Năng lực - Phẩm chất: Hình thành năng lực chủ động học tập, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sinh học.. Hiểu được độ da dạng của quần xã; mối quan hệ hội sinh; tác dụng của lá biến đổ
Trang 1TUẦN 35
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 67 - KIỂM TRA HỌC KÌ II
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức:
- Nhằm kiểm tra, đánh giá HS về nội dung học kiến thức sinh học 9 học kì II
2 Về kĩ năng: làm bài, vận dụng, tư duy, phân tích kiến thức đã học
3 Thái độ: Tự giác làm bài
4 Năng lực - Phẩm chất: Hình thành năng lực chủ động học tập, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sinh học Hình thành phẩm chất tự tin, sống có trách nhiệm, quan tâm giúp đỡ bạn, đoàn kết, sống yêu thương
II CHUẨN BỊ
GV : Giáo án Câu hỏi kiểm tra
HS : Ôn tập kiến thức chương 1,2
III Ma trận đề
Chủ đề
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Trang 21/ Ứng
dụng Di
truyền
học
((9 tiết)
- Đặc điểm của giao phối gần
1 câu
2,5 % =
0,25điểm
1 câu 2,5% = 0,25điểm
2/ Sinh vật
và môi
trường
(6 tiết)
Nhận biết
định nghĩa
MTS;
nhóm
nhân tố
hữu sinh;
nhóm cây
ưa sáng;
nhóm
động vật
hằng
nhiệt;
sinh vật
biến
nhiệt;
dạng tháp
dân số trẻ
Hiểu được
độ da dạng của quần xã; mối quan hệ hội sinh;
tác dụng của lá biến đổi thành gai
Xác định được đặc điểm cành cây
ưa sáng
10câu
25% = 2,5
điểm
6 câu 15% = 1,5 điểm
3 câu 7,5% = 0,75 điểm
1 câu 2,5% = 0,25 điểm
3/ Hệ sinh
thái
(6 tiết)
Nêu được khái niệm lưới thức ăn
Phân tích được đặc điểm của mối quan
hệ khác loài
Lấy được
ví dụ sơ
đồ lưới thức ăn
3 câu
30 % =
3 điểm
1 câu 10% =
1 điểm
1 câu
=15%
1,5điểm
1 câu 5% = 0,5 điểm
4/ Con
người,
dân số và
môi
Nêu được khái niệm Ô
- Hiểu được tác nhân
Trình bày nguyên nhân, biện pháp hạn
Trang 3(5 tiết)
nhiễm môi trường
gây ÔNMT
chế ÔNMT
3 câu
27,5% =
2,75điểm
1 câu 10% =
1 điểm
1 câu 2,5% =
0,25 điểm
1 câu 15% = 1,5điểm
5/ Bảo vệ
môi
trường
(5 tiết)
- Phân biệt
và lấy được ví dụ các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
Giải thích
vì sao phải sử dụng hợp
lí tài nguyên thiên nhiên
2 câu
20% =
2 điểm
1 câu 15% = 1,5điểm
1 câu 5% = 0,5 điểm
19 câu
10 điểm
100(%)
8 câu
3 đ = 30%
6 câu
4 đ = 40%
3 câu
2 đ = 20%
2 câu
1 đ = 10%
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
I/ Chọn phương án đúng nhất (3đ)
1/ Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì:
A Tạo ra các cặp gen dị hợp
B Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại
C Chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại
D Cả 3 ý trên
2/ Cá ép bám vào rùa biển nhờ đó được đưa đi xa Đây là mối quan hệ gì?
A Hội sinh B Kí sinh C Cộng sinh D Cạnh tranh
3/ Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải chủ yếu do
A quá trình thải chất thải rắn B quá trình đốt cháy nhiên liệu
C quá trình thải khí Biogas D quá trình thải nước thải sinh hoạt
4/ Theo nghĩa đúng nhất, môi trường sống của sinh vật là
A nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn B nơi sinh vật cư trú
C nơi sinh vật làm tổ D nơi sinh vật sinh sống
5/ Nhóm nhân tố nào dưới đây thuộc nhóm nhân tố hữu sinh?
A Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm B Con người và các sinh vật khác
C Khí hậu, nước, đất D Các sinh vật khác và ánh sáng
6/ Nhóm cây nào sau đây thuộc nhóm cây ưa sáng?
A Bạch đàn, lúa, lá lốt B Trầu không, ngô, lạc
C Ớt, phượng, hồ tiêu D Tre, dừa, thông
7/ Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?
A Cá sấu, ếch đồng, giun đất
B Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu
C Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép
Trang 4D Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, cá ngừ.
8/ Đặc điểm của tháp dân số trẻ là
A đáy rộng, tỉ lệ trẻ em sinh ra hàng năm cao
B cạnh xiên nhiều, tỉ lệ tử vong cao
C đỉnh nhọn, tuổi thọ trung bình thấp
D cả A, B và C
9/ Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở:
A Độ đa dạng B Độ nhiều
C Độ thường gặp D Cả A, B và C
10/ Đặc điểm nào sau đây là không đúng với các cây ưa sáng mọc trong rừng.
A Cành tập trung ở phần ngọn C Các cành phía dưới phát triển mạnh
B Các cành phía dưới sớm bị rụng D Thân cao thẳng
11/ Nhóm các động vật nào sau đây gồm toàn sinh vật biến nhiệt:
A Cá chép, thằn lằn, hổ, gà C Cá rô phi, rắn nước, cá sấu, ốc sên
B Báo, gấu, chim bồ câu, đại bàng D Sư tử, hươu, nai, trâu
12/ Cây xương rồng lá biến thành gai có tác dụng gì?
A Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ
C Chống chọi với sự thay đổi ánh sáng
B Chống chọi với sự thay đổi độ ẩm
D Hạn chế sự thoát hơi nước
B TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1(1,5 điểm): Trong các câu sau, quan hệ giữa các sinh vật thuộc mối quan hệ gì?
a Tảo với nấm trong địa y
b Địa y sống trên thân cây gỗ
c Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây
d Hổ và sói cùng sống trong một khu rừng
e Trong ruông lúa cây cỏ lồng vực lớn nhanh lúa chậm phát triển
Câu 2 (1,5 điểm): Thế nào là một lưới thức ăn? Cho ví dụ một lưới thức ăn có ít nhất 3 mắt xích
chung
Câu 3(2 điểm): Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện
pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
Câu 4(2 điểm): Nêu điểm khác nhau của các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? Chúng ta cần
phải sử dụng các nguồn tài nguyên đó như thế nào? Vì sao?
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC KÌ II – SINH HỌC 9
-*** -A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm)
I/ Chọn phương án đúng nhất (2,5 điểm)
B TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1(1,5 điểm):
a cộng sinh b hội sinh
c nửa kí sinh d cạnh tranh; e cạnh tranh
Câu 2 (1,5 điểm):
* Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
* Ví dụ: Yêu cầu: - Xác định đúng loại thức ăn trong từng mắt xích
Trang 5- Thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng khép kín.
- Thể hiện ít nhất 3 mắt xích chung
(Nếu không đảm bảo 1 yêu cầu à trừ 0,5 điểm)
Câu 3(2 điểm):
* Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác
* Các tác nhân:
- Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
- Các chất phóng xạ
- Các chất thải rắn
- Các sinh vật gây bệnh
* Các biện pháp cơ bản:
- Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
- Cải tiến công nghệ để sản xuất ít gây ô nhiễm
- Sử dụng năng lượng không sinh ra khí thải như năng lượng gió, năng lượng mặt trời …
- Trồng nhiều cây xanh
- Sản xuất lượng thực thực phẩm an toàn
- Hạn chế tiếng ồn
- Tăng cường công tác giáo dục vệ sinh môi trường
Câu 4(2 điểm):
* Các dạng tài nguyên:
- Tài nguyên không tái sinh: sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như: than đá, dầu lửa …
- Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi như: đất, nước, sinh vật…
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: sử dụng mãi mãi không gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời …
* Chúng ta cần sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của
xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau
* Vì nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận
………