Ở VN, những năm gần đây, hệ sinh thái hỗ trợ DNXH đã bắt đầu được hình thành nhưng có rất nhiều hạn chế và vấp phải nhiều khó khăn thách thức như: chưa có một khái niệm cụ thể rõ ràng về
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ HẢI HOÀN
HỆ SINH THÁI HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TÀI THỦY-BỘ NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.34.04.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018`
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Tập thể hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Trương Thị Nam Thắng
2 PGS.TS Bùi Quang Tuấn
Phản biện 1: PGS.TS Lê Xuân Đình
Phản biện 2: PGS.TS Tô Trung Thành
Phản biện 3: TS Đặng Thị Phương Hoa
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi giờ, ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Một thế giới với nhiều vấn đề xã hội như đói nghèo, bệnh tật, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, người khuyết tật,…thì DNXH được coi như một giải pháp cho sự phát triển bền vững Để phát triển và nhân rộng mô hình DNXH, cần phải có một
hệ sinh thái hỗ trợ DNXH được thiết lập và vận hành một cách tích cực và toàn diện Ở VN, những năm gần đây, hệ sinh thái hỗ trợ DNXH đã bắt đầu được hình thành nhưng có rất nhiều hạn chế và vấp phải nhiều khó khăn thách thức như: chưa có một khái niệm cụ thể rõ ràng về DNXH và hệ sinh thái cho DNXH, chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể, các hoạt động truyền thông lẻ tẻ và rải rác, chưa
có thị trường đầu tư xã hội, các hoạt động tư vấn, nâng cao năng lực
và trợ giúp trung gian mới chỉ dừng lại ở số lượng ít và mức độ tác động chưa mạnh mẽ
VN với chủ trương xây dựng đất nước bình đẳng nhân ái trong
sự phát triển bền vững thì cần có sự nỗ lực của tất cả các đối tượng hữu quan để tạo nên một hệ sinh thái hỗ trợ sự phát triển của DNXH Để đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái hỗ trợ DNXH ở VN, tác giả đã lựa chọn: “Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng thể
Trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm của hệ sinh thái hỗ trợ DNXH, luận án nghiên cứu thực trạng hệ sinh thái hỗ trợ DNXH ở
Trang 4VN, từ đó đưa ra các phương hướng và giải pháp phát triển hệ sinh thái hỗ trợ DNXH ở Việt Nam
2.2 Các nhiệm vụ cụ thể
+ Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế
về DNXH và hệ sinh thái hỗ trợ DNXH; + Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hệ sinh thái hỗ trợ DNXH ở VN dựa trên các tiêu chí đánh giá hệ sinh thái hỗ trợ DNXH; + Đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển hệ sinh thái hỗ trợ DNXH ở VN
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hệ sinh thái hỗ trợ DNXH ở Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: thực trạng hệ sinh thái hỗ trợ DNXH ở VN, với 5 cấu
phần: khung pháp lý - chính sách, hỗ trợ trung gian, đào tạo-nghiên
cứu, hỗ trợ tài chính, truyền thông Không gian: TP Hồ Chí Minh
và Hà Nội Thời gian: Từ 2007 đến 2017
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Những cấu phần nào tạo nên hệ sinh thái hỗ trợ DNXH ở VN?
- Thực trạng hệ sinh thái hỗ trợ DNXH ở VN hiện nay như thế nào?
- Làm thế nào để phát triển hệ sinh thái hỗ trợ DNXH ở VN trong điều kiện hiện nay?
4.2 Phương pháp luận
Trên cơ sở sử dụng phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, luận án xem xét tổng thể các đối tượng có sự tác động qua lại lẫn nhau và đặt chúng trong sự vận động, phát triển liên tục
Trang 54.3 Phương pháp nghiên cứu
a) Thu thập dữ liệu và số liệu:
- Dữ liệu thứ cấp: báo cáo; các công bố trên báo và tạp chí, sách, giáo trình - Dữ liệu sơ cấp: Tác giả thu thập từ các phương pháp: phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, điều tra khảo sát b) Xử lý dữ liệu, số liệu:
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
so sánh đối chiếu; phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study), SWOT, thống kê mô tả
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
(1) Luận án đưa ra mô hình mới cho hệ sinh thái hỗ trợ DNXH nhằm bổ sung thêm cho lý thuyết và thực tiễn; (2) Luận án đưa ra
Bộ tiêu chí đo lường hệ sinh thái hỗ trợ DNXH tại VN nhằm góp phần phát triển hệ thống đo lường và đánh giá một hệ sinh thái trong lĩnh vực kinh tế nói chung; (3) Luận án đã khắc họa một bức tranh tổng thể về hệ sinh thái DNXH Việt Nam nhằm làm giàu thêm những hiểu biết, góp phần làm thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng xã hội đối với một lĩnh vực mới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
(1) Nghiên cứu đóng góp vào quá trình hệ thống hóa và phát triển lý thuyết về DNXH và hệ sinh thái hỗ trợ DNXH; (2) Luận án giúp thống nhất về nhận thức và lý luận của một phạm trù trong khoa học quản lý mà đối tượng cần phải nắm bắt và vận dụng là các nhà quản lý, quản trị ở Việt Nam; (3) Kết quả của luận án là nguồn thông tin có giá trị đối với các tác nhân chính trong hệ sinh thái này
để vận dụng vào quá trình nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực của mình; (4) Đề xuất một bộ giải pháp tổng thể có ý nghĩa thực
Trang 6tiễn đối với các tác nhân trong hệ sinh thái và các nhà quản trị chiến lược có thể lựa chọn giải pháp phát triển cho hệ sinh thái
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa và phụ bìa, danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt, danh mục bảng hình, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế về hệ sinh thái
hỗ trợ DNXH;
Chương 3: Thực trạng hệ sinh thái hỗ trợ DNXH ở VN;
Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
Trang 75
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1 Các nghiên cứu về DNXH
Khái niệm “Doanh nghiệp xã hội”: Thuật ngữ doanh nghiệp xã
hội (DNXH) nổi lên trong giới học thuật từ cuối những năm 1990 ở
Mỹ và Anh (Boschee, 1995; Dees 1998a; Thompson, Alvy & Lees, 2000; Drayton, 2002; Leadbeater, 1997; School for Social Entrepreneurs, 2002) Đây là sự kết hợp niềm đam mê về một sứ mệnh xã hội với nguyên tắc, sáng tạo và sự quyết tâm của doanh nhân (Dees, 1998), một ý tưởng mới đầy sức mạnh kết hợp với tầm nhìn xa và khả năng sáng tạo để giải quyết những vấn đề trong thế giới thực (Bornstein, 1998) Thompson, Alvy và Lees (2000) cho rằng DNXH là nơi tập trung những nguồn lực cần thiết để đáp ứng một số nhu cầu của xã hội mà hệ thống phúc lợi nhà nước sẽ không hoặc không thể đáp ứng được Loại hình kinh doanh này làm mờ ranh giới truyền thống giữa khu vực tư nhân và khu vực công, tạo ra doanh nghiệp lai ghép (Wallace, 1999; Johnson, 2000; Doherty, Helen Haugh, Fergus Lyon, 2014; Ofer Eldar, 2017)
Lịch sử và vai trò của DNXH: Năm 1665, Thomas Firmin cung
cấp việc làm cho 1.700 công nhân đang thất nghiệp, đồng thời chuyển lợi nhuận cho các quỹ từ thiện (CIEM, CSIP & BC và cộng
sự, 2012), Florence Nightingale đã thực hiện một cuộc cách mạng để cải thiện điều kiện của bệnh viện vào cuối những năm 1800 (Bornstein, 2007) Nicholls (2008, 23) cho rằng DNXH thực hiện
Trang 86
một tập hợp các hoạt động sáng tạo và hiệu quả nhằm tập trung vào giải quyết những thất bại của thị trường và tạo ra cơ hội mới để tăng thêm giá trị xã hội một cách hệ thống DNXH như một hình thức kinh doanh mới tạo ra sự giàu có về mặt xã hội nhiều hơn là tạo ra sự giàu có về kinh tế (Dees, 2001; Drayton, 2002; Leadbeater, 1997)
Các mô hình và hình thức pháp lý cho doanh nghiệp xã hội
Các DNXH ở Mỹ có thể xuất hiện dưới hình thức là các công ty một chủ sở hữu, tập đoàn, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức vì lợi nhuân (Giulia Galera & Carlo Borzaga, 2009), và cũng có thể nằm trong một tổ chức thuộc khu vực công (Pontus Braunerhjelm and Ulrika Stuart Hamilton, 2012) Ở Châu Âu hầu hết DNXH ở đây có hình thức pháp lý là hợp tác xã, hiệp hội Các hiệp hội được phép tự do bán hàng hóa và dịch
vụ trên thị trường mở, còn hợp tác xã có những biểu hiện thú vị hơn khi họ có đặc điểm kinh doanh rõ ràng” (Giulia Galera & Carlo Borzaga, 2009)
Nghiên cứu về quản trị DNXH: Song song với thực tiễn phát
triển mạnh mẽ của DNXH trong 10 năm trở lại đây, trong giới học thuật cũng xuất hiện những nghiên cứu về vấn đề quản trị DNXH Một số kết quả nghiên cứu sau đây có tính hệ thống và tương đối toàn diện đã tạo nền tảng cho những nghiên cứu trong tương lai như nghiên cứu của EMES và UNDP (2008), Heather Douglas và Suzannes Grant (2014), Maureen Royce (2007)
1.1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến hệ sinh thái hỗ trợ DNXH
Đối với các DNXH, khi hệ sinh thái không sẵn sàng hỗ trợ sẽ tạo
ra một lỗ hổng nghiêm trọng, cản trở sự phát triển và tiến bộ (Lina Sonne, 2014) Những hỗ trợ cần thiết để DNXH phát triển như: sự
Trang 9hỗ trợ từ chính quyền thành phố (Korosec và Berman, 2006)
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1 Các nghiên cứu về những vấn đề chung về DNXH
Nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam có giá trị tham khảo rất lớn về chủ đề DNXH là báo cáo “Doanh nghiệp xã hội ở VN: Khái niệm, bối cảnh và chính sách” do CIEM, CSIP và Hội đồng Anh thực hiện năm 2012 Nguyễn Thị Ngọc Anh (2012) bàn về ba mô hình DNXH theo quan điểm của John Elkington và Pamelia Hartigan”; Dương Thị Liễu (2012) đề cập đến: “giải pháp đồng bộ cho sự phát triển DNXH trong những năm tới”; Nguyễn Mạnh Quân (2015) đề xuất
“xây dựng cụm liên kết hay chuỗi DNXH để phát triển bền vững”
1.1.2.2 Những nghiên cứu về chủ đề hệ sinh thái hỗ trợ DNXH
Trương Thị Nam Thắng (2015) nghiên cứu về “Hệ sinh thái cho doanh nghiệp xã hội: nghiên cứu quốc tế và khuyến nghị chính sách cho VN” Trần Văn Nam (2015) và Nguyễn Vũ Hoàng (2015) bàn về vấn đề pháp lý của DNXH Nguyễn Trọng Hiếu và Nguyễn Hồng Điệp (2016), nghiên cứu “chính sách thuế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp xã hội phát triển tại VN” Đỗ Thị Đông (2016) nhấn mạnh việc nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh xã hội ở trường đại học
1.2 Đánh giá bình luận về các nghiên cứu đã có
Nghiên cứu về hệ sinh thái hỗ trợ DNXH muộn với số lượng chưa nhiều Chủ yếu các nghiên cứu này tìm hiểu những vấn đề như khái niệm, đặc điểm, vai trò, mô hình hoạt động, lịch sử tiến hóa của lĩnh
Trang 10CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VỀ HỆ SINH THÁI HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
2.1 Cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp xã hội
2.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp xã hội
“DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” (Department for Business, Innovation and Skills, 2011) Đây là khái niệm được lựa chọn để tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài này
2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội
Thứ nhất là, DNXH trước hết phải đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu Thứ hai là, DNXH phải tổ chức các hoạt động kinh doanh nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp mình
Trang 119
Thứ ba là, lợi nhuận của DNXH phải được tái phân bổ lại phần lớn cho các hoạt động của doanh nghiệp và cho cộng đồng
2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp xã hội
Thứ nhất, DNXH cung cấp các nhu cầu cơ bản của con người Thứ hai, DNXH tạo việc làm và sự hòa nhập xã hội cho những người yếu thế Thứ ba, DNXH cung cấp hàng hóa và dịch vụ mang tính lợi ích kinh tế - xã hội cao
2.1.4 Các mô hình doanh nghiệp xã hội phổ biến
(i) Mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận được tài trợ (Leveraged non-profit ventures); (ii) Mô hình DNXH không vì lợi nhuận (Hybrid non-profit ventures); (iii) Mô hình doanh nghiệp kinh doanh định hướng xã hội (Social business ventures)
2.1.5 Xu hướng của các doanh nghiệp xã hội trên toàn cầu
Năm xu hướng: (1) sự thống nhất về mục tiêu của DNXH, (2) tác động xã hội của DNXH, (3) hình thức tồn tại đa dạng của DNXH, (4) thành lập cơ quan chức năng phụ trách về DNXH, (5) xây dựng và hoàn thiện Khung chính sách cho DNXH và thúc đẩy mạng lưới kết nối giữa các cấu phần hỗ trợ DNXH
2.2 Cơ sở lý thuyết về hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội
2.2.1 Hệ sinh thái hỗ trợ DNXH và các khái niệm liên quan
Tác giả đề xuất khái niệm và mô hình như sau: “Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội là môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp xã hội, trong đó bao gồm các cấu phần chính như: chính sách-pháp lý, hỗ trợ trung gian, hỗ trợ tài chính, đào tạo-nghiên cứu và truyền thông” (Hình 2.7)
Trang 1210
Hình 2.7 Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội
2.2.2 Các cấu phần của hệ sinh thái hỗ trợ DNXH
Gồm sáu cấu phần: (i) Chính sách, pháp lý; (ii) Hỗ trợ trung gian;
(iii) Hỗ trợ tài chính; (iv) Đào tạo-nghiên cứu; (v) Truyền thông
2.2.3 Vai trò của hệ sinh thái hỗ trợ DNXH
Năm vai trò là: (i)Làm thay đổi quan niệm, nâng cao nhận thức về
DNXH; (ii) Ươm mầm và hỗ trợ cho sự phát triển của DNXH; (iii)
Tác động đến cơ chế chính sách hỗ trợ sự phát triển DNXH; (iv) Kết
nối; (v) Thúc đẩy phát triển xã hội và bền vững về kinh tế
2.2.4 Các yếu tố tác động đến hệ sinh thái hỗ trợ DNXH
Năm yếu tố tác động là: (i) Toàn cầu hóa; (ii) Bối cảnh xã hội;
(iii) Thể chế; (iv) Quan điểm, nhận thức; (v) Văn hóa
Trang 132.3 Kinh nghiệm về hệ sinh thái hỗ trợ DNXH trên thế giới
2.3.1 Kinh nghiệm của nước Anh
Gồm 6 cấu phần sau: (i) Khung chính sách và khung pháp lý cho
DNXH; (ii) Chương trình hỗ trợ công nhằm mục tiêu DNXH; (iii)
Hỗ trợ chuyên biệt và cơ sở hạ tầng cho DNXH; (iv) Mạng lưới các
cơ chế hỗ trợ lẫn nhau; (v) Hệ thống chứng chỉ, nhãn mác và đo
lường, báo cáo tác động xã hội; (vi) Thị trường đầu tư xã hội
2.3.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ
Gồm 5 cấu phần sau: (i) Chính sách; (ii) Đào tạo-nghiên cứu; (iii)
Hỗ trợ tài chính và các nhà đầu tư tác động; (iv) Hỗ trợ trung gian; (v) Truyền thông
2.3.3 Những vấn đề có thể tham khảo cho Việt Nam
Thứ nhất, Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực có tính chất quyết định như xây dựng khung pháp lý và chính sách riêng cho DNXH Thứ hai, vấn đề sống còn đối với DNXH đó
là nguồn vốn/tài chính Thứ ba, đối với các hoạt động đào tạo - nghiên cứu, đặc biệt ở Anh đã thực hiện nhiều hoạt động phong phú
mà Việt Nam có thể mô phỏng với một cách thức tương tự Thứ tư, đối với hỗ trợ trung gian, VN có thể lồng ghép nhiệm vụ này vào các
tổ chức hay mạng lưới có sẵn và đang hoạt động Thứ năm, để tăng cường việc tuyên truyền phổ biến, cần phải đa dạng hóa các loại hình truyền thông khác nhau