Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả thu được của các công trình nghiên cứu trên em mong muốn đi sâu để tìm hiểu rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====o0o=====
ĐOÀN THỊ PHƯỢNG
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀO CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN
Ở TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học
ThS Vi Thị Lại
Trang 2Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị đã giảng dạy
và hướng dẫn em trong suốt thời gian qua, tạo điệu kiện cho em hoàn thành khóa luận này
Với điều kiện thời gian và kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình em nghiên cứu
Em kính mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn
Em xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Đoàn Thị Phượng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh với đề tài
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay” được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của ThS Vi Thị Lại tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng các nhân tôi Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Đoàn Thị Phượng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN 6 1.1 Một số khái niệm cơ bản 6 1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân 14 Chương 2 CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH 29 2.1 Những nhân tố tác động đến việc thực hiện công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân ở tỉnh phú thọ hiện nay 29 2.2 Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Phú Thọ hiện nay36 2.3 Một số giải pháp Chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân tỉnh phú thọ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 52 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn hướng tới một Chủ nghĩa nhân văn cao cả và trong sáng đó là làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Điều đó đã trở thành hoài bão, là mục tiêu động lực chiến đấu kiên cường và bất khuất
của Người Người cho rằng con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nên phát triển nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta Trước tiên để
phát triển con người toàn diện thì cần phải có một sức khỏe tốt, nếu không có một thể lực mạnh khỏe thì khó có thể làm được việc gì Hồ Chí minh cũng đã rất coi trọng sức khỏe con người, Người đã từng nói: “ mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe Dân cường thì nước thịnh” [11, tr.143]
Chính vì lẽ đó, Người rất coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân Ngay sau cách mạng tháng tám thành công, ngày 27-3-1946, người ký
sắc lệnh số 38 thiết lập nha thanh niên và thể thao trung ương, đồng thời người viết bài: “sức khỏe và thể dục” Từ năm 1947-1967, người có 25 bài và thư gửi ngành y tế và thương binh, xã hội, chỉ ra những tư tưởng cơ bản về
điều trị thương, bệnh binh, kết hợp quân dân y, kết hợp đông y và tây y và
công tác khác của ngành y tế
Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân kể từ khi ra đời đến nay vẫn còn nguyên giá trị, mang tầm vóc thời đại Trong bối cảnh đất nước ta ngày càng tham gia hội nhập giao lưu quốc tế sâu, rộng đặc biệt là thành viên của các tổ chức hàng đầu thế giới như WTO, WHO tham gia các diễn đàn hội nghị của thế giới và khu vực về vấn đề y
tế đã tạo tiền đề cho sự phát triển ngành y học nước nhà nói chung và công tác
Trang 6chăm sóc sức khỏe nhân dân nói riêng Hơn nữa vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân đang là mối quan tâm của xã hội hiện nay, toàn Đảng toàn dân
ta luôn quan tâm chú ý đến vấn đề này và được thể hiện nhất quán trong nghị quyết trung ương khóa VII là: “sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm
của cộng đồng và mỗi người dân, trách nhiệm của Đảng, của chính quyền”
Trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn
2001 – 2010 có đưa ra mục tiêu chung là phấn đấu để mọi người dân được
hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ y tế có chất lượng Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi Do vậy, việc đẩy mạnh công tác
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại
mới càng trở nên cần thiết Qua đó, góp phần đào tạo đội ngũ “thế hệ cách
mạng cho đời sau” [18, tr.510] khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đưa nước ta “sánh ngang với các cường quốc năm châu” như Người hằng mong
muốn Đặc biệt là trong giai đoạn cả nước đang phấn đấu đến năm 2020 xây
dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp Vì vậy vấn đề sức khỏe toàn dân đặc biêt được quan tâm nhằm phát triển và tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Phú Thọ là tỉnh có vị trí và vai trò quan trọng, nằm ở khu vực có tiềm năng phát triển cao, kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ Đây
chính là nhân tố giúp phát triển kinh tế, chính trị của tỉnh về y tế trong thời
gian qua công tác đầu tư cho phát triển ngành y ở tỉnh Phú Thọ có nhiều chuyển biến rõ rệt nhất là cơ sở vật chất trang thiết bị, tinh thần phục vụ người bệnh của cán bộ y bác sĩ ngày một chu đáo, nhiệt tình tận tâm Tuy
nhiên một số nơi về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn nhiều hạn chế
Trang 7như trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ chưa được đồng đều, việc sử dụng trang thiết bị vật tư máy móc trong công tác khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế Từ thực tế đó cần phải tiếp thu thêm tư tưởng qua điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vận dụng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh
Phú Thọ một cách có hiệu quả Từ lí do trên tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, về vấn đề phát triển công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như:
2.1 Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Phạm Mạnh Hùng (2015), tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc
Phan Thanh Khôi (1997), tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về bảo vệ sức khoẻ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Trần Quang Nhiếp (1997),Chủ tịch Hồ Chí Minh với chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Nguyễn Vǎn Tài (1997), Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giữ gìn vệ sinh,
bảo vệ sức khoẻ con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2.2 Các công trình nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Đặng Dũng Chí (1997), Hồ Chí Minh với vấn đề phòng bệnh và chữa
bệnh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Từ Thanh Chương (1997), ngành y tế với cuộc vận động học tập và làm
theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Trang 8Đỗ Nguyên Phương (2015), “một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát
triển ở việt nam” theo giadinh.net.vn
Hà Vǎn Thầm (1997), Giữ gìn và bồi dưỡng sức khỏe của dân tộc trong
Hoàng Trang (1997), Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Võ Vǎn Vinh (1997), Phương châm "phòng bệnh là chính" nhớ lại và
suy nghĩ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận và nghiên cứu
vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nhiều góc độ, nhiều địa phương khác
nhau nhưng cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
độc lập về vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Phú Thọ theo tư tưởng
Hồ Chí Minh Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả thu được của
các công trình nghiên cứu trên em mong muốn đi sâu để tìm hiểu rõ hơn tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân và sự vận dụng
tư tưởng đó vào việc chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Phú Thọ trong giai
đoạn hiện nay
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân, vận dụng tư tưởng đó vào việc thực hiện công tác chăm lo sức khỏe nhân dân tỉnh Phú Thọ
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ các tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân
Hai là, phân tích thực trạng của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở
tỉnh Phú Thọ hiện nay
Trang 9Ba là, đề xuất lên một số giải pháp Chủ yếu nhằm nâng cao công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay
Về thời gian: Từ năm 2010 – 2017
5 Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và phương pháp duy vật lịch sử
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, kết hợp với việc nghiên cứu lí luận, khảo sát thực tiễn, phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, quy nạp
6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương, 6 tiết
Trang 10Chương 1
TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm sức khỏe
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến con người đặc biệt là vấn đề sức khỏe, từ nỗi quan tâm ấy Người đã tiếp cận đến tinh thần Mác xít
về con người, bản chất của con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội, vì vậy việc chăm lo sức khỏe cho con người phải bằng cả biện pháp vật chất và biện pháp tinh thần Người nói: “làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn” [15, tr.512] Trên cơ sở kế thừa hệ tư tưởng đó Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đưa
ra tư tưởng của mình về sức khỏe Người định nghĩa: “Sức khỏe là một tình
trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ
là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật” Người nói: “ngày nào cũng tập thể dục thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”
[12, tr.212] Tinh thần đầy đủ tức là khí chất sung mãn, năng động, hăng hái, dẻo dai, linh hoạt Sức khỏe của thể chất và sức khỏe của tinh thần hợp thành sức khỏe của con người Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sức khỏe của con người không chỉ là sức mạnh về cơ bắp mà còn có sự dẻo dai, linh hoạt của hệ thần kinh, của ý chí và nghị lực
Quan niệm về sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính hiện đại
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng cho rằng sức khoẻ phải là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh sức khỏe bao gồm sự lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần Người coi đây là một nhân tố rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự
Trang 11nghiệp cách mạng Người chỉ rõ: “giữ gìn dân Chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần sức khỏe mới thành công” [12, tr.212] Người nói: “mỗi một người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, dân cường thì nước mạnh” [13, tr.143]
Hồ Chí Minh luôn coi sức khỏe của con người là yếu tố rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, là tài sản quý báu, là hạnh phúc của mỗi người Người từng nói: ở đời không ốm đau chính là tiên thật sự Không chỉ
có vậy, sức khỏe con người còn là yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống của cả cộng đồng nó còn là một trong những yếu tố tiền đề ảnh hưởng to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nước nhà giàu mạnh và hưng thịnh Trong thời kỳ lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “sức khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công” [12, tr.212] Điều này nói lên rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã đánh giá rất cao tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi con người, chính vì vậy Đảng Chính phủ và quần chúng nhân dân vẫn luôn sống và học tập theo các tư tưởng của Người
về sức khỏe, để có được một sức khỏe tốt đảm bảo công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước, đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp
1.1.2 Khái niệm chăm sóc sức khỏe
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định sức khoẻ là vốn quý nhất của con người vì vậy công tác chăm sóc sức khỏe là quan trọng nhất, nó là tiền đề cho
sự phát triển của một cá nhân, gia đình và của toàn xã hội Con người khoẻ mạnh mới có điều kiện học tập và làm việc tốt Mọi người đều khoẻ mạnh thì
cả dân tộc mới có điều kiện để giữ gìn độc lập và phát triển Chính vì lẽ đó công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được Người đặc biệt quan tâm Theo Người phải xem chăm sóc sức khỏe là góp phần tạo ra của cải xã hội chứ
Trang 12không phải là một công việc chỉ tiêu tốn của cải xã hội Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là vô cùng quan trọng bởi có khỏe về thể xác và khỏe về tinh thần thì quần chúng nhân dân khi ấy mới đem hết khả năng của mình ra
để cống hiến, để phát triển đất nước Người đã từng nói: “sức khỏe của cán bộ
và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công” [12, tr.212] Vì vậy dù là thời chiến hay thời bình thì Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã rất coi trọng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Người cho rằng: "Sức khỏe thì làm được việc, làm được việc thì có ăn" [13, tr.96]
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khỏe không chỉ là tài sản cá nhân mà còn là tài sản chung của cộng đồng, có mối quan hệ mật thiết đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc Người nhấn mạnh việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trước hết là trách nhiệm của mỗi
cá nhân, mỗi người tự chăm sóc sức khỏe của mình không chỉ vì mục đích
cá nhân mà còn có mục đích vì đất nước, ngoài việc tự chăm sóc sức khỏe, mỗi người dân còn phải có nghĩa vụ tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đồng thời, người còn chỉ ra ích lợi của việc luyện tập thể dục đối với mỗi người “vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước Việc đó không tốn kém, khó khăn gì Gái, trai, già, trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe” [12, tr.212] Khi sức khoẻ bao gồm cả về thân thể lẫn tinh thần, thì sự chǎm lo đến con người nói chung và vì sức khoẻ nói riêng phải bằng cả những biện pháp vật chất cũng như tinh thần Do đó, Người cǎn dặn: "Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu" [13, tr.395]
Trang 13Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc luyện tập thể dục thể thao Người coi đây là biện pháp tiện lợi, dễ làm, có hiệu quả ai ai cũng làm được và có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao thể lực, bảo vệ sức khỏe của con người, phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giành, giữ, bảo vệ và phát triển đất nước Người nhấn mạnh: “Muốn giữ gìn sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục, thể thao” [17, tr.116]
Bác Hồ cũng thường tập võ dân tộc Bác còn hướng dẫn các cán
bộ, chiến sỹ cách đánh cận chiến của võ tay không chống trả đối phương có kiếm, thương và súng
Theo Người, việc tập thể dục, thể thao thường xuyên với những loại hình và phương pháp thích hợp sẽ giúp con người luôn dẻo dai về sức khỏe, sảng khoái về tinh thần, luôn năng động, hăng hái, ham học, ham làm Trong
Trang 14khiển dành riêng cho những kẻ nhàn rỗi thể dục làm thú tiêu khiển mà nó còn trở thành một hoạt động chung của quần chúng nhân dân nhằm nâng cao sức khỏe Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Người vẫn thường xuyên nhắc nhở các cán bộ của Đảng, nhà nước, các đồng chí chỉ huy quân đội, các cán
bộ y tế phải quan tâm chăm sóc sức khỏe cho cụ già, cho trẻ em, cho người nghèo ở vùng xa xôi, hẻo lánh, cho bộ đội và thương binh.
Trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề y học dự phòng Người nói “Phòng bệnh cũng cần thiết như chữa bệnh” Có lúc Người còn nói “Phòng bệnh hơn trị bệnh” [15, tr.145] Tư tưởng về y học dự phòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất toàn diện Để chống lại bệnh tật, ốm đau, Người đặc biệt quan tâm từ những vấn đề rất nhỏ về vệ sinh môi trường như nước sạch, diệt ruồi, muỗi Người nhấn mạnh “Vệ sinh là yêu nước” ở đây khái niệm “vệ sinh” của Người bao hàm rất rộng, rất đầy đủ Người thường xuyên nhắc nhở toàn dân phải giữ gìn
vệ sinh
Chăm sóc sức khỏe là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật, thương tích và suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người Chăm sóc sức khỏe được thực hiện bởi những người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan, và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc Nó
đề cập đến những việc cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc thứ cấp và chăm sóc thứ 3, cũng như trong y tế công cộng Chăm sóc sức khỏe thông thường được coi như là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ tổng quát và hạnh phúc của mọi người trên khắp thế giới Chăm sóc sức khỏe là chăm sóc sức khỏe thiết yếu, bằng các phương pháp và
kỹ thuật thực hành có cơ sở khoa học, có thể tới được mọi người, mọi gia đình trong cộng đồng, được họ chấp nhận và tích cực tham gia, với mức chi
Trang 15phí mà nhân dân và Nhà nước có thể cung ứng được, phát huy được tính tự
lực, tự quyết của mọi người dân Những chăm sóc thiết yếu chính là những
chăm sóc cơ bản cho sức khỏe, có thể tới được mọi người dân, nơi họ đang
sinh sống, phù hợp với nền kinh tế của người dân, của đất nước và được người dân chấp nhận, tích cực tham gia Nội dung chăm sóc sức khỏe cần được thay đổi theo thời gian, thay đổi theo hoàn cảnh để phù hợp với tình hình sức khỏe kinh tế, xã hội của nhân dân, địa phương và Nhà nước
1.1.3 Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Người đã để lại cho chúng ta những tư tưởng, tư tưởng vô cùng sâu sắc, phong phú về y học, y tế, sức khoẻ, cũng
như công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Chính bản thân Người là tấm gương sáng về tự rèn luyện chăm sóc sức khỏe Tư tưởng, tư tưởng về chăm sóc sức khỏe nhân dân của Người có ý nghĩa định hướng cho việc phát triển một nền y học Việt Nam hiện đại Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phải gắn liền với xây dựng đời sống mới Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra các tư tưởng
của mình về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Thứ nhất, từ quan niệm sức khỏe bao gồm sự lành mạnh cả về thể xác
lẫn tinh thần Từ quan niệm đó Người chỉ rõ công tác chăm sóc sức khỏe cho con người phải đảm bảo cho cả phương diện thể chất và tinh thần, phải “Làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn” [15, tr.512] và “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” [11, tr 395]
Trang 16Thăm Bệnh xá Vân Đình (1963), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ bệnh xá thực hiện “Lương y như từ mẫu”
Trong quan niệm của Người thì chăm sóc sức khỏe của con người phải
là chăm sóc cả về mặt thể chất và tinh thần con người ta khỏe về thể chất mạnh về tinh thần đầu óc thông thoáng không vướng bận khi ấy mới có thể làm việc hiệu quả
Thứ hai, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phải gắn liền với xây dựng
đời sống mới, trong sinh hoạt, ăn, ở, phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, điều đó đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân, gia đình và cộng đồng,
“Sạch sẽ tức là một phần của đời sống mới Sạch sẽ thì ít đau ốm Sức khỏe thì làm được việc, làm được việc thì có ăn”[13, tr.96] Theo Người dù mình còn nghèo còn khó khăn nhưng không vì thế mà mình không ăn ở sạch sẽ đặc biệt về vệ sinh môi trường như nước sạch, vệ sinh, diệt ruồi, muỗi Người nhấn mạnh “Vệ sinh là yêu nước” giữ gìn môi trường xuang quanh sạch sẽ làm cho không khí trong lành khi ấy tinh thần thoải mái nhẹ nhàng làm việc gì cũng thấy thuận hơn nữa môi trường có sạch sẽ không cho dịch bệnh phát triển từ đó đảm bảo cho cuộc sống cho mọi người xung quanh
Trang 17Thứ ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vấn đề y đức, tức là
đức tính cao cả và trọng trách của người thầy thuốc trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách vô điều kiện Đó là một nhiệm vụ cao cả của người thầy thuốc và ngành y tế, cần được gìn giữ, phát huy: “Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe của bộ đội, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống
Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn” [19, tr.36] Cán bộ y tế phải giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Người khuyến khích “người nào hoặc bộ phận nào tìm được, chế tạo được một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách gì mới làm cho việc y
tế tiến bộ mau chóng hơn thì sẽ được trọng thưởng” [13, tr.396] Để từ đó đảm bảo công tác bảo vệ chăm sóc và chữa trị cho quần chúng để quần chúng yên tâm xây dựng và phát triển đất nước
Thứ tư, muốn làm thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân phải đảm bảo về cơ sở vật chất kĩ thuật và làm tốt công tác y học dự,
“Phòng bệnh cũng cần thiết như chữa bệnh”, thậm chí “Phòng bệnh hơn trị bệnh” [15, tr.145] là một phương châm cơ bản của việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, một phương châm của Y học dự phòng mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho y tế Việt Nam và toàn dân ta cần phải thực hiện triệt để
Như vậy công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được Người quan tâm đặc biệt và được đặt lên hàng đầu vì có sức khỏe thì mới có thể làm tốt công việc, quan niệm của Người về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân mang tính thời đại mà đến ngày nay Đảng nhà nước ta đang thực hiện từ đầu tư cơ
sở vật chất cho ngành y có hàng loạt các chính sách, nghị quyết phát triển ngành y tế Việc đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới càng trở nên cần thiết, có ý nghĩa sâu
Trang 18sắc, góp phần nâng cao thể chất con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước nhanh và bền vững
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
1.2.1 Về vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngay từ buổi đầu của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhận thức được vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe đối với mỗi con người, cũng như sự nghiệp "kháng chiến kiến quốc" Theo Người, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi công việc đều cần đến sức khỏe, có sức khỏe là có tất
cả, sức khỏe không chỉ cần cho mỗi cá nhân mà cho cả quốc gia, dân tộc Trên cơ sở hiểu một cách đúng đắn về sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của sức khỏe và vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời chiến cũng như thời bình “Dân cường thì nước thịnh” [12, tr.212] Với Chủ tịch Hồ Chí Minh con người là vị trí trung tâm của mọi hoạt động và quyền được sống là quyền cao nhất của con người và vấn đề sức khỏe là yếu
tố quan trọng nhất nếu không có sức khỏe thì chẳng thể làm được gì Người
nói “sức càng khỏe thì lao động sản xuất càng tốt” [19, tr.322] Như vậy không phải chỉ khi nào có ăn mới lo sức khỏe mà con người lúc nào cũng phải đặt sức khỏe lên hàng đầu có khỏe mạnh thì mới làm được mọi việc nhận
thấy vị trí của sức khỏe trong cuộc sống con người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra tư tưởng của mình về vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Một là, sức khỏe là điều kiện cần để tạo nên thành công Người chỉ ra
rằng “Giữ gìn dân Chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
cần có sức khỏe mới làm thành công” [12, tr.212] Ðó chính là tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của sức khỏe và vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe ngay khi cách mạng còn nhiều khó khăn, gian khổ, đời
sống của nhân dân còn gian nan, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi
Trang 19trọng vị trí của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, khỏe để giữ gìn dân
Chủ khỏe để xây dựng nước nhà gây dựng đời sống mới Chính vì vậy công
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong
mọi giai đoạn phát triển của đất nước
Hai là, việc bảo vệ sức khỏe con người là yếu tố quan trọng Người cho
rằng: “Sạch sẽ thì ít ốm đau Sức khỏe thì làm được việc, làm được việc thì có
ăn” [13, tr.96] Người khuyên nhân dân ta ăn ở sạch sẽ là một trong những
việc phải làm để bảo vệ sức khỏe các nhân, gia đình và xã hội Như vậy, không phải chỉ khi nào “có ăn” mới lo giữ sức khỏe Người còn dạy: “Mình
dù nghèo, ai cấm mình ăn ở sạch sẽ” [17, tr.322] Mặc dù kinh tế còn kém
phát triển điều kiện chưa có để mua trang thiết bị phục vụ cho phòng bệnh và
chữa bệnh Nhưng không vì thế mà lãng quên hoặc coi nhẹ mọi hoạt động của
công việc chăm sóc sức khỏe ngay khi bắt đầu xây dựng kinh tế thì cũng phải
bắt đầu đầu tư cho y tế
Ba là, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì sức khỏe của cá nhân
và sức khỏe của cộng đồng có quan hệ mật thiết với nhau Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng là một nét đặc sắc trong tư tưởng của Người về chăm sóc sức khỏe Cơ sở sâu xa của tư tưởng này của Người cũng lại chính là sự tiếp cận của Người với tư tưởng triết học của Mác về con người Con người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe điều này đã thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khỏe không chỉ là tài sản cá nhân mà còn là tài sản chung tạo nguồn sức khỏe không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là trách nhiệm của cộng đồng Bằng cách gắn nhiệm vụ
tự chăm sóc sức khỏe với khái niệm yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao
vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe Theo Người, tự chăm sóc sức khỏe không chỉ vì mục đích cá nhân mà còn có mục đích vì đất nước như một lời hiệu triệu
đi vào lòng người, làm cho toàn dân nô nức thực hiện Ngày nay, chúng ta không
Trang 20chỉ học tập tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải học tập cả phương pháp Hồ Chí Minh Ngoài việc tự chăm sóc sức khỏe, mỗi cá nhân có nghĩa vụ tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe
Bốn là, Người hết sức coi trọng việc phát động phong trào quần chúng
thi đua trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Những ngày đầu sau Cách mạng Tháng Tám thành công vận động quần chúng nhân dân cùng tham gia Người phát động phong trào thi đua “Hũ gạo cứu đói” hay “Tuần lễ vàng” Người gọi
đó là phong trào xây dựng “Ðời sống mới” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phong trào này phải đến với mỗi người và mỗi người phải tham gia Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khỏe, vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe
và mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân mãi mãi là cơ sở lý luận cho mọi hành động đúng đắn của chúng ta trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân
Như vậy về vị trí sức khỏe của con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện đó là một triết lý nhân sinh cao đẹp Triết lý đó xuất phát từ con người,
do con người và vì con người Giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước cũng chính là hướng đến con người, giải phóng và phát triển con người toàn diện Chính vì vậy, trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III do Hồ Chí Minh đứng đầu Ban soạn thảo đã chỉ rõ: con người là vốn quý của chế độ xã hội Chủ
nghĩa Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe con người là mục tiêu cao quý của chế
độ mới Ở đây, bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện tính ưu việt và bản chất của chế độ xã hội mới - xã hội Chủ nghĩa
1.2.2 Về nội dung của công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Minh
Trên lĩnh vực y tế và sức khỏe, Người cũng đã để lại cho chúng ta những tư tưởng, tư tưởng vô cùng sâu sắc, phong phú, có ý nghĩa định hướng
Trang 21cho việc phát triển một nền y học Việt Nam hiện đại. Trên cương vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cống hiến vĩ
đại trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đảng, của nhà nước và nhân dân ta
để giải phóng đất nước, đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội Điều này nói lên rằng Chủ tịch
Hồ Chí Minh của chúng ta đã đánh giá rất cao vai trò của sức khỏe Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9 - 1960) khẳng định: “Con người là vốn quý nhất của chế độ
xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe của con người là mục tiêu
cao quý của các ngành y tế và thể dục thể thao dưới chế độ ta” [4, tr.77]
Nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi con người
cũng như sự nghiệp “Kháng chiến kiến quốc”, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Người đưa tư tưởng của mình về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân kể cả những lúc cách mạng còn đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Một là, Người nhấn mạnh việc chăm sóc sức khỏe nhân dân là trách
nhiệm của Đảng, Chính phủ, của xã hội nhưng trước hết là trách nhiệm của
mỗi cá nhân Sức khỏe của mỗi người dân có quan hệ mật thiết đến sức khỏe của cộng đồng, đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “sức khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi,
kiến quốc càng mau thành công” [12, tr.212] Điều này nói lên rằng Chủ tịch
Hồ Chí Minh của chúng ta đã đánh giá rất cao vai trò của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Trong 5 tư tưởng của Đảng ta về công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân, tư tưởng thứ nhất đã khẳng định sức khỏe là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng
Trang 22đất nước Vì vậy, phải chăm lo sức khỏe cho mọi người, chăm lo sức khỏe
cho toàn dân Tư tưởng chăm lo sức khỏe cho mọi người thực sự là thể hiện
một tư tưởng công bằng trong chăm sóc sức khỏe như tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội
Hai là, trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của ngành y tế và các thầy thuốc Người đã chỉ ra cho cán bộ y bác sĩ cả một phương hướng hoạt động
của ngành y: hãy biết vượt ra khỏi bốn bức tường của bệnh viện chǎm lo sức khoẻ cho nhân dân nhất là giới cần lao Trước hết là việc giúp cho đồng bào biết cách phòng bệnh Trong “Thư gửi Hội quân y” tháng 3/1948, Người nhắc nhở trách nhiệm của thầy thuốc ngoài việc khám, chữa bệnh, còn phải quan
tâm động viên về mặt tinh thần cho người bệnh: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những
người ốm yếu” [13, tr.395] Người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền Theo Người, vai trò của người thầy thuốc là rất quan trọng trong việc
giữ gìn, chăm lo sức khỏe cho nhân dân Người thầy thuốc phải là người sống, làm việc có trách nhiệm, tận tâm tận lực phục vụ nhân dân, phải có tình yêu thương con người, luôn coi người bệnh, nhân dân như anh chị em ruột
của mình, phải chỉ rõ cho nhân dân biết cách tự chăm sóc sức khỏe của mình
“Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú Chính phủ phó
thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào Đó
là một nhiệm vụ rất vẻ vang Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc
người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.” [14, tr.476] Như vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đội ngũ các lực lượng cán bộ y tế có vị trí đặc biệt quan trọng, vinh quang nhưng gian khổ, do vậy họ “phải có chí chịu khổ, chịu khó Phải giàu lòng bác ái hy sinh” thì mới đáp ứng được nhu cầu giữ gìn và bồi bổ sức khoẻ cho toàn dân
Trang 23Bên cạnh đó việc chǎm lo sức khoẻ của nhân dân thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nhận thấy sự nhất quán tư tưởng coi trọng lực lượng nòng cốt là cán bộ y tế: “bác sĩ, y tá, những người giúp việc” và nghiêm túc
đòi hỏi mỗi cán bộ y tế phải nhận rõ phần việc của mình, với tinh thần trách
nhiệm như một chiến sĩ cách mạng, để chẳng những hướng dẫn nhân dân biết
vệ sinh phòng bệnh chu đáo
Trong các lá thư gửi ngành y tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vấn đề y đức của người thầy thuốc Người chỉ rõ, người thầy thuốc giỏi về
chuyên môn thôi là chưa đủ mà còn cần phải có đạo đức nghề nghiệp, phải hết lòng hết sức cứu chữa, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách vô điều
kiện Đó là một nhiệm vụ cao cả của người thầy thuốc và ngành y tế, cần được gìn giữ, phát huy: “Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe của bộ đội, góp phần cùng toàn quân,
toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.”
[19, tr.36]
Ba là, hình thành và nâng cao ý thức của nhân dân về sức khỏe và các
kĩ năng về tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình Ngoài sự quan tâm chăm lo của Đảng nhà nước thì phần còn lại là do chính bản thân nhân dân dù phần đông cuộc sống của người dân Việt được cải thiện hơn trước rất nhiều,
song việc gìn giữ sức khỏe vẫn chưa khoa học do đó phải tuyên truyền giáo
dục mọi người phải biết tự rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục để nâng cao sức khỏe tinh thần dẻo dai, thân thể cường tráng, bên cạnh đó còn phải
biết giữ gìn môi trường sạch sẽ vệ sinh trong ăn, ở… Người nói dù mình còn nghèo nhưng ai cấm mình ăn ở sạch sẽ vừa nâng cao sức khỏe lại vừa phòng
được bệnh dịch Việc tự chăm sóc sức khỏe có ý nghĩa vô cùng lớn đối với
sức khỏe con người vì đây chính là cơ sở để các cá nhân phát triển một cách
toàn diện
Trang 24Bốn là,chú ý công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại
vùng sâu vùng xa vùng gặp khó khăn việc quan tâm đến các vùng gặp khó khăn sẽ tạo điều kiện để vùng có điều kiện phát triển Nhà nước dành ngân sách thích đáng để củng cố mở rộng mạng lưới y tế khám bệnh, chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là y tế cơ sở ở vùng cao, vùng xã xôi hẻo
lánh Đầu tư bằng cách kiện toàn mạng lưới y tế tuyến cơ sở để nâng cao chất lượng của y tế tại các trạm y tế, các bệnh viện tuyến huyện, việc thực hiện các cuộc khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người cao tuổi tại các vùng miền nhằm chăm lo chất lượng cuộc sống cho toàn thể nhân dân đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu Bên cạnh đó ủy ban nhân dân các cấp, các ngành có liên quan và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục
vệ sinh, xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá mới cho đồng bào các dân tộc thiểu sốbảo đảm đủ thuốc phòng và chữa bệnh sốt rét, bướu cổ
Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân kể từ khi ra đời đến nay vẫn còn nguyên giá trị, để Đảng và nhân
dân ta noi theo Do vậy, việc đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới càng trở nên cần thiết Qua
đó, góp phần đào tạo đội ngũ “thế hệ cách mạng cho đời sau” [18, tr.510] khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đưa nước ta “sánh ngang với
các cường quốc năm châu” như Người hằng mong muốn Ngày nay, trong điều kiện của một nền kinh tế thị trường, có sự phân tầng xã hội, tức là trong
xã hội có người giàu, có người trung bình, có người nghèo, người đói, có người trong diện chính sách thì rõ ràng nhà nước ta không thể duy trì một nền
y tế bao cấp vì như vậy không những nguồn kinh phí không cho phép và hơn thế nữa là không đảm bảo sự công bằng trong xã hội Chúng ta quan niệm
rằng khi nói đến công bằng xã hội là phải nói đến sự ưu tiên đối với những
Trang 25người có công, vùng có công với cách mạng, đối với người nghèo, vùng nghèo, vùng miền núi xa xôi Nền y tế của chúng ta phải thực hiện yêu cầu không để các bệnh nhân vì không có tiền mà không được khám chữa bệnh đầy đủ
1.2.3 Biện pháp của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo tư tưởng của Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân cao đẹp của ý chí chiến đấu tự lực
tự cường của dân tộc ta trong đấu tranh cách mạng và cũng là tấm gương sáng
về tự rèn luyện sức khoẻ Người đề ra vô vàn các biện pháp nhằm chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người Nhận thấy tầm quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra các tư tưởng của mình về biện pháp chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Thứ nhất, tăng cường công tác vệ sinh, phòng bệnh và đẩy mạnh các
phong trào tập luyện thể thao rèn luyện sức, Người cho rằng phải giúp nhân dân biết giữ vệ sinh phòng ngừa mọi bệnh tật Người nói phòng bệnh hơn chữa bệnh Người luôn luôn nhắc nhở các cấp bộ Đảng, chính quyền, các đoàn thể phải chǎm lo xây dựng phong trào vệ sinh, làm cho “phong trào vệ sinh nên liên tục, không nên khi thì rầm rộ, khi thì bỏ qua Cần giáo dục rộng khắp cho nhân dân biết giữ vệ sinh Giáo dục phải đi đôi với kỷ luật để chấm dứt những thói xấu như vứt bậy, đái bậy trong các vườn hoa và trên các đường đi” Tất cả mọi người dân đều phải có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Hồ Chí Minh nhận thấy rất rõ ý nghĩa của vệ sinh phòng bệnh đối với việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân Nhận thức đó của Người không chỉ thể hiện bằng các tư tưởng cụ thể mà còn được thể hiện bằng các việc làm cụ thể Cứ mỗi lần về thăm các địa phương, đến thăm các cơ quan, trường học, nhà máy, bệnh viện trước hết Người đi thăm các bếp ăn, nhà ăn tập thể, các công trình vệ sinh Những nơi giữ được vệ sinh
Trang 26tốt thì Người khen, còn những nơi chưa giữ được vệ sinh thì Người nhắc nhở
để sửa chữa và nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh Hồ Chí Minh là
người có ý thức rất cao về việc giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống cá nhân và
quan tâm đến giữ vệ sinh trong cộng đồng
Con người muốn khoẻ mạnh, lao động tốt, đời sống vǎn minh tiến bộ
phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, chǎm lo bảo vệ môi trường sống của chính mình Môi trường sống của con người là do chính con người tạo ra Nó có thể trong lành nếu con người có ý thức giữ gìn dọn dẹp, bảo vệ thường xuyên tạo thành phong trào xã hội rộng khắp tự giác Vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện để
môi trường trong sạch, con người sống trong môi trường đó được hít thở không khí trong lành, tǎng thêm sức đề kháng chống sự xâm nhập của các loại
vi khuẩn độc hại vào cơ thể Vệ sinh sạch sẽ cần được hiểu là vệ sinh trong ǎn uống, nơi ở, đường phố, không khí, môi trường Người nói: “Phải kết hợp việc tiêu diệt ruồi muỗi với những công tác vệ sinh khác như diệt chuột, quét dọn nhà cửa, đường sá, lấp các vũng nước bẩn” [16, tr.191] “phải ra sức tiêu diệt những kẻ địch độc ác là ruồi muỗi, để tiêu diệt bệnh tật, bảo vệ sức khỏe của nhân dân” [16, tr.190]
Trang 27Ngày 15-2-1965, Bác Hồ về thăm xã Nam Chính (Nam Sách, Hải Dương) Sau khi nói chuyện với cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương, Bác đi
kiểm tra các công trình vệ
Ngược lại nó trở thành mối hiểm hoạ đe doạ sức khoẻ của con người nếu vứt bỏ các phế thải bừa bãi tạo nên môi trường xú uế, ô nhiễm, độc hại thì
dễ bị bệnh tật, ốm đau, giảm tuổi thọ Để bảo vệ môi trường trong sạch cho con người, một yếu tố quyết định đến sức khoẻ lâu dài của cộng đồng, Hồ Chủ tịch chỉ rõ phải giáo dục rộng khắp cho nhân dân biết giữ vệ sinh, phải làm cho phong trào vệ sinh trở thành nếp sống, thành thói quen của mỗi con người và của toàn xã hội Người còn nhấn mạnh trong khi con người có nhận thức không đều, một bộ phận lạc hậu vô ý thức thì bên cạnh việc giáo dục cần thực hiện nghiêm kỷ cương kỷ luật Có như vậy mới chấm dứt những thói hư tật xấu, dù nhỏ như vứt rác
Trang 28Người yêu cầu phải xây thêm nhà vệ sinh kiểu mới, đào giếng nước ǎn, làm nhà tắm sạch sẽ Phải khắc phục những tập tục lạc hậu làm hại đến sức
khoẻ của con người Phải tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân xây dựng nếp sống vǎn hoá mới vǎn minh, tiến bộ Phải cổ vũ các tầng lớp nhân dân tập
luyện thể dục thể thao Phải xây dựng các nhà vǎn hoá, các sân vận động, tổ
chức các hoạt động vǎn hoá vǎn nghệ, thể thao cho nhân dân, v.v Tất cả những việc làm ấy là cơ sở, là nền tảng để chǎm sóc sức khoẻ lâu dài cho
nhân dân Tóm lại, để chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi từ giáo dục ý thức tạo dựng nếp sống của con người đến xây dựng các cơ sở vật chất, các điều kiện ǎn, ở, sinh hoạt, môi trường, nguồn nước,
vǎn hoá, thể thao, v.v Người đã nhìn sức khoẻ của nhân dân trong mối quan
hệ biện chứng dưới tác động của hệ thống các yếu tố vật chất và tinh thần
Không chỉ có vậy, theo Hồ Chí Minh, chúng ta cần phải gây dựng phong trào
vệ sinh phòng bệnh rộng khắp và bền bỉ thì mới có thể giải quyết tốt vấn đề
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người
Thứ hai, tăng cường trách nhiệm của người thầy thuốc trong việc chǎm
sóc sức khoẻ cho nhân dân Để chǎm sóc sức khoẻ, hồi phục sức lao động của con người, những thầy thuốc có vai trò rất quan trọng và trong nhiều trường
hợp có tính quyết định Do vậy, người thầy thuốc cũng như người thầy giáo
được xã hội trong mọi thời đại rất trân trọng, coi đây là người thầy thứ hai đã sinh thành ra con người về mặt sức khoẻ và tinh thần Với ý nghĩa ấy, Hồ Chủ tịch đánh giá cao vai trò người thầy thuốc đối với chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân
Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế, tháng 2-1955, Người đã chỉ bảo
một cách chân tình, sâu sắc Người nói: “Người bệnh phó thác tính mệnh của
họ nơi các cô, các chú Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang” Vai trò
Trang 29xã hội của người thầy thuốc được Hồ Chủ tịch khái quát trong hai mối quan
hệ được người bệnh phó thác tính mạng và được Chính phủ phó thác việc chữa bệnh, chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân Vai trò ấy không có ai thay thế được Do vậy sự nghiệp của người thầy thuốc là sự nghiệp vẻ vang và trọng
đại Bởi lẽ đối với mỗi con người, mạng sống là cái cao nhất, sức khoẻ là cái quyết định, họ phó thác cái cao nhất, cái quyết định cho người thầy thuốc,
chứng tỏ ý nghĩa vẻ vang, trọng đại của người thầy thuốc
Để xứng đáng với vai trò, vị trí của người thầy thuốc như vậy, Hồ Chủ tịch yêu cầu người thầy thuốc phải “thương yêu, sǎn sóc người bệnh như anh
em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn Lương y phải như từ mẫu” Đây là đạo đức, là lương tâm phải có đối với bất cứ ai muốn làm nghề thầy thuốc Người thầy thuốc phải đau bằng nỗi đau của người bệnh, bằng nỗi đau của người mẹ, người anh em ruột thịt của mình thì mới tận tình cứu chữa người bệnh, mới đủ dũng khí vượt qua mọi khó khǎn, thử thách,
mọi tính toán thiệt hơn
Khi có phẩm chất đạo đức ấy, có cái chất người mà Hồ Chủ tịch nhấn
mạnh đó, người thầy thuốc mới không cho phép mình có thái độ dửng dưng, thờ ơ, vô trách nhiệm trước mạng sống của đồng loại Ngược lại chỉ cần thiếu một chút những phẩm chất ấy thôi là người thầy thuốc có thể dẫn đến những sai lầm mà nghề nghiệp không cho phép Trong thực tế không phải chỉ những người có tiền mới ốm đau mà nhiều khi ngược lại do nghèo đói mà ốm đau
Hồ Chủ tịch yêu cầu chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động Vậy nên người thầy thuốc không thể để người bệnh vì thiếu tiền mà không tận tình cứu chữa Thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà
nước ta đã có những chính sách đúng đắn trong chữa bệnh và chǎm sóc sức
khoẻ của nhân dân
Trang 30Thứ ba, chăm lo và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh giải phóng con người thoát khỏi tình trạng suy thoái về thể chất, suy nhược và đần độn về tinh thần Để bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu mạnh thì cần phải bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe con người, thực chất của việc bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe của con người là quan tâm đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân Trước hết cần phải đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản, như ăn, ở, mặc, đi lại Người nói “Làm cho nhân dân có ăn Làm cho nhân dân có mặc Làm cho nhân dân có chỗ ở” [14, tr.152] Một trong những tư tưởng của Người về chăm sóc sức khỏe nhân dân
đó là công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân vậy theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có các biện pháp để bảo vệ sức khoẻ con người đó là ngoài việc ǎn, mặc, ở còn có hai yếu tố quan trọng khác là giữ gìn vệ sinh và luyện tập thể dục thể thao
Mục đích của việc làm này chính là biện pháp Chủ động đưa đời sống nhân dân thoát khỏi đói nghèo do hậu quả cai trị và bóc lột của thực dân, đế quốc để lại Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân tổ chức cung cấp dịch vụ công cộng Người căn dặn
“chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” [14, tr.572].Trong mười chính sách của Việt Minh có ghi:
Gặp khi tai nạn bất ngờ Thuốc thang chính phủ bấy giờ giúp cho
Thứ tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến việc nâng cao trình
độ chuyên môn và tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán
Trang 31bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Tư tưởng về y đức của Bác
Hồ bắt nguồn từ truyền thống nhân ái “thương người như thể thương thân”
của dân tộc Việt Nam từ tư tưởng nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng,
biểu hiện trước hết ở tình thương yêu con người sâu sắc, Người đã khái quát thành một triết lý sống đối với đạo đức nói chung và đạo đức ngành Y tế nói riêng trong tư tưởng của Người để thực hiện tốt vấn đề này, một mặt, cần phải
có đội ngũ những người thầy thuốc giỏi về chuyên môn để cứu chữa bệnh tật cho nhân dân, phải có những người thầy thuốc luôn có ý thức học tập, nghiên cứu để luôn tiến bộ, để nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho nhân dân Mặt khác, người thầy thuốc cần phải có lương tâm nghề nghiệp “Lương y phải như từ mẫu” [14, tr.476]
Mục đích hoạt động của người thầy thuốc là chữa bệnh cứu người, vì
vậy không nên phân biệt sang hèn, giàu nghèo, thân sơ, không được cầu lợi kể công mà căn cứ vào bệnh nặng, nhẹ, nguy, lành mà sắp xếp việc cứu chữa Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở các cán bộ Đảng và Nhà nước, các cán bộ y
tế phải quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là các cụ già, trẻ em, những người nghèo vùng xa xôi hẻo lánh, bộ đội và thương binh
Thứ năm, tăng cường xây dựng khối đại đoàn trong nhân dân, trong đó
sự đoàn kết của người thầy thuốc đóng vai trò vô cùng quan trọng Người nói
“trước hết phải thật thà đoàn kết ”, “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới, đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bác sĩ, Dược sĩ cho đến các chị em giúp việc Bởi vì công việc và địa
vị tuy có khác nhau nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân” [13, tr.343] Như vậy đoàn kết là
sức mạnh góp phần xây dựng môi trường sống trong lành tạo điều kiện cho
con người phát triển một cách toàn diện Các ban ngành trong xã hội cần phải liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nền tảng để phát
Trang 32triển vững mạnh, ngành y tế cũng cần sự chung tay góp sức cả toàn thể xã hội
để ngày một hoàn thiện và phát triển hơn nữa trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
Những tư tưởng của Người trên lĩnh vực này có tác động tích cực trong việc phát triển con người toàn diện, có ảnh hưởng to lớn đến đường lối, chính sách của Đảng trong việc bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe cho con người nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nước ta hiện nay Trong giai đoạn hiện nay, kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn coi sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Nhằm nâng cao sức khỏe của nhân dân Đồng thời, Đảng
ta cũng đề xướng và đẩy mạnh các phong trào thể dục thể thao, phát động toàn dân luyện tập thể dục thể thao, phát triển giáo dục thể chất trong nhà trường để nâng cao sức khỏe và tầm vóc con người Việt Nam Trên tinh thần
vì sức khỏe của nhân dân, mạng lưới y tế cũng ngày càng được mở rộng với nhiều chính sách như bảo hiểm y tế
Thứ sáu, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong
công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, việc làm này đảm bảo công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân phát triển tốt và đạt hiệu quả cao Sự phối hợp quan tâm giữa các ban ngành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sóc sức khỏe người dân được đồng đều, hơn nữa yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn mà y tế gặp phải như vấn đề kinh
tế, công tác tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng nhân dân