Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi trong nước ta và cả trên thế giới. Ngành chăn nuôi lợn có ý nghĩa rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc, cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người, cung cấp phân bón cho trồng trọt, cung cấp sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến. Nước ta từ ngày hội nhập với nền kinh tế thế giới chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, số đầu lợn năm 2002 là 23,17 triệu con đứng thứ 7 trên thế giới, đến năm 2004 tổng đàn lợn cả nước là 26,14 triệu con. Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 16 tháng 1 năm 2008, trong đó có chiến lược phát triển chăn nuôi lợn. Đến năm 2020 tổng đàn lợn nước ta ước đạt khoảng 35 triệu con, bình quân tăng 2% trên năm. Sản lượng thịt các loại đạt 5500 ngàn tấn, trong đó thịt lợn chiếm 65%, sản lượng thịt xẻ trung bình đạt 56 kg trên đầu người 36. Để đạt được các chỉ tiêu trên, trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển, như nâng cao chất lượng con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh. Vài năm gần đây, năng suất sinh sản tạo con giống ở nước ta đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, tạo ra được những đàn con có chất lượng cao. Đáng kể nhất đó là ngành chăn nuôi lợn nái sinh sản đã cho ra những lợn con đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu như: ngoại hình, trọng lượng và sức đề kháng với mầm bệnh. Ngoài ra số lứa đẻ của nái cũng tăng lên rõ rệt qua các năm 1,7 – 2 lứanáinăm tăng lên 2 – 2,5 lứanáinăm. Hiện nay, để nâng cao chất lượng năng suất cũng như hạn chế ít nhất về dịch bệch cho lợn nái thì có nhiều loại vaccine phòng bệnh được sản xuất và các phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, bệnh về đường sinh sản vẫn đang mối đe dọa lớn đối với các trang trại và người chăn nuôi lợn nái. Bệnh xảy ra gây tổn thất lớn về mặt kinh tế. Trong đó, bệnh viêm tử cung là bệnh khá phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai và sinh sản của lợn nái sinh sản. Bệnh viêm tử cung do một số lọai vi khuẩn gây ra như Salmonella, E.coli, Brucella, Streptococcus kết hợp với điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh càng phát triển. Bệnh viêm tử cung làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái ở các lứa đẻ tiếp theo, lợn mẹ không đủ lượng sữa cho bú, giảm sinh trưởng và tăng tỷ lệ lợn con chết ở giai đoạn theo mẹ. Khi lợn nái bị viêm tử cung, trong đường sinh dục có sự hiện diện của vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Brucella, Streptococcus tiết ra nội độc tố làm ức chế sự phân tiết Prolactin – kích tố tạo sữa từ tuyến yên dẫn đến lượng sữa trong lợn nái giảm hoặc mất hẳn, thành phần sữa cũng thay đổi. Đặc biệt bệnh viêm tử cung là nguyên nhân chính dẫn đến lợn con thường tiêu chảy, còi cọc. Ngoài ra, khả năng động dục trở lại sau khi sinh của lợn nái bị giảm sút vì sự phân tiết PGF2α giảm, thể vàng tồng tại, vẫn tiếp tục tiết progesterone, ức chế thùy trước tuyến yên tiết LH, do đó ức chế sự phát triển của noãn nang trong buồng trứng dẫn đến lợn nái không thể động dục trở lại và không rụng trứng được 7, 5. Tuy bệnh không xảy ra ồ ạt như các bệnh truyền nhiễm nhưng cũng dẫn tới ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản như: sẩy thai, bào thai phát triển kém hoặc thai chết lưu, giảm sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của lợn con theo mẹ, ảnh hưởng đến khả năng động dục trở lại. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự hướng dẫn của giáo viên, sự chỉ đạo của khoa chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Huế, cùng sự hỗ trợ của các anh chị trong trại Lộc Ninh 2, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại Trại Lộc Ninh 2 của công ty TNHH thực phẩm CJ VINA và đánh giá hiệu quả của phát đồ điều trị.” 1.2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại Lộc Ninh 2. Đánh giá sự ảnh hưởng của lứa đẻ đến bệnh viêm tử cung trên lợn nái. Đánh giá ảnh hưởng bệnh viêm tử cung của lợn nái đối với bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ. Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài xác định một số thông tin có giá trị khoa học bổ sung thêm những hiểu biết về bệnh viêm tử cung ở lợn nái, là cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả. 1.3.2. Ý nghĩa thực tế Xác định được một số thuốc có hiệu lực và độ an toàn cao trong điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái. Từ kết quả của đề tài đưa ra những giải pháp giúp cho người chăn nuôi hạn chế được những thiệt hại do bệnh gây ra.
Trang 1Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi trong nước ta và cả trên thế giới Ngành chăn nuôi lợn có ý nghĩa rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc, cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người, cung cấp phân bón cho trồngtrọt, cung cấp sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến Nước ta từ ngày hội nhập với nền kinh tế thế giới chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đang có tốc
độ tăng trưởng rất nhanh, số đầu lợn năm 2002 là 23,17 triệu con đứng thứ 7 trên thế giới, đến năm 2004 tổng đàn lợn cả nước là 26,14 triệu con. Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
16 tháng 1 năm 2008, trong đó có chiến lược phát triển chăn nuôi lợn Đến năm
2020 tổng đàn lợn nước ta ước đạt khoảng 35 triệu con, bình quân tăng 2% trên năm Sản lượng thịt các loại đạt 5500 ngàn tấn, trong đó thịt lợn chiếm 65%, sản lượng thịt
xẻ trung bình đạt 56 kg trên đầu người [36] Để đạt được các chỉ tiêu trên, trong
những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi lợnphát triển, như nâng cao chất lượng con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
và phòng trừ dịch bệnh
Vài năm gần đây, năng suất sinh sản tạo con giống ở nước ta đã có nhiều tiến
bộ vượt bậc, tạo ra được những đàn con có chất lượng cao Đáng kể nhất đó là ngành chăn nuôi lợn nái sinh sản đã cho ra những lợn con đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu như: ngoại hình, trọng lượng và sức đề kháng với mầm bệnh Ngoài ra số lứa
đẻ của nái cũng tăng lên rõ rệt qua các năm 1,7 – 2 lứa/nái/năm tăng lên 2 – 2,5 lứa/nái/năm
Hiện nay, để nâng cao chất lượng năng suất cũng như hạn chế ít nhất về dịch bệch cho lợn nái thì có nhiều loại vaccine phòng bệnh được sản xuất và các phươngpháp điều trị đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, bệnh về đường sinh sản vẫn đang mối đe dọa lớn đối với các trang trại và người chăn nuôi lợn nái Bệnh xảy ra gây tổn thất lớn về mặt kinh tế Trong đó, bệnh viêm tử cung là bệnh khá phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai và sinh sản của lợn nái sinh sản
Bệnh viêm tử cung do một số lọai vi khuẩn gây ra như Salmonella, E.coli, Brucella, Streptococcus kết hợp với điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém, quá trình
chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh càng phát
Trang 2triển Bệnh viêm tử cung làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái ở các lứa đẻ tiếp theo, lợn mẹ không đủ lượng sữa cho bú, giảm sinh trưởng và tăng tỷ lệ lợn con chết ở giai đoạn theo mẹ Khi lợn nái bị viêm tử cung, trong đường sinh dục có sự
hiện diện của vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Brucella, Streptococcus tiết ra nội
độc tố làm ức chế sự phân tiết Prolactin – kích tố tạo sữa từ tuyến yên dẫn đến lượng sữa trong lợn nái giảm hoặc mất hẳn, thành phần sữa cũng thay đổi Đặc biệt bệnh viêm tử cung là nguyên nhân chính dẫn đến lợn con thường tiêu chảy, còi cọc Ngoài ra, khả năng động dục trở lại sau khi sinh của lợn nái bị giảm sút vì sự phân tiết PGF2α giảm, thể vàng tồng tại, vẫn tiếp tục tiết progesterone, ức chế thùy trước tuyến yên tiết LH, do đó ức chế sự phát triển của noãn nang trong buồng trứng dẫn đến lợn nái không thể động dục trở lại và không rụng trứng được [7], [5].Tuy bệnh không xảy ra ồ ạt như các bệnh truyền nhiễm nhưng cũng dẫn tới ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản như: sẩy thai, bào thai phát triển kém hoặc thai chết lưu, giảm sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của lợn con theo mẹ, ảnh hưởng đến khả năng động dục trở lại
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự hướng dẫn của giáo viên, sự chỉ đạo của khoa chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Huế, cùng sự hỗ trợ của các anh
chị trong trại Lộc Ninh 2, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại Trại Lộc Ninh 2 của công ty TNHH thực phẩm CJ VINA và đánh giá hiệu quả của phát đồ điều trị.”
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại Lộc Ninh 2
- Đánh giá sự ảnh hưởng của lứa đẻ đến bệnh viêm tử cung trên lợn nái
- Đánh giá ảnh hưởng bệnh viêm tử cung của lợn nái đối với bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ
- Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài xác định một số thông tin có giá trị khoa học bổ sung thêm những hiểu biết về bệnh viêm tử cung ở lợn nái, là cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả
Trang 4Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược về trại
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về trại Lộc Ninh 2
Vị trí địa lý
- Địa chỉ: Trại heo Lộc Ninh 2 SF- Công ty TNHH Thực phẩm CJ VINA nằm
ở ấp Tà Thiết, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
- Vùng tiếp giáp xung quanh: Vườn cao su
- Tổng diện tích đất tự nhiên: 5,75 ha
- Điều kiện vị trí địa lý: xa khu dân cư, trường học, xa chợ, thuận đường giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển chăn nuôi Trại được xây dựngvới quy mô xử lý rác thải hợp lí, có biogas, đảm bảo an toàn về phòng dịch và vệ sinh thú y
Quy mô trang trại:
- 3 khu chuồng cách ly
Phương thức chăn nuôi:
Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, quy mô khép kín (đầu chuồng hệ thống làm mát, cuối là hệ thống quạt, bên trong là hệ thống điện chiếu sáng và đèn sưởi Phía sau cùng khuôn viên trại là hệ thống ao hồ để làm bể biogas và hệ thống
xử lý rác thải)
2.1.2 Hướng sản xuất, chức năng, nhiệm vụ của trại
Trại có nhiệm vụ cung cấp heo con cai sữa, sản lượng hằng năm đối với mỗi loại sản phẩm là 60000 heo con cai sữa
Cung cấp tinh lợn cho công tác thụ tinh nhân tạo của trại cùng một số trại khác
Trang 52.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của trại
Tổng nhân sự tại trại Lộc Ninh 2 có 56 người Được trình bày theo bảng sau:
Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự trại Lộc Ninh 2
3 Chuồng mang thai 16 ( 4 kỹ thuật, 12 công nhân)
4 Chuồng đẻ + chuồng cai sữa 24( 6 kỹ thuật, 18 công nhân)
Cơ cấu đàn lợn bao gồm :
- Lợn nái: 2307 con bao gồm cả lợn nái đẻ, nái mang thai, nái nuôi con, nái chờ phối
- Lợn đực giống: 44 con
- Heo hậu bị: 447 con
- Lợn con cai sữa: >= 3500
- Lợn con theo mẹ: >= 3500
2.1.5 Con giống
Lợn Nái giống F1 (Landrace x Yorkshire), lợn đực giống Duroc Lợn giống
được nhập từ trại heo giống của Công ty TNHH thực phẩm CJ VINA
2.1.6 Quy trình vệ sinh phòng dịch
- Trước khi vào khuôn viên trại ai cũng phải qua sát trùng kỹ càng tại bể sát trùng ở ngay cổng vào Và trước khi vào chuồng tiếp xúc với đàn lợn phải qua sát
Trang 6trùng một lần nữa hoặc tắm sạch bằng xà phòng và phải thay quần áo bảo hộ, đi ủng.
- Nguồn nước được đảm bảo qua xử lý và đủ lượng nước uống cho cả đàn và nước tắm cho lợn vào mùa hè nhờ hệ thống bồn chứa
- Vệ sinh thức ăn: Thức ăn bảo trong kho cám đảm bảo không ẩm mốc, sau khi cho ăn xong máng ăn được phụt rửa sạch sẽ không cho điều kiện để nấm mốc
- Vào những thời điểm dịch bệnh bùng phát ở các địa phương các vùng quanh trại, ban quản lý trại ban hành cấm trại cấm ra vào trại hạn chế tiếp xúc bên ngoài một cách tối thiểu nhất
- Sau một lứa đẻ chuồng nuôi được vệ sinh phụt rửa bằng nuớc vôi và chất sát trùng
- Trại có hệ thống ao, hồ, bể chứa biogas để xử lý rác thải tạo môi trường sạch
sẽ, có tường rào che chắn bao quanh trại hạn chế nguồn bệnh từ ngoài vào
- Thuốc sát trùng đã sử dụng: Navetkon- S 500g : Diệt vi trùng và vi vi khuẩn,nhằm kiểm soát dịch bệnh
Chương trình vaccine
Chương trình vaccine thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 Bảng chương trình vaccine cho heo nái hậu bị và heo đực giống hậu bị
Trang 75 tuần sk nhập Parvo 1 PPV-VAC CHOONGANG
6 tuần sk nhập Mycoplasma
(2ml)
Porcilis Intervet
7 tuần sk nhập Circo (2ml) Porcilis PCV MSD
9 tuần sk nhập PRRS 1 Porcilis PRRS Intervet
12 tuần sk nhập PRRS 2 Porcilis PRRS Intervet
2 tuần trước khi
phối
“Nguồn : Phòng kỹ thuật trại,2017”
Bảng 2.3 Bảng chương trình vaccine cho heo con
Tuần tuổi Vaccine Tên thương mại Cty sản xuất
“Nguồn: Phòng kỹ thuật trại, 2017”
Vaccin được bảo quản lạnh từ 2 – 80C
Khi sử dụng cần lưu ý:
- Đối với vaccine sống (nhược độc) như vaccine phòng bệnh PRRS sau khi pha phải bảo quản lạnh, tránh ánh sáng trực tiếp, sử dụng ngay trong vòng 1 giờ
Trang 8- Đối với vaccin chết (vô hoạt) như Mycoplasma, Parvo – Lepto, Circo… trước khi sử dụng phải lắc nhẹ, bảo quản mát, sử dụng 2 giờ khi lấy ra khỏi tủ lạnh.
- Ống tiêm và kim tiêm phải chuyên dụng, vệ sinh sạch sẽ, chỉ sử dụng nước đun sôi để vô trùng, khi tiêm không được có bọt khí
Qua công tác điều tra tình hình tiêm phòng vaccine cho đàn lợn trong trại, so sánh với dịch tể và tình hình dịch bệnh ở trại thì có thể nói công tác tiêm phòng vaccine trong trại khá chu đáo Tuy nhiên, quá trình tiêm phòng còn để sót khá nhiều bệnh nguy hiểm như vaccine bệnh đống dấu lợn, tụ huyết trùng, tai xanh cần phải được chú trọng hơn
2.2 Cấu tạo cơ quan sinh sản và một số đặc điểm sinh lý của lợn cái
Hình 2.1 Bộ máy sinh dục của lợn nái[32]
2.2.1 Cấu tạo cơ quan sinh sản của lợn cái
Cơ quan sinh dục của lợn nái gồm :
Bộ phận sinh dục của lợn nái được chia thành bộ phận sinh dục bên trong (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo)
Bộ phận sinh dục bên ngoài (âm môn, âm vật, tiền đình)
2.2.1.1 Bộ phận sinh dục bên trong
Buồng trứng (Ovarium)
Trang 9Buồng trứng là tuyến sinh dục của con cái gồm một đôi treo ở trước dây chằng rộng và nằm trong xoang chậu Hình dạng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có hình bầu, dẹt hoặc hình ovan dẹt, không có lõm rụng trứng [2].
Cấu tạo của buồng trứng gồm: bên ngoài là một lớp màng liên kết sợi chắc như màng dịch hoàn, bên trong buồng trứng được chia làm hai miền là miền vỏ và miền tủy Miền tủy có nhiều mạch máu, tổ chức liên kết dày đặc đảm bảo nhiệm vụnuôi dưỡng và bảo vệ Miền vỏ đảm bảo quá trình phát triển của trứng đến khi trứng chín và rụng Miền vỏ bao gồm ba phần: nang trứng nguyên thủy, thể vàng và
tế bào hình hạt Nang trứng nguyên thủy hay còn gọi là noãn bao (primary follicle) nằm dưới lớp màng của buồng trứng Khi noãn bao chín các tế bào nang bao quanh
tế bào trứng và phân chia thành nhiều phần tế bào có hình hạt Noãn bao ngày càng phát triển thì các tế bào nang tiêu tan tạo ra xoang có chứa dịch Các tầng tế bào còn lại phát triển lồi lên tạo thành một lớp màng bao bọc, ở ngoài có chỗ dầy lên đểtrứng [11]
Buồng trứng có 2 chức năng cơ bản là tạo giao tử cái và tiết ra các hormone: Oestrogen, Progesterone, Oxytoxin, Relaxin và Inhibin Các hormone này tham gia vào điều khiển chu kỳ sinh sản của lợn cái Oestrogen cần thiết cho sự phát triển của tử cung và hệ thống ống dẫn của tuyến vú Progesterone do thể vàng tiết ra duy trì sự mang thai do nó kích thích sự phân tiết của tử cung để nuôi dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và phát triển nang sữa tuyến vú Oxytoxin được tiết chủ yếu bởi phần sau của tuyến yên nhưng cũng được tiết bởi thể vàng đối với lợn gần sinh nó làm co thắt tử cung khi lợn gần đẻ và làm co thắt cơ trơn tuyến vú để thải sữa Ở lợn, Relaxin do thể vàng tiết ra để gây giãn nở xương chậu, làm giãn nở và mềm cổ tử cung do đó mở rộng cơ quan sinh dục khi gần sinh Inhibin có tác dụng
ức chế sự phân tiết kích tố noãn (FSH) của tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển noãn nang theo chu kỳ [5]
Ống dẫn trứng (Oviductus)
Ống dẫn trứng được treo bởi màng treo ống dẫn trứng, đó là một nếp gấp màng bụng bắt nguồn từ lớp bên trong của dây chằng rộng Một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sát buồng trứng có hình loa kèn, trên loa kèn hình thành một cái tán rộng và lô nhô không đều Đầu kia thông với mút sừng tử cung làmột cái ống nhỏ ngoằn nghèo Cấu tạo gồm 3 lớp: lớp ngoài là lớp sợi liên kết, lớp
Trang 10giữa là lớp cơ, lớp trong là lớp niêm mạc Lớp niêm mạc gồm các tế bào thượng bì
có nhung mao, khi tế bào trứng rụng và rơi vào loa kèn theo ống dẫn trứng đi
xuống là nhờ sự rung động của các nhung mao và sự co bóp của các lớp cơ Căn cứvào chức năng có thể chia ống dẫn trứng thành bốn đoạn:
Tua diềm: Có hình giống như tua diềm
Phễu: Có hình phễu, miệng phễu nằm gần buồng trứng
Phồng ống dẫn trứng: Đoạn ống giãn rộng xa tâm
Eo: Đoạn ống hẹp gần tâm, nối ống dẫn trứng với xoang tử cung
Ống dẫn trứng có một chức năng duy nhất là vận chuyển trứng và tinh trùng theo hướng ngược chiều nhau, hầu hết là đồng thời Cấu tạo của ống dẫn trứng được thích ứng tốt với chức năng phức tạp của nó Bộ phận giống như tua diềm vậnchuyển trứng đã rụng từ bề mặt buồng trứng đến phễu Trứng được chuyển qua những nếp nhầy đi đến phồng ống dẫn trứng nơi xảy ra sự thụ tinh và được lưu lại trong ống dẫn trứng khoảng ba ngày trước khi chúng được chuyển đến tử cung Ống dẫn trứng cung cấp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi nhất cho sự hợp nhất của các giao tử và cho sự phát triển ban đầu của phôi
Tử cung (Uterus)
Tử cung có cấu tao phù hợp với chức năng phát triển và dinh dưỡng bào thai Trứng được thụ tinh ở ống dẫn trứng rồi trở về tử cung làm tổ, ở đây hợp tử phát triển là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua lớp niêm mạc tử cung cung cấp Tử cung còn có nhiệm vụ đẩy thai ra ngoài trong quá trình sinh đẻ nhờ vào cáclớp cơ Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và niệu đạo trong xoang chậu Tử cung được giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào cổ tử cung và được giữ bởi dây chằng
Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm hai sừng thông với một thân và
cổ tử cung Sừng tử cung dài như một đoạn ruột (50 – 100 cm) thông với ống dẫn trứng
Thân của tử cung rất ngắn (3 – 5 cm)
Trang 11Cổ tử cung dài (10 – 18 cm) có thành dày, có những u thịt xen kẽ xếp lại với nhau theo lối cài răng lược [2].
