1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động ứng dụng trong tài liệu hướng dẫn học toán lớp 5 theo mô hình vnen

85 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Tìm hiểu hoạt động ứng dụng theo mô hình VNEN lớp 5 môn Toán đã được nghiện cứu và chỉnh sửa theo tên đầ tài phù hợp cho các bạn sinh viên tham khảo và tìm hiểu và các giáo viên dang làm mô hình VNEN ... Giúp cho giáo viên hieu them về các hoạt động úng dụng xung quanh mình

Trang 1

CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

Bộ GD & ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ sự biết

ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn: PGS.TS Trần Ngọc

Lan, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm

khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn các thầy/ cô giáo trong

khoa Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư Phạm Hà

Nội, các thầy/ cô giáo trong tổ Tự nhiên đã động viên, giúp

đỡ em trong quá trình làm khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy/ cô giáo và học

sinh trường Tiểu học Tử Nê – Tân Lạc – Hòa Bình Đặc biệt

là cô giáo chủ nhiệm lớp 5A2 – cô Trần Thị Hưng đã nhiệt

tình, giúp đỡ em trong quá trình điều tra và thực nghiệm đề

tài nghiên cứu này.

Do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những

thiếu sót trong quá trình nghiên cứu Em xin được sự tham

gia đóng góp ý kiến của các thầy/ cô giáo và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2015 Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài : 1

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu : 2

3.Khách thể, đối tượng nghiên cứu : 3

4.Giải thuyết khoa học : 3

5.Phương pháp nghiên cứu : 3

6.Một số điểm mới của đề tài : 4

PHẦN 2 : NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

1.Nguyên lý giáo dục thực hiện trong dạy học Toán ở tiểu học 5

1.1.Nội dung nguyên lý giáo dục 5

1.2 Họat động ứng dụng trong dạy học toán ở tiểu học dựa trên nguyên lý giáo dục “ Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” 7

2.Vài nét về mô hình VNEN : 9

2.1.Tài liệu HDH Toán theo mô hình VNEN : 10

2.1.1.Ý tưởng cơ bản và đối tượng sử dụng tài liệu HDH Toán theo mô hình VNEN : 10

2.1.2.Đặc điểm của tài liệu HDH Toán : 11

2.1.3.Cấu trúc các dạng bài của tài liệu HDH Toán : 12

2.1.4.Ưu điểm và hạn chế của tài liệu HDH Toán : 15

Trang 4

2.2.Hoạt động ứng dụng – một điểm mới căn bản của tài liệu HDH Toán

theo mô hình VNEN : 17

3 Điều tra thực trạng việc ứng dụng Hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5 theo mô hình VNEN : 18

3.1 Nội dung điều tra 18

3.2 Kết quả điều tra 19

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG TRONG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN 5 24

1.Tìm hiểu tổng quan về nội dung chương trình Toán 5 theo SGK hiện hành và theo tài liệu HDH Toán 5 của mô hình VNEN : 24

1.1 Mục tiêu dạy học môn toán lớp 5 : 24

1.2 Tìm hiểu cấu trúc nội dung Toán 5 theo SGK hiện hành và theo tài liệu HDH toán 5 của mô hình VNEN : 26

2.Tìm hiểu về hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5 theo mô hình VNEN : 27

2.1 Mục đích, ý nghĩa, bản chất của hoạt động ứng dụng : 27

2.2.Cấu trúc của các hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5 : 28

2.3.Phạm vi ứng dụng của các kiến thức trong tài liệu HDH Toán 5 30

2.3.1.Ứng dụng trong đời sống sinh hoạt 31

2.3.2.Ứng dụng trong sản xuất 32

2.4.Nhận định về các hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5 34

2.4.1.Ưu điểm của hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5: 34

2.4.2.Một số hạn chế của hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5: .37

Trang 5

2.5.Phương hướng chỉnh sửa hoặc thiết kế bổ sung hoạt động ứng dụng

trong tài liệu HDH Toán 5 40

2.6.Minh họa việc chỉnh sửa hoặc thiết kế bổ sung một số hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5 trong mô hình VNEN 41

2.6.1.Minh họa việc chỉnh sửa một số hoạt động ứng dụng để sát với hoạt động thực tiễn : 41

2.6.2.Minh họa việc thiết kế bổ sung ( hoặc thay thế ) làm phong phú các hoạt động ứng dụng để GV tham khảo 52

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 59

CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 60

1.Mục đích, đối tượng thực nghiệm : 60

1.1.Mục đích thực nghiệm 60

1.2.Đối tượng thực nghiệm 60

2.Nội dung và tiến hành thực nghiệm 60

3.Kết quả và đánh giá thực nghiệm 62

3.1.Kết quả thực nghiệm 62

3.2.Đánh giá thực nghiệm 64

PHẦN 3 : KẾT LUẬN 67

1.Kết luận 67

2.Một số khuyến nghị 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC

Trang 6

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU1.Lí do chọn đề tài :

Ở tiểu học, môn toán đóng vai trò hết sức quan trọng : hình thành chohọc sinh các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho việc học các môn học khác vàđặc biệt chuẩn bị cơ sở cho việc học tốt môn toán ở các bậc học cao hơn Môntoán góp phần to lớn trong việc rèn luyện năng lực tư duy, suy luận, giảiquyết vấn đề, nhận biết mối quan hệ giữa số lượng và hình dạng không giancủa thế giới hiện thực Từ đó học sinh có thể nhận thức được một số mặt củathế giới xung quanh và vận dụng một cách hiệu quả vào cuộc sống thực tế

Theo điều tra thực tế, việc học môn Toán ở tiểu học hiện nay đã và đangnặng về cung cấp kiến thức và rèn các kĩ năng thực hành thuần túy, HS chưathấy rõ những hoạt động ứng dụng của môn toán vào cuộc sống xung quanhnhư thế nào? Học sinh được học về số học, đại lượng và đo đại lượng, hìnhhọc, giải toán có lời văn…được thực hành – luyện tập các kĩ năng xoay quanhcác kiến thức đó nhưng khi áp dụng vào tình huống thực tế các em lung túng vàchưa hiểu được giá trị ứng dụng hay ý nghĩa của các kiến thức đối với thựctiễn Vì vậy đôi khi các em chỉ làm một cách hình thức và khá nhàm chán

Từ năm học 2011 – 2012 Bộ GD – ĐT đã và đang thí điểm một số môhình mới trong cách dạy, đây là một trong những thử nghiệm nhằm hiện thựchóa những ý tưởng cơ bản về đổi mới dạy học ở trường tiểu học đó là triểnkhai dạy các môn học theo mô hình trường học mới ( VNEN ) Nhiều trườngtiểu học ở nhiều địa bàn khác nhau trong toàn quốc đã tiến hành thử nghiệm

mô hình này Những thử nghiệm bước đầu đã cho thấy tính khả thi của các ýtưởng như : học sinh tăng cường năng lực tự học, tăng cường năng lực giaotiếp và ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn

Là một sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học lần đầu tiên được làm quenvới mô hình này, tôi nhận thấy nhiều ý tưởng mới đã được thể hiện trong mô

Trang 7

hình nhằm khắc phục các tình trạng nêu trên Trong các tài liệu Toán ( từ lớp

2 đến lớp 4) cũng đã có những tài liệu Hướng dẫn GV được phổ biến trongcác đợt tập huấn, nhờ đó về cơ bản GV có thể hiểu được ý tưởng cũng nhưcách thức tổ chức các hoạt động góp phần tích cực hóa người học, tăng cườngnăng lực tự học và thực hành ứng dụng… Riêng đối với Tài liệu HDH Toán

5, năm nay mới được triển khai lần đầu, đối với các GV đặc biệt là nhữnggiáo sinh sắp sửa ra trường việc hiểu một cách thấu đáo các hoạt động đãđược thiết kế trong tài liệu để dạy đúng và dạy tốt thì cần thiết phải nghiêncứu một cách sâu sắc và toàn diện nhiều vấn đề

Do điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế, chúng tôi muốntập trung tìm hiểu sâu sắc một điểm mới nổi bật trong mô hình VNEN là cáchoạt động ứng dụng trong dạy học Toán Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn

đề tài : “Tìm hiểu hoạt động ứng dụng trong tài liệu Hướng dẫn học Toán

5 theo mô hình trường học mới tại Việt Nam”.

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :

* Mục đích : Nhằm tìm hiểu những điểm mới cơ bản của mô hình

trường học mới đặc biệt là hoạt động ứng dụng được thể hiện cụ thể trong Tàiliệu HDH Toán 5, từ đó nâng cao năng lực nghề nghiệp để đáp ứng các yêucầu dạy học sau khi ra trường

* Nhiệm vụ :

-Tìm hiểu tổng quan các vần đề trong tài liệu HDH toán 5

- Tìm hiểu mục đích và phạm vi ứng dụng nội dung dạy học trong tàiliệu HDH Toán 5

- Tìm hiểu các hoạt động ứng dụng đã được thiết kế trong tài liệu HDHToán 5, tìm hiểu về tính khả thi, khả năng kiểm soát và tổ chức kiểm tra –đánh giá các hoạt động ứng dụng của HS ở một số trường thực nghiệm môhình trường học mới

Trang 8

- Đề xuất một số chỉnh sửa hoặc bổ sung một số hoạt động ứng dụngtoán học cho HS lớp 5 theo mô hình VNEN.

- Thực nghiệm ( nếu cần ) với các đề xuất nêu trên

3.Khách thể, đối tượng nghiên cứu :

- Khách thể : Tài liệu HDH Toán 5

- Đối tượng : Hoạt động ứng dụng trong Tài liệu HDH Toán 5 theo môhình VNEN

4.Giải thuyết khoa học :

Nếu tìm hiểu các hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5 theo

mô hình VNEN sẽ làm rõ được giá trị của các hoạt động ứng dụng đồng thờithấy rõ điểm phù hợp và chưa phù hợp với khả năng của HS Từ đó có cơ sở

để đề xuất các chỉnh sửa hoặc bổ sung một số hoạt động ứng dụng cho tài liệuHDH Toán 5, góp phần tăng cường hoạt động thực tiễn cho HS lớp 5 trongdạy học môn Toán

5.Phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp nghiên cứu lí luận :

+ Nghiên cứu các nội dung của nguyên lý giáo dục được thể hiện trongdạy học môn Toán theo mô hình trường học mới ( VNEN)

+ Nghiên cứu nội dung của Tài liệu HDH Toán 5 trong mô hình VNEN+ Nghiên cứu nội dung, bản chất, mục đích, phạm vi của hoạt động ứngdụng trong dạy học Toán 5

-Phương pháp điều tra, quan sát :

+ Điều tra GV và HS trường Tiểu học ở tỉnh Hòa Bình về việc áp dụngnguyên lý giáo dục trong dạy học Toán 5 và triển khai các hoạt động ứngdụng trong tài liệu HDH Toán ( VNEN )

- Phương pháp thực nghiệm :

+ Thực nghiệm một số hoạt động ứng dụng toán học đối với HS lớp 5

ở một số Trường Tiểu học ở tỉnh Hòa Bình và TP Hà Nội

Trang 9

6.Một số điểm mới của đề tài :

- Tìm hiểu tổng quan và hệ thống hóa các ý tưởng của mô hình trườnghọc ( VNEN) tại Việt Nam thể hiện trong tài liệu HDH Toán 5

- Tìm hiểu cấu trúc nội dung và hệ thống các bài học của môn Toántrong tài liệu HDH Toán 5 ( VNEN )

-Tìm hiểu, làm rõ quan điểm, ý nghĩa, phạm vi ứng dụng của các đơn vịkiến thức trong tài liệu HDH Toán 5 ( VNEN )

- Đề xuất cách chỉnh sửa hoặc bổ sung một số hoạt động ứng dụng gópphần tăng cường hoạt động thực tiễn cho HS lớp 5 khi học Toán

Trang 10

PHẦN 2 : NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.Nguyên lý giáo dục thực hiện trong dạy học Toán ở tiểu học

1.1.Nội dung nguyên lý giáo dục

Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Hội nghị đã xác

định rõ các quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục và đào tạo của đất nước với 7 quanđiểm cơ bản sau :

1-Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư và phát triển giáo dục, được ưu tiên đi trước các chương trình , kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn

đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới

từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi

Trang 11

với hành; lý luận gắn liên với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh

tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

Một trong những quan điểm trên là : “Học đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” Từ Luật Giáo dục tháng 6 năm 2005 đã xác định rõ nguyên

lý giáo dục quan trọng đối với giai đoạn này, đến Hội nghị Ban chấp hànhTrương ương Đảng khóa XI lại một lần nhấn mạnh nguyên lý giáo dục và chỉ

rõ tầm quan trọng của việc dạy – học phải gắn tri thức lý luận với thực tiễncuộc sống

Trang 12

Học và hành luôn luôn phải đi đôi với nhau : trong quá trình học nếu tabiết vận dụng kiến thức đã học để thực hành sẽ làm tăng hiệu quả nhận thức,làm giảm lí thuyết “suông” và lúc đó thực hành không phải “mò mẫm” màđược dựa trên cơ sở lí thuyết khoa học vững chắc Đặc biệt, không phải chỉ có

ở trường, học sinh mới được thực hành, mà trường học chỉ là một phần, cầnphải có sự kết hợp giữa giáo dục gia đình và giáo dục xã hội ( như địaphương, các tổ chức xã hội, các cơ quan kinh tế, gia đình…) như vậy học sinhmới có cơ hội phát triển một cách toàn diện, đem lại thành công cho giáo dục

và trong đó nhà trường phải chịu trách nhiệm chính trong sự phối hợp với cáclực lượng giáo dục khác

1.2 Họat động ứng dụng trong dạy học toán ở tiểu học dựa trên nguyên lý giáo dục “ Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”

Học các kiến thức trong các môn học tiểu học đều nhằm hướng tới mụcđích học sinh có thể dùng kiến thức đó vận dụng vào thực tiễn Dạy học môntoán ở tiểu học cũng hướng tới mục đích đó Theo nguyên lý giáo dục nêutrên, chúng ta thấy : học và hành là hai việc không thể tách rời…Nhiều nộidung môn toán đã thiết kế trên cơ sở quán triệt nguyên lý đó với việc đưa cácbài toán có tính ứng dụng thực tiễn vào SGK hiện hành

Ví dụ 1 : Ôn tập : Bảng đơn vị đo độ dài ( SGK Toán 5 – trang 23 )

Bài 4 : Trên tuyến đường sắt Thống Nhất, quãng đường từ Hà Nội đến ĐàNẵng dài 791km, quãng đường từ Đã Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh dàihơn quãng đường đó 144km Hỏi :

a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh dài bao nhiêu ki –

lô – mét ?

b) Đường sắt từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh dài bao nhiêu ki – lô– mét ?

Trang 13

Học đơn vị đo độ dài ( ki – lô – mét, mét, đề - xi – mét …) các em biếtđược các đơn vị đo độ dài bao gồm có 7 đơn vị, biết được mối quan hệ giữahai đơn vị độ dài liên tiếp và đơn vị đo thường gặp thông qua các bài tậpnhận biết và từ nhận biết sẽ đi đến thông hiểu rồi vận dụng các kiến thức đóvào các dạng bài tập như ở trên

Những bài tập ở dạng trên đều được xuất phát từ nguyên lý giáo dục Từcác kiến thức được học trong SGK, HS vận dụng để thực hành các kiến thức

đó vào giải quyết các bài tập, ứng dụng các kiến thức đó đi giải quyết các vấn

đề trong thực tiễn

Thực tiễn ở đây là :

- Khoảng cách đo thực từ Hà Nội đến Đã Nẵng, từ Đà Nẵng đến TP HồChí Minh… và từ đó vận dụng vốn kiến thức bốn phép tính : cộng, trừ, nhân,chia để tính khoảng cách từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh, so sánh đượckhoảng cách từ Hà Nội đến Đà Nẵng và từ Đã Nẵng đến TP Hồ Chí Minh

- Những kiến thức thực tế đó sẽ giúp các em vận dụng, áp dụng để đokhoảng cách, tính được khoảng cách từ nhà đến trường, từ nhà đến bệnh viện,

từ tỉnh thành này đến tỉnh thành kia….và biết so sánh để chọn ra con đườngngắn nhất, dài nhất…

Ví dụ nêu trên cũng giúp HS nhận thấy, nhiều tri thức toán học đều xuất

từ thực tế và đều có những ứng dụng phục vụ thực tế ( Ngoài ra các côngthức tính diện tích hình chữ nhật, hình thang… xuất hiện do nhu cầu đo đạcruộng đất , nhà cửa ; các số 1,2,3,4… xuất hiện do nhu cầu đếm số lượng đồvật, tính toán … của con người.) Chính vì vậy, đối với GV nên hiểu đượcnguyên lý giáo dục, là cơ sở để thiết kế nội dung, tổ chức các hoạt động ứngdụng trong dạy học toán, điều này sẽ giúp cho việc dạy của GV, học của HSđạt hiệu quả, làm cho các kiến thức toán học khó khăn trở nên thú vị và ýnghĩa hơn

Trang 14

Ví dụ 2 : Bài Luyện tập ( SGK Toán 5 – trang 99 )

Bài 3 : Đường kính của một bánh xe đạp là 0,65 m

Ví dụ 3 : Bài Luyện tập ( SGK Toán 5 –trang 134 )

Bài 4 : Năm 1492, nhà thám hiểm Cri – xtô – phơ Cô – lôm – bô phát hiện

ra Châu Mỹ Năm 1961, I – u – ri Ga – ga – rin là người đầu tiên bay vào vũtrụ Hỏi hai sự kiện trên cách nhau bao nhiêu năm?

 HS được biết thêm thông tin hữu ích về lịch sử, địa lý…cần thiết chocuộc sống Đồng thời, nhận thấy được công, trừ số đo thời gian là điều cầnthiết trong thực tiễn

2.Vài nét về mô hình VNEN :

Cuối những năm 1970, Vicky Colbert ( sinh ra tại Mỹ lớn lên tại Cô – lôm– bi – a ) và các GV vùng nông thôn Cô – lôm – bi – a đã đưa ra hình mẫu

Trường học mới ( Escuela Nueva ) giáo dục tiên tiến, sáng tạo – mô hình này

mang đến cho HS một môi trường học tập tích cực, nội dung học tập phù hợpvới hoàn cảnh sống của các em Ưu điểm lớn nhất của mô hình này là HStham gia vào hoạt động học tích cực Lớp học được bố trí học theo nhóm,theo cặp hoặc cá nhân hoặc cao hơn là giúp HS với GV gần gũi, tiếp xúc trựctiếp ( Tài liệu tham khảo số 1)

Hiểu rõ được những điều hạn chế trong việc dạy học các môn học ở tiểuhọc theo chương trình SGK năm 2000, một số chuyên gia Giáo dục Việt Nam

đã tìm đến mô hình trường học mới do Cô – lôm – bi – a giới thiệu Năm học

2011 – 2012, Bộ GD - ĐT đã triển khai thí điểm mô hình VNEN tại 24 trường

Trang 15

tiểu học thuộc 6 tỉnh ( Đắk Lắk, Hà Giang, Khánh Hòa, Hòa Bình, Kon Tum,Lào Cai ) Năm học 2012 -2013 là năm thứ hai Bộ GD – ĐT triển khai rộnghơn với 1447 trường triểu học trên 63 tỉnh thành trong cả nước Việc thựchiện mô hình VNEN vào các trường Tiểu học đồng nghĩa với việc SGK, SGVhiện hành được thay bằng các tài liệu HDH Các tài liệu HDH được tích hợp 3trong 1 : SGK, SGV, sách hướng dẫn HS tự học ở nhà Việc thay đổi tài liệumặc dù mục tiêu và nội dung cũng như chuẩn kiến thức – kĩ năng chưa thayđổi, nhưng cũng đã tạo ra cục diện mới khi đồng bộ về hình thức, về phươngpháp và các hoạt động học tập tích cực chủ động của học sinh Điều này gópphần khởi động và từng bước hiện thực hóa quá trình đổi mới đồng bộ toàndiện giáo dục trong nhà trường và gia đình.

2.1.Tài liệu HDH Toán theo mô hình VNEN :

2.1.1.Ý tưởng cơ bản và đối tượng sử dụng tài liệu HDH Toán theo mô hình VNEN :

Tài liệu HDH Toán là một thành tố cơ bản của việc dạy học Toán theo

mô hình VNEN của GV và HS ở các trường Tiểu học Tài liệu này có tínhtương tác cao, phù hợp nhu cầu sử dụng của cả ba đối tượng : HS, GV và phụhuynh

Đối với HS đây là một tài liệu có tính tương tác cao, thuận tiện cho việchọc tập cá nhân cũng như học theo nhóm Là tài liệu thiết kế các chuỗi hoạtđộng liên tiếp nhằm giúp HS có thể tự học theo các lô – gô chỉ dẫn hình thứchọc

Đối với GV đây là tài liệu nguồn, hướng dẫn GV các nội dung như hìnhthức tổ chức dạy học, nhìn vào tài liệu GV có thể biết nội dung cần truyềntải, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy cho HS

Đối với phụ huynh HS, tài liệu HDH giúp cho cha mẹ HS và cộng đồngtham gia vào quá trình học tập của các em thông qua việc giúp đỡ HS thựchiện hoạt động ứng dụng tại nhà

Trang 16

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tài liệu HDH Toán không chỉcung cấp cho HS các kiến thức mà chú trọng nhiều đến việc hướng dẫn HScách thức hoạt động để có được các kiến thức đó? Tài liệu gợi phương pháplàm, gợi cách thực hiện chủ động, tích cực, sáng tạo, gợi sự tự tin trong việcgiải quyết vấn đề Tài liệu HDH hướng tới mục tiêu cần đạt của HS, GV chỉ

là người hướng dẫn, giúp đỡ và giải quyết những điều mà các em vướng mắc,không thể tự giải quyết

Nghiên cứu tài liệu, chúng tôi nhận thấy : Tài liệu HDH Toán theo VNEN

là hiện thực hóa tư tưởng, lấy HS là nhân vật trung tâm trong quá trình họctập và tự hoàn thiện nhân cách (tư tưởng này đã được đề cập từ chương trìnhnăm 2000) nhưng chưa có điều kiện thể hiện Với cách thiết kế của tài liệunhư trên, GV có thể tham khảo cách lựa chọn các phương pháp, hình thức dạyhọc để làm sao phù hợp với đối tượng HS để tổ chức hướng dẫn tương tácnhiều hơn trong quá trình học tập Và ngược lại, HS sẽ chủ động trong việchọc của mình

2.1.2.Đặc điểm của tài liệu HDH Toán :

Theo ông Đặng Tự Ân – cố vấn đặc biệt ( Tư vấn của Dự án mô hìnhVNEN) Tài liệu HDH Toán trong mô hình VNEN thể hiện một số đặc điểmtrong việc dạy – học môn toán ở Tiểu học như sau :

- Quán triệt mục tiêu giáo dục, cơ bản vẫn giữ nguyên nội dung SGK hiệnhành và đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình dạy học mônToán ở Tiểu học Như vậy, nội dung, yêu cầu và thời lượng học môn toánkhông thay đổi ( 35 tuần học, mỗi tuần có các bài học, mỗi bài học từ 1-2hoặc 3 tiết, mỗi tiết từ 35 -40 phút)

- Là một tài liệu được viết dưới dạng mở nên GV, nhà trường có thể tựđiều chỉnh nội dung phù hợp với đặc điểm của từng địa phương hoặc theohướng đơn giản nội dung bài học cho HS

Trang 17

- Dùng cho việc học cả ngày ở lớp.

- Cung cấp các kiến thức kết hợp với cách HDH, tư duy và tự học ( 3trong 1)

- Dạy học theo mô hình VNEN dựa trên cơ sở tổ chức các hoạt động họctập cho HS, nên trong tài liệu mỗi bài, mỗi kiến thức được lấy làm nền tảng

để xác định các hoạt động học tập tương thích cho HS

-Tạo điều kiện cho GV đổi mới PPDH và các hình thức tổ chức dạy họctheo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo

- Khai thác nhiều các hoạt động học tập của HS theo nhiều hướng khácnhau : tự khám phá, trải nghiệm các kiến thức mới; trò chơi hình thành vàcủng cố kiến thức; kĩ năng giải quyết các tình huống trong thực tế đời sốngcủa HS…

2.1.3.Cấu trúc các dạng bài của tài liệu HDH Toán :

Trong tài liệu HDH Toán gồm có 3 dạng bài :

 Bài mới

 Bài luyện tập – ôn tập

 Bài kiểm tra

Trang 18

2.Các hoạt động :

A.Hoạt động cơ bản: Với mục đích: giúp HS trải nghiệm, học qua cácviệc làm cụ thể, học qua tìm tòi, khám phá, phát hiện Bao gồm nhiều hoạtđộng nhỏ, HS hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân dưới sự hỗ trợ của GV.Thông thường bắt đầu hoạt động là sự khởi động gợi hứng thú của HS, gợi sự

tò mò qua việc : đặt câu hỏi, kể một câu chuyện, tạo tình huống, một tròchơi… liên quan với chủ đề sắp học ( nội dung có thể là kiến thức nền tảngcho bài mới hoặc là những vốn kiến thức thực tế có liên quan đến bài học của

HS ) Kết thúc hoạt động cơ bản, HS đã hoàn thành về cơ bản mục tiêu kiếnthức của bài học

Tài liệu HDH Toán theo mô hình VNEN, hoạt động cơ bản thường bao

gồm các bước : Làm, Nói, Viết, Đọc, Ghi nhớ

- Làm: Làm việc với các đồ dùng học tập: bảng gài số, que tính, bảng cácchấm tròn…các phương tiện, đồ dùng học tập ( có sẵn hoắc GV tự chế )

- Nói: Nói với bạn bè, với GV việc đã làm ( chia sẻ suy nghĩ, thắc mắc,kinh nghiệm…)

- Viết: Viết ra các kết qủa đã làm vào vở ( Xem lại những hoạt động…)

- Đọc: Đọc kĩ phần kết quả của mình đã làm tốt, đọc các kết luận, đượcghi sẵn ở tài liệu ( Suy nghĩ và kết nối.)

- Ghi nhớ: Nhớ kết quả đã làm được ( Hoặc kết luận GV chốt sau mỗihoạt động.)

( Tài liệu tham khảo số 6)

B.Hoạt động thực hành : Là phần HS áp dụng các kiến thức vừa học mộtcách trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết một số nhiệm vụ ( hoặc bài tập cụthể ), từ đó rèn luyện, phát triển các kiến thức, kĩ năng Các bài tập hỗ trợ việckết nối giữa lý thuyết và thực hành kiến thức mới cho HS Trong hoạt độngnày, HS chủ yếu làm việc cá nhân – tự hoàn thành bài tập, bài thực hành củamình với hình thức nhóm đôi để hai HS ngồi cạnh nhau chia sẻ, kiểm tra bài

Trang 19

làm của nhau, hoặc với hình thức làm việc chung cả lớp để rút ra kết luận từcác việc làm hoặc thống nhất các qui ước đã trình bày…

C.Hoạt động ứng dụng : Là phần hoạt động yêu cầu HS sử dụng linhhoạt các kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tế, cuộc sống hằng ngày Mỗihoạt động ứng dụng gồm từ 1 đến 2 hoạt động nhỏ gắn với các tình huốngthực tế như : hỏi tuổi bố, mẹ….đo, tính diện tích, phòng học….cùng ướclượng quãng đường từ nhà đến trường của các thành viên trong gia đình….,các hoạt động này thường được làm việc ở nhà cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡcủa gia đình ( bố, mẹ, anh, chị …), đánh giá vào trước tiết học của ngày hômsau để GV ghi kết quả vào biểu đồ theo dõi sự tiến bộ và hoàn thành côngviệc của HS

b.Bài luyện tập – ôn tập:

Khác với SGK môn toán hiện hành với tên gọi bài : Luyện tập, Luyện tậpchung, Ôn tập về…Tài liệu HDH Toán trong mô hình VNEN được thay thế

bằng tên gọi khác : Em ôn lại những gì đã học Đây là dạng bài học có tính

chất luyện tập – ôn tập các kiến thức đã học, đã biết trong một giai đoạn học.Thông thường, cứ từ 2 -3 bài mới thường có một bài luyện tập Và kết thúcmột nội dung học mới có một bài ôn tập

Cấu trúc các dạng bài luyện tập – ôn tập gồm 2 phần :

1.Mục tiêu bài học : Được trình bày như dạng bài mới nhưng chủ yếu mụctiêu hướng tới các kĩ năng, kĩ xảo và kĩ năng vận dụng như : thực hiện được ;làm được; vận dụng được các kiến thức đã học để hoàn thành các hoạt độngtrong bài luyện tập – ôn tập

2.Các hoạt động :

A.Hoạt động thực hành : Tương tự như dạng bài mới đã nêu ở trên Nộidung chủ yếu là củng cố khắc sâu, thực hành vận dụng kiến thức tích lũyđược trong giao đoạn vừa qua (ở một số bài ) vào trong thực tiễn…

Trang 20

B.Hoạt động ứng dụng : Tương tự như hoạt động ứng dụng trong dạng bàimới nêu ở trên.

c.Bài kiểm tra :

Tên bài thường được đặt là : Em đã học được những gì? Đây là một

dạng bài giúp HS tự kiểm tra lại các kiến thức đã học thông qua một chuỗicác bài tập, bài thực hành, bài ứng dụng HS hoạt động cá nhân để kiểm tra lạikiến thức, khả năng vận dụng các kiến thức vào thực tế như thế nào? Kết thúcbài kiểm tra là phần đánh giá, nhận xét, ghi nhận của GV dành cho HS Mỗitập 1A – 1B – 2A – 2B môn toán ở các lớp 2, 3, 4, 5 thường có 1 bài kiểm tra

HS diện đại trà

GV không phải soạn bài cho từng tiết học Mỗi bài học trong tài liệu HDHToán đều rõ ràng các chi tiết từ mục tiêu bài học đến các hoạt động học tập,gắn vào các hoạt động là các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tươngứng - để hiểu, phù hợp với mọi trình độ của GV Mỗi bài học đều có các hoạtđộng ứng dụng trên lớp và về nhà, như vậy thuận tiễn cho cả phụ huynh trongviệc quan sát, theo dõi quá trình học tập của con mình

Ở tài liệu HDH Toán, ứng với mỗi hoạt động đều có hình vẽ ( lô gô) gợi ý( chỉ dẫn ) phương pháp, hình thức học tập của HS Quan sát các lô gô đó HScũng như GV có thể tương tác với nhau ở bất kì thời điểm nào trong giờ học

Trang 21

Ví dụ :

Hoạt động có sự hướng dẫn của Giáo viênHoạt động có sự giúp đỡ của người lớnHoạt động nhóm

Hoạt động cá nhânHoạt động theo cặp đôi

Đây chính là nhiều điểm khác biệt lớn với SGK môn Toán hiện hành

Nhiều GV chưa bao quát tốt các hoạt động của HS và chưa giúp đỡ kịpthời một số đối tượng HS, chưa chủ động thực hiện các hoạt động, còn chờmệnh lệnh của GV

Việc trình bày rõ ràng, dể hiểu trong tài liệu sẽ giúp cho GV và HS có thểnắm bắt được phương pháp, hình thức học tập một cách nhanh chóng nhưng

do việc trình bày đó mà GV bị gò bó bởi các phương pháp, hình thức học tậptheo tài liệu,chưa thể hiện sự sáng tạo của mình trong giờ học Không chỉ có

GV mà HS hay nhóm HS cũng bị thụ động , thực hành máy móc theo yêucầu trong tài liệu, không tìm tòi, suy nghĩ thêm…( tài liệu yêu cầu gì – HSlàm theo yêu cầu đó )

Trang 22

Thực tế cho thấy, tài liệu HDH Toán được dùng chung cho tất các HS,

GV ở các địa phương, do vậy còn chưa thật phù hợp cho mọi nhà trường vềđiều kiện học tập là khó tránh khỏi Khi GV nghiên cứu tài liệu thường xuấthiện một số câu hỏi : “ Cụm từ này ở vùng mình không nói như vậy? hoặc

“Đồ dùng học tập này không có ở trong lớp, trong trường ?” Hoặc HS khiđọc tài liệu, thường xuất hiện các ý kiến : “Thưa cô, đồ dùng này không cótrong góc học tập ở lớp.” hoặc “Thưa cô, hoạt động này ở nhà em chưa baogiờ làm.” Từ thực tế cho thấy, một số nội dung trong tài liệu HDH toán chưathật sự phù hợp với đặc điểm chung của HS, đặc điểm ở mỗi vùng miền, mỗigia đình và cộng đồng

2.2.Hoạt động ứng dụng – một điểm mới căn bản của tài liệu HDH Toán theo mô hình VNEN :

Cấu trúc một bài học theo SGK Toán hiện hành, thông thường gồm 2 hoạtđộng cơ bản :

+ Tìm hiểu nội dung bài học ( được trình bày ở ngay sau tên bài học ),

đóng khung toàn bộ các nội dung kiến thức cần tìm hiểu ( và chủ yếu là do

GV trình bày, giảng giải các thông tin kiến thức cho HS)

+ Luyện tập : Ở hoạt động này HS tự làm các bài tập có liên quan đến

kiến thức HS vừa tìm hiểu ( hầu hết HS hoàn thành bài tập này ở trên lớp,không phải làm ở nhà )

Theo cấu trúc trên và theo nội dung được trình bày trong SGK hiện hành,chúng ta có thể nhận thấy : Phần luyện tập trong SGK hiện hành là tổng hợpđầy đủ các dạng bài tập giúp HS nhận biết, thông hiểu và vận dụng các kiếnthức đã học từ nội dung bài mới vào trong phần Luyện tập nhưng các bài tậptrong phần này chưa có tính phân loại : bài tập nhận biết, bài tập thông hiểu

và bài tập vận dụng ( ứng dụng vào trong thực tiễn ) Chính vì vậy, HS chỉchú ý làm các dạng bài tập đó theo một quy chuẩn nhất định Các bài tập thựchành mục đích nắm vững nội dung kiến thức xen lẫn giữa các bài tập ứng

Trang 23

dụng nhằm vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn, nên các bài tập ứng dụngchưa rõ nét trong phần Luyện tập, nhiều bài còn được giảm tải, không bắtbuộc HS một số bài học kiến thức mới, bài Luyện tập, bài Luyện tập chung,bài Ôn tập …cũng không thấy xuất hiện các bài tập ứng dụng ( Ví dụ : bài

“Khái niệm về số thập phân” – SGK toán 5 – Trang 33; bài “Hình thang” –SGK toán 5 – trang 91; bài “Ôn tập về số tự nhiên, phân số, số thập phân, số

đo đại lượng –SGK toán 5 – trang 147….)

Khi tìm hiểu Tài liệu HDH Toán theo mô hình VNEN – đặc biệt là cấutrúc một bài học ( đã được trình bày phần 2.1.3), bài tập ứng dụng được thểhiện một cách rõ nét trong một hoạt động dành riêng cho các bài tập đó -

Hoạt động ứng dụng Đây là điểm mới căn bản trong tài liệu HDH toán :

- Thể hiện rõ được quan điểm “Học đi đôi với hành”, ( Học xong kiếnthức, được vận dụng vào trong thực tế )

- Việc thiết kế cụ thể các hoạt động ứng dụng đã khắc phục được nhượcđiểm trong SGK hiện hành- HS lúng túng trong việc vận dụng kiến thức vàothực tế Từ hoạt động này, HS sẽ được trải nghiệm, tự bản thân mình vậndụng kiến thức thông qua các tình huống gắn liền với cuộc sống gần gũi hằngngày

- Thông qua hoạt động ứng dụng, HS thấy rõ được giá trị của kiến thứctrong việc học tạo nên động lực học tập chính đáng ở HS

- Hoạt động ứng dụng không thể thiếu trong mỗi bài học ở trong tài liệuHDH – vì nó là hoạt động “bắt buộc” HS phải hoạt động cá nhân và đượcthực hiện ở nhà dưới sự hỗ trợ của phụ huynh HS

3 Điều tra thực trạng việc ứng dụng Hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5 theo mô hình VNEN :

3.1 Nội dung điều tra

Tiến hành điều tra việc thực hiện các hoạt động ứng dụng có trong Tàiliệu HDH Toán theo mô hình VNEN, tôi tiến hành điều tra trên 50 GV ( trong

Trang 24

đó các giáo viên chủ yếu ở trình độ đại học, cao đẳng và một số ít là trung cấp) và 45 HS Tiểu học của một số trường tiểu học tại tỉnh Hòa Bình Việc điềutra được tập trung chủ yếu vào các nội dung chủ yếu sau :

 Về giáo viên :

- Nhận thức về các hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán

- Ý nghĩa, tác dụng của hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán

- Việc giám sát HS thực hiện hoạt động ứng dụng

- Việc chỉnh sửa/thiết kế lại các hoạt động ứng dụng chưa phù hợp của

GV Tiểu học

 Về học sinh :

- Thái độ của HS với Hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH tToán 5

- Thời lượng thực hiện hoạt động ứng dụng ở nhà

- Mức độ dễ - khó của các hoạt động ứng dụng và nguyên nhân :

Để thực hiện việc điều tra, chúng tôi đã sử dụng PP điều tra bằng phiếu điềutra ( Xem phiếu điều tra Phụ lục 1, 2 )

3.2 Kết quả điều tra

 Về phía GV :

- Nhận thức về các hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán

100% GV ở các trường tiểu học đều tham gia quá trình tập huấn tài liệuHDH Toán theo mô hình VNEN, đều hiểu biết về sự đổi mới căn bản của tàiliệu HDH Toán và điểm mới trong tài liệu là có thêm hoạt động ứng dụng đểphục vụ giúp HS ứng dụng các kiến thức toán đã học vào thực tế

- Về ý nghĩa, tác dụng của hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán

Quá trình tập huấn về Tài liệu HDH Toán tại tỉnh Hòa Bình được thựchiện trong thời gian dài nên hơn 80% GV tại trường Tiểu học đều hiểu sâu ýnghĩa, tác dụng của việc đưa hoạt động ứng dụng vào tài liệu HDH giúp HS

“Hiểu được ý nghĩa thiết thực của việc học môn toán và hứng thú hơn với bài

học và hình thành năng lực thực hành, vận dụng các kiến thức toán đã học

Trang 25

vào trong thực tiễn một cách linh hoạt.” Bên cạnh đó có số ít GV ( 8% ) cho

rằng “ Hoạt động ứng dụng là hoạt động ôn lại các kiến thức đã học cho HS,

chưa thực sự đi sâu vào thực tế” vì nhiều hoạt động còn mang tính “dập

khuôn” chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết ứng dụng vào cuộc sống của HS

- Về việc giám sát HS thực hiện hoạt động ứng dụng

Kết quả thu được ghi trong bảng sau :

Biện pháp để kiểm tra, giám sát HS Đánh giá tỉ lệ ( %)

Không kiểm tra, giám sát được việc thực

hiện các hoạt động đó của học sinh

10%

Về cơ bản kiểm tra, giám sát được bằng biện

pháp tổ chức học sinh tự kiếm tra, giám sát

lẫn nhau

72%

Vì phụ huynh thực hiện cùng với con nên

hoạt động đó không cần thiết phải kiểm tra,

đó mang lại hiểu quả nhất định

- Về việc chỉnh sửa/ thiết kế lại các hoạt động ứng dụng chưa phù hợp của

GV Tiểu học

Hầu hết 100% GV trong trường đều có cách khắc phục các hoạt động

ứng dụng chưa phù hợp với HS của mình bằng cách : Đưa ra khối chuyên

môn bàn bạc để đưa ra phương hướng chỉnh sửa cho phù hợp Họ cho rằng

: Mô hình trường học mới VNEN là mô hình dạy – học tích cực, vì vậy

Trang 26

trong quá trình giảng dạy theo tài liệu HDH Toán 5, có nhiều hoạt độngứng dụng còn chưa hợp lí ( vì vượt quá khả năng của HS, ngôn từ HS khóhiểu …) ( ví dụ : Bài 10 : Ôn tập và bổ sung về giải toán tỉ lệ thuận – Tập1A – trang 36; Bài 54 : Sử dụng máy tính bỏ túi – Tập 1B – trang 91 …)

do vậy GV trong cùng một khối sẽ cùng nhau bàn họp hoặc cùng với tổchuyên môn để chỉnh sửa hoặc thiết kế lại các hoạt động, việc làm đó sẽgiúp cho việc thực hiện các hoạt động của HS dễ dàng hơn đồng thời cũngnhận thấy được tài liệu HDH không chỉ bó hẹp trong một nội dung thuầntúy mà có tính ứng dụng thực tiễn cao

Không thích vì khó quá nên bỏ luôn 15,56%

Đôi khi bỏ qua vì không thích hoặc không có thời

 Không có thời gian thực hiện các hoạt động đó : 15,56%

 Hỏi luôn các thầy/cô ở trên lớp : 17,77%

 Do điều kiện hoàn cảnh địa phương và điều kiện thời gian nên việc thựchiện hoạt động ứng dụng chỉ tranh thủ vào buổi tối ( thời gian trong ngày )…

- Về mức độ dễ - khó của các hoạt động ứng dụng và nguyên nhân :

Đa số HS ( chiếm khoảng 64,4% ) đều nhận thấy các hoạt động ứngdụng nói rõ yêu cầu thực hiện là những hoạt động dễ làm, vì nó chỉ như làmột bài tập áp dụng kiến thức toán đã học để giải quyết ( ví dụ : Bài 3 : Phân

Trang 27

số thập phận – Tập 1A – trang 12; Bài 14 : Đề - ca – mét vuông, héc –tô –mét vuông – Tập 1A – trang 54….) hoặc những hoạt động các em được tựmình tìm hiểu ( ví dụ : Bài 19 : Khái niệm số thập phân – Tập 1A – trang 10;

…) Nhưng bên cạnh đó, 56% số HS lại đưa ra các hoạt động ứng dụng thuộccác yếu tố hình học, số học , tỉ số phần trăm…là những hoạt động khó ( ví

dụ : Giải toán về tỉ số phần trăm,… ) hoặc những hoạt động mang tính thựchành – cần nhiều thời gian để giải quyết Trong số đó, nguyên nhân chủ yếu là

: “Không có thời gian, không có sự giúp đỡ của người lớn ( phụ huynh )” ( chiếm khoảng 57,8%) – không thấy được mối liên hệ gì với hoạt động hằng

ngày gặp ở địa phương” ( chiếm khoảng 22,22 % ) Do thời gian ở nhà ít nên

không thể thực hành các hoạt động đó ( đa phần làm buổi tối việc thực hànhcác hoạt động ứng dụng sẽ bị hạn chế rất nhiều) đồng thời, tại nơi HS sinhsống không phải là tình huống nào cũng phù hợp nên không thực hiện đượccác hoạt động

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Mô hình VNEN được Bộ GD – ĐT thí điểm tại các tỉnh thành trong cảnước đã cho ta thấy những điểm mạnh và một số hạn chế của mô hình Tài

Trang 28

liệu HDH Toán theo mô hình này đề cập đến việc dạy – học gắn liền với thựctiễn – hoạt động ứng dụng trong tài liệu là điểm mới căn bản, gắn kiến thức ởnhà ứng với nhiều tình huống thiết thực, gần gũi với HS, hấp dẫn khả năngtìm hiểu, khám phá ở trẻ Đây cũng là nguồn tham khảo cần thiết cho GV cóthể rèn kĩ năng ứng dụng cho HS Nhưng bên cạnh đó, khi triển khai hoạtđộng ứng dụng trong tài liệu HDH Toán vào thực tế tại một số địa phươngkhác nhau còn nhiều bất cập Điều này, cần phải chỉnh sửa và thay đổi để phùhợp với từng đối tượng và địa bàn mà GV giảng dạy.

Trang 29

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG TRONG TÀI

LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN 5 1.Tìm hiểu tổng quan về nội dung chương trình Toán 5 theo SGK hiện hành và theo tài liệu HDH Toán 5 của mô hình VNEN :

1.1 Mục tiêu dạy học môn toán lớp 5 :

Dạy học môn Toán 5 nhằm giúp HS :

- Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa các kĩ năng cơ bản về số thập phân vàphép tính ( với số tự nhiên, phân số đơn giản, số thập phân )

- Biết cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị; nhân (chia) các

số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo với (cho) số tự nhiên (khác 0)

Trang 30

3.Về hình học :

- Nhận biết được hình thang, hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lậpphương, hình trụ, hình cầu và một số dạng của hình tam giác

- Biết tính chu vi hình tròn, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn

- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữnhật, hình lập phương

4.Về giải toán có lời văn :

- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có:

- Một số dạng bài toán về quan hệ tỉ lệ (khi giải các bài toán thuộc quan

hệ ”tỉ lệ thuận”, ”tỉ lệ nghịch” không dùng các tên gọi này; có thể giải bàitoán bằng cách ”rút về đơn vị” hoặc ”tìm tỉ số” - Các bài toán về tỉ số phầntrăm: tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số chotrước; tìm một số biết một giá trị tỉ số phần trăm của số đó

- Bài toán về chuyển động đều

- Các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học

5.Về một số yếu tố thống kê :

- Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt

- Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập từ biểu đồ

6.Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh

- Biết diễn đạt một số nhận xét, qui tắc, tính chất, bằng ngôn ngữ (nói,viết dưới dạng công thức, ) ở dạng khái quát

- Tiếp tục phát triển (ở mức độ thích hợp) năng lực phân tích, tổng hợp,khái quát hoá, cụ thể hoá; bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán

và sáng tạo; phát triển trí tưởng tượng không gian,

- Tiếp tục rèn luyện các đức tính: chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực,

có tinh thần trách nhiệm,

( Tài liệu tham khảo số 9 )

Trang 31

1.2 Tìm hiểu cấu trúc nội dung Toán 5 theo SGK hiện hành và theo tài liệu HDH toán 5 của mô hình VNEN :

Cấu trúc nội dung môn Toán 5 theo

Theo chương trình Toán lớp 5 hiện hành, mỗi chương có số bài và số tiếtbằng nhau Với mỗi bài là 1 tiết học ( từ 35 – 40 phút ) như vậy GV phải hiểu

Trang 32

rõ đơn vị kiến thức tối thiểu trong mỗi bài để có thể truyền đạt kiến thức cho

HS trong 1 tiết học Nhưng theo VNEN : số bài ít hơn số tiết, mỗi bài họctrong VNEN được học từ 2- 3 tiết ( thời gian ở mỗi tiết là 35 – 40 phút ) nhưvậy thời gian để học, ôn tập một kiến thức mới có tính chất linh hoạt hơn ( sẽquy định trong một đơn vị thời gian ) ( Ví dụ : Chương 3 : Hình học với số bài

là 28, số tiết là 48 – số tiết gần gấp đôi số bài), điều này đảm bảo việc học tậpnhóm hợp tác của HS khả thi và HS tìm hiểu các kiến thức chủ động hơn, đặcbiệt thời gian thực hành – luyện tập và ứng dụng các kiến thức nhiều hơn.Nhìn chung cấu trúc của Tài liệu HDH Toán 5 theo mô hình VNEN có sựlinh hoạt hơn trong việc sử dụng qũy thời gian trong một đơn vị kiến thức.Đây là yếu tố giúp GV và HS tổ chức các hoạt động tự học tích cực và đỡ bị

áp lực do các đơn vị thời gian bị chia quá nhỏ

2.Tìm hiểu về hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5 theo mô hình VNEN :

2.1 Mục đích, ý nghĩa, bản chất của hoạt động ứng dụng :

a)Mục đích của hoạt động ứng dụng :

Hoạt động ứng dụng nhằm giúp HS vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩnăng đã học vào các tình huống thực tế : tình huống cụ thể hàng ngày ( ví dụ :mua bán, đi chợ…) ; tình huống trong gia đình ( ví dụ : trồng rau, chiabánh…) ; hoặc các tình huống gắn liền với cộng đồng (ví dụ : tính diện tíchruộng đất…) Các hoạt động này khuyến khích HS tìm hiểu, liên hệ kiến thứctrong các bài học với thực tế đời sống Từ đó huy động được các nguồn trithức liên quan đến bài học, làm giàu thêm vốn hiểu biết của HS ( ví dụ : xungquanh hàng xóm, làng bản, gia đình, internet…)

b)Ý nghĩa của hoạt động ứng dụng :

Mục đích của việc đưa hoạt động ứng dụng đã cho chúng ta thấy nhiều ýnghĩa của hoạt động ứng dụng này :

- Thứ nhất : Hoạt động ứng dụng giúp HS thấy được giá trị thực tiễn của

Trang 33

kiến thức toán lớp 5 trong đời sống, từ đó có động cơ học tập đúng đắn

để tích lũy vốn kiến thức từ các nguồn khác nhau để vận dụng vào đờisống nâng cao hiệu quả công việc

- Thứ hai : Khi muốn hoàn thành được hoạt động ứng dụng, đòi hỏi HS

hiểu sâu kiến thức và có thêm một số kĩ năng để thực hiện cùng cha mẹ

và những người thân trong gia đình Qua đó, cũng tích lũy vốn kinhnghiệm sử dụng kiến thức

- Thứ ba : Thông qua việc thực hiện hoạt động ứng dụng cùng HS, phụ

huynh có thể hiểu được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của con em mình

và đánh giá được kết quả học tập của con em mình như thế nào ? Đâycũng chính là điểm mới so với SGK Toán 5 ( hiện hành ) và là hoạtđộng cụ thể để gia đình cùng đóng góp vào quá trình giáo dục con emmình

c)Bản chất của hoạt động ứng dụng :

Bản chất của hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán nói chung vàToán 5 nói riêng là cầu nối từ lý thuyết đến thực tiễn Từ việc giải quyết cácnhiệm vụ giao về nhà, HS sẽ thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức toánhọc, từ đó khắc phục lối học vẹt, học tủ, học hình thức và giúp các em thêmyêu thích môn Toán nhiều hơn

2.2.Cấu trúc của các hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5 :

Mỗi hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5 thường gồm : lô

gô, phần lệnh, phần nội dung, phần chỉ dẫn:

a) Phần lô gô :

Điểm mới trong các tài liệu HDH Toán nói chung và tài liệu HDH Toán 5 nóiriêng là những lô gô ( hình ảnh) súc tích để GV, HS hiểu yêu cầu hoạt động vàthực hiện Tương tự hoạt động ứng dụng trong các tài liệu HDH Toán, tài liệuHDH Toán 5 thường xuyên sử dụng lôgô :

Trang 34

và kèm theo hình ảnh chỉ dẫn : (thể hiện sự hướng dẫn/ hỗ trợcủa phụ huynh- người lớn trong gia đình).

b) Phần lệnh : chủ yếu sử dụng các câu cầu khiến – dựa vào câu lệnh HSxác định được nội dung yêu cầu của hoạt động, cách thực hiện, hìnhthức thực hiện hoặc cách lưu giữ kết quả của hoạt động đề ra

Một số câu lệnh được sử dụng trong hoạt động ứng dụng Toán 5 :

+ Em hãy nêu …

Ví dụ 1 : Trong bài : Ôn tập và bổ sung về giải toán tỉ lệ nghịch ( Tập 1A,

trang 47) yêu cầu : Em hãy nêu 1 ví dụ về hai đại lượng tỉ lệ thuận và 1 ví dụ

về hai đại lượng tỉ lệ nghịch

+ Đọc một số tình huống/ thông tin và trả lời câu hỏi/ thực hiện hoạt động sau

+ Hãy quan sát và ghi chép lại…

Ví dụ 2 : Trong bài : Em ôn lại những gì đã học ( Tập 1A , trang 30 ) đưa ra

yêu cầu : Quan sát sự tăng trường của một cây trong hình vẽ dưới đây :

a) Ghi chép lại sự tăng trưởng của cây theo từng tuần.

b) Trả lời các câu hỏi :

- Sau 3 tuần cây tăng trưởng được bao nhiều xăng – ti – mét ?

- Tuần nào cây tăng trưởng nhanh nhất ?

Trang 35

+ Giải bài toán sau.

Ví dụ 3 : Trong bài : Ôn tập về số thập phân ( Tập 2B, trang 52 ) yêu cầu :

Giải bài toán sau và viết vào vở :

Nhà em mua 25 kg gạo và đã dùng hết 18 kg Hỏi nhà em còn bao nhiêuphần trăm số gạo đã mua ?

c) Phần nội dung : Chính là nội dung của hoạt động ứng dụng giao vềnhà cho HS

Ví dụ 4 : Trong bài : Trừ số đo thời gian ( Tập 2B, trang 10 ) có nội dung

như sau : Em xem thời gian bắt đầu đi từ nhà và thời gian tới trường, rồi

tính xem em từ nhà đến trường hết bao lâu ?

d) Phần chỉ dẫn : Nêu những gợi ý để HS thực hiện hoạt động mộtcách dễ dàng và có hiệu quả hơn

Ví dụ 5 : Trong bài : Ôn tập và bổ sung về giải toán tỉ lệ nghịch ( Tập 1A,

trang 47) chỉ dẫn như sau :

Chẳng hạn :

a) Số tiền mua bút tỉ lệ thuận với số bút phải mua ( giá tiền mỗi bút như nhau)b) Số người làm một công việc tỉ lệ nghịch vơi thời gian hoàn thành côngviệc đó ( mức làm việc của mỗi người như nhau )

 Quan phần chỉ dẫn này HS sẽ định hướng được cách làm nội dung nêu trên

2.3.Phạm vi ứng dụng của các kiến thức trong tài liệu HDH Toán 5

Hầu hết các tình huống được xây dựng trong hoạt động ứng dụng ở tàiliệu HDH Toán 5 bám sát vào thực tế Bao gồm các tình huống trong gia đình,ngoài cộng động, những tình huống HS gặp hàng ngày nhưng chủ yếu cáctình huống đó được gói gọn trong phạm vi ứng dụng vào đời sống: sinh hoạt,sản xuất, lĩnh vực học tập, …của HS Phạm vi đó vừa gần gũi với HS, GVcũng có thể tự mình kiểm soát được các tình huống đó và phụ huynh HS cóthể góp phần giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ được giao

2.3.1.Ứng dụng trong đời sống sinh hoạt

Chiếm phần lớn trong các tình huống được xây dựng trong hoạt động

Trang 36

ứng dụng đó là : các tình huống ứng dụng vào đời sống sinh hoạt của HS.Trong tài liệu HDH Toán 5 có 120 bài, trong đó có 116 hoạt động ứng dụng,các tình huống gắn liền với sinh hoạt hàng ngày có 38 bài, chiếm 32,7 % tổng

số các hoạt động Chúng tôi nhận thấy, các hoạt động ứng dụng này rất cầnthiết và rất phù hợp với HS Nó đề xuất tình huống gần gũi với HS Ngoài giờlên lớp, HS ở nhà tham gia vào các hoạt động sinh hoạt với gia đình, hoạtđộng ứng dụng được đề cập đến nhiều đến tình huống sinh hoạt như vậy HS

có cơ hội sử dụng kiến thức toán học trong nhà trường để giải quyết các tìnhhuống đó, nhờ vậy HS hiểu sâu và thấu đáo các kiến thức

Ví dụ 1 : Bài 1 : Ôn tập về phân số ( Tập 1A – Trang 3)

Em hãy nêu hai cách chia đều 2 cái bánh cho 6 người Viết phân số chỉ số phần bánh mỗi người nhận được.

Nói xem cách chia nào tiện hơn.

 Hoạt động này tạo cơ hội để HS ứng dụng khái niệm phân số vàhiểu giá trị của phân số trong việc biểu diễn kết quả phép chia 2 số tự nhiên( không chia hết )

Ví dụ 2 : Bài 38 : Em ôn lại những gì đã học ( tập 1B – trang 36 )

Bà dẫn bạn My đi mua sữa Trên kệ của siêu thị có hai loại sữa bột của cùng một hãng sản xuất Loại thứ nhất là một hộp gồm 3 gói bằng giấy, mỗi gói chứa 0,375 kg sữa bột, giá bán mỗi gói là 54 000 đồng Loại thứ hai là một hộp gồm 4 lọ thủy tinh, mỗi lọ chứa 0,275 kg sữa bột, giá bán mỗi lọ là

41 900 đồng Em hãy giúp bạn My tính toán để khuyên bà nên mua hộp loại nào thì được nhiều sữa hơn và tiêt kiệm chi phí hơn nhé, biết rằng chất lượng sữa như nhau.

 Hoạt động tạo cơ hội để HS ứng dụng được kiến thức so sánh STP,

so sánh số tự nhiên và ứng dụng phép chia số tự nhiên cho STP để có câu trảlời chính xác về mức chi phí thế nào cho tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày

Ví dụ 3 : Bài 31 Tổng của nhiều số thập phân ( Tập 1B – Trang 9 )

Trang 37

1.Hà giúp mẹ đi chợ mua thực phẩm theo hướng dẫn sau :

hỗ trợ đắc lực trong hoạt động sản xuất Trong tài liệu HDH Toán 5, hoạtđộng ứng dụng kiến thức toán vào sản xuất xoay quanh các chủ đề : tính, sosánh diện tích đất trồng cây, vườn …; tính thể tích của một bể nước trong giađình, trường học; thu hoạch sản lượng thóc, lúa trên một thửa ruộng …nhữngtình huống phản ánh giá trị đích thực của tri thức toán trong tài liệu HDHToán 5 giúp HS nhận thức một cách tự nhiên ( không gượng ép)

Ví dụ 1 : Bài 62 : Chu vi hình tròn ( tập 2A – Trang 21 )

Trang 38

Chú Dương muốn mua dây thép gai để rào bao quanh một chuồng bò hình tròn có đường kính 15 m Hỏi chú Dương phải mua đoạn dậy thép gai dài bao nhiêu mét để có thể rào quanh chuồng bò đó 3 vòng? ( Xem hình vẽ trang 21 )

 Hoạt động này tạo cơ hội để HS ứng dụng kiến thức và hiểu rõ được giá trịcách tính chu vi hình tròn trong sản xuất

Ví dụ 2 : Bài 80 : Em ôn lại những gì đã học ( Tập 2A – Trang 93 )

1.Một mảnh vườn được ghép bởi một mảnh đất có dạng hình bình hành

và một mảnh đất có dạng hình tam giác với kích thước như hình vẽ :

a) Hãy tính diện tích mảnh vườn.

b) Người ta trồng dưa hấu trên mảnh vườn đó Trung bình cứ 10 m 2

thu hoạch được 15 kg dưa hấu Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tấn dưa hấu ?

 Hoạt động này tạo cơ hội để HS ứng dụng linh hoạt các kiến thức về tínhdiện tích các hình trong sản xuất Thông qua việc tính được diện tích : hìnhtam giác, hình bình hành,…xác định diện tích của một mảnh vườn cụ thể vàhiểu ra giá trị của việc tính diện tích vào trong sản xuất

Ngoài phạm vi ứng dụng về kiến thức toán trong các tính huống nêutrên, các thông tin cần thiết về môi trường, về thiên nhiên, về hoạt động củacon người trong xã hội như : Có thể em chưa biết?; Em chưa biết ? …thôngtin về vườn quốc gia Cúc Phương, rừng U Minh ,Cát Tiên; thông tin về diện

24,5m

21m

31m 22m

Trang 39

tích rừng ở các khu vực trong cả nước hay một số thông tin về địa lý, lịchsử… cũng góp phần bổ sung vốn tri thức phổ thông thiết thực cho HS.

2.4.Nhận định về các hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5

2.4.1.Ưu điểm của hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5:

Các hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 5 được thiết kế bámsát theo mục tiêu và chuẩn kiến thức – kĩ năng của chương trình toán 5, tạo cơ

sở vững chắc để HS củng cố kiến thức toán mình đã được học ( ngay sau khihọc xong nội dung bài học ) Đồng thời, là những hoạt động gắn với thực tiễn

có sự lôi cuốn bởi hình thức thể hiện ( đố vui, thực hiện nhiệm vụ, giải quyếtcác tình huống….), các tình huống xây dựng phong phú, đa dạng và khá phùhợp với lứa tuổi HS lớp 5.Từ đó, đã kích thích được tinh thần tự học, khảnăng tìm hiểu và khám phá những phương diện ứng dụng của kiến thức toánhọc trong đời sống hàng ngày

Hầu hết các hoạt động ứng dụng được thiết kế trong tài liệu HDH Toán

5 đều có tính khả thi trong dạy – học HS Các hoạt động đó phù hợp với sốđông các HS ở nhiều vùng miền trong cả nước và là các tình huống thườngxuyên gặp phải trong cuộc sống của HS Một số ưu điểm chính có thể liệt kênhư sau :

1 Do tính chất gần gũi với cuộc sống thực của HS nên khi dạy học các tình huống đó bất kì vùng miền, địa phương nào HS cũng có thể thực hiện và thành công như sau :

Ví dụ 1 : Bài 4 : Ôn tập các phép tính về phân số ( Tập 1A – Trang 15 )

1.Em đọc thông tin sau cho người lớn nghe :

“Để làm thuốc ho người ta ngâm chanh đào với mật ong và đường

phèn Cứ kg chanh đào thì cần kg đường phèn và l mật ong.”

Trang 40

( Xem hình ảnh trang 15 – Tài liệu HDH toán 5 – Tập 1A )

2.Trả lời câu hỏi và viết vào vở :

Theo thông tin trên, nếu muốn ngâm 1 kg chanh đào thì cần bao nhiều

ki – lô – gam đường phèn và bao nhiêu lít mật ong?

Ví dụ 2 : Bài 31 Tổng của nhiều số thập phân ( Tập 1B – Trang 9 )

1.Hà giúp mẹ đi chợ mua thực phẩm theo hướng dẫn sau :

Ví dụ 1 : Bài 11 : Ôn tập và bổ sung về giải toán tỉ lệ nghịch ( Tập 1A –

trang 42)

Em hãy nêu một ví dụ về hai địa lượng tỉ lệ thuận và 1 ví dụ về hai đại lượng

tỉ lệ nghịch

Chẳng hạn :

Ngày đăng: 29/07/2018, 19:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Tự Ân, Mô hình “Trường học kiểu mới” của Colombia – Bộ GD&ĐT, Dự án GDTH cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường học kiểu mới
2. Hướng dẫn học Toán 5, Tập 1A ( Sách thử nghiệm ) – Bộ GD&ĐT Khác
3. Hướng dẫn học Toán 5, Tập 1B ( Sách thử nghiệm ) - Bộ GD&ĐT Khác
4. Hướng dẫn học Toán 5, Tập 2A ( Sách thử nghiệm ) - Bộ GD&ĐT Khác
5. Hướng dẫn học Toán 5, Tập 2B ( Sách thử nghiệm ) - Bộ GD&ĐT Khác
6. Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các trường thực hiện mô hình trường học mới – VNEN – Bộ GD&ĐT – NXB Giáo dục Việt Nam Khác
7. Mai Thị Dung, Khóa luận Tốt nghiệp Thiết kế hoạt động ứng dụng toán học cho học sinh lớp 4 theo mô hình trường học mới tại Việt Nam, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội – năm 2014 Khác
8. PGS.TS. Trần Diên Hiển, Giáo trình chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán tiểu học – NXB Đại học Sư phạm Khác
9. Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học - Dự án phát triển GV tiểu học – Bộ GD&ĐT – NXB Đại học Sư phạm, NXB Giáo dục 2008 Khác
10. SGK Toán 5 – Bộ GD&ĐT, NXB Giáo dục Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w