Thương cảng Hội An, Nước Mặn qua tư liệu khảo cổ học

280 96 0
Thương cảng Hội An, Nước Mặn qua tư liệu khảo cổ học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Nhìn lại lịch sử thương mại Việt Nam, từ rất sớm, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhất trí cho rằng thương cảng là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển nội ngoại thương và giao lưu văn hóa. Do vậy, việc nghiên cứu thương cảng giúp chúng ta hiểu mối quan hệ trao đổi, buôn bán, giao lưu văn hóa không chỉ giữa các vùng, miền của Việt Nam mà còn giữa Việt Nam với các nền văn minh Đông và Nam Á, cũng như xa hơn với các nền văn minh phía Tây thông qua tuyến giao thương quốc tế trên Biển Đông. 1.2. Leonard Blussé khi nói về các cảng thị vùng Đông Nam Á từ năm 1400 đến năm 1800, đã viết “Trong tác phẩm tiên phong của mình “Thương mại sớm ở Đông Nam Á”, được viết vào đầu những năm 1930, Jacob van Leur đã chỉ ra một thực tế mà hầu hết những cảng thị nổi tiếng thời cận đại ở Châu Á đều đối mặt. Một chuỗi các hải cảng chính ở Châu Á ngày nay, từ Suez tới Kobe, chỉ còn bảo lưu lại một vài địa danh cổ, thậm chí sau đó những ký ức về nó chỉ còn biết đến qua những câu chuyện kể, không có dấu vết vật chất đáng kể nào còn sót lại. Ở thị trấn chết Zeeland và Tây Friesland (Thời hoàng kim của Hà Lan), rất khó để hình dung về hoạt động vận tải quốc tế và thương mại toàn cầu... Còn lại quá ít những dấu vết về hoạt động thương mại biển ở Đông Á, ở Achin, Malacca, Palembang, Bantam và Tuba, ở Pegu và Cambay, ở Hormus và Malacca” [244, tr.346]. Các thương cảng ở Việt Nam cũng đối mặt với thực tế này. Thương cảng trong lịch sử Việt Nam, trước hết là mối quan tâm của giới sử học [227]. Tuy nhiên, trong việc nghiên cứu thương cảng cổ Việt Nam, các nhà nghiên cứu lịch sử đã vấp phải một thực tế không thể vượt qua được là phần lớn vết tích của các cảng đều đã bị phá hủy, dấu vết về một thời sôi động của nó trong quá khứ còn lại rất ít. Các di tích nhà cửa, phố xá, dinh trấn, chùa chiền, bến bãi đều bị vùi sâu trong lòng đất hay ẩn chìm dưới làn nước... Do vậy, khảo cổ học có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phục dựng lại diện mạo các thương cảng cổ ở Việt Nam trong lịch sử. 1.3 Trong lịch sử kinh tế đặc biệt là kinh tế đối ngoại Việt Nam, trên cơ sở tác động của những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, ở một số khu vực đã hình thành các trung tâm kinh tế và thương cảng quan trọng. Miền Trung Việt Nam, mà theo Charles Wheeler nhận định “đóng vai trò trung tâm trong tuyến giao thông đường biển ở Đông Nam Á thời kỳ thuyền buồm. Thuyền Trung Quốc, Châu Âu và những quốc gia khác phải ôm/men theo vùng bờ biển miền Trung để tránh vùng biển mở nơi mà gió và các dòng hải lưu sẽ cuốn chúng vào “10000” bãi đá ngầm nguy hiểm của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Miền Trung Việt Nam trở thành điểm nút thực sự (virtual chokepoint) cho tuyến đường biển xuyên Á, trải dài từ vùng biển Nhật Bản đến Ấn Độ Dương, tuyến đường biển chính nối Đông và Nam Á” [285, tr.144], từ rất sớm đã hình thành những trung tâm kinh tế mang tính liên vùng và khu vực. 1.4 Từ rất sớm, khu vực Hội An đã tham gia tích cực vào hoạt động giao thương quốc tế. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, khu vực Hội An đã có sự giao lưu tương đối mật thiết với miền Bắc Việt Nam, miền Nam Trung Quốc từ những thế kỷ trước và sau Công nguyên [49] [230] [231]. Hơn nữa, Hội An cổ vốn là một cảng - thị phồn vinh từ thời đại Champa [231, tr.58]. Từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, với công cuộc khai mở vùng đất phía nam của họ Nguyễn, sự xâm nhập vào thị trường Châu Á của các thương nhân châu Âu và mậu dịch Châu ấn thuyền của Nhật Bản, Hội An trở thương cảng quốc tế nổi tiếng trên con đường thương mại Đông - Tây. Cùng với Thanh Hà, Hội An và Nước Mặn tạo thành ba thương cảng quan trọng nhất, góp phần vào sự hưng khởi của nền ngoại thương xứ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn.

Ngày đăng: 25/07/2018, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan