Thực trạng đầu tư của Tập đoàn Viettel vào thị trường Campuchia
Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương -LỜI MỞ ĐẦU- Lí do chọn đề tài: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại diễn ra với tốc độ nhanh chóng, lan tỏa đến từng quốc gia. Nhiều Tập đoàn, Công ty kinh doanh từ mọi thành phần sở hữu tại các quốc gia trên thế giới,luôn có nhu cầu đầu tư nước ngoài để mở rộng thị trường và tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời qua đó giúp khẳng định vị thế thương hiệu, hình ảnh của Công ty.Xu hướng đầu tư nước ngoài mang tính tất yếu của thời đại, các quốc gia trên thế giới tiếp cận nhận xu hướng đó như là một cơ hội, như là thách thức đối với nền kinh tế. Đầu tư nước ngoài được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực và mọi phương diện của một quốc gia, trong đó lĩnh vực lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông giữ một ví trị và vai trò quan trọng trong thông tin liên lạc của một quốc gia, hơn nữa đây cũng là Ngành được đánh giá mang lại rất nhiều lợi nhuận, khi mà chủ đầu tư khai thác và hoạt động một cách hiệu quả. Đồng thời đây cũng là lĩnh vực khá nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến An ninh quốc gia, chính vì thế các chính sách thu hút đầu tư của mỗi quốc gia trong lĩnh vực này thường có sự khác nhau và bị hạn chế hoặc có những rào cản, quy định chặt chẽ dành cho các chủ đầu tư. Việt Nam là một quốc gia đang trên đường hội nhập với nền kinh tế thế giới, chính vì thế Việt Nam đã và đang tìm cách tiếp cận những xu hướng đó một cách linh hoạt và sáng tạo.Các Tập đoàn, Công ty kinh doanh của Việt Nam đã tự tìm cho mình những cơ hội đầu tư nước ngoài để tìm kiếm cơ hội kinh doanh giúp công ty ngày càng phát triển và hội nhập tốt hơn. Ngành Bưu chính – Viễn thông Việt Nam trong thời kì hội nhập có những bước phát triển đáng kể nhờ sự mở của thị trường, mà trong đó Tập đoàn Viettel được biết đến như một doanh nghiệp tiên phong trong việc phá vỡ thế độc quyền trong Ngành viễn thông tại Việt Nam. Viettel dần dần từng bước khẳng định tên tuổi, vị thế để rồi chiếm lĩnh SVTH: Đỗ Thành Quang - 35K01.2 Page 1 Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương thị trường trong nước và trở thành một trong hai Tập đoàn Viễn thông lớn nhất tại Việt Nam, không dừng lại đó Viettellà doanh nghiệp Viễn thông đầu tiên của Việt Nam trong việc tiến hành đầu tư nước ngoài với nhiều bước đi đầy táo bạo, trong đó đầu tư vào thị trường Campuchia được đánh giá là bước đi thành công và mang lại nền tảng vững chắc trong việc đầu tư nước ngoài của Viettel.Hiện nay Viettel đã và đang vươn xa hơn ra những thị trường mới như Haiti, Mozambique, Peru, nhưng thị trường Campuchia vẫn là thị trường khẳng định quyết sách đúng đắn của Viettel, đồng thời đây cũng là thị trường mang lại cho Viettel nhiều thành công đầy ấn tượng. Vậy điều gì đã thôi thúc Viettel có bước đi đầy táo bạo và ấn tượng như vậy, cũng như những thuận lợi và khó khăn khi Viettel tiếp cận thị trường Campuchia. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng đầu tư của Tập đoàn Viettel vào thị trường Campuchia” với mong muốn phần nào giải đáp được những thắc mắc nêu trên. Mục đích bài luận sẽ giúp mọi người có cách nhìn nhận, đánh giá sâu hơn về việc doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nước ngoài, điển hình là Viettel Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, đề án gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về đầu tư nước ngoài Chương 2: Tổng quan về Tập đoàn Viettel Chương 3: Tình hình đầu từ của Tập đoàn Viettel vào thị trường Campuchia Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài ngày một hoàn thiện hơn. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu về kinh tế quốc tế, xã hội, đầu tư quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện đề tài. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô Phùng Nam Phương, giảng viên Khoa Thương mại – Du lịch, thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm giúp cho tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. SVTH: Đỗ Thành Quang - 35K01.2 Page 2 Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 11 năm 2011. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1.1- Khái niệm đầu tư nước ngoài Đầu tư nước ngoài là hiện tượng di chuyển vốn từQuốc gia này sang Quốc gia khác nhằm mục đích kiếm lời.Với khái niệm đầu tư nước ngoài như thế, cho thấy mục tiêu của sự dịch chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư chính là lợi nhuận, cho nên ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này là: SVTH: Đỗ Thành Quang - 35K01.2 Page 3 Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương Đối với nhà doanh nghiệp khi đóng vai trò là người tìm đối tác đầu tư nước ngoài cùng hợp tác bỏ vốn làm ăn với mình thì họ phải sẵn có trong tay dự án đầu tư mang tính khả thi cao, có như vậy mới tạo ra sự quan tâm của đối tác. Đối với nhà doanh nghiệp khi đóng vai trò là nhà đầu tư ra nước ngoài thi trước khi thực hiện chuyển vốn ra nước ngoài phải nghiên cứu kĩ môi trường đầu tư ở nước sở tại ( nơi mà doanh nghiệp lựa chọn sự đầu tư ) và sự tác động của nó đối với khả năng sinh lời của dự án, tính rủi ro của môi trường đầu tư. Đối với Chính phủ muốn tăng cường thu hút vốn đầu tư quốc gia mình thì phải tạo ra môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh cao ( so với môi trường đầu tư của nước khác ) trong việc mang lại cơ hội tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do viêc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác. Đầu tư nước ngoài đưa đến những tác động tích cực khác nhau đối với bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư, đồng thời có thể đưa lại cả tác động tiêu cực. Điều đó phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trước hết là phụ thuộc vào chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ. Đầu tư nước ngoài ở các nhóm nước có sự khác nhau về quy mô, về cơ cấu, về chính sách cũng như đưa đến những tác động khác nhau. Việc nghiên cứu đặc điểm cơ bản của đầu tư nước ngoài hiện nay có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng đối với một quốc gia. 1.2- Đặc điểm của đầu tư nước ngoài Đầu tư nước ngoài mang hai đặc điểm quan trọng: Tính sinh lợi và tính rủi ro. Tính sinh lợi thể hiện ở việc nhà đầu tư thu lại những lợi ích từ việc bỏ vốn ra để tiến hành thực hiện đầu tư ở Quốc gia khác, trong khi đó tính rủi ro là yếu tố luôn đi kèm với tính sinh lợi khi mà nhà đầu tư thực hiện đầu tư nước ngoài sẽ vướng phải các yếu tố cản trở hoạt động đầu tư, thậm chí là gây ra những thiệt hại không lường trước được khi đầu tư ở nước sở tại. Hai thuộc tính này đã sàng lọc các nhà đầu tư và thúc đẩy sản xuất – xã hội phát triển. Bên SVTH: Đỗ Thành Quang - 35K01.2 Page 4 Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương cạnh đó đầu tư nước ngoài còn có những đặc điểm đáng lưu ý: Chủ đầu tư là người nước ngoài, đặc điểm này có liên quan đến các khía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, phong tục Tập quán,…Đây là yếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư của các chủ đầu tư ở nước ngoài. Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia, đặc điểm này có liên quan chủ yếu đến khía cạnh về chính sách - pháp luật, hải quan và cước phí vận chuyển. Vốn đầu tư là ngoại tệ, đặc điểm này có liên quan đến vấn đề tỷ gía hối đoái và các chính sách tài chính – tiền tệ của các nước tham gia đầu tư. Khi quyết định đầu tư ra nước ngoài, các chủ đầu tư phải xem xét rất kĩ các đặc điểm trên và chính các đặc điểm khác biệt này thường làm nảy sinh nhiều vấn đề cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư ở nước ngoài. 1.3- Các hình thức đầu tư nước ngoài Căn cứ vào mức độ tham gia quản lí vốn của chủ đầu tư thì đầu tư nước ngoài được chia thành hai hình thức chủ yếu: Đầu tư gián tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.3.1- Đầu tư gián tiếp nước ngoài 1.3.1.1- Khái niệm Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment – FII) là loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó chủ sở hữu vốn đầu tư không trực tiếp tham gia quản lí vốn. 1.3.1.2- Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài Chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư và chủ đầu tư bị khống chế mức góp vốn tối đa. Hình thức đầu tư rất đa dạng dưới nhiều hình thức: trái phiếu, cổ phiếu, giấy nợ thương mại…Lợi ích của chủ đầu tư thu được tùy vào hình thức đầu tư nhưng không thật sự gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1.3- Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài a) Ưu điểm Đây là hình thức đầu tư mang tính thanh khoản cao, nhà đầu tư dễ dàng thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc rút vốn khỏi thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro và thu được lợi nhuận SVTH: Đỗ Thành Quang - 35K01.2 Page 5 Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương cao nhất. Tính thanh khoản cao của đầu tư gián tiếp khiến nhiều nhà đầu tư coi đây là hình thức đầu tư ngắn hạn mặc dù nhiều loại cổ phiếu, chứng khoán mang tính đầu tư dài hạn. Bên tiếp nhận vốn đầu tư hoàn toàn chủ động quản lý vốn kinh doanh theo ý mình một cách Tập trung. Khi tình hình tài chính, tiền tệ, chính trị của nước tiếp nhận đầu tư bất ổn định thì nhà đầu tư có thể dễ dàng bán hoặc chuyển nhượng chứng khoán.Bên cạnh đó FII còn góp phần thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của các quốc gia tiếp nhận vốn. b) Nhược điểm Hạn chế khả năng thu hút vốn của từng chủ đầu tư nước ngoài vì bị khống chế mức góp vốn tối đa của từng chủ đầu tư và hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật - công nghệ, những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các chủ đầu tư nước ngoài. Sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn FII sẽ khiến cho nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (kinh tế bong bóng) với những đặc trưng cơ bản là tỷ giá hối đoái danh nghĩa hoặc lạm phát gia tăng. Đồng thời sự di chuyển quá mức của dòng vốn FII sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ rơi vào khủng hoảng một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế. 1.3.2- Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.3.2.1- Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một loại hình thức di chuyển vốn quốc tế. Trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. 1.3.2.2- Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu hoặc tối đa tùy theo quy định của luật đầu tư từng nước, ví dụ như Luật đầu tư của Việt Nam quy định ‘ số vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự án’, ở Campuchia quy định là 40% trong khi ở Mỹ lại quy định 10% và một số nước khác lại là 20%. SVTH: Đỗ Thành Quang - 35K01.2 Page 6 Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương Quyền điều hành doanh nghiệp phục thuộc mức độ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định. Nếu góp 100% vốn pháp định thì nhà đầu tư toàn quyền quyết định sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận mà các chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp : Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình trên cơ sở tuân theo pháp luật của nước sở tại, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này. 1.3.2.3- Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài a) Ưu điểm Về phía chủ đầu tư nước ngoài Giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ và thị trường cung cấp nguyên vật liệu. Khai thác được lợi thế của nước tiếp nhận vốn đầu tư, tận dụng được công nghệ cũ, kéo dài được vòng đời sản phẩm, học hỏi được công nghệ nước ngoài. Tránh được các bất lợi khi hoạt động ở trong nước : như chi phí cao và gậy ô nhiễm môi trường. Chủ động điều hành quản lí vốn, điều này giúp đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư. Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi vì xây dựng được cơ sở kinh doanh tại các nước thực thi chính sách bảo hộ. Thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp vào nước sở tại sẽ giúp chủ đầu tư tạo ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị và các mặt khác ở nước sở tại. Về phía nước tiếp nhận đầu tư Không hạn chế khả năng thu hút vốn từ các chủ đầu tư nước ngoài. Nhiều nước thiếu vốn trầm trọng, nên đối với hình thức đầu tư trực tiếp không quy định mức đóng góp SVTH: Đỗ Thành Quang - 35K01.2 Page 7 Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương tối đa của mỗi chủ đầu tư, thậm chí đóng góp vốn càng nhiều thì càng được hưởng những ưu đãi về thuế của nước chủ nhà. Thu hút và học hỏi được công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại cũng như khả năng marketing hữu hiệu của nước ngoài. Tạo điều kiện khai thác tốt nhất các lợi thế của mình là những nguồn lực phi vốn, và nâng cao được thu nhập và chất lượng của người lao động. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự tham gia quản lý của chủ đầu tư nước ngoài giúp sử dụng có hiệu quả vốn góp của chủ đầu tư trong nước tham gia liên doanh hay hợp tác kinh doanh. Không ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của nước nhận đầu tư và ít gây ảnh hưởng xáo trộn cho nền kinh tế tài chính của đất nước khi có biến động lớn. b) Nhược điểm Về phía chủ đầu tư nước ngoài Hình thức đầu tư này kém linh hoạt do đó dễ dẫn đến rủi ro mất vốn đầu tư do môi trường đầu tư của nước tiếp nhận vốn không ổn định. Di chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngoài để đầu tư nên gây tình trạng bất ổn cho nền kinh tế xã hội, nhất là nạn thất nghiệp . Đầu tư trực tiếp có thể gây tình trạng lộ bí mật kỹ thuật công nghê. Về phía nước tiếp nhận vốn đầu tư Nếu quy hoạch đầu tư không hợp lí dễ dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột quá mức và gây ô nhiễm môi trường. Nền kinh tế có sự tham gia của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dễ phát triển theo chiều hướng phiến diện, mất cân đối. Nền chính trị, xã hội, văn hóa .cũng bị những tác động tiêu cực như: sự phân hóa giàu nghèo, sự di dân ồ ạt ra thành thị. Có khả năng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trở thành một lực lượng thống trị nền kinh tế gây mất tự chủ quốc gia. 1.4- Vai trò của đầu tư nước ngoài SVTH: Đỗ Thành Quang - 35K01.2 Page 8 Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương Đầu tư nước ngoài và lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế: Đầu tư nước ngoài thực hiện khai thác trực tiếp lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Các yếu tố sản xuất di chuyển ra khỏi quốc gia từ nơi thừa đến nơi thiếu để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ với giá thành hạ, năng suất cao. Nhờ đó mang lại nhiều lợi nhuận cho các chủ đầu tư, lợi ích cho các nước tham gia đầu tư và sản lượng thế giới tăng lên. Đầu tư nước ngoài và quá trình toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế quốc tế , tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế toàn cầu thống nhất. Đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI đã thúc đẩy nhanh quá trình hình thành thị trường toàn cầu thông qua việc tạo ra mối liên kết trong các thị trường vốn, công nghệ, lao động, hàng hóa và dịch vụ giữa các nước. Đầu tư nước ngoài và cơ hội phát triển nghề nghiệp: Đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng tạo cơ hội việc làm và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho mọi người. Làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức có liên quan đến đầu tư nước ngoài thường có nhiều cơ hội tốt để phát triển nghề nghiệp: thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt, được học hỏi trực tiếp các nhà quản lý, công nghệ nước ngoài và luôn phải cố gắng vươn lên trước sức ép của cạnh tranh. SVTH: Đỗ Thành Quang - 35K01.2 Page 9 Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN Viettel 2.1- Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Viettel 2.1.1- Giới thiệu chung Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế Quốc phòng 100% vốn Nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Loại hình doanh nghiệp của Tập đoàn Viễn thông Quân đội là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông và Công nghệ thông tin. Tập đoàn Viễn thông Quân đội có74 đơn vị trực thuộc và các công ty con của Tập đoàn gồm: 2 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ; 11 Công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ 50% vốn điều lệ; 7 Công ty liên kết, liên doanh do Tập đoàn sở nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Quan điểm phát triển của Viettel - Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - Đầu tư vào cơ sở hạ tầng - Kinh doanh định hướng khách hàng - Phát triển nhanh, liên tục ổn định Triết lí kinh doanh của Viettel - Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. SVTH: Đỗ Thành Quang - 35K01.2 Page 10 Hình 2.1 Logo v Slogan c a T pà ủ ậ o n Vi n thông Quân iđ à ễ độ . các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư ở nước ngoài. 1.3- Các hình thức đầu tư nước ngoài Căn cứ vào mức độ tham gia quản lí vốn của chủ đầu tư thì đầu tư nước. kinh doanh của mình. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho