1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân (Luận văn thạc sĩ)

103 220 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân (Luận văn thạc sĩ)Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân (Luận văn thạc sĩ)Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân (Luận văn thạc sĩ)Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân (Luận văn thạc sĩ)Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân (Luận văn thạc sĩ)Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân (Luận văn thạc sĩ)Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân (Luận văn thạc sĩ)Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC KHAI THÁC MỎ NÚI PHÁO

VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC KHAI THÁC MỎ NÚI PHÁO

VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN

Chuyên ngành: Y học dự phòng

Mã số: 8720163

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ XUÂN SƠN

Thái Nguyên - Năm 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn và kính trọng em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Y tế Công cộng, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn

Em xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Hà Xuân Sơn - người thầy luôn tận tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Hà Thượng, huyện Đại

Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để tôi hoàn thành Luận văn này

Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp

đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn thành Luận văn

Xin trân trọng cảm ơn./

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018

Học viên

Nguyễn Thị Kim Liên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC CÁC HỘP viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.2 Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ trên thế giới và Việt Nam 5

1.3 Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân và một số yếu tố liên quan 13

1.4 Một số thông tin về mỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 18

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Đối tượng nghiên cứu 22

2.2 Địa điểm nghiên cứu 22

2.3 Thời gian nghiên cứu 23

2.4 Phương pháp nghiên cứu 23

2.5 Kỹ thuật thu thập và đánh giá các chỉ số nghiên cứu 27

2.5.1 Nghiên cứu định lượng 27

2.6 Phương pháp xử lý số liệu 30

2.7 Phương pháp khống chế sai số 30

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu 30

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

Trang 6

3.1 Thực trạng ÔNMT đất và nước xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi

Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2017 31

3.2 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân khu vực nghiên cứu và một số yếu tố liên quan 39

Chương 4 BÀN LUẬN 48

4.1 Thực trạng ÔNMT đất và nước xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2017 48

4.2 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân khu vực nghiên cứu và một số yếu tố liên quan 58

KẾT LUẬN 65

KHUYẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 79

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBYT Cán bộ y tế

CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu

GDP Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội)

KAP Knowledge Attitude Practice (kiến thức, thái độ, thực hành) KLM Kim loại màu

KLN Kim loại nặng

Max Maximum (giá trị lớn nhất)

Min Minimum (giá trị nhỏ nhất)

MT Môi trường

ÔNMT Ô nhiễm môi trường

QCVN Quy chuẩn Việt nam

SPSS Statistical Package for the Social Sciences (phần mềm thống kê

thường dành cho các ngành khoa học xã hội) TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND Ủy ban nhân dân

UNEP United Nations Environment Programme (Ccương trình Môi

trường Liên Hiệp Quốc) USD United States Dollar (đồng đô la Mỹ)

X Số trung bình

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp 31

Bảng 3.2 Tỷ lệ mẫu đất nông nghiệp đạt quy chuẩn về KLN 31

Bảng 3.3 Hàm lượng kim loại nặng trong nước ăn uống 33

Bảng 3.4 Tỷ lệ mẫu nước ăn uống đạt quy chuẩn về KLN 33

Bảng 3.5 Hàm lượng kim loại nặng trong nước bề mặt 35

Bảng 3.6 Tỷ lệ mẫu nước bề mặt đạt quy chuẩn về KLN 35

Bảng 3.7 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 39

Bảng 3.8 Kiến thức của người dân về phòng chống ÔNMT 41

Bảng 3.9 Thái độ của người dân về phòng chống ÔNMT 42

Bảng 3.10 Thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT 43

Bảng 3.11 Liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT 46

Bảng 3.12 Liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT 46

Bảng 3.13 Liên quan giữa kiến thức về các biện pháp phòng chống ÔNMT với thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân 47

Bảng 3.14 Liên quan giữa thái độ với thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT 47

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Ô nhiễm KLN trong đất nông nghiệp theo khoảng cách đến khu

vực mỏ Núi Pháo 32Biểu đồ 3.2 Ô nhiễm KLN trong nước ăn uống theo khoảng cách đếnkhu vực

mỏ Núi Pháo 34Biểu đồ 3.3 Ô nhiễm KLN trong nước mặt theo khoảng cách đếnkhu vực mỏ

Núi Pháo 36Biểu đồ 3.4 Nguồn tiếp cận thông tin phòng chống ÔNMT của người dân 40

Trang 10

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 3.1 Kết quả thảo luận nhóm về thực trạng ô nhiễm môi trườngkhu vực

khai thác mỏ Núi Pháo 37Hộp 3.2 Kết quả phỏng vấn sâu về thực trạng ô nhiễm môi trường xung

quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo 38Hộp 3.3 Kết quả thảo luận nhóm về thực trạng KAP phòng chống ÔNMT của

người dân 44Hộp 3.4 Kết quả phỏng vấn sâu về thực trạng KAP phòng chống ÔNMT của

người dân 45

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoạt động khai thác mỏ trên thế giới góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia Tuy nhiên hoạt động này cũng gắn liền với nhiều tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng ô nhiễm môi trường và các yếu tố nguy cơ cho sức khỏe, bệnh tật của con người

Do thời gian hoạt động của dự án khai thác mỏ thường khá dài, thậm chí tới hàng trăm năm, nên lượng chất thải là khá lớn và tác động đến môi trường khá phức tạp, ảnh hưởng đến tất cả các hợp phần của môi trường Đối với con người, bụi và các kim loại nặng, nguồn phóng xạ và nguyên tố độc hại, khí độc hại ở những vùng bị ô nhiễm sẽ đi vào thức ăn, nguồn nước gây tác động xấu đến sức khỏe [20]

Theo nghiên cứu năm 2007 của viện Blacksmith về 10 nơi ô nhiễm nhất trên thế giới thì cho kết quả đến 4 nơi là ô nhiễm liên quan đến kim loại ở các

khu mỏ khai thác Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chì trung bình vượt quá giới hạn cho phép trong không khí và đất cao hơn gấp 10 lần so tiêu chuẩn quốc gia, ở Norilsk Nickel của Nga cho thấy bụi và ô nhiễm KLN là ô nhiễm chính tại các khu vực khai thác và luyện kim Những kết quả nghiên cứu mới đây về sức khỏe của cộng đồng dân cư tại khu vực này cho thấy tỷ lệ ung thư cao gấp 1,5 lần so với các vùng khác [56]

Việt Nam có khoảng 5.000 mỏ và điểm khoáng sản gồm 60 loại khoáng sản khác nhau Trong các mỏ khoáng sản của ta thường lẫn các kim loại dễ gây ra những bệnh cho dân cư như thiếu máu, các bệnh về thận, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, tim mạch, ung thư, giảm trí nhớ, đột biến gen

Thái Nguyên là một trong những tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn nhất

cả nước Với những tiềm năng lớn về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản từ quy mô nhỏ đến lớn Nhiều mỏ khai thác không hề có ranh giới giữa khu khai thác mỏ với khu dân cư, mặt

Trang 12

khác mức hiểu biết về môi trường khai thác với sức khỏe của công nhân cũng như cư dân ở đây rất hạn chế Và những tác động tiêu cực tới môi trường do hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến khoáng sản là không thể tránh khỏi Tình hình môi trường đất, nước tại một số khu vực khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên đã và đang là những vấn đề nhức nhối Theo kết quả điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên năm 2007, có tới 31 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và 17 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân [36] Tại đây có Mỏ Núi Pháo, là

mỏ đa kim có trữ lượng Vonfram lớn nhất Thế giới - nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân sống xung quanh mỏ [1] Chính vì vậy, để đánh giá được thực trạng môi trường đất, nước khu vực dân cư xung quanh mỏ Núi Pháo và mức độ hiểu biết, thái độ cũng như việc thực hành các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân tại

đây ra sao? Những yếu tố nào có liên quan? Chúng tôi tiến hành đề tài “Thực

trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân”, với các mục tiêu sau:

1 Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường đất, nước xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2017

2 Phân tích thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân và một số yếu tố liên quan tại khu vực khai thác mỏ Núi Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về môi trường

Theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm

2014 của Quốc hội khóa 13 định nghĩa: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [35]

Theo nghĩa rộng: môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần

thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Theo nghĩa hẹp, thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người [49]

Môi trường tự nhiên là các yếu tố tự nhiên bao gồm: đất, nước, không khí, cây cỏ, tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố liên quan đảm bảo cho con người có khả năng tồn tại và phát triển

Môi trường xã hội bao gồm các vấn đề chính trị, đạo đức, tôn giáo, văn hoá, pháp luật, phong tục, tập quán, văn hoá ứng xử, chính sách

1.1.2 Khái niệm về ÔNMT

ÔNMT là sự làm thay đổi tính chất lý học, hóa học, sinh vật học của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường [51]

Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường

Chất ô nhiễm là những chất có thể ở dạng rắn, lỏng, khí [49]

Trang 14

Hiện nay, khắp nơi trên thế giới, ở các nước phát triển cũng như ở các nước đang phát triển đều bị nhiễm bẩn môi trường như nhiễm bẩn không khí, nhiễm bẩn các lưu vực nước, nhiễm bẩn đất, nhiễm bẩn do các hoạt động công nghiệp, các hoạt động nông nghiệp, nhiễm bẩn do sinh hoạt

− ÔNMT đất: là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm khi nồng độ của chúng tăng lên quá mức an toàn , đặc biệt là các chất thải rắn của ngành khai thác mỏ [31]

Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:

Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt

Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp

Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp

− ÔNMT nước: là khi thành phần của nước bị biến đổi lí học, hóa học, sinh học khác xa với trạng thái tự nhiên ban đầu của nó và nước đó không thể phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người và sinh vật [49]

Tác hại của ÔNMT nước đối với sức khỏe con người chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm các hợp chất hữu cơ, các hóa chất độc hại và ô nhiễm kim loại nặng [31]

− ÔNMT không khí là ô nhiễm do các chất có sẵn trong tự nhiên hoặc

hành động của con người làm phát sinh các chất ô nhiễm trong không khí [51]

1.1.3 Khái niệm về sức khỏe môi trường

Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Sức khoẻ là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật” Sức khỏe môi trường là “trạng thái sức khỏe của con người liên quan và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh”

Trang 15

Con người phụ thuộc vào môi trường xung quanh và được hình thành từ môi trường này, cho nên việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe con người Trạng thái sức khoẻ con người là tiêu chuẩn tổng hợp nhất của tình trạng môi trường

Trong tổng số các bệnh tật của con người có tới 25% bệnh tật liên quan đến môi trường, trong đó có tới 80% các loại bệnh gây nên do nước hoặc liên quan đến nước Người ta thấy 80% tất cả các bệnh ung thư liên quan đến môi trường (hút thuốc, dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác) [49]

Môi trường và sức khỏe con người có mối liên quan chặt chẽ với nhau

Nếu sử dụng khai thác hợp lý nó sẽ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, sức khỏe cho con người và ngược lại nếu không biết cách bảo vệ, xây dựng phát triển

và sử dụng môi trường sống hợp lý thì môi trường sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ, tạo ra các yếu tố nguy cơ cho sức khoẻ, bệnh tật

1.2 Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ trên thế giới

ÔNMT do khai thác mỏ đang là vấn đề toàn cầu Nguyên nhân chủ yếu

là mối nguy cơ tích luỹ sinh học các chất ô nhiễm kim loại nặng ngày càng tăng trong động vật, thực vật và con người

Hoạt động khai thác khoáng sản phát triển mạnh từ thập kỷ trước ở nhiều quốc gia giàu tài nguyên như Nga, Mỹ, Australia, Campuchia, Indonesia, Phillipines, Trung Quốc, Ấn Độ Khai thác mỏ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng nguyên liệu khoáng sản Khai thác khoáng sản là nguồn thu quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia Tuy nhiên khai thác

mỏ cũng gắn liền với nhiều tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng mất đất canh tác, xói lở, suy thoái tài nguyên và nguồn nước Do đặc thù nên ngành khai thác khoáng sản dẫn tới suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, là rất lớn

Trang 16

Ở Hàn Quốc theo nghiên cứu của Jo I S và cs năm 2004 chỉ ra nồng độ trung bình của Cd, Cu, Pb và Zn trong lớp đất mặt của ruộng lúa (0 - 15cm) tương ứng là 0,11 mg/kg (dao động từ 0 đến 1,01 mg/kg); 0,47 mg/kg (dao động 0 - 41,6 mg/kg); 4,84 mg /kg (dao động 0 - 66,4 mg/kg) và 4,47 mg/kg (dao động 0 - 96,7 mg/kg) Trong ruộng vườn, hàm lượng trung bình của Cd,

Cu, Pb, Zn, As và Hg trong đất mặt là 0, 150 mg/kg; 2,30 mg /kg (dao động 0

- 27,8 mg/kg); 16,60 mg /kg (dao động 0,33 - 106 mg/kg); 0,44 mg/kg (dao động 0 - 4,14 mg/kg) và 0,05 mg/kg (dao động 0,01 - 0,54 mg/kg) [64]

Theo nghiên cứu của Sabine Martin và cs năm 2009 về tác động của KLN tới sức khoẻ con người đã nhận định rằng nói chung, con người bị tiếp xúc với các kim loại này do ăn phải (uống rượu hoặc ăn) hoặc hít phải (thở) Làm việc hoặc sinh sống gần một khu công nghiệp sử dụng các kim loại này

và các hợp chất của chúng làm tăng nguy cơ bị phơi nhiễm cũng như sống gần một nơi mà các kim loại này đã được xử lý không đúng cách Sinh kế của lối sống cũng có thể đặt ra những rủi ro cao hơn về tiếp xúc và tác động đến sức khoẻ do các hoạt động săn bắt và tập trung [69]

Nghiên cứu của Yongming Luo và cs năm 2009 về ô nhiễm KLN và khắc phục hậu quả ở đất nông nghiệp Châu Á chỉ ra rằng hầu hết các nước châu Á, với sự nhấn mạnh đến Trung Quốc, đang trải qua sự phát triển kinh tế nhanh chóng Một số đất nông nghiệp ở vùng ngoại ô của hầu hết các thành phố và khu vực tưới tiêu ở Trung Quốc bị ô nhiễm một phần bởi các KLN như Cd, As, Zn, Cu và Hg, dẫn đến sự nhiễm bẩn kim loại các sản phẩm nông

nghiệp và có nguy cơ tiềm ẩn đối với con người sức khỏe [71]

Ở khu vực Nam Delhi, Ấn Độ, năm 2013 các nhà nghiên cứu Ashish Joshi và cs đã tiến hành đánh giá chất lượng nước ở khu vực gần mỏ khai thác khoáng sản tại trên bốn khu ổ chuột của South Delhi và chỉ ra rằng các vấn đề thường gặp về nguồn nước tại đây là tình trạng ô nhiễm nước (28%, n = 11),

Trang 17

số nước sạch được cấp để thay thế không đủ (12%, n = 5) và mùi hôi (7%, n = 3) Phần lớn những người được hỏi cảm thấy không lo ngại gì từ nguồn nước, trong khi 95% (n = 38) người tham gia cảm thấy rằng chất lượng nước có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và hơn 2/3 số người tham gia (83%, n = 33) nước ô nhiễm có thể gây ra nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc rối loạn đường ruột [55] Năm 2014, Carla Candeias và cs tiến hành nghiên cứu về xác định nguồn

và đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với các KLN và các vật liệu nguy hiểm trong khu vực khai khoáng: nghiên cứu trường hợp của mỏ Panasqueira (miền Trung Bồ Đào Nha) chất thải của Barroca Grande và các đập tràn mở có nồng

độ As, Cd, Cu, Pb, W, và Zn cao như vậy (hàm lượng trung bình trong vật liệu chất thải thô nhiều hơn As = 7142 mg/kg; Cd = 56 mg/kg, Cu = 2501 mg/kg, Pb = 172 mg/kg, Sn = 679 mg/kg, W = 5400 mg/kg và Zn = 1689 mg/kg Các nồng độ vượt quá các giá trị xác định cho phần trăm thứ 90 của vùng Nam Bồ Đào Nha (như As 157 mg/kg, Cu 108 mg/kg, Ni 62 mg/kg, Pb

117 mg/kg, Zn 134 mg/kg) [57]

Theo kết quả nghiên cứu của Ping Zhuang và cs năm 2014 về môi trường đất nông nghiệp gần các mỏ ở phía Nam Trung Quốc, tại vị trí đỉnh núi mỏ Dabaoshan có hàm lượng một số KLN ở mức rất cao như: nồng độ

Cu, Zn, Pb và Cd trong đất lúa đã vượt quá nồng độ cho phép tối đa đối với đất nông nghiệp Trung Quốc Nồng độ KLN (mg/kg, trọng lượng cơ thể khô) trong rau dao động từ 5,0 đến 14,3 đối với Cu, 34,7 đến 170 đối với Zn; từ 0,90 đến 2,23 đối với Pb và 0,45 đến 4,1 đối với Cd Nồng độ Pb và Cd trong hạt gạo vượt quá giới hạn cho phép tối đa ở Trung Quốc Chế độ ăn uống của

Pb và Cd thông qua việc tiêu thụ gạo và một số loại rau nhất định đã vượt quá mức chế độ ăn kiêng được đề nghị Tình trạng hàm lượng KLN của cây lương thực trồng ở vùng lân cận của mỏ Dabaoshan và những hàm ý của chúng đối với sức khoẻ con người cần được nghiên cứu sâu hơn [71]

Trang 18

Nghiên cứu của Hui Hu, Qian Jin and Philip Kavan năm 2014 về ô nhiễm KLN ở Trung Quốc chỉ ra rằng ô nhiễm nghiêm trọng từ các ngành công nghiệp cụ thể ở một số khu vực, như tỉnh Sơn Đông Trong năm 2010, ngành công nghiệp đã chỉ chiếm 0,24% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Sơn Đông, nhưng Cr thải ra trong ngành này chiếm 41,70% trong tổng lượng phát thải Cr của tỉnh Tương tự, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các sản phẩm kim loại chỉ chiếm 0,08% giá trị sản lượng công nghiệp của tỉnh, nhưng

Cr thải ra trong ngành này chiếm 45,1% tổng lượng phát thải [61]

1.2.2 Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ tại Việt Nam

Việt Nam là một nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa, đô thịhóa diễn ra mạnh mẽ đã góp phần đáng kể trong việc phát triển nền kinh tếcủa đất nước Khoáng sản và các sản phẩm chế biến của khoáng sản đã có một phần xuất khẩu, tăng giá trị GDP Hai loại khoáng sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là dầu khí và than (năm 2012 khoảng 10 tỷ USD) [29] Nhưng các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh: sử dụng chưa thực sự có hiệu quả các nguồn khoáng sản

tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường [29]

Theo Lê Đình Thành năm 2012 khi nghiên cứu môi trường tại mỏ than

Lộ Trí, Quảng Ninh cho thấy khi hoạt động của mỏ than thì khu vực xung quanh khoảng 200m bụi phát sinh trong khu vực này rất lớn Với quy mô sản xuất 500.000 tấn than/năm ở mỏ Lộ Trí thì lượng bụi phát sinh ước tính khoảng 550 - 700 tấn bụi/năm Ngoài ra trong quá trình khai thác than còn tạo

ra các loại khí độc hại [44]

Trang 19

Năm 2011 Đặng Văn Minh đã tiến hành nghiên cứu về môi trường đất khu vực khai thác thiếc tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cho kết quả như sau tại khu vực mỏ sắt Trại Cau bị ô nhiễm As nghiêm trọng, đặc biệt là đất ruộng Mẫu nhiễm As cao nhất tương ứng với mức 35,15 mg/kg, vượt 2,93 lần TCCP; mẫu M1 thấp nhất với mức tương ứng là 13,9 mg/kg, vượt 1,56 lần TCCP Hàm lượng Pb tổng số trong các mẫu nghiên cứu đều rất lớn, cao nhất là mẫu M1 với

Pb = 405 mg/kg, vượt TCCP 5,8 lần; thấp nhất song cũng vượt 1,6 lần TCCP Hàm lượng Cd tổng số trong đất nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn, dao động trong khoảng từ 0,4 mg/kg đến 3,8 mg/kg [32]

Theo nghiên cứu của Hà Thị Lan năm 2011 về hiện trạng ô nhiễm đất tại khu vực khai thác khoáng sản huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy hàm lượng Asen trong tất cả các mẫu đất nghiên cứu đều cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT, vượt từ 1,18 lần đến 12,21 lần Hàm lượng chì trong đất nghiên cứu đều cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT, vượt từ 2,7 lần đến 133,68 lần Hàm lượng Cd trong đất chênh lệch khá lớn, dao động từ 193,79 mg/kg đến 9357,88 mg/kg; trong đó có 2 mẫu vượt 2,795 lần và 12,57 lần [28]

Năm 2014, Phạm Xuân Tích và cs đã tiến hành nghiên cứu về những vấn

đề khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên Các tác giả cho biết hầu hết hàm lượng

Hg đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép trong các mẫu nước (DTM1: 0,0044 mg/l; DTM2: 0,0024 mg/l) Đối với hàm lượng kim loại trong đất, hàm lượng

As ở mẫu đất DTD2 vượt quy chuẩn cho phép 35,17 mg/kg [42]

Nghiên cứu của Hà Xuân Sơn (2015) nghiên cứu áp dụng giải pháp can thiệp giảm thiểu ảnh hưởng của ÔNMT tới sức khỏe cộng đồng dân cư xung

quanh Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích - Thái Nguyên cho thấy Hàm lượng trung

bình của một số KLN trong các môi trường: đất, nước mặt, nước ăn uống xung quanh khu vực khai thác mỏ Tân Long và Hà Thượng cao hơn TCCP:

Trang 20

chì cao hơn từ 3,2 lần đến 18,2 lần; cadimi cao gấp 1,6 lần đến 20,4 lần; Asen cao gấp 1,37 lần đến 6 lần, khi so sánh với QCVN 03:2015/BTNMT (giới hạn tối đa đối với đất nông nghiệp: As 15mg/kg; Cd 1,5 mg/kg; Pb 70 mg/kg) [37] Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng

nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc Theo nghiên cứu của Dương Thị Thanh Xuyến (2017) về những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch và sa khoáng titan khu vực tại tỉnh Bình Thuận cũng chỉ ra ra rằng việc khai thác tài nguyên khoáng sản Titan sẽ tạo ra các xung đột với việc phát triển kinh tế; gây ÔNMT nước mặt và nước ngầm bằng chất thải hóa chất tuyển khoáng và chất phóng xạ từ sa cát [54]

1.2.3 Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ tại tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở trung du và miền núi Bắc bộ, với diện tích tự nhiên 3.526,64 km2 Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương Thái Nguyên

có nguồn khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các khu vực giáp ranh thành phố Thái Nguyên, Đại Từ, Đồng Hỷ, Võ Nhai,… Phát hiện khoảng 177 điểm quặng và mỏ khoáng sản, với khoảng 45 mỏ đang hoạt động khai thác Các hoạt động khai thác diễn ra với tình trạng khai thác bừa bãi, gây suy thoái môi trường, làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều nơi [53]

Nguyễn Duy Hải (2011) nghiên cứu thực trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nghiên cứu biện pháp sinh học để phục hồi đất sau khai thác thiếc

Trang 21

tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho kết quả hàm lượng Asen, chì, cadimi vượt quá tiêu chuẩn cho phép QCVN 03:2008 (Pb là 310 mg/kg, Cd là 12 mg/kg và As là 162,5 mg/kg) Hàm lượng Cu, Zn là ít ảnh hưởng tới chất lượng đất đều nằm trong giới hạn cho phép [17]

Năm 2011, Đỗ Thị Hằng tiến hành nghiên cứu về ÔNMT nước giếng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên cho thấy 20% số mẫu nước giếng của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì xét nghiệm có hàm lượng chì cao hơn TCCP; 13,33% số hộ sử dụng nước giếng đào có hàm lượng chì cao hơn TCCP và 6,67% số hộ sử dụng nước giếng khoan có hàm lượng chì cao hơn TCCP [20]

Theo nghiên cứu của Đặng Văn Minh năm 2011 về môi trường đất tại khu vực mỏ than Phấn Mễ - Thái Nguyên, cho kết quả như sau hàm lượng Cd trong các mẫu đất đá thải của mỏ có hàm lượng Cd là 9,6 mg/kg, cao hơn QCVN 03:2008/BTNMT đối với đất nông nghiệp và lâm nghiệp 4,8 lần; mẫu đất MĐ 2 hàm lượng Cd vượt 1,1 lần [32]

Dương Thị Bích Hồng (2012) nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra rằng hầu hết các chỉ tiêu phân tích môi trường đất nằm trong giới hạn cho phép đối với đất nông nghiệp, riêng chỉ có chỉ tiêu As trong đất vượt quy chuẩn cho phép từ 1,14 đến 1,82 lần Môi trường không khí tại một số khu dân cư đang bị suy giảm do tác động của bụi than, tiếng ồn; Ngoài khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và chịu tác động lớn do nồng độ bụi cao là khu vực khai trường, bụi còn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh trong vòng bán kính 3km [24]

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Trà (2012) đánh giá ảnh hưởng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ÔNMT tại xí nghiệp thiếc Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Trang 22

cho kết quả: nước trong hồ chứa nước thải cuối cùng của xí nghiệp có các các kim loại nặng vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần Chỉ tiêu As cao hơn so với QCVN 24:2009/BTNMT (B) 48,8 lần; chỉ tiêu Cd cao hơn so với Quy chuẩn cho phép 5 lần Môi trường đất tại khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm bởi kim loại nặng Cụ thể như: chỉ tiêu Zn vượt Quy chuẩn cho phép 25 lần và giảm dần xuống còn 1,48 lần qua các năm; Chỉ tiêu Pb vượt Quy chuẩn cho phép 6,37 lần; Chỉ tiêu Asen (As) vượt giới hạn cho phép 809,6 lần (so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT) [47]

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng (2012) về hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho kết quả: Môi trường đất có hàm lượng As vượt 1,85 lần; 19 lần; 4,45 lần; Hàm lượng Zn vượt 4,44 lần; 1,07 lần; Chỉ tiêu bụi có một mẫu cao hơn quy chuẩn cho phép 2,66 lần Nước thải mỏ có chỉ tiêu TSS khá cao, vượt quy chuẩn cho phép QCVN 24:2009/BTNMT 3,2 lần [12]

Nghiên cứu của Dương Thị Thanh Hà năm 2013 về ảnh hưởng của hoạt động khai than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên cho kết quả đem so với Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp thì ta thấy đa số các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ đều vượt chuẩn BOD5 = 61 mg/l vượt 1,22 lần; chỉ tiêu COD = 165 vượt 2,05 lần [14] Kết quả nghiên cứu về môi trường đất gần các bãi thải mỏ của Hoàng Thị Mai Anh (2014) cho thấy tại khu vực mỏ thiếc Hà Thượng, huyện Đại

Từ: hàm lượng As trong đất vượt quá QCVN từ 26 đến 32,32 lần; hàm lượng

Pb vượt từ 5,58 đến 12,42 lần; hàm lượng Zn vượt từ 2,53 đến 4,15 lần so với QCVN Các số liệu thu được tại khu vực Mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ của Hoàng Thị Mai Anh (2014): hàm lượng As trong đất vượt quá QCVN từ

Trang 23

11,59 đến 15,88 lần; hàm lượng Pb vượt từ 1,32 đến 3,45 lần; hàm lượng Zn vượt từ 6,4 đến 8,52 lần so với QCVN [2]

1.3 Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân

và một số yếu tố liên quan

1.3.1 Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân

Theo nghiên cứu của Philip tieku acheampong năm 2010 về vệ sinh môi trường xung quanh khu công nghiệp kumasi metropolitan cho thấy 79,5% số người có hiểu biết đạt về các vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường; có 98,1% số

hộ gia đình có thái độ đạt về vệ sinh môi trường; 53,9% số hộ gia đình được hỏi có thực hành đạt về giữ gìn vệ sinh môi trường [69]

Theo nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Nguyễn Anh Tuấn (2007) về cải thiện hành vi vệ sinh môi trường của người dân huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy điểm KAP của những người có vệ sinh đạt vẫn còn thấp: kiến thức đạt 21,57%; thái độ đạt 18,92%; thực hành đạt 9,52%

Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2007 của Tổng cục thống kê thì cả nước có 8,28% số hộ dùng nước máy để nấu ăn (trong đó xã miền núi là 3,03% số hộ; xã vùng cao là 2,60%) Tỷ lệ hộ dân dùng nước giếng khoan là 27,9%; giếng xây là 26,79% Tuy nhiên tỷ lệ hộ dùng các loại nước giếng này đã qua xử lý tương ứng là 6,87% và 1,08% Tỷ

lệ hộ dân dùng nước sông, hồ, ao, nước suối để nấu ăn trong cả nước là 13,24% trong đó miền núi, vùng cao có tỷ lệ là 11,96% [43] Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch ở nước ta còn thấp,

tỷ lệ chung vào năm 2002 khoảng 50% Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước được coi

là sạch bao gồm giếng khoan và nước máy còn rất thấp (6,8% và 6,6%) Hơn một nửa (53,2%) số hộ gia đình điều tra sử dụng nước giếng đào Ở vùng duyên hải miền Trung, hầu hết (99,5%) số hộ cũng dùng nguồn nước giếng đào cho ăn uống Đa số (66,0%) các hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long

Trang 24

dùng nguồn nước từ sông kênh rạch, tỷ lệ chung ở 7 vùng sinh thái được điều tra dùng nguồn nước sạch là 15,5% Nước từ các nguồn trên đều là nước ngầm nông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và vi sinh vật, có nhiều nguy cơ phát triển các bệnh dịch đường tiêu hoá khi sử dụng nguồn nước này [43]

Ở khu vực miền núi phía Bắc, nguồn nước không chỉ ô nhiễm bởi chất thải của con người mà còn chịu ảnh hưởng bởi các tệ chặt phá rừng bừa bãi

Đa số các nguồn nước sử dụng không hợp vệ sinh Ngoài nguồn nước giếng còn sử dụng các nguồn nước khác như nước mỏ, nước khe, nước suối Qua một số nghiên cứu thấy tỉ lệ sử dụng nguồn nước chưa hợp vệ sinh ở khu vực

miền núi phía Bắc khá cao Người H'Mông ở Cán Tỷ (Hà Giang): 100%, Người Sán Dìu ở Nam Hoà (Đồng Hỷ - Thái Nguyên): 32,22% [13] Một nghiên cứu khác được tiến hành ở hai xã Chiềng Sinh và Tạ Bú (Sơn La) cho thấy tỷ lệ giếng nước hợp vệ sinh rất thấp (13,9% và 0%) [11] Nước dùng để

ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho đồng bào dân tộc miền núi hầu hết không đạt tiêu chuẩn vệ sinh Nguồn nước cũng bị ô nhiễm nặng nề do tệ phá rừng đầu nguồn, do các chất thải của con người và súc vật Trong khi đó ở một số dân tộc vẫn còn tập quán sử dụng nước khe suối, nước sông các nguồn nước này đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, bị ô nhiễm cả về mặt hoá học và vi sinh vật Đặc biệt, ở xã Cán Tỷ (Hà Giang) cho thấy 100% mẫu nước có vi sinh vật [25]

Trong nghiên cứu này, kết quả thảo luận nhóm người dân về thực trạng KAP của người dân cũng cho kết quả tương tự Kiến thức của người dân hai

xã còn thấp kém, họ chỉ biết KLN có độc hại nhưng không biết cụ thể độc hại như thế nào cũng như cách bảo vệ sức khỏe, phòng tránh tác hại của ÔNMT

ra sao Về tỷ lệ thực hành tốt của người dân cũng còn thấp, hầu như không có

ai tự gửi mẫu nước, thực phẩm của mình đi xét nghiệm Điều này chứng tỏ

Trang 25

người dân chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của các yếu tố độc hại trong thực phẩm đối với sức khỏe

Theo kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Hùng (2008) kiến thức tốt về

vệ sinh môi trường của người dân 2 xã huyện Đồng Hỷ chỉ đạt 17,1% [26] Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn (2009) ở người dân huyện Phổ Yên còn cho kết quả thấp hơn nữa là 3,4% kiến thức tốt [39] Trong khi đó nghiên cứu của Hà Xuân Sơn (2015) tại một số khu vực khai thác kim loại màu ở Thái Nguyên: tỷ lệ người có kiến thức tốt về vệ sinh môi trường là 22,3% [37] Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn (2009) cho thấy tỷ lệ người có

thái độ tốt về vệ sinh môi trường là 34,4%; tỷ lệ người dân có thái độ tương đối tích cực với vệ sinh môi trường, cụ thể là: có tới 98% người dân cho rằng cần có nguồn nước hợp vệ sinh Tuy nhiên tỷ lệ 38,3% người dân có thái độ tốt khi điều tra về thái độ đối với nguồn nước là chưa cao Thái độ đối với quản lý phân cũng đạt tương tự (35,7%), trong khi đó thái độ tốt với xây dựng chuồng gia súc là tốt (81,9%) [39] Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Hà Xuân Sơn (2015) là 24,3% [37] và kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Hùng (2008) là 14,29% [26] Nhìn chung người dân quan tâm và cho rằng cần thiết

có các biện pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường

Trong khi đó kết quả nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn (2009) cho thấy tỷ

lệ này là 12,5% [39] và kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Hùng (2008) là 8,2% [26] Theo kết quả nghiên cứu của Hà Xuân Sơn (2015) tỷ lệ người có thực hành tốt về vệ sinh môi trường là 23,4%; kết quả nghiên cứu định tính của Hà Xuân Sơn (2015) khi phỏng vấn sâu cán bộ y tế về thực trạng KAP của người dân cho thấy người dân chưa được cung cấp đầy đủ kiến thức về ảnh hưởng của ÔNMT do khai thác mỏ đến sức khỏe con người và cách hạn chế ảnh hưởng Về thực hành, người dân cũng chỉ biết không nên sử dụng nước ở gần nơi ô nhiễm nhưng chưa biết gửi mẫu nước ăn uống của gia đình

Trang 26

đi xét nghiệm Ngoài ra, cán bộ y tế xã cũng chưa có kiến thức nhiều về ÔNMT khai thác mỏ nên công tác truyền thông và tư vấn cho người dân còn hạn chế [37]

Theo nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn (2009) về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra một số mối liên quan như sau: kinh tế hộ gia đình, trình độ học vấn, kiến thức, thái độ của người dân và sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề vệ sinh môi trường Có mối liên quan giữa tình trạng đói nghèo với thực hành vệ sinh môi trường của người dân Có 14,8% hộ đủ ăn thực hành tốt, trong khi chỉ có 1,4% số hộ nghèo thực hành tốt về vệ sinh môi trường Cũng với tỷ lệ 14,8% số hộ đủ ăn thực hành yếu, thì ở những hộ nghèo, có tới 61,9% thực hành kém về vệ sinh môi trường (p < 0,05) Tác giả này cũng nhận định những người dân có mức sống thấp hơn thì nhận thức, thái độ và thực hành về vệ sinh môi trường kém hơn so với những người có mức sống cao hơn Về mối liên quan giữa phương tiện truyền thông với thực hành vệ sinh môi trường của người dânkết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa tỷ lệ người dân có và không có phương tiện truyền thông đối với thực hành của họ về vệ sinh môi trường (p < 0,05) Có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa trình độ học vấn của người dân với mức độ thực hành về

vệ sinh môi trường (p < 0,05) [39]

Theo nghiên cứu năm 2010 của Nguyễn Tuấn Khanh ở Thái Nguyên, về kiến thức của người chuyên canh chè tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật đạt

từ 21,5% đến 66,6% (TB đạt 44,1%)

Theo kết quả nghiên cứu của Hà Xuân Sơn năm 2015 về kiến thức vệ sinh môi trường ở 2 xã Tân Long và Hà Thượng cho kết quả như sau: kiến thức đạt của người dân xã Tân Long là 47,37%, cao hơn nhiều so với xã Hà Thượng với tỷ lệ kiến thức đạt là 2,22%

Trang 27

1.3.2 Một số yếu tố liên quan đến hành vi về phòng chống ÔNMT của người dân

1.3.2.1 Phong tục, tập quán, thói quen của các tộc người

Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc Theo kết quả tổng điều tra dân

số toàn quốc 2000, cả nước có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục, tập quán riêng, trong đó có những phong tục, tập quán ảnh hưởng đến sức khoẻ [11]

Ví dụ người dân nuôi gia súc ở gầm nhà sàn và gần nhà, sử dụng nước sông, nước suối hoặc nước khe trong sinh hoạt và ăn uống, ít tắm giặt, không

sử dụng hố xí [50] Những phong tục, tập quán, thói quen trên rất chung và phổ biến, đã và đang ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ của cộng đồng Tập quán nuôi gia súc dưới gầm sàn hoặc ở gần nhà, không sử dụng hố xí, dùng phân tươi để bón ruộng và hoa màu Phân súc vật, phân người, không được thu gom và xử lý tốt, vẫn thải ra ngoài môi trường, trôi theo nước mưa và gây

ô nhiễm các nguồn nước Nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm nguồn nước

ăn uống và sinh hoạt của người dân miền núi phía Bắc là do tập quán thả rông gia súc, chất thải (phân) không được xử lý Cần thay đổi, cải thiện tập quán, thói quen vệ sinh của người dân là một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách nhất hiện nay Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự tham gia của cộng đồng, sự kết hợp giữa các hoạt động khác nhau của các đoàn thể xã hội mà công tác giáo dục và truyền thông có một vai trò và ý nghĩa to lớn [46], [49]

1.3.2.2 Điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội tại khu vực sống của người dân

Kinh tế của các tỉnh của khu vực miền núi nói chung còn ở mức thấp, nền kinh tế vẫn còn mang tính tự túc, tự cấp, năng suất lao động xã hội chưa cao Thu nhập bình quân hàng năm khoảng 150 đến 300 kg thóc/người, mặc

dù nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo trong 10 năm qua đã cải thiện rõ rệt đời sống của đại bộ phận dân cư: năm 2000 GDP bình quân đạt 400

Trang 28

USD/người, lương thực bình quân quy thóc đạt 455 kg/người Số hộ nghèo ở khu vực này vẫn chiếm một tỷ lệ cao (hộ dân tộc Tày: 6,9%, Sán Dìu: 13,55%, Mông: 42,19%, Thái: 6,45%, Giáy: 21,6%, Mường: 14,47%), tỷ lệ

hộ ở nhà tạm (Tày: 17,48%, Sán Dìu: 30,12%, Mông: 92,97%, Giáy: 35,6%) [11] Đồng thời, văn hoá xã hội ở khu vực này cũng chậm phát triển Trình độ học vấn của người dân còn ở mức thấp: trên 50,9% tiểu học, từ cấp trung học

cơ sở trở lên chỉ có 47,1%, tỷ lệ mù chữ còn cao, vẫn còn nhiều xã, xóm bản chưa có điện lưới quốc gia Họ thường phải vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt, với mưu sinh hàng ngày, nên không đầu tư cho bảo vệ môi trường ở mức cần thiết Thực trạng trên rõ ràng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi những hành vi lành mạnh về sức khoẻ môi trường [46], [49]

1.3.2.3 Sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể về vệ sinh môi trường

Vấn đề nâng cao nhận thức cho cộng đồng và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường bằng tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ, năng cao kiến thức và thái độ của người dân về vệ sinh môi trường là hết sức cần thiết Tuy nhiên vì nhiều lý do mà các chương trình vệ sinh môi trường chưa đạt hiệu quả mong muốn

1.4 Một số thông tin về mỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua cùng với sự thay đổi chung của tỉnh Thái Nguyên, Đại Từ là một trong những địa phương thực hiện quá trình đô thị hoá để đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư vào địa phương đảm bảo an, ninh quốc phòng vững chắc Trên địa bàn huyện đã có nhiều công trình Dự án của của tỉnh và huyện được triển khai, trong đó có các Dự án lớn đã và đang trong quá trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng như: dự án 220 KV Tuyên Quang - Thái Nguyên, đường ĐT 264, vành đai M3 - Mỏ than Phấn Mễ, Mỏ than Núi Hồng; đặc biệt các hạng mục công trình của Dự án Khai thác và chế biến

Trang 29

khoáng sản Núi Pháo, đã góp phần thay đổi bộ mặt của tỉnh Thái Nguyên nói chung, của huyện Đại Từ nói riêng, từng bước góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và đời sống dân sinh [53]

Xã Hà Thượng có diện tích 14,87 km², dân số là 5.879 người, mật độ dân

số đạt 395 người/km², mật độ cư trú đạt 397 người/km² Hà Thượng được chia thành 13 xóm được đặt tên từ 1 đến 13 [1]

Xã nằm ở phía đông của huyện và có tuyến quốc lộ 3và tuyếnđường sắt Quan Triều - Núi Hồng chạy qua địa bàn Hà Thượng tiếp giáp với hai xãTân Linh và xã Phục Linhở phía bắc,Cù Vân ở phía đông,Tân Thái ở phía nam

vàHùng Sơnở phía tây

Núi Pháo là một khu mỏ đa kim nằm trên diện tích 9,21 km2 ở huyện Đại

Từ, tỉnh Thái Nguyên, có trữ lượng khoảng 52,5 triệu tấn quặng vonfram, florit, bismuth và đồng Dự án Núi Pháo là dự án về khoáng sản lớn tại Việt Nam và cũng là nhà sản xuất vonfram lớn nhất thế giới do Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo thực hiện [1]

Lịch sử phát hiện, thăm dò và khai thác khoáng sản từ rất lâu Năm 1987

- 1991 Đoàn địa chất 110 tìm kiếm đánh giá WO3, Bi, Be vùng Đá Liền; Năm

1997 - 2003 Công ty Tiberon Minerals Limited (Canada) thăm dò wolfram đa kim vùng Núi Pháo Năm 1978, cục bản đồ địa chất cùng với các chuyên gia của Nga tiến hành khảo sát địa chất để khảo sát mức độ từ trường cao tại khu vực Đá Liền Các thành viên trong đoàn đã thực hiện các phương pháp phân tính, đánh giá cụ thể trong khu vực Đá liền để đánh giá triển vộng khoáng

khoáng sản W, Be và các kim loại đi kèm (Cu, Sn, Bi) Trong suốt thời gian

12 năm, đã tiến hành khảo sát, đo vẽ bản đồ địa chất, đào hào, hố thăm dò, tiến hành thí nghiệm địa vật lý Trong giai đoạn đầu tiên đã ghi nhận được sự phân bố rộng của khoáng vật sulfit Năm 1997 Công ty Nuiphaovica đã đầu tư thăm dò tiếp Kết quả chứng minh rằng có một lớp khoáng vật thiếc riêng biệt

Trang 30

trong đá granit Đá Liền, chứa hàm lượng lên tới 1,7 ppm vàng và hàm lượng vonfram đáng kể, sau đó đã tiến hành mở rộng mạng lượng thăm dò Năm

2003 công ty Tiberon đã hoàn thành “Báo cáo số 29/CV-TBR ngày 21 tháng

4 năm 2003 báo cáo kết quả thăm dò tỉ mỷ mỏ vofram-đa kim Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” Báo cáo này đã được Hội đồng Đánh giá Trữ lượng Khoáng sản nhà nước phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 49/QĐHĐĐGTLKS ký ngày 15 tháng 4 năm 2003 xác nhận tổng trữ lượng

mỏ Núi Pháo là 110.260.000 tấn (trong đó, WO3 là 227.584 tấn; CaF2 là 8.507.740 tấn; Au là 20,899 tấn; Cu là 191.868 tấn; Bi là 107.077 tấn), cụ thể như sau: trữ lượng cấp B: 30.500.000 tấn; trữ lượng cấp C1: 52.720.000 tấn; trữ lượng cấp C2: 27.040.000 tấn Hiện nay Công ty Núi Pháo đang khai thác chế biến khoáng sản vonfram - đa kim theo Giấy phép khai thác khoáng sản

số 1710/GP-BTNMT ngày 21 tháng 09 năm 2010 do Bộ Tài nguyên và Môi trường trên diện tích khai thác 90 ha thuộc thuộc địa bàn 3 xã Hà Thượng, Hùng Sơn, Tân Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Năm 2013 Công ty

CP Tập đoàn Baltic Titan đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò số 528/GP-BTNMT ngày 28/3/2011 với diện tích 558 ha, hiện đang thăm dò chưa được phê duyệt trữ lượng mỏ [1]

Số loại hóa chất được Công ty TNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo sử dụng tăng hơn 13 loại so với báo cáo ĐTM đã được Bộ Tài nguyên & Môi trường phê duyệt năm 2008 [52] Các hóa chất có khối lượng

sử dụng vượt quy định là Nari Hydroxit vượt 10 lần; Đồng sunfat vượt 1,3 lần

và chất tạo đông tụ trong tuyển nổi - Quebracho D2 vượt 1,6 lần… Theo các kết quả quan trắc môi trường môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên chủ trì, phối hợp với Công ty Núi Pháo giám sát và thực hiện định kỳ cho thấy trong nước thải ra môi trường của Công ty Núi Pháo và suối Cát (nguồn tiếp nhận nước thải) đã bị ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất

Trang 31

Hàm lượng Asen, Sắt, Thủy Ngân, Flo, tổng Xianua đã vượt giới hạn cho phép Cụ thể: trong nước thải từ nhà máy (tại Đập khe vối) đã phát hiện tổng Xianua vượt tiêu chuẩn cho phép đến hàng chục lần, cá biệt có đợt vượt giới hạn đến 231 lần (năm 2014) Trong nước mặt suối Cát tiếp nhận nước thải của Công ty Núi Pháo cơ quan chức năng cũng đã phát hiện Xianua vượt giới hạn cho phép đối với nước mặt từ 30 lần - 217 lần Từ năm 2015, tại khu vực xóm

6, xã Hà Thượng - khu xóm nằm xung quanh hồ chứa quặng đuôi có hiện tượng xuất lộ nước tự nhiên, gây úng ngập đất đai, vườn bãi của người dân Kết quả phân tích nước xuất lộ trong khu đất nhà dân có hàm lượng sắt, mangan cao vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 lần đến 5 lần [52]

Trang 32

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Môi trường

Theo khảo sát sơ bộ, do ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực nghiên cứu không xảy ra thường xuyên và rất khó bắt gặp nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu môi trường đất và môi trường nước

− Môi trường đất trồng cây nông nghiệp của các hộ dân xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo

− Môi trường nước: nước bề mặt xung quanh khu vực sinh sống và trồng trọt của các hộ dân; nguồn nước giếng dùng để ăn uống của các hộ dân

2.1.2 Con người

− Chủ hộ các hộ gia đình sống xung quanh mỏ Núi Pháo (thuộc các

xóm: 3, 4, 6, 7 và 9 xã Hà Thượng)

− CBYT thôn bản, CBYT xã, cán bộ Ban Chăm sóc sức khỏe ban đầu

xã, lãnh đạo chính quyền xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

Chủ hộ gia đình đồng ý và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu, có thời gian sinh sống, lao động tại khu vực ít nhất 1 năm liên tục (đây là thời gian đủ để người dân có những thói quen, hành vi để thích ứng với môi trường nơi họ sinh sống)

2.2 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm tiến hành nghiên cứu là khu vực dân cư thuộc các xóm: 3, 4, 6,

7 và 9 xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đây là các xóm giáp ranh ở khu vực xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo

Tại khu vực xóm 6, xã Hà Thượng - khu xóm nằm xung quanh hồ chứa quặng đuôi có hiện tượng xuất lộ nước tự nhiên, gây úng ngập đất đai, vườn

Trang 33

bãi của người dân Các xóm 3, 4, 7, 9 nằm giáp ranh với đầm Khe nơi tiếp nhận nước thải của nhà máy thuộc mỏ Núi Pháo

2.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 05 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang, kết hợp định lượng

và định tính

2.4.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

2.4.2.1 Nghiên cứu định lượng

 Cỡ mẫu và chọn mẫu môi trường đất

− Đối với môi trường đất nông nghiệp chọn mẫu theo TCVN 5297:1995

về Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung [3], để xác định hàm lượng các hóa chất trong đất thì cứ 1 - 5 ha đất đồng nhất lấy một mẫu hỗn hợp từ ít nhất

hai mẫu đơn trên một tầng thổ nhưỡng

− Dựa theo tổng diện tích đất nông nghiệp của các xóm 3, 4, 6, 7 và 9 xã

Hà Thượng (tổng diện tích đất nông nghiệp là 73,3 ha) thì số mẫu đất cần lấy cho nghiên cứu là 16 mẫu

 Cỡ mẫu và chọn mẫu môi trường nước

− Do khuôn khổ nguồn lực có hạn nên chúng tôi chọn mẫu chủ đích

− Đối với môi trường nước bề mặt và nguồn nước ăn uống chọn chủ đích mỗi loại 9 mẫu đại diện cho các khu vực theo khoảng cách đến nguồn ô nhiễm (khu vực khai thác, khu vực sản xuất, nơi xả chất thải): cách 500 mét

(3 mẫu), cách 1000 mét (3 mẫu), cách 1500 mét (3 mẫu)

 Cỡ mẫu và chọn mẫu đối với người dân

− Cỡ mẫu: Tính theo công thức nghiên cứu mô tả ước lượng một tỷ lệ:

2 2

2 / 1

)1(

d p p Z

 

Trang 34

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu (số chủ hộ tối thiểu cần cho điều tra)

Z1-α/2: hệ số giới hạn tin cậy, chọn α = 0,05 thì Z1-α/2= 1,96

p: tỷ lệ người dân có kiến thức không đạt về vệ sinh môi trường

p = 0,78  q = 1 - p = 0,22 (theo Hà Xuân Sơn 2015 [31]) d: sai số mong muốn, chọn d = 0,04

Thay vào công thức tính được n = 413 Như vậy, tổng số chủ hộ cần phỏng vấn là 413 người

− Chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống

Là cách chọn để sao cho chọn được các phần tử trong tổng thể có khoảng cách đều nhau (khoảng cách mẫu) Trong quá trình chọn mẫu có hệ thống, chúng tôi tính một khoảng cách rồi sau đó chọn lựa tuần tự các phần tử của mẫu dựa trên độ lớn của khoảng cách đó Khoảng cách này được xác định bằng cách chia dung lượng của tổng thể đó cho số lượng phần tử mong muốn trong mẫu Đơn vị mẫu đầu tiên được chọn ngẫu nhiên nên mỗi đơn vị tổng thể ban đầu có cơ hội được chọn ngang nhau Tuy nhiên, sau khi đơn vị mẫu đầu tiên được chọn, mỗi đơn vị về sau lại không có cơ hội ngang nhau để được chọn vào mẫu

 Chọn chủ đích các xóm: 3, 4, 6, 7 và 9 xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là các xóm giáp ranh với mỏ Núi Pháo

Trang 35

− Chọn chủ đích 01 cán bộ thuộc ban CSSKBĐ của xã tiến hành 01 cuộc phỏng vấn sâu

− Chọn chủ đích 01 lãnh đạo xã Hà Thượng tiến hành 01 cuộc phỏng vấn sâu

 Thảo luận nhóm: tổ chức 02 cuộc thảo luận cho 2 nhóm đối tượng:

− Nhóm 1: chọn chủ đích 7 - 10 người là lãnh đạo xã, CBYT xã, cán bộ ban CSSKBĐ xã, trưởng xóm, bí thư xóm, CBYT thôn bản xã Hà Thượng

− Nhóm 2: chọn chủ đích 7 - 10 người dân xóm giáp ranh mỏ Núi Pháo

2.4.3 Các chỉ số nghiên cứu

2.4.3.1 Chỉ số về thực trạng ÔNMT đất và nước xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo

− Các chỉ số xét nghiệm về môi trường đất nông nghiệp: gồm các chỉ số

về hàm lượng một số KLN như Pb, As, Cd:

 Hàm lượng nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình của các KLN: Pb, As, Cd có trong môi trường đất nông nghiệp;

 Số mẫu đất nông nghiệp có hàm lượng các KLN: Pb, As, Cd không đạt QCVN;

 Hàm lượng trung bình của các KLN: Pb, As, Cd có trong môi trường đất nông nghiệp theo khoảng cách đến mỏ Núi Pháo;

− Các chỉ số xét nghiệm về môi trường nước (nước ăn uống, nước bề

mặt): gồm các chỉ số về hàm lượng một số KLN như Pb, As, Cd

 Hàm lượng nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình của các KLN: Pb, As, Cd

có trong môi trường nước ăn uống, nước bề mặt;

 Số mẫu nước ăn uống, nước bề mặt có hàm lượng các KLN: Pb, As,

Cd không đạt QCVN;

 Hàm lượng trung bình của các KLN: Pb, As, Cd có trong môi trường nước ăn uống, nước bề mặt theo khoảng cách đến mỏ Núi Pháo

Trang 36

2.4.3.2 Chỉ số về thực trạng KAP phòng chống ÔNMT tới sức khỏe của người dân và một số yếu tố liên quan tại khu vực nghiên cứu

 Chỉ số về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân tham gia nghiên cứu

− Hộ nghèo: theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của

Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn

2006 - 2010: khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng

và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

− Chỉ số về trình độ học vấn:

 Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết

 Biết đọc, biết viết là những người học chưa hết 4/10 hoặc 5/12

 Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12

 Trung học cơ sở là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc 9/12 trở lên

 Trung học phổ thông là những người đã học hết lớp 10/10 hoặc 12/12

− Tỷ lệ người dân có kiến thức đạt về các biện pháp phòng chống

ÔNMT tới sức khỏe người dân sống ở khu vực xung quanh

Trang 37

− Tỷ lệ người dân có thực hành đạt về tìm hiểu các vấn đề về ÔNMT,

phòng chống ÔNMT tới sức khỏe con người

− Tỷ lệ người dân có thực hành đạt về các biện pháp phòng chống ÔNMT đất tới sức khỏe người dân sống ở khu vực xung quanh;

− Tỷ lệ người dân có thực hành đạt về các biện pháp phòng chống

ÔNMT nước tới sức khỏe người dân sống ở khu vực xung quanh;

− Tỷ lệ người dân có thực hành đạt về các biện pháp phòng chống ÔNMT không khí tới sức khỏe người dân sống khu vực xung quanh

 Các yếu tố liên quan

− Liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT tới sức khỏe

− Liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với thực hành của người dân

về phòng chống ÔNMT tới sức khỏe

− Liên quan giữa kiến thức với thực hành của người dân về phòng

chống ÔNMT tới sức khỏe

− Liên quan giữa thái độ với thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT tới sức khỏe

2.5 Kỹ thuật thu thập và đánh giá các chỉ số nghiên cứu

2.5.1 Nghiên cứu định lượng

Trang 38

2.5.1.1 Thu thập và đánh giá các chỉ số về môi trường

trong mẫu của nhiều môi trường đất, nước

− Đánh giá kết quả phân tích: dựa theo QCVN 03:2008/BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của KLN trong đất [4]

 Môi trường nước

− Các mẫu xét nghiệm nước bề mặt được lấy ở kênh, suối trong khu vực, mỗi mẫu được lấy là nước trộn của 3 vị trí (2 vị trí ở 2 bên bờ và 1 vị trí

ở giữa) Vị trí lấy mẫu được chọn ở khu vực hạ lưu của dòng chảy so với nguồn ô nhiễm

− Các mẫu xét nghiệm nước ăn uống được lấy là nước ở giữa giếng đối với giếng khơi hoặc nước bơm trực tiếp đối với giếng khoan của hộ gia đình, được lấy bằng dụng cụ chuyên biệt và cách lấy mẫu theo quy chuẩn của Thường quy kỹ thuật Y học lao động và Vệ sinh môi trường

− Lấy mẫu nước ăn uống và nước bề mặt về phân tích KLN cũng trên hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử Model: Al 1200, theo các tiêu chuẩn: TCVN 6197:1996, TCVN 6193:1996, TCVN 6492:1999, TCVN 6626:2000

− Đánh giá kết quả phân tích: nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT

về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống [11]; nước bề

Trang 39

mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt [5]

2.5.1.2 Thu thập và đánh giá các chỉ số về KAP

 Thu thập số liệu

Sử dụng bộ câu hỏi (phụ lục 1) tiến hành phỏng vấn trực tiếp 413 người dân Khi tiến hành phỏng vấn, người điều tra cần giải thích rõ cho người dân tham gia nghiên cứu mục đích, kết quả điều tra được dùng để nghiên cứu, hoàn toàn giữ bí mật Đề nghị người dân tham gia trả lời phỏng vấn với tinh thần tự nguyện, hợp tác và trung thực

 Đánh giá các chỉ số về KAP

Cách phân mức độ KAP trong nghiên cứu dựa vào kết quả cho điểm theo KAP Để việc cho điểm được chính xác, chúng tôi phân ra làm 3 loại biến: biến kiến thức, biến thái độ, biến thực hành cho mỗi vấn đề cần nghiên cứu

Mức độ KAP về phòng tránh bệnh tật do ÔNMT gồm có:

− Mức độ đạt: mức độ đạt khi đối tượng trả lời đúng trên 70% số câu hỏi

về kiến thức, thái độ hoặc thực hành về giảm thiểu ảnh hưởng của ÔNMT

− Mức độ chưa đạt: mức độ không đạt khi số câu hỏi trả lời đúng dưới 70% số câu hỏi

2.5.2 Nghiên cứu định tính

Tiến hành nghiên cứu định tính nhằm thu thập các thông tin về tình hình

ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản ở khu vực và những ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của dân cư

− Tiến hành 02 cuộc phỏng vấn sâu theo phiếu phỏng vấn sâu (phụ lục 3): 01 cuộc với lãnh đạo xã Hà Thượng, 01 cuộc với trưởng ban CSSKBĐ xã

Hà Thượng

− Tiến hành 02 cuộc thảo luận nhóm theo phiếu thảo luận nhóm (phụ lục 2) với trưởng các ban ngành đoàn thể xã, CBYT xã, cán bộ ban CSSKBĐ

Trang 40

xã Hà Thượng, trưởng xóm, bí thư xóm, CBYT thôn bản và một số người dân các xóm giáp ranh mỏ Núi Pháo

− Phiếu điều tra được ghi chép đầy đủ thông tin trong phiếu

− Số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng vào cuối mỗi ngày điều tra

− Thực hiện các kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm ở cùng một thời điểm, trước khi phân tích hiệu chỉnh máy chính xác, đo theo đúng thường qui kỹ thuật

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng Y đức của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2017

Việc tiến hành nghiên cứu này được sự hưởng ứng, đồng ý của Uỷ ban nhân dân xã Hà Thượng

Tất cả người dân tham gia vào nghiên cứu hoàn toàn mang tính tự nguyện và quá trình nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến người dân

Các thông tin của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật và số liệu thu thập được sẽ chỉ dùng cho nghiên cứu này, không dùng cho bất kỳ mục đích nào khác

Ngày đăng: 14/08/2018, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w