HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT SỨC SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA GÀ HẬU BỊ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM ISA BROWN ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI TRẠI GÀ LÂM HỒNG ĐIỆP, H
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA GÀ HẬU BỊ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM ISA BROWN ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI TRẠI GÀ LÂM HỒNG ĐIỆP, HUYỆN HÀM THUẬN NAM - TỈNH BÌNH THUẬN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
Bình Thuận, tháng 04/2009
Trang 2KHẢO SÁT SỨC SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA GÀ HẬU
BỊ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẦM ISA BROWN ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI TRẠI GÀ LÂM HỒNG ĐIỆP, HUYỆN HÀM THUẬN NAM -TỈNH BÌNH THUẬN
Tác giả
NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y
Giáo viên hướng dẫn:
TS TRẦN VĂN CHÍNH
Tháng 04/2009
Trang 3XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Minh Hiền
- Tên khóa luận: “Khảo sát sức sinh trưởng và phát dục của gà hậu bị đẻ
trứng thương phẩm Isa Brown được nuôi tại trại gà Lâm Hồng Điệp, huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận”
- Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của Giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày
………
Giáo viên hướng dẫn
TS Trần Văn Chính
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trân trọng và chân thành cảm ơn
* Tiến sĩ Trần Văn Chính đã hết lòng hướng dẫn giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận này
* Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
* Ban Chủ Nhiệm Khoa cùng toàn thể quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi
* Quý Thầy Cô Khoa Khoa Học
* Toàn thể cán bộ công nhân viên của trường
Đã tạo điều kiện học tập và tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ cho chúng tôi trong quá trình học tập tại trường
* Anh Lâm Hồng Điệp, chủ trại gà nơi tôi thực tập đã tận tình tạo điều kiện và giúp đỡ trong thời gian thực tập và thực hiện khóa luận này
* Các bạn bè cùng lớp đã hết lòng hỗ trợ, động viên cho tôi trong suốt thời gian học và thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Hiền
Trang 5TÓM TẮT KHÓA LUẬN
- Đề tài được thực hiện từ ngày 11/10/2008 đến ngày 27/02/2009 tại trại gà tư nhân Lâm Hồng Điệp, thôn Tà Mon - xã Tân Lập - huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận
- Nội dung khóa luận “Khảo sát sức sinh trưởng và phát dục của gà hậu bị
đẻ trứng thương phẩm Isa Brown đang được nuôi dưỡng tại trại gà Lâm Hồng Điệp, huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận” Với số lượng 7140 con và được
nuôi từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Tỷ lệ nuôi sống trung bình hàng tuần của gà Isa Brown đạt: 99,85 %
Tỷ lệ nuôi sống đến cuối tuần tuổi 20 của gà Isa Brown đạt: 97,22 %
Trọng lượng sống của đàn gà hậu bị ở 20 tuần tuổi: 1661,20 g
Tăng trọng tuyệt đối trung bình của đàn gà Isa Brown qua 20 tuần tuổi: 11,58 g/con/ngày
Lượng thức ăn tiêu thụ tính đến 20 tuần nuôi dưỡng là: 6397,86 g/con
3,91 kg
Tỷ lệ loại giống ở 20 tuần tuổi là 0,98 %
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của đàn gà lúc 20 tuần tuổi cụ thể là 134 ngày tuổi Hiệu quả kinh tế sau 20 tuần nuôi: 94.222.520 đồng
Tiền lời nuôi 1 gà gậu bị đến 20 tuần tuổi là: 13.196 đồng/con (tính trên số gà đầu kỳ) hoặc 13.711 đồng/con (tính trên số gà xuất giống còn lại cuối kỳ)
Trang 6
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓMTẮT KHÓA LUẬN iv
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 2
1.2.1 Mục Đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TRẠI GÀ LÂM HỒNG ĐIỆP 3
2.1.1 Lịch sử hình thành 3
2.1.2 Vị trí địa lý 3
2.1.3 Khí hậu - thời tiết 3
2.1.4 Nguồn nước 5
2.1.5 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật 5
2.1.6 Hoạt động sản xuất 6
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ TẠI VIỆT NAM 7
2.2.1 Tốc độ gia tăng số lượng trang trại gia cầm 7
2.2.2 Thực trạng chăn nuôi gia cầm ở nước ta 8
2.2.3 Sự phân bố các trại giống gia cầm 11
2.2.3.1 Phân bố theo sở hữu 11
2.2.3.2 Phân bố theo quy mô đàn gia cầm 12
2.2.4 Phân bố đàn giống gia cầm gốc Quốc Gia 12
Trang 72.2.5.1 Chăn nuôi truyền thống (theo hộ gia đình) 14
2.2.5.2 Chăn nuôi bán chuyên nghiệp 14
2.2.5.3 Chăn nuôi công nghiệp 14
2.3 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG GÀ CHUYÊN TRỨNG 15
2.3.1 Gà Leghorn 15
2.3.2 Gà Isa Brown 16
2.3.3 Gà Goldline 54 17
2.3.4 Gà Hisex Brown 18
2.3.5 Gà Hyline 18
2.3.6 Gà Tetra - SL (AA Brown) 19
2.3.7 Gà Hubbard Comet 19
2.4 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT DỤC CỦA GIA CẦM 20
2.4.1 Con giống 20
2.4.2 Dinh dưỡng 20
2.4.3 Nhiệt độ 23
2.4.4 Ẩm độ 23
2.4.5 Thông thoáng 23
2.4.6 Ánh sáng 24
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 25
3.1THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 25
3.2 NỘI DUNG KHẢO SÁT 25
3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 25
3.4 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ĐÀN GÀ KHẢO SÁT 25
3.4.2 Các bước chuẩn bị trước khi đem gà về 26
3.4.4 Quy trình vệ sinh chăn nuôi, thú y phòng bệnh 31
3.4.4.1 Vệ sinh chăn nuôi 31
3.4.4.2 Thú y phòng bệnh 31
3.5 CHỈ TIÊU THEO DÕI 33
3.5.1 Tỉ lệ nuôi sống 33
3.5.2 Tỷ lệ loại giống 33
Trang 83.5.3 Trọng lượng sống 33
3.5.4 Lượng thức ăn tiêu thụ 33
3.5.5 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ) 33
3.5.6 Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 33
3.5.7 Hiệu quả kinh tế 34
3.5.8 Xử lý số liệu 34
