Nhiều thành tựu vĩ đại của khoa học xuất phát từ các ý tưởng, giả thuyết định hướng trước cho việc nghiên cứu. Thật vậy, sự phát triển khoa học trong vật lý, hóa học, sinh học … và nhiều ngành khoa học khác đã xuất phát từ giả thuyết thiên tài của Faraday, Mendeleev, Darwin v.v... Trước đây giả thuyết chỉ được đặt ra cho các ngành khoa học thực nghiệm hoặc tự nhiên. Việc đặt một giả thuyết khoa học đã thực sự trở thành một yêu cầu của phương pháp nghiên cứu khoa học bắt đầu từ thế kỷXVIII. Ngày nay, ý tưởng nghiên cứu phải được xây dựng sao cho phù hợp với quy luật, có phương pháp; nên nó là công cụ của một phương pháp luận không chỉ cho khoa học tự nhiên, mà còn cho cả trong nghiên cứu khoa học về xã hội và nhân văn. Claude Bernard đã nhấn mạnh rằng: “Giả thuyết là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học, không có khoa học nào mà lại không có giả thuyết”. Vậy giả thuyết là gì? Cấu trúc của một giả thuyết ra sao? Và cách đặt một giả thuyết như thế hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.