinh dịch của các loài gia súc khác nhau khá rõ, thậm chí các giống khác nhau cũng có kết quả khác nhau Sự khác nhau này là do ảnh hưởng của vốn gen trong quá trình sinh tổng hợp các thành phần cấu tạo của tinh dịch, đặc biệt là dịch tiết của các tuyến sinh dục phụ Như vậy, đặc điểm của giống loài ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch

2.2.7.3 Tuổi

Phần lớn thú đực thành thục trong giai đoạn 5-8 tháng tuổi Giai đoạn này tinh trùng đã được sản sinh nhưng các đặc tính của tinh trùng chưa được hoàn thiện và khả năng thụ thai chưa cao

Theo Võ Văn Ninh (2001), thể tích tinh dịch và mật độ tinh trùng tăng dần theo lứa tuổi và gắn liền với sự hoàn chỉnh của các cơ quan sinh dục, hormon Quá trình tạo

tế bào sinh dục của đực giống tăng cao khi được 2-3 năm tuổi rồi sau đó giảm dần

Quan sát trên giống heo Yorkshire Large White của Đặng Đình Thông – trạm thụ tinh nhân tạo Hà Nội:

Bảng 2.7: Sự biến động phẩm chất tinh dịch theo thời gian sử dụng

7

8

10 (nguồn Nguyễn Thanh Hậu, 2004)

2.2.7.5 Thời tiết và khí hậu

Trang 29

nhiệt độ cao trên 270C gây ra stress nhiệt và thời gian kéo dài từ 2 – 6 tuần sẽ làm giảm dung lượng tinh dịch, kỳ hình cao, sức kháng thấp, hoạt lực giảm (hội nghị thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn công nghiệp) Với heo, nên khống chế nhiệt độ chuồng nuôi ở 16 – 220C, ẩm độ 65 – 75% là thích hợp Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) nghiện cứu trên hai giống heo nội và heo ngoại đã cho thấy nồng độ tinh trùng biến động theo mùa

Bảng 2.8: Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa

- Ánh sáng: đối với heo đực giống thường chiếu sáng trung bình 10 – 12

giờ/ngày với cường độ chiếu sáng 250 lux Nếu nuôi trong tối sẽ làm cho thể tích tinh dịch và nồng độ tinh trùng giảm, tinh trùng kỳ hình tăng

2.2.7.4 Chăm sóc quản lý

- Chuồng nuôi: phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng, thoáng mát và có sân chơi Thú

đực thành thục tính dục nên nhốt riêng 1 con/ô nhằm tránh cắn nhau, nhảy chồm lên

nhau dẩn đến tổn thương chân móng

- Vận động: việc vận động đối với đực giống là cần thiết nhằm tăng cường trao

đổi chất và sự hăng tính dục đồng thời giúp đực giống có được cơ thể rắn chắc và chân, móng khỏe Nên cho heo vận động 30 phút/ngày vào lúc sáng sớm hay chiều mát, tránh cho heo vận động khi mới ăn no

- Bệnh tật: một số bệnh truyền nhiễm có thể lây qua giao phối, lấy tinh… cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe củ nọc giống và phẩm chất tinh dịch Nên định kỳ xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán các bệnh nguy hiểm như sẩy thai truyền nhiễm, xoắn khuẩn, giả dại…

Trang 30

- Chu kỳ lấy tinh: sử dụng hợp lý đực giống nhưng khoảng cách giữa hai lần khai thác tinh phải vừa phải, hợp với thời gian cần thiết để hình thành và thành thục tinh trùng thì thể tích và phẩm chất tinh dịch mới tốt được Nếu khai thác tinh với cường độ cao, khoảng cách giữa hai lần phóng tinh ngắn thì trước tiên thể tích tinh dịch giảm rõ rệt, sau đó đến chất lượng tinh trùng giảm Đối với đực giống quá lâu mới khai thác tinh thì lượng tinh dịch ở lần đầu khai thác trở lại tuy nhiều nhưng phẩm chất tinh dịch giảm, cụ thể là tinh trùng kỳ hình tăng và hoạt lực tinh giảm

