LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đang là xu thế tất yếu, khách quan của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hòa mình vào xu hướng đó, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập khá nhanh chóng và vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt, cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 11/1/2007 đã mở ra các cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện cho việc hội nhập sâu hơn, rộng hơn và nhanh hơn nữa vào nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các n¬ước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Kinh tế Việt Nam ngày nay là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Vì thế, mọi sự biến động của nền kinh tế thế giới tất yếu đều có những ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Điều đó không chỉ đòi hỏi Nhà nước phải có nhưng chính sách phù hợp mà còn đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp phải cố gắng đổi mới và thích nghi được với sự biến động của nền kinh tế thế giới. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào cơ bản tạo nên hệ thống hoàn chỉnh nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả mới giúp cho đất nước được phồn vinh phát triển. Vì vậy các chủ doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh, để đem lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp và tổ quốc. Công ty cổ phần dệt 10-10 là một doanh nghiệp như vậy. Từ khi được quyết định cổ phần hóa, Công ty cổ phần Dệt 10-10 đã tìm cho mình hướng đi đúng đắn và hiệu quả. Việc tăng cường hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia trên thế giới - đặc biệt là khu vực châu Phi - khi đối thủ số 1 là Trung Quốc đã bỏ ngỏ mặt hàng này đã đem lại lợi nhuận rất lớn cho Công ty. Mặt khác, việc hợp tác có hiệu quả với đối tác đến từ Đan Mạch đã mang lại nhiều thành công cho công ty trong việc xuất khẩu. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới hiện nay biến động rất nhanh chóng và phức tạp. Vì thế hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu của Công ty cổ phần Dệt 10-10 trong thời gian tới chắc hẳn sẽ gặp không ít những khó khăn. Chính vì thế tôi đã quyết định chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Dệt 10-10” làm chuyên đề thực tập. 2. Mục đích nghiên cứu - Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Dệt 10-10. - Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Dệt 10-10. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Dệt 10-10 từ năm 2006 đến nay. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài các phần: Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề gồm 3 phần chính sau: Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Dệt 10-10 Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Dệt 10-10 Chương 3: Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Dệt 10-10