1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Nghiên cứu trục tích hợp dữ liệu

28 404 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 720,94 KB
File đính kèm BaoCao_TrucTichHopDuLieu.rar (1 MB)

Nội dung

Mô tả mô hình, cấu trúc của Trục tích hợp dữ liệu theo Kiến trúc chính quyền điện tử, mô tả các cách thức tích hợp các phần mềm theo mô hình trục ESB. Tham khảo các khái niệm về các mô hình kết nối truyền thống và theo kiểu mô hình hiện đại ESB, phù hợp phát triển trục tích hợp dữ liệu cho địa phương.

Trang 1

BÁO CÁO XÂY DỰNG TRỤC TÍCH HỢP DỮ LIỆU

Tham gia CPĐT gồm 3 chủ thể: người dân, Chính phủ và doanh nghiệp Trên cơ sở quan hệ giữa các chủ thể trên, ta có thể phân loại ra thành 3 loại, tương ứng với 3 dạng dịch vụ bao gồm:

G2C (Government to Citizens - Quan hệ Chính phủ với người dân):

được hiểu như khả năng giao dịch và cung cấp dịch vụ của chính phủ trực tiếp cho người dân, ví dụ : Tổ chức bầu cử của công dân, thăm dò dư luận, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, tư vấn, khiếu nại, giám sát và thanh toán thuế, hoá đơn của các ngành với người thuê bao, dịch vụ thông tin trực tiếp 24/7, phục vụ công cộng, môi trường giáo dục;

G2B (Government to Business - Quan hệ Chính phủ với doanh

nghiệp): Dịch vụ và quan hệ chính phủ đối với các doanh nghiệp, các tổ chức

phi chính phủ, nhà sản xuất như: dịch vụ mua sắm, thanh tra, giám sát doanh nghiệp ( về đóng thuế, tuân thủ luật pháp,…); thông tin về quy hoạch sử dụng đất, phat triển đô thị, đấu thầu, xây dựng; cung cấp thông tin dạng văn bản, hướng dẫn sử dụng, quy định, thi hành chính sách nhà nước,… cho các doanh nghiệp Đây là thành phần quan hệ cơ bản trong mô hình nhà nước là chủ thể quản lý vĩ mô nền kinh tế, xã hội thông qua chính sách, cơ chế và luật pháp và doanh nghiệp như là khách thể đại diện cho lực lượng sản xuất trực tiếp của cải vật chất của nền kinh tế;

G2G (Government to Government - Quan hệ các cơ quan Chính phủ với nhau): được hiểu như khả năng phối hợp, chuyển giao và cung cấp các dịch

vụ một cách có hiệu quả giữa các cấp, ngành, tổ chức, bộ máy nhà nước trong việc điều hành và quản lý nhà nước, trong đó chính bản thân bộ máy của Chính phủ vừa đóng vai trò là chủ thể và khách thể trong mối quan hệ này

Toàn bộ hệ thống quan hệ, giao dịch của chính phủ như G2C, G2B, và G2G phải được đặt trên một hạ tầng vững chắc của hệ thống: độ tin cậy (trust), khả năng đảm bảo tính riêng tư (privacy), bảo mật - an toàn (security) và cuối cùng tất cả đều dựa trên hạ tầng công nghệ và truyền thông với các quy mô khác nhau: mạng máy tính, mạng Intranet, Extranet và Internet. 

Các hình thức hoạt động và các dạng dịch vụ cung cấp

Trang 2

a Thư điện tử (e-mail)

Thư điện tử giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian Có thể sử dụng mail để gửi các bản ghi nhớ, thông báo, báo cáo, bản tin, do đó yêu cầu mỗi cán

e-bộ công chức phải có địa chỉ e-mail để trao đổi thông tin qua mạng

b Mua sắm công

Việc mua sắm công có thể thực hiên được qua mạng đảm bảo tiết kiệm được thời gian, chi phí Việc mua sắm công tập trung sẽ đảm bảo tiết kiệm đượcchi phí, chống tiêu cực

c Trao đổi dữ liệu điện tử

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI): là việc

trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (Structured Form) từ máy tính này sang máy tính điện tử khác trong nội bộ cơ quan hay giữa các cơ quan EDI có tính bảo mật cao

d Tra cứu, cập nhật thông tin qua mạng

Thông qua mạng internet, các cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp các loại thông tin về kinh tế, xã hội, về chủ trương chính sách, và các hướng dẫn các thủ tuc hành chính