Theo giáo trình của Lâm Quang Ngà (1998), chu kỳ khai thác tinh đối với đực giống dưới một năm tuổi: 1-2 lần/tuần, đực giống trên một năm tuổi: 2-3 lần/tuần

Bảng 2.9: Sự biến đổi phẩm chất tinh dịch theo khoảng cách giữa 2 lần lấy tinh

Khoảng cách lấy tinh

93

226,28 281,35 53,3 41,09 97,3

158,82 183,59 27,07 19,73 84,5

- Kỹ thuật lấy tinh: ảnh hưởng lớn đến thể tích cũng như phẩm chất tinh dịch Khai thác tinh không đúng kỹ thuật, không am hiểu tính tình của thú đực sẽ làm giảm sản lượng tinh dịch đáng kể Vì vậy, trong việc khai thác tinh dịch đòi hỏi kỹ thuật viên phải đảm bảo các yếu tố trên cùng với việc hạn chế thay đổi người khai thác tinh Hiện nay thường dùng hai biện pháp khai thác tinh sau:

Phương pháp khai thác tinh dịch bằng tay: đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kỹ

thuật, kinh nghiệm thì mới nâng cao được sản lượng tinh dịch

Phương pháp khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả: theo Nguyễn Thiện và

Trang 31

nhảy khỏi giá và có thể ức chế phản xạ nhảy lần sau Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 400C sẽ không đủ kích thích cho phản xạ lấy tinh, đực giống thúc giá hoài, chóng mệt và dễ trở nên giận giữ

Như vậy, mổi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng cho nên cũng ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng và phẩm chất tinh dịch

Trang 32

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT

Thời gian: từ ngày 21/04/07 đến ngày 21/08/07

Địa điểm: tại một số hộ nuôi heo đực giống tại huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền

Giang

3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 12 đực giống dùng để gieo tinh nhân tạo ở

huyện Gò Công Tây – tỉnh Tiền Giang với 3 nhóm giống heo: Landrace (L), Yorkshire

(Y) và Duroc (D) Các giống chiếm tỉ lệ và có tháng tuổi như sau:

Trang 33

Mô tả cách khảo sát hàng ngày

Sơ đồ phân bố các heo đực giống

Chúng tôi tiến hành khảo sát ở một thị trấn và một xã thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang theo sơ đồ phân bố trên

Mỗi tháng chúng tôi lấy trung bình 36 mẫu để khảo sát tuần tự luân phiên như sau:

- Tháng 5: chia làm 4 tuần và mỗi đực lấy mẫu 3 lần/tháng:

+ Tuần 1: lấy 9 mẫu ở hộ chăn nuôi số 1, 2, 3

+ Tuần 2: lấy 9 mẫu ở hộ chăn nuôi số 4, 1, 2

+ Tuần 3: lấy 9 mẫu ở hộ chăn nuôi số 3, 4, 1

+ Tuần 4: lấy 9 mẫu ở hộ chăn nuôi số 2, 3, 4

số 3

Hộ chăn nuôi

Trang 34

Sau khi lấy tinh xong chúng tôi thực hiện kiểm tra họat lực và nồng độ tinh trùng bằng kính hiển vi ở độ phóng đại 100 – 400 lần tại trạm thú y huyện gò Công Tây

3.3 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG ĐÀN ĐỰC GIỐNG KHẢO SÁT

- Nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ nhằm hạn chế trơn trợt, đau chân và viêm khớp

- Mỗi chuồng đều có hệ thống thoát phân và nườc tiểu; máng ăn, máng uống được lắp đặt phía trước

3.3.2 Chăm sóc nuôi dưỡng

- Đực giống được cho ăn hai hoặc ba lần trong ngày tùy thuộc vào thể trọng của nọc Ngoài ra, sau mỗi lần khai thác tinh, đực giống được bồi dưỡng hai quả trứng

- Thức ăn chủ yếu là thức ăn của công ty Cargill, có thể bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất khi cần thiết

Bảng 3.3: Thành phần thức ăn dinh dưỡng của đực giống

Năng lượng

(Kcal/kg)

Đạm thô (%)

Xơ thô (%)

Ca (%)

P (%)

NaCl (%)

Ẩm độ (%)

3000 15 6 0,8 – 1,5 0,7 0,2 – 0,7 14

Trang 35

- Đực giống được tắm mát 1 lần/ngày, riêng những ngày nắng nóng có thể tắm

2 lần/ngày nhằm ổn định thân nhiệt và nhiệt độ chuồng

- Chu kỳ khai thác tinh không quá dày hay quá thưa, trung bình đối với đực phối trực tiếp thì 1 lần/tuần, đối với nọc lấy tinh thì 3 lần/ tháng

3.3.3 Vệ sinh phòng bệnh

- Chuồng nuôi đực giống được thường xuyên quét dọn và tẩy uế khử trùng (tối thiểu 4 lần/năm) Tuy nhiên, không phun nước rửa chuồng nhiều quá vì có thể ảnh hưởng xấu đến móng của con đực và làm giảm mùi đặc trưng để quyến rũ con cái

- Đực giống được tiêm phòng một số bệnh sau:

Hàng tháng tiêm ADE cho nọc giống

3.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

3.4.1 Giám định xếp cấp đàn đực khảo sát

3.4.1.1 Các bước chuẩn bị

- Nắm rõ lý lịch của từng đực giống: để thuận tiện cho việc xếp cấp đàn đực giống, chúng tôi tìm hiểu và nắm rõ lý lịch của từng đực giống bằng cách hỏi chủ nuôi

và thông qua sổ nhật ký chăn nuôi của các hộ

- Thành lập hội đồng giám định gồm các thành viên sau:

+ Cán bộ thú y địa phương: một người

+ Sinh viên thực tập: một người

- Thú được phê xét ở nơi phải đủ ánh sáng, bằng phẳng, cho thú đứng tự nhiên Chấm điểm cho từng chỉ tiêu rồi nhân với hệ số quy định tương ứng với chỉ tiêu, sau

đó căn cứ vào tổng số điểm để xếp cấp cho từng đực giống

- Xếp cấp theo TCVN 3666-89

Ngày đăng: 04/12/2017, 12:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997. Thụ tinh nhân tạo cho gia súc – gia cầm. NXB nông nghiệp Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thụ tinh nhân tạo cho gia súc – gia cầm
Nhà XB: NXB nông nghiệp Tp. HCM
2. Trần Văn Chính, 2004. Hướng dẫn thực tập phần mềm thống kê Minitab 13.0 for windows. Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực tập phần mềm thống kê Minitab 13.0 for windows
3. Trần Văn Chính, 2004. Giáo trình thực hành giống gia súc gia cầm. Khoa chăn Nuôi Thú Y, trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thực hành giống gia súc gia cầm
5. Nguyễn Viết Dũng, 2004. Khảo sát phẩm chất tinh dịch, khả năng sinh trưởng phát dục và sinh sản của các nhóm đực giống tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn. Luận văn tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát phẩm chất tinh dịch, khả năng sinh trưởng phát dục và sinh sản của các nhóm đực giống tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn
6. Trần Tiến Dũng, Nguyễn Đình Long và Nguyễn Văn Thanh, 1971. Sinh sản gia súc. NXB nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh sản gia súc
Nhà XB: NXB nông nghiệp Hà Nội
7. Nguyễn Thanh Hậu, 2004. Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các giống heo Landrace, Yorkshire và Duroc tại trại chăn nuôi heo tư nhân ở Long An.Luận văn tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các giống heo Landrace, Yorkshire và Duroc tại trại chăn nuôi heo tư nhân ở Long An
9. Võ Văn Ninh, 2001. Kỹ thuật chăn nuôi heo. Nhà xuất bản trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi heo
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
10. Lâm Quang Ngà và Trần Văn Dư, 1998. Bài giảng gieo tinh nhân tạo. Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng gieo tinh nhân tạo
12. Nguyễn Văn Thành, 2003. Giáo trình sản khoa gia súc. Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TpHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sản khoa gia súc
4. Trần Cừ, 1975. Dẫn liệu của Nguyễn Hữu Duệ (2004) Khác
8. Theo C. Cerchuk, dẫn liệu của Nguyễn Đại Nam (2005) Khác
11. Crabo, 1986. Dẫn liệu của Đinh Thị Phương Quyên (2002) Khác
13. Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh, 1993. Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w