Vách tử cung gồm ba lớp từ ngoài vào trong: lớp tương mạc, lớp cơ trơn, lớp nội mạc
Lớp tương mạc là lớp màng sợi, dai chắc, phủ mặt ngoài tử cung và nối tiếp vào hệ thống các dây chằng
Lớp cơ trơn có chức phận chủ yếu trong việc đảm bảo sự phát triển và dinh dưỡng bào thai Đây là một lớp cơ trơn dày và rất khỏe trong cơ thể, có cấu tạo phức tạp Bên trong là một khung liên kết với nhiều sợi đàn hồi có nhiều mạch máuđặc biệt là những nhánh tĩnh mạch lớn Ngoài ra là các bó sợi cơ trơn đan vào nhau theo mọi hướng làm thành một mạng vừa chắc vừa dày
Theo Trần Thị Dân (2004) [5], trương lực co càng cao (tử cung trở nên cứng) khi có nhiều Oestrogen trong máu và trương lực cơ càng giảm (tử cung trở nên mềm) khi có nhiều Progesterone trong máu Vai trò của cơ tử cung là góp phần vào
sự di chuyển của tinh trùng và chất nhầy trong tử cung, đồng thời đẩy thai ra ngoài khi đẻ Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng
Progesterone, nhờ vậy phôi thai có thể bám chắc vào tử cung
Lớp nội mạc là lớp niêm mạc màu hồng phủ lên trên bằng một tế bào biểu mô hình trụ xen với những tuyến tiết chất nhầy tử cung Nhiều tế bào biểu mô kéo dài thành lông rung, khi lông rung động thì gạt những chất nhầy về phía tử cung Trên niêm mạc có các nếp gấp
Lớp nội mạc tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi thai phát triển và duy trì sự sống của tinh trùng trong thời gian di chuyển đến ống dẫn trứng Dưới ảnh hưởng của Oestrogen, các tuyến tử cung phát triển từ lớp màng nhầy, xâm nhập vào lớp giữa màng nhầy và cuộn lại
Tuy nhiên, các tuyến chỉ đạt được khả năng phân tiết tối đa khi có tác dụng của Progesterone Sự phân tiết của tử cung thay đổi tùy theo giai đoạn của chu kỳ lên giống
Âm đạo (Vagina)
Trang 12Âm đạo là ống đi từ cổ tử cung đến âm hộ, đầu trước âm đạo dính vào cổ tử cung, ống sau thông ra tiền đình, có màng trinh (Hymen) đậy lỗ âm đạo [2] Âm đạo là một ống tròn để chứa cơ quan sinh dục khi giao phối đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ, và là ống thải các chất dịch từ tử cung.
Âm đạo có cấu tạo như một ống cơ có thành dầy, gồm ba lớp:
Theo Đặng Đình Tín (1986) [30], âm đạo lợn dài 10 - 12 cm
2.2.1.2 Bộ phận sinh dục bên ngoài
- Lỗ niệu đạo: Ở sau và ở giữa màng trinh
- Hành tiền đình (Bulbus vestibulum) là hai tạng cương ở hai bên lỗ niệu đạo, cấu tạo giống thể hổng ở bao dương vật của con đực Hai hành tiền đình này được nối thông với nhau ở phía trước lỗ niệu đạo bởi các tĩnh mạch Mỗi hành có một cơ hành bọc quanh và cơ khít âm hộ ở phía trong Cơ khít được coi như một bó cơ trònquanh âm đạo
Ngoài ra tiền đình còn có một ít tuyến tiền đình ở phần bụng Tuyến này sắp thành hai hàng chéo hướng về âm vật
Âm vật (Clitoris)
Trang 13Âm vật nằm ở góc dưới phía hai mép của âm môn Âm vật giống như dương vật con đực được thu nhỏ lại Về cấu tạo, âm vật cũng có các thể hồng như dương vật Trên âm vật có nếp da tạo ra mũ âm vật, giữa âm vật bẻ gấp xuống dưới Trongthực tế sau khi dẫn tinh cho gia súc cái, các dẫn tinh viên thường xoa bóp nhẹ vào
âm vật kích thích con cái hưng phấn để tử cung trở lại co thắt và vận động bình thường [2]
Âm môn (Vulva)
Âm môn hay còn gọi là âm hộ nằm dưới hậu môn Phía ngoài âm môn có hai môi (labia pudendi) Hai môi được nối với nhau bằng hai mép
Trên hai môi của âm môn có sắc tố màu đen và có nhiều tuyến tiết (như tuyến tiết chất nhờn trắng và tuyến tiết mồ hôi) [11]
2.2.2 Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái
2.2.2.1 Sự thành thục về tính
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái đặc biệt là cơ quan sinh dục
đã phát triển cơ bản hoàn thiện Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết, con vật xuất hiện các phản xạ về sinh dục, khi đó trên buồng trứng có khả năng thụ thai, tử cungcũng sẵn sàng cho thai làm tổ, biểu hiện của con vật là lông mượt, tai thính, thườngxuyên chạy nhảy và nô đùa với con khác [6]
Tuy nhiên, thành thục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính biệt và các điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc nuôi dưỡng
Giống
Các giống lợn khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau
Những giống có thể vóc nhỏ thường thành thục về tính sớm hơn những giống
có thể vóc lớn
Theo Phạm Hữu Danh (1995) [4], tuổi thành thục về tính cũng khác nhau: tuổithành thục về tính của lợn cái ngoại và lợn cái lai muộn hơn các loại nội thuần chủng (Ỉ, Móng cái…) Các giống lợn này thường có tuổi thành thục về tính vào 4 -
5 tháng tuổi, lợn lai F1 (ngoại × nội) thường động dục vào lần đầu vào lúc 6 tháng tuổi
Trang 14Điều kiện nuôi dưỡng, quản lý
Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn nái Cùng một giống những nếu mức độ dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt, gia súc pháttriển tốt thì sẽ thành thục về tính sớm hơn và ngược lại
Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính của gia súc Những giống lợn nuôi ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường thành thục về tính sớm
Trong điều kiện chăn thả giữa gia súc đực và gia súc cái cũng ảnh hưởng tới tính thành thục sớm của gia súc cái Theo Paul Highes và Tilton (1996) [41], nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn đực 2 lần/ ngày với thời gian 15 - 20 phút thì 83% lợn cái ngoài 90 kg động dục là 165 ngày tuổi
Lợn nái hậu bị nếu bị nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn lợn chăn thả Vì lợn nuôi có thời gian chăn thả sẽ tăng cường trao đổi chất, tổng hợp được sinh tố và có dịp tiếp xúc với lợn đực nên có tuổi động dục lần đầu sớm hơn.Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc Vì vậy, để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của lợn mẹ và đảm bảo những phẩm chất giống của thế hệ sau nên cho gia súc phối giống khi đã đạt một khối lượng nhất định tùy theo giống Ngược lại, cũngkhông nên cho gia súc phối giống quá muộn vì ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của một đời nái đồng thời ảnh hưởng tới thế hệ sau của chúng [7]
2.2.2.2 Chu kỳ động dục của lợn cái
Chu kỳ tính
Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn ra liên tục và có tính chu kỳ Các noãn bao trên buồng trứng phát triển, lớn dần, chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf Khi nang Graaf vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng Mỗi lần trứng rụng con cái có những biểu hiện ra ngoài gọi là động dục Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng theo chu kỳ [6]
Trang 15Theo Lê Hồng Mận (2006) [14], sau khi thành thục về tính lợn nái bắt đầu có biểu hiện động dục nhưng lần thứ nhất biểu hiện không rõ ràng, 15 – 16 ngày sau
đó lại động dục và lần này mọi biểu hiện rõ ràng hơn và trở thành quy luật chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục của lợn bình quân 21 ngày (18 – 21), ở lợn cái tơ thì ngắn hơn Một chu kỳ tính của lợn nái thường chia làm 4 giai đoạn: trước động dục, động dục, sau động dục và yên tĩnh
Giai đoạn trước động dục kéo dài 1 – 2 ngày và tính từ khi thể vàng của lần động dục trước tiêu biến đến lần động dục tiếp theo, giai đoạn này chuẩn bị cho đường sinh dục cái tiếp nhận tinh trùng, đón trứng rụng và thụ tinh
Giai đoạn động dục kéo dài từ ngày thứ 2 đến thứ 3 tiếp theo gồm 3 thời kỳ nhỏ là hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực Tùy từng giống lợn có giai đoạn này dài hay ngắn, lợn nội thường 3 – 4 ngày, lợn ngoại và lai kéo dài 4 – 5 ngày
Giai đoạn sau động dục là ngày thứ 3 – 4 tiếp theo của giai đoạn động dục, lúcnày dấu hiệu hoạt động sinh dục bên ngoài giảm dần, âm hộ teo lại, lợn nái không muốn gần đực giống, ăn uống vẫn tốt hơn
Cơ chế động dục của lợn nái
Lợn nái đến tuổi thành thục sinh dục, các yếu tố kích thích bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn và các yếu tố kích thích nội tiết theo dây thần kinh ly tâm đi đến vỏ đại não qua vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra kích tố FRF
(Folliculin releasin factors) kích thích tuyến yên tiết ra FSH làm cho bao noãn phát dục nhanh Khi noãn bao phát triển và thành thục tế bào hạt trong thượng bì bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn làm cho lợn nái thể hiện động dục ra bên ngoài Cuối kỳ động dục tuyến yên tiết ra LH làm cho trứng chín
và rụng Sau khi trứng rụng sẽ hình thành thể vàng buồng trứng, thể vàng tiết ra Progesterone kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy tử cung chuẩn bị cho hợp tử làm tổ làm tổ trong sừng tử cung, đồng thời ức chế tuyến yên sinh ra FSH ức chế sựthành thục của bao noãn trong buồng trứng, làm cho bao noãn không phát dục, đồng thời kích thích tuyến yên tiết prolactin kích thích tuyến vú phát triển [14]
Trang 16Sau khi phối giống lợn nái có chửa thì thể vàng sẽ thoái hóa sau khi lợn đẻ và nuôi con và tuyến yên không bị Progesteron ức chế nên lại sản sinh FSH, bao noãn mới lại bắt đầu phát dục với một chu kỳ mới Trường hợp sau khi phối lợn nái không
có chửa thể vàng sẽ tồn tại khoảng trên dưới 17 ngày sẽ thoái hóa và bao noãn mới lại phát dục và đến 21 ngày lại xuất hiện một chu kỳ động dục mới [14]
Các giai đoạn động dục và thời điểm phối giống, phát hiện động dục rất quyết định cho việc phối giống nhất là thụ tinh nhân tạo Hàng ngày kiểm tra lợn nái hai lần là ít nhất, thời gian cách nhau là 12 giờ vào 6 giờ sáng và 6 giờ chiều là thời điểm có động dục rõ nhất [14]
Kiểm tra bằng cách dắt đực giống đi ngang qua lợn nái, kết hợp quan sát âm
hộ có độ sưng, màu dịch tiết…, tốt nhất là cưỡi lên lợn nái để kiểm tra phản xạ mê ì[7]
Biểu hiện động dục của lợn nái tùy theo giống, tuổi và từng con nái, như lợn nái nội thời gian động dục 3 – 4 ngày, lợn nái ngoại 4 – 5 ngày, nái ngoại hậu bị thường dài hơn 5 – 7 ngày [14]
Động dục chia 3 giai đoạn
Giai đoạn trước khi chịu đực
Lợn nái thay đổi tính tình: kêu rít nhỏ, kém ăn hoặc bỏ ăn, cắn phá chuồng, ủi nền, bồn chồn, đuôi tai ve vẩy, thích gần đực giống, nhảy chồm lên lưng lợn khác,
âm hộ sưng mọng đỏ tươi, có nước nhờn chảy ra, nhưng chưa chịu cho đực giống nhảy Ở lợn nái ngoại chỉ thụ thai sau khi có hiện tượng trên 35 – 40 giờ, lợn nội sớmhơn 25 – 30 giờ cho nên không cho phối giống vào giai đoạn này
Giai đoạn chịu đực
Ở giai đoạn này, lợn thích gần đực, khi gần đực thì luôn đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực, đuôi cong lên và lệch sang một bên, 2 chân sau dạng ra và hơi khụy xuống sẵn sàng chịu đực [35]
Lợn nái ăn kém, mê ì, sờ ấn trên lưng gần mông lợn đứng im, lưng võng
xuống, có hiện tượng đái són, âm hộ giảm sưng, giảm mọng, có nếp nhăn chuyển màu sẫm hoặc màu mận chín, nước nhờn chảy dịch đục Lợn đực lại gần thì đứng
Trang 17im cho phối Thời gian này khoảng đến 2 ngày, lợn nội ngắn hơn khoảng 28 – 30 giờ, cho phối giống sẽ thụ thai cao.
Giai đoạn sau chịu đực
Lợn nái trở lại bình thường ăn uống, đi lại tự nhiên, âm hộ giảm độ mở, se nhỏthâm lại, đuôi cụp, không cho lợn đực nhảy
2.2.2.3 Thời điểm phối giống thích hợp
Để xác định thời điểm phối giống thích hợp cần nắm vững quy luật động dục, rụng trứng của lợn nái, thời điểm tế bào trứng và tinh trùng gặp nhau có khả năng thụ thai để quyết định thời gian phối giống thích hợp cho lợn nái
Lợn nái thường sau động dục 39 – 40 giờ trứng mới rụng và rụng trong 10 –
15 giờ hoặc hơn, trong ống dẫn trứng có khả năng thụ thai chỉ 8 – 10 giờ Mỗi lần động dục rụng trên 20 trứng, nhưng lợn đẻ thường trên dưới 10 con [14]
Thời gian tinh trùng lợn sống trong tử cung lợn nái khoảng 45 – 48 giờ, thời gian có khả năng thụ tinh chỉ 20 – 24 giờ Nhưng thời gian tồn tại của trứng và thụ thai có hiệu quả rất ngắn (8 – 10 giờ) cho nên phải cho phối giống đúng lúc [14].Thời điểm phối giống đúng lúc nhất là vào giữa giai đoạn chịu đực Ở nái ngoại, nái lai còn tơ cho phối giống ngay sau khi chịu đực và lặp lại sau lần đầu 12 giờ, nái đã sinh sản khi chịu đực 12 giờ cho phối lần 1 và sau 12 giờ cho phối lần 2
Ở nái nội thời điểm phối giống sớm hơn nái ngoại, nái lai 1 ngày là vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 vì thời gian động dục ngắn hơn
Thụ tinh nhân tạo cho phối vào buổi chiều khi thấy lợn chịu đực vào buổi sáng Nếu lợn nái chịu đực vào buổi chiều thì sáng hôm sau cho phối Cho chắc chắn thường phối tinh 2 lần ở giai đoạn chịu đực “chặn đầu khóa đuôi” của thời kỳ rụng trứng Nên phối giống 2 lần nếu cho thụ tinh nhân tạo (lúc sáng sớm và chiều tối cho mát), cho phối trực tiếp thì một lần (buổi sáng trời mát) [11]
2.2.2.4 Khoảng cách giữa các lứa đẻ
Theo Lê Hồng Mận (2006) [14], khoảng cách giữa các lứa đẻ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của gia súc cái Đây là tính trạng tổng hợp bao gồm thời gian có chửa, thời gian bú sữa, thời gian từ cai sữa đến thụ thai lứa sau,
Trang 18do vậy khoảng cách giữa lứa đẻ ảnh hưởng đến số con cai sữa/nái/năm, số lứa đẻ của nái/năm Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai của các giống lợn giao động không đáng kể trong khoảng 113 - 115 ngày, đây là những yếu
tố ít biến đổi, không chịu ảnh hưởng bởi các kích thích bên ngoài cũng như kích thích của thai
Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ ta chỉ có thể tác động bằng cách rút ngắn thời gian bú sữa và cai sữa sớm ở lợn con Nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận: để rút ngắn thời gian sau đẻ đến phối giống lại có kết quả thì phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt và đặc biệt phải cai sữa sớm lợn con, điều đó làm tăng số con cai
sữa/nái/năm, tăng số lứa đẻ của nái/năm Để rút ngắn thời gian cai sữa, phải tập cholợn con ăn sớm từ 5 - 7 ngày tuổi đến khi lợn con có thể sống bằng thức ăn được cung cấp, không cần sữa mẹ [2]
Theo Trần Thị Dân (2004) [5], hiện nay tại các trang trại, thời gian cai sữa ở lợn con là 21 ngày, sau cai sữa trại hiện nay trung bình là 140 ngày, một năm nái
mẹ sản xuất được 2,5 lứa
2.2.2.5 Sinh lý quá trình mang thai
Khái niệm mang thai
Mang thai là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể cái, nó được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi sinh đẻ xong
Thời gian có thai
Trong thực tế sự có thai của gia súc được tính từ ngày phối giống lần cuối Thời gian có thai phụ thuộc vào những điều kiện và yếu tố khác nhau Nó dài hay ngắn tùy theo loài, giống gia súc, tuổi gia súc, lứa sinh sản, trạng thái dinh dưỡng, sức khỏe,…
Theo Đặng Đình Tín (1986) [30], Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [7], ở lợnthời gian có thai xê dịch từ 110 - 118 ngày, thời gian có thai trung bình là 114 ngày
Quá trình phát triển của phôi thai
Chia làm ba thời kỳ:
Trang 19Thời kỳ thứ nhất - thời kỳ trứng: Bắt đầu từ khi tế bào trứng được thụ tinh đến khi hình thành nang phôi - túi phôi.
Thời kỳ thứ hai - thời kỳ phôi thai: Là thời kỳ hình thành nhau thai, hình thành các tế bào và các cơ quan hệ thống của cơ thể Ở gia súc lớn từ 11 - 40 ngày Thời kỳ thứ ba - thời kỳ bào thai: Là thời kỳ cuối phôi thai cho đến khi sinh
đẻ Là giai đoạn phân hóa những kết cấu cực tiểu của tế bào và cơ quan, là thời kỳ bào thai phát triển nhanh
Sự điều hòa thần kinh thể dịch ở thời kì mang thai
Điều hòa sự phát triển của bào thai và đảm bảo sự thống nhất trong các hoạt động chức năng giữa cơ thể mẹ và bào thai là một quá trình phức tạp do sự điều tiếtthần kinh - thể dịch
Điều tiết thần kinh : Bắt đầu từ lúc thụ thai thì trong võ não xuất hiện vùng
hưng phấn trội để tiếp nhận những biến đổi hóa học và cơ học từ các điểm thụ cảm
ở tử cung, do đó đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của phôi thai như: niêm mạc tử cung phát triển, mạch máu đến nhiều, tiết dịch tăng… Hưng phấn tăng cương mạnh nhất ở tháng thứ 2, là một trong những yếu tố dễ gây sẩy thai ở thời điểm này
Điều tiết thể dịch: Có sự tham gia tích cực của hệ nội tiết, progesteron là
hoocmon an thai, duy trì quá trình mang thai, được sản sinh ở thể vàng và nhau thai Ở lợn progesteron chủ yếu do thể vàng cung cấp vai trò của nhau thai là thứ yếu (Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự, 1996) [31]
Những biến đổi sinh lý chủ yếu khi có thai
Sự biến đổi toàn thân của cơ thể mẹ khi có thai
Khi gia súc thai kích tố của hoàng thể và nhau thai làm thay đổi cơ năng hoạt động một số tuyến nội tiết khác Vì vậy hiện tượng ăn uống, trạng thái dinh dưỡng, quá trình trao đổi chất…của con mẹ được nâng cao cho nên thời kỳ đầu gia súc có thai thường béo hơn khi chưa có thai
Theo Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999) [10], trong thời kỳ có chữa lợn nái tăng từ 15 - 25 kg (không kể các sản phẩm thai, trong đó khoảng 3 - 4 kg là
Trang 20protein) Nói chung trong thời kỳ có chữa lợn mẹ tăng 1,2 - 1,3 lần so với trước khi phối giống Bào thai ngày càng phát triển, áp lực xoang chậu và xoang bụng thay đổi nên ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp Nhu cầu cung cấpoxy của bào thai dần nâng cao ở thời gian có thai kỳ cuối nên tần số hô hấp của mẹ tăng lên và có khi còn thể hiện trạng thái thở dốc Dưới tác dụng chèn ép cơ học của bào thai kỳ cuối làm thay đổi tuần hoàn vùng xoang chậu nên gây hiện tượng phù thủng ở hai chân sau Mặt khác số lần đại tiểu tiện của gia súc mẹ tăng lên nhưng số lượng mỗi lần ít.
Sự thay đổi của cơ quan sinh dục
Buồng trứng
Khi gia súc có thai, hai buồng trứng to nhỏ không đều nhau Buồng trứng phía sừng tử cung có thai thường lớn hơn Trên mặt ngoài buồng trứng xuất hiện thể vàng
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [7] lợn mức độ phát triển và tăng sinhcủa tử cung phụ thuộc vào số lượng của bào thai và thường là phát triển ở hai sừng
tử cung Cuối thời kỳ có thai, khối lượng tử cung (không kể thai) nặng tới 2,5 - 6
kg còn tử cung bình thường không có thai nặng 0,2 - 0,5 kg Theo Vũ Duy Giảng
và cộng sự 2002 [10], tử cung bình thường nặng 0,2 - 0,3 kg, khi có thai nặng 3 - 4 kg
Sự thay đổi hoocmon sinh dục
Bào thai được phát triển bình thường dưới tác dụng điều hòa của các hoocmonbuồng trứng, nhau thai, tuyến yên
Trang 21Nữa thời kỳ đầu có thai: Nhau thai được hình thành và phát triển tiết ra
ProlanB Chất này có tính chất giống như LH của thùy trước tuyến yên Nó kích thích thể vàng phát triển và tăng tiết Progesteron làm cho niêm mạc tử cung phát triển và dày thêm Nhau thai ngoài việc tiết ra Prolan B còn tiết ra Progesteron và Folliculin
Nữa thời kỳ sau có thai: Hàm lượng Progesteron giảm dần trong máu ngược lại Folliculin tăng dần tới mức tối đa
Cuối thời kỳ có thai Progesteron giảm rất thấp trong máu Progesteron có tác dụng ức chế tử cung co bóp và Folliculin kích thích co thắt tử cung, thuận lợi cho quá trình sinh đẻ Trong thời kỳ có thai nhau thai đã dần thay thế chức năng nội tiếtcủa thùy trước tuyến yên, tiết ra Prolan A và Prolan B Mặt khác nó còn thay thế buồng trứng tiết Oprogesteron trong nữa thời kỳ đầu, Folliculin được tiết liên tục càng về sau càng nhiều
Sinh lý đẻ
Khái niệm
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác động của hệ thống thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn để đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài, quá trình này gọi là quá trình sinh đẻ
Học thuyết áp lực
Khi thai của tử cung mẹ phát triển đầy đủ ở thời kỳ cuối, bào thai áp sát vào tửcung và cổ tử cung làm cho áp lực của đường sinh dục cái thay đổi Đồng thời bào thai là một dị vật với sự máy động của thai nhi gây kích thích mạnh làm cho đường sinh dục của con mẹ tăng cường quá trình hưng phấn Khi áp lực và kích thích cơ giới của bào thai đạt đến một mức độ nhất định gây cho gia súc xuất hiện co bóp ở
tử cung làm cho cổ tử cung mở ra xuất hiện quá trình sinh đẻ
Học thuyết kích tố
Kích tố từ con mẹ
Trang 22Vào thời kỳ trước khi đẻ có sự thay đổi về hàm lượng hai kích tố trong máu vànước tiểu, đó là sự tăng tiết của Oestrogen và ngược lại hàm lượng Progesteron lại giảm thấp Sự thay đổi này làm cho tăng sự hưng phấn của cơ mạc và làm cho cơ mạc trở nên nhạy cảm với kích thích bên ngoài, đặc biệt là sự có mặt của Oestrogenlàm tăng co bóp tử cung.
Một loại hormone khác là Oxytoxin do thuỳ sau tuyến yên tiết ra vào thời kỳ cuối có chửa làm tăng cường co cơ tử cung Sự hạ thấp nồng độ Progesteron trong máu cho phép sự kích thích của Oxytoxin lên cơ mạc Có ý kiến cho răng men Oxytoxinaza làm mất hoạt tính của Oxytoxin để bảo vệ cơ mạc tử cung Sự hạ thấp nồng độ Oxytoxinaza về giai đoạn có chửa về sau đã làm cho tử cung co bóp gây nên hiện tượng đẻ
Kích tố từ con (thai)
Các xung động thần kinh từ Hypothalamus của bào thai đã kích thích tuyến yên bào thai giải phóng ACTH (Adromo-corticotrophic Hormone) Điều đó đã tác động thúc đẩy sự sản xuất ra Corticosteroid từ tuyến thượng thận của bào thai Corticosteroid tác động lên nhau thai và tử cung, kích thích sự sản xuất
Prostaglandin làm cho sự phân giải thể vàng xảy ra nhanh chóng, dẫn đến hàm lượng Progesteron không còn Sự co rút của cơ tử cung không bị kìm hãm, các cơ nội mạc tử cung co rút theo nhịp điệu dẫn đến hiện tượng đẻ
Nói chung, nguyên nhân gây ra hiện tượng đẻ còn có nhiều điều chưa được giải thích đầy đủ và chính xác và có thể có sự khác nhau giữa các loài nên còn đangđược nghiên cứu
Thời gian đẻ
Thời gian đẻ của gia súc được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi thai
ra khỏi cơ thể mẹ và số lượng thai ra hết ở những loài gia suc đa thai
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [7], thời gian đẻ của lợn từ 2 – 6 h
Những biểu hiện của cơ thể mẹ trong thời gian gần sinh đẻ
Quá trình đẻ của gia súc là quá trình sinh lý bình thường Cuối thời kỳ mang thai gia súc cái có những biểu hiện của quá trình sinh đẻ, chủ yếu là đường sinh dục
và bầu vú
Trang 23Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định gia súc đẻ: Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong.
Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt được sữa đầu
Trước khi lợn đẻ 2 – 3 h, hàng vú sau vắt được sữa đầu
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [7], lợn trước lúc đẻ 10 - 15 ngày bầu
vú căng Giữa bầu vú và thành bụng đã phân chia ranh giới rõ ràng
Triệu chứng rặn đẻ
Khi đẻ gia súc mẹ phải dùng sức đẩy thai cùng các khí quan trong đường sinh dục để đưa thai ra ngoài Sức rặn căn bản là do sự co bóp của tử cung, sự co bóp này bắt đầu từ sừng tử cung đến thân tử cung, đến cổ tử cung, kết quả là mở rộng
Thời kỳ mở cổ tử cung
Trang 24Là thời kỳ đầu tiên của quá trình sinh đẻ được tính từ cơn co bóp đầu tiên đến lúc cổ tử cung mở ra hoàn toàn Mỗi lần tử cung co bóp khoảng 1 - 2 giây và khoảng cách giữa mỗi lần co bóp khoảng 20 - 30 giây Đối động vật đa thai như lợn thì sự cobóp bắt đầu từ bọc thai gần cổ tử cung nhất, còn những bọc thai khác ở xa vẫn ở trong trạng thái yên tĩnh Thai và bọc thai đi dần vào cổ tử cung thì một phân của nhau tách ra Màng niệu và màng ối căng phồng đè lên và kích thích cổ tử cung và khung xương chậu mở ra tạo điều kiện cho thai ra ngoài.
Kết thúc giai đoạn này, cổ tử cung và khung xương chậu đã mở hoàn toàn tạo thành một đường thông suốt Nước ối chảy ra từ bọc ối bị vỡ Giai đoạn mở tử cung
ở lợn khoảng 3 - 6 giờ Con vật thường rất đau, kêu la vật vã
Giai đoạn đẩy thai
Giai đoạn tiếp theo từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn cho đến khi thai được ra ngoài Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình sinh đẻ Giai đoạn này co bópcủa tử cung đặc biệt mạnh Nếu như tư thế, chiều hướng của thai bình thường, cơ quan sinh dục không có hiện tượng bệnh lý, hệ thống nội tiết hoạt động bình
thường thì thai dần dần lọt ra ngoài, ngược lại chuyển sang hiện tượng đẻ khó Đối với lợn, thời gian này có thể kéo dài 1 - 4h, bình thường con nọ xổ cách con kia 5 -
10 phút, nếu quá 4 giờ mà thai không xổ, hoặc xổ không hết thì phải can thiệp Convật rặn đẻ để đẩy thai ra ngoài với các hiện tượng như đứng ngồi không yên, 2 châncào đất, kêu la, trạng thái đau đớn cong lưng rặn, con đuôi, nghiến răng, nín thở…
Giai đoạn bong nhau
Con vật trở lại trạng thái yên tĩnh nhưng tử cung vẫn co bóp, những cơn rặn chấm dứt hoặc yếu Khi bong nhau, sự co bóp tử cung bắt đầu từ đầu mút sừng tử cung do vậy nhau thường lộn ngược Thời gian bong nhau lợn là 10 - 60 phút Đối với lợn, nếu nhau không được đẩy ra hết, bất kì nhiều hay ít còn tồn lại sẽ gây ra viêm tử cung, một vài trường hợp dẫn đến viêm vú
Giai đoạn hồi phục tử cung
Đối với lợn thì sản dịch ít, lúc đầu hơi đỏ, 2 - 3 ngày thì ngừng chảy Thời gian hồi phục tử cung sau khi đẻ phụ thuộc lớn vào 3 giai đoạn trên của quá trinh
đẻ [23]
Trang 25Tuyến yên
Nhau thai
Relaxin
Giãn dây chằng xương chậu, mở cổ tử cung
Tăng độ mẫn cảm với Oxytoxin
Cơ giới
áp lựcOxytoxin
Trang 26Sơ đồ 2.1 Cơ chế thần kinh thể dịch điều khiển quá trình đẻ
Sinh lý tiết sữa của lợn nái
Cấu tạo tuyến sữa
Tuyến sữa của lợn gồm 2 phần: phần phân tiết và phần dẫn sữa [32]
Phần phân tiết: Gồm vô số các tuyến bào tạo thành từng chùm như các chùm nho các tế bào phân tiểt nằm mặt trong của các tuyến bào, tổng hợp sữa và phân tiếtvào xoang tuyến bào
Phần dẫn sữa: Gồm hệ thống ống dẫn sữa nhỏ xuất phát từ các xoang tuyến bào Các ống dẫn sữa nhỏ được tập trung lại thành ống dẫn trung bình rồi thành ốngdẫn sữa lớn, để cuối cùng đổ vào bể sữa Bể sữa được thông ra ngoài bởi ống tiết sữa (ống thông sữa)
Quá trình hình thành sữa
Sự hình thành sữa là một quá trình tổng hợp phức tạp xảy ra trong các tế bào tuyến, chọn lọc dinh dưỡng từ huyết tương để tổng hợp nên những thành phần đặc trưng của sữa Thành phần của sữa và huyết tương rất khác nhau, hàm lượng đườngsữa gấp 90 – 95 lần, mỡ sữa gấp 40 lần Ngược lại một số chất tại ít hơn trong huyết tương như protit thấp hơn protit huyết tương 2 lần, vitamin 6 lần, globulin, enzym, hormon, khoáng được lọc từ máu vào, các thành phần cazein, lacto, mỡ sữaphải trải qua quá trình tổng hợp ở tế bào tuyến [32]
Cazein sữa: được tổng hợp ở ti thể của tế bào tuyến từ các axít amin của huyết tương Sự tổng hợp cazein giống như sự tổng hợp protein của mô bào Các axít amin từ máu chuyển qua sẽ được hoạt hoá và gan với ARN vận chuyển để đi tới riboxom của tế bào tuyến tiến hành tổng hợp cazein và một số protein đặc thù khác của sữa như Lactoglobulin…
Lactoz sữa được hình thành từ 2 đường đơn (monosacarid): Glucoz và
Galactoz
Lacto albumin và lactoglobulin là những protein được tạo thành từ lactoz và albumin, globulin của máu
Trang 27globulin sữa: từ máu chuyển thẳng vào.
Mỡ sữa: Được tổng hợp từ các axít béo mạch ngắn: 4 - 12 C (30%) Các axít béo kết hợp với glyxerin để tạo ra mỡ trung tính Một phần mỡ sữa được sử dụng từcác mỡ trung tính có trong huyết tương
Điều hoà quá trình sản sinh sữa ở lợn
Quá trình hình thành sữa được điều hòa bởi cơ chế thần kinh thể dịch Trong thời kỳ tiết sữa, dưới tác động kích thích bú của lợn con, xung động thần kinh truyền về tuỷ sống, rồi lên hành tủy và vùng dưới đồi Thông qua vùng dưới đồi, tiết ra các yếu tố giải phóng, thùy trước tuyến yên tiết ra các kích tố FSH, LH, ACTH…[32]
FSH kích thích lớp tế bào hạt tiết oestrogen, kích thích phát triển ống dẫn sữa
LH kích thích thể vàng tiết progesteron, làm phát triển các tố chức túi tuyến
Prolactin kích thích sự phát triển của mô tuyến và tạo sữa, dưỡng thể vàng
STH kích thích sản xuất sữa thông qua việc tăng cường trao đổi đường và protein
ACTH kích thích vỏ thượng thận tiết costicoit thúc đẩy trao đổi chất, duy trì khả năng tiết sữa Lượng sữa có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tuyến vú trong thời kỳ chửa và nuôi con Giai đoạn chửa, sự phát triển cùa tuyến vú chịu tác động của các hormon sinh dục, tuyến yên, tuyến trên thận Sau khi đẻ phụ thuộc vào số lợn con
Lượng sữa thay đổi tùy theo mức độ dinh dưỡng, giống, số con nuôi trong ổ,
… Trong 1 chu kỳ tiết sữa, lượng sữa tăng dần và đạt đỉnh cao ở tuần thứ 3, sau đó giảm dần Lợn nái tiết khoảng 300 lít/chu kỳ Lợn con bú được khoảng 30 kg/con (500 – 600 g/con/ngày), mỗi lần bú là 20 – 25 g/con Lượng sữa khác nhau ở các
vú, vì mỗi tuyến vú là 1 đơn vị độc lập và hoàn chỉnh Các vú phía trước lượng sữa tiết ra nhiều hơn Lượng sữa lợn con bú được trong 1 chu kỳ tiết sữa: vú trước 36 –
45 kg, vú sau 27 – 28 kg Vì vậy, việc cố định đầu vú cho lợn con là rất quan trọng
Quá trình thải sữa
Trang 28Đối với lợn bầu vú không có bể sữa Sữa được sản xuất ra từ các tuyến bào và được tích luỹ trong các xoang tuyến bào Việc tiết sữa của chúng được thực hiện theo cơ chế thần kinh, thể dịch và theo ba pha Khi lợn con mút bú, đầu tiên lợn conngậm và thúc vào vú mẹ, luồng xung động hưng phấn thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm truyền về vỏ não, rồi tới vùng dưới đồi, tiết các yếu tố giải phóng, các yếu tố giải phóng tác động lên thùy sau tuyến yên, kích thích tiết kích to oxytoxin, oxytoxin đi tới tuyến vú và làm co bóp tế bào biểu mô, cơ tuyến bào và cơ tuyến
vú Nhờ vậy, sữa được thải ra từ các xoang tuyến bào, qua ống dẫn sữa nhỏ, rồi ốngdẫn sữa lớn và chảy ra ngoài theo ống tiết sữa, từ đó lợn con mới bú được Do vậy khi lợn con bú sữa, chúng được thực hiện theo 3 pha nhu sau: pha ngậm và thúc vú (80 – 100 s), pha nằm im (20 s) và pha mút vú (20 s) [32]
Thành phần của sữa và quá trình biến đổi theo thời gian tiết sữa
Sữa gồm: nước, 81,7%; protein, 5,8%; mỡ, 6,2%; lactose, 5,4%; khoáng, 0,9%; vitamin A và vitamin D; nguyên tố vi lượng Fe có hàm lượng thấp; Ca và P
2.3 Sinh lý lâm sàng
Thân nhiệt
Trang 29Nhiệt độ cơ thể gọi tắt là thân nhiệt,thân nhiệt là trị số hằng định ở động vật bật cao Theo Hồ Văn Nam và cs (1997)[15], nhiệt độ bình thường ở lợn 380C-38,50C.
Trong điều kiện chăn nuôi giống nhau, thân nhiệt của gia súc non bao giờ cũng cao hơn thân nhiệt của gia súc trưởng thành và gia súc già, ở con cái cao hơn con đực Trong một ngày đêm, thân nhiệt thấp nhất lúc sáng sớm (1-5 giờ sáng), cao nhất vào buổi chiều từ 16h-18h [25]
Sốt
Sốt là phản ứng toàn thân đối với các tác nhân gây bệnh mà đặc điểm chủ yếu
là thân nhiệt cơ thể cao hơn so với sinh lý bình thường Quá trình chủ yếu là do tác động của vi sinh vật gây bệnh, độc tố và những chất khác được hình thành trong quá trình sinh bệnh Những chất đó chủ yếu là protein hay sản phẩm của nó [33] Một số kích tố như adrenalin, parathyoroxyn, nước muối, glucoza ưu trương đều cóthể gây sốt
Tần số hô hấp
Tần số hô hấp là số lần thở trên phút, nó phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất,tuổi, tầm vóc Gia súc non có cường độ trao đổi chất rất mạnh nên tần số hô hấp tăng hơn Động vật nhỏ cũng có tần số hô hấp cao hơn động vật có thể vóc lớn Ngoài ra trạng thái sinh lý, vận động, nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến nhịpthở Tần số hô hấp bình thường giao động trong khoảng 8 – 18 lần/phút [15]
Landrace là 219,4 ± 4,09 ngày và 183,16 ±0,90 ngày [5]
Trong phương thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi động dục đầu của lợn Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt sẽ có tuổi động dục lần đầu muộn hơn lợn nuôi chăn
Trang 30thả Lợn chăn thả được tăng cường trao đổi chất, tổng hợp được chất sinh tố và có dịp tiếp xúc với lợn đực nhờ được vận động nên sẽ có tuổi động dục sớm hơn.
Sau khi lợn đã thành thục về giới tính và thể vóc phát triển tương đối hoàn chỉnh thì có thể cho phối giống
Thành thục về sinh dục tức là lợn cái hậu bị phải có biểu hiện về động dục và rụng trứng
Tuổi trưởng thành về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điều kiện nuôi dưỡng, chính sách quản lý của cơ sở chăn nuôi Trong chăn nuôi lợn ngoại thường phối giống từ 7 - 8 tháng tuổi
2.4.2 Tuổi đẻ lứa đầu.
Đây là tuổi mà lợn cái hậu bị đẻ lứa thứ nhất, chính là tuổi phối giống có kết quả cộng với thời gian mang thai Tuổi đẻ lứa đầu của gia súc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi phối giống lần đầu, kết quả phối giống, thời gian mang thai và từng giống lợn khác nhau Đối với lợn nái nội tuổi đẻ lứa đầu thường sớm hơn so với lợnnái ngoại do tuổi thành thục về tính dục ngắn hơn
2.4.3 Số con đẻ ra/lứa
Tính cả số con đẻ ra còn sống, số con chết và cả số thai chết được đẻ ra Chỉ tiêu này đánh giá được tính sai con và khả năng nuôi thai, chất lượng sinh sản của lợn nái, đồng thời đánh giá được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái của nhà chăn nuôi
2.4.4 Số con sống đến 24 giờ/lứa
Đây là số con sinh sống tính đến 24 giờ kể từ khi đẻ xong con cuối cùng Nói lên khả năng đẻ ít con hay nhiều con, sống hay chết, đánh giá được chất lượng đàn con, khả năng nuôi thai của lợn nái, kỹ thuật thụ thai và khả năng chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi
2.4.5 Số con cai sữa/ nái/ năm
Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát nhất đối với công nghiệp chăn nuôi sản xuất lợn giống Nuôi lợn nái có thể thu lãi hay không là nhờ số lượng con cai sữa/ nái/ năm Nếu tăng số lứa đẻ/ nái/ năm và tăng số lượng con cai sữa trong mỗi lứa thì sốlượng lợn cai sữa/ nái/ năm sẽ cao
Trang 312.4.6 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền thể hiện qua khả năng sinh sản của giống, mà cụ thể là con nái Nó đặc trưng cho giống và cũng mang tính cá thể
Yếu tố giống có ảnh hưởng rõ ràng tới năng suất sinh sản của nái, đặc biệt là
sự khác biệt giữa giống nội và giống ngoại Các chỉ tiêu năng suất sinh sản có sự khác biệt rõ qua các giống là: Giống Móng Cái, Yorkshire và Landrace có tuổi đẻ lần lượt là: 272,3 ngày; 418,5 ngày và 409,3 ngày; số con đẻ ra/ổ là 10,6; 9,8 và 9,9con và khối lượng sơ sinh trung bình/con là 0,58; 1,2 và 1,2 kg [21]
2.4.8 Thời điểm phối giống:
Phối giống quá sớm thì tinh trùng phải nằm lâu trong đường sinh dục cái, giảm sức sống, phối giống muộn thì trứng chờ lâu cũng giảm sức sống Trạng thái sức khoẻ và sự tương đồng đực cái khi gặp gỡ giao phối (bố mẹ khoẻ, con khoẻ)
2.5 Một số hiểu biết về quá trình viêm
2.5.1 Khái niệm
Hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau của viêm đã được đề cập tới trong y học cổ đại và những khái niệm về viêm cũng được hình thành từ rất sớm song lại rất khác nhau
Viêm là một phản ứng bảo vệ cơ thể mà nền tảng của nó là phản ứng tế bào Phản ứng này hình thành và phức tạo dần trong quá trình tiến hóa của sinh vật [16].Theo Cao Xuân Ngọc (1997) [18], viêm là một phản ứng phức tạp của toàn thân nhưng lại thể hiện tại cục bộ nhằm chống lại những yếu tố có hại đối với cơ thể
Xu hướng ngày nay thì cho viêm là một quá trình phức tạp, luôn luôn thay đổi,
có nhiều tính chất bảo vệ, nhằm duy trì sự hằng định nội môi Phản ứng này hình
Trang 32thành trong quá trình tiến hóa của sinh giới và bao gồm ba hiện tượng đồng thời tồntại và liên quan chặt chẽ nhau:
- Rối loạn tuần hoàn
- Rối loạn chuyển hóa – tổn thương mô bào
- Tế bào tăng sinh
Như vậy, viêm là một phản ứng phức tạp của toàn thân, nhưng lại thể hiện tại cục bộ nhằm chống lại những yếu tố có hại đối với cơ thể [33]
2.5.2 Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm
Theo Phạm Quang Trung (2010) [33], phản ứng viêm tuần hoàn và phản ứng
tế bào trong viêm đã gây nên các rối loạn chủ yếu như sau:
Rối loạn chuyển hóa
Tại ổ viêm quá trình oxy hóa tăng mạnh, nhu cầu oxy tăng nhưng vì rối loạn tuần hoàn nên khả năng cung cấp oxy không đủ, gây rối loạn chuyển hóa gluxit, lipid và protit gây ra hiện tượng tăng độ axit, xeton, lipit, albumoza, polipeptit và các axit amin tại ổ viêm
Tổn thương mô bào
Tổn thương mô bào tại ở viêm bao gồm: tổn thương nguyên phát do các yếu tốgây viêm tác động và tổn thương thứ phát do các yếu tố mới sinh tại ổ viêm; thí dụ các men phân hủy protide từ tế bào và vi khuẩn chết phóng thích ra dịch rỉ viêm các
chất có tính chất hủy hoại như necrosin.
Như vậy ngoài tính chất bảo vệ thì tổn thương còn tạo ra rất nhiều chất có hại tham gia vào thành phần của dịch rỉ viêm, chính các chất này đã góp phần hình thành và phát triển vòng xoắn bệnh lý trong viêm [33]
Dịch rỉ viêm
Dịch rỉ viêm là sản phẩm được tiết tại ổ viêm bao gồm nước, các thành phần hữu hình và các thành phần hòa tan Trong đó đặc biệt lưu ý các chất có hoạt tính sinh lý
Trang 33Dịch rỉ viêm có tác dụng thích ứng phòng ngự, giúp cơ thể chống lại các yếu
tố gây viêm (nhờ bạch cầu, kháng thể và bổ thể, hàng rào phòng ngự cơ học…) Tuy nhiên nếu dịch rỉ viêm tích tụ quá nhiều gây bất lợi như chèn ép các tổ chức xung quanh, kích thích đau, cản trở hoạt động chức năng của các cơ quan, các chất mới sinh ra trong ổ viêm ngấm vào máu gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, có thể tạo ra vòng xoắn bệnh lý nguy hiểm
Tăng sinh mô bào
Trong quá trình viêm, giai đoạn đầu chủ yếu tăng sinh bạch cầu, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính, giai đoạn sau tăng sinh toàn diện, sang giai đoạn phục hồi chủ yếu tăng sinh tổ chức hạt giúp cho quá trình hình thành sẹo
Nguyên nhân tăng sinh tế bào là do hậu quả của phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào, do các sản phẩm của rối loạn chuyển hóa, tổn thương mô bào, kể cả bạch cầu chết cũng tạo ra một số chất kích thích tăng sinh tế bào Sự tăng sinh bạchcầu đơn nhân, tổ chức bào và đại thực bào có tác dụng dọn dẹp, đào thải các sản phẩm – làm sạch ổ viêm Mặt khác, cũng chính quá trình tăng sinh hình thành huyết quản non, tổ chức sợi để thay thế dần các mô bị hoại tử, tạo sẹo, làm liền vết thương [33]
Các tế bào viêm
Các tế bào tăng sinh trong ổ viêm được gọi chung là các tế bào viêm, bao gồm: bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơnnhân lớn Chúng có chức năng thực bào, ẩm bào hay tạo ra những kích thích tại các
ổ viêm và giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ từ môi trường
2.6 Bệnh viêm tử cung (Mestritis)
Tử cung la bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ và được đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản (Nguyễn Văn thành, 2002) [27]
Theo Phan Vũ Hải (2013) [11], viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản Bệnh thường xảy ra trong thời gian sau đẻ Đặc điểm của bệnh là quá trình viêm phá hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử
Trang 34cung gây rối loạn sinh sản ở thể cái, làm ảnh hưởng lớn thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.
2.6.1 Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung
Do dinh dưỡng
Nguyễn Như Pho (1995) [21], cho rằng nếu thiếu vitamin A sẽ gây sừng hóa niêm mạc tử cung, đậu thai kém, thai chết, thai khô, sót nhau, làm giảm sức đề kháng niêm mạc tử cung, gây viêm tử cung
Diệp Tố Khương (2002) [12], viêm tử cung trên lợn nái có thể phát sinh do thiếu Ca, P, Co trong khẩu phần
Nước uống có tầm quan trọng bậc nhất đối với nái trong giai đoạn mang thai và giai đoạn tiết sữa nuôi con Theo Trần Thị Dân (2002) [5], ít uống nước làm cho nái phải dự trữ nước của cơ thể bằng cách hấp thu nước từ dịch chất trong lòng ruột, do đólợn nái có thể bị bón là nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung
Do vi sinh vật
Chưa tẩy uế đúng mức chuồng nái, phần lớn trên loại chuồng sàn, sau khi chuyển nái đi, việc tẩy uế là phun thuốc sát trùng, còn trên loại chuồng nền thì xịt rửa bằng nước rồi quét vôi, cách làm này không diệt hết được các mầm bệnh do không chùi rửa sạch các chất hữu cơ còn sót lại, gây giảm tính năng của thuốc sát trùng (Diệp Tố Khương, 2002) [12]
Theo Nguyễn Như Pho (2002) [22], các vi khuẩn trên nền chuồng thường cùng nhóm với vi khuẩn gây viêm tử cung Kết quả được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.4 Vi sinh vật gây nhiễm trùng sau khi sinh
STT Vi sinh vật trên nền chuồng Vi sinh vật gây viêm tử cung
1 Streptococcus spp Streptococcus spp.
2 Staphylococcus spp Staphylococcus spp.
Trang 35“Nguồn: Nguyễn Như Pho,2002 [22]”
Theo Nguyễn Văn Thành (2002) [27], vi sinh vật trong dịch viêm tử cung lợn
chủ yếu là Streptococcus, E coli, Staphylococcus.
Ngoài ra có thể là biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây nên trong thời gian động dục, vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo đường máu
và viêm tử cung là một trong những triệu chứng lâm sàng chung (Lê Văn Năm và
cs, 1997) [17]
Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một cơ quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa phối đã
bị viêm tử cung
Theo F Madec và C Neva (1995) [9], bệnh viêm tử cung và các bệnh ở
đường tiết niệu có mối quan hệ với nhau, vi khuẩn trong nước tiểu cũng phát triển trong âm đạo và việc gây nhiễm ngược lên tử cung là rất dễ xảy ra
Tóm lại, dù xuất phát từ nguyên nhân nào, mọi trường hợp viêm nhiễm gây bệnh viêm tử cung đều là hậu quả của sự xâm nhập và phát triển của các loại vi khuẩn cơ hội ở đường sinh dục, bầu vú trước và sau khi sinh Do đó, việc tiến hành các biện pháp chăm sóc hợp lý trước và sau khi sinh sẽ hạn chế mật độ vi khuẩn gây bệnh Việc tăng sức đề kháng cho lợn nái bằng cách bổ sung vitamim A, E chất
xơ cũng góp phần cho việc khống chế bệnh viêm tử cung nói riêng
Do quản lý vệ sinh chăm sóc
Trang 36Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) [25], cho rằng việc vệ sinh kém, quy trình chăm sóc nái sau khi sinh chưa hợp lý là nguyên nhân gây bệnh ở trại.
Do cơ thể học
Theo Nguyễn Văn Thành (2002) [27], cơ thể học ở nái bất thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc viêm nhiễm đường tiết niệu như ống dẫn tiểu trực tiếp vào
âm đạo do thiếu cơ vòng hoàn chỉnh Nhiễm trùng bàng quang dẫn đến lây lan các
cơ quan khác Các thay đổi cơ thể vào cuối thời kỳ mang thai là thai lớn có thể chèn ép làm giảm nhu động ruột gây ứ nước tiểu trong bàng quang, cổ tử cung mở làm vi sinh vật xâm nhập gây viêm nhiễm
Do rối loạn sinh lý nội tiết
Theo Diệp Tố Khương (2002) [12], những heo nái mắc bệnh viêm tử cung thường có buồng trứng nhỏ, tuyến giáp teo lại, tuyến thượng thận lớn lên, các mô trong tuyến thượng thận và tuyến yên thoái hóa, do đó các tác giả đã kết luận rằng:
sự mất cân bằng về sản xuất kích thích tố có thể giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên trạng thái bệnh viêm tử cung
Lợn nái đẻ không bình thường
Theo Lê Xuân Cương (1986) [3], lợn nái chậm sinh sản thường do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thương bệnh lý đường sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể.Nguyễn Như Pho (1995) [21], cho rằng lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật sản khoa nhưng sau đó thì có thể bị tổn thương gây viêm tử cung [27]
Trang 37Lợn nái đẻ khó do thai quá lớn, vị trí bào thai không bình thường, cấu tạo xương chậu hẹp, lợn nái mập mỡ, sẽ làm cho lợn rặn nhiều, tự gây tổn thương trên đường sinh dục Do sự phát triển kém của nái tơ (phối giống quá sớm) hoặc do nái quá già sinh đẻ nhiều lứa, mang thai nhiều con, thai quá lớn, thai chết, thai khô, vị trí và tư thế thai nằm chết bất thường… Do lợn nái biếng rặn hoặc rặn yếu nên thời gian đẻ kéo dài, trương lực cổ tử cung giảm, sự co thắt yếu đi làm ứ đọng nhiều dịch chất trong tử cung, những tổn thương trong bộ phận sinh dục do can thiệp bằng tay của người đỡ đẻ không đúng,… tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển Lợnnái sau khi sinh bị sót nhau rất dễ đưa đến chứng mất sữa và nhiễm trùng tử cung Nhau và thai bị sót sẽ bị thối rữa trong tử cung từ 24 – 48 giờ là môi trường tốt cho
vi sinh vật phát triển và gây viêm tử cung [27]
2.6.2 Các thể viêm tử cung
Theo Đặng Đình Tín (1986) [30], bệnh viêm tử cung thường được chia làm 3 thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung
2.6.2.1 Viêm nội mạc tử cung (Endomestritis)
Theo Nguyễn Văn Thanh, Hồ Văn Nam (1999) [24], Black W G (1983) [38]
và Debois C H W (1989) [39] viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc của tử cung, đây là một trong các nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản của gia súc cái, nó cũng là thể bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh của viêm tử cung
Viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong trường hợp đẻ khó phải can thiệp làm niêm mạc tử cung bị tổn thương, tiếp đó các vi
khuẩn Streptococcus, Staphylococcus, E coli, Samonella, Bruccella, roi trùng
Trichomonas Foetus,… xâm nhập và tác động lên lớp niêm mạc gây viêm [37].
Viêm nội mạc tử cung là viêm tầng trong cùng, lớp niêm mạc của tử cung.Đây
là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng sinh sản của gia súc cái, các bệnh ở cơ quan sinh dục [11]
Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000) [20], bệnh viêm nội mạc tửcung có thể chia làm 2 loại:
Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính