1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở việt nam hiện nay (tt)

28 186 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 400,1 KB

Nội dung

Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước chưa được giới học thuật nghiên cứu sâu, chưa được quy định rõ ràng, cụ thể về mặt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN QUỐC VIỆT

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN

CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 62 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia

Người hướng dẫn khoa học

1 GS TS Đinh Văn Mậu

2 TS Chu Xuân Khánh

Phản biện 1: ………

………

Phản biện 2: ………

……… ………

Phản biện 3: ………

………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp… Nhà ……,

Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi ……… giờ … ngày … tháng … năm ……

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 3

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Danh mục bài báo khoa học đã công bố

1 “Tư tưởng, quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 198 (7/2012), tr 11-15

2 “Hoạt động kiểm soát quyền hành pháp của nghị viện các nước Anh, Pháp, Mỹ”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 3/2015, tr 55-

58

3 “Chất vấn - hình thức kiểm soát hiệu quả của Quốc hội đối với hoạt động của Chính phủ”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 241 (2/2016), tr 26-30

4 “Một số vấn đề về kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 299 (2/2017), tr 45-49, 56

Danh mục bài tham gia các hội thảo khoa học

5 “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước trong công tác sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992”, Tài liệu Hội thảo “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và tổ chức bộ máy nhà nước”, Học viện Hành chính tổ chức, tháng 11/2012, tr 159-170

6 “Tổng quan về cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay”, bài tham gia Hội thảo quốc tế về Cải cách hành chính, Trường Đại học Tổng hợp Sriwijaya, Indonesia tổ chức, tháng 9/2016

Trang 5

đó, thông qua hoạt động kiến tạo các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa -

xã hội và pháp lý, bộ máy hành chính nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền của mình một cách thường xuyên và trực tiếp nhất Chính vì vậy, cần thiết phải kiểm soát cả hoạt động này để thúc đẩy bộ máy hành pháp hoàn thành trách nhiệm và để chống sự lạm quyền, vượt quyền trong quá trình tạo dựng một môi trường thuận lợi cho công dân thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của mình Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước chưa được giới học thuật nghiên cứu sâu, chưa được quy định rõ ràng, cụ thể về mặt pháp lý và trên thực tế, hoạt động này còn nhiều mặt hạn chế cần nâng cao chất

lượng và hiệu quả hơn Đây là lý do đề tài “Kiểm soát hoạt động bảo

đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” được chọn cho luận án tiến sĩ của tác giả

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, mục đích của luận án là đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường công tác này

Để đạt mục đích trên, những nhiệm vụ đặt ra là: Nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án, đánh giá tổng quan về nội dung, mức độ của các công trình đó và rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu đối với luận án; Nghiên cứu lý luận về

Trang 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự kiểm soát một cách có hiệu quả hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Phạm vi nghiên cứu của luận án:

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu sự kiểm soát do nhà nước và xã hội tiến hành đối với hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước Cụ thể, đó là (1) sự kiểm soát mang tính quyền lực nhà nước (gồm: giám sát của Quốc hội; giám sát của Hội đồng nhân dân; giám sát của Tòa án nhân dân; kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; kiểm tra, thanh tra trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước) và (2) sự kiểm soát mang tính xã hội (gồm: kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam; giám sát của các tổ chức, hiệp hội quần chúng; giám sát của công luận; giám sát của cá nhân công dân)

- Về không gian: Luận án nghiên cứu vấn đề trên phạm vi cả nước

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề trong phạm vi thời gian

từ năm 2011 đến nay Đó là khoảng thời gian bao trọn nhiệm kỳ từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Về mặt phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xem xét vấn đề kiểm

Trang 7

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, có 01 câu hỏi nghiên cứu được đặt

ra như sau: Hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế là do hoạt động này chưa được kiểm soát tốt Vậy làm thế nào để tăng cường kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay?

Xuất phát từ câu hỏi trên, giả thuyết khoa học được đưa ra là: Để tăng cường kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước cần chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của các chủ thể kiểm soát, hoàn thiện thể chế kiểm soát, tăng cường năng lực của các chủ thể kiểm soát, tối ưu hoá quy trình, thủ tục, nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp trong kiểm soát

6 Những đóng góp mới của Luận án

Luận án có những đóng góp mới về lý luận như sau: (1) Đưa ra được khái niệm hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước, phân biệt hoạt động bảo đảm quyền công dân với hoạt động bảo vệ quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước (2) Đưa

ra khái niệm kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước (trong đó, trình bày cả khái niệm kiểm soát mang tính quyền lực nhà nước, khái niệm kiểm soát mang tính xã hội và so sánh hai phương thức kiểm soát này) Trình bày nội dung kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước Khái quát một cách có hệ thống các phương thức kiểm soát hoạt động

Trang 8

4

bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước Làm rõ được sự cần thiết, yếu tố ảnh hưởng và điều kiện bảo đảm kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước (3) Đưa ra những kiến giải mới về việc xây dựng một đạo luật chung về giám sát của nhân dân và về vấn đề hiện thực hóa việc thành lập các Ủy ban lâm thời của Quốc hội khi cần thiết Đưa ra ý tưởng mới về việc thành lập một Ủy ban chuyên trách về hoạt động giám sát của Quốc hội Ngoài ra, Luận án cũng có những đóng góp mới về thực tiễn như: (1) Cung cấp luận cứ cho việc nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực các chủ thể, đổi mới cách thức tổ chức thực hiện kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước (2) Những giải pháp đưa ra có thể được áp dụng trong thực tiễn góp phần hạn chế sự tha hóa quyền lực trong bộ máy hành chính nhà nước nhằm làm cho quyền hành pháp được thực hiện khoa học, hiệu lực, hiệu quả, thực sự bảo đảm tốt quyền lợi hợp pháp của công dân

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về mặt khoa học, Luận án có những ý nghĩa sau: (1) Bổ sung, hoàn thiện thêm, làm phong phú thêm lý luận về hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước và về kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước Góp phần nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước (2) Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc tăng cường kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa sau: (1) Làm tài liệu phục vụ cho đào tạo chuyên ngành Quản lý công và các chuyên ngành khác tại Học viện Hành chính Quốc gia (2) Làm tài liệu tham khảo có giá trị cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về quản lý công (3) Làm tài liệu tham

Trang 9

5

khảo có giá trị cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là trong vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam (4) Làm nền tảng để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về cùng chủ đề

8 Cấu trúc của Luận án

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Luận án gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án

- Chương 2: Cơ sở khoa học về kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước

- Chương 3: Thực trạng kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

- Chương 4: Phương hướng và giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án

Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt) đã công bố về các nội dung: quyền công dân, bảo đảm quyền công dân; kiểm soát hoạt động của cơ quan nhà nước; kiểm soát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước

1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

và những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu

1.2.1 Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận

án

Thứ nhất, nhiều nghiên cứu đã tập trung làm rõ các vấn đề lý luận quan trọng liên quan gián tiếp đến đề tài Luận án như: kiểm soát hoạt

Trang 10

6

động của cơ quan nhà nước; quyền công dân và bảo đảm quyền công dân

Đây là những nền tảng lý thuyết quan trọng mà Luận án tiếp thu,

kế thừa để triển khai những vấn đề liên quan Tuy nhiên, đây cũng chỉ

là những vấn đề chung, khái quát, có liên quan một cách gián tiếp đến

Các nghiên cứu trực tiếp về kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước có số lượng ít, mới chỉ tìm hiểu những vấn đề riêng lẻ, chưa nghiên cứu toàn diện, sâu sắc vấn đề

Thứ ba, vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết triệt để trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Các nghiên cứu chưa làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước Đặc biệt là

về khái niệm và sự cần thiết phải kiểm soát Các phương thức kiểm soát chưa được trình bày như một hệ thống Chưa nghiên cứu về tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về kiểm soát hoạt động của cơ quan nhà nước

Bên cạnh đó, chưa có sự khảo sát một cách hệ thống, toàn diện thực trạng và đánh giá sâu sắc về kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay Chưa đề xuất một hệ thống giải pháp cơ bản và các giải pháp đột phá có tính khả thi để tăng cường kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước

Trang 11

7

Thứ tư, về tính chất chuyên ngành của các công trình nghiên cứu

Có thể thấy, các nghiên cứu có liên quan chủ yếu tiếp cận dưới góc nhìn của khoa học luật, khoa học chính trị Chưa có công trình nào tìm hiểu vấn đề dưới góc nhìn của khoa học quản lý công

1.2.2 Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu, luận án tập trung vào một số nội dung sau: hệ thống hoá lý luận về kiểm soát hoạt động bảo đảm

quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước (trong đó, tập trung làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức, sự cần thiết khách quan, yếu

tố ảnh hưởng và điều kiện bảo đảm); khái quát và đánh giá một cách khoa học về thực trạng kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra những

ưu điểm, hạn chế, cũng như nguyên nhân của những hạn chế trong công tác này; đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp cơ bản cũng như các giải pháp đột phá có tính khả thi để tăng cường kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Thứ hai, về tính chất chuyên ngành, trong quá trình nghiên cứu, tác

giả Luận án sẽ đặc biệt chú ý tới việc tiếp cận vấn đề kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước dưới góc nhìn của khoa học quản lý công

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

NHÀ NƯỚC 2.1 Hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước

Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà

nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước được thành lập ra

Trang 12

8

để thực hiện chức năng quản lý điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính

nhà nước có những đặc điểm chung của cơ quan nhà nước và có những đặc điểm đặc thù khác với các cơ quan nhà nước khác

2.1.2 Quan niệm về hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước

Khái niệm quyền công dân, các nhóm quyền công dân

Quyền con người là những nhu cầu, lợi ích vốn có và khách quan của con người được pháp luật quốc gia, quốc tế ghi nhận, bảo vệ Quyền công dân chính là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình

Các nhóm quyền công dân bao gồm: nhóm quyền về chính trị; nhóm quyền về kinh tế, văn hóa và xã hội; nhóm quyền về dân sự

Khái niệm hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước

Bảo đảm quyền công dân là việc tạo ra các tiền đề, điều kiện cần thiết để quyền công dân được thực hiện trên thực tế

Chủ thể bảo đảm quyền công dân bao gồm: Nhà nước; các tổ chức, hiệp hội quần chúng; người dân Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất Trong đó, cơ quan hành chính nhà nước đảm nhận trách nhiệm này một cách thường xuyên, trực tiếp nhất

Hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước là việc cơ quan hành chính nhà nước kiến tạo các tiền đề, điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và pháp lý để công dân có thể thực hiện đầy đủ các quyền của mình

Hoạt động bảo đảm quyền công dân được phân biệt với hoạt động bảo vệ quyền công dân qua 2 yếu tố: hoàn cảnh xuất hiện; mục đích

Trang 13

- Kiểm soát mang tính quyền lực nhà nước là một loại kiểm soát

do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đối với một hoặc nhiều cơ quan nhà nước khác Loại kiểm soát này dùng các biện pháp quản lý nhà nước mang tính cưỡng chế để xử lý kết quả kiểm soát

- Kiểm soát mang tính xã hội là một loại kiểm soát do xã hội thực hiện đối với các cơ quan nhà nước Loại kiểm soát này không dùng các biện pháp quản lý nhà nước để xử lý kết quả kiểm soát

Kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước là một hoạt động được nhà nước và xã hội tiến hành thông qua những phương thức, phương tiện được pháp luật quy định nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những hoạt động sai trái của cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động bảo đảm quyền công dân

2.2.2 Chủ thể kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước

Chủ thể kiểm soát mang tính quyền lực nhà nước: Quốc hội; Hội đồng nhân dân; Tòa án nhân dân; Kiểm toán nhà nước và chính hệ thống cơ quan hành chính nhà nước

Chủ thể kiểm soát mang tính xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam; các tổ chức, hiệp hội quần chúng (với trung tâm là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); công luận; cá nhân công dân

Trang 14

10

2.2.3 Nội dung kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước

- Kiểm soát hoạt động kiến tạo các tiền đề chính trị

- Kiểm soát hoạt động kiến tạo các tiền đề kinh tế

- Kiểm soát hoạt động kiến tạo các tiền đề văn hóa - xã hội

- Kiểm soát hoạt động kiến tạo các tiền đề pháp lý

2.3 Phương thức kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước

2.3.1 Phương thức kiểm soát mang tính quyền lực nhà nước

2.3.1.1 Giám sát của Quốc hội

Quốc hội có thể tiến hành giám sát bằng các hình thức sau đây: giám sát văn bản và các báo cáo của Chính phủ; chất vấn; giám sát chuyên đề; thành lập Ủy ban lâm thời để tiến hành hoạt động điều tra; lấy phiếu tín nhiệm; bỏ phiếu tín nhiệm; xem xét báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kiến nghị giám sát

2.3.1.2 Giám sát của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân có thể tiến hành giám sát bằng các phương thức chủ yếu sau đây: xem xét các Báo cáo công tác của Ủy ban nhân dân; chất vấn; xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm; bỏ phiếu tín nhiệm

2.3.1.3 Giám sát của Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân, với chức năng xét xử của mình, có thể thực hiện kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước một cách trực tiếp thông qua tài phán hành chính và gián tiếp thông qua tài phán tư pháp

2.3.1.4 Kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước có thể kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện hoạt động bảo đảm quyền công dân

2.3.1.5 Kiểm tra, thanh tra trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước

Ngày đăng: 26/07/2018, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w