Học viên nhận thấycông việc mô hình hóa hay số hóa các đối tượng 3D là rất quan trọng vì vậy luận văn lựa chọn đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật số hóa hiện vật sử dụng công nghệ 3D” nhằm hệ t
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
ĐINH THỊ HƯƠNG
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SỐ HÓA
HIỆN VẬT SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 3D
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY
TÍNH
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu kỹ thuật số hóa hiện vật sử dụng công nghệ 3D” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi tìm hiểu, nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS ĐỖ NĂNG TOÀN Các kết quả là hoàn toàn trungthực, toàn bộ nội dung nghiên cứu của luận văn, các vấn đề được trình bày đều lànhững tìm hiểu và nghiên cứu của chính cá nhân tôi hoặc là được trích dẫn từ cácnguồn tài liệu được trích dẫn và chú thích đầy đủ
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đinh Thị Hương
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Học viên xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô giáo Việncông nghệ thông tin, các thầy cô giáo Trường Đại học Công nghệ thông tin vàtruyền thông - Đại học Thái Nguyên đã mang lại cho học viên kiến thức vô cùng quýgiá và bổ ích trong suốt quá trình học tập chương trình cao học tại trường Đặc biệthọc viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS ĐỖ NĂNG TOÀN đãđịnh hướng khoa học và đưa ra những góp ý, gợi ý, chỉnh sửa quý báu, quan tâm, tạođiều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, học viên xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp, gia đình
và người thân đã quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ với học viên trong suốt quá trình họctập
Do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn chắc không tránh khỏinhững thiếu sót nhất định Học viên rất mong nhận được những sự góp ý quý báucủa thầy cô và các bạn
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
HỌC VIÊN
Đinh Thị Hương
MỤC LỤC
Trang 4LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ HỌA 3D VÀ BÀI TOÁN SỐ HÓA HIỆN VẬT 3
1.1 Khái quát về đồ họa 3D 3
1.1.1 Đồ họa 3D 3
1.1.2 Các kỹ thuật đồ họa 6
1.1.2.1 Kỹ thuật đồ hoạ điểm (Sample based-Graphics) 6
1.2.2.2 Kỹ thuật đồ họa Vector 8
1.1.3 Các chuẩn giao diện của hệ đồ hoạ 10
1.1.4 Phân mêm đô hoa (Graphics Software) 10
1.1.5 Phân cứng đô hoa (Graphics Hardware) 12
1.1.6 Các ứng dụng cơ bản của đồ hoạ 3D 13
1.2 Bài toán số hóa hiện vật 3D 14
1.2.1 Giới thiệu bài toán số hóa 14
1.2.2 Quy trình số hóa 17
1.2.3 Ưu điểm và hạn chế 18
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KỸ THUẬT SỐ HÓA 3D 20
2.1 Các dang hinh hoc cơ ban 20
2.1.1 Shape 20
2.1.2 Cube 20
2.1.3 Cylinder 20
2.1.4 Cone 21
2.1.5 Sphere 21
2.1.6 Ưu và nhược điểm 22
2.2 Kỹ thuật sử dụng máy quét 3 chiều 22
2.2.1 Khái niệm máy quét 3 chiều 22
2.2.2 Ý tưởng 24
Trang 52.2.3 Sử dụng máy quét với Planmeca Romexis 24
2.3 Kỹ thuật sử dụng phần mêm chuyên dụng 25
2.4 Kỹ thuật Marching cubes 28
2.4.1 Ý tưởng 28
2.4.2 Cách thức thực hiện 29
2.4.3 Ưu và nhược điểm của thuật toán Marching Cubes 33
2.5 Kỹ thuật Shear-warp 34
2.5.1 Ý tưởng 34
2.5.2 Cách thức thực hiện 34
2.5.3 Ưu và nhược điểm 37
2.6 Các phương pháp biểu diễn bề mặt đa giác trong 3D 37
2.6.1 Bề mặt đa giác 37
2.6.1.1 Biểu diễn lưới đa giác 38
2.6.1.2 Phương trình mặt phẳng 41
2.6.2 Đơn giản bề mặt - Thuật toán “độ đo sai số bậc hai QEM” (Quadric Error Metric) 44
2.6.2.1 Một số khái niệm và giả thiết ban đầu của thuật toán 45
2.6.2.2 Ý tưởng và các bước của thuật toán 50
2.6.2.3 Kiểm tra tính toàn vẹn 52
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM 54
3.1 Bài toán xây dựng phòng truyền thống ảo trường THPT chuyên tỉnh Bắc Kạn.54 3.2 Phân tich va lưa chon công cu 54
3.2.1 Số hóa 54
3.2.2 Đặc tả yêu cầu 55
3.2.3 Mô hình ca sử dụng 55
3.2.4 Mô tả các ca sử dụng và tác nhân tương ứng 55
3.2.5 Về công cụ 59
3.3 Kết quả thử nghiệm 59
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Tiếng Việt 65
Trang 6vTiếng Anh 65Internet 66
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 William Fetter kĩ thuật đồ họa máy tính năm 1960 3Hình 1.2 William Fetter xây dựng mô hình buồng lái máy bay cho hãng Boeing 4
Trang 7Hình 1.3 Bề mặt được chiếu sáng bởi cả hai loại nguồn sáng 6
Hình 1.4 Ảnh đồ hoạ điểm 7
Hình 1.5.Kỹ thuật đồ hoạ điểm 7
Hình 1.6 Mô hình đồ hoạ vector 8
Hình 1.7 Ví dụ về đồ hoạ vector 9
Hình 1.8 Giao diện phần mềm 3Ds Max 11
Hình 1.9 Giao diện giữa người sử dụng và hệ thống máy tính 3D 11
Hình 1.10 Các thành phần cứng của hệ đồ hoạ tương tác 12
Hình 1.11 Các ứng dụng của kỹ thuật đồ hoạ 14
