PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA SABECO. Điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, dân số đông và trẻ, tập quán ăn uống sử dụng bia rượu thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày là những lý do chủ yếu khiến Việt Nam luôn ở trong nhóm những nước tiêu thụ bia mạnh nhất thế giới. Người Việt cũng ngày càng chú trọng hơn tới chất lượng của các mặt hàng, đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao hơn, tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Để thực hiện được điều đó, Sabeco đã định hướng và triển khai các chiến lược cạnh tranh một cách hiệu quả, tận dụng các lợi thế cạnh tranh của mình để định vị, khẳng định thương hiệu trên thị trường. Trong giai đoạn cạnh tranh mới với sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam thông qua nhiều hiệp định thương mại, Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài gòn phải tận dụng tối đa các cơ hội để mở rộng thị phần, phát triển thành thương hiệu lớn mạnh không chỉ tại thị trường trong nước mà phải vươn ra khu vực. A. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược. Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này – theo Alfred Chandler. Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan – theo Johnson, Scholes. Quản trị chiến lược là một tập hợp quyết định và hành động, thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức. II. Các loại hình chiến lược cạnh tranh tổng quát. 1. Định nghĩa và các loại hình chiến lược cạnh tranh tổng quát. Các chiến lược cạnh tranh tổng quát phản ánh những cách thức cơ bản mà một doanh nghiệp cạnh tranh trên những thị trường của mình dựa trên hai đặc điểm cơ bản: Chi phí thấp và khác biệt hóa. Kết hợp với phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, tạo nên ba chiến lược cạnh tranh tổng quát: Chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hóa, chiến lược tập trung. 2. Chiến lược dẫn đạo về chi phí. Mục tiêu của chiến lược chi phí thấp là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất. Điều kiện thực hiện: Công ty có thị phần lớn, năng lực sản xuất và đầu tư lớn, năng lực quản trị sản xuất và tổ chức kỹ thuật công nghệ, chính sách giá linh hoạt. Ưu điểm: Có thể bán giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh mà vẫn giữ nguyên mức