1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO đề CƯƠNG ôn THI môn NHỮNG vấn đề TRIẾT học TRONG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH SAU đại học

17 424 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 183 KB

Nội dung

Trong các bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh hầu như không dùng ngôn ngữ triết học và không tự thừa nhận mình là nhà khoa học, nhưng trong tư tưởng của Người lại luôn nhất quán một thế giới quan, một nhân sinh quan, một hệ thống tư duy triết học.1. Cơ sở hình thành tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

Trang 1

ĐẶC TRƯNG VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC TRONG TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỂ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚIỞ VIỆT NAM HIỆN NAY?

Trong các bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh hầu như không dùng ngôn ngữ triết họcvà không tự thừa nhận mình là nhà khoa học, nhưng trong tư tưởng của Người lại luôn nhấtquán một thế giới quan, một nhân sinh quan, một hệ thống tư duy triết học.

1 Cơ sở hình thành tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

*Những tiền đề khách quan

- Hiện thực xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đặt ra nhu cầubức thiết, thúc bách Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước Tất cả những tinh hoa văn hóalĩnh hội được đều được Hồ Chí Minh soi rọi vào thực tiễn Việt Nam → tư tưởng triết học củaNgười nhằm giải phóng dân tộc.

- Tiền đề về tư tưởng: Sinh thời, Hồ Chí Minh là người đã đi rất nhiều nơi, được tiếp xúcvới nhiều nền văn hóa, nhiều tư tưởng triết học:

+ Tư tưởng triết học của truyền thống dân tộc.

+ Tư tưởng triết học của phương Đông, phương Tây.+ Tư tưởng triết học trong lịch sử và hiện tại.

+ Chủ nghĩa Mác - Lênin, tập trung nhiều ở Lênin “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩanhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính, chắc chắn nhất, cách mạng nhất phải theo là chủ nghĩaMác - Lênin” (t.2, tr.280).

*Nhân tố chủ quan

Thiên tài tư duy Hồ Chí Minh, sự nỗ lực cao độ, mục đích và khát vọng dân tộc, tinh thầnyêu nước thương dân…

2 Đặc trưng và nội dung phương pháp luận triết học trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Phương pháp luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh là phương pháp biện chứng của triết họcMác - Lênin, được vận dụng và chuyển hoá một cách tài tình, sáng tạo vào thực tiễn cáchmạng Việt Nam, nhằm mục đích giải quyết thành công những vấn đề cấp bách do thực tiễncách mạng Việt Nam đặt ra, bằng cái riêng đã làm phong phú thêm cái chung và in đậm dấuấn Việt Nam - Hồ Chí Minh.

2.1 Đặc trưng phương pháp luận triết học trong tư tưởng Hồ Chí Minh

- Trước hết, tư duy triết học Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính khoa họcvà tính cách mạng, giữa lập trường, quan điểm và phương pháp nhận thức, hành động Sự kếthợp này và là đặc trưng tư duy triết học Hồ Chí Minh vừa là nguyên tắc chỉ đạo Hồ ChíMinh nhận thức và hành động, thể hiện sự nhất quán trong tư tưởng triết học của Người.

- Thứ hai, tư duy triết học Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, sáng tạo, thống nhất giữa lýluận và thực tiễn, suy nghĩ và hành động, giữa lời nói và việc làm thể hiện sự hoàn chỉnh chukỳ vận động: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thựctiễn.

- Thứ ba, tư duy triết học Hồ Chí Minh được thể hiện bằng ngôn ngữ trong sáng, giản dị,phổ thông, dễ hiểu, dễ xâm nhập vào quần chúng Có thể coi đây là đặc trưng đặc sắc, độcđáo của tư duy triết học Hồ Chí Minh.

2.2 Nội dung phương pháp luận triết học trong tư tưởng Hồ Chí Minh

*Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa cái riêng và cáichung

- Thực tiễn là cái đích để lý luận vươn tới, lý luận phải bắt đầu từ thực tiễn.

Trang 2

tránh được giáo điều, rập khuôn (do chỉ biết lặp lại cái chung), đồng thời cũng tránh để khôngrơi vào cơ hội, xét lại (do quá nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù).

- Vận dụng lý luận vào thực tiễn phải linh hoạt, sáng tạo, phù hợp.

+ Đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc theo con đườngCMVS Vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của CM Việt Nam, HồChí Minh đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng: từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giaicấp và giải phóng con người, tức là từ độc lập dân tộc tiến lên CNXH

+ Khi miền Bắc từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiền tư bản bước vào thời kỳ quáđộ lên CNXH, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Chúng ta phải đùng những phương pháp gì, hìnhthức gì, đi theo tốc độ nào để tiến lên CNXH” và Người nhắc nhở: “Tuy chúng ta đã cónhững kinh nghiệm dồi đào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụngnhững kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta”.

- Lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau: “Thực hành sinh ra hiểu biết,hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành”.

- Luôn yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn, tránh lý luận suông và thực tiễn mù quáng“Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn mù quáng”.

- Người luôn coi trọng tổng kết kinh nghiệm và xem nó như một biện pháp để thực hiện sựthống nhất giữa lý luận và thực tiễn, qua đó vừa nâng cao trình độ lý luận vừa nâng cao trìnhđộ thực tiễn.

* Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa mâu thuẫn và thống nhất của các mặt đối lập

- Thừa nhận tính phổ biến của mâu thuẫn

“Nội bộ của mọi vật đều có mâu thuẫn, nghĩa là có những cái khác nhau, trái nhau, chốngnhau, như: phía mặt và phía trái Quá khứ và tương lai Cái này suy đồi, cái kia phát triển.Cái cũ và cái mới Cái âm và cái dương.”

- Phân tích mâu thuẫn là điều kiện để nhận thức đúng sự vật Hồ Chí Minh là một bậc thầytrong nhận thức, phát hiện và xử lý mâu thuẫn

+ Trong đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp có nhận thức, phát hiện đúng mâu thuẫnmới xác định rõ kẻ thù và bạn đồng minh, mới đề ra được chiến lược, sách lược, bước điđúng đắn cho mỗi giai đoạn của cách mạng.

+ Trong giải quyết mâu thuẫn địch - ta, Hồ Chí Minh luôn coi trọng thu hẹp đến mức thấpnhất kẻ địch, mở rộng những lực lượng ủng hộ cách mạng.

Lấy cái chung, cái tương đồng để khắc phục cái riêng, cái dị biệt; lấy nhân ái, khoan dungđể thu phục nhân tâm và cảm hoá lòng người; lấy sự nhân nhượng, thoả hiệp lẫn nhau để giảiquyết mọi bất đồng

* Biện chứng giữa cái “bất biến” và cái “vạn biến”

- Hồ Chí Minh tiếp thu phép biện chứng mácxít, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của tưduy biện chứng phương Đông

- Người thường bắt đầu từ cái bất biến để đi tới cái khả biến của xã hội và con người:

+ “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau ấy làdân nào cũng ưa sự lành, ghét sự dữ”

+ Khi nghe một vị ủy viên Ban vận động đời sống mới nói cần định ra một cái hướng mớicho cuộc vận động, vì khẩu hiệu “cần, kiệm, liêm, chính” xem ra vừa không đủ, vừa cổ thìHồ Chí Minh ngắt lời: “Cổ, lạ quá, thế cơm các cụ ăn ngày xưa, bây giờ mình ăn cũng cổà?”

Trang 3

*Biện chứng trong giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp

- Giải phóng dân tộc cũng đồng thời và thực chất là giải phóng giai cấp (phù hợp với thực tiễnxã hội Việt Nam: Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số).

+ Quyền lợi của dân tộc và quyền lợi của giai cấp cơ bản thống nhất với nhau; có giànhđược ĐLDT mới giải phóng được giai cấp; không giành được ĐLDT thì quyền lợi của củagiai cấp đến ngàn năm cũng không đòi được Do đó, giai cấp công nhân phải giương caongọn cờ ĐLDT

+ Quyền lợi của dân tộc chỉ được đảm bảo triệt để khi đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấpcông nhân thông qua đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản, gắn chặt với quyền lợi củagiai cấp công nhân và của nông dân Do đó, tính giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân là bảnchất của Đảng ta khẳng định sức mạnh của chế độ ta là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộcdưới sự lãnh đạo của đội tiền phong của giai cấp công nhân

*Xem xét một cách toàn diện, hệ thống, có trọng điểm, thiết thực

- Chiến lược phải nhìn xa, trông rộng; kế hoạch, biện pháp phải cụ thể, chu đáo; phải: nhìncho rộng, suy cho kỹ

- Trong xem xét thế giới và xã hội loài người phải xem như là một hệ thống, thống nhất,có quan hệ chặt chẽ với nhau (bao gồm cả kinh tế, chính trị, VH, xã hội, quá khứ, hiện tại vàtương lai; cả truyền thống và hiện đại; cả ở phạm vi dân tộc và quốc tế).

- Trong xem xét, đánh giá con người, không chỉ chú ý đến các yếu tố cơ bản như: khảnăng nhận thức và trình độ ý thức; tư tưởng và tình cảm; đức và tài; lời nói và hành động, cảmặt mạnh và mặt yếu…, mà còn xem xét toàn diện các mối quan hệ cá nhân, tập thể và cộngđồng

- Trong cơng tác phải có cái nhìn tồn cục, tránh chủ quan, phiến diện, cục bộ…

- Trong đánh giá tương quan so sánh lực lượng, phải đánh giá toàn bộ các yếu tố tạo nênsức mạnh tổng hợp như: CT, KT, VH, xã hội, quân sự,… cả sức mạnh vật chất và tinh thần;cả sức mạnh truyền thống và hiện tại; cả sức mạnh d.tộc và sức mạnh thời đại; cả thế, thời vàlực; cả thiên thời, địa lợi, nhân hoà; sức mạnh tổng hợp của mọi giai tầng trong xã hội.

- Hồ Chí Minh luôn yêu cầu trong xem xét vấn đề phải toàn diện, hệ thống Song phải cụthể, rõ ràng, có trọng điểm, thiết thực, nói được, làm được và để đến được với mọi người,không ôm đồm, tràn lan Phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng yếu tố và sự tác độngbiện chứng của các yếu tố đó trong một hệ thống, một chỉnh thể thống nhất

- Phê phán quan điểm hẹp hòi, ích kỷ, chỉ biết lợi ích bộ phận mà quên lợi ích toàn thể; chỉbiết lợi ích của bộ phận mình mà quên lợi ích của Đảng

*Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển, đổi mới, hướng về cái mới

- “Cách mạng là đổi mới” “Vì thế, xã hội và con người cũng phải luôn đổi mới, không đổimới là lạc hậu” Do đó, phải nắm vững quy luật, xu hướng vận động, phát triển của conngười và xã hội; phải nhạy bén với cái mới, tin tưởng, bồi dưỡng và phát huy cái mới để tiếnlên

- Hồ Chí Minh đã có những dự đoán chính xác các sự kiện trọng đại của đất nước sẽ diễnra

+ Khi cách mạng gặp khó khăn nhất như trong kháng chiến chống Pháp, “Nay tuy châuchấu đá voi, nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”

+ Trong những ngày vô cùng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ: “Cuộc kháng chiếnchống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa…Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhấtđịnh hoàn toàn thắng lợi”

Trang 4

“Không phải cái gì cũ cũng bỏ hết Không phải cái gì cũng làm mới Cái gì cũ mà xấu thìphải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý… Cái gì

cũ mà tốt thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay thì ta phải làm”

*Quan điểm nhân văn tất cả vì hạnh phúc con người

- Tất cả vì con người và do con người; vì dân, do nhân dân; con người là vốn quý nhất, làlực lượng to lớn nhất, không có gì sánh bằng nhân dân.

- Quan điểm nhân văn tất cả vì hạnh phúc con người của Hồ Chí Minh không chỉ là triết lý

sống mà còn được cụ thể hóa thành chiến lược về con người: Con người vừa là mục tiêu vừalà động lực phát triển của xã hội

- Tư tưởng dân làm chủ: “Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Baonhiêu quyền hạn đều của dân Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân… Chínhquyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra; đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổchức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”

- Phương pháp, tác phong công tác của Hồ Chí Minh: Tin, dựa vào dân và học hỏi dân, códân là có tất cả; nước phải lấy dân làm gốc “dễ mười lần ”

3 Ý nghĩa của vấn đề đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng triết học Hồ Chí Minh nóiriêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở lý luận để Đảng và Nhà nước ta hoạch định chủtrương, đường lối chính sách trong quá trình lãnh đạo và tổ chức xây dựng Đất Nước trongtình hình mới.

- Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học cáchmạng, là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà hạt nhân là thế giới quan, phươngpháp luận duy vật biện chứng luôn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động củaĐảng và nhân dân ta.

Đối với sự nghiệp đổi mới của Đảng ta trong tình hình hiện nay, phương pháp luận triếthọc trong tư tưởng Hồ Chí Minh có số ý nghĩa rất quan trọng, cơ sở để xem xét:

- Mọi đường lối, chính sách của Đảng phải xuất phát từ thực tiễn…- Phân tích mâu thuẫn của thời cuộc…

- Kiên định mục tiêu “ĐLDT gắn liền với CNXH” với thực hiện các chiến lược phát triểnkinh tế xã hội…

- Giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp…

* Ý nghĩa đối với cán bộ trong quân đội hiện nay

- Nghệ thuật lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ để phân hoá kẻ thù.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa nắm và giữ vững nguyên tắc với thực hành chiến thuật, linhhoạt, nhạy bén xử trí các tình huống đặt ra trong t.tiễn.

Trang 5

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về đạo đức là sự kết tinh của tư tưởng Hồ Chí Minh, nóxuyên suốt trong con người, trong mục tiêu và hành động của Người Tư tưởng triết học HồChí Minh về đạo đức chính là đạo lý làm người trong triết lý hành động Hồ Chí Minh.Những triết lý sống được Người biến thành những điều bình thường, gần gũi cuộc sống, sựbình thường, giản dị nhưng lại hàm chứa nội dung thông tin phong phú và sâu sắc Bởi vậy,làm rõ nội dung tư tưởng triết học về đạo đức của Bác không phải chỉ bằng lý luận và cần cócả sự đồng cảm, có cả phần nhận biết và cả phần rung động của con tim Hồ Chí Minh khôngtự nhận mình là nhà triết học, nhưng trong tư tưởng của Người nói chung và tư tưởng đạođức nói riêng luôn nhất quán một thế giới quan, phương pháp biện chứng duy vật và nhânsinh quan cách mạng.

1 Cơ sở hình thành

- Tư tưởng THĐĐHồ Chí Minh là sự thống nhất giữu triết lý sống DTViệt Nam và truyềnthống văn hoá, đạo đức dân tộc:

- Giá trị văn hoá đạo đức phương đơng, phương tây:+ Giá trị văn hố đạo đức phương đông:

Tư tưởng đạo đức nho giáo, phật giáo, Đạo giáo+ Giá trị văn hoá, đạo đức phương tây:

Tư tưởng của các nhà khai sáng pháp: tự do, bình đẳng, bác ái Thực tiễn văn minh của KHKT, văn hoá ở phương tây.

- Lý tưởng giải phóng con người và phát triển con người của chủ nghĩa Mác-Lênin, nguồngốc quyết định luận TT THĐĐHồ Chí Minh.

+ Tháng 7/1920 đọc bản sơ thảo về vấn đề DT thuộc địa đã giúp người tìm ra con đườngcứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con người theo con đường cách mạng vôsản.

+ Tư tưởng về xây dựng nền đạo đức CSchủ nghĩa hướng tới con người, vì con người củachủ nghĩaMLN.

Vai trò nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh: + Truyền thống quê hương, gia đình.

+ Thiên tài và phẩm chất, nhân cách Hồ Chí Minh.

2 Nội dung tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về đạo đức

*Thế giới quan duy vật khoa học

- Đạo đức luôn đứng vững trên mãnh đất hiện thực: Nghĩa là, mỗi quan điểm, tư tưởng đạođức đều gắn với đời sống, gắn với các quan hệ xã hội hiện thực, gắn đạo đức với thực tiễnlao động sản xuất và đấu tranh cách mạng (Đạo đức cũ là ngược đầu và ngược lại).

- Hồ Chí Minh rất chú trọng phát huy vai trò nhân tố chủ quan, vai trò của con người tronggiáo dục, rèn luyện, xây dựng đạo đức Bên cạnh đó Người yêu cầu phải chống bệnh chủquan và chủ nghĩa cá nhân, coi đó như một kẻ địch to trong bản thân mỗi con người cần phải

loại bỏ, (gắn nâng cao đạo đức cách mạng với quét sạch chủ nghĩa cá nhân).

- Mỗi quan điểm, tư tưởng đạo đức đều gắn với đời sống, gắn với các quan hệ xã hội hiệnthực, gắn đạo đức với thực tiễn lao động sản xuất và đấu tranh cách mạng.

- Hồ Chí Minh đã nắm vững quan điểm mácxít về vấn đề lợi ích (Lợi ích đúng đắn là cơsở của toàn bộ đạo đức) để giáo dục, giác ngộ quần chúng trong quá trình đấu tranh cáchmạng.

*Về phương pháp biện chứng duy vật

Hồ Chí Minh ít nói và viết về những nguyên lý, quy luật và phạm trù của phép biện chứng,song phương pháp biện chứng lại là phương pháp cơ bản nhất được vận dụng cả trong lý luậnvà thực hành đạo đức của Người Đó là:

Trang 6

- Quan điểm biện chứng giữa đạo đức - chính trị và yêu cầu mỗi người suốt đời hy sinhphấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của cách mạng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (Đạođức là cơ sở xã hội của pháp luật và là điểm mấu chốt có tính nguyên tắc trong tư tưởng đạođức của Người Trong pháp luật, tất cả các quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, tôntrọng và bảo đảm trên thực tế các quyền tự do cơ bản, các lợi ích chính đáng, danh dự vànhân phẩm của con người) “Đạo đức công dân là chấp hành pháp luật”.

- Quan điểm biện chứng giữa nghĩa vụ - quyền lợi, lợi ích cá nhân - lợi ích tập thể.

- Kịp thời phát hiện mâu thuẫn (thiện - ác) và giải quyết triệt để mâu thuẫn trong xây dựngcon người và đạo đức cách mạng.

-Tư tưởng về phủ định biện chứng: Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về đạo đức là sựkế thừa những tinh hoa, loại bỏ những cái lỗi thời, không phù hợp trong bồi dưỡng đạo đứccách mạnh; (về việc thực hiện chính tâm: “Chúng ta hoặc ít hoặc nhiều, đều mắc phải tưtưởng, tập quán, tác phong của xã hội cũ Cho nên phải thực hiện hai chữ chính tâm…).

- Hồ Chí Minh luôn quán triệt quan điểm phát triển trong xây dựng con người và đạo đứccách mạng.

- Có quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể trong xem xét, đánh giá đạo đức của con ngườivà có tiêu chuẩn phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

*Những vấn đề có tính quy luật trong hình thành đạo đức mới - đạo đức cách mạng

- Tự phê bình và phê bình.- Giáo dục và tự giáo dục.

- Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

*Con đường hình thành đạo đức mới

- Tu dưỡng đạo đức cách mạng là công việc suốt đời.- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

- Xây đi đôi với chống, nâng cao đạo đức cách mạng gắn liền với chống chủ nghĩa cánhân.

Tóm lại: Để trở thành con người có đạo đức và phát huy lý thuyết đạo đức với nhữngngười đồng thời và thế hệ mai sau Hồ Chí Minh không xuất phát từ cái không, không từ lýthuyết tư biện nào để đưa ra lý luận Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa triết lý sống dân tộc,triết học Phương Đông, Phương Tây, triết học đạo đức học Mác - Lênin, đồng thời lấy ngaybài học từ những trang sách cuộc đời của mình để khái quát lý luận về đạo đức ở tầng triếthọc Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về đạo đức là cơ sở thế giới quan, phương pháp luậngiúp chúng ta đi sâu nghiên cứu, nâng cao nhận thức và xây dựng đạo đức mới ở nước tahiện nay Giúp chúng ta có cơ sở khoa học đấu tranh phê phán những quan niệm duy tâmphản động về đạo đức

3 Vận dụng tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng đạo đức mới ởnước ta hiện nay

Để trở thành con người có đạo đức và phát huy lý thuyết đạo đức với những người đồngthời và thế hệ mai sau Hồ Chí Minh không xuất phát từ cái không, không từ lý thuyết tư biệnnào để đưa ra lý luận Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa triết lý sống dân tộc, triết họcPhương Đông, Phương Tây, triết học đạo đức học Mác – Lênin, đồng thời lấy ngay bài họctừ những trang sách cuộc đời của mình để khái quát lý luận về đạo đức ở tầng triết học Tưtưởng triết học Hồ Chí Minh về đạo đức là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận giúp chúngta đi sâu nghiên cứu, nâng cao nhận thức và xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ chiến sĩquân đội ta hiện nay Giúp chúng ta có cơ sở khoa học đấu tranh phê phán những quan niệmduy tâm phản động về đạo đức

- Xây dựng xã hội tốt đẹp thực sự - xã hội chủ nghĩa để hình thành đạo đức cách mạng(duy vật) Chú trọng lợi ích chính đáng của các cá nhân.

Trang 7

- Thực hiện tốt các yêu cầu sau:

+ Giáo dục, rèn luyện ĐĐCM theo tư tưởng ĐĐ Hồ Chí Minh phải thường xuyên kết hợpchặt chẽ giữa học tập tư tưởng với thực hành đạo đức, giữa lý luận với thực tiễn, giữa quátrình hình thành thế giới tinh thần cao đẹp với hoạt động thực tiễn phong phú.

+ Giáo dục, rèn luyện ĐĐCM phải trên cơ sở các n.tắc, chuẩn mực đạo đức chung của tưtưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng đểxác định nội dung, biện pháp giáo dục cho phù hợp.

+ Biến quá trình giáo dục, rèn luyện ĐĐCM tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi người.+Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa đạo đức xã hội lành mạnh

+ Kết hợp chặt chẽ giữa xây với chống.

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỐ

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hóa là một hệ thống các quan điểm lý luận mangtính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền vân hóa Việt Nam, là kết quả của sựvận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kếthừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa vănhóa của nhân loại trong việc xem xét, đánh giá và phát huy vai trò to lớn của văn hóa với tưcách là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triểnkinh tế- xã hội Đây là di sản có giá trị to lớn cả phương diện lý luận và thực tiễn đối vớicách mạng nước ta

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc theo Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, về “xây dựng và phát triển văn hóa, con ngườiViệt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Tư tưởng triết học Hồ Chí Minhvề văn hóa vẫn luôn là một điểm tựa tinh thần vững chắc

Mang trong mình truyền thống văn hố phương Đơng, lại được tiếp thu những tinh hoavăn hoá của nhiều dân tộc trên thế giới, đặc biệt là ánh sáng khoa học của chủ nghĩa Mác -Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loàingười mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôngiáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và cácphương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sựtổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinhra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (t.3, tr 431)

Một là, nhân dân là người sáng tạo văn hoá.

Khác với quan điểm của giai cấp thống trị, Hồ Chí Minh nhìn thấy vai trò to lớn của nhândân, trước hết là nhân dân lao động trong việc sáng tạo văn hố Văn hố khơng phải là sựsáng tạo riêng của các vĩ nhân, các nghệ sĩ, nghệ nhân, của giai cấp thống trị , mà văn hoátrước hết là của nhân dân và do nhân dân sáng tạo ra, Người khẳng định: Quần chúng khôngchỉ là người sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội mà còn là người sáng tác, kiểmnghiệm và có quyền hưởng thụ các giá trị văn hoá Chính vì thế, đội ngũ cán bộ văn hóa “cầnphải giúp những sáng tác của quần chúng Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý Muốnlàm như thế thì cố nhiên là phải có chính trị, có kỹ thuật, thì mới mài cho viên ngọc ấy thànhtốt, khéo và đẹp” (Sđd, t.9, tr.250) Do đó, theo Hồ Chí Minh, động lực của sự phát triển vănhoá nằm chính trong nhân dân Cơng tác xây dựng văn hố phải qn triệt và thực hiện tốtquan điểm quần chúng, sáng tạo văn hoá là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân.

Hai là, xây dựng và nhân điển hình văn hoá (người tốt - việc tốt).

Trang 8

ngành ngành thi đua, làm cho phần tốt ở trong mỗi con người được giữ gìn và phát triển Đólà những tấm gương có thật trong nhân dân và cán bộ, đảng viên Theo Người “Mỗi conngười đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phải làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảynở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” (t.12,tr.558).

Ba là, giữ gìn, kế thừa và phát triển văn hoá dân tộc.

Trên tinh thần biện chứng, Theo Hồ Chí Minh phải coi trọng những truyền thống văn hốtốt đẹp của cha ơng, giữ gìn, khôi phục những yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cựctrong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

Bảo tồn, phát huy truyền thống gắn liền với phát triển, nâng nó lên một trình độ và chấtlượng mới nhằm đáp ứng trình độ văn hóa ngày càng tăng của nhân dân.

Đề cao bản sắc văn hoá dân tộc, Hồ Chí Minh phê phán những thói lai căng văn hoá, quáđề cao văn hoá ngoại, coi nhẹ văn hoá dân tộc trong giới trí thức, văn nghệ sĩ và cảnh báo vềnguy cơ “mất gốc” văn hoá trong giới trí thức và văn nghệ sĩ nước ta Đồng thời, Ngườikhuyên phải giữ gìn và phát huy những truyền thống và bản sắc dân tộc, phát huy cốt cáchdân tộc, tinh thần dân tộc để cổ vũ đồng bào ta, để giáo dục con cháu ta.

Bốn là, tiếp thu và làm phong phú thêm tinh hoa văn hoá nhân loại.

Việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng nền văn hóa cách mạng,vừa là một truyền thống lịch sử, vừa là một nhu cầu tất yếu khách quan Nền văn hóa ViệtNam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc không phải là kết quảvận động chỉ riêng những yếu tố nội sinh, mà còn là kết quả của quá trình tiếp thu văn hóanhân loại “Trung Hoa và Việt Nam có cái quan hệ mấy ngàn năm với nhau về mọi phươngdiện văn hoá, chính trị, kinh tế” (t.4, tr.84) “Văn hoá, triết học và nghệ thuật của nước ẤnĐộ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người Nền tảng và truyềnthống của triết học Ấn Độ là lí tưởng hoà bình bác ái” (t.9, tr.43).

Năm là, mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Theo Hồ Chí Minh, muốn tiến lên CNXH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân thì phải phát triển kinh tế và văn hố Người cho rằng, trong cơng cuộc kiến thiếtnước nhà có bốn vấn đề phải chú ý, coi trọng ngang nhau là: Chính trị, kinh tế, xã hội, vănhoá - đây là bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có mối quan hệ rấtmật thiết với nhau Vì thế, trong cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này phải được coitrọng như nhau.

- Văn hoá và phát triển xã hội: “Bây giờ mình cũng phải đánh thắng giặc nghèo khổ lạchậu; chống lụt, chống hạn, cũng đều là đánh giặc, cũng khó khăn, gian khổ” (t.11, tr.136).

- Văn hoá và kinh tế: “Muốn tiến lên chủ nghĩaxã hội thì phải phát triển kinh tế và vănhoá” (t.10, tr.59).

- Văn hố khơng nằm ngồi mà phải ở trong kinh tế và chính trị: “Văn hoá, nghệ thuậtcũng như mọi hoạt động khác, khơng thể đứng ngồi, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”(t.6, tr.368-369).

Sáu là, đánh giá đúng vị trí, đồng thời phát huy tốt vai trò của văn hóa.

Theo Hồ Chí Minh, văn hoá phải hướng vào phục vụ đại đa số nhân dân chứ không phải làđộc quyền hưởng thụ của bọn thống trị, bóc lột và tầng lớp trí thức Người chỉ ra rằng: “Vănhoá phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lànhmạnh của quần chúng - nội dung văn hoá phải có ý nghĩa giáo dục Ví dụ: Phải giáo dục thếnào là đời sống mới, thế nào là đạo đức cách mạng”(Sđd, t.10, tr.59).

Trang 9

Văn hóa có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng con người Việt Nam trong thời đạimới Hồ Chí Minh cho rằng: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xãhộichủ nghĩa: Muốn xây dựng xã hộichủ nghĩa phải có tinh thần xã hộichủ nghĩa, muốn cótinh thần xã hộichủ nghĩa phải đánh bại chủ nghĩa cá nhân" (t.9, tr.472).

Bảy là, Quan điểm về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Xác định hệ tiêu chí

+ Về văn hoá: “Thực hành chế độ giáo dục bắt buộc, mở nhiều trường học, rạp hát, tổchức các lớp bình dân học vụ, giúp đỡ những người nghèo mà hiếu học” (t.4, tr.118).

+ “Năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc1 xây dựng tâm lí: tinh thần độc lập tự cường

2 xây dựng luân lí: biết hi sinh mình, làm lợi cho quần chúng

3 xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội4 xây dựng chính trị: dân quyền

5 xây dựng kinh tế” (t.4, tr.431).

- Tích luỹ giá trị: “Về văn hoá, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc” (t.4,tr.xây dựng); “Các cán bộ văn hoá cần phải giúp những sáng tác của quần chúng Nhữngsáng tác ấy là những hòn ngọc quý Muốn làm như thế thì cố nhiên là phải có chính trị, có kĩthuật thì mới mài cho viên ngọc ấy thành tốt, khéo và đẹp” (t 9, tr.250).

Vận dụng vào việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở ViệtNam hiện nay

Văn kiện Đại hội X, XI được sử dụng rất rộng rãi "xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc; xây dựng con người, công bằng xã hội" và mối quan hệ "giữa tăng trưởngkinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiên bộ và công bằng xã hội’" (Cương lĩnh 2011).Những luận điêm trên thê hiện rõ, văn kiện Đại hội XI đã xác định văn hóa là một nhân tốtrực tiếp và quan trọng tạo nên sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước.

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ Chín Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI: Về xâydựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đấtnước, Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hóa vẫn luôn là một điểm tựa tinh thần vững

chắc Đồng thời, với sức sống mãnh liệt, tự nó, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hóa đãvà đang trở thành một bộ phận của nền văn hoá Việt Nam.

Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến là một nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốtlõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm mục tiêu tất cả vì con người, tấtcả vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển phong phú, toàn diện cho mỗi con người trong mốiquan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tự nhiên Bản sắc dân tộc củavăn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên quahàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tựtôn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân gia đình làng xã -Tổ quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong laođộng; là đức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; là sựứng xử văn minh, lịch sự, tính giản dị và trong sạch trong lối sống.

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đấtnước Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nướcquản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Trang 10

- Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộngđồng Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và conngười trong phát triển kinh tế.

Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để pháttriển văn hóa Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhâncách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực,đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.- Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế.- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa.

- Phát triển công nghiệp văn hóa đi đơi với xây dựng, hồn thiện thị trường văn hóa.- Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

*Giải pháp

- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa.- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.- Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa.

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI

Thấm nhuần quan điểm cải tạo thế giới của triết học Mác, vấn đề được Hồ Chí Minh đặcbiệt quan tâm là vấn đề con người và sự nghiệp giải phóng con người

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là con người chung chung, trừu tượng,phi lịch sử, mà là con người hiện thực, cụ thể, sinh động, trước hết là nhân dân lao động vàquần chúng bị áp bức ở khắp mọi nơi, không phân biệt dân tộc và màu da

Nội dung tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con người là một bộ phận quan trọng của tư

tưởng triết học Hồ Chí Minh và nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới ởnước ta hiện nay.

1 Cơ sở hình thành tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con người

*Về lý luận - tư tưởng

- Tư tưởng triết học và truyền thống văn hoá Việt Nam về con người- Tinh hoa triết học, văn hố phương Đơng, phương Tây về con người

- Triết học Mác-Lênin về con người.* Cơ sở thực tiễn Hoàn cảnh đất nước lầm than, nô lệ Đồng thời thế giới sống trong cảnh bị áp bức, bóc lộtcủa chủ nghĩaĐQ.Hoạt động đấu tranh cách mạng không mệt mỏi vì con người và gp con người của Chủ tịchHồ Chí Minh.

*Phẩm chất, nhân cách Hồ Chí Minh: giàu lòng yêu thương con người.

2 Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con người

Hồ Chí Minh khơng đưa ra một khái niệm hồn chỉnh về con người, nhưng dựa trên cơ sởthế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng, Người đưa ra các tư tưởng toàn diện vàsâu sắc về con người.

*Về nguồn gốc, bản chất con người

- Con người là một thực thể mang tính xã hội Tính xã hội đó được hình thành trong tổng

hòa các quan hệ xã hội với nhiều cấp độ khác nhau “Chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình, anhem, họ hàng, bạn bè Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Rộng hơn nữa là cả loài người” Conngười ở đây vừa là mỗi thành viên cụ thể, vừa là những cộng đồng người trong xã hội Trong

Trang 11

Hơn nữa, nét độc đáo trong cộng đồng người Việt Nam là quan hệ “đồng bào”, cùng một

nguồn gốc “con Rồng, cháu Tiên”

- Lao động sáng tạo là giá trị nhân bản, giá trị cao nhất của con người Tiếp thu quanđiểm Mác - Lênin, trong tư tưởng Hồ Chí Minh con người trước hết là người lao động, nhândân lao động Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đề cập đến công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội

họ chính là chủ thể sáng tạo xã hội mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo lịch sử xã hội là một

trong những cơ sở lý luận để Đảng cộng sản Việt Nam xác định mô hình chủ nghĩa xã hộicủa Việt Nam với đặc trưng cơ bản hàng đầu là “một xã hội do nhân dân lao động làm chủ”.

- Con người là sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội Con người vừa

là một chỉnh thể đơn nhất vừa có những phẩm chất riêng, vừa mang những phẩm chất củamột hệ thống các quan hệ xã hội trong sự thống nhất biện chứng giữa cái chung với cái đặcthù, và cái riêng Chính vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định chủ nghĩa xã hội không hề phủ nhậncá nhân, chà đạp lên lợi ích cá nhân, mà ngược lại, hơn hẳn bất kỳ một chế độ xã hội nàotrong lịch sử, chủ nghĩa xã hội luôn luôn tôn trong lợi ích cá nhân, tạo điều kiện tốt nhất chosự phát triển tự do và toàn diện của cá nhân

- Để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người cá nhân và con người xã hội, Hồ Chí

Minh quan tâm giải quyết mối quan hệ lợi ích Người đã biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân

và lợi ích tập thể, lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần tạo nên độnglực nhằm tích cực hóa nhân tố con người

- Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa con người giai cấp, dântộc và nhân loại Khi đề cập đến con người, Hồ Chí Minh không chỉ đề cập đến “người

phương Đông”, “người châu Á”, “người châu Âu” mà còn đề cập một cách cụ thể hơn“người da vàng”, “người da trắng”, “người da đen”, “người Đông Dương”, “người Pháp”,“người Việt Nam” v.v Như vậy, con người bao giờ cũng thuộc về một dân tộc, chủng tộc,sắc tộc, thuộc về một quốc gia nhất định Bên cạnh nói đến con người dân tộc, Người đặcbiệt chú ý con người giai cấp Hồ Chí Minh thường nói “người bị áp bức” người bị bóc lột”,“tên tư bản”, “nhà độc tài”, “công nhân”, “nông dân”, “thợ thuyền” v.v Người khẳng địnhtrên thế giới này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người lao động, vànhấn mạnh tình hữu ái giai cấp Chính vì vậy, khi tham gia sáng lập tờ báo “Người cùngkhổ” là Người tự đặt mình về phía các giai cấp lao động nói lên tiếng nói phản đối áp bức,bóc lột, đấu tranh để giải phóng con người khỏi mọi sự tha hóa

*Về sử dụng con người

Hồ Chí Minh giải quyết mối quan hệ giữa sử dụng đúng và sử dụng khéo con người.Người quan niệm “dụng nhân như dụng mộc” Người quan tâm đến vấn đề tuyển chọn, bồidưỡng và sử dụng nhân tài trong và ngoài Đảng Trong vấn đề cán bộ, tư tưởng của Người làkết hợp cán bộ già và cán bộ trẻ để phát huy được ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong độingũ cán bộ.

Thực chất là tư tưởng coi con người là động lực quyết định, trong đó đội ngũ cán bộ có vaitrò trực tiếp quyết định thành bại của sự nghiệp cách mạng.

*Về phương thức phát huy, sử dụng vai trò động lực con người

Hồ Chí Minh giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu và động lực cách mạng, giải quyết mốiquan hệ giữa mục tiêu gần và mục tiêu xa Cụ thể hoá mục tiêu chủ nghĩa xã hội phù hợptừng giai đoạn cách mạng Chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Người rất cụ thể, gần gũivới nhu cầu, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân Người đề ra những chủ trương chínhsách để từng bước hiện thực hóa mục tiêu đó

Trang 12

Hồ Chí Minh đề ra và thi hành chính sách xã hội hướng tới con người, phát động cácphong trào cách mạng nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân Đồngthời, Người chú trọng phát hiện, khắc phục các nhân tố tiêu cực, chống chủ nghĩa cá nhân.

*Vai trò, ý nghĩa của chiến lược xây dựng con người mớ i

Xây dựng con người mới có tầm quan trọng đặc biệt, phải đi trước một bước so với hoàncảnh kinh tế xã hội Đó là chuẩn bị con người cho sự phát triển xã hội “Muốn có chủ nghĩaxã hội phải có con người mới xã hội chủ nghĩa”.

Mục tiêu chiến lược xây dựng con người mới là đào tạo ra những người công dân vànhững cán bộ tốt, kế tục xứng đáng sự nghiệp của Đảng và nhân dân ta Phát triển con ngườitoàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên” ưu tiên đạo đức cách mạng, coi đạo đức là gốc trongnhân cách con người mới.

* Quan niệm Hồ Chí Minh về mô hình con người mới xã hội chủ nghĩa

Quan niệm Hồ Chí Minh về mô hình con người Việt Nam mới là sự kế thừa những giá trịtruyền thống về đạo làm người trong lịch sử Người phát triển những phạm trù đạo đứcphương Đông: Nhân, nghĩa, trí, tín, liêm, trung…hình thành nên quan niệm về đạo đức cáchmạng

Mô hình nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh khái quát là đứcvà tài (tức phẩm chất và nhân lực) Mô hình đó dựa trên các trục lớn, các chuẩn mực phổbiến là dân tộc - quốc tế, truyền thống - hiện đại, cá nhân - cộng đồng Trong đó, đạo đức làcái gốc của người cách mạng “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tàigiỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Phẩm chất và năng lực con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh được khái quát: Yêunước, yêu chủ nghĩa xã hội; trung thành với Tổ quốc, nhân dân, và Đảng; có đạo đức cáchmạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có đạo lý truyền thống con người Việt Namnhân ái, bao dung, hiếu thảo, khiêm tốn, trung thực, giản dị, đoàn kết cộng đồng, dễ thíchnghi; dũng cảm, mưu trí sáng tạo; yêu lao động; có ý thức tổ chức kỷ luật; ham học hỏi, cầutiến bộ; có năng lực chuyên môn tốt; có tri thức hiện đại; có đời sống văn hoá- tư tưởng lànhmạnh, phong phú…

Phẩm chất và năng lực con người mới gắn với nhiệm vụ cách mạng ở từng giai đoạn lịchsử.

*Về nội dung, phương thức xây dựng con người mới

Hồ Chí Minh xác định nội dung xây dựng con người mới là phát triển con người toàn diện,đặc biệt quan tâm đến tư cách người cách mạng, tư cách Đảng viên Hồ Chí Minh quan tâmgiáo dục toàn dân, nâng cao dân trí, động viên mọi người học tập suốt đời Người khẳng địnhsự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

Về phương thức giáo dục, Người quan tâm định hướng giá trị- lợi ích đúng đắn Giáo dụcbằng tự tu dưỡng, tự rèn luyện là chính Thông qua tập thể, thông qua phong trào thi đua đểgiáo dục rèn luyện con người Thực hành thường xuyên phê bình và tự phê bình Hồ ChíMinh coi trọng vấn đề nêu gương người tốt, việc tốt “Một tấm gương sống giá trị hơn mộttrăm bài diễn văn tuyên truyền” Giáo dục thông qua chống chủ nghĩa cá nhân, gắn xây vàchống.

Vấn đề xây dựng con người mới luôn luôn gắn liền việc chỉnh đốn Đảng “Việc cần làmđầu tiên là chỉnh đối Đảng”.

3 Ý nghĩa của vấn đề đối vổi sự nghiệp đổi mói ở nước ta hiện nay

Trang 13

lên một tầm cao mới phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam đến nay vẫn giữ nguyên giátrị, có ý nghĩa khoa học và cách mạng to lớn trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta.

- Là cơ sở khoa học cho đường lối, quan điêm của Đảng cộng sản Việt Nam trong sựnghiệp đôi mới ở nước ta hiện nay;

- Quan tâm lợi ích con người, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người chính làhiện thực hoá quan điểm của Hồ Chí Minh Đinh hướng giá trị - lợi ích đúng đăn nhằm khắcphục sự lệch chuẩn giá trị xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay.

- Quan điếm về con người và phát huy nhân tố con người phải được cụ thể hóa bằng chếđộ, chính sách, pháp luật nhà nước, thực hiện công bằng xã hội

- Thực hiện dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạocủa con người.

- Để hiện thực hoá những giá trị dân chủ xã hộichủ nghĩa vào đời sống xã hội cần thựchiện một hệ thống các giải pháp đồng bộ Lấy dân chủ trong Đảng, trong bộ máy nhà nướclàm nòng cốt cho dân chủ hoá xã hộichủ nghĩa Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tăngcường dân chủ nhằm giải phóng mọi năng lực sáng tạo của quần chúng

- Đảng ta luôn chỉ rõ: con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng Việt Nam.+ Cách mạng Việt Nam là đi lên chủ nghĩa xã hội, mà mục tiêu cao nhất bao trùm nhất củachủ nghĩa xã hội là độc lập tự do, hạnh phúc của con người và mục đích là giải phóng conngười.

+ Đảng ta chỉ rõ: quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do toàndiện của con người Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người (tr.293)

- Về Chiến lược con người trong sự nghiệp đổi mới

+ Đảng ta khẳng định: Chiến lược con người là một bộ phận hợp thành chiến lược kinh tếxã hội.

+ Trong sự nghiệp đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội con người được đặt ở vị trítrung tâm của sự phát triển kinh tế xã hội

- Để phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới Đảng ta quan tâm coi trọng pháttriển giáo dục đào tạo: với phương châm “Phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”(tr.130)

+ Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức lối sống,năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành.

+ Trong chiến lược kinh tế xã hội khẳng định: Giáo dục đào tạo có sứ mệnh nâng cao dântrí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Tích cực chuẩn bị để sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH VÀ QUÂN ĐỘI

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội là sự vận dụng và phát triểnsáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội vàothực tiễn chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ và vấn đề xây dựng quân đội nhân dânViệt Nam Đồng thời, thể hiện sự kế thừa và phát triển những kinh nghiệm, truyền thốngđánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới, kế thừa và phát triển nhữngTư tưởng quân sự thế giới phù hợp với Việt Nam.

Nội dung tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội là một bộ phận quantrọng của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh và nó có ý nghĩa rất quan trọng đối vối sự nghiệpbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

1 Cơ sở hình thành và Phương pháp tiếp cận

*Cơ sở hình thành

- Tiếp thu phát triển học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội vận dụng sáng tạo

Trang 14

- Kế thừa, phát triển những kinh nghiệm và truyền thống đánh giặc giữ nước của ngườidân Việt Nam Tư tưởng “Lấy dân làm gốc”, “Khoan thư sức của dân để làm kế sâu rễ, bền

gốc, đó là thượng sách giữ nước”

- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa quân sự của nhân loại

+ Binh pháp của Tôn Tử, Khổng Minh , kinh nghiệm của du kích Tàu, Pháp, Nga, cáchhuấn luyện của bậc tiền bối về quân sự

+ Kinh nghiệm của Trung Quốc: trường kỳ kháng chiến, toàn dân kháng chiến bằng quânsự, bằng chính trị, bằng kinh tế, bằng ngoại giao; thắng không kiêu, bại không nản, thua trậnnày bày trận khác…

*Phương pháp tiếp cận

+ Đặt trong bối cảnh lịch sử của thời đại, của dân tộc.

+ Đặt trong dòng chảy tư tưởng quân sự nhân loại, lịch sử dân tộc Việt Nam

+ Nhận thức đúng đắn mối quan hệ tương tác giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủquan trong quá trình hình thành tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội.

+ Tiếp cận bảo đảm tính hệ thống, tính chỉnh thể, lơgíc trong tồn bộ hệ thống tư tưởngtriết học của người.

3 Nội dung cơ bản tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội

*Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chiến tranh

- Trên cơ sở lập trường duy vật biện chứng, Hồ Chí Minh đã sớm đánh giá đúng đắn bảnchất, qui luật của chiến tranh, tác động của chiến tranh đến đời sống xã hội.

+ Khi nói đến bản chất của chiến tranh, cần phải có lập trường quan điểm đúng, cách đánhgiá chính xác về bản chất của

Hồ Chí Minh ví chủ nghĩa đế quốc bằng hình tượng “con đỉa hai vòi, một vòi hút máunhân dân lao động chính quốc, một vòi hút máu nhân dân lao động thuộc địa”

+ Chiến tranh bắt nguồn từ bản chất bóc lột, hiếu chiến, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.Bằng việc chỉ ra bản chất của chủ nghĩa đế quốc, bản chất của chiến tranh

+ Bản chất chiến tranh chỉ là phương thức đạt mục đích chính trị: “Chiến tranh ngày nay,không những riêng về mặt quân sự mà bao gồm cả chính trị, kinh tế, ngoại giao Chiến tranhchỉ là thủ đoạn để đạt mục đích chính trị, nên phải dùng đến kế giả trá đến thế nào cũngkhông từ, chỉ cốt sao thắng được địch quân để bảo vệ đất nước là được”

- Xác định tính chất xã hội của chiến tranh: Phân tích tính chất chính trị - xã hội của chiến

tranh xâm lược thuộc địa, chiến tranh ăn cướp của chủ nghĩa đế quốc, chỉ ra tính chất chính

nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh viết: “Vì cuộc kháng chiến của ta làchính nghĩa, cho nên nhân dân Pháp và nhân dân các nước bị Pháp thống trị cùng nhân dânyêu chuộng hoà bình thế giới ủng hộ ta và đấu tranh ngày thêm mạnh chống cuộc chiếntranh xâm lược ở Việt Nam” (t.7, tr.192).

- Khẳng định quy luật của chiến tranh: “mạnh được yếu thua”, song có sự chuyển hoábiện chứng trong tiến hành chiến tranh: giữa thế, thời và lực “Học đánh cờ” (Nhật ký trong

tù): “Tiến công, thoái thủ nên thần tốc, chân lẹ tài cao ắt thắng người; Phải nhìn cho rộng,suy cho kỹ, kiên quyết không ngừng thế tấn công; Tiến công phòng thủ không sơ hở Đạitướng anh hùng mới xứng danh”

-

Đề cao vai trò của con người trong chiến tranh : Ông Khổng Minh nói: Trước nhất cốtlấy lòng dân, thứ hai mới cốt lấy thành trì của địch”

- Về chiến tranh nhân dân: Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tính chất; quy luật của chiến tranh nhân

dân, mối quan hệ con người và vũ khí; về vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân tronglịch sử.

Trang 15

phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” (t.4, tr.480).

+ Lực lượng và sức mạnh của chiến tranh nhân dân còn là sự kết hợp sức mạnh dân tộcvới sức mạnh thời đại, sức mạnh của các nước láng giềng, anh em bạn bè, lực lượng yêuchuộng hoà bình trên thế giới Trong bài nói chuyện nhân dịp Tết năm Nhâm Thìn 1952,Người viết: “Đoàn kết toàn dân, đoàn kết với anh em Miên, Lào, đoàn kết với các nước bạn,đoàn kết với các dân tộc đang đấu tranh đòi độc lập tự do và hoà bình”

-

Mối quan hệ biện chứng giữa chiến tranh và chính trị

Được biểu hiện sâu sắc trong xây dựng lực lượng vũ trang Người hết sức chú ý đến việcgiáo dục tư tưởng chính trị và nhiệm vụ chính trị cho họ Đội quân chủ lực đầu tiên của cáchmạng là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Chỉ thị nêu rõ: “TênĐội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự” (t.5,tr.768), “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” (t.6,tr.318) “Chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh giặc” (t.6, tr.319)

- Đề cao nhân tố chính trị - tinh thần trong chiến tranh, khi nhân tố chính trị thấm vào các

nhân tố vật chất nó phát huy sức mạnh các yếu tố vật chất

Hồ Chí Minh: “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thầnhy sinh của toàn thể một dân tộc” (t.4, tr.78).

*Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về quân đội

-

Hồ Chí Minh khẳng định sự ra đời của quân đội là quy luật tất yếu trong đấu tranh giai

cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam, chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa sự ra đời của quânđội với sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc, giải phóng con người.

“Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng Muốn đánh chúng phải có lực lượngquân sự Muốn có lực lượng quân sự phải có tổ chức”

- Bản chất quân đội là công cụ bạo lực của 1 giai cấp, Nhà nước nhằm thực hiện sứ mệnhlịch sử của giai cấp mình Bản chất quân đội nhân dânViệt Nam là công cụ bạo lực của giai

cấp công nhân trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình Đây là kết quả vận dụng và pháttriển sáng tạo những nguyên lý xây dựng quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin trongđiều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa những kinh nghiệm quý về xây dựng lực lượng Vũ

trang trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

- Khẳng định quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu:

Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng quân đội mang bản chất cách mạng của giai cấp côngnhân, có tính nhân dân và dân tộc sâu sắc Coi đây là nguyên tắc hàng đầu của tư tưởng quânsự Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh: “không có dân thì không có bộ đội”, còn bộ đội thì “ở trong dân, bênh vựcquyền lợi cho dân, vì dân mà hi sinh chiến đấu”, “Tận tâm tận lực vui lòng hi sinh vì sựnghiệp cứu nước, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì cách mạng”

+ Chú trọng xây dựng bản chất cách mạng cho quân đội nhân dân, khi chưa giành đượcchính quyền, lực lượng vũ trang cách mạng là một công cụ của Đảng, một tổ chức quầnchúng vũ trang đặc biệt của Đảng cùng toàn dân đấu tranh giành chính quyền về tay nhândân Khi đã giành được chính quyền, lực lượng vũ trang trở thành một bộ phận của Nhà nướcmang bản chất cách mạng của chính quyền mới, của Nhà nước mới.

+ Bản chất cách mạng của quân đội biểu hiện qua các mối quan hệ của quân đội với Đảng,với Nhà nước, với nhân dân, với nội bộ bạn bè và với kẻ thù, mục tiêu chiến đấu vì Đảng, vìnước, vì dân, do dân và có Đảng Cộng sản lãnh đạo

Trang 16

+ Hồ Chí Minh coi trọng việc tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho quân đội ta.Thông qua xác định rõ mục tiêu chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để quânđội ta sẽ vững vàng trong mọi tình huống, luôn theo kịp sự chuyển biến to lớn của cách mạngvà khi nào cũng giữ được mối liên hệ máu thịt với nhân dân lao động, giữ nghiêm kỉ luậtquần chúng, vì nhân dân mà phục vụ nhân dân không điều kiện.

“Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc,vì chủ nghĩa xã hội Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nàocũng đánh thắng” (t.11, tr.350)

Hồ Chí Minh: “Quân đội ta là quân đội nhân dân Nghĩa là con em ruột thịt của nhân dân.Đánh giặc để giành lại độc lập thống nhất cho tổ quốc, để bảo vệ tự do hạnh phúc của nhândân Ngoài lợi ích của nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác”.

- Xác định nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, về mọi mặt đối với quân đội.+ Đây là vấn đề mang tính quy luật khẳng định sự trưởng thành của quân đội ta

+ Ngay từ khi mới thành lập quân đội, Hồ Chí Minh đã nhận thức được yêu cầu kháchquan là phải có các đại biểu của Đảng Cộng sản bên cạnh người chỉ huy để lãnh đạo đơn vị

Hồ Chí Minh: “Cán bộ chỉ biết một mặt là có hại, không vững về các mặt quân, dân,chính, Đảng kết hợp thành một khối Thiếu một mặt thì khơng mạnh, khơng hồn thành, cánbộ đảng, cán bộ chính quyền hầu như khoán trắng việc đánh giặc cho quân sự, không biếtrằng đảng phải chăm lo lãnh đạo mọi mặt”

3 Ý nghĩa của vấn đề đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay

- Là kim chỉ nam, là bài học để Đảng, Nhà nước ta xây dựng đường lối cách mạng, hoạchđịnh sách lược, chiến lược bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và quânđội nói riêng

- Những vấn đề triết học Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, về xây dựng lực lượngquân đội nhân dân được Đảng, quân đội ta vận dụng, phát triển trở thành luận điểm có tínhchất kinh điển trong lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam

- Việc tiếp tục khẳng định, học tập, nghiên cứu, quán triệt tư tưởng triết học Hồ Chí Minhvề chiến tranh và quân đội tiếp tục có nghĩa quan trọng đặc biệt để thực hiện thắng lợi nhiệmvụ bảo vệ Tổ quốc là “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổcủa Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hoàbình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; chủ động đấu tranh làmthất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lưc thù địch đối với sự nghiệp cáchmạng của nhân dân ta”(ĐH 11, tr.81-82)

- Muốn quán triệt, vận dụng tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân độitrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay cần nắm

vững một số yêu cầu:

+ Cần hiểu rõ mối quan hệ chiến tranh và quân đội với vấn đề chính trị, với kinh tế- xã hộivà các lĩnh vực khác của đời sống xã hội

+ Quán triệt tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội vào việc chuẩn bịcác yếu tố cho quân đội ta chủ động sẵn sàng đánh thắng các cuộc chiến tranh hiện đại bằngvũ khí công nghệ cao Trong đó những yếu tố về bản chất của chiến tranh, quân đội, nhữngquy luật trong chiến tranh, trong xây dựng quân đội theo tư tưởng triết học Hồ Chí Minh vềchiến tranh và quân đội vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời đạingày nay.

+ Thực hiện kết hợp với giải quyết các vấn đề cụ thể thực tiễn đời sống xã hội ở nước ta,

Ngày đăng: 12/12/2016, 21:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w