Hình 1.12 Số hóa tài liệu 15
Hình1.13 Quy trình số hóa 17
Hình 2.1 Đinh nghia cac thanh phân cua môt Cube 3D 20
Hình 2.2 Đinh nghia cac thanh phân cua môt Cylinder 3D 21
Hình 2.3 Đinh nghia cac thanh phân cua môt Cone 3D 21
Hình 2.4 Đinh nghia cac thanh phân cua môt Sphere 3D 22
Hình 2.5 Máy quét 3 chiều 23
Hình 2.6 Số hóa hiện vật 3D dựa vào phần mềm 28
Hình 2.7 Chọn một tế bào từ khối dữ liệu 29
Hình 2.8 So sánh giá trị tại đỉnh với isovalue 30
Hình 2.9Đánh dấu những đỉnh nằm trong mặt phẳng 30
Hình 2.10 Xây dựng bề mặt theo giá trị của các đỉnh 30
Hình 2.11 Các trường hợp đối xứng 31
Hình 2.1215 trường hợp sau khi đã giản ước 31
Hình 2.13 Tạo chỉ số cho các đỉnh và cạnh 31
Hình 2.14 Nội suy tính vị trí đỉnh của tam giác 32
Hình 2.15Hai mặt giao nhau tạo ra lỗ 32
Hình 2.16 Những mặt khác nhau của cùng một trường hợp 33
Hình 2.17 Minh họa thuật toán Shear-warp 34
Hình 2.18 Các lát cắt của khối dữ liệu được dịch chuyển 35
Hình 2.19 Ma trận xem 36
Hình 2.20 Lưới đa giác xác định bằng các chỉ số trong danh sách các đỉnh 39
Trang 8vii Hình 2.21 Lưới đa giác xác định bởi danh sách các cạnh cho mỗi đa giác ( λ biểu
diễn giá trị rỗng) 40
Hình 2.22 Biểu diễn mặt cầu bằng lưới đa giác 41
Hình 2.23 Một vật thể gồm nhiều khối hộp đặt sát nhau được giảm thiểu theo 2 cách 46
Hình 2.24 Đơn giản hóa bề mặt 47
Hình 2.25 Sau khi loại bỏ một cặp thì xuất hiện 1 mặt bị ngược 52
Hình 2.26 Giải pháp của QEM 52
Hình 3.1 Ảnh phòng trưng bày ảo nhìn từ ngoài vào 60
Hình 3.2 Ảnh một góc phòng trưng bày ảnh cán bộ lãnh đạo, tiêu biểu 61
Hình 3.3 Ảnh phòng trưng bày 3D các hiện vật bàn ghế, cờ thi đua, ti vi 61
Hình 3.4 Ảnh phòng trưng bày với các hiện vật nhìn từ trong ra ngoài 62
Hình 3.5 Ảnh góc phòng trưng bày 62
DANH MỤC CÁC BẢNG Bang 1.1 Đồ hoạ điểm và đồ hoạ vector 9
Bảng 2.1 Phần mềm hình ảnh Planmeca Romexis®: 26
Bang 2.2 Cài đặt phân mêm 27
Trang 9viii
Trang 10MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây việc sử dụng nhập vai trong thực tại ảo là một xuhướng công nghệ tương đối mới và thích thú của cộng đồng nghiên cứu và phát triểnkhoa học, quân sự và công nghiệp Tuy nhiên như các công nghệ VR chính thức, nghiêncứu được mở rộng trong quân sự, khoa học và áp dụng vào nhiều lĩnh vực như giáo dục,nghệ thuật, văn hóa Nghiên cứu công nghệ thực tại ảo trong bảo tàng, tái tạo khônggian cổ xưa giúp người dùng có cái nhìn trực quan hơn, gìn giữ phát huy những giá trịtốt đẹp của nhân loại, hay những bài toán trong công nghiệp áp dụng công nghệ 3D
có thể tạo ra các sản phẩm có hình dạng phức tạp, giá thành rẻ mà trước đây chỉ thủcông mới làm được
Ứng dụng công nghệ thực tại ảo khối công việc được chia làm hai mảng chính là:
Mô hình hóa và điều khiển Để có một ứng dụng tốt, đẹp mắt và chân thực nhiệm vụ
mô hình hóa là việc hết sức quan trọng nó là bước được đánh giá còn quan trọng hơnnhiều so với việc lập trình điều khiển, nhất là đối với những ứng dụng đòi hỏi độ chânthực cao như trong lĩnh vực bảo tàng hay những lĩnh vực liên quan đến bảo tồn lưu trữ
Nó đòi hỏi độ chính xác cao về kích thước và hình dáng, màu sắc Học viên nhận thấycông việc mô hình hóa hay số hóa các đối tượng 3D là rất quan trọng vì vậy luận văn lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật số hóa hiện vật sử dụng công nghệ
3D” nhằm hệ thống hóa các quy trình, các phương pháp số hóa hiện vật thông dụng
nhất hiện nay đồng thời nghiên cứu cũng nhằm đạt kết quả của mô hình có thể sử dụngcho các ứng dụng tiếp theo đảm bảo yêu cầu về thời gian thực trong các ứng dụng thựctại ảo
Cấu trúc của luận văn bao gồm “Phần mở đầu”, “Phần kết luận” và ba chương
nội dung, cụ thể:
Chương 1: “Khái quát về đồ họa 3D và bài toán số hóa hiện vật” Nội dung chính
của “Chương 1” là những vấn đề cơ bản về đồ họa 3D, đồng thời cũng nêu lên bài
toán số hóa hiện vật vai trò của nó trong các ứng dụng thực tại ảo
Trang 11Chương 2: “Một số kỹ thuật số hóa 3D” Đây là nội dung chính của luận văn, nó tập
trung trình bày các phương pháp số hóa 3D, các vấn đề liên quan đến xử lý để tối ưuhóa mô hình để cho kết quả tốt về bề mặt cũng như đảm bảo tốc độ tính toán
Chương 3:“Chương trình thử nghiệm” Đây là chương học viên trình bày kết quả
thử nghiệm số hóa Phòng truyền thống của Trường THPT Chuyên Bắc Kạn Đây làmột sản phẩm thể hiện những kết quả đã được trình bày, tổng hợp trong luận văn
Trang 12CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ HỌA 3D
VÀ BÀI TOÁN SỐ HÓA HIỆN VẬT 1.1 Khái quát về đồ họa 3D
1.1.1 Đồ họa 3D
Đồ họa máy tính là một lĩnh vực nghiên cứu về cơ sở toán học, các thuật toáncũng như các kĩ thuật để cho phép tạo, hiển thị và điều khiển hình ảnh trên màn hìnhmáy tính Đồ họa máy tính có liên quan ít nhiều đến một số lĩnh vực như đại số, hình họcgiải tích, hình học họa hình, quang học, và kĩ thuật máy tính, đặc biệt là chế tạo phầncứng (các loại màn hình, các thiết bị xuất, nhập, các vỉ mạch đồ họa )
Theo nghĩa rộng hơn, đồ họa máy tính là phương pháp và công nghệ dùng trongviệc chuyển đổi qua lại giữa dữ liệu và hình ảnh trên màn hình bằng máy tính Đồ họamáy tính hay kĩ thuật đồ họa máy tính còn được hiểu dưới dạng phương pháp và kĩ thuậttạo hình ảnh từ các mô hình toán học mô tả các đối tượng hay dữ liệu lấy được từ các đốitượng trong thực tế Thuật ngữ "đồ họa máy tính" (computer graphics) được đề xuất bởimột chuyên gia người Mĩ tên là William Fetter vào năm 1960 Khi đó ông đang nghiêncứu xây dựng mô hình buồng lái máy bay cho hãng Boeing
Hình 1.1 William Fetter kĩ thuật đồ họa máy tính năm 1960
William Fetter đã dựa trên các hình ảnh 3 chiều của mô hình người phi côngtrong buồng lái để xây dựng nên mô hình buồng lái tối ưu cho máy bay Boeing Đây làphương pháp nghiên cứu rất mới vào thời kì đó Phương pháp này cho phép các nhà
Trang 13thiết kế quan sát một cách trực quan vị trí của người lái trong khoang buồng lái William Fetter đã đặt tên cho phương pháp của mình là computer graphics
Hình 1.2 William Fetter xây dựng mô hình buồng lái máy bay cho hãng Boeing
Hệ đồ họa bao giờ cũng có hai thành phần chính đó là phần cứng và phần mềm[3] Phần cứng gồm thiết bị hiển thị và nhập dữ liệu, … Phần mềm gồm công cụ lậptrình và các trình ứng dụng đồ họa Công cụ lập trình cung cấp tập các hàm đồ họa cóthể được dùng trong các ngôn ngữ lập trình cấp cao như C, Pascal, Các hàm cơ sởcủa đồ hoạ bao gồm việc tạo đối tượng cơ sở của hình ảnh như đoạn thẳng, đa giác,đường tròn, …, thay đổi màu sắc, chọn khung nhìn, áp dụng các phép biến đổi,
…Ứng dụng đồ họa được thiết kế cho những người dùng không phải là lập trình viên tạođược đối tượng, hình ảnh, … mà không cần quan tâm tới việc chúng được tạo ra nhưthế nào Ví dụ như là Photoshop, AutoCAD, …
Việc thể hiện các đối tượng 3D trên máy tính là cần thiết vì phần lớn các đốitượng trong thế giới thực là đối tượng 3D còn thiết bị hiển thị chỉ hiển thị ảnh 2chiều Do vậy muốn có hình ảnh 3 chiều ta cần phải giả lập Biểu diễn đối tượng 3Dbằng máy tính phải tuân theo quy luật về phối cảnh, sáng, tối… giúp người xem nhìnthấy hình ảnh gần đúng nhất Chiến lược cơ bản là chuyển đổi từng bước Hình ảnh sẽđược hình thành ngày càng chi tiết hơn Khi mô hình hóa và hiển thị một hình ảnh3D chúng ta xét rất nhiều khía cạnh và các vấn đề khác nhau không đơn giản là thêmmột tọa độ thứ 3 cho các đối tượng [5] Bề mặt đối tượng có thể được xây dựng bởi
Trang 14nhiều tổ hợp khác nhau của mặt phẳng và mặt cong, đôi khi chúng ta còn mô tả một
số thông tin bên trong đối tượng Khi biểu diễn đối tượng 3 chiều bằng máy tính tacần quan tâm các vấn đề sau:
+ Phương pháp biểu diễn 3D
Có hai phương pháp biểu diễn tượng ba chiều là phương pháp biểu diễn bề mặt reps (Boundary representations) và biểu diễn theo phân hoạch không gian (space-partitioning representation)
B-Phương pháp B-reps mô tả đối tượng bằng một tập hợp các bê mặt giới hạn phầnbên trong của đối tượng với môi trường bên ngoài Thông thường ta xấp xỉ các bề mặtphức tạp bời các mảnh nhỏ hơn gọi là các mặt vá (patch) Các mảnh này có thể là các đagiác hoặc các mặt cong
Phương pháp phân hoạch không gian thường dùng để mô tả các thuộc tính bêntrong của đối tượng
+ Các phép biến đổi hình học:
Khi ta áp dụng một dãy các phép biến đổi hình học ta có thể tạo ra nhiều phiên bảncủa cùng một đối tượng Do đó ta có thể quan sát vật thể ở nhiều vị trí, nhiều góc độkhác nhau và cảm nhận của chúng ta về các hình vẽ ba chiều sẽ trực quan hơn, sinh độnghơn Các phép biến đổi thường sử dụng là phép tịnh tiến, phép quay, phép biến dạng.Các phép biến đổi được mô tả bằng các ma trận Ma trận của mỗi phép biến đổi có dạngkhác nhau
+ Vấn đề chiếu sáng (illumination)
Tác dụng của việc làm này là làm cho đối tượng trong máy tính giống với vật thể
mà ta nhìn trong thế giới thực Để thực hiện công việc này ta cần các mô hình tạosáng
Vật thể được chiếu sáng nhờ vào các ánh sáng đến từ nguồn sáng sau khi phản xạnhiều lần qua các vật thể xung quanh vật thể ta đang quan sát Do vậy ánh sáng đếnđược vật là ánh sáng tổ hợp từ khắp mọi hướng, ta gọi là ánh sáng xung quanh(ambient light) hay ánh sang nền (background light)
Trên các bề mặt có hai loại hiệu ứng phát sáng là khuếch tán (diffuse light - ánhsáng phát đi theo mọi hướng) và phản xạ gương (specular light)
Trang 15Để tăng tốc độ ta có thể xấp xỉ các mặt cong bởi một tập hợp các mặt phẳng Vớimỗi mặt phẳng này ta có thể áp dụng mô hình cường độ không đổi (Flat shading) hoặccường độ nội suy (Gouraud shading, Phong shading) để tạo bóng.
+ Trực quan hóa (Visualization)
Trực quan hóa trong đồ họa máy tính là sử dụng máy tính để tính toán dữ liệu sau
đó sử dụng đồ họa máy tính, đặc biệt là đồ họa 3D để minh họa, biểu diễn dữ liệuthành những hình ảnh mà con người có thể hiểu được dễ dàng và giúp cho con người cóthể tương tác với dữ liệu Dữ liệu đó có thể là các dữ liệu phát sinh do mô phỏng hoặc do
đo đạc trong thực tế Kết quả biểu diễn phải biểu diễn chính xác tính chất của tập dữliệu
1.1.2 Các kỹ thuật đồ họa
1.1.2.1 Kỹ thuật đồ hoạ điểm (Sample based-Graphics)
- Các mô hình, hình ảnh của các đối tượng được hiển thị thông qua từng pixel (từng mẫu rời rạc)
Trang 16Hình 1.5.Kỹ thuậ đồ hoạ điểm
7
- Đặc điểm: Có thể thay đổi thuộc tính
+ Xoá đi từng pixel của mô hình và hình ảnh các đối tượng
+ Các mô hình hình ảnh được hiển thị như một lưới điểm các pixel rời rạc
+ Từng pixel đều có vị trí xác định, được hiển thị với một giá trị rời rạc (số nguyên) các thông số hiển thị (màu sắc hoặc độ sáng)
+ Tập hợp tất cả các pixel của grid cho chúng ta mô hình, hình ảnh đối tượng mà chúng ta muốn hiển thị
Hình 1.4 Ảnh đồ hoạ điểm
t
Trang 17- Phương pháp để tạo ra các pixel:
+ Phương pháp dùng phần mềm để vẽ trực tiếp từng pixel một
+ Dựa trên các lý thuyết mô phỏng (lý thuyết Fractal, v.v) để xây dựng nên hìnhảnh mô phỏng của sự vật
+ Phương pháp rời rạc hoá (số hoá) hình ảnh thực của đối tượng
+ Có thể sửa đổi (image editing) hoặc xử lý (image processing) mản g cácpixel thu được theo những phương pháp khác nhau để thu được hình ảnh đặc trưngcủa đối tượng
1.2.2.2 Kỹ thuật đồ họa Vector
Đồ họa vector sử dụng các đối tượng hình học cơ bản như điểm, đường thẳng,đường cong hoặc đa giác, đường tròn, elip dựa vào các công thức toán học để biểudiễn hình học
Đồ họa vector dựa trên các hình ảnh được tạo bởi các vector (còn được gọi làcác đường hoặc nét) được định nghĩa bằng các điểm điều khiển Mỗi điểm đều có tọa độ
x và y trên mặt phẳng làm việc và hướng của vector (còn gọi là track) Mỗi track có thểđược gán cả màu sắc, hình dáng, độ dày nét và nền tô bên trong hình
Ảnh vector khi zoom to không bị nứt nét hoặc nhòe và không ảnh hưởng đếnkích thước của file dữ liệu bởi vì các thông tin được lưu dưới dạng cấu trúc chứ khôngphải điểm ảnh như đồ họa mành (raster graphics)
Khi in ấn, các file đồ họa vector được in dưới dạng ảnh bitmap sau khi chuyển từdạng vector sang bitmap
Các phần mềm CAD đều dùng đồ họa vector
Hình 1.6 Mô hình đồ hoạ vector
Trang 18- Mô hình hình học cho mô hình hoặc hình ảnh của đối tượng
- Xác định các thuộc tính của mô hình hình học này
- Quá trình tô trát (rendering) để hiển thị từng điểm của mô hình, hình ảnh thực của đối tượng
Có thể định nghĩa đồ hoạ vector: Đồ hoạ vector = geometrical model + rendering
Trang 19Đồ hoạ điểm (Raster Graphics)
- Hình ảnh và mô hình của các vật
thể được biểu diễn bởi tập hợp các
điểm của lưới (grid)
- Thay đổi thuộc tính của các pixel
=> thay đổi từng phần và từng vùng
của hình ảnh
- Copy được các pixel từ một hình
ảnh này sang hình ảnh khác
Đồ hoạ vector (Vector Graphics)
- Không thay đổi thuộc tính củatừng điểm trực tiếp
- Xử lý với từng thành phần hìnhhọc cơ sở của nó và thực hiện quá trình
tô trát và hiển thị lại
- Quan sát hình ảnh và mô hình củahình ảnh và sự vật ở nhiều góc độ khácnhau bằng cách thay đổi điểm nhìn vàgóc nhìn
Bang 1.1 Đồ hoạ điểm và Đồ hoạ vector
Ví dụ về hình ảnh đồ hoạ Vector
Hình 1.7 Ví dụ về đồ hoạ vector
Trang 201.1.3 Các chuẩn giao diện của hệ đồ hoạ
Mục tiêu căn bản của phần mềm đồ hoạ được chuẩn là tính tương thích Khi cáccông cụ được thiết kế với hàm đồ hoạ chuẩn, phần mềm có thể được di chuyển một cách
dễ dàng từ hệ phần cứng này sang hệ phần cứng khác và được dùng trong nhiều cài đặt
PHIGS (Programmers Hierarchical Interactive Graphics Standard): Xác định cácphương pháp chuẩn cho các mô hình thời gian thực và lập trình hướng đối tượng
PHIGS Functional Description, ANSI X3.144 - 1985.+ Functional Description,
1988, 1992
OPENGL thư viện đồ họa của hãng Silicon Graphics, được xây dựng theo đúngchuẩn của một hệ đồ họa năm 1993
DIRECTX thư viện đồ hoạ của hãng Microsoft, Direct X/Direct3D 1997
1.1.4 Phân mêm đô hoa (Graphics Software)
* 3Ds Max.
Autodesk® 3ds Max® đã từng được biết đến với tên 3D Studio MAX là một phầnmềm đồ họa vi tính ba chiều (3D graphics application) của công ty Autodesk Media &Entertainment, hoạt động trên hệ điều hành Windows Win32 hoặc Win64 Phiên bảncủa 3ds Max vào năm 2006 là 3ds Max 9
Trang 21Hình 1.8 Giao diện phần mềm 3Ds Max
Hình 1.9 Giao diện giữa người sử dụng và hệ thống máy tính 3D
* Thư viện xử lý đồ họa OpenGL
OpenGL là một tiêu chuẩn kỹ thuật đồ họa nhằm mục đích tạo ra một giaodiện lập trình ứng dụng đồ họa 3D được phát triển đầu tiên bởi Silicon Graphic,Inc OpenGL đã trở thành một chuẩn công nghiệp và các đặc tính kỹ thuật củaOpenGL do Uỷ ban kỹ thuật ARB OpenGL cho phép phát triển các ứng dụng đồ họa
sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như C/C++, Java, Delphi, v.v…, tuy
Trang 22nhiên OpenGL cũng có thể được dùng trong ứng dụng đồ họa 2D Giao diện lập trìnhnày chứa khoảng 250 hàm để vẽ các cảnh phức tạp từ những hàm đơn giản và đượcứng dụng rộng rãi trong các trò chơi điện tử Ngoài ra còn được dùng trong các ứngdụng CAD, thực tại ảo, mô phỏng khoa học, mô phỏng thông tin, phát triển trò chơi.OpenGL sử dụng hệ tọa độ theo quy tắc bàn tay phải.
1.1.5 Phân cứng đô hoa (Graphics Hardware)
Các thành phần phần cứng của hệ đồ hoạ tương
tác:
CPU: thực hiện các chương trình ứng dụng
Bộ xử lý hiển thị (Display Processor): thực hiện công việc hiển thị dữ liệu đồhoạ
Bộ nhớ hệ thống (System Memory): chứa các chương trình và dữ liệu đang thực hiện
Gói phần mềm đồ hoạ (Graphics Package): cung cấp các hàm đồ hoạ chochương trình ứng dụng
Phần mềm ứng dụng (Application Program): phần mềm đồ hoạ ứng dụng
Bộ đệm ( Frame buffer): có nhiệm vụ chứa các hình ảnh hiển thị
Bộ điều khiển màn hình (Video Controller): điều khiển màn hình, chuyển dữliệu dạng số ở frame buffer thành các điểm sáng trên màn hình
Hình 1.10 Các thành phần cứng của hệ đồ hoạ tương tác
Trang 231.1.6 Các ứng dụng cơ bản của đồ hoạ 3D
Đồ hoạ 3D đang được nghiên cứu ứng dụng trong mọi lĩnh vực một cách mạnh mẽhiện nay là: Khoa học kỹ thuật, kiến trúc, quân sự, giải trí, du lịch, địa ốc và đáp ứngmọi nhu cầu: Nghiên cứu - Giáo dục - Thương mại - dịch vụ Bên cạnh các ứng dụngtruyền thống ở trên, cũng có một số ứng dụng mới nổi lên trong thời gian gần đây của
đồ hoạ 3D như: đồ hoạ 3D ứng dụng trong sản suất, trong ngành rôbốt, trong hiển thịthông tin (thăm dò dầu mỏ, hiển thị thông tin khối, …) đồ hoạ 3D có tiềm năng ứngdụng vô cùng lớn Có thể nói: Mọi lĩnh vực “có thật” trong cuộc sống đều có thể ứngdụng “thực tế ảo” để nghiên cứu và phát triển hoàn thiện hơn
Một lĩnh vực đầy hứa hẹn là việc sử dụng trưng bày ảo 3D trong giáo dục - giải trí,cụm từ này đang được sử dụng rộng rãi, nó thể hiện cho một nền giáo dục hiện đạikhông theo khuôn phép truyền thống, điều đó có nghĩa là vừa có thể học và vừa có thểgiải trí trong khi học sinh đang tham gia một kịch bản nhập vai nào đó hoặc có thểtham gia một trò chơi trên thực tế tương tác nhập vai có thể nắm bắt được sự chú ýcủa người sử dụng hệ thống, cùng một lúc có thể cung cấp nhiều thông tin khônggiống như phương pháp trước đây khi sử dụng hệ thống không phải là đa phương tiện.Ngoài ra, trưng bày ảo 3D là một cách thể hiện rất hiện đại của sự tương tác giữangười dùng và máy tính nó không dừng lại ở việc người dùng chỉ sử dụng máy tính vớinhững mục đích cho công việc, mà nó còn mở ra vô vàn những thứ hấp dẫn khác vớingười sử dụng hệ thống mà người dùng như đang hóa thân thành nhân vật được khámphá nhiều nơi mà mình chưa biết
Trên đây là khái niệm chung nhất về trưng bày ảo 3D, nó có rất nhiều ưu điểm vàmột sự thể hiện rất tốt cho trưng bày ảo chính là phòng truyền thống ảo 3D Về mặtbản chất, phòng truyền thống ảo là một bản sao của phòng truyền thống thực
Như vậy chúng ta thấy được ý nghĩa to lớn của việc ứng dụng đồ hoạ 3D, bởinhững vấn đề khó khăn mà nếu không có đồ hoạ 3D thì có thể nói là khó lòng mà giảiquyết, hay nếu có thể giải quyết được thì hiệu quả không cao và chi phí sẽ rất tốn kém.Còn khi ứng dụng đồ hoạ 3D vào, thì những vấn đề đó trở lên hết sức đơn giản, vàhiệu quả của nó mang lại thì thực sự là to lớn, kể cả vật chất lẫn tinh thần
Trang 24Một số ví dụ của ứng dụng kỹ thuật đồ hoạ:
Hình 1.11 Các ứng dụng của kỹ thuật đồ hoạ
1.2 Bài toán số hóa hiện vật 3D
1.2.1 Giới thiệu bài toán số hóa
Hiện nay, trong xu thế phát triển để hội nhập, chúng ta đang phấn đấu chuyểndần từ dữ liệu truyền thống sang dữ liệu điện tử Đây là một xu hướng tất yếu Tuynhiên, để xây dựng một dữ liệu điện tử theo đúng nghĩa cần có một số quan điểmthống nhất và lựa chọn những bước đi thích hợp, trong đó, cần tập trung quan tâm đếnkhâu số hóa hiện vật, bởi đây là khâu cơ bản nhất trong quá trình xây dựng một dữ liệuđiện tử
Thực tại ảo chia thành 2 khối công việc chính: Mô hình hóa và điều khiển
- Mô hình hóa là quá trình chúng ta số hóa đối tượng đưa vào máy tính
- Quá trình thứ 2 là điều khiển các đối tượng đã được mô hình
Vì vậy việc mô hình hóa hay số hóa đối tượng là một trong những bước rấtquan trọng Nó là yếu tố quyết định cho sự thành công của bất cứ một ứng dụng
Trang 25thực tại ảo nào.
Ví dụ: số hóa cấu kiện kiết trúc, các chi tiết máy móc cần độ chính xác cao Hay số
hóa các vật thể trong bảo tàng cũng cần độ chính xác để người xem như cảm nhậnđược đang đứng trong không gian thật (Việc số hóa hiện vật rất quan trọng, quantrọng hơn cả lập trình) Như vậy việc tìm hiểu công nghệ số hóa hiện vật 3D là rấtquan trọng và tùy từng đối tượng cần số hóa chúng ta áp dụng những phương pháp khácnhau
* Số hoá
Hình 1.12 Số hóa tài liệu
Thuật ngữ “số hoá” (tiếng Anh: Digitization) được sử dụng để chỉ quá trình chuyểnđổi dữ liệu truyền thống sang dữ liệu số mà máy tính điện tử có thể hiểu được
Thông thường, các dữ liệu truyền thống bao gồm các dạng tài liệu: văn bản, bằngkhen, giấy khen, tranh vẽ, bản đồ, băng hình, băng ghi âm… sử dụng trên máy tính vàđược máy tính nhận biết đúng định dạng, được gọi chung là dữ liệu số
Vậy, tài liệu số hóa có nguồn gốc từ tài liệu điện tử, nhưng không đồng nhất với tàiliệu điện tử Tài liệu số hóa trở thành tài liệu điện tử qua quá trình số hóa dữ liệu Đây làquá trình chuyển các dạng dữ liệu truyền thống như các bản viết tay, bản in trên giấy,hình ảnh… sang chuẩn dữ liệu trên các phương tiện điện tử và được các phương tiện đónhận biết được gọi là số hóa dữ liệu và chúng trở thành dữ liệu số Từ đó, về mặt lýthuyết, ta hiểu số hóa dữ liệu là quá trình chuyển các dạng dữ liệu truyền thống sangchuẩn dữ liệu trên máy tính và được máy tính nhận biết
Trang 26* Mục tiêu của việc số hóa tài liệu lưu trữ
Hãy tưởng tường rằng phải mất bao nhiêu giấy tờ và không gian để lưu trữ khokiến thức khổng lồ của nhân loại ngày một nhiều; hơn nữa việc bảo quản và phạm vi sửdụng bị hạn chế Do vậy bắt buộc chúng ta phải nghĩ đến giải pháp số hóa dữ liệu Việc
số hóa dữ liệu sẽ giúp việc lưu trữ, truy xuất, chi sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanhchóng và dễ dàng nhất
Thông qua các công việc cụ thể của việc số hóa dữ liệu, chúng ta mong muốn đạtđược các mục đich là xử lý các quy trình nghiệp vụ lưu trữ được tối ưu Muốn đạtđược những mục tiêu đó, các kho lưu trữ phải thực hiện các thao tác thuộc quy trình sốhóa tài liệu là chuyển đổi tài liệu lưu trữ dạng thông thường, vẫn quen gọi là tài liệu có
“tín hiệu tương tự” (analog) sang dạng tài liệu số, hoặc dữ liệu số (digital) Từ đó, chúng
ta đạt được những mục tiêu cơ bản như:
a) Kéo dài tuổi thọ của tài liệu lưu trữ bản gốc.
Đây cũng chính là giải pháp của quy trình bảo quản và bảo hiểm tài liệu lưu trữ
mà bấy lâu, cơ quan quản lý ngành lưu trữ vẫn đang trăn trở
b) Đồng nhất các loại hình tài liệu
Với phương pháp quản lý tài liệu lưu trữ truyền thống, chúng ta phải bảo quản tàiliệu với các vật mang tin của từng loại hình tài liệu lưu trữ riêng, như: tài liệu giấy, tàiliệu phim ảnh, phim điện ảnh, tài liệu ghi âm , vì các chế độ bảo quản tài liệu như chế
độ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng khác nhau; hoặc thiết bị phục vụ khai thác, sử dụng từngtài liệu đó cũng khác nhau Nhưng với dữ liệu số, chúng ta đã loại trừ được hầu hết sựkhác biệt đó, tạo thuận lợi cho người sử dụng
c) Quản lý, khai thác tập trung
Với sự tối ưu đã phân tích trên, đương nhiên, toàn bộ các dữ liệu số hóa, khôngphân biệt chúng có nguồn gốc từ tài liệu có vật mang tin gì, đều có thể quản lý trongmột cơ sở dữ liệu, tạo sự tối ưu cho người sử dụng Thông qua việc số hóa tài liệu lưutrữ, độc giả không phụ thuộc vào các kho bảo quản riêng biệt tài liệu lưu trữ khácnhau, và không phải gắn mình vào một không gian nhất định của một phòng đọc khi khaithác, sử dụng tài liệu lưu trữ Từ đó, các cơ quan lưu trữ có thể tạo cho độc giả tăng khảnăng tiếp cận, sử dụng tài liệu được nhanh chóng, chính xác và tiện lợi
Trang 271.2.2 Quy trình số hóa
Hình 1.13 Quy trình số hóa
Trang 28Lựa chọn phương pháp tinh chỉnh mô hình ở hình 2 chính là việc mình giảm thiểu môhình để lưu vào cơ sở dữ liệu Và sử dụng dữ liệu đó cho những nhu cầu tiếp theo của lậptrình viên.
1.2.3 Ưu điểm và hạn chế
Khi đặt yêu cầu số hóa tài liệu lưu trữ, cũng không nên tuyệt đối hóa một chiều
về sự tối ưu của chúng, để chúng ta biết trước các điều kiện nào cần có, để có thể xâydựng được một đề án số hóa tài liệu lưu trữ cho cơ quan mình Với mục tiêu được đặt ra,
ta cần biết được chi tiết những ưu điểm và hạn chế của dữ liệu số hóa
a) Ưu điểm
- Giúp việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng Ưuđiểm này bao gồm tổng hoà các thuận tiện trong công tác quản lý, bảo quản, bảo vệ,khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ với một ngân hàng dữ liệu số;
- Linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các loại dữ liệu số khác nhau Sự chuyển đổiphổ biến nhất là chuyển đổi định dạng các file tài liệu Ví dụ, ta đang có một file word,
có thể chuyển sang định dạng PDF nhờ một chương trình ứng dụng để chuyển đổi nó.Ứng dụng đó có thể là một chương trình độc lập, hoặc là một kỹ thuật nhúng tích hợpvào chương trình word, hoặc là một ứng dụng on line Dữ liệu sau khi chuyển đổi
sẽ được sử dụng linh hoạt hơn
- Giảm chi phí tối đa cho việc quản lý tài liệu lưu trữ Chúng ta hiểu tiết kiệmkhông gian bảo quản tài liệu lưu trữ một cách tương đối, vì theo quy định của Luật lưutrữ, tài liệu lưu trữ đã được số hóa, vẫn phải bảo quản an toàn tài liệu bản gốc
- Có khả năng chỉnh sửa và tái sử dụng dữ liệu Ở thuận lợi này ta cần hiểu “khảnăng chỉnh sửa” theo đúng nguyên tắc quản lý tài liệu lưu trữ là không được chỉnh sửanội dung tài liệu, mà chỉ chỉnh sửa chất lượng mang tin, như tài liệu bị mờ, bị hư hỏngnặng cần chỉnh sửa
b) Những hạn chế cần khắc phục của tài liệu số
hóa
- Khi bắt đầu xây dựng một đề án số hóa tài liệu lưu trữ, cần phải đầu tư ban đầu
về công nghệ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và các thiết bị khác, ví dụ, cần phải đầu
tư mua sắm, hoặc thuê từng phần các thiết bị phần cứng như máy tính, máy in, máyquét ảnh và các chương trình phần mềm để quản lý và tra tìm tài liệu Khi đã có
Trang 29đầy đủ các thiết bị phần cứng, phần mềm, việc thực hiện số hóa tài liệu có thể thuê các
cơ quan chuyên môn thực hiện Ngoài ra, điều rất quan trọng là phải đầu tư cho yêucầu đào tạo con người theo các mức độ khác nhau như đào tạo công chức làm quản lý,công chức, viên chức tác nghiệp và những cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên tin
- Bất tiện thứ hai là dữ liệu số hóa dễ bị sao chép và sửa đổi trái phép Điều này
có thể khắc phục giản đơn đối với những người chuyên làm công tác quản trị mạng,nhưng không giản đơn đối với toàn bộ công chức, viên chức của cả một cơ quan, tổ chức
có sử dụng cơ sở dữ liệu số hóa Với phương pháp bảo vệ dữ liệu ở ba cấp: cấp mạng,cấp cơ sở dữ liệu và cấp người sử dụng, người ta có thể loại trừ được sự bất tiện này.Nhưng một cơ quan đông người, rất khó có thể quản lý được từng người ở từng cấp Ví
dụ, cấp độ 3 là bảo vệ dữ liệu ở người sử dụng, một số người trong cơ quan tổ chức đượcquyền miễn trừ nguyên tắc này để họ có đủ quyền, kể quyền quản trị cơ sở dữ liệu.Nhưng chính một số cá nhân có quyền quản trị mạng lại sao chép cho riêng mình toàn
bộ cơ sở dữ liệu thì sao (?)
- Khó khăn thứ ba, cũng như đã đề cập một phần ở phần viết trên là, việc triển khai
sử dụng cơ sở dữ liệu số hóa phải đào tạo đồng bộ và có hệ thống để tất cả cán bộ côngchức, viên chức của cơ quan, tổ chức đều có thể sử dụng được tài liệu số đúng phươngpháp và nguyên tắc
- Một khó khăn có liên qua đến vấn đề đã nêu, là chế độ bảo mật dữ liệu Thôngthường, tài liệu còn chế độ mật thì chưa được số hóa Nhưng sự phân biệt giữa tài liệumật và tài liệu không mật chỉ là tương đổi Nhiều tài liệu được sử dụng rộng rãi, nhưngqua diễn biến xã hội ở trong nước và quan hệ quốc tế, tài liệu đó có thể phục hồi độ mật
Vì vậy, trong một cơ sở dữ liệu, có thể không bị mất dữ liệu, hoặc không bị sao chép,nhưng bị lộ thông tin tài liệu mật
Trang 30CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KỸ THUẬT SỐ HÓA 3D
2.1 Các dang hinh hoc cơ
ban
“Trai tim” của đô hoa 3D là cac dạng hình hoc, đăc biêt là cac dang hinh hoc3D Đồ hoạ 3D hỗ trợ rât nhiêu cac dang hinh hoc cơ ban đên phưc tap Trong phânnày chung chi đi nghiên cưu nhưng dạng hinh hoc cơ bản: Shape, Cube, Cylinder, Cone,Sphere, Pyramid Phân Shape đươc đê câp đâu tiên vi no la “thanh phân cha”, no cothể chưá môt hoăc nhiều thanh phân khác bên trong
2.1.1
Shape
Thành phân Shape co thê chưa ca cac thanh phân hinh hoc va cac thanh phân thêhiện hình dạng (se đươc để câp ơ phần sau) cho môt đôi tương 3D Như vây, môt đôitượng 3D thường chứa nhiều cac thanh phân Shape khac nhau, mỗi môt Shape se liênkêt cac thanh phân hình hoc (geometry) với nhưng thanh phân thê hiên hinh dang(appearance)
2.1.2 Cube
Lập phương là một Platon ba chiều có 6 mặt đều là hình vuông, cứ 3 cạnh gặpnhau tại 1 đỉnh, có 4 đường chéo cắt nhau tại một điểm Lập phương là tập hợp nhữngđiểm nằm bên trong và các điểm nằm trên các mặt
Trang 312.1.3 Cylinder
Hình 2.1 Đinh nghia cac thanh phân cua môt Cube 3D
Hinh tru la đôi tương đươc tao ra tư the Cylinder co tâm tai toa đô (0 0 0), co ban kinh quy đinh qua thuôc tinh radius va chiêu qua quy đinh qua trương height
Trang 332.1.4 Cone
Hình 2.2 Đinh nghia cac thanh phân cua môt Cylinder 3D
Cone (Cone) được gây ra bởi sự chuyển động thông qua một dòng đơn giản thẳngqua điểm nơi cố định điểm duy trì bởi những khúc cua hẹp Bong Điểm cố định được gọi
là đỉnh V (Vertex) tất cả các điểm trên bề mặt của hình nón nên hình nón trên
đường mà vượt qua tán các đỉnh của một hình nón
2.1.5 Sphere
Hình 2.3 Đinh nghia cac thanh phân cua môt Cone 3D
Sphere là tập hợp các điểm trong không gian 3D mà đuôi của nó từ một điểm cốđịnh Một khoảng cách không đổi, điểm cố định được gọi là trung tâm (Center) củamột hình cầu và một khoảng cách cố định gọi Bán kính của hình cầu (bán kính)của bầu
Trang 34Hình 2.4 Đinh nghia cac thanh phân cua môt Sphere 3D
Với các đối tượng cơ bản như hình hộp, hình cầu, hình nón Ta có thể sử dụngphương pháp lập trình, sử dụng bộ thư viện chuyên về 3D (vd OpenGL ) để số hóachúng với những tập lệnh cơ bản
Chúng ta có thể nhìn thấy trên hình vẽ là hình hộp và hình cầu: sau khi đã đượcgán texture (kết cấu) đã tạo ra được một vật là hộp gỗ và trái đất
2.1.6 Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Có thể áp dụng với những vật hình thù đơn giản, hình hộp, hình cầu…
+ Sử dụng một số thư viện đồ họa hỗ trợ như OpenGL,… Cho tốc độ tính toánnhanh, hiệu quả Vì sử dụng phương pháp từ tập lệnh do các thư viện đồ họa cung cấpnên ưu điểm nhanh
- Nhược điểm:
Không áp dụng được với những vật phức tạp
2.2 Kỹ thuật sử dụng máy quét 3 chiều
2.2.1 Khái niệm máy quét 3 chiều
Máy quét 3D là một thiết bị dùng để phân tích một vật thể trong thế giới thựchay môi trường để thu thập dữ liệu về hình dạng, kích thước, tính chất của vật thể đó.Các dữ liệu sau khi thu thập thường được sử dụng để xây dựng lại mô hình kỹ thuật 3
Trang 35chiều của đối tượng Scan 3D đã mở ra một bước ngoặt mới trong công nghệ 3D, bất kỳ
mô hình vật chất nào tồn tại trên thế giới đều được có thể mô hình hóa bằng dữ liệu kĩthuật số chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ
Khác với máy Scan 2D được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày thườngdùng để Scan tài liệu, giấy tờ, hình ảnh Máy Scan 3D được ứng dụng trong lĩnh vực kĩthuật Thu thập dữ liệu 3D là cần thiết cho một loạt các ứng dụng Các thiết bị nàyđược sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp giải trí, sản xuất phim hay trò chơiđiện tử Và một số ứng dụng phổ biến khác trong thiết kế công nghiệp, chế tạo dụng cụchỉnh hình, tạo chân tay giả, kỹ thuật đảo ngược hay tạo mẫu, kiểm soát/kiểm tra chấtlượng sản phẩm và các tài liệu liên quan đến văn hóa hiện vật
Hình 2.5 Máy quét 3 chiều
Như sơ đồ được trình bày ở phần 1: chúng ta cần phải phân loại hiện vật ra thànhcác nhóm khác nhau: Với nhóm hiện vật phức tạp như tượng, sọ người, chi tiết máymóc Cần phải sử dụng tới máy quét chuyên dụng Nó yêu cầu độ chính xác cao tớitừng nano mét
Như trên hình là việc sử dụng máy quét, quét các hiện vật phức tạp như sọ người,
và chi tiết máy móc phức tạp đưa vào lưu trữ trong máy tính
Trang 362.2.3 Sử dụng máy quét với Planmeca Romexis
Một ảnh số được lấy mẫu và vẽ dưới dạng một hệ thống các điểm hay cácnguyên tố ảnh được gọi là các pixel Mỗi pixel thể hiện một đơn vị màu (đen, trắng hoặccác gam màu khác) và về mặt số được biểu diễn dưới dạng các mã nhị phân (mã chỉ gồmcác số 0 và/ hoặc 1) Các chữ số nhị phân (bit) trong mỗi pixel được ghi theo một trình
tự nhất định trong máy tính, hoặc được rút gọn thành một công thức toán học Các sốnhị phân này sẽ được máy tính dịch và đọc để tạo ra một hình ảnh analog hiện trên mànhình hoặc bản in
Chẩn đoán chi tiết với hình ảnh 3D
Trong kỹ thuật hiện đại, nhu cầu cấy ghép đang tăng trưởng đều đặn, mà đã tạo
ra một nhu cầu cho hệ thống chụp ảnh X-ray cao cấp hơn Để đáp ứng nhu cầu của kỹthuật phẫu thuật hiện đại và cung cấp rõ ràng, hình ảnh đáng tin cậy trong một địnhdạng ba chiều, Planmeca PROMAX 3D Max sử dụng nón chùm chụp cắt lớp (CBCT) côngnghệ
Thiết bị hình ảnh sáng tạo, linh hoạt và năng động này sẽ mở ra mới khả năngcho các nhà nghiên cứu trên trang web Planmeca PROMAX 3D Max tuân thủ với vô sốcác yêu cầu chẩn đoán và phân tích TMJ
Trang 37Planmeca ProMax® 3D Max sản xuất có độ phân giải cao nghiên cứu, phân tíchcấu trúc xương có sẵn, và vị trí chính xác cho việc cấy ghép Lập kế hoạch trước phẫuthuật đạt đến một cấp độ mới về độ chính xác.
Impactions thách thức các nhà nghiên cứu Bằng cách sử dụng PlanmecaPROMAX 3D Max, mọi góc độ và định hướng trở thành rõ ràng Chụp ảnh bất kỳ khu vựcquan tâm là nỗ lực, là kích thước khối lượng bao gồm tất cả mọi thứ từ đủ kích thướchình ảnh với kích thước nhỏ nhất
Nghiên cứu Planmeca PROMAX 3D Max cung cấp trực quan đầy đủ của tất cả cáclớp học của malocclusion Đây là thuận lợi rất lớn trong kế hoạch chỉnh hình PlanmecaPROMAX 3D Max cung cấp những dữ liệu hình ảnh trong kỹ thuật chính xác tỉ lệ 1: 1,không có nhu cầu để sửa chữa cho độ phóng đại hình học
Planmeca PROMAX 3D Max cũng cung cấp độ phân giải cao nghiên cứu TMJ chonhững đánh giá đúng sự thật và chính xác của các arthritides doanh, hình thái condylar,
và các mối quan hệ condyle-hố
2.3 Kỹ thuật sử dụng phân mêm chuyên dụng
Các phần mềm thông dụng hiện nay để số hóa hiện vật như:
◦ 3DSMax
◦ Maya
◦ Zbrush
◦ Sketch up
3DsMax thiên về dựng hình và render ảnh cho kiến trúc, xây dựng
MayA thiên về tạo dựng hoạt hình, hay Zbrush thiên về tạo hình với các hìnhthù phức tạp như các nhân vật hoạt hình, nhân vật tưởng tượng, Người Modellinghoàn toàn có thể sáng tạo với Zbrush
Planmeca Romexis® là một giải pháp phần mềm toàn diện cho việc xem và chếbiến X quang 3D, hình ảnh 3D và quét bề mặt intraoral Sự kết hợp mạnh mẽ của cácphương thức cung cấp thông tin chính xác nhất về kỹ thuật cho các nhu cầu khác nhau.Phần mềm Planmeca Romexis thiết kế đặc biệt cho các công cụ implantologists,endodontists, periodontists
Trang 38Supported photo sources - Intraoral camera Digital camera or scanner
(import or TWAIN capture)Operating systems - Windows XP, Vista and Windows 7
- Windows 2003 Server
- Windows 2008 Server
- Mac OS X*
- DICOM (2D and 3D image)
- STL (3D image import/export)
- TIFF, JPEG, PNG, BMP (import/ export)
- 3D X-ray image: typically 50 MB–1 GBDICOM 3.0 support - DICOM Import/Export
- DICOM DIR Media Storage
- DICOM Print SCU
- DICOM Storage SCU
- DICOM Worklist SCU
- DICOM Query/Retrieve
- DICOM Storage Commitment
- DICOM MPPS
- PMBridge (patient information and images)
- VDDS (patient information and images) InfoCarrier (patient information)
- Datagate (patient and user information)
Installation options Client–Server Java Web Start deployment
Bảng 2.1 Phần mềm hình ảnh Planmeca Romexis®
Trang 39 Chẩn đoán 3D thuận tiện: Quan điểm render Planmeca Romexis 3D mang lại mộtcái nhìn tổng quan trước mắt của số hóa và phục vụ như một công cụ giáo dục tuyệt vờicho giáo viên Các hình ảnh có thể được xem ngay lập tức từ dự khác nhau hoặc chuyểnđổi thành hình ảnh toàn cảnh.
Hướng liên tục: Nghiên cứu có thể nhanh chóng chuyển đổi thành các bản in nhiềutrang hoặc trao trên các phương tiện thông Planmeca Romexis® Viewer miễn phí Cáctrường hợp có thể được liên tục chuyển giao cho các thiết bị di động mà còn sử dụngPlanmeca Romexisơ
- Client workstation and database server
• Planmeca Romexis 3D Explorer
• Database server
• Planmeca Romexis Image Database
- The client workstation and database server can also be in separate computers
Trang 40Số hóa hiện vật 3D dựa vào phần mềm:
Hình 2.6 Số hóa hiện vật 3D dựa vào phần mềm
Quy trình có thể thực hiện như hình sau: Lựa chọn đối tượng cần số hóa, ko phứctạp quá Ví dụ như cái bàn trên, bằng các kỹ thuật mô hình của người tạo hình, có thểtạo ra một chiếc bàn như hình 3 Sau đó tạo một ảnh texture gán vào chiếc bàn màuxám Ta được một chiếc bàn gỗ hoàn chỉnh
2.4 Kỹ thuật Marching cubes
2.4.1 Ý tưởng
Được phát minh bởi William E Lorensen và Harvey E Cline vào năm 1987 Ýtưởng của thuật toán là chia khối dữ liệu thành các khối lập phương, mỗi khối lậpphương được tạo từ 8 voxel nằm kề nhau Sau đó xác định một mặt đi xuyên qua mỗikhối lập phương, tín toán các vector pháp tuyến, tiếp tục đến các khối lập phương tiếptheo Từ đó ta có thể xấp xỉ một bề mặt bởi một lưới tam giác Tổng số tổng hợp của