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 35
4.1 TỈ LỆ NUÔI SỐNG 35
4.2 TRỌNG LƯỢNG SỐNG 38
4.3 TĂNG TRỌNG TUYỆT ĐỐI VÀ TĂNG TRỌNG TƯƠNG ĐỐI 40
4.4 LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ 42
4.5 TIÊU TỐN THỨC ĂN/Kg TĂNG TRỌNG 46
4.6 TỶ LỆ LOẠI GIỐNG 48
4.7 TUỔI ĐẺ QUẢ TRỨNG ĐẦU TIÊN 49
4.8 HIỆU QUẢ KINH TẾ 49
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 52
5.1 KẾT LUẬN 52
5.2 ĐỀ NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 55
Trang 9
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số yếu tố khí tượng chủ yếu 4
Bảng 2.2 Quy mô trang trại gia cầm sinh sản 7
Bảng 2.3 Quy mô trang trại gia cầm thương phẩm 8
Bảng 2.4 Phân bố trang trại theo quy mô chăn nuôi 12
Bảng 2.5 Số lượng và sự phân bố đàn gia cầm giống gốc năm 2006 13
Bảng 3.1: Nhiệt độ ẩm độ trong chuồng úm gà con 29
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp nuôi gà tại trại 30
Bảng 3.3: Quy trình tiêm phòng vaccin 32
Bảng 4.1: Tỷ lệ nuôi sống 36
Bảng 4.2: Trọng lượng sống của đàn gà khảo sát 38
Bảng 4.3 : Tăng trọng tuyệt đối và tăng trọng tương đối 40
Bảng 4.4a: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng tuần 43
Bảng 4.4b: Lượng thức ăn tiêu thụ tính đến cuối tuần 45
Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng 47
Bảng 4.6: Tỷ lệ loại giống lúc 20 tuần tuổi 49
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế 51
Trang 10DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1.a: Tỷ lệ nuôi sống hàng tuần của đàn gà Isa Brown 37
Biểu đồ 4.1.b: Tỷ lệ nuôi sống tính đến cuối tuần của đàn gà Isa Brown 37
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng nuôi sống của đàn gà Isa Brown 39
Biểu đồ 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của đàn gà Isa Brown 41
Biểu đồ 4.4: Tăng trọng tương đối của đàn gà Isa Brown 41
Biểu đồ 4.5a: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của đàn gà Isa Brown 44
Biểu đồ 4.5b: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng tuần của đàn gà Isa Brown 44
Biểu đồ 4.5c : Lượng thức ăn tiêu thụ tính đến cuối tuần cua đàn gà Isa Brown 46
Biểu đồ 4.6a: Tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng hàng tuần của đàn gà Isa Brown 48 Biểu đồ 4.6b: Tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng tính đến cuối tuần của đàn gà Isa Brown 48
Trang 11DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLNS: Tỷ lệ nuôi sống
TTTĐ: Tăng trọng tuyệt đối
TTTgĐ: Tăng trọng tương đối
LTĂTT: Lượng thức ăn tiêu thụ
Trang 12đẻ trứng thương phẩm Isa Brown đang được nuôi để cung cấp các thông tin phục vụ cho việc lựa chọn và loại thải để có được một đàn gà mái đẻ thật tốt sau này cho trại gà Lâm Hồng Điệp là điều cần thiết
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, cùng với nguyện vọng, sự yêu thích và mong muốn hiểu thêm về gà công nghiệp hướng trứng Được sự giúp đỡ của chủ trại gà Lâm Hồng Điệp, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, dưới sự hướng dẫn của TS Trần Văn Chính thuộc Bộ Môn Di Truyền Giống, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường
Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát sức sinh
trưởng phát và phát dục của gà hậu bị đẻ trứng thương phẩm Isa Brown đang được nuôi dưỡng tại trại gà Lâm Hồng Điệp huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình
Thuận”
Trang 131.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1.2.1 Mục Đích
Đánh giá sự sinh trưởng phát dục của đàn gà hậu bị nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học cho việc chọn lựa đàn gà hậu bị tốt để nâng cao sức sinh sản cho đàn gà mái đẻ sau này
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, quan sát và thu thập số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng phát dục như:
tỉ lệ nuôi sống; tỉ lệ loại giống; trọng lượng sống; lượng thức ăn tiêu thụ; tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng; tuổi đẻ quả trứng đầu tiên và hiệu quả kinh tế của đàn gà hậu bị Isa Brown trong thời gian thực tập
So sánh một số chỉ tiêu sản xuất của đàn gà đang được nuôi tại trại với tài liệu chuẩn của giống gà Isa Brown của Công ty TNHH Chăn Nuôi CP Việt Nam
Trang 142.1.2 Vị trí địa lý
Trại Lâm Hồng Điệp được xây dựng trên địa bàn thôn Tà Mon, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, cách biệt khu dân cư 500 m, cách quốc lộ 1A 3,0 km và cách Trung tâm hành chánh huyện Hàm Thuận Nam 12 km về phía Bắc Phía Bắc trại giáp xã Sông Phan; phía Nam giáp xã Tân Thuận; phía Tây giáp xã Tân Nghĩa; phía Đông giáp Thị Trấn Thuận Nam
Trại được xây dựng trên khu đất cao ráo, thoát nước tốt, không có ao tù vũng đọng, ruộng nước ẩm thấp Giao thông thuận tiện cho việc giao lưu với bên ngoài Trại
2.1.3 Khí hậu - thời tiết
Trại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng mang nét đặc trưng của khí hậu khô hạn vùng cực Nam Trung Bộ Tuy nhiên do phân hóa về địa hình nên khí hậu của huyện Hàm Thuận Nam được chia thành 2 vùng Vùng khí hậu miền núi và vùng khí hậu đồng bằng quen biển Trong năm thời tiết chi làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ đầu tháng 11 - tháng 4 năm sau
- Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10 trong năm
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng: 1069,5 mm
- Lượng mưa lớn nhất trong năm khoảng: 1500 mm
- Lượng mưa thấp nhất trong năm khoảng: 800 mm
Trang 15Độ ẩm trung bình 80 %, số giờ nắng trung bình trong năm: 2.280 giờ Hướng gió chính là hướng Tây - Tây Nam (trùng vào mùa mưa) và hướng Đông - Đông Bắc (trùng vào mùa khô)
Nhìn chung, nhiệt độ và ẩm độ tại huyện Hàm Thuận Nam thích hợp cho nhiều loại vật nuôi Tuy nhiên, do lượng mưa thấp và phân bố không đều nên vào mùa khô thường gây thiếu nước nghiêm trọng trong việc chăn nuôi và trong sinh hoạt của con người
Một số thông số về khí hậu - nhiệt độ được trình bày qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Một số yếu tố khí tượng chủ yếu
STT Yếu tố khí tượng Số liệu
1
Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình trong năm
- Nhiệt độ cao nhất trong năm
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm
26,7
31 23,7
2
Lượng mưa
- Lượng mưa trung bình trong năm
- Lượng mưa lớn nhất trong năm
- Lượng mưa thấp nhất trong năm
(mm/ năm) 1069,5
1500
800
3
Độ ẩm không khí
- Độ ẩm trung bình trong năm
- Độ ẩm cao nhất trong năm
- Số giờ nắng trung bình trong năm
- Số giờ nắng cao nhất trong năm
- Số giờ nắng thấp nhất trong năm
Trang 162.1.4 Nguồn nước
Trại có nguồn nước ngầm, dễ khai thác
Trại được sử dụng nước từ 1 giếng khoan sâu 50 m, đường kính 3 m, cách chuồng khoảng 300 m Dùng máy bơm lên các bồn cao để dự trữ và dẫn đến các ô chuồng
Nguồn nước uống sạch, mát và an toàn vệ sinh cho gà Hàng năm, nguồn nước được xét nghiệm định kỳ theo mùa
Các bể chứa nước, các bồn chứa nước đều phải có nắp đậy kín và định kỳ vệ sinh tẩy rửa, sát trùng đúng quy trình Hệ thống ống dẫn nước được thường xuyên kiểm tra, sửa chữa kịp thời những chỗ rò rĩ, hư hỏng
2.1.5 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hệ thống chuồng nuôi
dùng để úm gà con và nuôi gà hậu bị
Mỗi ô chuồng có kích thước 8 m x 22 m
Chuồng được xây dựng trên nền đất đảm bảo thoáng mát, khô ráo về đêm và mùa đông ấm áp Chuồng cao ráo, được xây dựng theo hướng Đông Tây, mái chuồng được lợp bằng tole có nóc đôi, vách được làm bằng lưới tận dụng được ánh sáng mặt trời, ánh sáng sẽ diệt vi khuẩn, chống nấm mốc, hạn chế dịch bệnh
Chuồng được xây dựng theo kiểu chuồng sàn Sàn chuồng cách mặt đất khoảng
1 m, được đóng bằng tre chắc chắn và được phủ lưới bên trên Xung quanh được che bằng bạt cao 3 m, đảm bảo được độ thông thoáng cho chuồng nuôi, và tránh được mưa tạt gió lùa
Trại có công suất nuôi từ 6000 - 7500 con mỗi đợt
- Kho chứa thức ăn
Có kích thước 4 m x 10 m, nền được tráng bằng ciment, vách được xây kiên cố bằng gạch nhằm tránh được mưa tạt gió lùa Thức ăn được vận chuyển và bảo quản tốt, có ván lót phía dưới, xa tường 40 - 50 cm, xếp chồng lên nhau không quá 5 lớp, vì bảo đảm thông thoáng Không bảo quản thức ăn dưới mái tole nóng, mưa nắng tác động, hay chim, chuột, con trùng cắn phá …
Trang 17Sau mỗi đợt nuôi sát trùng vệ sinh chuồng trại để chuẩn bị cho lứa nuôi kế tiếp khoảng cách giữa 2 lứa nuôi thường 21 - 30 ngày
- Máng ăn
- Gà con (từ 1 ngày tuổi - 2 tuần tuổi): 104 cái, kiểu tròn (khay) bằng nhựa, có đường kính 50 cm, thành khay cao 5 cm, trung bình 75 - 85 con/ cái Khay dùng để tập
ăn cho gà con trong những ngày đầu tránh thức ăn rơi vãi
- Gà lớn (từ 3 tuần tuổi - 20 tuần tuổi): 126 cái, máng treo tròn bằng nhựa, có đường kính 50 cm, 50 - 60 con/ cái Máng được treo ngang lưng gà, được thiết kế gồm
2 phần: phần trên đựng thức ăn, phần dưới rộng hơn để thức ăn chảy ra khi gà ăn, thành máng cao 6 cm, tránh rơi vãi thức ăn
- Máng uống
Máng uống của gà gồm 2 loại:
- Gà con (từ 1 ngày tuổi - 2 tuần tuổi): 96 cái, loại bình nhựa 1,5 lít với đường kính là 20 cm, 70 - 80 con/ bình Đổ nước vào và đậy nắp dóc ngược bình xuống để nước chảy ra cho gà uống
- Gà lớn (từ 3 tuần tuổi - 20 tuần tuổi): 84 cái, kiểu tự động hình chuông bằng nhựa, có đường kính 50 cm, 80 - 100 con/ bình
- Thiết bị sưởi ấm cho gà con
- Đèn úm: gồm 8 cái, được sử dụng bằng gas
Vì chuồng hơi rộng và thoáng nên phải úm thêm lò than, mỗi ô chuồng có thêm
2 lò than và để chéo góc nhau
Trại sử dụng lao động chủ yếu trong gia đình Nhưng khi cần tiêm vaccin, cắt
mỏ, hay bắt gà lúc xuất chuồng thì thuê thêm nhân công ở ngoài (khoảng 3 - 4 người)
Trang 182.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Tốc độ gia tăng số lượng trang trại gia cầm
Chăn nuôi gà công nghiệp ở nước ta hình thành sớm từ những thập niên 70 và phát
triển mạnh trong những năm 1990 của thế kỷ trước Vì thế xu hướng hình thành các trang
trại chăn nuôi gia cầm sớm hơn
Mặt dù sản phẩm thịt gia cầm chỉ chiếm tỷ trọng 17 - 18 % tổng khối lượng thịt
hơi các lọai, nhưng tốc độ phát triển đầu con giai đoạn 2000 - 2003 vẫn đạt 8,6 %/năm
Nhưng năm 2003 do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm trong điều kiện không có công nghiệp
chế biến, phương pháp giết mổ lạc hậu, sản phẩm gia cầm không đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm người dân e ngại sử dụng thịt gia cầm nên sức tiêu thụ sản phẩm gia cầm giảm
thấp Có những thời điểm như từ tháng 9 - 12/2006 thị trường gần như hoàn toàn đóng
băng gây tổn thất lớn cho nghành và người chăn nuôi, vì thế tuy được coi là nghành chăn
nuôi có nhiều ưu thế như hệ số quay vòng vốn nhanh, sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Nhưng đến năm 2006, số lượng trang trại gia cầm cả nước mới đạt 2837 trang trại chiếm
16, 0 % với tổng số trang trại chăn nuôi toàn quốc, xếp vị trí thứ 3
Qui mô trang trại gia cầm sinh sản và thương phẩm được trình bày qua bảng 2.2
và 2.3
Bảng 2.2 Quy mô trang trại gia cầm sinh sản
( Nguồn: Tổng cục thống kê, cục chăn nuôi, 2007)
Quy mô trang trại nuôi sinh sản chủ yếu từ 2000 - 5000 chiếm 73,1% Số trang trại
quy mô lớn chưa nhiều
Trang 19Bảng 2.3 Quy mô trang trại gia cầm thương phẩm
( Nguồn: tổng cục thống kê, cục chăn nuôi, 2007)
Đối với nuôi gà thương phẩm quy mô chủ yếu trong khoảng 2000 - 8000 con
chiếm 89,4 % Tuy nhiên đã xuất hiện các trang trại với quy mô lớn trên 10000 con Trang
trại chăn nuôi thủy cầm với quy mô cao hơn một chút, chủ yếu từ 2000 - 5000 con, chiếm
97,9 %
2.2.2 Thực trạng chăn nuôi gia cầm ở nước ta
Sau 20 năm đổi mới, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng có tốc độ
tăng trưởng nhanh và bền vững với giá trị sản xuất lớn Ngành chăn nuôi đạt 9059,8 tỷ
đồng năm 1986 và tăng lên 21199,7 tỷ đồng năm 2002 chiếm 17,8 đến 21,2 % giá trị sản
xuất nông nghiệp Chăn nuôi gia cầm có giá trị sản xuất 1701 tỷ đồng năm 1986 tăng lên
3712,8 tỷ đồng năm 2002, chiếm 18 - 19 % trong chăn nuôi Như vậy, chăn nuôi gia cầm
chỉ đứng sau chăn nuôi lợn, có vai trò quan trọng trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Tổng đàn gia cầm năm 1986 có 99,9 triệu con, đến năm 2003 đạt 254 triệu con (gà
185 triệu con, vịt ngan ngỗng 69 triệu con) Tốc độ tăng đầu con bình quân 7,85%/năm
Trong đó số lượng đàn gà thời gian 1990 - 2003 tăng từ 80,18 - 185 triệu con, tốc độ tăng
bình quân 7,7%/năm Từ năm 2003 do ảnh hưởng dịch cúm số lượng đầu con có giảm
Năm 2006 tổng đàn gia cầm đạt 214,6 triệu con, trong đó gà 152 triệu con, thủy cầm 62,6
triệu con Một số vùng kinh tế sinh thái có số lượng gia cầm lớn như: vùng đồng bằng
sông Hồng và Đông Bắc Bộ là 2 vùng có số lượng gia cầm lớn nhất tương ứng 58,4 và
42,5 triệu con; Đồng bằng sông Cửu Long 36,4 triệu con (chủ yếu là thủy cầm); vùng Bắc
Trung Bộ 33,2 triệu con, Đông Nam Bộ 15,4 triệu con, duyên Hải Miền Trung 12,5 triệu
con, Tây Bắc 8,8 triệu con, Tây Nguyên 7,8 triệu con
Gà thươngphẩm Thủy cầm Quy mô (con)
Số trang trại % Số trang trại %
Trang 20Đạt được những kết quả trên, khoa học công nghệ đã có những đóng góp quan trọng như: nghiên cứu thích nghi và đưa vào sản xuất các giống gà công nghiệp như: AA; Avian; Ross; ISA; Brownick; Goldline; Hyline … ; các giống vịt Super M, CV 2000, Layer, … ngan Pháp R51, R71 … Gà Broiler trước đây phải nuôi 55 - 56 ngày nay chỉ còn 42 - 45 ngày, khối lượng cơ thể đạt 2,1 - 2,3 kg/con, tiêu tốn 1,9 kg thức ăn/kg tăng trọng Gà thương phẩm 4 dòng cho năng suất 270 - 280 quả/mái/năm Đồng thời với việc đẩy mạnh chăn nuôi gà công nghiệp, từ 1995 đã tập trung nghiên cứu và phát triển gà chăn thả năng suất chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc Các giống gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir, ISA, Sasso, Ai Cập cho chất lượng thịt, trứng ngon như đàn gà địa phương nhưng năng suất thịt, trứng cao hơn 130 - 150 % Các giống gà lông màu được thị trường ưa chuộng nên phát triển tương đối nhanh
Năm 2002, thông qua chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam - Hungary đã nhập 3 dòng gà Sao phát triển tốt trong sản xuất Bên cạnh việc nhập nguồn gen quý năng suất cao, khai thác các điều kiện thiên nhiên ưu đãi như đồng bãi chăn thả, các nguồn thức ăn tận dụng … đã có nhiều chương trình nghiên cứu phục tráng, chọn lọc nâng cao năng suất các nguồn gen gia cầm bản địa
Đối với thịt vịt nuôi sinh sản: năng suất trứng đạt từ 220 - 240 quả/mái/năm Vịt Super M thương phẩm nuôi 50 - 55 ngày tuổi đạt 3,3 - 3,5 kg/con Vịt siêu trứng đạt 250 -
270 quả/mái/năm Ngan Pháp cho năng suất cao hơn ngan nội từ 135 - 155%, nuôi thịt từ
70 - 80 ngày tuổi cho khối lượng 3,1 - 3,3 kg/con
Đồng thời với kết quả nghiên cứu về di truyền, chọn giống được áp dụng vào sản xuất, các công trình nghiên cứu về thức ăn, dinh dưỡng, ấp trứng, thú y phòng bệnh cũng
có nhiều thành công và được người chăn nuôi nhanh chóng áp dụng Khoa học công nghệ
đã góp phần làm tăng tổng sản lượng thịt, trứng gia cầm trên phạm vi toàn quốc
Về sản lượng thịt gà: Trong tổng số 185 triệu con, có khoảng 50 triệu gà mái đẻ các loại, 135 triệu gà nuôi thịt bao gồm 35 triệu gà công nghiệp và lông màu, gần 100 triệu gà địa phương Hàng năm có thể sản xuất được 650000 tấn thịt (trong đó ước tính thịt gà công nghiệp là 120000 tấn, thịt gà lông màu là 150000 tấn thịt gà mái đẻ thải loại) Trong tổng số 650000 tấn thịt gà, có khoảng 70000 tấn gà giống để tái tạo đàn, còn lại
560000 - 570000 tấn thịt gà thương phẩm
Trang 21Về sản xuất lượng thịt vịt, ngan: Trong tổng số 69 triệu vịt, ngan có 9 triệu vịt ngan nuôi công nghiệp, 12 triệu mái đẻ và 48 triệu vịt, ngan nội nuôi thịt Hàng năm, đàn vịt, ngan này có thể sản xuất được 226000 tấn thịt (gồm 90000 tấn vịt, ngan công nghiệp,
118000 tấn thịt vịt, ngan nội địa và 18000 tấn thịt vịt, ngan đẻ thải loại) Khối lượng vịt, ngan giống thuộc đàn hậu bị để táo tạo đàn là 16000 tấn, còn lại 210000 tấn thịt ngan, vịt thương phẩm
Về sản lượng trứng gia cầm năm 2003 đạt 4,97 tỷ quả, trong đó có khoảng 3,1 tỷ quả trứng gà, và 1,69 tỷ quả trứng vịt các loại Năm 2006 sản lượng trứng đạt 3,97 tỷ quả Chăn nuôi gia cầm tuy đã có những thành tựu đáng khích lệ nhưng còn mang nặng tính tự cấp, tự túc và manh mún
Hệ thống giống gia cầm còn nhiều bất cập, năng suất và tiềm năng di truyền các giống trong nước còn quá thấp, chưa được chọn lọc, cải tạo, phục tráng Mặt khác, chăn nuôi trong nông hộ chưa được đầu tư, người dân nuôi lẫn cả gà đẻ, gà dò, gà con nên khó
áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới
mẹ, thương phẩm, mặt khác nuôi trong điều kiện trang thiết bị lạc hậu, xuống cấp, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý nên không phát huy được tiềm năng con giống, sức cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường còn hạn chế
Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi tại chổ chưa hợp lý, mất cân đối về giá trị dinh dưỡng: bảo quản, chế biến nguyên liệu thức ăn kém nên bị mốc, mọt, độc tố nhiều Thức
ăn sản xuất ra bán với giá cao ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi
Công tác thú y chưa đảm bảo được an toàn dịch bệnh nên tỷ lệ nuôi sống của đàn gia cầm nuôi chăn thả trong dân thấp, đặc biệt dịch cúm gia cầm còn đang diễn biến phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển sản xuất
quản lý giống vật nuôi nhưng trên thực tế chưa đi sâu vào cuộc sống
Quản lý thị trường còn nhiều yếu kém, giống và sản phẩm chăn nuôi nhập lậu chưa được ngăn chặn triệt để gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất trong nước, đồng thời không kiểm soát được nguồn lây lan dịch bệnh
Trang 22Ngành gia cầm chưa qui hoạch theo hướng gắn nguyên liệu với chế biến, mất cân đối giữa các vùng, miền do đó chưa phát huy được lợi thế so sánh của các vùng kinh tế sinh thái
Thị trường trong nước gặp nhiều khó khăn Xuất khẩu chưa tìm kiếm được thị trường ổn định: xúc tiến thương mại, thông tin thị trường còn yếu kém, hệ thống chế biến sản phẩm còn ít, thiết bị thô sơ và lạc hậu
hành chính
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn thấp và chưa có trọng tâm Nhiều mô hình về khoa học công nghệ chưa được nhân rộng trong sản xuất, lực lượng cán bộ khoa học ở địa phương vừa yếu, vừa thiếu trầm trọng Đào tạo huấn luyện cho người chăn nuôi còn yếu kém
ngân sách Nhà nước chưa được thỏa đáng Vốn đầu tư trực tiếp FDI, nguồn vốn trong dân, nguồn kiều hối, ODA chưa được huy động nhiều vào sản xuất
2.2.3 Sự phân bố các trại giống gia cầm
2.2.3.1 Phân bố theo sở hữu
- Các trại giống gia cầm do TW quản lý (trực thuộc Bộ NN & PTNT)
Viện chăn nuôi: 6 cơ sở: 3 ở miền Bắc; 1 ở Miền Trung; 2 ở Miền Nam Tổng công
ty Chăn nuôi Việt Nam: 6 cơ sở ở Miền Bắc
Viện khoa học Nông Nghiệp Miền Nam: 1 cơ sở
- Các trang trại cấp tỉnh
Ở một số tỉnh có trại giống gia cầm do Sở NN & PTNT quản lý Ví dụ: Sơn La, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hoá, Đắc Lắc, TP.HCM
Phương thức hoạt động các trang tại cấp tỉnh: nhận giống gia cầm bố mẹ từ các cơ
sở giống gốc của TW hoặc nhập từ nước ngoài Các cơ sở này sản xuất giống thương phẩm 1 ngày tuổi và bán trực tiếp hoặc thông qua nhà phân phối cho người chăn nuôi trong tỉnh hoặc các địa phương lân cận
Trang 23- Các trang trại tư nhân và chăn nuôi hộ gia đình
Tính đến cuối năm 2003, cả nước có 2260 trang trại chăn nuôi gia cầm, chiếm 28,6% tổng số trang trại chăn nuôi; quy mô 1000 - 14000 con, bình quân 2000 - 3000 con/trang trại Năm 2006 số trang trại chăn nuôi gia cầm tăng lên 2873 trang trại chiếm 16,0% tổng trang trại chăn nuôi cả nước Trong đó tổng trang trại chăn nuôi gà là 1950, chăn nuôi vịt là 668, gia cầm giống là 219 trang trại Trong đó, một số tỉnh có số lượng trang trại lớn như: Hà Tây 392 trang trại, Đồng Nai 281 trang trại, Bình Dương 208 trang trại, Thanh Hóa 106 trang trại, Đồng bằng sông Cửu Long 238 trang trại Quy mô trang trại từ 2000 - 10000 con chiếm 90 %
- Công ty nước ngoài
Có 4 công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia cầm ở Việt Nam: Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH JAFFA Comfeed, Công ty TNHH Cargill Việt Nam, Công ty TNHH Proconco Năm 2002 - 2003, các công ty giống nước ngoài chiếm khoảng 65 - 70% thị trường gà công nghiệp hướng thịt và hướng trứng tại Việt Nam
2.2.3.2 Phân bố theo quy mô đàn gia cầm
Phân bố trang trại theo quy mô chăn nuôi được trình bày qua bảng 2.4
Bảng 2.4 Phân bố trang trại theo quy mô chăn nuôi
SL quay vòng (lần)
Tỷ trọng sản xuất (%) Chăn nuôi truyền
(Nguồn: Thomas Delquigny và ctv, 2004)
2.2.4 Phân bố đàn giống gia cầm gốc Quốc Gia
Cả nước đang có 12 cơ sở gia cầm giống gốc do TW (Bộ NN & PTNT) quản lý
Trang 24Với quy mô đàn gà giống hiện nay, hàng năm có thể xuất được 537000 gà bố mẹ,
từ đó sản xuất ra 50,2 triệu con gà thương phẩm với tổng sản lượng thịt gà đạt 85.938 tấn
Từ 7700 gà giống ông bà, hàng năm có thể cung cấp 200000 vịt giống bố mẹ cho
sản xuất và 31 triệu vịt thương phẩm với 69700 tấn thịt vịt hơi
Với 4000 ngan giống gốc có thể cung cấp 72600 ngan giống bố mẹ để sản xuất ra
5,8 triệu ngan nuôi thịt, tương đương 1500 tấn thịt ngan mỗi năm
Cơ sở nuôi giữ gia cầm giống gốc được phân bố như sau: miền Bắc có 9/12 cơ sở
chiếm 75%; miền Trung 1/12 cơ sở chiếm 8,3% và miền Nam 2/12 cơ sở chiếm 16,75 %
Số lượng gia cầm giống gốc được nuôi giữ ở miền Bắc là 27700 con, chiếm
78,82%; miền Trung nuôi giữ 1000 con chiếm 2,88% và miền Nam là 5000 con chiếm
14,4% tổng số gia cầm giống gốc cả nước
Số lượng và sự phân bố đàn gia cầm giống gốc được trình bày qua bảng 2.5
Bảng 2.5 Số lượng và sự phân bố đàn gia cầm giống gốc năm 2006
Trang 252.2.5 Các hình thức chăn nuôi gia cầm
2.2.5.1 Chăn nuôi truyền thống (theo hộ gia đình)
Đây là loại hình chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất, được hình thành từ lâu đời với phương thức tự cung tự cấp, phát triển các giống gia cầm địa phương mang tính vùng miền Đặc điểm của loại hình này là đầu tư ít, chăn thả tự do, thời gian nuôi kéo dài mỗi năm 2 - 2,5 lứa và hiệu quả kinh tế thấp
Việc cung ứng giống gia cầm chủ yếu là tự nhân giống, từ các hộ lân cận hoặc từ các trang trại tư nhân hay trại nhà nước thông qua người phân phối
Sản phẩm gia cầm được tiêu dùng trong gia đình hoặc bán ra với một lượng nhỏ tại các chợ hoặc thông qua trung gian là người thu gom
Loại hình chăn nuôi gia đình hoạt động theo chu trình khép kín và sản xuất khoảng 65% lượng gia cầm được tiêu thụ ở Việt Nam
2.2.5.2 Chăn nuôi bán chuyên nghiệp
Bao gồm các trang trại chăn nuôi với số lượng gia cầm mỗi lứa hàng trăm con, mỗi năm 3 - 4 lứa, tổng số gia cầm hàng năm từ 500 - 2000 con Đặc điểm của loại hình này là vốn đầu tư vừa phải, vòng quay nhanh
Việc cung ứng giống chủ yếu từ các cơ sở nhà nước, công ty liên doanh, công ty nước ngoài hoặc trang trại tư nhân
Sản phẩm gia cầm được tiêu thụ thông qua trung gian hoặc trực tiếp với người tiêu thụ
Loại hình chăn nuôi này sản xuất và tiêu thụ từ 10 - 15% sản lượng thịt gia cầm tại Việt Nam
2.2.5.3 Chăn nuôi công nghiệp
Mô hình này mới được hình thành tại Việt Nam Đặc điểm là đầu tư lớn với sự giám sát kỹ thuật chặt chẽ, chu kỳ chăn nuôi gà Broiler ngắn (5 lứa/năm), các giống gia cầm ngoại nhập có năng suất cao, tăng trưởng nhanh.Việc cung ứng con giống chủ yếu từ các công ty nước ngoài hoặc các trang trại Nhà nước Sản phẩm của loại hình này được mua bán theo hợp đồng và chiếm khoảng 25 - 30% sản phẩm thịt gia cầm được tiêu thụ ở Việt Nam
Từ 3 phương thức chăn nuôi trên, chúng ta có thể hiểu chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam theo lĩnh vực thị trường gia cầm như sau:
Trang 26Gần 65% sản phẩm thịt gia cầm đươc sản xuất và tiêu thụ tại chỗ Người dân ít có điều kiện tiếp cận với những dịch vụ chăn nuôi Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu dùng nội vùng, bày bán tại chợ, ít có sự bán lưu thông từ vùng này sang vùng khác Với loại hình này, kiểm soát thú y cấp độ Nhà nước còn hạn chế không theo dõi giám sát được
Khoảng 35% sản phẩm thịt gia cầm mang tính công nghiệp và bán công nghiệp tập trung chủ yếu vào khu vực Nhà nước và các trang trại tư nhân đang có xu hướng phát triển mạnh với sự tham gia của một số Công ty nước ngoài Mô hình này rất sôi động thông qua hoạt động vận chuyển mua bán con giống và các sản phẩm chăn nuôi qua mang lưới phân phối từ người sản xuất qua người thu gom đến các địa lý cấp tỉnh, huyện và xã đến người mua là những trang trại chăn nuôi
Như vậy, hệ thống phân phối tiêu thụ bao gồm nhiều tác nhân Khó xác định phạm
vi trong nước dẫn đến việc không xác định được lai lịch nguồn gốc, xuất phát của gia cầm Không thể lập được mối liên hệ giữa địa điểm cung ứng và sản xuất
Hệ thống sản xuất có đặc trưng chủ yếu là các trang trại nhỏ chỉ bán với số lượng
ít, đầu tư cho sản xuất thấp và thiếu sự quan tâm tổ chức chăn nuôi dẫn đến không chú trọng theo dõi thú y, kỹ thuật chăn nuôi, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh tế không cao Tuy nhiên, đây là loại hình có vị trí quan trọng cho nông dân và cung cấp thực phẩm tại chỗ, không phải mua, ngoài ra có thể bán để tăng thu nhập
Hệ thống thu gom làm pha trộn các giống và gia cầm có nguồn gốc khác nhau Gia cầm được giao bán với thời gian kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng con giống
2.3 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG GÀ CHUYÊN TRỨNG
2.3.1 Gà Leghorn
Gà Leghorn trắng được tạo ra từ thế kỷ XX và được nuôi phổ biến hiện nay trên khắp thế giới, gà được tạo ra ở Mỹ từ những gà trắng địa phương nhập từ cảng Livorno (Ý), từ đó gà được mang tên là gà Leghorn Người ta đã cho lai chúng với gà Yokohama, gà Viandot màu trắng bạc, gà Dominich để tạo ra các dòng gà Leghorn màu đen, vàng chanh, ánh bạc Gà có mào đơn và mào nụ, nhưng chủ yếu là gà Leghorn trắng và màu đơn Với các đặc điểm nổi bật để phân biệt với các dòng gà trắng nhẹ cân khác là: chân không có lông, mào dưới tai và lỗ tai có màu trắng xanh,
vỏ trứng có màu trắng ít ấp bóng
Trang 27Gà Leghorn trắng có nhiều dòng, bộ giống gà Leghorn trắng Stareross 288 gồm
3 dòng x, y, z được tạo ra từ những năm cuối cùng của 1950 ở Canada và bắt đầu xuất khẩu rộng rãi từ những năm 1958 - 1960 được nuôi trên 70 nước Đến nay gần 100 nước nuôi bộ giống khác
Trung bình một gà mái đẻ từ 280 - 300 trứng/năm Trọng lượng gà mái từ 1,6 - 2,2 kg/con Gà trống nặng từ 2,0 - 2,5 kg/con Trứng của giống gà này màu trắng, trọng lượng bình quân 55 - 60 g/quả, lồng đỏ trứng có màu vàng nhạt Hiện nay nhiều
cơ sở chăn nuôi gà đã lai tạo gà Leghorn với gà Rhode (Cha Rhode đỏ + mẹ Leghorn trắng) để tạo ra một dòng lai khi đẻ trứng, trứng có màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt như trứng gà ta, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của gà từ 1500 - 1600 g
2.3.2 Gà Isa Brown
Gà đẻ trứng nâu Isa Brown được các nhà di truyền học thuộc Viện Tuyển Giống gia súc và gia cầm (Institut de se1lection animale) viết tắt là I.S.A của Pháp Năm 1986, xí nghiệp liên hợp giống gia cầm I, thuộc liên hiệp xí nghiệp gia cầm, có nhận một số gà Isa Brown do Việt kiều ở Pháp gởi về nuôi thử Đàn gà này được nhận xét tốt, màu trứng đẹp, vỏ trứng dày, năng suất đẻ cao, thích nghi với phương thức nuôi đơn giản ở Việt Nam Được chọn lọc trong 20 năm từ một dòng thuần chủng chuyên đẻ Giống này được nuôi phổ biến hầu hết các nước trên thế giới, nó phù hợp với các điều kiện nóng lạnh, khô ráo, ẩm ướt và được nuôi ở các phương pháp khác nhau như: chuồng lồng, chuồng sàn hay nền đất có lót chất độn chuồng
Cơ sở cung cấp giống gà Isa Brown được đặt ở các nước Pháp, Đức, Anh, Italia, Hà Lan, Mỹ và một số nước khác vùng Nam Mỹ
Cuối năm 1990 và giữa năm 1991 Công Ty Gia Cầm TP Hồ Chí Minh đã nhập
gà cha mẹ Isa Brown vào nước ta từ Pháp và đã tạo ra đàn gà thương phẩm được nuôi rộng rãi ở các trang trại của một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ
Đặc điểm gà cha mẹ:
- Gà cha có lông màu nâu đỏ
Trang 28Khi lai với nhau cho ra gà mái một ngày tuổi có lông vàng ánh lấm tấm nâu, gà trống lông vàng chanh và được loại bỏ ngay
Tỷ lệ nuôi sống từ 1 - 20 tuần tuổi đạt 98% Từ 20 - 76 tuần tuổi còn 93% Trọng lượng gà mái lúc bắt đầu đẻ trung bình là 1,7kg/con
