1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu triết học những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học việt nam

36 481 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 143 KB

Nội dung

Lịch sử Triết học Việt Nam với tư cách là một bộ môn khoa học, nó chỉ mới được ra đời cách đây không lâu. Hiện nay, nó được trình bày rải rác trong các bộ sách về Lịch sử tư tưởng Việt Nam, chẳng hạn như của Nguyễn Đăng Thục (7 tập), của Viện Triết học (2 tập) và của Trần Văn Giàu (3 tập). Đó là chưa kể còn một số sách báo, chuyên khảo ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến nó. Nhìn chung, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam đã được xới lên; nhiều giai đoạn, nhiều vấn đề đã được nghiên cứu khá sâu. Nhưng đáng tiếc cho đến nay, vẫn chưa có cuốn sách nào về Triết học Việt Nam hay Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam.

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM Lịch sử Triết học Việt Nam với tư cách là một bộ môn khoa học, nó chỉ mới được ra đời cách đây không lâu Hiện nay, nó được trình bày rải rác trong các bộ sách về Lịch sử tư tưởng Việt Nam, chẳng hạn như của Nguyễn Đăng Thục (7 tập), của Viện Triết học (2 tập) và của Trần Văn Giàu (3 tập) Đó là chưa kể còn một số sách báo, chuyên khảo ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến nó Nhìn chung, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam đã được xới lên; nhiều giai đoạn, nhiều vấn đề đã được nghiên cứu khá sâu Nhưng đáng tiếc cho đến nay, vẫn chưa có cuốn sách nào về Triết học Việt Nam hay Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam Thực ra, trước khi xuất hiện triết học Mác - Lênin, ở Việt Nam đã có truyền thống Văn, Sử, Triết, Tôn giáo bất phân, bởi vậy, không có triết học với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập, mà chỉ có những tư tưởng hay học thuyết triết học nằm trong các cuốn sách về văn, sử hay tôn giáo Nếu xét ở góc độ những vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của triết học mácxít thì quả thật ở Việt Nam khía cạnh này rất mờ nhạt Nhưng từ việc, ở Việt Nam trước kia chỉ có những người hiền, hiền triết, minh triết mà nói rằng họ không có các nhà triết học thì e rằng đã dùng con mắt hiện tại mà nhìn nhận, đánh giá người xưa Việt Nam nằm giữa hai nền văn minh với những hệ thống triết học đồ sộ là Ấn Độ và Trung Hoa, phải chăng về hình nhi thượng (tức bản thể luận, vũ trụ quan), chúng ta đã có hai nền triết học khổng lồ này cung cấp, vấn đề là vận dụng một cách sáng tạo trong điều kiện cụ thể của mình? Thực ra cũng không hoàn toàn hẳn như vậy Học thuyết triết học Trần Thái Tông, tư tưởng về Lý Khí của Lê Quí Đôn, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, … đã nói lên điều đó Bài này, bước đầu chúng tôi trình bày một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam đến năm 1958, trước khi có sự du nhập của triết học phương Tây Trong khoảng thời gian đó, lịch sử Việt Nam có thể được phân làm bốn thời kỳ lớn: 1 Thời kỳ tiền sử kéo dài từ kỷ Hồng Bàng đến hết nhà Triệu, tức là đến năm 110 trước C.N 2 Thời kỳ Bắc thuộc: từ 110 trước C.N đến năm 938 3 Thời kỳ phục hồi và xây dựng quốc gia độc lập: từ 939 đến hết thế kỷ XIV 4 Thời kỳ ổn định, thịnh vượng và khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam: 1400 – 1858 Sự phát triển kinh tế xã hội, văn hoá tinh thần ở hai thời kỳ đầu đã tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học của dân tộc—triết học Việt Nam, trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo I Cơ sở hình thành và đặc điểm của tư tưởng triết học Việt Nam a/ Cơ sở xã hội Với tư cách là thượng tầng kiến trúc, triết học nhìn chung, nó bị qui định bởi hạ tầng cơ sở, tồn tại xã hội Vậy cơ sở xã hội của Việt Nam là gì? Hiện nay, sự phân kỳ xã hội Việt Nam vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau Trong giáo trình Lịch sử Việt Nam cho rằng thời Văn Lang của các vua Hùng (700-258 tr CN) và An Dương Vương (257-208 tr CN) là thời kỳ chuyển từ xã hội nguyên thủy lên xã hội phân chia giai cấp sơ kỳ kiểu phương thức sản xuất châu Á Theo Phan Huy Lê, từ thời Hùng Vương, An Dương Vương trở đi , nước ta bước vào xã hội phân hoá giai cấp sơ kỳ với kết cấu kinh tế xã hội đặc thù của phương Đông, mà chúng tôi tạm gọi là phương thức sản xuất châu Á Trên nền tảng của phương thức sản xuất này, quan hệ sản xuất phong kiến dần dần nảy sinh và dẫn đến việc xác lập của chế độ phong kiến vào khoảng thế kỷ XV Như vậy, ở Việt Nam không có chế độ nô lệ Hồng Phong cho rằng mãi cho đến thế kỷ XV, xã hội Việt Nam vẫn thuộc hình thái của phương thức sản xuất châu Á Theo Trần Quốc Vượng, từ thế kỷ XIX trở về trước, xã hội Việt Nam là một xã hội tiểu nông truyền thống nằm trong khung cảnh của phương thức sản xuất châu Á Nếu vậy thì chúng ta không có cả chế độ phong kiến Chỉ qua đấy ta cũng thấy rằng xã hội Việt Nam là một xã hội phát triển không bình thường Vào cuối giai đoạn văn minh sông Hồng, trên cơ sở văn hoá Đông Sơn phát triển rực rỡ, nhà nước Văn Lang ra đời, mặc dù đó là nhà nước phôi thai, kết cấu cộng đồng nguyên thủy vẫn chưa hoàn toàn bị thủ tiêu Nếu phát triển bình thường, nghĩa là quốc gia đó sẽ đi theo qui luật phân hoá giai cấp, phân công lao động, phát triển chế độ tư hữu, Nhưng những quá trình đó chỉ vừa mới bắt đầu thì nhà Tần, rồi đến nhà Hán xâm lược, đặt ách nô dịch hơn 1.000 năm Và cái cộng đồng mang đậm màu sắc nguyên thủy đáng lẽ bị phá vỡ một cách tự nhiên trong quá trình phát triển của nhà nước Văn Lang, thì nay lại phải cố kết lại để tạo nên sức mạnh chống xâm lược và đồng hoá Với chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc không lâu, nước ta lại rơi vào loạn 12 xứ quân Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước, nhưng chẳng mấy chốc Lê Đại Hành lại phải đem quân chống Tống Từ đó qua Lý, Trần, Hồ không có triều đại nào là không có kháng chiến chống xâm lược Tưởng chừng sau kháng chiến chống quân Minh, nước ta có một nền hoà bình lâu dài Nhưng chỉ 90 năm sau đã xảy ra chiến tranh Nam Bắc triều, rồi tiếp đến Trịnh Nguyễn phân tranh Tây Sơn lên chưa được bao lâu thì nhà Nguyễn thay thế Nhà Nguyễn thống nhất được gần nửa thế kỷ thì Pháp đã nổ súng xâm lược Đã chiến tranh thì không thể có sự phát triển bình thường được Sức sản xuất, khoa học kỹ thuật chậm phát triển.Sự phát triển không bình thường của xã hội Việt Nam còn thể hiện ở cấu trúc kinh tế xã hội Nhìn đại thể, xã hội Việt Nam là một xã hội nông nghiệp với chế độ làng xã, chế độ đem lại cho mỗi đơn vị nhỏ bé một cuộc sống cô lập, biệt lập Làng xã này tổ chức theo lối gia đình tự cấp, tự túc, bị trói buộc bởi những xiềng xích nô lệ của các qui tắc cổ truyền, từ đó nó làm hạn chế lý trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp và đôi khi trở thành công cụ ngoan ngoãn của mê tín Những làng xã này, nếu nhìn từ trên cao xuống, chúng giống như những ốc đảo độc lập, như những mảnh nhỏ của con run sau khi chặt ra nhưng chúng vẫn sống, tồn tại Và cũng chính nhờ tính chất đó mà ở một số thời kỳ, đặc biệt là thời Bắc thuộc, nước mất nhưng còn làng, và nhờ còn làng mà cuối cùng còn nước Theo C Mác, công xã hay làng này là cơ sở bền vững cho chế độ chuyên chế phương Đông; còn cái xã hội truyền thống đó, mang tính chất thụ động, quân bình, ít thay đổi, kéo dài từ những thời hết sức xa xưa cho đến những năm đầu của thế kỷ XIX C Mác đã dùng khái niệm”Bất động”, “Tĩnh” để chỉ xã hội phương Đông trong đó có Việt Nam.Trong thư gửi Ph Ănghen ngày 2.6.1853, ông viết:” Việc không có sở hữu tư nhân về ruộng đất là cơ sở của tất cả các hiện tượng ở phương Đông” Trong thư gửi lại ông ngày 6.6.1853, Ph.Ănghen nhấn mạnh:” Việc không có sở hữu tư nhân về ruộng đất thực sự là chiếc chìa khoá để hiểu toàn bộ phương Đông” Chính từ đặc điểm đó mà C.Mác đưa ra khái niệm “Phương thức sản xuất châu Á” Vậy, hạt nhân trong phương thức sản xuất châu Á, suy cho cùng là không có sở hữu tư nhân về ruộng đất ”Phổ thiên chi hạ mạc phi vương thổ, suất hải chi tân mạc phi vương thần” (Đất đai dưới bầu trời không có chỗ nào không phải là của vua, người trên đất đai ấy không ai là không phải thần dân của vua) (Kinh Thư) Với Phương thức sản xuất châu Á như vậy, nó làm cho xã hội Việt Nam luôn gặp những kết cấu mới xen lẫn các kết cấu cũ, hình thái kinh tế mới xen lẫn hình thái kinh tế cũ Ngay như từ thời Trần sang thời Lê, đó được xem là một bước ngoặt từ điền trang thái ấp với chế độ nô tỳ sang quan hệ địa chủ tá điền Về đại thể là như vậy, song địa chủ nhỏ đã có từ thời Lý Trần, còn chế độ nô tỳ vẫn còn tồn tại lâu dài ở thời Lê Trần Đình Hượu cho rằng phương thức sản xuất châu Á chỉ đưa đến cải lương chứ không đưa đến cách mạng Với quyền lãnh hữu chứ không có quyền sở hữu, nhiều nước phương Đông dễ tiến lên XHCN hơn là TBCN b/ Đặc điểm của tư tưởng triết học Việt Nam Từ sự khác nhau về cơ sở xã hội, phương thức sản xuất, nên triết học ở Việt Nam có những đặc điểm sau: 1 Nếu như triết học phương Tây thường gắn liền với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên, triết học Ấn Độ gắn liền với tôn giáo, triết học Trung Quốc gắn liền với chính trị, đạo đức, thì triết học Việt Nam gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Khi phản ánh hiện thực đó, triết học Việt Nam hướng chủ yếu đến vấn đề nhân sinh, đạo lý làm người mà tư tưởng trung tâm là yêu nước 2 Nếu như triết học phương Tây có khuynh hướng trội là đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan (từ bản thể luận đến nhận thức luận, lô gíc học), thì triết học Việt Nam lại có khuynh hướng trội là đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan ở Việt Nam, vấn đề trung tâm, hàng đầu là vấn đề con người, đạo lý làm người (nhân sinh quan), sau đó các nhà tư tưởng mới đi tìm cách lý giải , đặt cơ sở cho những vấn đề trên (thế giới quan) Điều này bị qui định bởi phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam 3 Tư tưởng triết học Việt Nam là sự thể hiện, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng dân tộc; nó phát triển từ những ý niệm thô sơ, chất phác về nhân sinh, vũ trụ lên trình độ lý luận, song do khuynh hướng trội nêu trên nên nó thiếu tính hệ thống chặt chẽ và thường là cải biến nội dung các khái niệm trong các học thuyết được du nhập từ bên ngoài nhằm mục đích xây dựng và bảo vệ đất nước 4 Cũng chính vì khuynh hướng trội nêu trên mà vấn đề cơ bản của triết học, tức vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, trong triết học Việt Nam là rất mờ nhạt, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không trải ra trên khắp mọi vấn đề, nhưng nhìn chung, khuynh hướng duy tâm tôn giáo có vẻ nổi trội hơn khuynh hướng duy vật vô thần Nếu triết học phương Tây hơi nghiêng về duy vật, hướng ngoại , thì triết học Việt Nam lại hơi ngả về duy tâm, hướng nội Nếu triết học phương Tây nghiêng về lấy ngoài để giải thích trong thì triết học Việt Nam lại ngả về lấy trong để giải thích ngoài theo kiểu của cụ Nguyễn Du, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ Nếu biện chứng trong triết học phương Tây nghiêng về đấu tranh, thì biện chứng trong triết học Việt Nam lại ngả về thống nhất Nếu vận động, phát triển trong triết học phương Tây đi lên theo con đường xoáy trôn ốc thì vận động, phát triển trong triết học Việt Nam lại đi theo con đường vòng tròn, tuần hoàn Tóm lại , đối với xã hội Việt Nam ta thấy có hai điểm nổi bật xuyên xuốt lịch sử, đó là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Hai mặt hoạt động này liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, không tách rời nhau Và chính điều này cùng với cái mà C.Mác gọi là phương thức sản xuất châu Á được chúng ta phân tích ở trên đã quy định đặc điểm của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam II Vài nét về kinh tế, xã hội và thế giới quan của người Việt thời tiền sử Thời đại đồ đá kéo dài từ mấy triệu năm đến mấy ngàn năm cách ngày nay đã đánh dấu bước chuyển từ hái lượm, săn bắn sang chăn nuôi trồng trọt Qua những tư liệu khảo cổ ta thấy người Việt cổ bước đầu đã có ý niệm về sự cân xứng, đã có tư duy phân loại (ở Văn hoá Sơn Vi), có lòng tin ở thế giới bên kia, mà ở đó người chết vẫn tiếp tục lao động (công cụ lao động ở bên cạnh người chết ở văn hoá Sơn Vi) Cư dân Hoà bình đã biết chọn nơi cư trú, biết dùng lưu hoàng để vẽ lên người, biết đến nhịp điệu, dùng ký hiệu để ghi Theo GS Hà Văn Tấn, đây là quá trình hình thành hoạt động đếm và phạm trù số lượng, từ đó ra đời các số đếm tách khỏi vật đếm (trừu tượng hoá khỏi vật cụ thể) Cuối thời đồ đá mới (3000 năm Tr CN) với nghề trồng lúa nướ c, người Việt đã có ý niệm về đường tròn, chuyển động quay, có ý thức về nhịp điệu, cân xứng, đã có quan niệm về thời gian, vũ trụ (Trên đồ gốm ở Bắc Sơn đã có mặt trời hình tròn, có hình chữ S, nửa số 8) Họ tôn thờ sức mạnh tự nhiên như mưa, gió, đặc biệt là mặt trời đã trở thành thần linh của họ Cách đây khoảng 4000 năm (Tức vào 2000 năm Tr CN) người Việt đã bước vào giai đoạn đồng thau (hợp kim đồng thiếc) - thời kỳ tiền Đông Sơn Đến thời kỳ Đông Sơn, kỹ thuật đồng thau phát triển cao với sự ra đời của những trống đồng Nếu văn hoá tiền Đông Sơn có niên đại từ 2000 Tr CN đến 700 Tr CN ở các lưu vực sông Hồng thì văn hoá Đông Sơn từ 700 Tr CN đến 100 với việc hình thành quốc gia Văn Lang của các vua Hùng Thời kỳ Đông Sơn là thời kỳ hình thành cái lõi đầu tiên của dân tộc Thời kỳ này người Việt đã có sự quan sát thế giới bên ngoài khá tinh tế, từ đó tái tạo, biểu hiện khá chân thực, khéo léo (Qua tượng bò, gà, v.v làm bằng đất nung) Nhìn đồ trang sức cân xứng, tinh xảo, nhẵn, đẹp khiến nay chúng ta cũng phải ngạc nhiên Người Đông Sơn đã biết làm chủ nhịp điệu, tuân theo tính đối xứng chặt chẽ và biết đến nhiều dạng đối xứng khác nhau Điều này thể hiện tư duy trừu tượng khá cao ở họ Qua trống đồng ta thấy đã có suy nghĩ, nhận xét, tính toán về hình học (đã biết chia hình tròn làm sáu phần bằng nhau, đã biết liên hệ giữa bán kính và đường tròn) Như vậy bước đầu họ đã có nhận thức hình học và tư duy chính xác Trên một số đồ gốm (kể cả gốm Phùng Nguyên) các trang trí hoa văn biểu hiện mô hình vũ trụ gồm ba thế giới: Trời, Người và dưới đất, trong đó có sự biến chuyển của mùa màng, đời sống thực vật là liên tục, không cùng, thể hiện qua những đường xoắn nối liền nhau, lặp đi lặp lại ở đây đã xuất hiện phong cách tượng trưng với những ký hiệu quy ước - bước phát triển mới của tư duy trừu tượng Qua các huyền thoại ta còn thấy thế giới thứ tư, đó là thế giới dưới nước Và như vậy "Tứ phủ" đã hình thành Qua các trống đồng ta thấy người Đông Sơn đã có một tri thức khá cao về luyện kim, chế tạo đồ đồng, đồ sắt Khi tái hiện thế giới hiện thực họ đã không chú ý đến chi tiết của đối tượng được miêu tả, mà chỉ chú ý đến những đặc điểm cơ bản, và thể hiện chúng bằng những đường nét ước lệ, cách điệu nhưng rất sinh động Nhà khảo cổ học Pháp Madeleine Colani cho rằng ngôi sao nhiều cánh giữa mặt trống đồng là hình mặt trời, còn người, chim, hươu trên mặt trống đều xoay quanh mặt trời theo chiều ngược kim đồng hồ, trùng với chiều của quả đất xoay quanh mặt trời Vành ngoài cùng của trống đồng Ngọc Lũ chứa 336 vòng tròn nhỏ ứng với chu kỳ một năm mặt trăng quay quanh mặt trời Qua trống đồng rất có thể cư dân Đông Sơn đã có lịch pháp riêng cần thiết cho nông nghiệp và hàng hải Theo Bùi Huy Hồng, thời Hùng Vương đêm có 5 giờ, ngày có 5 giờ Mỗi giờ lại chia làm 10 khoảng Những chiếc thuyền trên tang trống có thể là nghi lễ đưa tiễn hồn người chết, có thể là lễ hội cầu mùa - một lễ nghi chủ yếu của cư dân nông nghi Rất có thể những nghi lễ nông nghiệp khác như hát đối, tục đua thuyền, tục thả diều có từ thời này Thời kỳ Đông Sơn, theo GS Hà Văn Tấn đã hình thành tư duy lưỡng hợp (lưỡng phân) giữa khô và ướt, lửa và nước, Nhật và Nguyệt, chim và rắn, thấp và cao, v.v Theo Porée-Maspéro, văn hoá, phong tục, thần thoại, trống đồng, ở đây đều biểu hiện tính lưỡng hợp, giao tranh, giao hoà giữa các yếu tố đối lập Quan niệm về thế giới nổi bật nhất là truyện bánh chưng bánh dầy Người Việt cổ cho rằng trời thì tròn còn đất thì vuông Tròn là sáng tạo, vuông là vạn vật Bởi vậy, bình dân có câu: "Mẹ tròn con vuông", hay "Trăm năm tính cuộc vuông tròn" là vậy Nhìn chung, tư tưởng triết học Việt Nam thời tiền, sơ sử còn khá đơn giản, mộc mạc, chất phác III Sự phát triển tư tưởng triết học Việt Nam trong cuộc đấu tranh thời Bắc thuộc Thời Bắc thuộc kéo dài từ thời phụ thuộc vào nhà Hán (110 Tr CN) (có người cho nó bắt đầu từ Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc của An Dương Vương, năm 207 Tr CN) tới năm 939 khi Ngô Quyền giành được độc lập Nhưng trước Ngô Quyền đã có Dương Đình Nghệ, cha con Khúc Hạo nổi dậy trong lúc nhà Đường mất (906), Nam Bắc phân tranh Bởi vậy, nếu nói thời kỳ Bắc thuộc thì phải kể ra ba thời điểm tương đối quan trọng: Thời Hán (293 năm), thời Ngũ đại (314 năm) và thời Tuỳ Đường (304 năm) Điểm nổi bật của giai đoạn này là dân tộc ta bị vong quốc, trở nên phụ thuộc, nô lệ, đất nước ta trở thành những châu quận của phương Bắc; nhân dân ta sống trong khổ cực, hờn căm và tủi nhục Mâu thuẫn cơ bản nổi bật ở đây là cuộc đấu tranh giữa nhân dân ta với quân xâm lược, giữa khuynh hướng Hán hoá và chống Hán hoá Tuỳ từng thời kỳ, tuỳ thế và lực của mỗi bên mà mâu thuẫn này lúc căng, lúc dịu Phân tích thời kỳ Bắc thuộc, một số học giả cho rằng, do ta ở khá xa Trung Quốc, đường xá hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên chính quyền đại diện phương Bắc nhiều khi chỉ hữu danh vô thực Về mặt tư tưởng, giai đoạn Bắc thuộc cũng là giai đoạn tam giáo (Nho, Phật, Lão) truyền vào nước ta, trong đó Phật giáo là nổi trội hơn cả Nếu Nho, Lão vào nước ta theo vó ngựa của quân xâm lược thì Phật vào nước ta chủ yếu bằng đường biển trực tiếp từ Ấn Độ Trung tâm Phật giáo Luy Lâu, mà có nhà nghiên cứu còn cho rằng nó có sớm hơn cả trung tâm Bành Thành và Lạc Dương của Trung Quốc Cuốn "Lý hoặc luận" - cuốn sách đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, theo nhiều học giả, được Mâu Tử viết ở Bắc Việt Nam Những khuynh hướng Phật giáo Việt Nam sau này: Thiền, Phật giáo dân gian, v.v đều có mầm mống ở giai đoạn đầu tiên này (II-III) Năm 580 ở Việt Nam đã xuất hiện dòng thiền Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) và năm 820 lại xuất hiện dòng thiền Vô Ngôn Thông Trong "Lý hoặc luận", khi đả phá quan điểm đại Hán, Mâu Tử đã cho rằng đất Hán chưa hẳn là trung tâm trời đất (Hán địa vị tất địa tất vi thiên trung dã) Lam Sơn đã đưa vấn đề con người, dân tộc nổi trội lên hàng đầu Để minh hoạ điều này, ta đi sâu vào một nhà tư tưởng tiêu biểu là Nguyễn Trãi (Qua những tác phẩm của ông, chẳng hạn như Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí, v.v.) Quan niệm về quốc gia, dân tộc ở Nguyễn Trãi đã tiến lên một bước quan trọng khi ông xác định "Quốc" bằng lãnh thổ, văn hoá, phong hoá,và lịch sử Về lãnh thổ, ông cho rằng ngay từ xưa Giao Chỉ đã không phải lãnh thổ Trung Quốc, ở ngoài cương giới Trung Quốc Ông chỉ rõ: "Nước An Nam xưa bị Trung Quốc xâm chiếm là từ Tần, Hán trở đi Phương chi trời đã phân cách Nam Bắc có núi cao sông lớn, bờ cõi rành rành" Về văn hiến, theo ông, tuy An Nam ở ngoài Ngũ Lĩnh mà có tiếng là nước thi thư, những bậc trí mưu tài giỏi đời nào cũng có Về văn phong, tập quán là hoàn toàn khác Trung Quốc từ hàm răng mái tóc, cách thức ăn mặc cho đến cưới xin, ma chay, giỗ tết, đình đám, hội hè, cách làm ăn sinh sống Ông nói: "Người nước không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm, Chân Lạp để làm loạn phong tục trong nước"(Dư địa chí) Lịch sử dân tộc ta rất oai hùng qua nhiều triều đại với những hoàng đế riêng và nhiều anh hùng hào kiệt Nước ta là một quốc gia độc lập Ai xâm phạm tới, trước sau sẽ chuốc lấy sự thất bại "Xét Thật Bờ nước là cõi Đại một sông Việt ta nước văn hiến núi đã riêng Phong Trải tục Triệu, Bắc Đinh, Lý, Nam Trần cũng nối đời khác dựng nước Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi đàng làm đế một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Mà hào kiệt không bao giờ thiếu" Đây là quan niệm rõ ràng và tương đối hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc, về chủ quyền ngang hàng với phương Bắc của Nguyễn Trãi lúc bấy giờ Đây cũng là bản tuyên ngôn độc lập hào hùng của dân tộc ta ở thế kỷ XV Vấn đề con người trong tư tưởng Nguyễn Trãi được tập trung ở khái niệm nhân nghĩa và đạo làm người Nhân nghĩa ở ông là một đường lối, chính sách cứu nước và dựng nước, trong kháng chiến chống giặc cũng như trong xây dựng hoà bình "Kẻ nhân giả lấy yếu chế mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch nhiều", "Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân làm thay đổi cường bạo", cao hơn nữa, nhân nghĩa còn là cơ sở của đường lối, chuẩn mực của ứng xử, giải quyết mọi việc, nó là phương pháp luận cho mọi suy nghĩ, hành động "Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của"; "Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu" (Lại thư trả lời Phương Chính) Nhân nghĩa còn thể hiện ở việc tha cho hàng binh để tuyệt mối chiến tranh sau này, để tiếng thơm muôn thuở.Tư tưởng nhân nghĩa còn thể hiện ở việc lên án chiến tranh, yêu hoà bình: "Đồ binh khí là thứ hung bạo, đánh nhau là việc nguy hiểm, thánh nhân bất đắc dĩ mới dùng đến" Tư tưởng nhân nghĩa của ông còn thể hiện ở tư tưởng lấy dân làm gốc: "Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân","Dân như nước", "Theo ý mình mà ức lòng người, tất đến trăm năm oán giận" Từ đó "Dân tâm" (lòng dân) đã trở thành cơ sở cho chủ nghĩa nhân đạo của ông Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã đạt đến tư tưởng nhân đạo cao cả Chủ nghĩa nhân đạo này dựa trên một số tư tưởng có tính chất duy vật ở ông, chẳng hạn "Đói rét thiết thân thì không đoái gì đến lễ nghĩa" (Tấu cầu phong), "Một buổi không có ăn, cha con hết tình nghĩa" (Lại thư cho Vương Thông), khiến cho nó mang tính hiện thực, tích cực, toàn diện Chính vì vậy, ông chủ trương dẹp xong quân giặc, chia nửa số quân về làm ruộng Đạo làm người ở ông là phải vươn tới mẫu người quân tử, hào kiệt, đại trượng phu, phải có ba đức tính: nhân, trí, dũng Đạo làm người của ông được phát triển từ đạo làm người của Nho, nhưng lại khác Nho ở chỗ trung không phải là trung với một triều đại, một ông vua, mà là trung với nước, nhân không phải là lòng thương người chung chung mà là hướng vào người nghèo khổ, là yêu dân, cứu dân Như vậy, ông đã phát triển đạo làm người của Nho giáo trong điều kiện giữ nước và dựng nước lúc bấy giờ Ông đã tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật hiện tượng, đặc biệt khi phân tích nguyên nhân của chúng "Phúc hay hoạ đều có manh mối từ lâu, không phải gây nên bởi một ngày" Ông nói: "Xem việc làm như thế nào, xét duyên do vì sao lại như thế, sự vui vẻ do đâu mà có Thế thì nhân tình thực dối thế nào, mảy may cũng không thể che dấu được" (Lại thư cho Vương Thông, Sơn Thọ) Ông đã nhìn thấy và giải quyết tốt mối liên hệ chằng chịt giữa cái nhỏ và cái lớn, giữa việc gần và việc xa, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, khi ông nói: "Không thấy việc nhỏ mà hại việc lớn, không lấy nhìn gần mà lãng nhìn xa" (Lam Sơn thực lục) Sự vật, hiện tượng, con người luôn biến đổi (mệnh không thường), việc đời phức tạp (trời khó khăn) nên phải nghĩ chỗ khó mà mưu việc dễ Công khó thành mà dễ hỏng nên phải cẩn thận lúc đầu mà tỉnh về sau "Phải coi chừng mối hoạ loạn có khi do yên ổn mà nên Phải đón ngăn ý kiêu sa có khi do sung sướng mà đến" Nếu cần phải "nghĩ giữ nước từ khi chưa nguy", "Phải cẩn thận lúc trước để tính lúc sau, phải làm nên việc lớn từ việc nhỏ" Giữa chủ quan (lòng người, ý người, ý dân, sức người, sức dân) và khách quan (lẽ trời, vận trời, sức trời, lòng trời - xu thế lịch sử khách quan, xu thế thời đại) có mối liên hệ biện chứng "Trên hợp lòng trời Dưới hợp lòng người" Trong hai cái đó, mặc dù dưới dạng thần bí nhưng ông đã thấy ra cái thứ hai là cơ sở quy định cái thứ nhất "Phải thuận được lòng trời mới hợp được lòng người" Khi đã hiểu ra cái thứ hai thì phải lượng sức mình, hiểu đúng thực lực của mình, từ đó nâng cao tính năng động để đạt đến mục đích Chẳng hạn như Lê Lợi dựng nước cơ nghiệp là do "Biết người biết mình, hay yếu hay mạnh", "đã do trời mà biết thời, lại có trí để công thành" (Phú núi Chí Linh) Chính cái này đã chống lại chủ nghĩa duy tâm về mệnh trời thần bí trong Nho giáo Chính vì phân tích mối liên hệ chủ quan và khách quan đúng đắn mà ông tìm ra, phát hiện thời cơ Thời là lúc hoàn cảnh khách quan thuận lợi để hoạt động chủ quan con người đạt đến kết quả không ngờ Ông kêu gọi "Thời sao, thời sao! Thực không nên lỡ" Từ hiểu thời, thời mới thông biến Đó là điều đáng quý ở người quân tử Mặt khác, phải tạo dựng lực lượng chủ quan để đón thời, tức tạo "thế", vì có thời mà không có thế thì thời cơ đến sẽ bỏ lỡ mất "Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời không thế thì mạnh hoá ra yếu, yếu lại thành nguy Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay Cho nên "Điều đáng quý ở người tuấn kiệt là biết thời thế hiểu sự biến mà thôi" Từ sự phân tích thời thế, chủ quan khách quan ông đã đưa ra phương pháp lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, và đã thành công Điều đó chứng tỏ tư duy lý luận của ông ở thời đó là hoàn toàn đúng đắn và nó vẫn còn có ý nghĩa lý luận về sau 2 Thời Mạc (1527-1592) Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nên triều Mạc Trong chính sử nước ta, nhà Mạc không được coi là một vương triều chính thức Nhà Mạc cũng có một số biện pháp, chính sách để xây dựng đất nước Trong thời Mạc, nổi lên một số nhà tư tưởng là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dư, Phùng Khắc Khoan v.v nhưng tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm(1492-1585) Thế giới quan của ông Trời ở ông là giới tự nhiên chứ không phải là thượng đế có nhân cách, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, giữa trời và người có sự thống nhất, trời và người cùng quan hệ với nhau lại cùng phù hợp với nhau (Thiên nhân tương dữ hiệu tương phù) Con người, vạn vật đều sinh ra một cách tự nhiên, muôn loài đều như nhau (vạn vật đồng) ở đây ông không thấy đặc điểm của con người, xã hội, đánh đồng quy luật tự nhiên với quy luật xã hội, từ đó dẫn đến quan điểm thần bí, số mệnh Sự phát triển của tự nhiên được ông gọi là đạo trời, tuân theo luật mà Chu Dịch đã vạch ra Sự vật có sinh thành, phát triển mà động lực của phát triển là ở trong bản thân sự vật Nhưng sự phát triển ở đây là sự phát triển tuần hoàn, đi rồi lại lại, đó là lẽ thường của lý (Tuần hoàn vãng phục lý chi thường) Chuyển hoá là một hình thức của sự phát triển là điều kiện để sự vật này biến thành sự vật khác Nhưng ông không thấy được điều kiện của sự chuyển hoá đặc biệt là chuyển hoá các mặt đối lập mà chỉ biết lẻ rồi chẵn, đầy rồi vơi, tròn rồi khuyết, v.v Quan niệm phát triển được gói gọn trong "lý" quy lại hình vẽ trong Thái cực đồ Sự phát triển xã hội, con người được ông gọi là đạo người phát triển theo kiểu tuần hoàn co duỗi, được mất, Không thừa nhận vai trò hoạt động của con người, tất cả ông đều quy về số mệnh, do trời chi phối (được mất cùng không có gì là không do trời quy định) Đó là quan niệm duy tâm thần bí phản ánh sự bó tay trước thời cuộc Ngay tính người cũng do trời phú, tính người vốn thiện, tính người không thiện là do vật dục che lấp Muốn trở về tính thiện, không phải tìm ở đâu xa, chỉ tìm ở trong tâm Không có thiên lý thì lòng người khó tránh khỏi man rợ Thực ra, đó là những quan điểm của Mạnh Tử, Chu Hy Nội dung đạo người là "trung chính" tức là "thiện" và "nhân" Mô hình xã hội ở ông là thời Nghiêu Thuấn, Đường Ngu Ông phản đối chiến tranh, đề cao vương đạo (đức trị lấy nhân nghĩa để cảm hoá, chứ không ràng buộc bằng tam cương, ngũ thường, đó đường lối của nhà Nho sống gần với dân) Ông nói :"Xưa nay điều nhân là vô địch, cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh" Nhân nghĩa ở ông là phải chăm lo đời sống của dân, đất nước phải hoà bình "Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân" (Cổ lai quốc dĩ dân vi bản, đắc quốc ưng tri tại đắc dân), "Mất nghìn vàng chớ mất lòng người" (thất thiên kim chớ thất nhân tâm) Theo ông, đạo làm người là phải theo cương thường của Nho giáo (tam cương, ngũ thường) Nhưng hiện thực xã hội và Vua quan triều Mạc khiến ông phải tạo ra đạo lý làm người khác Ông đưa ra khái niệm "trung tân", trung là đứng giữa không chênh lệch, giữ vẹn được điều thiện Trung không chỉ là trung với Vua mà còn hiếu với cha mẹ, thuận giữa anh em, hoà giữa vợ chồng, tín giữa bạn bè, thấy của phi nghĩa đừng có lòng tham, vui làm điều thiện, lại có độ lượng bao dung người khác, suy lòng chí thành để đối đãi với mọi người Tân là cái bến, biết chỗ đáng đậu là bến chính, không biết chỗ đáng đậu là bến mê Những điều này khác xa so với Nho giáo, so với đạo đức phong kiến Phủ nhận tính năng động chủ quan của con người ông khuyên người ta từ bỏ đấu tranh, sống "Dĩ hoà vi quý" Thi vị sự vụng về, ghét bỏ sự khéo léo, ông chủ trương sống "an phận" theo số mệnh Nhìn chung, trong tư tưởng của ông có yếu tố biện chứng nhưng mang đậm màu sắc duy tâm 3 Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (Lê Trung Hưng) a Lê Quý Đôn (1726 - 1784) Tác phẩm của ông gồm có Quốc sử tục biên, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Quần thư khảo biện, Xuân thu lược luận, Bắc sử thông lục, Toàn Việt thi lục, Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục, Thư kinh diễn nghĩa, Dịch kinh phủ thuyết, Hoàng Việt Văn Hải, Quế Đường thi tập, v.v Đóng góp của Lê Qúi Đôn không chỉ về mặt sưu tầm, khảo cứu, mà còn về mặt tư tưởng — Về nguồn gốc, bản chất sự vật Ông cho rằng khí sinh ra mọi cái : mặt trời, mặt trăng, các vì sao, khoảng không vũ trụ, sấm, bão, v.v Như vậy, lập trường triết học của ông mang tính chất duy vật — Về nhận thức, theo ông, lý và khí không đối lập nhau; Hơn nữa, lý là một thuộc tính của khí, lý ở trong khí, mỗi vật có một lý Lý là những quy tắc tồn tại và phát triển của sự vật Theo ông, "có vật tức có quy tắc", "cùng lý để biết cho đến nơi" Như vậy, nhận thức sự vật thì phải nhận thức lý, quy tắc của nó (tức là quy luật phát triển của sự vật) — Xem xét con người, theo ông, phải xét tài, đức Xét người thì căn cứ vào nết nhỏ, dùng người thì phải dựa vào nết lớn Hạn chế ở ông là còn tin vào bói toán, báo ứng, cho người tài quyết định sự phát triển của lịch sử, v.v — Ông là người có ý thức xây dựng một nền văn hoá tư tưởng phát triển và mang bản sắc dân tộc Từ đó ông đã xây dựng lòng tự hào và tự tôn dân tộc, làm tăng lòng yêu con người, yêu đất nước của người Việt Nam — Nhìn chung, ông là một nhà bách khoa, luôn có ý thức tiếp thu kiến thức của toàn nhân loại Trong tư tưởng của ông có những yếu tố duy vật chất phác b Lê Hữu Trác (1720 - 1791) Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông Tác phẩm của ông có bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh Theo ông, thể xác quyết định tinh thần, tinh thần phụ thuộc vào thể xác; Tư tưởng tình cảm có nguồn gốc ở cơ thể sống Ông nói: "Thất tình (buồn, vui, mừng, giận, yêu, ghét, dục vọng) thuộc loại vô hình, nhưng cũng do hữu hình mà ra" Mặt khác, tinh thần cũng tác động lại thể xác, tinh thần thái quá cũng gây bệnh cho cơ thể "Quá mừng thì lại hại tâm, mà sinh ra tinh thần bồng bột, mạch tán loạn" Loại bỏ quan điểm mệnh trời, ông cho rằng sức người có thể thay được số trời", dương vượng thì sinh nhiều trai, âm thịnh thì sinh nhiều gái Theo ông, thời tiết khác, phong thổ khác, thời đại khác, thể trạng khác thì cách chữa bệnh cũng khác Qua đó ta thấy sự kế thừa sáng tạo của ông Nhìn chung, trong tư tưởng của ông có những yếu tố duy vật và biện chứng nhưng đôn giản theo kiểu âm dương ngũ hành c Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) Tác phẩm của ông gồm có Nhị thập thất sử toát yếu, Bút hải tùng đàm, Hoàng hoa đồ phả, Hàn các anh hoa, Kim mã hành dư, Xuân thu quản kiếm, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, v.v — Ở Ngô Thì Nhậm, thế giới vừa thống nhất, vừa đa dạng Mỗi môi trường đều có vật trung tâm và những vật khác xoay xung quanh nó (trên trời thì mặt trời là trung tâm, xoay quanh nó là trăng, sao, mây, gió; ở người thì Vua là trung tâm, xung quanh là thần dân) Thống nhất ở chỗ "Số của trời bắt đầu từ một nguyên, lý của âm dương bắt đầu từ một khuyên (thái cực), số "một" là nơi hoá công cất dấu những cái vô tận và thánh nhân chứa đựng những cái bất kiệt", "Vạn vật quy vào một, lẻ hợp vào xâu, cái lý và số của trời đất, âm dương đều ở đó" — Mọi sự vật hiện tượng đều có những mặt đối lập như thể và dụng, tán và tụ, dị và đồng, cương và nhu, v.v có cái này không thể nào không có cái kia Chúng đối lập nhưng lại gắn bó với nhau, không thể gạt bỏ nhau, là điều kiện tồn tại của nhau "Cứng chóng gẫy, mềm bền lâu, dù lưỡi dù răng không tranh nhau khoẻ yếu" — Quan niệm về mệnh trời "Thịnh suy, dài ngắn, vận mệnh do trời, không phải sức người tạo ra được" Như vậy, nó là lực lượng bên ngoài chi phối mà con người không cưỡng lại được Nhưng theo ông, "Lẽ trời ở tại lòng người" (thiên lý tại nhân tâm) — Quan niệm về thời "Thời " có vai trò quan trọng đối với vận mệnh của triều đại Nhưng "thời" ở trong dòng chuyển biến liên tục nên đạo cũng phải thay đổi cho phù hợp "Đạo có thay đổi, Thời có biến thông" cho nên phải thay đổi theo Thời cùng với "Thời" mà biến hoá thì con người mới được tự do Cụ thể, ông cho rằng tình thế khác thì cách xử lý cũng phải khác Ông nói với Đặng Trần Thường "Gặp thời thế, thế thời phải thế" — Kế thừa tư tưởng "Dân là gốc nước" (Dân vi bang bản), ông xem dân là trung tâm của vũ trụ, lòng dân là trung tâm của mối quan hệ trời người "Trời trông, trời nghe do ở dân Lòng dân yên định thì ý trời cũng xoay chuyển"; "trong nước yên là được lòng dân"; "Lòng dân yên thì khí hoà sẽ tụ tập lại"; "Dân hoà cảm ở dưới thì thiên hoà ứng ở trên, hiệu nghiệm được mùa không hẹn mà đến ? (Kim mã hành dư) Muốn được lòng dân, cốt là phải làm cho dân thư thả; "hài lòng", "thoả dạ", "vừa ý" Ông là người yêu nước "Thân hèn này bấy lâu đã hiến dâng cho nước", "Thật là may mắn được sinh ra ở nước Nam" Khi đi với phong trào Tây Sơn, ông có nhiều tư tưởng tiến bộ, nhưng càng về sau, tư tưởng của ông càng đượm màu sắc Phật giáo 4 Tư tưởng triết học thời Nguyễn Ở phần này ta chỉ giới hạn ở tư tưởng triết học triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp xâm chiếm (1802-1858), trước khi có tư tưởng phương Tây tràn vào Nếu vậy, về mặt tư tưởng chỉ có mỗi Minh Mệnh (1791-1840) là nằm trọn trong giai đoạn này Tư tưởng triết học của Minh Mệnh được tập trung trong "Minh Mệnh chính yếu" Ở đây ông hầu như không đề cập đến thế giới quan mà chỉ bàn về nhân sinh quan trong đó nổi bật hơn cả là quan niệm về dân và đạo làm người Ông cho rằng "dân là gốc nước", bởi vậy phải “yêu cái dân yêu và ghét cái dân ghét"; "người làm chính trị không thể trái ý muốn của dân" ở một chỗ khác ông nói : "Vua đối với dân cũng như cha hiền đối với đứa con trẻ vậy, chưa lạnh đã nghĩ đến áo mặc, chưa đói đã nghĩ đến cho ăn, há lại đợi lúc khóc hu hu rồi mới cho ăn hay sao ?" "Quan lại tham nhũng là giặc sâu mọt của dân mà trộm cướp nổi lên cũng vì đó vậy", "Dẹp kẻ ác để yên dân là việc trước mắt của chính trị" Vua căn dặn, nếu có lợi cho dân thì cứ tự ý làm, không có tội Về đạo làm người, năm 1834 ông cho ban bố 10 điều huấn Theo ông, dùng người như thợ giỏi dùng gỗ, không nên vì mục mất một tấm mà bỏ mất cây gỗ to vừa người ôm, đánh giá cất nhắc người phải xem lời nói, việc làm, không vì tình riêng Một vài nét khái quát chung về thế giới quan và nhân sinh quan triều Nguyễn (trước 1858) — Quan niệm về "mệnh", "thiên mệnh" ý chí của trời gọi là "mệnh", "thiên mệnh" Trời là lẽ định trước, thích mà không thể làm được, sức người không thể thay đổi được Ngẫm Trời Bắt hay kia muôn đã phong bắt trần sự làm tại người phải trời có phong thân trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao Mệnh như trái núi đè lên con người Con người cố vùng vẫy nhưng vẫn không sao thoát khỏi mệnh Mệnh trời như một thứ vũ khí chính trị, Vua lĩnh mệnh trời trị dân Mặt khác, mệnh cũng có tác dụng an thần đối với tầng lớp nhân dân đau khổ, tất cả đều đổ cho mệnh, sướng khổ, vui buồn, được mất, hưng vong, v.v Vậy, Trời là gì? Theo Tự Đức, Trời chỉ là Khí, là lý mà thôi, trời là khí thanh, lý là để chủ cho sự sinh hoá, biến chuyển của muôn vật Mặt khác, ông lại cho Trời là người cha có nhân cách Nguyễn Đức Đạt cho tâm là trời và dường như ông ngả về duy tâm chủ quan Cũng như Đổng Trọng Thư, ông cho rằng giữa Trời và người có sự tương cảm (thiên nhân tương cảm) Tự Đức khẳng định : Đaọ trời việc người nào có cách xa Từ đó, triều Nguyễn đã không biết bao nhiêu lần cầu đảo cho có mưa khi nắng hạn, có nắng khi mưa lụt Thiên nhân tương cảm cùng với thuyết mệnh trời, vận số phổ biến không chỉ ở bên trên, triều đình, mà còn ở bên dưới, trong dân gian, trong các truyện, văn thơ Điều đó thể hiện rõ nét nhất ở truyện Nhi độ mai Trong nhân dân, tục cầu đảo, vái trời, cúng sao, khá phổ biến Từ đó tạo ra tư tưởng buông trôi" Chờ xem con tạo xoay vần ra sao" Thỉnh thoảng cũng có tư tưởng phản kháng kiểu "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều", nhưng vô cùng yếu ớt Theo GS Trần Văn Giàu, nước ta, thế kỷ XIX, từ trong triều đình ra đến thứ dân, qua tầng lớp nho sĩ, từ trong sách vở cho đến phong tục tập quán đâu đâu cũng thấy dấu vết ảnh hưởng của thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành Nguyễn Đình Chiểu nói: Ví dù tạo hoá mấy lò Hóa công mấy thợ (thì muôn vật đều gốc ở) một pho ngũ hành Nguyễn Trường Tộ còn cho Thuỷ (Bắc - Trung Quốc) diệt (đô hộ) hoả (Nam ta) Kim (Tây - Pháp), diệt (đô hộ) mộc (Đông - ta), Âm Dương Ngũ hành đã nói vậy Khoa học phương Tây không có âm dương ngũ hành nên không tin Tự Đức cho cái tạo ra muôn vật là lý và khí Khí là âm dương, còn lý là đạo, cái biểu hiện thành hình là khí, cái không có hình là đạo Nhưng đạo không có khí thì không biểu hiện vào đâu được, Khí mà không có đạo thì không lấy gì mà đứng vững được Theo Bùi Dương Lịch, mọi cái đều do khí lưu hành mà sinh ra, đều do khí mà có Sở dĩ có người trí, kẻ ngu là bẩm thụ khí thanh hay trọc; sinh tử chỉ là sự tụ tán của khí Bên cạnh thế giới con người, có thế giới linh hồn Sinh là sự kết hợp của khí, hồn, phách, "thác là thể phách, còn là tinh anh" Vua, quan, trí thức, bình dân đều tin như vậy Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du đều có văn tế người chết — Nhân sinh quan Triều Nguyễn Ngũ luân mà trung tâm là tam cương, ngũ thường là nền tảng đạo đức triều Nguyễn, trung hiếu là quan trọng nhất trong ngũ luân Nhìn chung, thế giới quan và nhân sinh quan thời Nguyễn đặc biệt là tầng lớp trên như vua quan, trí thức là thế giới quan và nhân sinh quan của Nho giáo được ứng dụng, cải biên, cụ thể hoá vào trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX Những hạn chế của tư tưởng triết học Việt Nam cho đến nửa đầu thế kỷ XIX cũng chính là sự hạn chế của hệ tư tưởng truyền thống Việt Nam Sự du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta đã tạo ra một giai đoạn mới trong lịch sử tư tưởng nói chung, tư tưởng triết học nói riêng ở& Việt Nam ... sinh nước Nam" Khi với phong trào Tây Sơn, ông có nhiều tư tưởng tiến bộ, sau, tư tưởng ông đượm màu sắc Phật giáo Tư tưởng triết học thời Nguyễn Ở phần ta giới hạn tư tưởng triết học triều Nguyễn... với hình thành, phát triển tư tưởng triết học thời kỳ lịch sử khác với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam giai đoạn sau Tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam (X - XIV) Triết học Phật giáo thời kỳ X -... hội Việt Nam nửa đầu kỷ XIX Những hạn chế tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu kỷ XIX hạn chế hệ tư tưởng truyền thống Việt Nam Sự du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta tạo giai đoạn lịch sử tư

Ngày đăng: 28/08/2018, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w