Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển về khoa học và kỹ thuật thì sản phẩm nôngnghiệp đã chạm ngưỡng về mặt năng suất và sản lượng, do đó để phát triển kinh tế hộ gi
Trang 1BỘ GIÂO DỤC VĂ ĐĂO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÍ NGỌC QUỲNH TRANG
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC MỸ XUYÊN HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Trang 2BỘ GIÂO DỤC VĂ ĐĂO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÍ NGỌC QUỲNH TRANG
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC MỸ XUYÊN HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHUYÍN NGĂNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÊ SỐ: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN NGỌC CHĐU
Trang 3HUẾ, 2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lê Ngọc Quỳnh Trang, xin cam đoan: Luận văn“Phát triển Làng
ngh ề Mộc Mỹ Xuyên, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Huế, ngày 25 tháng 9 năm 2017
Người cam đoan
Lê Ngọc Quỳnh Trang
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành nhất đến TS
Nguyễn Ngọc Châu, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốtquá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy giáo Cô giáo Trường Đạihọc Kinh tế - Đại học Huế đã truyền đạt kiến thức, quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến cơ quan và đồng nghiệp của tôi - Phòng Kinh
tế và Hạ tầng huyện Phong Điền, nơi tôi đang công tác đã hỗ trợ, chia sẻ về côngtác chuyên môn trong suốt quá trình tôi tham gia học tập, nghiên cứu Đồng thời,cảm ơn các phòng ban thuộc UBND huyện Phong Điền, Chi cục Thống kê huyện
Phong Điền, UBND xã Phong Hòa và đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh
mộc tại Làng nghề Mỹ Xuyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và thu thập tài liệu
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này./
Huế, ngày 25 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Ngọc Quỳnh Trang
Trang 6TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: Lê Ngọc Quỳnh Trang.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Niên khóa: 2015 - 2017
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ngọc Châu.
Tên đề tài:“Phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên, huyện Phong Điền, tỉnh
Th ừa Thiên Huế”.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển về khoa học và kỹ thuật thì sản phẩm nôngnghiệp đã chạm ngưỡng về mặt năng suất và sản lượng, do đó để phát triển kinh tế
hộ gia đình, nền kinh tế địa phương vấn đề đặt ra cần phát triển các Làng nghề, cácngành nghề tiểu thủ công nghiệp song song với phát triển nông nghiệp, ngành nghềtiểu thủ công nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của người dân, từ đó
thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên,
là làng nghề tiêu biểu của huyện Phong Điền với các sản phẩm: Điêu khắc, mộc dândụng, mộc nhà rường Tuy nhiên hiện nay, mộc Mỹ Xuyên phát triển chưa tươngxứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có
2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, mô tả: Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp.Phương pháp điều tra
Phương pháp phân tổ thống kê
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Góp phần hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triểnlàng nghề trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay Đánh giá thực trạng và kết quảphát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và khả năng phát triển làng nghề Mộc MỹXuyên Đề xuất phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển làngnghề mộc Mỹ Xuyên huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 7DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
TTBQ : Tăng trưởng bình quân
UBND : Ủy ban nhân dân
SXKD : Sản xuất kinh doanh
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ x
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Câu hỏi nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
3.1 Mục tiêu chung 2
3.2 Mục tiêu cụ thể 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4.1 Đối tượng nghiên cứu 2
4.2 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
5.2 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Cấu trúc luận văn 4
PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Khái niệm về phát triển 5
1.1.2 Một số quan niệm về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề 6
1.1.2.1 Quan niệm về nghề truyền thống 7
1.1.2.2 Quan niệm về Làng nghề 8
1.1.2.3 Sự cần thiết phát triển Làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 11
1.1.3 Các nhân tố tác động đến sự phát triển Làng nghề 13
Trang 91.1.3.1 Nhân tố bên trong 13
1.1.3.2 Nhân tố bên ngoài 14
1.2 Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1 Tình hình phát triển Làng nghề trên thế giới 18
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển Làng nghề ở Việt Nam 20
1.2.2.1 Kinh nghiệm của Bắc Ninh 21
1.2.2.2 Phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế 22
1.2.2.3 Kinh nghiệm phát triển các Làng nghề ở huyện Phong Điền 24
1.3 Các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài 16
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển 16
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá phát triển Làng nghề 16
1.3.2.1 Về mặt kinh tế 16
1.3.2.2 Về xã hội, môi trường 17
1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá nhân tố tác động 18
1.3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá nhân tố bên trong 18
1.3.3.2 Chỉ tiêu đánh giá nhân tố bên ngoài 18
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ MỘC MỸ XUYÊN 26
2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 26
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 26
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 26
2.1.2.1 Về kinh tế 26
2.1.2.2 Về Văn hóa - xã hội 27
2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên 30
2.2.Thực trạng phát triển của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên 31
2.2.1 Tổng quan về sự phát triển nghề, Làng nghề huyện Phong Điền 31
2.2.2 Tổng quan Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên 34
2.2.2.1 Biến động số lượng cơ sở tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên 34
2.2.2.2 Tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và kênh phân phối sản phẩm tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên 36
2.2.2.3 Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên 37
Trang 102.2.2.4 Quy mô và cơ cấu lao động Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên 39
2.2.2.5 Chủng loại, mẫu mã sản phẩm 39
2.2.2.6 Kỹ thuật công nghệ và máy móc 41
2.2.2.7 Một số chính sách hỗ trợ của nhà nước cho phát triển nghề và Làng nghề 41
2.3 Phân tích, đánh giá tác động của các nhân tố đến sự phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên ở các cơ sở điều tra 45
2.3.1 Đặc điểm chủ cơ sở 45
2.3.2 Đặc điểm hoạt động của các cơ sở 46
2.3.3 Đặc điểm nguồn lực của các cơ sở 47
2.3.3.1 Về nguồn lao động 47
2.3.3.2 Quy mô nguồn vốn 50
2.3.3.3 Về trình độ kỹ thuật và công nghệ 53
2.3.4 Nguyên vật liệu 54
2.3.5 Xúc tiến thương mại 55
2.3.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 56
2.3.7 Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở 56
2.3.7.1 Chi phí và kết cấu sản xuất kinh doanh 56
2.3.7.2 Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cơ sở 58
2.3.8 Tác động của sản xuất kinh doanh tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên đối với xã hội và môi trường 60
2.3.8.1 Tác động về mặt xã hội 60
2.3.8.2 Tác động về mặt môi trường 61
2.4 Đánh giá chung về sự phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên 63
2.4.1 Kết quả 63
2.4.2 Hạn chế, tồn tại 64
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC MỸ XUYÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 66
3.1 Định hướng sự phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên 66
3.2 Mục tiêu 66
3.2.1 Mục tiêu chung 66
3.2.2 Mục tiêu cụ thể 67
Trang 113.3 Hệ thống giải pháp 68
3.3.1 Xây dựng quy hoạch và thực hiện tốt các quy hoạch đã phê duyệt 68
3.3.2 Phát triển thị trường tiêu thụ 68
3.3.3 Phát triển sản phẩm 72
3.3.4 Phát triển vùng nguyên liệu 73
3.3.5 Giải pháp về vốn đầu tư và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất 74
3.3.6 Đào tạo, nâng cao chất lượng và duy trì nguồn nhân lực 76
3.3.7 Đa dạng hóa các hình thức, quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh sự liên kết phối hợp giữa các cơ sở 78
3.3.8 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết nhu cầu về mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh Error! Bookmark not defined. 3.3.9 Tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước 80
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
1 Kết luận 82
2 Kiến nghị 83
2.1 Đối với Chính quyền địa phương 83
2.2 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Làng nghề 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 87
QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 + 2
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thực trạng phát triển nghề và Làng nghề trên địa bàn huyện Phong Điề
33
Bảng 2.2: Số cơ sở sản xuất kinh doanh tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên qua các giai đoạn 35
Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2015 38
Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu lao động tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2015 38
Bảng 2.5: Các loại máy móc được dùng trong sản xuất tại Làng nghề 41
Bảng 2.6: Nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước cho Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2015 43
Bảng 2.7: Đặc điểm chủ sở hữu tại các cơ sở điều tra 44
Bảng 2.8: Tình hình hoạt động các cơ sở tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên 46
Bảng 2.9: Tình hình nguồn lao động tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên 49
Bảng 2.10: Tình hình sử dụng vốn tại các cơ sở điều tra 52
Bảng 2.11 : Tình hình đầu tư máy móc thiết bị tại các cơ sở điều tra 53
Bảng 2.12: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại các cơ sở điều tra 54
Bảng 2.13: Chi phí và kết cấu chi phí tính bình quân tháng tại các cơ sở 58
Bảng 2.14 : Kết quả và hiệu quả tính bình quân tháng tại các cơ sở 60
Bảng 2.15: Vấn đề xử lý môi trường tại các cơ sở điều tra 62
Trang 13DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình tham gia Hội chợ, triễn lãm của các cơ sở 55Biểu đồ 2.2: Thị trường tiêu thụ của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên 56
Trang 14PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự tồn tại và phát triển của các Làng nghề, ngành nghề thủ công truyền thống một bộ phận của công nghiệp nông thôn là điều tất yếu trong sự phát triển kinh tế vàbảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của nước ta trong giai đoạn hiện nay, thúc đẩy sựphát triển của các tỉnh, thành phố nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng Theo sốliệu thống kê, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đóng góp 17%
-trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo định hướng công nghiệp xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp và cơ cấu lao động ởnông thôn
Ngày nay, cùng với sự phát triển về khoa học và kỹ thuật thì sản phẩm nôngnghiệp đã chạm ngưỡng về mặt năng suất và sản lượng, do đó để phát triển kinh tế
hộ gia đình, nền kinh tế địa phương vấn đề đặt ra cần phát triển các Làng nghề, cácngành nghề tiểu thủ công nghiệp song song với phát triển nông nghiệp, ngành nghềtiểu thủ công nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của người dân, từ đó
thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương
Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên - Làng nghề tiêu biểu của huyện Phong Điền,nghề chạm khắc trên gỗ được hình thành từ thế kỷ XIX, với bề dày trăm năm lịch
sử những sản phẩm tinh xảo, nét chạm trỗ được đúc rút kinh nghiệm từ bao đời, một
số sản phẩm điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên như: tượng gỗ các loại; bên cạnh đó các sảnphẩm mộc dân dụng với sự chính xác trong kích thước, kỷ thuật mộc điêu luyện vớicác sản phẩm: bàn ghế, tủ, giường, salong ; và sản phẩm mộc nhà rường… đã đếnvới người tiêu dùng khắp cả nước
Trong thời gian qua, nghề mộc đã đem lại thu nhập đáng kể cho các doanhnghiệp, hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh sản phẩm điêu khắc gỗ, giải quyết
được vấn đề về việc làm cho số lượng lớn lao động trong và ngoài địa phương Tuy
nhiên quá trình phát triển Làng nghề còn nhiều hạn chế Nguồn lực của các cơ sởsản xuất kinh doanh tại Làng nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, quy
Trang 15mô sản xuất nhỏ lẻ, năng lực cạnh tranh còn yếu, thị trường tiêu thụ hạnhẹp…Những điều này đã kìm hãm sự phát triển của Làng nghề, nghề mộc và sảnphẩm mộc mỹ nghệ Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên phát triển chưa tương xứng vớitiềm năng, thế mạnh của mình.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển
Làng ngh ề Mộc Mỹ Xuyên huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế
2 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên thời gian qua như thế nào?
- Những tồn tại, hạn chế và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển củaLàng nghề Mộc Mỹ Xuyên?
- Giải pháp nào cần đưa ra để thúc đẩy phát triển Làng nghề Mộc MỹXuyên?
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích đánh giá thực trạng phát triển Làng
nghề Mộc Mỹ Xuyên, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển Làng nghề Mộc MỹXuyên trong thời gian tới
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển Làng nghề
- Đánh giá thực trạng phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển Làng nghề giai đoạn từ nay đến năm2025
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự phát triển của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên
Đối tượng trực tiếp là các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh tại Làng
nghề Mộc Mỹ Xuyên
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 16- Về mặt không gian: Nghiên cứu trên địa bàn Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên, xãPhong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về mặt thời gian:
+ Đánh giá thực trạng giai đoạn 2010 - 2015
+ Điều tra số liệu sơ cấp năm 2017
+ Đề xuất giải pháp đến năm 2025
- Nội dung nghiên cứu: Phân tích, đánh giá các vấn đề tác động đến sự pháttriển của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
* S ố liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành của địa phương, chủyếu là Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phong Điền,Chi cục thống kê huyện Phong Điền, UBND xã Phong Hòa và các nghiên cứu vềphát triển Làng nghề, phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên của các tác giả, nhànghiên cứu
* S ố liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra bảng hỏi
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: Chọn ngẫu nhiên 45 cơ sởsản xuất kinh doanh tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên, căn cứ vào danh sách các cơ sởsản xuất kinh doanh tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên (Làng nghề Mộc Mỹ Xuyênthuộc UBND xã Phong Hòa, huyện Phong Điền) do UBND xã Phong Hòa cungcấp, chọn ngẫu nhiên 01 cơ sở trong danh sách; sau đó cứ cách đều k đơn vị lạichọn ra 01 đơn vị vào mẫu, lựa chọn k=7, cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vịcủa mẫu
- Phỏng vấn trực tiếp qua bảng hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Làngnghề Mộc Mỹ Xuyên
5.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- S ố liệu thứ cấp
Trang 17Phương pháp so sánh: Đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua
thời gian (Tốc độ phát triển liên hoàn, Tốc độ tăng trưởng bình quân…)
- S ố liệu sơ cấp
Phương pháp thống kê mô tả: Qua số liệu điều tra sơ cấp, thống kê các chỉ
tiêu riêng lẽ theo số lượng, tỷ lệ phần trăm, biểu đồ để rút ra nhận định
- Phương pháp phân tổ thống kê: Sử dụng để tổng hợp và hệ thống hóa sốliệu theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu
+ 45 mẫu điều tra được phân tổ thành 02 nhóm theo tiêu thức địa lý: Các cơ
sở hoạt động sản xuất tại Khu quy hoạch Làng nghề và các cơ sở hoạt động sản xuấtngoài khu quy hoạch Làng nghề Tác giả phân thành 02 nhóm như trên để đánh giá
sự khác biệt của các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu quy hoạch; đánh giá sự tác
động của các yếu tố đối với quá trình sản xuất Từ đó đưa ra những kết luận liênquan đến vấn đề quy hoạch phát triển làng nghề Mộc Mỹ Xuyên
+ 45 mẫu điều tra được phân tổ thành 03 nhóm theo tiêu thức ngành nghề:Mộc dân dụng, Điêu khắc gỗ và Mộc nhà rường Phân tích đánh giá sự khác biệt docác nhân tố tác động đến sự phát triển của các cơ sở đối với các nhóm ngành khácnhau
- Công c ụ xử lý và phân tích
Số liệu đã thu thập sẽ được xử lý và tổng hợp: Số liệu thứ cấp và sơ cấp được xử
lý bằng Micosoft Office Excel
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chủ yếu của luận văn bao gồm 3
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển Làng nghề
- Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên
- Chương 3: Giải pháp phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên.
Trang 18PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về phát triển
- Khái niệm về phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trìnhvận động theo chiều hướng đi lên của sự vật từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Quá trình đó diễn ra
vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới, thay thế cái cũ
- Khái niệm về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Nóbao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thểchế kinh tế, chất lượng cuộc sống
Về căn bản, khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều
hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật; nó không phản ánh quá trình biếnđổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật Đây là điểm khác nhau căn bản
giữa khái niệm phát triển và khái niệm tăng trưởng
Mặc dù có sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển nhưng giữa chúng lại
có mối liên hệ tất yếu với nhau: Tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngượclại, phát triển lại là điều kiện tạo ra những sự tăng trửởng mới, thường là với tốc độ
và quy mô lớn hơn Đó là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.
- Phát triển kinh tế bao hàm các sự tăng trưởng kinh tế tức là tăng về quy môsản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã hội
Khái niệm phát triển kinh tế bao hàm các vấn đề cơ bản như sau:
Thứ nhất là mức độ gia tăng mở rộng sản lượng quốc gia và sự tăng trưởngmức sản xuất, mức sống của quốc gia trong một thời gian nhất định
Trang 19Thứ hai là mức độ biến đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia Trong đó, quan trọngnhất là tỷ lệ ngành công nghiệp trong tổng sản lượng quốc dân Mức độ tỷ lệ ngànhcông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân càng cao thể hiện mức phát triển càngcao.
Thứ 3 là sự tiến bộ về cơ cấu xã hội, đời sống xã hội, mức độ gia tăng thunhập thực tế của người dân, mức độ công bằng xã hội của quốc gia
Theo ý kiến chủ quan của tác giả, phát triển làng nghề hay phát triển làngnghề truyền thống là phát triển cả về lượng và chất, đồng thời phát triển bền vững,gìn giữ yếu tố truyền thống Phát triển về lượng: quy mô sản xuất, cơ cấu hoạt động,
số lượng các cơ sở, số lượng lao động có việc làm của làng nghề…; Phát triển vềchất: hiệu quả sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật; trình độtay nghề và đảm bảo môi trường làng nghề
1.1.2 Một số quan niệm về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, có nhiều tên gọi khác nhau: Nghềtruyền thống, nghề cổ truyền, nghề phụ… xét về nguồn gốc ra đời, các tổ chức sảnxuất tiểu thủ công nghiệp của nước ta là: Thông qua con đường hợp tác hóa, bằngcách tổ chức những người thợ thủ công cá thể vào làm ăn tập thể hình thành các hợptác xã tiểu thủ công nghiệp và thông qua con đường cải tạo xã hội chủ nghĩa đối vớicác xí nghiệp tư bản tư doanh Ngày nay, ngoài các hợp tác xã còn có các hộ sảnxuất cá thể, tiểu chủ, những doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn sảnxuất và kinh doanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công cổ truyền, cácngành nghề mới xuất hiện
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp, đặc biệt là ngành nghề thủ công truyền thống được quan tâm phục hồi, tạo
điều kiện phát triển Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ngày nay được trang bịmáy móc để cơ khí hoá một số khâu trong quá trình sản xuất Sự phát triển này đãlàm thay đổi cơ cấu kinh tế xoá bỏ đặc điểm thuần nông, dần dần hình thành và mở
mang hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghềtruyền thống… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của đời sống dân sinh
Trang 20Thông thường hoạt động của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp lúc đầu phát sinh từ
một số gia đình, dần dần mở rộng ra nhiều hộ gia đình Số hộ và số lao động làngành nghề tiểu thủ công nghiệp ngày càng nhiều, đạt từ 50% trở lên và cũng tạo ratrên 50% thu nhập so với tổng thu nhập trên địa bàn của làng Sản xuất của Làngnghề tiểu thủ công nghiệp được sử dụng những công nghệ truyền thống, kết hợp vớicông nghệ hiện đại
Như vậy, có thể thấy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là những ngành có
một hoặc một số nghề tiểu thủ công nghiệp được tách ra khỏi nông nghiệp để sảnxuất kinh doanh độc lập Số hộ lao động và thu nhập phát triển trên 50% trở lên sovới tổng số hộ lao động cũng như giá trị thu nhập của thôn (làng) Phương pháp sảnxuất đã được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất
1.1.2.1 Quan niệm về nghề truyền thống
Có nhiều quan niệm về nghề truyền thống như sau:
- Nghề truyền thống là một hiện tượng kinh tế văn hóa đặc sắc ở Việt Nam.Nghề truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác (truyền nghề), lưu giữ
kỹ thuật sản xuất (bí quyết nghề nghiệp), đúc kết kinh nghiệm
- Nghề truyền thống thường được lưu giữ trong một gia đình, một dòng họ,một làng, một vùng cho nên mới nói đất có nghề
- Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sảnphẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc
có nguy cơ bị mai một, thất truyền
- Các ngành nghề thủ công truyền thống ở nước ta được phân chia thành năm
nhóm như sau:
Mặt hàng Thủ công mỹ nghệ như: Sơn mài, khảm trai
Mặt hàng công cụ sản xuất như: Sản xuất liềm, hái
Mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như: Dao, kéo
Mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống như: Nề, mộc, sản xuất vật liệuxây dựng
Mặt hàng được chế biến từ lương thực thực phẩm như: Bánh cuốn, rượu
Trang 21- Theo quy định tại Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung củaNghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghềnông thôn thì nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghịcông nhận;
Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của Làng nghề
1.1.2.2 Quan niệm về Làng nghề
* Quan niệm về Làng nghề
Làng xã Việt Nam được hình thành và phát triển rất lâu đời, thường đượcgắn chặt với sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn Ngay từ buổi ban đầu dựng
nước, những làng xóm định canh đã hình thành, dựa trên cơ sở của công xã nông
thôn Mỗi công xã gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa giớinhất định Cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và dần dần cómột bộ phận dân cư sống bằng cách làm nghề tiểu thủ công nghiệp Bên cạnh những
người chuyên làm nghề, thì đa phần vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề phụ
Quá trình phát triển của Làng nghề, lúc đầu chỉ xuất hiện ở một vài gia đình,rồi đến cả họ và sau đó lan ra cả làng Trải qua một thời gian dài của lịch sử, lúcthịnh, lúc suy, có những Làng nghề được lưu giữ, có những Làng nghề bị mai mộthoặc mất hẳn và có những Làng nghề mới ra đời Trong đó có những Làng nghề đạttới trình độ công nghệ tinh xảo với kỹ thuật điêu luyện và phân công lao động xãhội khá cao
Thuật ngữ Làng nghề từ trước tới nay đã được đề cập khá nhiều trong cácsách, báo với nội dung rộng hẹp khác nhau Theo tìm hiểu của tác giả, thì có nhữngquan niệm như sau:
Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng “Làng nghề là làng mà tuy vẫn trồng trọt
theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác (đan lát ) song
Trang 22đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một lớp thợ thủ công chuyên nghiệp
hay bán chuyên nghiệp, có Phường, có ông Trùm, ông Phó cả có quy trình côngnghệ nhất định, dân cư sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra các mặthàng thủ công” Quan niệm này phần nhiều chỉ đề cập đến các làng nghề truyềnthống, tồn tại lâu dài trong lịch sử, còn các làng nghề mới hình thành chưa được đềcập đến (4)
Tác giả Mai Thế Hởn quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn, có mộthay một số nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp để sảnxuất độc lập Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sảnphẩm của làng” (5)
Có ý kiến cho rằng, Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông
thôn, được tạo bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý
nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu
từ nghề thủ công, giữa họ có mối lên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung củaNghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triểnngành nghề nông thôn, Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp,bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã,thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiềuloại sản phẩm khác nhau
Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương đã đưa ra quan niệm vềLàng nghề như sau: “Làng nghề không còn bó hẹp trong khuôn khổ công nghệthủ công, tuy thủ công vẫn là chính, mà một số công đoạn đã được cơ khí hóahoặc bán cơ khí hóa và trong các Làng nghề, không chỉ có các cơ sở sản xuấthàng thủ công, mà đã có những cơ sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sảnxuất, như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối hàng hóa, cung ứng
đầu vào và đầu ra cho sản phẩm Làng nghề” (3)
* Tiêu chí phân loại Làng nghề
Trang 23Cũng như phân loại nghề, việc phân loại Làng nghề gặp nhiều khó khănbởi tính đa dạng về quy mô, lĩnh vực và lịch sử hình thành; có thể phân loạiLàng nghề theo các tiêu chí sau:
c) Theo quy mô Làng nghề:
- Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghềhoặc cùng một không gian địa lý lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề ở
đó các Làng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với
lực lượng lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê;
- Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo địa giới hànhchính Ở các Làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phinông nghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc
d) Theo loại hình kinh doanh của Làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam:
- Các Làng nghề truyền thống chuyên doanh một chủng loại sản phẩmhàng hoá;
- Các Làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống;
- Các Làng nghề vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa pháttriển các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng Loại Làng nghề này phát triểnmạnh trong những năm gần đây
e) Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các Làng nghề:
- Các Làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành
Trang 24nghề phi nông nghiệp;
- Các Làng nghề thủ công chuyên nghiệp;
- Các Làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu
* Tiêu chí công nhận Làng nghề
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị
định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn, tiêu chí công nhận Làng nghề phải đảm bảo ba tiêu chí sau:
1 Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt độngngành nghề nông thôn;
2 Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm được công nhận;
3 Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước;
1.1.2.3 Sự cần thiết phát triển Làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Làng nghề có ý nghĩa to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
thôn đối với các địa phương với cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Quá trình CNH-HĐH cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thônchuyển sang cơ cấu mới: Tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
sẽ tăng lên, tỷ trọng của nông nghiệp sẽ giảm xuống Phát triển ngành nghề nôngthôn, Làng nghề chính là con đường chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn Lao động nông nghiệp năng suất thấp, thu nhập thấp sang lao động ngànhnghề có năng suất và chất lượng cao với thu nhập cao hơn, từ đó giá trị sản xuấttrong khu vực công nghiệp - TTCN của một địa phương cũng tăng theo Mục tiêu
nâng cao đời sống của cư dân nông thôn một cách toàn diện cả về kinh tế và văn hóa
cũng chỉ có thể đạt được nếu trong nông thôn, có cơ cấu hợp lý của nông thôn mới,
có nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, có nông thôn vận động và phát triển với hệthống Làng nghề tiếp nối truyền thống văn hóa Làng nghề với chuỗi đô thị nhỏ văn
Trang 25minh, lành mạnh.
- Giải quyết về vấn đề việc làm cho lao động nông thôn:
Việc phát triển ngành nghề TTCN, Làng nghề sẽ góp phần giải quyết về vấn
đề việc làm tại các khu vực nông thôn, số lao động trong thời gian nông nhàn, số laođộng không còn việc làm khi ruộng đất đã chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc số laođộng bị đào thải ở các khu đô thị… các Làng nghề sẽ là nơi tạo công ăn việc làm
cho các đối tượng trên Bên cạnh đó, Làng nghề phát triển kéo theo sự phát triển củanhiều ngành nghề khác, dịch vụ khác, qua đó tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho
dân cư nhiều vùng nông thôn
- Góp phần đa dạng hoá các sản phẩm, cung cấp ngày càng nhiều hàng hoácho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu:
Với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú, các Làng nghề đã làm ra nhiều mặt
hàng tiêu dùng như: Điện - điện tử, giày dép, đồ dùng bằng gỗ, mây tre đan… phục vụ
tiêu dùng của người dân Đồng thời, trong giai đoạn hiện nay đã hướng sang xuất khẩu rathị trường các nước như: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Trung Quốc…
Các Làng nghề phát triển đã làm cho thị trường mới được mở ra, trong
đó sản phẩm chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan,… Hiện nay, sản
phẩm của Làng nghề đã có mặt ở khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể số
lượng khá lớn xuất khẩu trực tiếp thông qua con đường tiểu ngạch Thị trường
trong nước hiện nay cũng được mở rộng và phát triển do chất lượng sản phẩm vàmẫu mã luôn được đổi mới Việc mở rộng thị trường là nhân tố quyết định của sựphát triển và tồn tại của Làng nghề
- Bảo tồn, phát triển Làng nghề là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa củadân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Trong Làng nghề, đã tồn tại từ lâu đời các ngành nghề truyền thống rất đặcbiệt, gắn với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của các nghệ
nhân được lưu truyền từ hàng trăm năm nay đang được gìn giữ, kế thừa, khôi phục
Có những sản phẩm còn mang dấu ấn thời đại, đặc điểm Làng nghề, phong cáchnghệ nhân khá đậm nét
Trong quá trình hội nhập hiện nay, người ta coi sản phẩm thủ công của các
Trang 26Làng nghề là di sản văn hóa vật thể của các dân tộc trên thế giới Vì vậy, phát triểnLàng nghề chính là giữ gìn văn hóa vật thể ngược lại giữ gìn bảo vệ văn hóa vật thể
là cơ sở để Làng nghề phát triển Đây chính là hai mặt của vấn đề giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc một trong những định hướng xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta
1.1.3 Các nhân tố tác động đến sự phát triển Làng nghề
1.1.3.1 Nhân tố bên trong
Nhân t ố vốn đầu tư
Muốn có phát triển kinh tế phải có tăng trưởng kinh tế Yếu tố đầu tiên để
tăng trưởng kinh tế là vốn Vốn là toàn bộ các nguồn tài sản dùng để sản xuất kinh
doanh Phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tăng hiệu suất sử dụng vốn, tăngkhối lượng vốn đầu tư, quản lý chặt chẽ vốn, phân bổ hợp lý các nguồn vốn Vốn làyếu tố vật chất đầu tiên, quyết định quy mô sản xuất của các chủ thể sản xuất kinhdoanh của Làng nghề Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh khốc liệttrên thị trường đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có lượng vốn lớn để đầu
tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị ở một số công đoạn sản xuất phù hợp để thay
thế lao động thủ công, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng đáp ứng nhucầu mở rộng thị trường
Hiện nay, các cơ sở kinh doanh tại Làng nghề, Làng nghề truyền thống chủyếu là nguồn vốn tự có
Vốn tự có: Là nguồn vốn của các chủ sở hữu sản xuất kinh doanh trong Làngnghề được tích lũy lại Nguồn vốn này chiếm khoảng trên 60% tổng số vốn đầu tưcủa các chủ thể sản xuất kinh doanh Có một thực tế, do truyền thống tập quán củanếp nghĩ sản xuất nhỏ, nhiều cơ sở hộ cá thể sau khi tích lũy được lợi nhuận họ dèdặt trong việc tái mở rộng sản xuất nhưng lại dùng nó để xây nhà, sắm sửa đồ đạc
trong gia đình
Nhân t ố trình độ kỹ thuật và công nghệ
Nhân tố đầu tiên quyết định đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm là trình
độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất, điều đó đồng nghĩa với việc đầu tư trang thiết bị
và ứng dụng khoa học công nghệ càng có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất
lượng và giá thành sản phẩm KHCN đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng
Trang 27khả năng sản xuất cho các cơ sở sản xuất TTCN, tạo nền tảng vững chắc để nâng
cao năng lực cạnh tranh trong từng sản phẩm, từng cơ sở sản xuất và tạo điều kiện
nâng cao khả năng tự chủ trong sản xuất của mỗi cơ sở sản xuất Vì vậy, nhiều Làngnghề TTCN đã đẩy mạnh việc áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới, đổi cáchthức sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí sảnxuất, giảm thời gian sản xuất để đạt mục đích cuối cùng là hạ giá thành sản phẩm
Nhân t ố về nguồn lao động
Cơ cấu lao động trong Làng nghề được phân hóa như sau: Lực lượng cơ bản
nhất ở tại địa phương bao gồm lao động địa phương chuyên nghiệp và lao động địa
phương bán chuyên nghiệp là những người trong gia đình tham gia khi công việc
cần kíp hoặc công việc của họ rỗi rãi; lao động làm thuê ở địa phương khác đến cóthể thuê theo thời vụ hoặc hợp đồng cả năm Ngoài ra ở nhiều Làng nghề có một lực
lượng đông đảo lao động ở địa phương khác đến làm việc với tư cách đi học việc,như các ngành chạm khắc, thêu ren… Thực tế hiện nay tại các Làng nghề, lao động
chính là những người đã đứng tuổi hoặc là người đã lập gia đình, đối với lao độngtrẻ lại quan niệm nghề truyền thống của cha ông chỉ là nghề tạm thời Vấn đề cần
đặt ra là làm sao để đào tạo và phát triển đội ngũ nghệ nhân truyền nghề
1.1.3.2 Nhân tố bên ngoài
Nhân t ố thị trường
Cũng như các hàng hoá khác, sản phẩm của Làng nghề sẽ không tồn tại nếukhông có thị trường tiêu thụ Đây là yếu tố quan trọng nhất để tồn tại và phát triểncủa các Làng nghề trong giai đoạn hiện nay Thị trường chính thống, phổ biến củacác Làng nghề là chợ nông thôn, chợ làng nhằm phục vụ tại địa phương và các vùnglân cận Thị trường tại chỗ nhỏ hẹp, sức tiêu thụ chậm Phương thức thanh toán trênthị trường chủ yếu là tiền mặt, thỏa thuận miệng về các quan hệ tín dụng giữa ngườisản xuất, người tiêu dùng và giữa các chủ thể kinh tế
Đối với thị trường thế giới thì một số sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam như
đồ gốm, lụa tơ tằm thì đã được bán ra nước ngoài cách đây vài trăm năm Sản phẩm
Làng nghề đã có mặt ở trên 100 quốc gia trên thế giới
Trang 28Vì vậy, để khôi phục và phát triển làng nghề thì các cấp chính quyền địa
phương cần có cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ mở rộng thị trường đầu ra cho các
sản phẩm của Làng nghề, đồng thời các Làng nghề cần cập nhật thị hiếu của người
tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm
Nhân t ố nguồn nguyên vật liệu
Cũng như bất kỳ quá trình sản xuất, khối lượng, chủng loại nguyên vật liệu
và khoảng cách giữa nguồn cung cấp nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng, giá thành, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất kinh doanh
Nguồn nguyên liệu là yếu tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đếnquá trình sản xuất tại các Làng nghề Nguyên liệu dồi dào phong phú, chất lượng sẽquyết định số lượng, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường Nguồn nguyên liệu chính tại địa phương trong nước, đây chính là lợi thế
của các Làng nghề Tuy nhiên, thị trường nguyên liệu không chính thức, phươngthức thanh toán do hai bên tự thỏa thuận, phụ thuộc thời vụ do tư thương cung cấpnên giá cả lên xuống theo mùa Sử dụng nguồn nguyên liệu đa dạng hoặc thay thế sẽ
là xu hướng cần được quan tâm để Làng nghề phát triển ổn định
Nhân t ố cơ chế chính sách của Nhà nước
Bất cứ một Nhà nước thuộc thể chế chính trị nào cũng đều có chức năngquản lý nhà nước về kinh tế
Đối với các Làng nghề, thì các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước sẽ ảnhhưởng theo hai chiều hướng khác nhau: Thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của các
Làng nghề Trước năm 1986, Nhà nước chủ trương tập trung phát triển kinh tế tậpthể và kinh tế quốc doanh, không chấp nhận kinh tế tư nhân, cá thể đã làm chocác Làng nghề không phát triển, có nguy cơ biến mất Từ khi thực hiện công cuộc
đổi mới, với chính sách thừa nhận hộ gia đình là chủ thể kinh tế độc lập, các doanh
nghiệp tư nhân được phép thành lập Bên cạnh đó, nhờ chính sách mở cửa, hội nhậpvới nền kinh tế thế giới mà các sản phẩm của Làng nghề ở nước ta có điều kiện xuấtkhẩu ra các thị tường quốc tế, các Làng nghề có điều kiện để phục hồi và phát triểnmạnh mẽ hơn
Trang 29Trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giớicủa nước ta hiện nay, cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, văn bản pháp luật của Nhà
nước, có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung và
phát triển các Làng nghề nói riêng Nếu Nhà nước có những chính sách đúng đắn,phù hợp quy luật vận động của nền kinh tế, sẽ thúc đẩy các Làng nghề, nghề truyềnthống phát triển và ngược lại
1.1.4 Các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài
1.1.4.1 Chỉ tiêu phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu
- Tốc độ phát triển liên hoàn
Sự biến động về quy mô: Để đánh giá được mức độ biến động quy mô sảnxuất của các cơ sở sản xuất ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu dãy số thời gian
- Phản ánh sự biến động tuyệt đối về quy mô sản xuất ta dùng chỉ tiêu lượng
tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn:
- Phản ánh sự biến động tương đối của quy mô sản xuất ta dùng chỉ tiêu tốc
độ phát triển liên hoàn hay tốc độ tăng (giảm) liên hoàn:
Tốc độ phát triển liên hoàn: x100 (%)
Trong đó: n : Là số lượng các mức độ trong dãy số
: Là mức độ tuyệt đối của dãy số tại thời gian i
: Là mức độ tuyệt đối của dãy số tại thời gian i-1
- Tốc độ tăng trưởng
Gọi g: tốc độ tăng trưởng, đơn vị tính là %
(G(GOi - GO i-1) x100
(GO i-1)
Trong đó: GOi: Giá trị sản xuất năm i (năm nghiên cứu)
GOi-1: Giá trị sản xuất năm i-1 (năm trước năm nghiên cứu)
1.1.4.2 Chỉ tiêu đánh giá phát triển Làng nghề
V ề mặt kinh tế
Đánh giá kết quả sản xuất:
g=
Trang 30- Tổng giá trị sản xuất (Gross output - GO): Là tổng giá trị thu được của mộtloại mô hình gồm các loại sản phẩm hoặc một đơn vị diện tích GO=ΣQi*Pi.
Trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (IC): Là chi phí mà cơ sở sản xuất phải thanh toán bằngtiền mặt cho bên ngoài Chi phí trung gian bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chiphí dịch vụ thuê IC = chi phí vật chất + chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài)
Chi phí vật chất gồm: Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu (xăng, dầu,
diezen,…), điện, nước, chi phí vật chất khác
Chi phí dịch vụ gồm: Phí vận tải, phí bưu điện, quảng cáo, chi vệ sinh, môi
trường, bảo vệ, chi phí dịch vụ khác
- Tổng chi phí (Total cost - TC): Là tổng số chi phí về vật chất, dịch vụ vàlao động đã đầu tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm
- Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (Value Added - VA): Là chỉ tiêu phảnánh những phần giá trị do lao động sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định Đó chính
là một bộ phận của GTSX còn lại sau khi trừ IC: VA = GO - IC
Đánh giá hiệu quả sản xuất:
- Hiệu suất GO/IC: Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian Chỉ tiêunày cho biết cứ 1 đơn vị trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị sản xuất
- Hiệu suất VA/IC: Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian Chỉtiêu này cho biết cứ 1 đơn vị trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị
gia tăng
- Hiệu suất VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đơn vị giá trị sản xuất tatích lũy được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quátrình đầu tư sản xuất
- Hiệu suất GO/LĐ: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị công lao động tạo ra
bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất
V ề xã hội, môi trường
- Số lượng lao động có việc làm: Phát triển Làng nghề truyền thống đã tạo ra
lượng lớn việc làm cho lao động tại địa phương và lao động từ các địa phương khác
Trang 31- Thu nhập của người lao động: Sự phát triển Làng nghề còn được thể hiệnqua thu nhập của người lao động tăng lên hay giảm xuống qua thời gian; thấp hoặccao so với thu nhập từ các nghề khác.
- Tác động đến môi trường: Nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường là chỉtiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển Làng nghề, thể hiện thái độ của các cơ sơsản xuất về vấn đề ô nhiễm môi trường và cách thức khắc phục nó
1.1.4.3 Chỉ tiêu đánh giá nhân tố tác động
Ch ỉ tiêu đánh giá nhân tố bên trong
- Đặc điểm chủ cơ sở; Trình độ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý củachủ cơ sở
- Năng lực sản xuất của cơ sở: Số lượng lao động, chất lượng lao động, tàisản cố định và nguồn vốn, trang thiết bị máy móc
Ch ỉ tiêu đánh giá nhân tố bên ngoài
- Nhân tố thị trường được đánh giá thông qua: Cơ cấu các loại thị trường tiêuthụ, giá bán sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại
- Nhân tố về cơ chế chính sách được phản ánh bằng hệ thống văn bản phápquy; những quy định của địa phương
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình phát triển Làng nghề trên thế giới
Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á rất coi trọng phát triển các xí nghiệpnhỏ và vừa ở nông thôn trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp vì nó có nhiều lợi thế và
ưu điểm trong phát triển, đối với các nước có nền công nghiệp hiện đại như Nhật
Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan… ưu tiên phát triển loại hình này
hơn nữa
Ở Ấn Độ, tiểu thủ công nghiệp phát triển ngay từ những năm 50, 60 của thế
kỷ XX Ngoài việc bảo tồn, đổi mới và phát triển nghề thủ công truyền thống, các xínghiệp nhỏ và vừa trong ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh và đượcchuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá cao, chủ yếu trong ngành cơ khí, chế biến lươngthực, thực phẩm, và ngành dược liệu Trong nông thôn Ấn Độ đã hình thành một
Trang 32mạng lưới cơ sở cơ khí, thu hút trên 10.000 hộ gia đình tham gia sản xuất các bộphận cơ khí và nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách kinh tế trong nông nghiệp, nông
thôn, đã tạo điều kiện cho xí nghiệp nhỏ và vừa trong ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp nông thôn phát triển Rút kinh nghiệm ở thời kỳ kế hoạch hoá Trung Quốc
đã vận dụng đúng đắn lợi thế và ưu điểm của xí nghiệp nhỏ vào phát triển ngành
nghề tiểu công nghiệp Các xí nghiệp nhỏ phát triển ở hầu hết các làng, xã, thị trấn ởnông thôn Trung Quốc với nhiều hình thức sở hữu khác nhau như: Sở hữu tập thể
và bán tập thể (xí nghiệp hưng trấn), cổ phần, cá thể, tư nhân Tập trung phát triểnsản xuất ở những ngành có lợi thế cạnh tranh như: Hàng hoá tiêu dùng (quần áo,
dày dép, văn phòng phẩm, đồ da, kính…); hàng hoá phục vụ sản xuất nông
nghiệp (máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất nông nghiệp…); đẩy mạnh hìnhthức sản xuất gia công giữa hai khu vực quy mô nhỏ và quy mô lớn trên cơ sở tiêuchuẩn hoá, chuyên môn hoá theo hướng hiện đại Xí nghiệp nhỏ và vừa của TrungQuốc phát triển mạnh, từ năm 1978 đến năm 1997 số xí nghiệp nhỏ tăng từ 2 triệulên 20 triệu; thu hút lao động từ 28 triệu người lên 130 triệu người; giá trị sản lượng
tăng từ 49 tỷ nhân dân tệ lên 8990 tỷ nhân dân tệ
Một số nước như Nhật Bản, Thái Lan coi trọng phát triển một làng mỗi nghề,kết hợp với nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước như tạo môi trường pháp lý, hỗtrợ thị trường, công nghệ, đào tạo lao động có tay nghề cao, đặc biệt là các giải pháp
đầu tư phát triển hạ tầng, đảm bảo môi trường các Làng nghề Những chính sáchnày đã mang lại nhiều thành tựu trong phát triển Làng nghề truyền thống và các
ngành nghề TTCN, từ đó đóng góp vào quá trình phát triển bền vững kinh tế xã hộitrong nông thôn
Từ kinh nghiệm ở các nước, đúc rút kinh nghiệm để Việt Nam phát triển bền vững các Làng nghề với nội dung như sau:
- Một là, tất cả các nước ở Châu Á trong quá trình công nghiệp hóa, trongquá trình hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế đều chú trọng phát triển Làng nghề,
Trang 33nghề truyền thống, coi ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một nội dung phát triểnkinh tế quan trọng.
- Hai là, đề cao vai trò của Nhà nước trong thực hiện các chính sách đồng bộ
từ trung ương đến địa phương, khuyến khích giúp đỡ, hỗ trợ các Làng nghề dướinhiều hình thức khác nhau như bằng cơ chế, chính sách tín dụng, kỹ thuật, chuyểngiao công nghệ, cải tiến mẫu mã, hỗ trợ phát triển thị trường, giải quyết các vấn đề
về môi trường và hạ tầng cho các Làng nghề phát triển
- Ba là, song song với hệ thống chính sách, nhà nước hệ thống hóa kỹ thuậtsản xuất nghề thủ công truyền thống theo phương châm Nhà nước hỗ trợ thành lậpcác trung tâm nghiên cứu trợ giúp KHCN kỹ thuật, còn vốn thì Nhà nước và nhândân cùng làm
- Bốn là, phân loại những ngành nghề truyền thống có khả năng tồn tại pháttriển, lựa chọn những sản phẩm đặc trưng để đầu tư, những ngành có nguy cơ đàothải có quyết sách phù hợp Tập trung phát triển các ngành nghề có kim ngạch xuấtkhẩu lớn, tăng cường các giải pháp phát triển thị trường
- Năm là, đối với Làng nghề thì thợ cả - nghệ nhân phải có sự quan tâm từNhà nước đến các địa phương, chú trọng đào tạo lao động trẻ cho các Làng nghề
- Sáu là, tập trung, đột phá khâu thiết kế sản phẩm, xem đây là chiến lượccạnh tranh bền vững, bởi sự khác biệt với sản phẩm nước ngoài giúp bảo vệ thị
trường sản phẩm trong nước
- Bảy là, giải pháp để phát triển bền vững môi trường trong sản xuất nghề thủ
công là đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, thay thế nguyên liệu tự nhiên bằng nguyên
liệu tổng hợp
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển Làng nghề ở Việt Nam
Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Làng nghề ở nước ta có lúcthịnh, lúc suy, phát triển mạnh vào những năm 60 - 70 (thế kỷ XX) dưới các hìnhthức hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, sau đó phát triển chậm lại vào thập kỷ 80 Đến
đầu những năm 90, nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sản
phẩm Làng nghề phải cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm cùng loại được sản xuất
Trang 34bằng công nghệ tiên tiến có chất lượng tốt hơn, đẹp hơn, giá cả thấp hơn; bên cạnh
đó thị trường truyền thống về tiêu thụ sản phẩm Làng nghề bị ảnh hưởng bởi sự sụp
đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã làm cho sản xuất ở nhiều
Làng nghề đình đốn, thậm chí bị suy thoái, mai một dần
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển nôngnghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, các Làng nghề, ngành nghề tiểu thủcông nghiệp ở nước ta đã và đang được khôi phục và phát triển Việc phát triểntiểu thủ công nghiệp nói chung và Làng nghề nói riêng góp phần giải quyết việclàm cho lao động nông thôn đang có quá nhiều người thất nghiệp; giữ gìn và pháttriển văn hóa truyền thống; đặc biệt tạo ra bộ mặt đô thị mới cho nông thôn Bêncạnh đó góp phần tạo nhiều việc làm cho lao động sẵn có ở địa phương, tăng thunhập cho người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội và hỗ trợ công tác “xóa đói giảm
nghèo” Từ đó có thể giúp địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm
tỉ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, góp phần phát triển nôngthôn mới bền vững, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1.2.2.1 Kinh nghiệm của Bắc Ninh
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố
khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế
Đến nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề và làng nghề truyền thống, chủ yếu sản
xuất đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng Hiện nay, các
làng nghề trên địa bàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 70.000 lao động thườngxuyên và 10.000 lao động thời vụ Mức thu nhập ở các làng nghề cao gấp 3 đến 4,5lần so với các làng thuần nông
Để có những kết quả đó, tỉnh Bắc Ninh đã có một số giải pháp sau:
- Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết
định về xây dựng và phát triển Làng nghề
- Chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề
đạt tiêu chuẩn môi trường, đưa các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vào các cụm công nghiệp
Trang 35làng nghề, có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại các cụm
làng nghề, các khu công nghiệp như: Miễn tiền thuê đất trong 10 năm liền và giảm
50% trong những năm tiếp theo hoặc được miễn và giảm thuế thu nhập doanhnghiệp, được xét hỗ trợ thêm 10 - 30% giá trị đền bù thiệt hại về đất (nếu có)
- Ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các cơ sở sảnxuất công nghiệp
- Ưu tiên sử dụng quỹ khuyến công cho các cơ sở sản xuất trong các làngnghề, thực hiện các chương trình hỗ trợ về các lĩnh vực như: Vốn, thị trường,KHCN, đào tạo nguồn nhân lực Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệpvừa và nhỏ theo Quyết định 193/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ; Hỗ trợcác doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ; Tranh thủ các nguồn vốn trung ương,các tổ chức quốc tế và các nguồn khác để hỗ trợ các dự án giải quyết ô nhiễm môi
trường trong các làng nghề, cụm công nghiệp
- Tạo điều kiện để các hội, hiệp hội nghề nghiệp hoạt động theo hướng tạo sựliên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với nhau, giữa người sản xuất, cung
ứng nguyên liệu với người chế biến, người tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế sự
cạnh tranh thiếu lành mạnh trong các cơ sở sản xuất
- Ngoài các chính sách của tỉnh, các huyện, xã trong tỉnh đều có những chínhsách, giải pháp riêng để hỗ trợ phát triển các làng nghề như: Quy hoạch quỹ đất đểxây dựng cơ sở hạ tầng của các cụm công nghiệp, cụm làng nghề, các điểm côngnghiệp; Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng tại các điểm đã quy hoạch để thu hút
đầu tư; Khảo sát, điều tra, giải quyết kịp thời những tồn tại, khó khăn; Huy động các
nguồn vốn từ các chương trình, dự án, từ các quỹ hội (Nông dân, Phụ nữ, Thanhniên ) phối hợp các ngân hàng để hỗ trợ phát triển các làng nghề
1.2.2.2 Phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế
Làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế được hình thành và phát triểngắn liền với quá trình lịch sử khai phá, mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn,nhất là sau khi các chúa Nguyễn chọn Phú Xuân làm thủ phủ xứ Đàng Trong.Trong quá trình phát triển, các Làng nghề ở Thừa Thiên Huế đã trải qua nhiều bước
Trang 36thăng trầm, gắn liền với những biến động của lịch sử Trong những năm qua, được
sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, thông qua chương trình khuyến công và thực hiệncác chính sách hỗ trợ đầu tư đã làm cho các cơ sở sản xuất TTCN, thủ công mỹnghệ và một số nghề truyền thống và Làng nghề được khôi phục và phát triển.Những ngành như mộc mỹ nghệ, đúc đồng, mây tre đan, thêu đan, dệt thổ cẩm, sảnxuất vật liệu xây dựng, bún bánh, chế biến nông sản thực phẩm và hàng chụccụm tiểu thủ công nghiệp và Làng nghề tập trung được hình thành ở các huyện vàthành phố Huế Bên cạnh một số nghề truyền thống được khôi phục, có một sốnghề mới được du nhập như mây tre xiên, thêu móc, composit mỹ nghệ, chế biếncau khô xuất khẩu
Các Làng nghề truyền thống phát triển mạnh ở Thừa Thiên Huế như: Đúc
đồng Phường Đúc, Cẩn - khảm xà cừ Địa Linh, Điêu khắc g ỗ Mỹ Xuyên, Kim
hoàn Kế Môn, Tranh giấy Làng Sình, Hoa giấy Thanh Tiên, thêu đan, dệt vải, góp phần tạo nên những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc và đặc trưng nền vănhóa Phú Xuân - Thuận Hóa - Huế
Đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công nhận cho 18 nghề truyền
thống, 10 Làng nghề và 16 Làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Việc côngnhận các danh hiệu này có ý nghĩa to lớn đối với sự đóng góp của tổ chức nghề,Làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế tại địa phương, động viên tinh thần lao
động sáng tạo của các nghệ nhân và thợ thủ công
Qua quá trình khôi phục, phát triển đến nay các nghề truyền thống và Làngnghề TTCN hoạt động sản xuất khá ổn định Các hộ sản xuất trong các Làng nghề
bước đầu có chuyển biến trong tổ chức sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, có
một số mẫu mã mới phục vụ du lịch, quà tặng Một số Làng nghề cũng mạnh dạn
đầu tư, tăng năng lực sản xuất, chú ý đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm, một
số cơ sở sản xuất trong Làng nghề đã di dời vào cụm Làng nghề tập trung để thuậnlợi cho liên kết, hợp tác, tăng năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập như mộc
mỹ nghệ, đúc đồng, thêu, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng Bước
đầu đã hình thành và đưa vào khai thác một số tour du lịch tham quan Làng nghề
Trang 37như Đúc đồng Phường Đúc, Thành phố Huế; Điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên, Phong Điền;
Dệt zèng A Roàng, A Đớt A Lưới Bên cạnh việc duy trì và phát triển các nghềtruyền thống thì việc phát triển ngành nghề nông thôn ở tỉnh rất được chú trọng vàquan tâm Festival nghề truyền thống diễn ra với định kỳ 2 năm 1 lần sẽ là cơ hội đểquảng bá hình ảnh của các nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh
Việc phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà Bên cạnh việc đóng góp lượng lớn
giá trị sản xuất, xuất khẩu còn thu hút tạo nhiều việc làm cho người dân tại địa
phương Góp phần nâng cao thu nhập, cải thiên đời sống, thay đổi diện mạo nông
thôn Từ đó tạo nên bức tranh hoàn chỉnh của nông thôn góp phần xây dựng côngnghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
1.2.2.3 Kinh nghiệm phát triển các Làng nghề ở huyện Phong Điền
Các ngành nghề, nghề truyền thống và làng nghề ở huyện Phong Điền đadạng và phong phú, tuy phát triển chưa thật sự mạnh mẽ nhưng sự phát triển của cáclàng nghề đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương đồng thời gìn giữ, bảo tồn
văn hóa địa phương Một số làng nghề ở Phong Điền như: Rèn Hiền Lương, Nón láPhong Sơn, Tương măng Phong Mỹ, Rượu Cườm Phong Chương, Nước mắm
Phong Hải, Gốm Phước Tích và Mộc Mỹ Xuyên…
Một số kinh nghiệm để phát triển bền vững Làng nghề ở Phong Điền như sau:
- Cần lựa chọn hướng phát triển nghề truyền thống là tập trung vào bảo tồn,
đổi mới và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống; hỗ trợ người thợ thủ công
truyền thống thích nghi với nền sản xuất công nghiệp hiện đại; khuyến khích pháttriển đa dạng các loại hình sản xuất trong các Làng nghề truyền thống
- Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh,
tăng cường các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ về công nghệ; hỗ trợ phát triển cơ
sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển thị trường; hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồnvốn , tạo nền tảng và động lực cho các cơ sở sản xuất trong Làng nghề phát triển
- Việc sản xuất hàng hóa phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, sản phẩm phải
đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của thị trường, cần cải tiến mẫu mã và gắn sản
Trang 38phẩm của Làng nghề với dịch vụ du lịch Phát triển Làng nghề truyền thống gắn vớiphát triển du lịch Làng nghề.
- Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở đầu tư hơn nữa
cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trong ngành TTCN ở nông thôn
Dự báo chính xác nhu cầu phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm tạo nên độingũ lao động lành nghề, sẵn sàng đáp ứng khi thị trường có nhu cầu
- Áp dụng công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường Gắn phát triển các Làng nghề truyền thống với cácvùng nguyên liệu tiềm năng, trên cơ sở quy hoạch phát triển các khu cụm Làng nghề
- Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng (kỹ thuật, hành chính, nghiên cứu và
phát triển) tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các điều kiện sản xuất kinhdoanh hiện đại, mở rộng thị trường và giảm thiểu ô nhiểm môi trường trong cácLàng nghề
- Phát huy vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương quản lý các cơ sở sản
xuất kinh doanh ngành nghề TTCN, gắn phát triển các cơ sở sản xuất ngành nghềnông thôn với quyền lợi trực tiếp từ chính quyền địa phương Cần phải thành lậpcác tổ chức, hiệp hội ngành nghề và phát huy vai trò của nó trong việc hỗ trợ cácvấn đề về vốn, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo… (1)
Trang 39CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA
LÀNG NGHỀ MỘC MỸ XUYÊN
2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Xã Phong Hòa là một xã đồng bằng thấp trũng nằm về phía Đông Bắc huyện
Phong Điền, cách trung tâm huyện lỵ 15km, cách trung tâm thành phố Huế 45km,
trải dài theo Quốc lộ 49B và dọc bờ sông Ô Lâu, với vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
- Phía Nam giáp xã Phong Hiền, huyện Phong Điền
- Phía Đông giáp xã Phong Bình, Phong Chương, huyện Phong Điền
- Phía Tây giáp xã Phong Thu, Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền.Toàn xã Phong Hòa có 13 thôn, Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên thuộc địa giớihành chính của 03 thôn: Đông Thượng, Cang Cư Nam và Trung Cọ Mè
Khu quy hoạch Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên được thành lập năm 2004 và
được Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền phê duyệt quy hoạch Làng nghề tại Quyếtđịnh số 496/QĐ-UBND ngày 28/4/2004, với ngành nghề sản xuất mộc mỹ nghệ tạithôn Đông Thượng
Tổng diện tích Khu quy hoạch Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên là 10,7 ha, trong
đó: giai đoạn 1 là 6 ha, giai đoạn 2 là 4,7ha Tổng số lô: 95 lô, bình quân mỗi lô là
600 m2, giai đoạn 1: 52 lô, giai đoạn 2: 43 lô
Đã thực hiện đầu tư hạ tầng giai đoạn 1 vào năm 2004, số vốn đầu tư trên 4,6
tỷ đồng gồm các hạng mục: Điện, đường giao thông, hệ thống thoát nước, phục
vụ cho sản xuất kinh doanh Năm 2016, đầu tư thêm hệ thống điện tại khu quyhoạch làng nghề với vốn đầu tư 250 triệu đồng
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Về kinh tế
a Sản xuất nông nghiệp
Năm 2016, toàn xã Phong Hòa có tổng diện tích gieo trồng là 973,5 ha.Trong đó diện tích lúa gieo cấy 662 ha, năng suất chung toàn xã đạt 62 tạ/ha, sản
Trang 40lượng đạt 4.104,4 tấn; Diện tích trồng sắn: 130,5 ha, năng suất đạt 200 tạ/ha; Diện
tích trồng khoai lang: 34 ha; Diện tích trồng ớt: 7,5 ha; Diện tích ném, kiệu: 15,51ha; Diện tích rau màu, đậu đổ: 48 ha, Sen: 6,5 ha, Mía: 1 ha, Cây ăn quả: 3,5 ha
Tổng đàn trâu hiện nay có 543 con; tổng đàn bò có 219 con, trong đó bò Lai
sin có 111 con; Đàn lợn có: 2159 con
b Sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề đượcquan tâm và duy trì hoạt động thường xuyên Xã Phong Hòa hiện nay có các nghềtruyền thống như: Mộc mỹ nghệ, nghề làm bánh ướt và nghề gốm
Hoạt động của các cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ tương đối tốt Hiện nay, Ủyban nhân dân xã đang lập thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân huyện cho 13 hộ củaLàng nghề Mộc Mỹ Xuyên thuê đất với thời hạn 50 năm để ổn định sản xuất tạiKhu quy hoạch
c Thương mại, du lịch, dịch vụ
Khuyến khích mở rộng các loại hình dịch vụ buôn bán dọc tuyến Quốc lộ49B, trung tâm chợ Ưu Điềm, dịch vụ buôn bán tại khu công nghiệp Đức Phú, dịch
vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người dân
Công tác đào tạo nghề luôn được quan tâm, hàng năm phối hợp với các đơn
vị liên quan đào tạo nghề cho người dân: Nghề mộc, trồng trọt và chăn nuôi
e Hoạt động các thành phần kinh tế nông thôn
Sản xuất kinh doanh dịch vụ sau chuyển đổi Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã
năm 2012, nhìn chung các Hợp tác xã có chuyển biến tốt hơn trong công tác quản lýđiều hành so với trước đây, nhất là điều hành sản xuất đảm bảo, chỉ đạo điều hành gieo
cấy đúng khung lịch thời vụ, điều hành khâu làm đất, công tác thủy lợi, tập kết vật tư,phân bón, thuốc trừ sâu,… kịp thời phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công tác thu hồicông nợ được thường xuyên chú trọng, công tác quản lý tài chính chặt chẽ
2.1.2.2 Về Văn hóa - xã hội
Giáo dục - đào tạo
Xã Phong Hòa có 01 Trường Trung học cơ sở: Trường Trung học cơ sởPhong Hòa; 03 Trường Tiểu học: Trường Tiểu học Phước Mỹ; Trường Tiểu học