Gà bắt đầu đẻ lúc 22 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ trứng đạt 50% lúc 24 tuần tuổi Trọng lượng trứng đẻ đầu tiên đạt trung bình 55g/quả Từ tháng đẻ thứ 2 trở đi tới tháng đẻ thứ 14 trọng lượng trung bình đạt 65g/quả
Trung bình một gà mái đẻ từ 290 - 310 trứng/năm
2.3.3 Gà Goldline 54
Năm 1989 Liên hiệp Xí nghiệp gia cầm Việt Nam đã nhập giống gà đẻ trứng nâu Goldline 54 từ Hà Lan vào Việt Nam, do sự tài trợ của các tổ chức FAO và UNDP của Liên Hiệp Quốc Gà Goldline 54 giống ông bà sau khi nhập về được nuôi ở Xí nghiệp gà giống Ba Vì, thuộc Liên hiệp Xí nghiệp gia cầm Việt Nam Sau 5 tháng nuôi, trứng của gà ông bà, (tức là gà bố mẹ) đã được nhân giống ra khắp nơi Đặc biệt
là các Công ty và Xí nghiệp gia cầm tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận và phát triển rộng rãi ở các trại gà Nhà nước cũng như tư nhân thuộc các tỉnh Miền Đông Nam
Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long
Đặc điểm gà bố mẹ:
- Gà trống lông màu nâu, gà mái lông màu trắng Khi cho lai với nhau tạo ra gà con thương phẩm có màu lông nâu
- Tỷ lệ nuôi sống từ 0 - 20 tuần tuổi là 93 % Trọng lượng bình quân lúc bắt đầu
đẻ (20 tuần tuổi) từ 1,6 - 1,7 kg/con Tiêu thụ thức ăn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi
là 7,4 kg/con Gà bắt đầu đẻ vào lúc 20 tuần tuổi, đạt tỷ lệ 5 %, đến 22 tuần tuổi đạt tỷ
lệ 50 %
- Chu kỳ đẻ liên tục 15 tháng, ở nước ta có thể cho gà đẻ tiếp tới 18 tháng và tỷ
lệ đẻ còn 50 % Trung bình một gà mái đẻ 280 - 310 trứng/năm Trọng lượng trứng
Trang 29+ Từ 20 - 24 tuần tuổi, trọng lượng trứng dưới 55 g
- Tiêu tốn thức ăn trung bình từ 120 - 125 g/con/ngày
2.3.4 Gà Hisex Brown
Gà đẻ trứng nâu Hisex Brown có nguồn gốc từ Hà Lan Đây là giống gà chuyên
đẻ được nhập vào nước ta qua con đường hợp tác liên doanh ở trại gà Mekong Cần Thơ Kết quả bước đầu cho thấy gà phù hợp với điều kiện khí hậu Miền Nam Qua các chỉ tiêu theo dõi về tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ đẻ, trọng lượng bình quân của trứng và của cơ thể đều gần tương đương với tỷ lệ qui định, trong bảng hướng dẫn của nơi sản xuất con giống ở Hà Lan Những thông số kỹ thuật được giới thiệu như sau:
Tỷ lệ nuôi sống từ 0 - 17 tuần tuổi đạt 96 - 98 % Trọng lượng bình quân lúc bắt đầu đẻ 1,71 kg/con Gà bắt đầu đẻ vào lúc 20 tuần tuổi, tỷ lệ đạt 5 % Đến 22 tuần tuổi đạt tỷ lệ 48 % Đến 23 tuần tuổi đạt tỷ lệ 72 % Từ 25 - 36 tuần tuổi tỷ lệ cao nhất từ
89 - 9 2 %
Trung bình một gà mái đẻ từ 289 trứng/năm
Trọng lượng bình quân của trứng:
- Loại dưới 55 g: 9 %
- Loại từ 60 - 65 g: 32 %
- Loại trên 65 g: 40 % Trọng lượng bình quân của trứng phụ thuộc và lứa tuổi đẻ Tiêu tốn thức ăn trung bình 116 g/con/ngày Thức ăn tiêu tốn để tạo ra một kg trứng trung bình 2,36 kg thức ăn/kg trứng
2.3.5 Gà Hyline
Gà Hyline là một trong những giống gà đẻ xuất sắc nhất của thế giới, được sản xuất tại Mỹ (Hyline International West Des Moines, Iowa Mỹ) do công ty Pacific Biotech cung cấp
Đàn giống cha mẹ được nhập và nuôi tại Công ty chăn nuôi Vifaco, tỉnh Bình Dương từ tháng 12/1993 Một số chỉ tiêu sản xuất như sau:
Trang 30- Tỷ lệ nuôi sống từ 1 ngày tuổi đến 18 tuần tuổi 96 - 98 % Tổng số thức ăn tiêu thụ từ 1 ngày tuổi đến 18 tuần tuổi 5,7 - 6,7 kg/con Trọng lượng bình quân lúc 18 tuần tuổi 1,55 kg
- Trung bình một gà mái đẻ từ 320 trứng/năm Trọng lượng bình quân một trứng: 63 g Số lượng thức ăn/mái/ngày: 115 g Tiêu tốn thứ ăn/kg trứng: 2,2 - 2,5 kg Màu sắc da và lông: màu vàng
2.3.6 Gà Tetra - SL (AA Brown)
Trong năm 1995, Công ty liên doanh Việt Thái (VTP) có nhập nuôi gà Tetra -
SL ở trại Minh Tâm Gà Tetra - SL còn có tên thông dụng là AA Brown Đây là một tổ hợp gà đẻ trứng nâu của hãng Bábolna nổi tiếng của Hungari
phố Hồ Chí Minh Con gà Tetra - SL được giới thiệu là một gà siêu trứng, có tỷ lệ đẻ
và sản lượng trứng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ trứng dập bể thấp, gà thương phẩm
tự phân biệt giới tính qua màu lông như nhiều tổ hợp đẻ trứng nâu khác, nhưng còn
có một số ưu điểm nổi bật cần chú ý là:
khác nhau
- Gà có sức đề kháng cao, chịu được điều kiện kham khổ nên dễ nuôi thành công hơn Các nước xứ nóng chuộng gà này
phân nữa % của các trường hợp khác
(Theo tài liệu của Bábolna nhận được 1995)
Tỷ lệ hao hụt 1 - 18 tuần tuổi: tối đa 3% Tỷ lệ hao hụt hàng tuần: 0,05 - 0,1 % Lượng thức ăn tiêu thụ từ 1 - 18 tuần tuổi: 5,8 - 6,0 kg/gà Trọng lượng gà lúc 18 tuần tuổi: 1,45 - 1,55 kg Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 19 - 20 tuần tuổi
Sản lượng trứng bình quân trong năm: 300 - 312 quả/năm Trọng lượng bình quân của trứng: 63,5 - 64,5 g/quả
2.3.7 Gà Hubbard Comet
Gà có lông màu vàng đốm trắng hoặc trắng đốm vàng do được lai tạo giữa 2
Trang 31mỗi con đẻ 220 - 240 quả trứng/năm, vỏ trứng màu nâu, dày Trọng lượng trứng trung bình 60 g/quả Sau 4 tháng nuôi gà nặng 2,2 - 2,5 kg/con Giống gà này vốn vẫn được nuôi theo phương pháp bán công nghiệp (vừa nhốt, vừa thả) Nếu nuôi chúng theo phương pháp bán công nghiệp thì trong thời gian đầu phải cho chúng ăn thức ăn công nghiệp Sau đó cho ăn bổ sung bằng gạo, lúa và cám hợp chất Kết quả chúng vẫn đẻ trứng bình thường, nhưng ít hơn khi được nuôi theo phương pháp công nghiệp
2.4 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT DỤC CỦA GIA CẦM
2.4.1 Con giống
Theo tác giả Trần Xuân Trúc và ctv (1996) so sánh sự sinh trưởng của 5 nhóm giống gà Broiler nhập nội: Arbor Arcers (Mỹ), Isa Brown (Pháp), Lohmann (Đức), Roos (Anh), Avian 707 (Thái Lan) cho thấy tăng trọng bình quân (g/con/ngày) giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi lần lượt là Arbor Arcers (41,82g); Avian 707 (41,1g); Ross (40,76g); Isa Brown (39,82g); Lohmann (38,26g) Kết quả trên cho thấy gà Arbor Arcers có mức tăng trọng cao nhất, thấp nhất là Isa Brown
2.4.2 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng góp phần làm nâng cao khả năng sinh trưởng
- sinh sản ở gia cầm
Sự phát triển của cơ thể động vật nói chung, của gia cầm nói riêng gắn liền với
sự tích lũy protein trong cơ thể chúng Vì vậy, trong dinh dưỡng gia cầm phải có khẩu phần protein tương ứng với nhu cầu protein của chúng Bên cạnh đó phải thỏa mãn nhu cầu tất cả các acid amin Đặc biệt là acid amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể Tình trạng nếu thiếu protein hoặc acid amin sẽ làm cho gia cầm non còi cọc, chậm lớn, sức kháng bệnh giảm, lông xơ xác Còn ở gà đẻ thì sức sản xuất trứng giảm, trứng nhỏ hoặc trầm trọng thì có thể ngưng đẻ Ở đàn gà giống sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh Ở gà thịt có hiện tượng tích lũy mỡ ở gan, và mỡ giữa mô cơ, khả năng sử dụng chất dinh dưỡng vào trứng và thịt kém Thiếu protein còn gây tình trạng gà cắn mỗ lẫn nhau
Dư thừa protein trong thức ăn gây lãng phí, giá thức ăn cao làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Ở gà đẻ nếu dư thừa dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng mập
mỡ, rối loạn chức năng sinh lý làm giảm khả năng sản xuất trứng ở gà
Trang 32Ngoài ra, trong thành phần thức ăn nên chú ý hàm lượng các vitamin và khoáng chất để gia cầm có được khẩu phần thích hợp nhất
- Năng lượng
Trong dinh dưỡng gia cầm, năng lượng được xem là nguồn dinh dưỡng giới hạn nhất vì nhu cầu lớn so với các chất dinh dưỡng khác Calori là đơn vị đo lường năng lượng trong thức ăn
Nhu cầu năng lượng của gia cầm có thể được xác định là mức năng lượng cần thiết cho sinh trưởng và cho duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể như: nhịp đập của tim, ổn định huyết áp, sự co giản cơ, dẫn truyền xung động thần kinh, sự vận chuyển chất dinh dưỡng … Thiếu năng lượng dẫn đến sự suy giảm các quá trình trao đổi chất
và các hoạt động chức năng cơ thể, từ đó xuất hiện tình trạng còi cọc, chậm lớn
- Protein
Protein là hợp chất hữu cơ, trong đó có chứa các nguyên tố cơ bản: C, H, O và
N Ngoài ra còn có thể chứa: S, P, Fe … Protein là chất cần thiết nhất trong mọi hoạt động sống Protein là chuỗi dài các acid amin Cấu trúc và sự sắp xếp của các acid amin mang tính đặc thù của từng loại protein Thực vật có khả năng tổng hợp protein
lượng ánh sáng mặt trời Trong thực vật protein thường tập trung ở những bộ phận đang phát triển mạnh như: hạt và lá cây Cơ thể động vật nhận các acid amin từ thức
ăn ăn vào hàng ngày làm nguyên liệu để tạo ra các protein của cơ, của xương, các cơ quan của cơ thể, lông, da … Ngoài vai trò cấu trúc cơ thể, protein còn tham gia vào các nhóm chất có hoạt tính sinh học cao: enzym, hormon để điều khiển quá trình trao đổi chất và quá trình sống, đồng thời tham gia vào hệ thống bảo vệ cơ thể như: tế bào bạch huyết, kháng thể … Protein còn đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, tạo tinh trùng và trứng
- Calci
Ca là nguyên tố quan trọng trong cấu trúc của xương; đối với gia cầm đẻ trứng thì Ca là nguyên liệu chính để tạo vỏ trứng Ion Ca trong máu tham gia một số chức năng sinh lý như: tham gia vào quá trình đông máu, tác động lên sự hoạt động của cơ bắp và cơ tim, làm giảm khả năng hưng phấn của hệ thần kinh ngoại vi, làm giảm độ
Trang 33thích hoạt động của các tuyến, Ca làm tăng tác hại khi thừa K, Mg, Na và làm giảm thân nhiệt, giúp cơ thể chịu đựng tốt khi mắc bệnh truyền nhiễm
Sự trao đổi Ca là do nhóm hormon của tuyến giáp trạng và phó giáp trạng điều khiển Hormon của tuyến phó giáp trạng - parahormon - tăng cường giải phóng Ca từ xương và làm tăng hàm lượng Ca trong máu, còn hormon của tuyến giáp trạng có tác dụng ngược lại
Thiếu Ca trong cơ thể gia cầm sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, giảm tính thèm
ăn, chậm lớn, xù lông, trứng mỏng vỏ, tình trạng cắn mổ lẫn nhau gia tăng Tình trạng
dư thừa Ca gây độc với những rối loạn trao đổi chất, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, có hiện tượng phù nề, tăng bài tiết Na và Mg, rối loạn hệ thần kinh, gà đi đứng khó khăn, loạng choạng
- Phosphor
P tham gia trong thành phần của xương, màng tế bào, ngoài ra P còn nằm trong các chất vận chuyển năng lượng AMP, ADP, và ATP P cần thiết cho sự bài tiết của thận, P tham gia vào quá trình chuyển hóa và vận chuyển lipid, protein và glucid, cần thiết để hấp thu Ca một cách bình thường P có khả năng thấm hút glucose và các acid béo vào trong thành ruột P là thành phần cấu tạo của máu và có vai trò giữ cân bằng tính kiềm và acid trong máu
Sự trao đổi và hấp thu P do hormon tuyến cận giáp điều khiển, parahormon làm tăng thải P ra ngoài và làm giảm hàm lượng P trong máu Hormon insulin của tuyến tụy làm tăng thải P vô cơ
Khi thiếu P gà con ăn kém, chậm lớn, khối lượng xương giảm, xương mềm, mô sụn khó chuyển thành xương, các xương bị cong
- Muối ăn
Muối NaCl rất cần đối với gia cầm: Cl tham gia tạo HCl trong dịch tiêu hóa, Cl
và Na có chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu trong máu, tham gia cân bằng điện giải, tham gia tích cực trong quá trình trao đổi chất Cl có vai trò trong quá trình Oxi
sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột, tham gia cấu trúc tế bào Na tham gia hệ thống đệm giữ cân bằng kiềm - toan trong cơ thể, kích thích sự co bóp của cơ xương
và cơ tim, làm giảm trương lực các thành vách mạch máu, làm tăng khả năng hấp thu