he thong ngân hàng việt nam

16 178 0
he thong ngân hàng việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hệ thống ngân hàng việt nam

N Ợ CÔNG I. T ng quan v n công:ổ ề ợ 1) Khái niệm nợ công Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Chính vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.Trong đó:  Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.  Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.  Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. Như vậy, các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị (là gì ?), hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công. 2) Đặc trưng: - Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước. Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy. Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp. +Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước ấy sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay (ví dụ: Chính phủ Việt Nam hoặc chính quyền địa phương). + Gián tiếp là trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay vốn nước ngoài). - Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo hai mục đích: +Đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay; đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; +Để đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc quản lý nợ công một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và xã hội. - Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung. Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của đất nước 3)Phân loại: Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay: nợ trong nước và nợ nước ngoài. +Nợ trong nước là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức Việt Nam. +Nợ nước ngoài là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài Theo phương thức huy động vốn: nợ công từ thỏa thuận trực tiếp và nợ công từ công cụ nợ. +Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là khoản nợ công xuất phát từ những thỏa thuận vay trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cá nhân, tổ chức cho vay +Nợ công từ công cụ nợ là khoản nợ công xuất phát từ việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hành các công cụ nợ để vay vốn. Theo tính chất ưu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ công: nợ công từ vốn vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi và nợ thương mại thông thường. Theo trách nhiệm đối với chủ nợ thì nợ công được phân loại thành nợ công phải trả và nợ công bảo lãnh. +Nợ công phải trả là các khoản nợ mà Chính phủ, chính quyền địa phương có nghĩa vụ trả nợ. +Nợ công bảo lãnh là khoản nợ mà Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh cho người vay nợ, nếu bên vay không trả được nợ thì Chính phủ sẽ có nghĩa vụ trả nợ. Theo cấp quản lý nợ thì nợ công được phân loại thành nợ công của trung ương và nợ công của chính quyền địa phương. +Nợ công của trung ương là các khoản nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh. +Nợ công của địa phương là khoản nợ công mà chính quyền địa phương là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp trả nợ. II. Thực trạng nợ công: 1) Tổng nợ: Về tổng số nợ công Việt Nam, các thống kê công bố những con số không hoàn toàn giống nhau bởi định nghĩa nợ công & phương pháp sưu tập dữ liệu không giống nhau, nhưng các cơ quan quốc tế đều đồng thuận là tỷ lệ nợ công của Việt Nam đã vượt qua 50% GDP vào năm 2010, cụ thể như sau: -Tại bản thảo nghiên cứu Nợ công Việt Nam - Quá khứ và Tương lai do Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện có ghi nhận, số liệu ước tính đến hết năm 2011, tổng nợ công của Việt Nam vào khoảng 58,7% GDP. Trong đó, nợ công nước ngoài và nợ công trong nước lần lượt là 31,1% và 17,6% GDP. + Nợ của Chính phủ Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2011, dư nợ Chính phủ bằng khoảng 43,6% GDP, giảm so với con số 45,7% của năm 2010. Mặc dù vẫn trong giới hạn cho phép và tỷ trọng của dư nợ chính phủ so với tổng mức nợ công có xu hướng giảm dần, nhưng tỷ trọng của nợ chính phủ so với GDP lại có xu hướng tăng trong suốt thập niên 2000. + Nợ của Chính phủ bảo lãnh có xu hướng tăng lên, từ 4% tổng dư nợ công năm 2001 lên 10% năm 2005 và đến nay là 18,6% năm, tương đương 11,6% GDP + Nợ chính quyền địa phương: Mức dư nợ phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương hiện nay vẫn ở mức thấp, hiện khoảng 0,6% GDP. Mức dư nợ của chính quyền địa phương hiện nằm trong giới hạn quy định của Luật Ngân sách nhà nước, không quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản trong nước của các địa phương. + Trong dư nợ nước ngoài của Chính phủ, khoản vay ODA là lớn nhất. Theo B Tài chính, vay ODA chi m 75% t ng s n , vay u đãi khác 19% và vayộ ế ổ ố ợ ư th ng m i ch chi m 7%.ươ ạ ỉ ế -Cụ thể, khoản nợ nước ngoài của khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước không được chính phủ bảo lãnh chiếm 11,1% GDP. Ngoài ra, nợ trong nước của khu vực DNNN theo ghi nhận trong Đề án Tái cấu trúc DNNN của Bộ Tài chính năm 2012 cũng chiếm xấp xỉ khoảng 16,5%. Vd: -Dẫn số liệu của Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ông Bùi Quang Vinh cho biết: tổng số nợ của DNNN là 1.008.000 tỷ đồng. -Có tới 30 trên 85 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có số nợ trên vốn chủ sở hữu vượt quá 3 lần. -Theo số liệu 20/09/2012: DNNN sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu Sau đây là sơ đồ Nợ công: Tổng nợ công Nợ tư nước ngoài Nợ công trong nước Nợ của DNNN Nợ trong nước T ng nổ ợ Nợ nước ngoài Nợ công nước ngoài Nợ tư trong nước Nợ chính phủ Khác Nợ được chính phủ bảo lãnh - Vừa qua, 5/9/2012, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính công bố trong cuộc họp về công tác quản lý Nhà nước công bố: Trong số 13 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu có tới 9 doanh nghiệp đang nợ thuế nhập khẩu với số tiền lên tới hơn 297 tỷ đồng.Trong đó, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang là đơn vị dẫn đầu với số tiền lên tới hơn 130 tỷ đồng. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam với số tiền lên tới hơn 87 tỷ đồng. Tổng công ty xăng dầu Quân đội cũng là cái tên được Tổng cục Hải quan nhắc tới trong danh sách nợ thuế xăng, dầu. Tổng số nợ thuế xăng, dầu của đơn vị này tính tới ngày 4/9 là hơn 51 tỷ đồng. Nhận xét: Trong c c u n công Vi t Nam, n n c ngoài hi n chi m t i 30%, vìơ ấ ợ ệ ợ ướ ệ ế ớ th , khi n n c ngoài t ng kéo theo t ng n công t ng lên. ế ợ ướ ă ổ ợ ă Nhóm nghiên cứu của UB Kinh tế đánh giá, tính đến các con số kể trên, nợ công Việt Nam đã vượt xa so với ngưỡng an toàn (60% GDP) được khuyến cáo bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF). + So sánh với các quốc gia khác: 04/09/2012 16:29 (GMT+7) Việt Nam trên bản đồ nợ công của báo Economist - Nguồn: Economist. Theo đồng hồ nợ toàn cầu của tờ báo Anh nổi tiếng Economist, mỗi người Việt Nam hiện đang gánh số nợ công gần 760 USD. So với thế giới, nợ công của Việt Nam đang ở mức trung bình cả về giá trị tuyệt đối, bình quân đầu người, và cả tỷ lệ so với GDP. Đồng hồ này cho thấy mức nợ công toàn cầu đạt 48.771.025.370.197 USD (gần 48,8 nghìn tỷ USD) Số liệu của Economist cũng cho thấy, vào năm 2001, nợ công của thế giới mới ở mức hơn 18 nghìn tỷ. Như vậy, trong gần 12 năm qua, nợ công của thế giới đã tăng gấp gần 3 lần. Trên bản đồ nợ được đặt dưới đồng hồ nợ công, những quốc gia nặng nợ nhất được tô màu đỏ, còn những quốc gia ít nợ nần nhất được tô màu xanh đậm. Trung Quốc cũng đang là nước bị tô màu đỏ đậm trên bản đồ nợ công tuyệt đối của thế giới. Tổng mức nợ công của Trung Quốc là gần 1.268 tỷ USD, nhưng nợ công bình quân đầu người chỉ là hơn 955 USD. Economist cho biết Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Những khu vực và quốc gia có tổng mức nợ công tuyệt đối cao nhất hiện nay theo số liệu của Economist công bố là Bắc Mỹ, Brazil, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. -- Trong đó, Nhật Bản là nước có số nợ công khổng lồ nhất, lên tới hơn 12,6 nghìn tỷ USD, tiếp theo là Mỹ nợ hơn 11,1 nghìn tỷ USD. Nhiều quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu cũng đang có mức nợ công hàng nghìn tỷ USD như Đức nợ gần 2,8 nghìn tỷ USD, Italy nợ trên 2,49 nghìn tỷ USD, Pháp nợ hơn 2,3 nghìn tỷ USD… -- Hy Lạp, “tâm bão” nợ công của châu Âu hiện nợ gần 424 tỷ USD, theo số liệu của Economist: Mức nợ công của Hy Lạp hiện tương đương hơn 159% GDP của nước này, nhưng tỷ lệ này vẫn chưa “khủng” bằng tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật - lên tới 220%, cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đối với Mỹ, tỷ lệ này là 72%. -- Trung bình, mỗi người Nhật đang gánh khoảng 100.158 USD nợ công, so với mức nợ Công trên đầu người khoảng 35.433 USD của Mỹ Theo dự báo của Economist, đến năm 2013, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên mức 75,7 tỷ USD, tương đương tăng 12%. Khi đó, nợ công bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng lên mức hơn 840 USD, nhưng tỷ lệ nợ công/GDP sẽ giảm còn 48,7%. Đông Nam Á nhìn chung là khu vực có mức nợ công trung bình. Một số nước láng giềng trong khu vực đang có mức nợ công cao tuyệt đối hơn Việt Nam. Thái Lan nợ công hiện ở mức gần 171 tỷ USD, bình quân hơn 2.490 USD/người, tương đương 46,9% GDP. Nợ công của Indonesia hiện gần 218 tỷ USD, bình quân đầu người hơn 880 USD, nhưng chỉ tương đương 24,7% GDP. Đối với Philippines, các con số tương ứng lần lượt là hơn 121 tỷ USD, 1.176 USD, và 50%.  Như vậy, nhìn chung nợ công Việt Nam đang tăng nhanh. III.Nguyên nhân: + Trong quá trình quản lý xã hội và nền kinh tế, trong từng giai đoạn nhất định, Nhà nước có lúc cần huy động nguồn lực nhiều hơn từ trong và ngoài nước. Khi các khoản thu truyền thống như thuế, phí, lệ phí không đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu, Nhà nước phải quyết định vay nợ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. + tham gia vào các dự án đầu tư công cộng như đường xá, cầu cống và trường học từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nề kinh tế. Góp phần Gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước. + Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, Nhà nước vay nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư. + Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế – ngoại giao quan trọng của các nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp tác kinh tế song phương. Nếu Việt Nam biết tận dụng tốt những cơ hội này, thì sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trên cơ sở tôn trọng lợi ích nước bạn  Tận dụng sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. IV. Tình trạng thất thoát: Nợ công sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản tài trợ ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo, nợ công sẽ tỏ ra kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng và quản lý nợ công Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển, công tác quản lý thu ngân sách nhà nước vừa qua còn hạn chế, vấn đề nổi lên là tình trạng trốn lậu, nợ đọng thuế còn lớn và tiếp tục gia tăng. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng tình hình khó khăn chung cố tình chây ỳ không nộp đầy đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số nợ đọng tiền thuế đến cuối tháng 7-2012 tăng 939 tỷ đồng so với năm 2011. Trong khi đó, việc chi ngân sách nhà nước còn biểu hiện chấp hành kỷ luật tài chính không nghiêm, sai phạm vẫn còn nhiều. Việc phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước, nhất là Chương trình mục tiêu Quốc gia, Chương trình trái phiếu Chính phủ rất chậm so với quy định và so với năm 2011 ở các cấp ngân sách. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước; Bộ Tài chính, tổng số vốn trái phiếu Chính phủ bố trí của 5 năm chỉ đáp ứng được khoảng dưới 36% số công trình, D.A đã và đang dở dang. Nhu cầu vốn để hoàn thành 20.921 D.A đang triển khai theo tổng mức đầu tư là 512.230 tỷ đồng. Ngoài ra, còn 7.335 D.A đã có quyết định đầu tư, với tổng mức đầu tư là 273.469 tỷ đồng nhưng hết năm 2011 chưa được bố trí vốn Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh, thành phố là trên 91.000 tỷ đồng của hơn 47.200 dự án. Trong 7 tháng đầu năm 2012, Kho bạc Nhà nước phát hiện trên 31.300 khoản chi thường xuyên chưa thực hiện đúng thủ tục, chế độ quy định, đã từ chối thanh toán trên 371 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, 1.610 ha đất sử dụng không đúng quy định. . số nợ xấu, trong đó các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu Sau đây là sơ đồ Nợ công: Tổng nợ công Nợ tư nước ngoài Nợ công trong nước Nợ. phát sinh nợ công: nợ công từ vốn vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi và nợ thương mại thông thường. Theo trách nhiệm đối với chủ nợ thì nợ công được phân

Ngày đăng: 09/08/2013, 07:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan