1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DE ON HS giỏi ngữ văn 11

15 5,4K 50

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 115 KB

Nội dung

Câu 2 12 điểm: Trong bài viết đôi điều về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: " Cuối cùng truyện ngắn cũng như tiểu thuyết, điều chính yếu là qua nhân vật mà người viết đàm l

Trang 1

Đề 5:

Câu 1 (8 điểm): Im lặng hay lên tiếng?

Câu 2 (12 điểm):

Trong bài viết đôi điều về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: "

Cuối cùng truyện ngắn cũng như tiểu thuyết, điều chính yếu là qua nhân vật mà người viết đàm luận với người đọc về vai trò và số phận con người sống giữa xã hội và cuộc đời".

( Bùi Việt Thắng - Truyện ngắn, những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn lớp 11 hãy bình luận và làm sáng tỏ

Đề 6:

Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)

Nhà văn V.Huygô từng nói “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.

Suy nghĩ của anh / chị về câu nói trên

Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)

Leptônxtôi từng nói: “Khi đọc xong tác phẩm văn học, hứng thú chủ yếu là tính cách tác giả được thể hiện trong đó ”

Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên.Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu.

Đề 7:

Câu 1 (8,0 đ iểm) Anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về ý kiến sau:

Mỗi người là một pho sách, nếu ta biết đọc họ (Ngạn ngữ Pháp)

Câu 2 (12,0 đ iểm)

Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lên vai các chi tiết nghệ thuật Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ”.

Anh chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên qua một vài truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945

Trang 2

Đề 5:

Câu 1 (8 điểm):

Im lặng hay lên tiếng?

Câu 2 (12 điểm):

Trong bài viết đôi điều về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: "

Cuối cùng truyện ngắn cũng như tiểu thuyết, điều chính yếu là qua nhân vật mà người viết đàm luận với người đọc về vai trò và số phận con người sống giữa xã hội và cuộc đời".

( Bùi Việt Thắng - Truyện ngắn, những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn lớp 11 hãy bình luận và làm sáng tỏ

ĐA

Câu 1 (8 điểm): Im lặng hay lên tiếng?

1 Giải thích (1,5 điểm):

- Im lặng: là khả năng suy nghĩ, lắng nghe, không tự bộc lộ mình trong giao tiếp hoặc can thiệp

vào công việc của người khác

- Lên tiếng: là nói lên tiếng nói của mình, những quan điểm, quyết định của mình trong

những tình huống cụ thể

=> Câu hỏi đề cập đến mối quan hệ giữa lời nói và sự im lặng trong giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống

2 Bàn luận (5,0 điểm):

- Trong cuộc sống, đôi khi con người nên im lặng, lúc đó im lặng có giá trị hơn nhiều lời nói:

+ Khi bày tỏ sự thông cảm, thấu hiểu đối với người khác

+ Khi suy tư, lao động trí óc

+ Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu

+ Khi bất đồng quan điểm, tức giận

=> Im lặng là biểu hiện của sự khôn ngoan Khi người ta biết im lặng là lúc người ấy học được cách nói chuyện, cư xử đúng nhất

- Không phải lúc nào con người cũng nên im lặng, có những lúc phải lên tiếng:

+ Lên tiếng để khẳng định mình, bảo vệ quyền lợi của mình

+ Lên tiếng để bảo vệ lẽ phải, trước những vấn đề bất bình trong cuộc sống

=> Trước hai cách cư xử, ứng xử khác nhau trong cuộc sống, trong những tình huống cụ thể, con người không được do dự, chần chừ mà cần im lặng đúng lúc và lên tiếng khi thực

sự cần thiết

3 Bài học nhận thức và hành động (1,5 điểm):

- Những người cả đời chỉ biết im lặng trước mọi việc, trông chờ sự phản kháng của người khác thì mãi mãi không có được sự tin tưởng

- Những người luôn lên tiếng, sẵn sàng phản pháo lại bất cứ ai thì dễ trở thành con người nóng nảy, không giữ được bình tĩnh và chỉ nhận được sự thất vọng của mọi người

- Im lặng khác với hèn nhát, lên tiếng khác với nóng nảy, hiếu thắng

- Dù chọn im lặng hay lên tiếng đều cần tới một suy nghĩ chín chắn, một cái đầu tỉnh táo để bản thân không bị rơi vào cách cư xử sai lầm

Câu 2 (12 điểm):

Trang 3

1 Giải thích (1.5 điểm):

- Truyện ngắn: là thể loại tự sự cỡ nhỏ nhưng cũng giống như tiểu thuyết ( thể loại

tự sự cỡ lớn), truyện ngắn có khả năng đề cập và khái quát những vấn đề lớn của xã hội và nhân sinh Rõ ràng thể loại truyện ngắn có dung lượng nhỏ nhưng sức chứa lớn

- Nhân vật: là hình tượng nghệ thuật được nhà văn xây dựng để phản ánh hiện thực

và bộc lộ tư tưởng

- Người viết đàm luận với người đọc về vai trò và số phận con người sống giữa xã hội và cuộc đời: qua hình tượng nghệ thuật, nhà văn thể hiện cái nhìn, thái độ, gửi gắm tư

tưởng, quan niệm, triết lí về con người và xã hội

=> Nguyễn Minh Châu khẳng định nhân vật có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng, quan điểm và tiếng nói đối thoại của nhà văn, đặc biệt là

ở thể loại truyện ngắn

2 Bình luận (1.5 điểm )

- Xuất phát từ đặc trưng của thể loại truyện ngắn Truyện ngắn có dung lượng câu chữ giới hạn vì vậy đòi hỏi những yếu tố trong tác phẩm đầu phải có giá trị, có sức khái quát và khả năng biểu hiện cao

- Nhân vật là cốt tử của truyện ngắn Nhân vật bao giờ cũng tập trung thể hiện cái nhìn, tư tưởng, quan niệm của nhà văn về cuộc đời Với truyện ngắn, xây dựng nhân vật đặc sắc chính là điều thiết yếu đối với người nghệ sĩ Nhân vật là đối tượng để nhà văn phát biểu những suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng của mình về các vấn đề trong xã hội, đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến con người Nhân vật cũng đồng thời thể hiện tiếng nói đối thoại của nhà văn, nhà văn muốn trao đổi với người đọc về quan điểm, tư tưởng của mình chính là qua nhân vật

- Xuất phát từ đặc trưng của văn học, đối tượng phản ánh của văn học là cuộc sống

và con người

3 Chứng minh (7.0 điểm):

- Học sinh có thể chọn lựa, phân tích một số nhân vật trong truyện ngắn đã học trong

chương trình Ngữ văn 11 để làm sáng tỏ vấn đề: Liên và An ( Hai đứa trẻ - Thạch Lam), Chí

Phèo ( Chí Phèo - Nam Cao), Hộ ( Đời thừa - Nam Cao),

- Học sinh có thể triển khai theo nhiều hướng nhưng không phân tích chung chung mà phải có định hướng bám sát các vấn đề được bàn luận

- Sự cảm thụ, phân tích, bình luận của học sinh phải tinh tế, sâu sắc, thuyết phục

4 Đánh giá, mở rộng vấn đề (2.0 điểm):

- Là một nhà văn tài năng, có sở trường về truyện ngắn, từ thực tế lao động sáng tạo của mình Nguyễn Minh Châu đã rút ra những kinh nghiệm sáng tác quý báu: xây dựng nhân vật để gửi gắm tư tưởng của nhà văn Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã khái quát được đặc trưng cơ bản của thể loại truyện ngắn

- Từ đó đưa ra yêu cầu với người nghệ sĩ và người đọc Người nghệ sĩ phải thể hiện cái nhìn, thái độ, tư tưởng của mình về cuộc sống và con người thông qua nhân vật trong tác phẩm Người đọc cũng cần đọc tác phẩm một cách nghiêm túc, khám phá, suy ngẫm những vấn đề xã hội có ý nghĩa mà người nghệ sĩ gửi gắm qua nhân vật Tuy nhiên, mọi

tư tưởng, nội dung của tác phẩm không chỉ được gửi gắm qua nhân vật mà còn qua các yếu tố khác trong truyện ngắn như tình huống, chi tiết, sự kiện, Vì vậy, đọc truyện ngắn cũng cần phải chú ý toàn diện các yếu tố hình thức để nắm bắt nội dung tác phẩm

Đề 6:

Trang 4

Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)

Nhà văn V.Huygô từng nói “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.

Suy nghĩ của anh / chị về câu nói trên

Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)

Leptônxtôi từng nói: “Khi đọc xong tác phẩm văn học, hứng thú chủ yếu là tính cách tác giả được thể hiện trong đó ”

Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên.Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu.

Đề 6:

Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)

1 Giải thích ý nghĩa câu nói:

- Tài năng: Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc

- Lòng tốt: Tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu:

Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn của con người

- Cúi đầu thán phục và quỳ gối tôn trọng là cách nói hình ảnh thể hiện thái độ đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất qúy giá của cong người đồng thời cũng bộc lộ một quan điểm về cách đánh giá con người: Chỉ đề cao, coi trọng tôn vinh những gì đẹp đẽ, có giá trị trong trí tuệ và phẩm cách của con người, coi đó là cái duy nhất đáng coi trọng, ngưỡng mộ

2 Phân tích, chứng minh:

- Vì sao phải cúi đầu thán phục đối với tài năng: Vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ của con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng Đối diện với tài năng, ta không chỉ được chiêm ngưỡng, thán phục mà còn được mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân (Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh)

- Vì sao phải quỳ gối tôn trọng đối với lòng tốt: Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hi sinh, dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo Để tốt với người, với đời, mỗi cá nhân cần biết vượt qua những nhu cầu cá nhân ích kỷ, biết đứng cao hơn chính bản thân mình để có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ chân tình, tha thứ thực sự Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh (Lấy ví dụ cụ thể)

3 Bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Vị thế của chủ thể câu nói: Một nhà văn lớn (hội tụ cả hai yếu tố là tài năng và tấm lòng), người hơn ai hết hiểu sâu sắc ý nghĩa, giá trị của tài năng, tấm lòng trong văn chương cũng như cuộc sống Ở vị thế ấy, thái độ đề cao là một tất yếu

- Mặt tích cực: Đề xuất một cách đánh giá và một thái độ đúng đối với những giá trị tốt đẹp của con người Tài năng bao giờ cũng cần được đề cao và lòng tốt bao giờ cũng cần được coi trọng Mọi biểu hiện miệt thị lòng tốt và phủ nhận tài năng đều cần phải lên án, phê phán

- Mở rộng, nâng cao:

+ Không nên tuyệt đối hoá vị trí của tài năng và lòng tốt vì trong cuộc sống, trong con người vẫn còn có nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng

Trang 5

+ Cần xác lập mối quan hệ giữa tài năng và lòng tốt (liên hệ với quan điểm của Hồ Chí Minh: Có tài mà không có đức là vô dụng Có đức mà không có tài không làm được việc gì)

4 Liên hệ với bản thân

Câu nói gợi cho ta con đường để mình vươn tới Cách tốt nhất là làm tốt công việc của mình, sống hướng thiện, có trách nhiệm và đừng bao giờ vô cảm

Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)

1 Giải thích ý kiến

-Tính cách là những nét riêng nổi bật vốn có ở mỗi con người

- Tính cách của tác giả: Là nét riêng nổi bật trong sáng tạo nghệ thuật tạo nên phong cách riêng Dấu ấn cá nhân được thể hiện ở nhiều phương diện, nó có thể để người đọc nhận thấy ở cả nội dung và hình thức trong cách cảm, cách nghĩ…

- Đọc xong tác phẩm, ấn tượng để lại trong lòng người đọc chính là nét riêng của tác giả Người đọc luôn tìm ở đó những quan điểm riêng trước cuộc sống, tìm ở họ cách nói mới mẻ, sáng tạo

2 Làm sáng tỏ vấn đề qua tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu

- Trong phong trào thơ mới 30-45 nói riêng và thơ văn Việt Nam nói chung, phong cách thơ của Xuân Diệu không thể lẫn lộn với ai được Thơ ông có phong cách nghệ thuật hiện đại, trong sáng tác tác phẩm luôn có sự kế thừa và cách tân

- Dấu ấn riêng về nội dung, tư tưởng: Có tư tưởng nhân sinh mới mẻ với cái tôi tràn đầy cảm xúc:

+ Thơ Xuân Diệu luôn yêu đời, yêu cuộc sống nồng nhiệt, luôn khát khao giao cảm với đời -> hấp dẫn bạn đọc ở những khát vọng táo bạo, mãnh liệt Còn thiên nhiên thì đi vào lòng người vì nhuốm màu tình tứ, tràn ngập hương sắc và xuân tình Đặc biệt nhà thơ luôn lấy con người làm thước đo chuẩn mực cho cái đẹp

+ Ýthức về sự hữu hạn của kiếp người, sự ngắn ngủi của tuổi trẻ và sự trôi chảy của thời gian -> Cảm nhận về thiên nhiên là tuyến tính một đi không trở lại Nhìn thấy sự vật tàn phai ngay khi sự vật mới bắt đầu khởi sự

+ Quan niệm về cuộc sống trần thế là phải vội vàng, cuống quýt để tận hưởng những hạnh phúc mà cuộc sống trần thế đang có sẵn trước mắt -> đây là quan niệm nhân sinh mới mẻ

- Dấu ấn riêng về nghệ thuật:

+ Sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và luận lí

+ Huy động các giác quan để khám phá và miêu tả sự vật

+ Ngôn ngữ, giọng điệu thơ, thủ pháp nghệ thuật cách tân táo bạo

3 Đánh giá vấn đề

- Thông qua bài Vội vàng ta nhận ra chân dung của Xuân Diệu tâm hồn đa cảm, yêu thương cùng với sự gắn bó thiết tha với đời Xuân Diệu có đóng góp to lớn cho nền thơ ca dân tộc Ông xứng đáng là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

- Nhận định của Leptônxtôi hoàn toàn đúng bởi quy luật và bản chất của lao động nghệ

thuật là sự sáng tạo, và nó trở nên bất tử cho tác phẩm.

Đề 7:

Câu 1 (8,0 điểm) Anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về ý kiến sau:

Mỗi người là một pho sách, nếu ta biết đọc họ (Ngạn ngữ Pháp)

Câu 2 (12,0 điểm)

Trang 6

Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lên vai các chi tiết nghệ thuật Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ”

Anh chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên qua một vài truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945

Câu 1 (8 điểm)

1 Giải thích

- Theo nghĩa thông thường, sách là nơi lưu giữ những tri thức của nhân loại, nơi kết tinh tâm hồn, trí tuệ của con người Mỗi cuốn sách có thể đem đến cho người đọc những hiểu biết bổ ích, nâng cao nhận thức, bồi đắp tâm hồn, định hướng cách đối nhân xử thế…

“Một pho sách” bao gồm nhiều cuốn sách, đó là cả một kho tri thức phong phú được đúc kết trong những trang giấy

- Qua cách so sánh, ví von độc đáo, câu ngạn ngữ gián tiếp khẳng định: Mỗi người xung quanh chúng ta là cả một kho tri thức mà chúng ta có thể học hỏi, với điều kiện chúng ta phải biết quan sát, nhìn nhận, trao đổi, giao lưu, phải hiểu được ưu điểm, nhược điểm, tìm

ra những điều đáng học hỏi ở họ Tác giả câu ngạn ngữ cũng ngầm gửi gắm lời khuyên: mỗi người cần chịu khó lắng nghe, tích cực học hỏi những người xung quanh mình để hoàn thiện bản thân

2 Bình luận

- Đây là một ý kiến xác đáng:

+ Mỗi người chúng ta đều có vốn hiểu biết hữu hạn Có không ít điều người khác biết mà chúng ta không biết Ai cũng có điều đáng cho ta học hỏi ở phương diện này hoặc phương diện khác Họ là những “pho sách” bằng xương, bằng thịt Ta có thể tiếp thu tri thức của

họ để lấp đi những khoảng trống trong vốn hiểu biết của ta Cái hay của người thì ta học, cái dở của người thì ta tránh

+ Tuy nhiên, chúng ta phải biết quan sát, tìm hiểu, đánh giá, lắng nghe (nghĩa là phải biết

“đọc” họ) thì mới thu nhận được những điều bổ ích Tri thức không phải là thứ được mang bên ngoài như trang phục mà nó ẩn chứa trong tâm hồn, trí tuệ của con người Nếu không biết cách, không chịu khó tìm tòi, quan sát, tìm hiểu người khác thì sẽ chẳng thể thu nhận được tri thức từ họ

3 Chứng minh Thí sinh lấy được dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận

4 Mở rộng : Phê phán những kẻ lười biếng, không chịu giao lưu, học hỏi để mở mang tri thức hoặc kiêu căng, tự phụ, không chịu học tập những điều tốt đẹp của người khác

5 Bài học

- Mỗi người cần có thái độ khiêm nhường, tự nhận thấy điểm hạn chế trong vốn hiểu biết của mình để tìm cách bổ khuyết những hạn chế ấy qua việc học hỏi người khác

- Cần chân thành, khéo léo, tế nhị khi “đọc” người khác để có thể tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và nhận được những điều hữu ích cho bản thân

Câu 2: (12 điểm)

1.Giải thích

- Chi tiết nghệ thuật: “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” (Theo Từ điển thuật ngữ văn học)

Trang 7

- Truyện ngắn: Thể loại tự sự cỡ nhỏ, “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người” (Từ điển thuật ngữ văn học) Truyện ngắn được coi như “lát cắt của đời sống”

- Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn: Qua việc tái hiện những khoảnh khắc đời sống, những hiện tượng nhân sinh, những cảnh huống trong quan hệ giữa người với người, truyện ngắn khái quát lên các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về con người và xã hội; qua một lát cắt đời sống mà người đọc thấy cả cái cây đời, qua cái khoảnh khắc mà nói được cái muôn thuở của cõi người

- Những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ: Chi tiết nghệ thuật là đơn vị nhỏ nhất cấu thành tác phẩm nhưng nó mang trọng trách lớn lao: làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật; chủ đề của tác phẩm; quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà văn; tạo nên chiều sâu và sức hấp dẫn cho tác phẩm…

Ý kiến trên đã khẳng định vai trò then chốt, tầm quan trọng không thể thiếu của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn

2 Bình luận: Đây là ý kiến đúng đắn, “bắt mạch” được một phương diện cơ bản trong đặc trưng của truyện ngắn Sở dĩ chi tiết nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn là vì:

+ Truyện ngắn có dung lượng nhỏ; số lượng nhân vật, sự kiện không nhiều; cốt truyện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, thường chỉ xoay quanh một tình huống có tính chất chủ đạo Nhưng điều quan trọng là những gì phản ánh phải có sức khái quát, có chiều sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ của câu chữ Truyện ngắn là “tác phẩm có bề sâu nhưng lại không được dài”

+ Để giải quyết mâu thuẫn trên, cần phải có những chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm Đó là những điểm sáng hội tụ chiều sâu nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm, cô đúc những điều nhà văn muốn nói trong một dung lượng câu chữ khiêm tốn, tạo nên những trang văn hàm súc, nói ít gợi nhiều Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn phải gánh vác nhiệm vụ nặng nề, có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện sứ mệnh của thể loại Dù chỉ là tiểu tiết của tác phẩm nhưng những gì nó làm được thì thật lớn lao

3 Chứng minh:

- Thí sinh chọn và phân tích một vài chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận

4 Mở rộng:

- Đề cao vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn nhưng không có nghĩa là đẩy vai trò ấy lên địa vị độc tôn Bên cạnh chi tiết nghệ thuật, những yếu tố khác cũng có ý nghĩa không nhỏ trong truyện ngắn: tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…

- Chi tiết nghệ thuật không chỉ quan trọng đối với thể loại truyện ngắn mà đối với tất cả các thể loại văn học, sức nặng nghệ thuật của tác phẩm sẽ tăng lên rất nhiều khi chủ thể sáng tạo sản sinh được những chi tiết “có tầm”

5 Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận

- Những người đã gắn đời văn của mình với nghiệp viết truyện ngắn cần nhận thức được sâu sắc vai trò của các chi tiết nghệ thuật ở thể loại này, không ngừng khổ luyện để nâng cao nội lực, mài sắc tài năng, từ đó cho ra đời những chi tiết đặc sắc, độc đáo, có khả năng

“đóng đinh” vào lòng người đọc

Trang 8

- Người đọc khi đến với truyện ngắn cần phải sống hết mình với tác phẩm, cần sự cảm thụ tinh tế để có thể phát hiện, giải mã các chi tiết đặc sắc – những “huyệt đạo” làm bừng sáng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH CAO BẰNG

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

LỚP: 11

Thời gian 180 phút (không kể thời gian

giao đề)

(Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)

Câu 1 (8,0 điểm)

Hãy viết bài luận ngắn với chủ đề: Những đèn đỏ trên đường đời.

Câu 2 (12,0 diểm)

Nhà thơ Lê Đạt quan niệm:

Mỗi công dân đều có một dạng vân tay Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ Không trộn lẫn.

(Vân chữ)

Anh (chị) hãy đi tìm "vân chữ" của nhà thơ Xuân Diệu qua một số bài thơ đã học và

đã đọc

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Trang 9

- Hết

-SỞ GD & ĐT CAO BẰNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ OLYMPIC HÙNG VƯƠNG NĂM 2016

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11

(HDC gồm 05 trang)

I Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh

- Khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có sáng tạo

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch so với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất tại Hội đồng chấm thi

Trang 10

II Đáp án và thang điểm

Câu

1

Hãy viết bài luận ngắn với chủ đề: Những đèn đỏ trên đường đời.

8,0 điểm Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách làm bài NLXH, diễn đạt

mạch lạc, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu

Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách

nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:

1 Nêu được vấn đề nghị luận: Cuộc sống như một dòng chảy bất

tận, trên những "đại lộ" của cuộc đời luôn có những "đèn đỏ"

con người cần nhận biết kịp thời và phải biết dừng lại đúng lúc

1,0

2 Giải thích luận đề:

- "Đèn đỏ": là tín hiệu điều hành trên những nút giao thông quan trọng yêu cầu người đi đường dừng lại Đèn đỏ trên đường giao thông tạo qui tác, nền nếp và nét đẹp văn hóa của những nguời tham gia giao thông, nhằm đảm bảo sự an toàn cho tất cả

- "Đèn đỏ trên đường đời" là cách nói hình ảnh nhắc nhở con người trên hành trình cuộc đời cần có sự tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi kịp thời để dừng lại trước những giới hạn mang tính qui tắc, chuẩn mực của bản thân và cộng đồng để kiến tạo cuộc sống tốt đẹp

1,0

3 Bàn luận về Những đèn đỏ trên đường đời

- Trên đường giao thông hiện đại, nếu người tham gia giao thông không chấp hành luật lệ, không dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ sẽ gây rối loạn, ùn tắc giao thông, thậm chí xảy ra những tai nạn đáng tiếc

0,5

- Trên đường đời với muôn ngả rẽ của mỗi người, đôi khi cũng xuất hiện những "đèn đỏ" yêu cầu phải nhận biết nhanh nhạy và dừng lại đúng lúc để tránh những hậu quả, rủi ro không đáng

0,5

Ngày đăng: 22/07/2018, 08:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w