1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

HỆ CẢM GIÁC CHAPTER I

10 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

HỆ CẢM GIÁC A.ĐẠI CƯƠNG Hệ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa mọi hoạt động của cơ thể, giúp cơ thể tương tác với môi trường bên ngoài và môi trường bên trong cơ thể. Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là: +Thần kinh Trung ương: não, tủy sống +Thần kinh Ngoại vi: các dây thần kinh, hạch thần kinh. Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành: Trong bài ta sẽ quan tâm đến hệ thần kinh động vật, cụ thể hơn là hệ cảm giác: Hệ cảm giác (đầu vào): dẫn truyền xung động từ ngoại vi về hệ thần kinh trung ương: +Cảm giác cơ học: xúc giác tinh vi, xúc giác thô sơ, ép, rung và cảm giác bản thể. +Cảm giác nhiệt: nóng, lạnh. +Cảm giác độc hại(đau): phát hiện mô bị tổn thương hay các phân tử trung gian của cảm giác đau. Cảm giác bên ngoài: là cảm giác phát xuất từ sự kích thích các cấu trúc bề mặt như da và mô dưới da, hay các cấu trúc sâu hơn hơn bao gồm cơ, bao bó cơ và gân cơ. Cảm giác tạng: tín hiệu cảm giác từ các cơ quan bên trong cơ thể. B.GIẢI PHẪU: I.THỤ THỂ: Có 5 loại thụ thể cảm giác căn bản: (1)Thụ thể cơ học:phát hiện sự biến dạng vật lý của màng thụ thể hay mô xung quanh thụ thể. (2)Thụ thể nhiệt: phát hiện những thay đổi về nhiệt độ trong thụ thể. (3)hụ thể độc hại( cảm giác đau): phát hiện tổn thương vật lý hay hóa học của thụ thể hay mô xung quanh thụ thể. (4)Thụ thể ánh sáng: phát hiện ánh sáng chiếu lên võng mạc. (5)Thụ thể hóa học: nhận cảm vị giác và khứu giác, nồng độ O2 và CO2 trong máu, và nồng độ thẩm thấu của dịch trong mô. 1.Mỗi thụ thể nhạy cảm với một loại kích thích. Một khi bị kích thích thụ thể sẽ khởi sinh điện thế động đều giống nhau trong tất cả các dây thần kinh cảm giác. Chúng ta phân biệt được cảm giác này với cảm giác khác tùy vào vị trí tận cùng của dây thần kinh cảm giác trong hệ thần kinh. 2.Thụ thể biến kích thích vật lý hóa học thành xung động thần kinh. Khi được kích thích không phân biệt là kích thích cơ học, hóa học hay vật lý> làm thay đổi tính thấm của màng > điện thế màng thay đổi (Chỉ khi điện thế màng vượt qua ngưỡng) tạo một dẫn truyền trong dây thần kinh. 3.Điện thế cảm thụ: Duới ngưỡng > dẫn truyền tại chỗ. Vượt ngưỡng điện học >điện thế động lan truyền. Xung điện giảm dần theo thời gian và không gian. Điện thế cảm thụ tỉ lệ với cường độ kích thích. Khi cường độ kích thích tăng, điện thế động thường tăng về tần số. 4.Thích nghi một phần hay hoàn toàn với kích thích theo thời gian của thụ thể Sự thích nghi xảy ra theo một trong hai cơ chế: +Thứ nhất: thay đổi đặc tính vật lý hóa học của thụ thể. +Thứ hai: quá trình thích nghi xảy ra trong dây thần kinh cảm giác do bất hoạt kênh natri theo thời gian. Thụ thể cảm giác được phân loại là thích nghi chậm hay nhanh. +Thụ thể thích nghi chậm tiếp tục dẫn truyền tín hiệu với tần số ít thay đổi khi tác nhân kích thích vẫn còn tác dụng>được gọi là thụ thể trương lực: đưa tín hiệu về kích thích trong thời gian dài. +Thụ thể thích nghi nhanh chỉ bị kích thích khi cường độ kích thích thay đổi > được gọi là thụ thể phát hiện cử động. II.TỦY SỐNG: Tủy sống chia thành 4 vùng: +Cột sống cổ( C1C7) +Cột sống ngực (D1D120 +Cột sống thắt lưng (L1L5) +Cột sống cùng (S1S5) Có 31 đoạn, xác định bằng 31 cặp thần kinh sống 1.Cấu trúc bên trong tủy sống Chia làm: Chất xám ở vị trí trung tâm, có hình chữ H, với hai sừng trước (phía bụngsừng vận động) và hai sừng sau (phía lưngsừng cảm giác). Chất trắng bao gồm các bó thần kinh đi lên (cảm giác) và đi xuống (vận động). Dây thần kinh cảm giác đi qua rễ sau (rễ cảm giác) của thần kinh sống vào sừng sau tủy sống. Thân tế bào nơrôn cảm giác nằm tại hạch gai. Thông tin cảm giác từ phần lớn cơ thể được chuyển đến não qua các bó TK dẫn truyền xung động đi lên trong tủy sống. Thông tin từ bên phải thân thể thường được não bên trái phân tích do có sự bắt chéo của các dây TK tại tủy sống hay tại hành não. 2.Tiết đoạn thần kinh Tủy sống con người hợp bởi nhiều khoanh chồng lên nhau, mỗi khoanh có 2 bên đối xứng, mỗi khoanh là một tiết đoạn >Thần kinh tủy sống có 31 tiết đoạn thần kinh(thực ra những khoanh đầy đủ chỉ có 30). Mỗi tiết đoạn cho 2 rễ thần kinh, mỗi rễ chia làm ngành trước và sau chi phối vận động và cảm giác một vùng của cơ thể. Tuy một vùng da nhận sự phân phối thần kinh nhiều nhất từ đoạn tủy sống tương ứng nhưng những dây thần kinh hướng tâm của các đoạn tủy sống lân cận cũng phân phối cho vùng da đó. Như vậy cắt ngang một rễ thần kinh ít gây mất cảm giác vùng da tương ứng. Muốn gây tê một đốt da nào đó phải làm gián đoạn nhiều rễ thần kinh lưng nằm kề nhau. (Tham khảo thêm đánh giá thang điểm Asia) Bệnh zona (dang tái hoạt của virut varicella zoster) minh họa rất rõ. Lần đầu xâm nhập virus thủy đậu đi vào tế bào hạch gai lưng và nằm tại đó trong nhiều năm. Khi được hoạt hóa trở lại virus này di chuyển dọc theo các nhánh của sợi trục của tế bào thần kinh bị nhiễm và gây đau rát, chỉ giới hạn ở nửa bên thân người chứ không vượt qua đường giữa. 3.Dây thần kinh cảm giác a.Có hai cách phân loại: Cách 1:Được chia thành dây A và dây C. Dây A được chia tiếp thành 4 loại: A, A, A và A dựa trên đường kính và tốc độ dẫn truyền.Dây thần kinh A là dây thần kinh lớn nhất và dẫn truyền nhanh nhất. Dây thần kinh C không có bao myelin nên dẫn truyền chậm. Cách 2:Các dây thần kinh được phân chia thành 5 loại: IA, IB, II, III và IV, cũng dựa trên đường kính và tốc độ dẫn truyền. Thông thường một dây thần kinh cảm giác trong dây thần kinh ngoại biên chứa nhiều sợi, mỗi sợi liên hệ với một số thụ thể ở đầu tận cùng của nó. Tập hợp của tất cả các thụ thể và sợi của một dây thần kinh quyết định vùng cảm thụ của dây thần kinh đó. Một kích thích mạnh hoạt hóa tất cả các sợi trong dây thần kinh và một kích thích yếu hơn hoạt hóa ít sợi hơn. III.Vỏ não cảm giác thân thể Thùy sau trung tâm, nằm sau rãnh đỉnh( thùy đỉnh), là Vùng vỏ não cảm giác nguyên phát (SI) phụ trách nhận biết cảm giác thân thể. nhận biết một cách có ý thức: (1) một kích thích đã xảy ra, (2) tính chất kích thích, (3) định vị kích thích, (4) cường độ kích thích và (5) thời gian kích thích. Vùng vỏ não SII: (chức năng chưa rõ)ở đây có sự biểu hiện thân thể đối xứng hai bên. Vùng vỏ não liên hợp:thông tin từ vùng SI được phân tích tiếp ý nghĩa của kích thích. Kích thích các vùng khác nhau của vùng này sẽ gây cảm giác tại những vùng chuyên biệt của cơ thể, giúp thành lập bản đồ cảm giác. Có thể thấy phần trên vỏ não cảm giác liên quan đến chân và phần dưới liên quan đến đầu. Đặc điểm nổi bật là vùng nào của cơ thể có mật độ thụ thể cao nhất được biểu hiện bằng vùng lớn nhất của vỏ não cảm giác như vùng tay và mặt. C.XÚC GIÁC D.CẢM GIÁC ĐAU E.CẢM GIÁC NHIỆT F.RỐI LOẠN CẢM GIÁC (Đang cập nhật) Bài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêm

Ngày đăng: 26/07/2018, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w