Vùng Đông Nam Bộ là vùng có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng hàng đầu ở khu vực phía nam Việt Nam. Bên cạnh đó, Vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Vùng Đông Nam Bộ là vùng có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng hàng đầu ở khu vực phía nam Việt Nam Bên cạnh đó, Vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học-công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao
Vùng Đông Nam Bộ là khu vực phát triển kinh tế năng động với mức tăng trưởng cao, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp thương mại, dịch vụ, khoa học, kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ; có hệ thống đô thị phát triển, các khu công nghiệp phát triển mạnh trở thành trung tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, được gắn kết bởi đường bộ, đường biển, đường hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội Vùng cũng như
mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế
Trang 2Nội Dung
Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là: TP Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu Phía bắc- tây bắc giáp Campuchia, phía nam giáp biển Đông, phía tây-tây nam giáp Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long, phía đông - đông nam giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ Vùng có diện tích tự nhiên 23.605 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước Theo số liệu tổng điều tra dân số tại thời điểm 01/4/2009, Vùng Đông Nam Bộ có khoảng 14 triệu người, chiếm 16,3% dân số cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh chiếm 51% Mật độ dân số của Vùng là 594 người/km2, gấp gần 2,3 lần mật độ dân số chung của cả nước Vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất cả nước (3,2%/năm), do thu hút nhiều dân nhập cư từ vùng khác đến sinh sống
1 Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội.
a - Vị trí địa lý.
Đông Nam Bộ là vùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế Tây Nguyên, vùng Duyên Hải Nam Trung Bô với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Đây là vùng kinh tế phát triển nhất đất nước
Trên địa bàn của Đông Nam Bộ đã hình thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Vì vậy, nó cố điều kiện thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh hơn các vùng kinh tế khác trong cả nước
Phía Đông Nam của vùng là biển với các nguổn tài nguyôn phong phú
và đa dạng, tạo điều kiện cho vùng Đông Nam Bộ tăng giá trị tổng sản phẩm của mình, có cảng Sài Gòn, đầu mối liên hệ kinh tế và thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế
Phía Tây Bắc, vùng giáp ,với Căm-Pu-Chia, có cửa khẩu ở Tây Ninh, tạo mối giao lưu rộng rãi với Căm-Pu-Chia, Thái Lan, Lào và Mianma, thúc đâỷ sự phát biển kinh tế-xã hội của vùng
Trang 3b- Tài nguyên thiên nhiên
- Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng Nằm ở sườn Tây Nam
Trường Sơn, với địa hình thoải, độ cao trung bình dưới 200m so với mặt biển.Vùng Đồng Nam Bộ có 2 loại đất chính là đất xám và đất đỏ Bazan, rất thích hợp với cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, điều và cây ngắn ngày như lạc mía, đỗ tương cũng như cây lương thực
- Tài Nguyên rừng không lớn lắm, còn khoảng 532.600 ha, chiếm 6,8% rừng cả nước, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng hộ cho cây công nghiệp dài ngày, bảo đảm cân bằng sinh thái cho toàn vùng Đặc biệt, vùng có vườn quốc gia Cát Tiên, một cơ sở nghiên cứu khoa học lâm sinh và thắng cảnh lớn Rừng cung cấp một phần nguyên liệu cho công nghiệp giấy Đồng Nai
- Biển tuy hẹp hơn các vùng có biển khác, song có ý nghĩa kinh tế rất lớn, ngoài nguồn lợi hải sản ngoài khơi và trong lộng, thểm lục địa có nguồn dầu khí với trữ lượng công nghiệp được xác định sơ bộ vào khoảng 1 tỷ tấn (300 triệu tấn dầu, 700 triệu tấn khí (quy dầu ) Đây là loại tài nguyên có ý nghĩa chiến lược đối với cả nước và quổc tế Bãi biển Vũng Tàu là nơi nghi mát lý tưởng của vùng Ven bờ có những ruộng muối tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận
- Khí hậu của vùng thuộc khí hâu cận xích đạo, nhiệt độ điều hoà, không khắc nghiệt như Tây Nguyên Độ ẩm tương đối lớn Có hai mùa mùa khô và mùa mưa Khí hậu thích hợp với sinh thái của nhiều loại cây trồng, vật nuôi
- Khoáng sản của vùng không nhiều Có hai loại đáng chú ý là bồxít (trữ lượng khoảng 420 triộu tấn) ở Bình Phước Bình Dương và cao lãnh ở Đồng Nai dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp gốm sứ
- Về năng lượng, ngoài giờ nắng cao, đáng kể là nguồn thuỷ năng của
hệ thống Sông Đồng Nai-Sài Gòn (chiếm 20% dự trữ điện năng cả nước) Tuy vậy nếu khai thác hết nguồn thuỷ năng đó, thì cũng không đáp ứng đủ nhu cầu
Trang 4về điện cho vùng và đồng bàng sông Cửu Long Trong vùng đang xây dựng
các cơ sở điện năng chạy bằng khí tự nhiên ở Bà Rịa, Phú Mỹ
c - Tài Nguyên nhân văn.
Quá trình đô thị hoá trong vùng đang diẽn ra mạnh mẽ Ba Trung tâm công nghiệp là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình dương, Vũng tàu tạo thành một
tam giác tăng trưởng cùng với thị xã Tây Ninh, Bình dương, Bỉnh Phước và
26 thị trấn khác phát triển sẽ tạo ra sức hút kinh tế đối với vùng tiếp cận hình
thành nên một vùng động lực mạnh nhất trong cả nước
Mật độ dân số của vùng khoảng trên 594 người/km2 số lao động đủ đế cung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân Quá trình đô thị hoá đã tạo ra phân hoá nhanh lao động theo nghề nghiệp và thu nhập của dân cư Hiện nay (tỷ lệ dân thành thị đạt (tới trên 60% dân số, tập trung chủ yếu ở (hành phố Hổ Chí Minh, Bình dương và Vũng tàu
Quá trình phát triển kinh tế của vùng đã tao cho vùng một cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng tốt nhất trong cả nước Thành phố Hồ Chí Minh với cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất, xa lộ Sài gòn Bình dương, v.v là những cơ sở vật chất - kỹ thuật lớn và hiện đại, cho phép tạo ra một cơ cấu lãnh thổ tương đối hợp lý, hình thành dải công nghiệp Thủ Đức - Tam Điệp, Bình dương Gắn với Thành Phố Hồ Chí Minh và Bình dương, sử dụng có hiệu quả vị thế, tiêm năng và nguồn lực của vùng
Măt khác, quá trình phái triển kinh tế - xã hội của vùng đã tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng, kinh nghiêm sử dụng máy móc và thiết bị hiện đại,
có tính năng động cao, nhạy bén với khoa học và công nghệ mới, với sản xuất hàng hoá và thị trường
Đông Nam Bộ là vùng có mật độ các di tích văn hoá lịch sử lớn nhất trong các vùng phía Nam Nổi bật là cảng Nhà Bè, Toà thánh Tây Ninh, Dinh Độc lập, địa đạo củ Chi, v.v Các di tích đó có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển ngành kinh tế du lịch Vùng Đông Nam Bộ vừa có du lịch biển, vừa có du
Trang 5lịch núi.
d - Hiện trạng phát triển kinh tế- xã hội.
- Cơ cấu ngành :
+ Công nghiệp đã có sự thay đổi nhanh chóng Từ chỗ chú yếu là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm trước ngày giải phóng Sau 1975 đến nay, công nghiệp nặng như luyện thép và cơ khí chế tạo, hoá chất, vậi liệu xây dựng được chú trọng và phát triển Các cơ sở công nghiệp được mở rộng
và trang thiết bị hiện đại, hoặc thay đổi quy trình công nghệ Vì vậy, công nghiệp cùa vùng đạt giá trị tổng sản lượng lớn nhất trong cả nước Năm 1995, công nghiệp quốc doanh đạt 9.960,5 tỷ đồng, chiếm 52,1 % so với cả nước; công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 3.248 tỷ đồng, chiếm 43,29% so với cả nước
Nếu xét theo cơ cấu giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp năm
1995, thì vùng Đông Nam Bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất 49,68% so với các vùng khác (vùng Đồng Bằng sông Hồng là 15,83%; Đổng bằng sông Cửu Long là 12,06%) Điều đó chứng tỏ rằng công nghiệp của vùng đã đạt năng suất lao động cao nhất
Với ba cực phát triển nêu trên, hiện nay nhiều cơ sở công nghiệp lớn đang được xây dựng ở Thành Tuy Hạ, sẽ tạo thành một mũi nhọn phát triển bên cạnh các mũi nhọn hiện có như sản xuất thép cán hàng tiêu dùng, thực phẩm, mỹ nghệ, hoá chất, gốm sứ, v.v
Công nghiệp năng lượng đang được phát triển mạnh, lớn nhất là thuỷ điện Trị An (400.000kw), Hàm Thuận (360.000kw) Điện chạy bằng khí tự nhiên ở Bà Rịa và đang có kế hoạch phát triển mạnh điện chạy bàng khí tự nhiên với quy mồ lớn, công suất khoảng 3 triệu KW
+ Về Nông nghiệp, Đông Nam Bộ là một vùng chuyên canh về cây công nghiệp, cây ăn quả lớn
Cao su là cây trồng có diện tích lớn nhất trong toàn vùng Cao su đã
Trang 6được trồng từ năm 1914 Năm 1940 đã có 70.637 ha, nhưng sau giải phóng
1975 chỉ còn 60.000 ha vì già cỗi và chiến tranh tàn phá Do giá trị kinh tế lớn của cao su, nên sản xuất cao su là một mũi nhọn phát triển của vùng Diện tích trồng cao su ngày càng tăng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất ngày càng được chú trọng Đến năm 1993, diện tích cao su đã có 108.799 ha, chiếm 87,5% diện tích cao su cả nước Cao su phát triển trên vùng đất xám ở Tây ninh, trên vùng đất đỏ bazan ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ra, ở Đông Nam Bộ còn phát triển Cà phê, hồ tiêu, dừa v.v Năm 1993 đã có 108.799 ha cà phê và 1.052 ha hồ tiêu, cho đến nay loại cây này vẫn đang là thế mạnh của vùng về nông nghiệp
Cây công nghiệp ngắn ngày được phát triển, chủ yếu là lạc, đậu tương, mía Năm 1995 đã có 72.700 ha lạc, chiếm 27,9% so với cả nước; 16.200 ha đậu tương, chiếm 13,3% so với cả nước; mía 44.000 ha, chiếm 19,5% cả nước Ngoài ra, còn có điều, thuốc lá, bông v.v
Cây ăn quả cũng là một thế mạnh của vùng Các loại như chôm chôm, xoài, mít tố nữ, vú sữa v.v được trồng nhiều ở Lái Thiêu, Thủ Đức, Đồng Nai
Cây lương thực chiếm tỷ lệ nhỏ và chỉ sản xuất ở những vùng có điều kiện + Về dịch vụ, Đông Nam Bộ là vùng họat động sôi động nhất nước ta
Hệ thống thương mại, tài chính, ngân hàng phát triển; hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc là đầu mối lớn nhất nước; đường bộ, đường sát, đường hàng không, đường thuỷ, hệ thống bưu chính viễn thông đều có ý nghĩa cả nước và quốc tế Du lịch mở rộng, phát triển, hình thành vùng du lịch lớn nhất ở phía Nam trên cơ sở tam giác thành Phố Hồ Chí Minh - Đà lạt
- Nha Trang Số khách du lịch và doanh thu du lịch lớn nhất trong cả nước, có nhiều khách sạn 3-5 sao
Trong quá trình đổi mới, cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ đã có
Trang 7những chuyển dịch rõ rệt Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991- 1995 đạt 12,8% Tổng GDP năm 1994 của Đông Nam Bộ chiếm 32,88% GDP cả nước Bình quân GDP theo đầu người năm 1994 đạt 433 USD, cao nhất trong cả nước
2 Định hựớng chung đối với các ngành trong phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực có trình độ phát triển kinh iế
-xã hội tương đối cao so với các vùng khác Vì vây, trong những năm tới, vấn
đề nổi lên hàng đầu là khai thác theo chiều sâu vị thế, tiềm năng và nguồn lực của lãnh thổ nhằm nâng cao hiệu quả, sức canh tranh, trên cơ sở tăng cường đầu tư khoa học và công nghệ, vốn để tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân; đồng thời sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vê tốt môi trường
a - Về công nghiệp.
- Giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp hàng tiêu dùng, máy móc phục
vụ nông, lâm, ngư nghiệp, vận tải cho các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và tham gia hợp tác, trao đổi với các vùng khác, xuất khẩu
- Phát triển trục công nghiệp Biên Hoà - thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Vũng Tàu; tập trung xây dựng khu công nghiệp Thành Tuy Hạ và dịch vụ khai thác dầu khí
- Các sản phẩm chuyên môn hoá sản xuất chính của vùng là lọc, hoá dầu, hoá chất cơ bản, phân bón, gốm sứ, mỹ nghệ, vải hàng tiêu dùng cơ kim khí, hoá chất, sản phẩm cao su, thực phẩm chế biến, hoa qủa
b - Về nông nghiệp
- Mở rộng và thâm canh cây cao su, cà phê xuất khẩu; Tạo điều kiện để
mở rộng đầu tư, hợp tác với nước ngoài (trong lĩnh vực này Mặt khác, tuỳ theo theo thị trường và điều kiện sinh thái thích hợp, phát triển cây điều, cọ dầu, hồ tiêu, v.v gắn liền với chế biến
- Đối với công nghiệp ngắn ngày, tận dụng tài nguyên để mở rộng và
Trang 8thâm canh cây lạc, mía, đậu tương, thuốc lá, bông
- Đối với cây thực phẩm, phát triển vành đai thực phẩm xung quanh các thành phố và trung tâm công nghiệp Đối với cây lương thực, thâm canh các cánh đồng lúa nước, phát triển ngô, khoai lang, sắn
- Đôí với chăn nuôi, phát triển đàn lợn, đẩy manh nuôi tôm, cá nước lợ
và nước ngọt, phát triển bò sữa, gia cầm ở vùng ven đô, quanh các khu công nghiệp
c - Về lâm nghiệp.
Phát triển vùng rừng nguyên liệu cho các nhà máy giấy, đồng thời trồng rừng để bảo vệ môi trường, xây dựng các vườn rừng du Lịch
d - Về du lịch - dịch vụ
Phát huy tiềm năng du lịch - dịch vụ to lớn của vùng để làm động lực thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh phía Nam, đăc biệt là tập trung đầu tư, hiện đại hoá tam giác Vũng Tàu -Biên Hoà-Thanh phố Hồ Chí Minh
3 Định hướng cụ thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020
Với vị thế trung tâm của khu vực phía Nam, có nhiều “cửa mở” đó là: cảng biển, sân bay, khu kinh tế cửa khẩu; thêm vào đó với những lợi thế về giao thông và có điểm xuất phát cao hơn các vùng khác nên tạo sự hấp dẫn của các Vùng và điều kiện để tận dụng giao lưu với các vùng đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên; với các quốc gia lân cận, liền kề và các quốc gia khác Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia WTO, ĐNB so với các vùng khác có nhiều cơ hội hơn và trở thành trung tâm giao dịch quốc tế cả vùng phía Nam khi hội nhập
Với quy mô kinh tế lớn, tập trung công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng phát triển sẽ là vùng có tốc độ tăng trưởng cao ĐNB là địa bàn lôi kéo, lan tỏa với ĐBSCL Vùng có thể sớm đi vào kinh tế tri thức Cơ hội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung theo hướng gia tăng giá trị quốc gia trong
Trang 9sản phẩm và hấp thụ được những kỹ thuật công nghệ tiên tiến, phát triển những ngành dịch vụ chất lượng cao; theo đó với kinh nghiệm phát triển công nghiệp mạnh thời gian qua nên trong quá trình phát triển của mình, toàn Vùng có xu hướng đưa ra phụ cận và ngoài vùng các ngành công nghiệp vệ tinh, công nghiệp cần nhiều lao động và trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ cho các vùng phụ cận của Vùng
Thứ nhất; Tiếp tục phát triển bền vững với tốc độ cao hơn mức bình
quân của cả nước; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực Phát huy tốt vai trò vùng kinh tế có động lực và sức lan tỏa; trong đó khu vực TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương phải đi trước một bước để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa và giúp đỡ các tỉnh khác trong và ngoài Vùng phát triển
Thứ hai; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao cạnh tranh, phát
triển các ngành có năng suất lao động cao, có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong Vùng Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các tỉnh trong Vùng
Chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ theo hướng hình thành và phát huy vai trò các trung tâm thương mại, xuất khẩu, viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, văn hóa, đào tạo đối với khu vực phía Nam và cả nước Đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí, lọc dầu; sản xuất điện, phân bón và hóa chất từ dầu khí Hoàn chỉnh và nâng cấp các KCN, KCX, khu công nghệ cao theo hướng hình thành các KCN - đô thị, KCN
- công viên Phát triển kinh tế cửa khẩu
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển KCN với phát triển hạ tầng giao thông đô thị, môi trường; đảm bảo chỗ ở, học hành, chữa bệnh, vui chơi giải trí,… cho người lao động Phát triển theo hướng phối hợp và thúc đẩy phát triển giữa các tỉnh phát triển và chậm phát triển
Trang 10Thứ ba; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trí tuệ - chất xám cao
làm trung tâm tri thức của Vùng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế Mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực theo nhiều hình thức khác nhau, chú ý đào tạo công nhân tay nghề cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực giữa khu vực trung tâm với khu vực ngoại vi, giữa vùng ĐNB & TĐPN với các khu vực ngoài Vùng để lôi kéo lực lượng lao động các vùng lân cận vào tham gia các hoạt động kinh tế trong Vùng
Thứ năm; Phát triển kinh tế đi đôi với việc đảm bảo công bằng xã
hội, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Chú ý đến chính sách đối với đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh giáp biên giới Campuchia
Thứ sáu; Phát triển bền vững,hài hòa về 3 mặt: phát triển có hiệu quả
kinh tế, phát triển hài hòa các mặt xã hội, cải thiện môi trường Từng bước kiểm soát vấn đề di dân tự do tới các tỉnh trong Vùng, gắn với việc bảo vệ rừng Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đô thị, nguồn nước
và không khí
Thứ bảy; Phát triển kinh tế-xã hội gắn với việc giữ gìn ổn định chính
trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vững chắc trong mọi tình huống
4 Quan điểm phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ phải kết hợp chặt chẽ với Quốc phòng - An ninh
Vùng Đông Nam Bộ là một không gian địa lí và kinh tế rộng phát triển năng động nhất của cả nước Đồng thời đây cũng là một vùng trọng điểm quốc phòng an ninh ở phía Nam Tổ Quốc Vùng Đông Nam Bộ gắn liền với vùng thềm lục địa đang triển khai mạnh việc thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn, chứa đựng nhiều nguy cơ tranh chấp quốc tế và âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi kinh tế