Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân

9 8.6K 99
Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân

Nguyễn Trung Hiếu CQ521273 Vũ Ngọc Khánh CQ 523375 Đặng Xuân Thắng CQ 521819 Phan Thị Thu Hà CQ 520990Các yếu tố nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân 1. Lời mở đầu Hiện nay, xã hội đặt ra cho giáo dục và đào tạo ngày càng khắt khe, đòi hỏi các trường đại học không chỉ đào tạo ra nguồn nhân lực thông thạo về lý thuyết mà còn phải biết vận dụng, ứng dụng những kiến thức đó vào thực tiễn đời sống. Để đáp ứng yêu cầu đó, các trường đại học đã phát động đổi mới phương pháp học tập. Tuy các đội ngũ giảng viên đã tiến hành ứng dụng nhưng chuyển biến về chất lượng trong giờ dạy chưa thật sự có kết quả cao. Bởi sinh viên quen với việc thụ động trong việc tiếp nhận, áp đặt. Trong bài giảng của thầy giáo, cô giáo đều có phần định hướng, tổ chức tự học cho sinh viên nhưng nhiều khi sinh viên chỉ thực hiện một cách sơ sài, chiếu lệ. Albert Einstein từng nói: “Giá trị của giáo dục đại học không phải ở việc học nhiều sự kiện, mà là luyện cho trí óc suy nghĩ”. Mục tiêu đó, giá trị đó khó lòng đạt được nếu học sinh, sinh viên không biết tự học. Như vậy, việc tự học của sinh viên được đặt ra như một nhu cầu bức thiết. Sinh viên của trường Đại Học Kinh tế quốc dân cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên đều có được điều đó, vẫn còn những sinh viên chưa thực sự chủ động trong học tập, thiếu động lực để phấn đấu, có thái độ ỷ lại trong học tập. Vì vậy, vấn đề đặt ra sinh viên cần làm gì để phát huy hết khả năng vốn có vào học tập? Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ? Yếu tố tự học phải chăng là yếu tố tiên quyết đến kết quả học tập cuối kỳ của sinh viên ? Đó là lí do vì sao chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu: “Các yếu tố nhân tác động đến kết quả học tập của sinh viên” 2. Phương pháp nghiên cứu: a. Mô hình lý thuyết: Theo Võ Thị Tâm (Võ Thị Tâm-2010 - các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV chính quy Đh kinh tế TP HCM) có 5 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập: • Động cơ học tập: khái niệm dùng để giải thích vì sao con người hoạt động và duy trì hoạt động giúp họ thành công (Pintrich, 2003_trích dẫn từ Nguyễn ĐÌnh Thọ & Ctg, 2009, tr 325-326) • Tính kiên định trong học tập: là một khái niệm tiềm ẩn thể hiện thái độ của con người thông qua cam kết, kiểm soát và thử thách trong cuộc sống ( Britt & Ctg, 2001_ trích dẫn Nguyễn Đình Thọ, tr 11-12) • Cạnh tranh trong học tập: là một khái niệm đóng vai trò quan trọng trong quan hệ xã hội con người (Nguyễn Đình Thọ, 2009, tr 330-331) • Phương pháp học tập: bao gồm lập kế hoạch học tập; hoạt động tự học; hoạt động học tương tác; tự đánh giá KQHT một cách trung thực ( Robert Feldman tại đại học Massachusetts) • Thu nhập: gồm các khoản tiền thu được trong thời gian học tập ( stinebrickner & Ctg , 2000; 2001a; 2001b ,tại đại học Berea) (checchi &Ctg; 2000). b. Phương pháp định lượng: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập có thể đo lường bằng thang đo likert từ 1 - 5 tương ứng với mức độ đồng ý của người được khảo sát, điều tra. Dưới đây là mô hình ứng dụng đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Kết quả học tập (KQHT)= f( ĐC, KĐ, CT, PP, CT), trong đó KQHT là biến phụ thuộc; ĐC, KĐ, CT, PP, CT là biến độc lập, với: • ĐC: Động cơ học tập. • KĐ: Tính kiên định trong học tập. • CT: Cạnh tranh trong học tập. • PP: Phương pháp học tập. • CT: Chi tiêu. c. Để tiến hành định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ta thực hiện 3 bước sau: • Bước 1: sử dụng hệ số tin cậy Cronbach alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. • Bước 2: sử dụng mô hình phân tích nhân tố (Factor analysis) để kiểm định các nhân tố ảnh hưởngcác nhân tố được cho là phù hợp. • Bước 3: sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập liên quan đến việc có hay không các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập. Các bước trên được tiến hành với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS16. 4. Phương pháp học tập - Lập thời gian biểu cho việc học tập - Tìm hiểu mục tiêu môn học - Tìm ra phương pháp học tập phù hợp - Chủ động tìm đọc tài liệu tham khảo - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp - Ghi chép bài đầy đủ - Vận dụng các kiến thức đã học - Thảo luận, học nhóm - Tham gia nghiên cứu khoa học - Tự đánh giá KQHT 1.Động cơ học tập - Dành nhiều thời gian cho việc học - Đầu tư vào việc học là ưu tiên số một - Động cơ học tập rất cao KẾT QUẢ HỌC TẬP 2.Tính kiên định trong học tập - Cam kết hoàn thành việc học - Kiểm soát khó khăn trong học tập - Thích thú với những thách thức trong học tập - Khả năng chịu đựng những áp lức trong học tập rất cao 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Để ứng dụng mô hình trong thực tiễn, trong tháng 4 năm 2012, nhóm tác giả đã tiến hành điều tra các sinh viên học tập và công tác tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Với thí điểm quy mô mẫu là 30 sinh viên, theo phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với hỏi sâu và phỏng vấn trực tiếp với Bảng câu hỏi được thiết kế theo 6 nhân tố ảnh hưởng mang đến sự hài lòng, điểm được cho theo thang 1 đến 5. a. Bước 1 kiểm định thang đo: Kiểm định thang đo các yếu tố nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân với 31 biến thuộc 5 nhân tố. Hệ số Cronbach alpha đạt 0.847 lớn hơn 0.6 chứng tỏ thang đo lường này có giá trị. Trong các hệ số tương quan biến – tổng của các biến đo lường khái niệm, có 15 biến có chỉ số này nhỏ hơn 0.3, sau khi lược bỏ và tính toán lại, hệ số tương quan biến thấp nhất là 0.711 (của PPHT7) lớn hơn 0.3. Vì vậy 12 biến đo lường này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. b. Bước 2 phân tích nhân tố: • Sử dụng phần mềm SPSS – Factor analysis cho kết quả với các kiểm định được đảm bảo: (1) kiểm định tính tương tích của mô hình 0.624 (0.5<KMO<1);(2)kiểm định Bartlett về tương quan các biến quan sát ( Sig.<0.05); (3) kiểm định về phương sai cộng dồn (Cumulative variance > 50%). • Kết quả phân tích cho thấy, khác với mô hình lý thuyết, phân tích nhân tố chỉ nhận diện được 3 nhân tố có ý nghĩa phân tích. Đặt tên mới cho các nhóm này là: tiết kiệm và chiến lược học tập, phương pháp tự học, chi tiêu và phương pháp học tập trên lớp. o Tiết kiệm và cách tiếp cận môn học (X1): ppht1, ppht2, ppht9, ct4. o Phương pháp tự học(X2): ppht4, ppht5, ppht7. 5. Chi tiêu - Chi tiêu cho người yêu - Chi tiêu cho học tập - Chi tiêu cho hoạt động khác - Phần thu nhập dùng để tiết kiệm 3. Cạnh tranh trong học tập - Thích cạnh tranh trong học tập - Cạnh tranh là phương tiện giúp tôi phát triển khả năng - Cạnh tranh giúp học hỏi từ chính mình và từ các bạn. - Thích thú cạnh tranh vì nó làm cho tôi và bạn học gần gũi o Chi tiêu và phương pháp học tập trên lớp (X3): ppht3, ppht6, ppht8, ct3. Rotated Component Matrix a Các biến quan sát Nhân tố 1 2 3 Tìm hiểu mục tiêu môn học trước khi môn học bắt đầu(ppht1 .809 Tham gia nghiên cứu khoa học. .782 Phần thu nhập dung để tiết kiệm. .629 Lập thời gian biểu cho việc học tập. .541 .520 Chủ động đọc tài liệu tham khảo. .797 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. .733 Vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện các bài tập thực hành. .688 Thảo luận, tranh luận, học nhóm. .700 Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình. .554 .654 Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học. .588 Chi tiêu cho hoạt động khác. .554 .560 Như vậy mô hình phân tích sẽ là: KQHT=f(X1,X2,X3)) Trong đó Biến phụ thuộc: KQHT (đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhân đến kết quả học tập, nhận 5 giá trị: 1-rất kém;2-kém;3-trung bình;4-cao;5-rất cao). Các biến độc lập X1 (Tiết kiệm và chiến lược học tập), X2 (Phương pháp tự học) và X3 (Chi tiêu và phương pháp học tập trên lớp) được định lượng bằng cách tính điểm trung bình các biến quan sát nằm trong nhân tố đó. c. Bước 3 Phân tích hồi quy: • sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính trên chương trình SPSS, ta thu được kết quả: Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .740 a .547 .493 .569 a. Predictors: (Constant), REGR factor score 3 for analysis 1, REGR factor score 2 for analysis 1, REGR factor score 1 for analysis 1 Hệ số R 2 điều chỉnh (Adjusted R Square) là 0.493 cho thấy mô hình có độ phù hợp cao, 49,3% sự biến thiên của kết quả học tập được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập. • Kiểm định độ phù hợp của mô hình: o Giả thuyết H 0 : β1 = β2 = β3 = 0. o Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa bội ta dùng giá trị F ở bàng phân tích ANOVA sau: ANOVA b Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 9.777 3 3.259 10.076 .000 a Residual 8.085 25 .323 Total 17.862 28 a. Predictors: (Constant), REGR factor score 3 for analysis 1, REGR factor score 2 for analysis 1, REGR factor score 1 for analysis 1 b. Dependent Variable: ket qua hoc tap Giá trị sig. của trị F của mô hình rất nhỏ (< mức ý nghĩa)  bác bỏ giả thuyết H 0  mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể. • Ý nghĩa các hệ số trong mô hình: Coefficients a Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 3.100 .106 29.307 .000 Tiết kiệm và cách tiếp cận môn học .356 .109 .440 3.264 .003 .998 1.002 Phương pháp tự học .438 .107 .551 4.087 .000 .998 1.002 Chi tiêu và phương pháp học tập trên lớp .218 .106 .277 2.061 .050 1.000 1.000 a. Dependent Variable: ket qua hoc tap Ý nghĩa của hệ số riêng phần là β k đo lường sự thay đồi giá trị trung bình Y khi X k thay đổi 1 đơn vị, giữ các biến độc lập còn lại không đổi. Hệ số Beta được dùng để so sánh khi các biến độc lập không cùng đơn vị đo lường. Từ các hệ số hồi quy ta đưa ra được phương trình: KQHT= 3.1 + 0.356*X1 + 0.438*X2 + 0.218*X3 từ phương trình, ta thấy cả 3 biến đều có tác động thuận chiều đến biến KQHT trong đó biến X2 có tác động thuận chiều lớn nhất , tức là phương pháp tự học tăng 1 đơn vị sẽ làm kết quả học tập tăng 0.438 đơn vị. 4. Kết luận: thông qua ứng dụng mô hình định lượng đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nhân đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân, chúng ta nhận thấy các nhân tố tác động đến kết quả học tập gồm 3 nhân tố chính bao gồm: Tiết kiệm và cách tiếp cận môn học; Phương pháp tự học; Chi tiêu và phương pháp học tập trên lớp . Kết quả này phản ánh đúng thực tế rằng, cả 3 nhân tố đều tác động thuận chiều lên KQHT trong đó phương pháp tự họcảnh hưởng lớn nhất đến kết quả học tập. Do đó để nâng cao kết quả học tập, các sinh viên trường đại học Kinh tế quốc dân cần phải cải thiện phương pháp tự học, cách tiếp cận với môn học, phương pháp học trên lớp đồng thời có kế hoạch chi tiêu hợp lí cho việc học cũng như tiết kiệm, nhằm đạt được lợi ích tối đa. Tài liệu tham khảo  Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV chính quy Đh kinh tế TP HCM của Võ Thị Tâm-2010.  Nguyễn Đình Thọ(2010), Mối quan hệ giữa động cơ học tập và chất lượng sống trong học tập của sinh viên khối ngành kinh tế, đềtài B2009-09-76, Bộ Giáo dục & Đào tạo  Nguy ễn Quý Thanh (2007), Nhận thức, thái độ và thực hành của SV với phương pháp học tập tích cực, đề tài NCKH cấp đại học Quốc Gia Hà Nội.  Dickie, M. (1999), Family Inputs, School Quality and Educational Achievement: A Household Production Approach', Working paper. . 4. Kết luận: thông qua ứng dụng mô hình định lượng đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân, . 521819 Phan Thị Thu Hà CQ 52099 0Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân 1. Lời mở đầu Hiện nay, xã hội

Ngày đăng: 11/08/2013, 22:38

Hình ảnh liên quan

Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) là 0.493 cho thấy mô hình có độ phù hợp cao, 49,3% sự biến thiên của kết quả học tập được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc  lập. - Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân

s.

ố R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) là 0.493 cho thấy mô hình có độ phù hợp cao, 49,3% sự biến thiên của kết quả học tập được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập Xem tại trang 7 của tài liệu.
Như vậy mô hình phân tích sẽ là: KQHT=f(X1,X2,X3)) - Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân

h.

ư vậy mô hình phân tích sẽ là: KQHT=f(X1,X2,X3)) Xem tại trang 7 của tài liệu.
• Ý nghĩa các hệ số trong mô hình: Coefficientsa Model UnstandardizedCoefficients StandardizedCoefficients t Sig - Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân

ngh.

ĩa các hệ số trong mô hình: Coefficientsa Model UnstandardizedCoefficients StandardizedCoefficients t Sig Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan