b Vật nào sau đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lượng gió.. b Trong các vật dưới đây, vật nào là nguồn điện.. b Vật nào dưới đây dùng năng lượng điện để đốt nóng?. b Trong các nguồn nă
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHOA HỌC – LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
CUỐI NĂM HỌC 2017 -2018 A/ KHOA HỌC
Câu 1 a) Hỗn hợp nào dưới đây được gọi là dung dịch?
b) Nhóm các chất nào dưới đây ở dạng thể lỏng ?
Câu 2 a) Chất rắn có đặc điểm gì?
A Không có hình dạng nhất định C Có hình dạng của vật chứa nó
B Có hình dạng nhất định. D Cả 3 đặc điểm nêu trên
b) Ở nhiệt độ cao thích hợp, các chất … sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng Chọn từ thích hợp dưới
đây điền vào chỗ chấm
Câu 3 a) Các chất có thể tồn tại ở những dạng nào?
b) Hỗn hợp là gì?
A Là sự biến đổi từ chất này thành chất khác
B Trộn nhiều chất lại với nhau
C Là pha trộn giữa nước và chất rắn
D Trộn nhiều chất lại với nhau, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
Câu 4 a) Các chất nào dưới đây ở thể rắn?
b) Phát biểu nào sau đây là đúng về sự biển đổi hóa học?
A Sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
B Sự biến đổi từ chất này thành chất khác nhưng giữ nguyên tính chất của nó
C Sự biến đổi từ chất này thành chất khác dưới tác động của nước
D Sự biển đổi từ chất này thành chất khác dưới tác động của con người
Câu 5 a) Dưới đây là một số phát biểu về các nguồn năng lượng Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm mọi vật trên Trái Đất
B Từ năng lượng nước chảy người ta có thể tạo ra dòng điện
C Than đá, dầu mỏ là nguồn năng lượng có hạn, vì vậy con người phải sử dụng tiết kiệm
D Người ta không thể tạo ra dòng điện từ năng lượng gió.
b) Vật nào sau đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lượng gió?
Câu 6 a) Vai trò của Mặt Trời đối với cuộc sống con người là gì?
b) Trong các vật dưới đây, vật nào là nguồn điện?
Câu 7 a) Trong bất kì hoạt động nào cũng cần dùng
b) Vật nào dưới đây dùng năng lượng điện để đốt nóng?
Câu 8 a) Năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất là
Trang 2B Nước D Mặt Trăng
b) Đồ dùng nào dưới đây dùng năng lượng điện để thắp sáng?
Câu 9 a) Hậu quả của việc phá rừng là
A Khí hậu thay đổi C Động vật mất nơi sinh sống
B Môi trường xanh, sạch, đẹp D Ý A và B đều đúng.
b) Theo bạn, ý kiến nào dưới đây phát biểu đúng về tài nguyên thiên nhiên?
A Tài nguyên thiên nhiên là vô hạn, con người cứ việc sử dụng thoải mái
B Tài nguyên trên Trái đất là có hạn nên con người phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.
C Tài nguyên thiên nhiên hết đi sẽ tự có lại nên con người cứ sử dụng
D Tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo lại
Câu 10 a) Môi trường tự nhiên đóng vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
A Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở,
B Cung cấp tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống
C Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người
D Tất cả các vai trò nêu trên.
b) Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào không phải là năng lượng sạch (khi
sử dụng năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường)?
Câu 11 a) Tài nguyên thiên nhiên là gì?
A Là của cải do con người tạo ra
B Là những gì có sẵn trong thiên nhiên.
C Là nước uống, thức ăn, khí thở, nơi vui chơi.
D Là của cải có sẵn trong thiên nhiên, con người khai thác, sử dụng một cách hợp lý.
b) Yếu tố nào gây ra ô nhiễm không khí?
Câu 12 a) Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì?
A Thức ăn, nước uống C Nước uống, thức ăn, khí thở, nơi vui chơi.
B Thức ăn, khí thở, nơi vui chơi D Nước uống, nơi vui chơi
b) Yếu tố nào được nêu dưới đây làm ô nhiễm môi trường nước?
Câu 13 a) Việc nào sau đây không được làm để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn do điện gây ra?
A Thay dây chì bằng dây đồng trong cầu chì C Trú mưa dưới trạm điện
B Phơi quần áo trên dây điện D Cả 3 việc làm nêu trên
b) Theo bạn, đặc điểm nào quan trọng nhất của nước sạch?
A Dễ uống, giúp nấu ăn ngon
B Giúp phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa, các bệnh ngoài da
C Không có vẩn đục, không mùi và các chất thải
D Không màu, không mùi
Câu 14 Hãy viết chữ N vào ô trống trước việc nên làm, chữ K trước việc không nên làm.
a) Để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn do điện gây ra:
K Phơi quần áo trên dây điện
N Báo cho người lớn biết khi phát hiện thấy dây điện bị đứt
K Trú mưa dưới trạm điện
K Chơi thả diều dưới đường dây điện
N Dùng cành cây khô để kéo dây điện ra khỏi người bị nạn
b) Để tiết kiệm điện cần :
N Chỉ dùng điện khi cần thiết
K Dùng điện theo ý thích
Trang 3N Ra khỏi phòng nhớ tắt đèn, quạt, ti-vi,
N Hạn chế sử dụng điện trong đun nấu, sưởi, là quần áo,…
K Bật nhiều bóng đèn cùng một lúc để thắp sáng nhà
Câu 15 a) Muốn chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số động cơ, người ta sử dụng chất đốt nào?
b) Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người ta lắp thêm vào đường dây cái gì?
Câu 16 a) Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp
dụng biện pháp nào?
b) Con vật nào dưới đây đẻ nhiều con nhất trong một lứa?
Câu 17 Nối các câu trả lời ở cột B phù hợp với các câu hỏi ở cột A.
2) Trồng cây hoa hồng bằng bộ phận nào của cây? b) Kiếm mồi mớm cho con
1- a, 2 – c, 3- b, 4-d
Câu 18 a) Loài hoa nào có cả nhị và nhụy trên một bông hoa?
b) Chồi của cây mía mọc ra từ đâu?
Câu 19 Hoa nào dưới đây thụ phấn nhờ gió?
Câu 20 Điền các từ thích hợp vào chỗ chấm thích hợp.
a) Cây mía, trầu không, hoa hồng có chồi mọc ra từ ( nách lá)
b) Trên củ khoai tây, củ gừng có nhiều chỗ lõm vào Mỗi chỗ lõm vào có một (chồi) c) Phía trên đầu của củ hành hoặc củ tỏi có mọc lên ( chồi)
d) Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ ( mép lá)
Câu 21 Điền tên các loài hoa dưới đây vào cột cho phù hợp: hoa phượng, hoa râm bụt, hoa dưa lê,
hoa sen, hoa bầu, hoa mướp, hoa dưa chuột, hoa dong riềng
Loài hoa có cả nhị và nhụy Loài hoa chỉ có nhị hoặc nhụy
Hoa phượng, hoa râm bụt, hoa sen, hoa dong
Câu 22 Điền tên các con vật cho sẵn dưới đây vào cột cho phù hợp:
Cá vàng, Cá sấu, Cá heo, Chim, Dơi, Chuột, Khỉ, Bướm
Cá vàng, Cá sấu, Bướm, Chim Cá heo, Dơi, Chuột, Khỉ
Câu 23 Điền tên các loại cây có sẵn dưới đây vào chỗ chấm phù hợp.
củ khoai tây, lá bỏng, cây trầu không, củ hành
a) Cây mía, có chồi mọc ra từ nách lá (cây trầu không)
b) Trên , củ gừng có nhiều chỗ lõm vào Mỗi chỗ lõm vào đó có một chồi
(củ khoai tây)
c) Phía trên đầu hoặc củ tỏi có chồi mọc lên ( củ hành)
d) Đối với , chồi được mọc ra từ mép lá.( lá bỏng)
Trang 4Câu 24 Điền vị trí (bao quanh Trái đất, trên mặt đất, dưới lòng đất) thích hợp vào chỗ chấm.
Sinh vật, đất trồng, nước Trên mặt đất
Câu 25 a) Trong các việc làm sau đây việc làm nào gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên?
A Vứt rác và sả nước thải công nghiệp bừa bãi, chặt phá rừng, săn bắn các động thực vật quý hiếm…
B Vứt rác đúng nơi quy định, trồng cây gây rừng, dùng thuốc nổ để đánh bắt động vật quý hiếm
C Sả rác bừa bãi, không đốt rừng
D Tất cả các việc làm nêu trên.
b) Môi trường nhân tạo gồm những thành phần nào dưới đây?
A Mặt trời, nước, sông, núi C Làng mạc, thành phố, nhà máy
B Mặt trời, mặt trăng, khí quyển D Thành phố, nhà máy, khí quyển
Câu 26 Nối tên các tài nguyên thiên nhiên ở cột A với các công dụng ở cột B sao cho phù hợp.
1- c, 2- a , 3- d, 4-b
Câu 27 a) Thú và chim đều có bản năng gì trong quá trình nuôi con?
b) Trong trồng trọt cần làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?
Trả lời: a) Nuôi con cho đến khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn
b) Áp dụng các biện pháp : Bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm
Câu 28 Vẽ sơ đồ quá trình sinh sản của thú?
Trứng + Tinh trùng Hợp tử bào thai
Cơ thể mới (mang đặc tính của cả bố và mẹ)
Câu 29: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của bướm cải.
Sâu
Nhộng Trứng
Bướm cải
Câu 30: Nêu sự giống và khác nhau trong chu trình sinh sản của ruồi và gián? Nêu cách diệt ruồi và
gián mà em biết
Giống nhau : đều đẻ trứng
Kháu nhau : + ruồi : đẻ ở nơi có phân, rác; chu trình sinh sản : trứng ruồi nở ra dòi, dòi hóa nhộng, nhộng nở ra ruồi
+ Gián : Đẻ ở nơi xó bếp, ngăn tủ ; chu trình sinh sản: gián đẻ trứng, trứng nở thành con không qua giai đoạn trung gian
Cách diệt ruồi và gián :- Giữ gìn vệ sinh môi trường; Phun thuốc diệt ruồi và gián
Câu 31: Nêu nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá? Em phải làm gì để bảo vệ rừng?
- Các nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá: Đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng để lấy đất làm nhà, lấy
gỗ, lấy củi, đốt than
- Em cần tuyên truyền cho mọi người có ý thức bảo vệ rừng Cần phải lên án mọi hành vi phá hoại rừng Trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc
Câu 32: Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải nguồn năng lượng vô tận không? Nguồn năng lượng
nào có thể thay thế chúng?
Trang 5-Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật hàng triệu năm Đây không phải nguồn tài nguyên vô tận
- Để thay thế nguồn năng lượng này con người đã khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng nước chảy ,phát triển khí sinh học, sản xuất khí đốt
Câu 33: Tại sao lũ lụt hay xảy ra khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ?
Vì khi rừng đầu nguồn bị tàn phá làm mất cân bằng sinh thái, không còn cây để giữ nước; mỗi khi mưa nhiều, nước dồn nhanh xuống vùng đồng bằng gây lũ lụt,…
Câu 34: Theo bạn, những nguy hiểm nào có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt? Cần làm gì để phòng
tránh tai nạn đó?
- Gây ra cháy dụng cụ nấu, cháy nổ, bị bỏng
- Khi đun nấu cần tập trung chú ý; đun nấu với thời gian hợp lý; tránh gần lửa khi không đun nấu
Câu 35: Nêu 4 việc cần làm để góp phần bảo vệ môi trường
- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc
- Thường xuyên dọn dẹp môi trường sạch sẽ
- Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường
- Làm ruộng bậc thang để chống rửa trôi đất
Câu 36: a) Theo em, nếu cắm phích điện bị ẩm ướt vào ổ điện dẫn đến hiện tượng gì? Vì sao?
b) Tại sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm điện?
Trả lời: a) Hiện tượng giật điện vì nước có khả năng dẫn điện
b) Vì điện rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, không có điện nhiều hoạt động sẽ bị ngưng trệ
Câu 37: Điều gì xảy ra nếu tàu biển bị đắm và đường ống dẫn dầu qua đại dương bị rò gỉ?
Tàu biển bị đắm hay đường dẫn dầu qua đại dương bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng biển bị ổ nhiễm làm chết những động vật , thực vật sống ở biển và chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển
Câu 38 Nhà em sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy vào những việc gì?
- Sử dụng năng lượng gió : phơi khô, làm mát
- Sử dụng năng lượng nước chảy: làm điện, giã gạo
B/ LỊCH SỬ
Câu 1 Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc vào năm nào?
Câu 2 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Lễ kí hiệp định Giơ-ne-vơ diễn ra vào ngày tháng năm nào?
A Ngày 17 tháng 1 năm 1954 C Ngày 27 tháng 1 năm 1954
B Ngày 19 tháng 8 năm 1945 D Ngày 21 tháng 7 năm 1954
Câu 3 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vào thời gian nào?
Câu 4 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi” là gì?
A Đấu tranh chính trị C Đấu tranh chính trị, vũ trang
B Đấu tranh vũ trang D Kết hợp cả 3 hình thức đấu tranh trên
Câu 5 a) Ngày 25 tháng 4 năm 1976, sự kiện gì đã diễn ra trong cả nước?
A Quốc hội của nước Việt Nam họp
B Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung.
C Giải phóng hoàn toàn miền Nam
Trang 6D Xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
b) Nước giúp ta thiết kế và thi công Nhà máy thủy điện Hòa Bình?Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.
Câu 6 Nối các mốc thời gian ở cột A với sự kiện tiêu biểu ở cột B sao cho phù hợp.
1) 25 - 4 - 1976 a) Lễ kí hiệp định Pa - ri
2) 6 -11 – 1979 b) Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
3) 30 - 4 -1975 c) Khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình
4) 27 - 1- 1973 d) Tổng tuyển cử chung toàn quốc
1- d, 2- c, 3- b, 4-a
Câu 7 Điền các từ (Hồ Chí Minh, Quốc cờ, Việt Nam; Hà Nội) vào chỗ chấm:
Cuối tháng 6- đầu tháng 7 năm 1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất (khóa VI) họp tại Hà Nội.
Quốc hội quyết định: Lấy tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định Quốc
huy; Quốc cờ là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sải
Gòn- Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 8 Điền Đ vào ô trống trước ý đúng Điền S vào ô trống trước ý sai.
S Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ nước ta hoàn toàn thống nhất.
Đ Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mĩ ra sức phá hoại Hiệp định
S 1956 nước ta tiến hành tổng tuyến cử thành công.
Đ 1960 phong trào Đồng khởi nổ ra mạnh mẽ ở Bến Tre
Câu 9 a) Sự kiện lịch sử đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, lập lại hoà bình ở miền Bắc là:
A Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947
B Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
C Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954
D Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975
b) Vì sao gọi chiến thắng của quân dân Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"?
A Diễn ra trên bầu trời Điện Biên Phủ
B Diễn ra trên đường Điên Biên Phủ ở Thủ đô Hà Nội
C Tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng này cũng tương tự như chiến thắng Điện
Biên Phủ năm 1954.
D Quân và dân Điện Biên Phủ tham gia chiến đấu
c) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác động như thế nào đối với nước Mĩ?
A Mĩ phải thừa nhận thất bại một bước
B Chính phủ Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất
C Mĩ chấp nhận đàm phán tại Pa – ri việc chấm dứt chiến tranh
D Có tác động với 3 ý kiến nêu trên.
Trang 7Câu 10 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
a) Đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là vì:
A Mĩ không muốn kéo dài chiến ở Việt Nam
B Mĩ muốn thể hiện thiện chí với nhân dân Việt Nam
C Mĩ muốn rút quân về nước
D Mĩ thất bại nặng nề về quân sự ở cả hai miền Nam, Bắc.
b) Các sự kiện lịch sử diễn ra theo thứ tự đúng là:
A Nhà máy cơ Khí Hà Nội ra đời - Mở đường Trường Sơn - Phong trào Đồng Khởi nổ ra
và thắng lợi.
B Mở đường Trường Sơn - Nhà máy cơ Khí Hà Nội ra đời - Phong trào Đồng Khởi nổ ra và thắng lợi
C Nhà máy cơ Khí Hà Nội ra đời - Phong trào Đồng Khởi nổ ra và thắng lợi - mở đường Trường Sơn
D Mở đường Trường Sơn - Phong trào Đồng Khởi nổ ra và thắng lợi - Nhà máy cơ Khí Hà Nội
ra đời
c) Vì sao nói ngày 30-4-1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?
A Vì đất nước ta lần đầu tiên được hoàn toàn độc lập, tự do.
B Vì quân đội Mĩ đã rút khỏi Việt Nam
C Vì quân đội chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện
D Vì đế quốc Mĩ rút quân về nước
Câu 11 Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
a) Vì sao Mĩ phải ký hiệp định Pari?
A Vì cuộc chiến kéo dài gần 19 năm mà không đem lại lợi ích gì cho Mĩ.
B Vì Mĩ thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam – Bắc trong năm 1972.
C Vì bị dư luận lên án buộc phải chấm dứt chiến tranh.
D Vì cả 3 lí do nêu trên
b) Vì sao 30-12-1972, tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?
A Vì biết không thể khuất phục nhân dân ta bằng bom đạn.
B Vì sợ làm nhân dân ta bị thương
C Vì Mĩ chuyển sử dụng vũ khí hiện đại
D Vì Mĩ thất bại nặng nề trong chiến dịch
c) Cuộc tiến công vào Sài Gòn quân giải phóng đã tiến công vào những nơi nào?
A Cần Thơ; Nha Trang; Huế; Đà Nẵng
B Cần Thơ; Phan Thiết; Huế; Đà Nẵng
C Cần Thơ; Nha Trang; Phan Thiết; Đà Nẵng
D Nha Trang; Phan Thiết; Hà Nội; Hồ Chí Minh
Câu 12 a) Tại sao nói: Ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?
Ngày 30/4/1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất
b) Vì sao đất nước ta, nhân dân ta lại phải chịu nỗi đau chia cắt sau năm 1945?
Trang 8Vì đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã khủng bố, tàn sát dã man đồng bào miền Nam,âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta
c) Âm mưu và hành động của Mĩ – Diệm sau Hiệp định Giơ–ne–vơ là gì?Phá hoại Hiệp định Giơ– ne–
vơ, sát hại các chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử
Câu 13 Em biết những di tích lịch sử nào ở tỉnh Hòa Bình Theo em, chúng ta cần làm gì để giữ gìn
và bảo vệ di tích lịch sử đó
Gợi ý đáp án:
- Xe tăng địch do anh hùng Cù Chính Lan tiêu diệt ngày 31/12/1951 tại Giang Mỗ - Bình Thanh - Cao Phong
- Nhà tù Hòa Bình (Phố Đúng - Phường Tân Thịnh - TP Hòa Bình) - …
Chúng ta cần : - Tuyên truyền, không vứt rác bừa bãi, tổ giác kẻ cắp và phá hoại
Câu 14.a) Vì sao nhà máy Cơ Khí Hà Nội lại được vinh dự đón Bác Hồ?
Vì đây là nhà máy cơ khí đầu tiên của nước ta, luôn đạt được mục đích to lớn, góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
b) Vì sao chiến thắng của quân và dân ta trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội được gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
Vì đây là một chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ Miền Bắc và Mĩ đã
sử dụng vũ khí hiện đại và tối tân nhất nhưng vẫn không thắng nổi nhân dân ta
c) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác động như thế nào đối với nước Mĩ? Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam Nhân dân yêu chuộng hoà bình Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất
Câu 15 Nhà máy thủy điện tỉnh Hòa Bình được khởi công xây dựng vào thời gian? Theo em, nhà
máy thủy điện có vai trò gì trong cuộc sống, sản xuất?
- Nhà máy Thủy điện Hòa Bình khơi công xây dựng vào 6/11/1979
- Vai trò: phát điện, nhà máy này còn có chức năng ngăn lũ cho sông Hồng, cung cấp nước tưới tiêu và cải thiện giao thông đường thuỷ
Câu 16 a) Nêu những tác động của phong trào “Đồng khởi” đối với cách mạng miền Nam.
Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang Cổ vũ tinh thần đấu tranh của cách mạng
b) Tại sao Mĩ ném bom nhằm huỷ diệt Hà Nội trong chiến dịch Điện Biên Phủ “trên không”?
Vì cơ quan kháng chiến đầu não của ta nằm ở dây Hà Nội là nơi chi viện cho miền Nam
Câu 17.a) Vì sao phong trào “Đồng khởi” ra đời?
Do sự tàn phá dã mãn của Mĩ – Diệm, nhân dân muốn đứng lên đấu tranhđòi lại quyền
b) Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom hủy diệt trường học, bệnh viện, nhà dân?
- Đây là chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc Do tầm vóc vĩ đại của chiến thắng oanh liệt này, quân dân ta và dư luận thế giới đã gọi đây là trận chiến “Điện Biên Phủ trên không
- Đó là hành động độc ác và tàn nhẫn của Mĩ Cướp đi quyền học tập, vui chơi và nơi sinh sống của biết bao nhiều con người
C/ ĐỊA LÍ
Câu 1 Hoang mạc Xa-ha-ra thuộc châu lục nào?
Câu 2 a) Châu lục nào có nhiệt độ lạnh nhất thế giới?
Trang 9b) Đặc điểm của châu Đại Dương là
A Châu lục không có dân cư sinh sống
B Địa hình chủ yếu là hoang mạc
C Châu lục có diện tích nhỏ nhất, khí hậu nóng ẩm.
D Nơi cư trú của chim cánh cụt
Câu 3 Nối các châu lục ở cột A phù hợp với các đặc điểm ở cột B sao cho phù hợp.
a) Chủ yếu là người da trắng 1) Châu Á b) Sống ở nông thôn và làm nghề nông nghiệp
2) Châu Âu c) Hầu hết người nhập cư từ châu lục khác
f) Người dân số tập trung ở ven biển và miền Đông
1 – b- d, 2- a , 3- c- f, 4- e
Câu 4 Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Dân cư châu Phi có đặc điểm gì nổi bật?
A Dân cư châu Phi chủ yếu là người da đen.
B Dân cư châu Phi chủ yếu là người da trắng
C Dân cư châu phi chủ yếu là người da vàng
D Dân cư châu phi chủ yếu là người da đỏ
Câu 5 Điền các từ (nóng ẩm, khô hạn, rừng rậm, hoang mạc) vào chỗ chấm:
Lục địa Ốt-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn , phần lớn diện tích là hoang mạc và Xa-van Giới
sinh vật có nhiều loài độc đáo Bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi Động vật có nhiều thú có túi
như: Căng-gu-ru, gấu Cô-a-la Phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bảo
phủ
Câu 6 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
a) Châu Nam Cực không có người sinh sống vì:
A Nơi đây có nền kinh tế phát triển
B Có nhiều chin cánh cụt
C Nằm ở vùng địa cực, nhiều nông sản quý
D Quanh năm nhiệt độ dưới 0 0 C
b) Châu Mĩ chỉ có ba vùng Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ vì:
A Châu lục hẹp, trải dài từ Bắc bán cầu tới Nam bán cầu.