- Thông tin: trong giai đoạn đầu, là hiện diện trên trang web và cung cấp

cho người dân các thông tin (thích hợp) Giá trị mang lại ở chỗ người dân có thểtiếp cận được thông tin, các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ Với G2G, các cơ quan nhà nước cũng có thể trao đổi thông tin với nhau bằng các phương tiện điện tử, như internet hoặc mạng nội bộ

- Tương tác: trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa Chính phủ và

công dân (G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau Người dân

có thể trao đổi trực tiếp qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu, các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian

Thông thường, những động tác này chỉ có thể được thực hiện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính Về mặt nội bộ (G2G), các tổ chức của Chính phủ sử dụng mạng LAN, intranet và thư điện tử để liên lạc và trao đổi dữ liệu

- Giao dịch: với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng

lên, nhưng giá trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng theo Các giaodịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính

Trang 3

Có thể lấy ví dụ về các dịch vụ trực tuyến mức 3, mức 4 Giai đoạn 3 là phức tạp bởi các vấn đề an ninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số (chữ kýđiện tử) là cần thiết để cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp.

- Chuyển hóa: giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích

hợp lại và người dân có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được

II HIỆN TRẠNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH DƯƠNG

Qua quá trình nhiều năm ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quantrong bộ máy chính quyền địa phương, hiện trạng phát triển Chính quyền điện

tử của tỉnh Bình Dương được mô hình hoá như sau:

Trang 4

Hình 1: Tổng quan hiện trạng chính quyền điện tử tỉnh Đồng Nai

1 Người sử dụng và Hệ thống ngoài

1.1 G2G

Tỉnh Bình Dương có 16 Sở ngành, 1 Thành phố, 3 Thị xã và 5 Huyện, dịch vụ mà các cơ quan cung cấp gắn liền với chức năng và nhiệm vụ của từng

cơ quan Các cơ quan nhà nước trong Tỉnh Bình Dương sử dụng các dịch vụ từ các CQNN khác để thực hiện nghiệp vụ của mình chủ yếu chưa ứng dụng CNTT Hiện nay, việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan được ứng dụng CNTT chủ yếu chỉ sử dụng hệ thống mail công vụ và phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc chung của Tỉnh

1.2 G2B và G2C

Trang 5

- Cổng thông tin/ trang thông tin điện tử: các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thực hiện cung cấp thông tin, thủ tục hànhchính và các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

2 Kênh truy cập

Người sử dụng (người dân, doanh nghiệp, và cán bộ công chức) có thể sửdụng các dịch vụ nghiệp vụ hiện tại của các cơ quan tỉnh Bình Dương thông qua các kênh truy cập sau:

- Trực tiếp: người dân và doanh nghiệp đến gặp trực tiếp các cơ quan tại

Bộ phận Một cửa điện tử để yêu cầu cung cấp các dịch vụ; thực hiện các thủ tụchành chính (DVC mức độ 2);

- Mạng trực tuyến: người dân và doanh nghiệp có thể truy cập vào ứng dụng dịch vụ của tỉnh thông qua mạng trực tuyến để tìm hiểu thông tin và tải các biểu mẫu của thủ tục hành chính (DVC mức độ 2), và thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến (DVC mức độ 3, 4)

- Mạng nội bộ: các cán bộ công chức có thể truy cập vào các ứng dụng dịch vụ hiện tại thông qua mạng nội bộ

- Thư điện tử, Phone/Fax: các cơ quan sử dụng để trao đổi nghiệp vụ

Trang 6

4.1 Cổng thông tin điện tử

Cổng TTĐT tỉnh Bình Dương là nơi cung cấp, trao đổi thông tin chính thức, có thẩm quyền và công khai trên mạng internet của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, hoạt động tại địa chỉ: https://www.binhduong.gov.vn

Cổng thông tin điện tử là thành phần đảm bảo cho người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin trực tuyến và cũng là giao diện giữa người sử dụng với các dịch vụ CPĐT Cổng thông tin điện tử cung cấp chức năng liên quan trực tiếp đến việc quản lý người sử dụng dịch vụ (cả nội bộ và bên ngoài), quản

lý nghiệp vụ tương tác với người sử dụng

Các thông tin/ dịch vụ cung cấp:

 Thông tin Giới thiệu

- Giới thiệu chung;

- Điều kiện tự nhiên;

- Ngày pháp luật, phổ biến pháp luật;

- An toàn giao thông;

- Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

 Thông tin chính quyền

- Bộ máy tổ chức;

- Công khai ngân sách nhà nước;

Trang 7

- Thông báo của sở, ngành;

- Thông báo bán đấu giá tài sản Nhà nước;

- Thông tin tìm người mất tích;

- Giá đất tỉnh Bình Dương;

- Danh sách người phát ngôn

 Thông tin chỉ đạo điều hành

 Dịch vụ công cộng

- Cơ sở khám, chữa bệnh;

- Ngân hàng và các điểm ATM;

- Tuyến xe Bus, Taxi;

- Số điện thoại cần thiết;

- Hướng dẫn mua điện;

- Lịch ngừng cung cấp điện;

- Thông tin lao động – việc làm

 Hệ thống văn bản pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật;

- Văn bản chỉ đạo điều hành;

ít khó khăn

4.2.1 Số liệu dịch vụ công

Trang 8

TTHC vẫn chưa được đơn giản, quy trình tin học hóa TTHC trên hệ thống Một cửa điện tử chưa đảm bảo yêu cầu thực tế, chủ yếu dựa vào quy trìnhthực hiện trên giấy hiện tại, theo quy định cứng nhắc; số lượng hồ sơ phải nộp kèm theo TTHC vẫn còn yêu cầu nhiều, khó khăn xử lý nghiệp vụ, chưa có chính sách ưu tiên, khuyến khích cho người dân và doanh nghiệp tham gia sử dụng.

4.2.3 Đánh giá chất lượng dịch vụ công

Đánh giá Các dịch vụ công mức độ 1, 2: Đã triển khai tương đối đầy đủ ởtất cả các cấp Cung cấp thông tin, quy trình, biểu mẫu về thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp;

Đánh giá Các dịch vụ công mức độ 3, 4: Qua quá trình khảo sát trực tiếp tại các đơn vị, hiện trạng triển khai và ứng dụng DVCTT đều có đặc điểm chung như sau:

- Mức độ sử dụng của người dân/doanh nghiệp còn thấp;

- DVCTT mức độ 3 còn xây dựng dưới dạng đơn giản, nhập liệu nhiều, chưa quản lý công dân/doanh nghiệp chặt chẽ, chưa có phần mềm hỗ trợ xử lý nghiệp vụ cho cán bộ

- DVCTT mức độ 4 chưa tích hợp với Cổng thanh toán trực tuyến

4.3 Phần mềm và cơ sở dữ liệu

4.3.1 Hệ thống thư điện tử

Trang 9

4.3.2 Hệ thống một cửa, một cửa liên thông

4.3.3 Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến

4.3.4 Hệ thống Quản lý văn bản

4.3.5 Sử dụng chữ ký số

4.3.6 Tổng hợp các phần mềm nghiệp vụ tại các cơ quan

Tên đơn vị Tên phần mềm Mô tả chung Đối tượng

sử dụng

Nhu cầu nâng cấp, sửa đổi

4.3.7 Các cơ sở dữ liệu đã triển khai

triển khai

4.3.8 Hệ thống thông tin triển khai từ Trung ương xuống địa phương

Trang 10

Thực trạng hiện nay, các hệ thống, ứng dụng giao tiếp với nhau qua mô hình tích hợp point-to-point (hai ứng dụng kết nối trực tiếp với nhau) và tích hợp tĩnh (viết mã tích hợp đan xen mã ứng dụng) Theo thời gian, phương thức truyền thống này sẽ tạo ra một kết nối chồng chéo, phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau dẫn tới khó khăn trong chỉnh sửa nghiệp vụ khi có yêu cầu, hệ quả là chi phí tích hợp gia tăng đáng kể Do đó, trục tích hợp dữ liệu ESB được đưa ra và trở thành giải pháp hàng đầu để giải quyết những khó khăn này.

1.1 Khái niệm tích hợp hệ thống.

Trang 11

Tích hợp hệ thống là quá trình liên kết, kết nối các hệ thống thông tin, cả

về khía cạnh chức năng lẫn hạ tầng tính toán, để hoạt động như một thể thống nhất

1.2 Mục tiêu và thách thức.

1.2.1 Mục tiêu

Tích hợp hệ thống (System Integration – SI) phải gắn kết một chuỗi các

hệ thống con với những tính năng khác nhau, các hệ thống con rời rạc, các phầnmềm ứng dụng khác nhau bằng việc sử dụng các kỹ thuật kết nối như mạng máy tính, tích hợp ứng dụng, quản lý quy trình, lập trình giúp tiết kiệm chi phínhờ khả năng tích hợp linh hoạt khi được lựa chọn công nghệ, thiết bị, dịch vụ phù hợp

1.2.2 Thách thức của tích hợp hệ thống.

Việc thiết kế các hệ thống độc lập và theo kiểu “nghĩ đến đâu làm đến đấy”, dó đó thường rất khó để kết hợp những thành phần nhỏ để giải quyết bài toán chung Hơn nữa, các ứng dụng như dịch vụ Web, ứng dụng cho hệ điều hành Windows, Linux… được phát triển bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau cũng như sử dụng lưu trữ trên các hệ thống cơ sở dữ liệu khác nhau Việc vượt qua những điểm khác biệt này để tích hợp các thành phần thành một hệ thống là điều khá khó khăn

1.3 Kiểu tích hợp

1.3.1 Tích hợp mức dữ liệu.

Đây là kiểu tích hợp dữ liệu ở mức thấp, các ứng dụng/ hệ thống tham giavào hệ tích hợp sẽ chia sẻ dữ liệu chung với nhau Ở mức độ tích hợp này, cần tiến hành các công việc sau:

- Định danh dữ liệu: chỉ ra vị trí nguyên thủy trong hệ phân tán;

- Thể loại hóa dữ liệu: phân loại dữ liệu và gán nhãn thể loại;

- Xây dựng mô hình siêu dữ liệu (metadata), mô tả dữ liệu về dữ liệu.Một số phương pháp chia sẻ dữ liệu điển hình: Chia sẻ dữ liệu dạng tệp (File-base data sharing), chia sẻ cơ sở dữ liệu (Shared Database), đồng bộ tệp (Socket)

1.3.2 Tích hợp mức chức năng

Là phương pháp cho phép các ứng dụng chia sẻ các chức năng (tái sử dụng chức năng) lẫn nhau

Trang 12

Một số phương pháp điển hình của tích hợp chức năng là:

- Gọi thủ tục từ xa (Remote Procedure Call);

- Đối tượng phân tán (Distributed Object);

- Thông điệp (Message)

1.3.3 Tích hợp mức dịch vụ (quy trình)

Là tích hợp mức cao, cho phép khắc phục những nhược điểm của phươngthức thông điệp

Phương pháp này có 2 loại:

- Tích hợp hệ thống dựa vào tích hợp quy trình nghiệp vụ

- Tích hợp hệ thống dựa vào kiến trúc hướng dịch vụ

a Tích hợp quy trình.

Tích hợp mức quy trình đảm bảo mục tiêu tạo mô hình chung giữa các hệthống liên kết qua dịch vụ và quy trình Phương pháp này thường được sử dụng trong các hệ thống

b Tích hợp hướng dịch vụ ( Service-Oriented Architecture)

Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) là mô hình xây dựng ứng dụng dựa trên các dịch vụ đã có trên mạng chuyên biệt, chẳng hạn như Web SOA giải quyết các vấn đề còn tồn tại của các hệ thống hiện nay như phức tạp, không linh hoạt

và không ổn định

Các thành phần cơ bản của SOA

Trang 13

Hình 3: Các thành phần cơ bản của SOA

- Service Registry: tao ra giao diện dịch vụ và cung cấp khả năng truy

cập thông tin có sẵn tới Service Customer

- Service Customer: xác định thông tin của service registry, sau đó liên

kết với service provider để gọi dịch vụ

- Service Provider: tạo ra dịch vụ và cung cấp thông tin về giao diện,

truy cập cho Service Registry

Nguyên lý cơ bản của SOA

- Liên kết không chặt: các dịch vụ có ít sự rằng buộc với nhau, tuy nhiên các module có ràng buộc rõ ràng, đảm bảo tính mềm dẻo của SOA;

- Tính tự trị: các dịch vụ có quyền kiểm soát dựa vào logic bên trong của dịch vụ đó.;

- Khả năng cộng tác: hệ thống có thể giao tiếp với nhau trên nhiều nền tảng và ngôn ngữ khác nhau;

- Đóng gói;

- Sử dụng lại: tái sử dụng lại các dịch vụ giúp loại bỏ những thành phầntrùng lặp, tăng độ vững chắc trong cài đặt, đơn giản hóa việc tự trị;

- Phi trạng thái: các dịch vụ hoạt động phi trạng thái;

- Có thể tìm thấy: người dùng có thể tìm kiếm dịch vụ và đăng ký sử dụng dịch vụ đó

2 Kiến trúc tích hợp hệ thống

Kiến trúc của các hệ thống thông tin hiện nay bao gồm:

Trang 14

- Client: người dùng hoặc chương trình thi hành các tác vụ, các thao tác

trên hệ thống;

- Presentation Layer: tầng giúp client gửi yêu cầu và nhận lại kết quả

phản hồi;

- Application Logic: tầng này đảm bảo thực hiện các quy trình nghiệp

vụ đồng thời xác lập những thao tác nào được thi hành trên hệ thống;

- Resource manager: tầng tương tác mức thấp nhất với tài nguyên dữ

liệu của hệ thống

2.1 Kiến trúc Point-to-Point

Các ứng dụng công nghệ thông tin giao tiếp với nhau thông qua các giao diện (interfaces); các giao tiếp này được hỗ trợ bởi các giao diện, nó có thể được thực hiện trong thời gian thực hoặc đồng bộ, số lượng giao diện tăng lên khi số lượng ứng dụng công nghệ thông tin tăng lên;

Phù hợp khi hệ thống có số lượng các ứng dụng cần giao tiếp và tích hợp với nhau không nhiều

Hình 4: Kiến trúc Point-to-Point

2.2 Kiến trúc Hub-and-Spoke

Trang 15

Được sử dụng trong các hệ thống tích hợp ứng dụng doanh nghiệp

Enterprise Application Integration (EAI), kiến trúc hub-and-spoke được tích hợp từ bộ xử lý trung tâm của hệ thống

Trang 16

Hình 6: Kiến trúc Pipeline

Kiến trúc linh hoạt, tốn ít chi phí theo dõi vận hành, các hệ thống độc lập

có thể được tích hợp hoặc loại bỏ một cách dễ dàng;

Khi khối lượng truyền nhận dữ liệu lớn sẽ có nguy cơ tắc nghẽn, do đó cần thiết lập kênh truyền riêng biệt;

Phù hợp với hệ thống tích hợp hướng sự kiện, phân phối dữ liệu 1-n (kênh phát song), hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu n-1 (kho dữ liệu)

2.4 Kiến trúc hướng dịch vụ SOA.

SOA giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của các hệ thống hiện nay như: phức tạp, không linh hoạt và không ổn định

Ngày đăng: 07/08/2018, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w