1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT học nội DUNG TRIẾT học TRONG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

22 98 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 112 KB

Nội dung

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trong quá trình hoạch định đường lối chiến lựơc, sách lược cho sự phát triển của mình, dù muốn hay không bao giờ cũng phải cần tới tầm nhìn, tầm tư duy triết học; nhất là đối với các vị lãnh tụ đứng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam chúng ta hiện nay đang trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội con đường cách mạng duy nhất đúng, con đường đã được Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta lựa chọn. Đảng ta, nhân dân ta luôn xác định: “lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng”. Việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một công việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn. Trong phạm vi của những người học tập và nghiên cứu triết học thì việc nghiên cứu,tìm hiểu, làm sáng tỏ những tư tưởng triết học trong tư tưởng Hồ Chí Minh là rất cần thiết; góp phần tích cực vào việc làm sáng tỏ cơ sở khoa học của đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta.

Trang 1

NỘI DUNG TRIẾT HỌC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trong quá trình hoạch định đường lối chiến lựơc,sách lược cho sự phát triển của mình, dù muốn hay không bao giờ cũng phải cầntới tầm nhìn, tầm tư duy triết học; nhất là đối với các vị lãnh tụ đứng đầu của mỗiquốc gia, dân tộc Đối với dân tộc Việt Nam chúng ta hiện nay đang trên conđường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội- con đường cách mạng duy nhất đúng, conđường đã được Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta lựa chọn Đảng ta,nhân dân ta luôn xác định: “lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng” Việc nghiên cứu,học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một công việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễnhết sức to lớn Trong phạm vi của những người học tập và nghiên cứu triết học thìviệc nghiên cứu,tìm hiểu, làm sáng tỏ những tư tưởng triết học trong tư tưởng HồChí Minh là rất cần thiết; góp phần tích cực vào việc làm sáng tỏ cơ sở khoa họccủa đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta

Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không cónhững tác phẩm riêng bàn về triết học Bởi lịch sử cách mạng Việt Nam không đặtra yêu cầu này đối với Người Nhiệm vụ chính trị cấp thiết đặt ra cho cách mạngViệt Nam đầu thế kỷ XX là cứu nước, giải phóng dân tộc và tìm ra con đường pháttriển cho đất nước Toàn bộ sức lực và trí tuệ của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc- Hồ ChíMinh đã bị cuốn hút vào việc tìm tòi và giải quyết nhiệm vụ bức thiết mà lịch sửđặt ra giai đoạn đó.

Trong kho tàng ngôn ngữ, văn phong của mình, Hồ Chí Minh cũng rất ít,hoặc không nói đến những khái niệm thuần tuý triết học như: vật chất, ý thức, duytâm, duy vật, biện chứng, siêu hình Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, giải

Trang 2

phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh “trở về nước, đivào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranhgiành độc lập”, thì vấn đề Người quan tâm là nói và viết lý luận sao cho hàng chụctriệu người lao động không biết chữ và thất học có thể hiểu được,nhận thức đượcđể làm được - đó là mục tiêu, là cứu cánh đích thực của lý luận Vì vậy, trong tácphẩm Đường cách mệnh, Người đã nói ra chủ kiến ấy như một tuyên ngôn: “Sáchnày muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ, nói việc gì thì nói rất giản tiện, maumắn, chắc chắn, như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ, trang hoàng gì cả Văn chương vàkỳ vọng của cuốn sách này chỉ ở trong hai chữ Cách mệnh! Cách mệnh! Cáchmệnh!!!” [1].

Là một anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại và nhà văn hoá kiệt xuất, đượccả nhân loại, phương Đông và phương Tây thừa nhận, đương nhiên Hồ Chí Minhcó hệ thống tư tưởng của mình Trong hệ thống đó, tư tưởng chính trị, tư tưởngkinh tế, tư tưởng văn hoá, tư tưởng đạo đức, của Hồ Chí Minh đã được nghiêncứu một cách đậm nét, riêng tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, tuy bước đầu được đềcập, nhưng vẫn cần phải được tiếp tục đi sâu làm rõ.

Song, cần khẳng định lại rằng, Hồ Chí Minh hoàn toàn không có ý định làmtriết học, càng không có tham vọng trở thành nhà triết học, nhưng Hồ Chí Minhcó những tư tưởng triết học của mình Toàn bộ lý luận của Hồ Chí Minh về conđường cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cáchmạng xã hội chủ nghĩa, bao quát nhiều lĩnh vực hết sức rộng lớn, cực kỳ mới mẻvà khó khăn Vì vậy, nó chỉ có thể được nhận thức và giải đáp một cách sáng tỏkhi có một thế giới quan khoa học, một phương pháp luận đúng đắn, xây dựngtrên một nền tảng triết học nhất quán và sâu sắc Từ thực tế thắng lợi của cáchmạng Việt Nam để xem xét giá trị của cách mạng Việt Nam, nhiều nhà triết họctrên thế giới đã thừa nhận: “Vấn đề Việt Nam không chỉ là vấn đề chính trị mà

1 Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, tập 2, Nxb CTQG, H.1995, tr.262

Trang 3

còn là vấn đề triết học và lý luận ở trình độ cao” [2] Triết học và lý luận đóđược kết tinh ở tư tưởng Hồ Chí Minh, được thấm sâu trong toàn bộ các bài viết,các tác phẩm và toàn bộ hoạt động thực tiễn của Người.Bởi vậy, chúng ta có thểthông qua hoạt động lý luận và thực tiễn Hồ Chí Minh mà tìm hiểu tư tưởng triếthọc Hồ Chí Minh.

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở kế thừa di sảntư tưởng triết lý của dân tộc và nhân loại, được vận dụng sáng tạo thực tiễn đấutranh cách mạng của Hồ Chí Minh và từng bước nâng lên một chất lượng mới, phùhợp với truyền thống tư duy của dân tộc, ngang tầm với thời đại, lại vừa có bản sắcriêng mang đậm dấu ấn của Hồ Chí Minh và Người đã tạo ra hệ thống phươngpháp của riêng mình, phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh Về thực chất nó vẫntrên cơ sở phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng đã được vậndụng một cách hết sức sáng tạo và độc đáo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

Phương pháp biện chứng trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là sự kết hợpnhuần nhuyễn giữa tư tưởng biện chứng trong triết học mác-Lênin với triết họcphương Đông và phương Tây cổ truyền và hiện đại cũng như các trào lưu triếthọc khác Đó không phải là sự vận dụng từng nguyên lý, từng quy luật, từngphạm trù của một hệ thống triết học riêng biệt nào mà là sự vận dụng tổng hợpcác lý thuyết, các kinh nghiệm đã được đúc kết tạo thành những quan điểm nhấtquán trong suốt quá trình hoạt động của Người

Phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh được thể hiện trong suốt quátrình chỉ đạo cách mạng, đó là sự linh họat, mềm dẻo, ứng đối kịp thời với mọi tìnhhuống, hoàn cảnh để tận dụng mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh tạo thế và lực chocách mạng để đưa cách mạng tới thành công

Nội dung của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh rất rộng lớn đó là sự thể hiệnnhất quán các quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thểvà quan điểm kế thừa Nó còn thể hiện trong phân tích và giải quyết mâu thuẫn; thể

Trang 4

hiện mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới,dân tộc và giai cấp, nội lực và ngoại lực…

Như vậy tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là một vấn đề rất rộng lớn, trong

phạm vi bài viết này tôi xin trình bày nhận thức của mình về vấn đề: Một số tư

tưởng triết học trong tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Quan điểm toàn diện của Hồ Chí Minh khi xem xét và giải quyết côngviệc

Quan điểm toàn diện của Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở nhận thứctính chỉnh thể của thế giới và tính chỉnh thể của mỗi sự vật Theo quan điểm củaNgười, cả thế giới, cả xã hội loài người là một hệ thống, trong đó, các quốc gia, cáctầng lớp xã hội, các bộ phận khác nhau của xã hội đều liên quan với nhau Vì vậy,Hồ Chí Minh luôn xem Việt Nam là một bộ phận của thế giới, của Châu Á, và cáchmạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới Hồ Chí Minh đặt người ViệtNam trong mối quan hệ với “những người cùng khổ trên thế giới”, xem dân tộcViệt Nam trong mối quan hệ với dân tộc thuộc địa khác ở Châu á, Châu Phi, ChâuMỹ xem nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là “một bộ phận của phe dân chủ”.Người xem Việt Nam là một thành viên trong đại gia đình quốc tế vô sản Đặcbiệt, Hồ Chí Minh còn thấy rất rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa những người lao độngViệt Nam và những người lao động Pháp, giữa nhân dân Việt Nam và nhân dânPháp trong khi đế quốc Pháp thi hành những chính sách thực dân ở Việt Nam Đólà cách nhìn xa trông rộng, không định kiến, không hẹp hòi

Từ cách nhìn bao quát đó, mà Hồ Chí Minh luôn luôn có quan điểm toàndiện khi đánh giá kẻ thù, khi nhìn nhận các lực lượng của cách mạng, của khángchiến, cũng như khi nhìn nhận các vấn đề xã hội, khi giải quyết công việc của cảnước

Trang 5

Quan điểm toàn diện của Hồ Chí Minh cũng đặc biệt rõ nét khi Người xemxét các lực lượng cách mạng của Việt Nam Theo Hồ Chí Minh mọi người ViệtNam đều là con cháu Lạc Hồng Ai cũng chịu cái khổ, cái nhục của họa mất nước.Vì vậy, việc cứu nước là việc của mọi người, không phụ thuộc vào địa vị xã hội,vào hoàn cảnh kinh tế, vào năng lực cá nhân Trong bài “Kính cáo đồng bào” viếttháng 6 năm 1941 Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hơn 20 triệu con Lạc cháu Hồngquyết không chịu làm vong quốc nô lệ mãi”[3] và Người kêu gọi: “Việc cứu quốc làviệc chung Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm:Người có tiền góp tiền, người có tài năng góp tài năng”[4] Sau khi giành đượcchính quyền cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp lại tiến hành cuộcchiến tranh xâm lược lần thứ 2, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến:“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảngphái, dân tộc…”[5] Chính cái nhìn toàn diện như thế đã làm cho Hồ Chí Minh khaithác được mọi sức mạnh, mọi tiềm năng của khối cộng đồng dân tộc, không bỏ sótbất kỳ một lực lượng nào, quy tụ cả non sông về một mối, với quan điểm ấy, HồChí Minh đã cùng Đảng ta lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trườngkỳ gian khổ, tự lực cánh sinh và đã thu được thắng lợi rực rỡ

Trong kháng chiến cũng như trong hòa bình xây dựng, quan điểm toàn diệnluôn là tư tưởng bao trùm trong đường lối tư tưởng của Người Từ sau 1954, khimiền Bắc được hoàn toàn giải phóng, với chủ trương xây dựng miền Bắc làm cơ sởcho việc đấu tranh thống nhất nước nhà và từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội HồChí Minh đã chú ý toàn diện tới sự nghiệp xây dựng đất nước tới mọi mặt của đờisống xã hội, cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, cả kinh tế và chính trị, cả đốinội và đối ngoại, từ đời sống toàn xã hội đến đời sống mỗi gia đình, người quan tâmtới mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau

3 Sđd, 1995, tập 3, tr.197 4 Sđd, 1998, tập 3, tr.1985 Sđd, 1995, tập 4, tr.480

Trang 6

Do có cái nhìn toàn diện nên Hồ Chí Minh luôn phê phán những cán bộ cónhững cách nhìn thiên lệch, phiến diện, hẹp hòi, chỉ thấy lợi ích bộ phận, khôngthấy lợi ích toàn thể, chỉ biết có mình, biết bộ phận mình mà quên cả Đảng Ngườilên án “chủ nghĩa cá nhân”, bệnh hẹp hòi, bệnh địa phương Người khuyên: Xemxét cán bộ, không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn phải xem xét tính chất của họ.Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn thể lịch sử, toàn cả công việccủa họ.

Tuy nhiên ở Hồ Chí Minh, toàn diện không có nghĩa là tràn lan, dàn đều,làm nhiều nhưng làm không có tính toán, không phân biệt trước sau chính vì vậyNgười phê bình những cán bộ tham làm nhiều mà không chu đáo, hoặc là khôngnắm trọng điểm, cái gì cũng muốn nắm hết, làm hết do đó Người chỉ ra phải nênnghiên cứu thật sâu, thảo luận thật kỹ những vấn đề chính thì các vấn đề phụ sẽgiải quyết dễ dàng và bất kỳ việc gì, chúng ta phải bắt đầu từ gốc, dần dần đếnngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, chớ lên tham mau, tham nhiều cùng mộtlúc Có thể nói quan điểm toàn diện như là quan điểm số 1 của Hồ Chí Minh Bấtcứ ở đâu, lúc nào, trong bất cứ công việc gì, dù lớn, dù nhỏ, ta vẫn thấy quan điểmnày một cách dễ dàng, đó là phương pháp vừa bao quát toàn cục, vừa nắm cáichính yếu, nắm cái cơ bản để đi từ bộ phận đến toàn thể, từ điểm đến diện làm choviệc giải quyết vấn đề vừa triệt để vừa được tiến hành từng bước thật vững chắc

Phép biện chứng mác xít chỉ ra rằng, bản chất của phát triển là sự vận động

theo hướng đi lên của giới tự nhiên, con người và xã hội Nguồn gốc, động lực của

2 Quan điểm phát triển xã hội

Trang 7

sự phát triển là do sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong của sựvật quy định; cách thức của sự vận động phát triển là đi từ sự biến đổi dần dần vềlượng dẫn đến sự chuyển đổi về chất; con đường của sự phát triển là quanh cophức tạp thông qua các chu kỳ phủ định biện chứng, và sự phủ định của phủ định,đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, tạo nên bước nhảy vọt biến sự vậtphát triển nên một nấc thang cao hơn về chất.

Đặc điểm nổi bật của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là tư tưởng triếthọc thực tiễn Cốt lõi tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về một đất nước phát triểncũng như giải pháp có tính nguyên tắc đối với việc thực hiện quá trình phát triểnđất nước không chỉ dừng lại ở lý thuyết, mà nó được hoà quyện vào trong hànhđộng của Người, được thể hiện ngay trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng và pháttriển đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Người Để một đất nước có thểphát triển thì điều đầu tiên theo Hồ Chí Minh: đất nước phải được độc lập, nhândân phải được tự do Độc lập, tự do là điều kiện để một dân tộc tự quyết địnhvận mệnh và tương lai của mình, đồng thời có thể phát huy toàn bộ nội lực củasự phát triển.

Có độc lập, tự do rồi thì vấn đề tiên quyết bảo đảm cho một đất nước pháttriển là xác định con đường đi đúng đắn của cách mạng Tin tưởng sắt đá vàonguyên lý phát triển của lý luận mác xít, Hồ Chí Minh khẳng định: chủ nghĩa xãhội là con đường đi tất yếu của lịch sử nhân loại Người viết: “Loài người đã trảiqua sự phát triển từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phongkiến rồi đến xã hội tư bản; xã hội tư bản với bản chất vô nhân đạo và đầy mâuthuẫn tự trong lòng nó, cũng giống như những qui luật của lịch sử xã hội, xã hội tưbản sẽ chuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa - cộng sản chủ nghĩa” [6] Tư tưởng sâuxa của Hồ Chí Minh không chỉ là sự lựa chọn hướng đi của dân tộc phù hợp với qui

6 Hồ Chí Minh, Sđd; T7, tr.246

Trang 8

luật phát triển của lịch sử mà còn phản ánh giá trị nhân văn trong cách nhìn Hồ ChíMinh Người xem xã hội, xã hội chủ nghĩa là hướng đi tối ưu của loài người TheoNgười, “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu nhân loại, đem lại cho con người tự do,bình đẳng, bác ái, hoà bình, hạnh phúc’’[7]

Chính vì vậy, ngay từ khi đất nước còn chìm đắm trong vòng nô lệ, Hồ ChíMinh đã quyết chọn con đường cách mạng dân quyền để thực hiện dân sinh, tiếnlên chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội, với bản chất nhân đạo và đầy sức sống củanó, nơi thể hiện lý tưởng cao đẹp của con người, có khả năng tự tạo ra sức mạnhnội sinh để thúc đẩy xã hội đi lên phù hợp với lý tưởng chân chính của nhân dânViệt Nam Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã trở thành nhân tố cơ bản xuyênsuốt lý tưởng xây dựng xã hội mới và triết lý phát triển Hồ Chí Minh.

Xã hội xã hội chủ nghĩa với bản chất và sức sống của nó, theo Hồ ChíMinh, chỉ thực hiện được trên cơ sở một Nhà nước vững mạnh của dân, do dân, vìdân đó là một Nhà nước do nhân dân làm chủ, chính phủ là cơ quan Nhà nước tậptrung quyền lợi của nhân dân do nhân dân giao phó vận hành theo cơ chế phápquyền, thực hiện mọi trách nhiệm vì cuộc sống của nhân dân Cán bộ là người đạidiện cho ý chí của dân, là “công bộc” của dân Bao nhiêu quyền lợi đều thuộc về dân.Một nhà nước như vậy sẽ là nơi tập trung và thể hiện toàn bộ sức mạnh của nhân dân,tạo ra sức mạnh xã hội Điều đó cho thấy, ở Hồ Chí Minh, sức phát triển của một xãhội được tạo ra từ một chế độ dân chủ thực sự, mọi sức mạnh đều ở dân “Dễ trăm lầnkhông dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”! dân chủ như vậy không chỉđơn thuần là yếu tố tinh thần, cơ chế, mà đã trở thành lực lượng vật chất; nó tạo ra sứcmạnh ngay trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, của một quốc gia.

Từ việc nhận thức sâu sắc rằng kinh tế quyết định chính trị, chính trị tậptrung ở kinh tế, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng xây dựng một nền kinh tế vững

7 Hồ Chí Minh, Sđd, T1, tr.461

Trang 9

mạnh theo hướng xã hội chủ nghĩa Lô gíc phát triển thường trực ở Hồ Chí Minh làtrước hết phải làm cho dân “ăn no, mặc ấm” rồi mới đến “học hành tiến bộ” Ngaytừ ngày đầu đất nước độc lập, Người đã có chủ trương xây dựng và phát triển kinhtế Đó là chủ trương thực hiện hợp tác hoá để quy tụ sức mạnh toàn dân trong xâydựng nền kinh tế mới; cải tạo quan hệ sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất, từngbước công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Tưtưởng bao trùm và quan trọng của Hồ Chí Minh là phải có một nền kinh tế vữngmạnh do nhân dân lao động làm chủ để bảo đảm cho đất nước phát triển.

Nếu như kinh tế là nền tảng và là yếu tố hàng đầu của phát triển xã hội thìvăn hoá, khoa học, giáo dục được Hồ Chí Minh xem là nguồn lực nội sinh từthượng tầng kiến trúc tác động đến hạ tầng cơ sở, tạo nên sự vận động của tất cảcác lĩnh vực hoạt động xã hội Coi trình độ phát triển của khoa học - kỹ thuật tươngứng với trình độ phát triển của xã hội, ngay từ khi nước ta còn hết sức nghèo nàn lạchậu, Người đã nhấn mạnh phát triển khoa học - kỹ thuật Theo Người, chúng ta chỉ cóthể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên một nền khoa học - kỹ thuật tiên tiến.Chúng ta phải thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng xuất laođộng Ngay từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề tiếnhành cách mạng khoa học - kỹ thuật, từng ước tiến hành công nghiệp hoá đất nước;khoa học - kỹ thuật là then chốt của công nghiệp hoá, là yếu tố làm tăng sức sản xuất,tạo ra động lực chuyển biến nền kinh tế xã hội, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xãhội, góp phần làm chuyển chất xã hội và đưa xã hội đi theo con đường xã hội chủnghĩa.

Phát triển khoa học - kỹ thuật tất yếu gắn liền với giáo dục - đào tạo conngười Con người là nội lực quyết định nhất của lực lượng sản xuất; đó cũng chínhlà chủ thể tạo ra, đồng thời sử dụng khoa học - kỹ thuật, điều hành toàn bộ quátrình xã hội Vì vậy, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã đặt vấn

Trang 10

đề: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”, nhữngcon người “vừa hồng vừa chuyên” Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh của một dân tộclà tri thức, trí tuệ “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Phải diệt giặc dốt, nângcao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài Dân trí là điều kiện để thực hiệnphát triển văn hoá xã hội, tạo tiềm năng trí tuệ và sức vươn lên một xã hội nhânvăn.

Theo Hồ Chí Minh, văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xãhội Người cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mớisáng tạo ra và phát minh ra những giá trị văn hoá”[8] Như vậy, một mặt văn hoá lànền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu phấn đấu của xã hội; mặt khác, văn hoá làyếu tố bên trong thúc đẩy xã hội tiến lên Người nói: “Muốn phát triển xã hội, nềnvăn hoá dân tộc phải: xây dựng tâm lý, tính cách, tinh thần độc lập tự cường; xâydựng luân lý, biết hy sinh cho lợi ích quần chúng, xây dựng xã hội”, “văn hoá phảivạch đường cho quốc dân đi”[9] Ngay từ ngày đầu của Nhà nước Việt Nam dân chủcộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra tư tưởng xây dựng nền văn hoá Việt Namtheo nguyen tắc dân tộc hoá, khoa học hoá, đại chúng hoá, với nội dung xã hội chủnghĩa và tính chất dân tộc Vì theo Hồ Chí Minh, đó là những nguyên tắc giải phóngnăng lượng lớn lao của tuyệt đại bộ phận nhân dân lao động trong xây dựng và bảovệ Tổ quốc Tính chất đó của nền văn hoá sẽ phát huy cao độ nội lực trong việc tiếpthu, tiếp biến các giá tị phổ biến của nhân loại, làm sâu sắc và đậm đà thêm bản sắcvăn hoá Việt Nam, tạo ra sức mạnh to lớn cho sự phát triển xã hội.

Sự phát triển xã hội và một xã hội phát triển, theo Hồ Chí Minh, tất cả đềuquy tụ ở vấn đề con người Mục tiêu phát triển của một xã hội theo hướng nhânvăn là đáp ứng mọi khát vọng chính đáng của con người, tạo điều kiện cho conngười ngày càng phát triển toàn diện, hài hoà như một chủ thể văn hoá Mặt khác,xã hội đó lại do chính bản thân con người làm ra với tư cách là chủ thể lịch sử Con

8,9: Hồ Chí Minh, Sđd, T3, tr.431

Trang 11

người tự đặt ra mục đích nhưng đồng thời là người thực hiện mục đích đó Một xã hộicó thể phát triển phải đi đúng mục tiêu con người với hai khía cạnh cơ bản đó Vì vậy,trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đặt con người ở vị trítrung tâm ở Hồ Chí Minh phát triển không chỉ là các yếu tố tạo nên động lực pháttriển, mà còn là tổng hoà tất cả các mối quan hệ với sự tác động nhiều chiều, đa dạngvà biện chứng.

Tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chỉ có được khi chủ nghĩa yêu nướcViệt Nam được phát huy cao độ và nâng lên một trình độ mới, một chủ nghĩa yêunước cộng sản đầy trí tuệ, tài năng, toàn bộ tinh hoa và khí phách dân tộc được biếnthành hành động Chủ nghĩa yêu nước mới như vậy thực chất là đã thể hiện một nềnđạo đức mới, đó là nền đạo đức lấy tiêu chí tiến bộ và nhân văn làm đích phấn đấu.Các yếu tố tinh thần này được kết hợp với tiềm năng vật chất kỹ thuật nhằm thựchiện mục tiêu chung; tiến bộ và phát triển toàn nhân loại, trong đó có tiến bộ và pháttriển con người và xã hội Việt Nam.

Sức sống của phát triển lâu bền chỉ có được khi một xã hội phát huy cao độđược các yếu tố sức mạnh truyền thống và cái mới hiện đại Sự gắn bó hài hoà giữatruyền thống và hiện đại, theo Hồ Chí Minh là nguyên tắc của phát triển Bởi vì ởđó, tương lai được tiếp sức từ nguồn sống của quá khứ và của hiện tại Truyềnthống là tinh hoa và sức mạnh kết tụ ngàn đời của một dân tộc Nó làm cơ sở choxã hội truyền thống đi vào hiện đại Hiện đại nâng cao truyền thống, đó là sứcmạnh và sức bền của phát triển.

Ngay từ những năm giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có nhãn quan khoahọc và hiện đại về phát triển, trong đó có những vấn đề mà nhiều lý thuyết pháttriển ngày nay đang đặt ra như phát triển bền vững, phát triển nhân văn Nhữngvấn đề về tăng trưởng và phát triển, nội sinh và ngoại lực, kinh tế và xã hội, vậtchất và tinh thần, hiện tại và tương lai, đã được Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trongquan niệm của Người về bản chất của chủ nghĩa xã hội và quá trình xây dựng chủ

Ngày đăng: 18/08/2018, 10:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w