B Diện tích châu lục không đủ có nhiều vùng
C Châu lục trải dài từ Nam ra Bắc
D Biển chiếm đa số diện tích
c) Các nước châu Âu có nền kinh tế phát triển vì:
A Người dân đều buôn bán làm kinh tế
B Chú trọng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kĩ thuật.
C Dân tộc có mức sống thấp
Trang 10D Không có biển ăn sâu vào đất liền.
Câu 7 Khoanh vào chữ cái vào trước câu trả lời đúng
Châu Á giáp với châu lục nào?
A Châu Âu và châu Mĩ C Châu Mĩ và châu Đại Dương
B Châu Âu và châu Phi D Châu Âu và châu Nam Cực
Câu 8 Điền các từ (chim cánh cụt, ven biển, lạnh nhất, băng) vào chỗ chấm:
Nằm ở vùng địa cực nên châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới, quanh năm nhiệt độ
dưới 00C Toàn bộ bề mặt bị phủ bởi một lớp băng dày trung bình trên 2000m Động vật tiêu biểu là chim cánh cụt đó là loài chim không biết bay nhưng bơi lặn ở dưới nước rất giỏi, chúng thường tập chung thành từng đàn đông đúc ở ven biển.
Câu 9 Điền Đ vào ô trống trước ý đúng Điền S vào ô trống trước ý sai.
Đ Núi và cao nguyên chiếm diện tích châu Á
S Châu Âu là châu lục có số dân đông nhất thế giới
Đ Phía đông của châu Á là đại dương Thái Bình Dương
S Phía đông của Đại Tây Dương là châu Mĩ
S Kim tự tháp, tượng nhân sư là những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của châu Á
Đ Những mặt hàng công nghiệp của châu Âu nổi tiếng thế giới là máy bay, ô-tô, hàng điện tử
Câu 10 Những nước nào láng giềng với Việt Nam?
A Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc
B Thái Lan, Mi-an-ma
C Thái Lan, Sin-ga-po, Nhật Bản
D Thái Lan, Lào
Câu 11 a) Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-x-trây-li-a và các đảo
B Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-x-trây-li-a và các quần đảo
C Châu Đại Dương gồm các đảo và quần đảo
D Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-x-trây-li-a và các đảo, quần đảo.
b) Các đại dương có diện tích như thế nào so với các lục địa trên thế giới?
Câu 12 a) Châu Mĩ có nhiều thành phần dân tộc vì
A Có nhiều đới khí hậu
B Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
C Địa hình thay đổi từ Tây sang Đông
D Lãnh thổ kéo dài từ cực Bắc xuống cực Nam
b) Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
A Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ. C Khá giàu khoáng sản
c) Ở châu Phi các ngành kinh tế nào được tập trung phát triển nhất?
A Khai thác khoáng sản và trồng lúa gạo
B Khai thác khoáng sản và trồng cây công nghiệp.
C Khai thác dầu mỏ vào trồng cây công nghiệp
D Chủ yếu là khai thác khoáng sản
Câu 13 Nêu đặc điểm về địa hình của Châu Á? Châu Á chịu ảnh hưởng của những đới khí hậu nào? Vì sao?
- Núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích châu Á, trong đó có những vùng núi rất cao và đồ sộ
- Châu Á chịu ảnh hưởng của 3 đới khí hậu : ôn đới, hàn đới, nhiệt đới
- Chấu Á chịu ảnh hưởng của 3 đới khí hậu vì châu Á có vị trí trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo