ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG ------KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ
TỪ THỊ THẢO
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục đích nghiên cứu 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5.Kết cấu đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1.Tổng quan về thanh toán quốc tế 4
1.1.1.Khái niệm về thanh toán quốc tế 4
1.1.2.Vai trò của thanh toán quốc tế 5
1.1.2.1Đối với nền kinh tế 5
1.1.2.2 Đối với ngân hàng 5
1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế 6
1.2.Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM 8
1.2.1.Khái niệm rủi ro trong hoạt động TTQT 8
1.2.2.Phân loại rủi ro trong hoạt động TTQT 9
1.2.2.1 Rủi ro tín dụng 9
1.2.2.2 Rủi ro đạo đức 9
1.2.2.3 Rủi ro quốc gia 10
1.2.2.4 Rủi ro pháp lý 10
1.2.2.5 Rủi ro tác nghiệp 11
1.3.Quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM 11
1.3.1Khái niệm và sự cần thiết nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM 11
1.3.1.1.Khái niệm 11
1.3.1.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT 12
1.3.2.Quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT 13
1.3.2.1 Nhận diện và xác định rủi ro 13
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 41.3.2.2 Đánh giá, đo lường rủi ro 14
1.3.2.3 Kiểm soát rủi ro 14
1.3.2.4 Tài trợ rủi ro 15
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT 15
1.3.3.1 Nhân tố chủ quan 15
1.3.3.2 Nhân tố khách quan 16
Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2014 – 2016 17
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 17
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 17
2.1.1.1 Lịch sử hình thành 17
2.1.1.2 Quá trình phát triển 18
2.1.2 Các hoạt động chính của Ngân hàng Vietcombank – Huế 18
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Huế 19
2.1.4 Các nguồn lực kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank- Chi nhánh Huế 21
2.1.4.1 Nguồn nhân lực 21
2.1.4.2 Tài sản – Nguồn vốn 21
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Huế giai đoạn 2014 – 2016 25
2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2014 – 2016 31
2.2.1 Nội dung quản lý rủi ro tại Ngân hàng Ngoại thương 31
2.2.1.1 Quy trình đánh giá rủi ro trong hoạt động thanh toán XNK tại VCB Huế 31
2.2.2.2 Quá trình kiểm soát, tài trợ rủi ro trong hoạt động thanh toán XNK tại VCB Huế 33
2.2.2 Công tác phòng ngừa, kiểm soát rủi ro trong hoạt động TTQT tại Vietcombank Huế giai đoạn 2014 – 2016 34
2.2.2.1 Về mô hình tổ chức quản lý giám sát 35
2.2.2.2 Về quy trình nghiệp vụ 36
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 52.2.2.3 Về con người 38
2.2.2.4 Về các yếu tố bên ngoài 39
2.2.3 Thực trạng hoạt động TTQT tại Vietcombank Huế giai đoạn 2014 - 2016 41
2.2.4 Thực trạng rủi ro xảy ra trong hoạt động TTQT tại Vietcombank Huế giai đoạn 2014 – 2016 46
2.2.5 Những tình huống và rủi ro thường gặp trong các phương thức thanh toán 48
2.2.5.1 Phương thức chuyển tiền 48
2.2.5.2 Phương pháp nhờ thu 50
2.2.5.3 Phương thức tín dụng chứng từ 51
2.3 Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế 53
2.3.1 Những kết quả đạt được 53
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế 55
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 56
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 56
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan 57
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ 59
3.1 Định hướng phát triển hoạt động TTQT và mục tiêu quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT tại ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Huế .59
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động TTQT 59
3.1.2 Mục tiêu quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT 60
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT của Chi nhánh61 3.3 Một số kiến nghị 66
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ 66
3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng TW 67
KẾT LUẬN 68 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6L/C Letter of Creddit - Thư tín dụng
PTTT Phương thức thanh toán
CTCP Công ty Cổ phần
BCT Bộ chứng từ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánhHuế 20Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng thanh toán XNK tại Vietcombank Huế 2014 – 2016 46Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng rủi ro từng phương thức TTQT tại Vietcombank Huế 48
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại Ngân hàng Vietcombank – Huế giai đoạn 2014 –
2016 21Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Ngân hàng Vietcombank – Huế giaiđoạn 2014 – 2016 24Bảng 2.3: Tình hình cho huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank – Huế giai đoạn
2014 – 2016 26Bảng 2.4: Tình hình cho vay vốn tại Ngân hàng Vietcombank – Huế giai đoạn 2014– 2016 28Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank – Huế giai đoạn 2014 –
2016 30Bảng 2.6: Hạn mức duyệt đối với giao dịch một người duyệt 38Bảng 2.7: Tình hình TTQT tại Vietcombank – Huế giai đoạn 2014 – 2016 41Bảng 2.8: Doanh số thanh toán xuất khẩu của VCB Huế giai đoạn 2014 – 2016 43Bảng 2.9: Doanh số thanh toán nhập khẩu của VCB Huế giai đoạn 2014 – 2016 44Bảng 2.10: Doanh số thanh toán XNK của VCB Huế giai đoạn 2014 – 2016 45Bảng 2.11: Số lượng rủi ro xảy ra trong mỗi phương thức TTQT tại VietcombankHuế giai đoạn 2014 – 2016 47Bảng 3.1: Nguồn rủi ro do thông tin sai lệch 62
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập ngày nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại vàphát triển đều phải tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới trong nhiều lĩnhvực như: chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học kĩ thuật… Trong đó, hội nhập
về kinh tế luôn đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ khác tồn tại và pháttriển Do khoảng cách về địa lí, trong các giao dịch thương mại quốc tế, các nhàxuất khẩu thường không thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau Từ đó, hoạtđộng thanh toán quốc tế với sự tham gia của các ngân hàng chính là một phần vôcùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
Hòa vào xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế Việt Nam đang từngbước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Đặc biệt là sau khi Việt Nam gianhập vào Tổ chức Thương mại thế giới-WTO (11-01-2007), nghành ngân hàng ViệtNam đã từng bước lớn mạnh và thu được những thành tựu quan trọng Các sảnphẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng, hiện đại và phát triển không ngừng, đặc biệt lànghiệp vụ ngoại bảng như thanh toán quốc tế, bảo lãnh… Là một trong những mảngnghiệp vụ liên hoàn, kết nối phát triển các mảng nghiệp vụ khác, hoạt động thanhtoán quốc tế của các ngân hàng thương mại ngày càng chứng tỏ vị trí và vai tròquan trọng của mình đối với hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thìthanh toán quốc tế là mảng nghiệp vụ đặc biệt quan trọng nó tạo thế mạnh trongcạnh tranh và góp phần tạo nên thương hiệu Vietcombank
Tuy nhiên, với đặc trưng phức tạp của một giao dịch thanh toán quốc tế baogồm nhiều thành phần tham gia tại nhiều quốc gia khác nhau, đồng tiền sử dụngkhác nhau, luật pháp khác nhau nên rủi ro trong các giao dịch thanh toán quốc tế làkhông nhỏ Nhìn chung, hoạt động thanh toán quốc tế đóng góp vào hiệu quả kinhdoanh của ngân hàng rất lớn nhưng bên cạnh đó nó luôn đồng hành vơi sự cạnhtranh khắc nghiệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro và chịu nhiều tác động từ môi trườn kinh tế,chính trị, pháp lí của từng quốc gia và khu vực Quản trị rủi ro nói chung và quản trịrủi ro trong thanh toán quốc tế nói riêng là vấn đề mà hầu hết các ngân hàng trên thế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10giới và ngân hàng thương mại Việt Nam đặc biệt quan tâm Xuất phát từ lí do trên
mà em quyết định chọn đề tài: “Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế” làm đề tài nghiên cứu bàikhóa luận của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Bài luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa về thanh toán quốc tế vàquản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam nói chung và ởNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng Bên cạnh đó, còn nói rõ vềcông tác quản trị rủi ro ở ngân hàng, những kết quả đạt được và những hạn chế để
từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp
Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm pháp triển và nâng cao năng lựcquản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Huế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCPVietcombank Huế giai đoạn 2014 – 2016
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong phạm vi không gian
là phòng Thanh toán quốc tế Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chinhánh Huế
- Về thời gian: Số liệu được thu thập trong giai đoạn từ 2014 – 2016
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí luận: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp đi từ cái chung đến cái riêng
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu qua các năm để biết được tốc
độ tăng, giảm nhằm đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo cácphương thức thanh toán tại Vietcombank – Huế
- Phương pháp phân tích số liệu: Dùng để phân tích, so sánh, tổng hợp cácthông tin, số liệu thu thập được để tìm hiểu rõ hơn về quản trị rủi ro trong thanhtoán tại ngân hàng
- Phương pháp thống kê minh họa bằng bảng biểu
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài luận đượckết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế
của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán
quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn
2014 – 2016
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động
thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế
Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực: kinh tế,chính trị, văn hóa, kỹ thuật, du lịch…trong đó quan hệ kinh tế chiếm vị trí quantrọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác Trong quá trình hoạt động, tất cả các quan
hệ quốc tế đều cần thiết và liên qua đến vấn đề tài chính Kết thúc từng thời kỳ, từngtừng niên hạn các quan hệ quốc tế đều được đánh giá kết quả hoạt động, do đó cầnthiết đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởnglợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổchức, cá nhân nước này với tổ chức, các nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với
tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”
(Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), Thanh toán quốc tế & tài trợ ngoại thương, Nhà
xuất bản Thống kế, trang 9)
Từ khái niệm trên cho thấy, thanh toán quốc tế phục vụ cho 2 lĩnh vực kinh tế
và phi kinh tế Tuy nhiên, trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các ngânhàng thương mại (NHTM), người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế(TTQT) thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán trong ngoại thương (thanh toánmậu dịch) – thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK), cácdịch vụ thương mại để các bên tiến hành mua bán theo giá cả thị trường quốc tế vàThanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch) – việc thực hiện thanh toánkhông liên quan đến hàng hóa XNK, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động khôngmang tính thương mại
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 131.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thìhoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế của đất nước Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựavào tích lũy trao đổi trong nước mà phát huy lợi thế so sánh, kết hợp với sức mạnhtrong nước với môi trường kinh tế quốc tế Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốcgia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là conđường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt độngthanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định
Vai trò của TTQT được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:
- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK
- Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế
- Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác
- Thúc đẩy ngoại thương phát triển
- Mở rộng quan hệ ngoại giao xã hội
1.1.2.2 Đối với ngân hàng
Thứ nhất, TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách
hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế Trên cơ sở đó giúpngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin chokhách hàng Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn
là ưu thế tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường
Thứ hai, hoạt động thanh toán làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng Khi
thực hiện các nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệtạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán với ngân hàng dướihình thức các khoản kí quỹ chờ thanh toán
Thứ ba, TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Các
ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy
mô và mạng lưới ngân hàng
Thứ tư, TTQT giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước
ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác đượcngườn tài trọ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chínhquốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng
1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức chuyển tiền (Remittance):
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàngcủa ngân hàng (gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiềnnhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định
Phương thức thanh toán này có thủ tục đơn giản, thuận tiện, thanh toán trựctiếp giữa bên mua và bên bán, phí thanh toán không cao nên thường được áp dụngtrong những trường hợp sau: thanh toán các lô hàng giá trị nhỏ, người mua và ngườibán tin cậy nhau; thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch và các chi phí dịch vụ đơngiản như phí vận chuyển, bảo hiểm, tiền hoa hồng, đặt cọc…
Phương thức nhờ thu (Collection of payment)
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu
sau khi hoàn thành nghĩ vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho
ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người nhập khẩu, dựa trên cơ sở hối phiếu
và chứng từ do người xuất khẩu lập ra
Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu:
- Người ủy nhiệm thu (Principal) là bên ủy quyền xứ lý nghiệp vụ nhờ thucho ngân hàng Người ủy nhiệm thu chính là người xuất khẩu
- Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là ngân hàng phục vụ cho người ủynhiệm thu
- Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): là ngân hàng xuất trình chứng từcho người trả tiền, thường là ngân hàng đại lý cho ngân hàng thu hộ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15- Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trinhg chứng từ theo đúng chỉthị nhờ thu Người trả tiền chính là người nhập khẩu.
Có hai loại nhờ thu:
(+) Nhờ thu trơn ( Clean collection): Là phương thức nhờ thu trong đó người
xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hốiphiếu do mình lập ra, còn chứng từ hàng hóa thì gửi cho người nhập khẩu, khônggửi cho ngân hàng
(+) Nhờ thu kèm chứng từ (Document collection): Là phương thức nhờ thu
trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứngdịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhậpkhẩu không chỉ căn cứ ở hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng háo gửikèm theo, với điều kiện người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền thìngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu hàng hóa
Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit)
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theoyêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định chi người thụ hưởnghoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó nếu ngườinày xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trongthư tín dụng –L/C
Các bên tham gia:
- Người xin mở L/C: thông thường là người mua hay tổ chức nhập khẩu
- Người hưởng lợi (Benenficiary): là người bán hay người xuất khẩu hàng hóa
- Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hàng thư tín dụng: là ngân hàng phục
vụ cho người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhànhập khẩu và là ngân hàng được 2 bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chịn
và được quy định trong hợp đồng thương mại Nếu chưa có sự quy định trước,người nhập khẩu có quyền lựa chọn
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank): là ngân hàng phục
vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở Ngân
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16hàng này thường ở nước người xuất khẩu và có thể là chi nhánh hoặc đại lý củangân hàng phát hành thư tín dụng.
1.2 Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM
1.2.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động TTQT
“Rủi ro trong hoạt động TTQT là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quátrình thực hiện hoạt động TTQT, nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữacác bên tham gia TTQT (nhà XK, NK, NH, các tổ chức, cá nhân và các tác nhântrung gian…) hoặc những nhân tố khác gây nên như thiên tai, chiến tranh, chínhtrị… Rủi ro trong TTQT cũng tương tự như rủi ro thanh toán nội địa nhưng phứctạp và khó kiểm soát hơn do giao dịch quốc tế, các chủ thể ở các xa nhau, cũng như
sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán, luật pháp giữa các quốc gia… làm tăngthêm các khó khăn liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế, trong đó có TTQT.”
(Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Thanh toán quốc tế & Tài trợ ngoại
thương)
Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia:
- Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậmthu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanhtoán
- Với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với cácđiều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại…), rủi ro không giaohàng, rủi ro trong qua trình vận chuyển hàng hóa…
- Với NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếutrung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá biếnđộng…
Rủi ro trong giao dịch quốc tế cũng giống như rủi ro của các giao dịchthương mại trong nước, nhưng khoảng cách về địa lý, những khác biệt về văn hóa,luật pháp…làm tăng thêm những khó khăn cũng như hậu quả liên quan đến giaodịch quốc tế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 171.2.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động TTQT
Hoạt động TTQT là hoạt động mang tính phức tạp và đa chiều, trong quátrình diễn ra hoạt động này, có nhiều rủi ro mang tính chất chủ quan và khách quan,tuy nhiên trong phạm vi bài thảo luận nhỏ, chúng ta có thể xem xét các loại rủi rotrong TTQT thường gặp theo một số khía cạnh, từ đó có cái nhìn tổng thể hơn vềhoạt động này:
1.2.2.1 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tính dụng là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bêntham gia vào thanh toán đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ
(+) Rủi ro do nhà nhập khẩu bị vỡ nợ, phá sản mất khả năng thanh toán, điều
này sẽ gây khó khăn, tổn thất cho nhà xuất khẩu và NH phát hành L/C
(+) Rủi ro do nhà xuất khẩu xảy ra trong trường hợp NH đã thực hiện chiết
khấu chứng từ đối với hàng xuất khẩu nhưng có những sai xót trong khâu kiểm trachứng từ, làm cho hồ sơ thanh toán vị từ chối thanh toán và NXK mất khả năngthanh toán đối với khoản chiết khấu Tất yếu khoản thiệt hại này NH chiết khấu củaNXK phải gánh chịu hoàn toàn
(+) Rủi ro ngân hàng phát hành xảy ra khi NH phát hành bị vỡ nợ, mất khả
năng thanh toán dẫn đến rủi ro cho NH chiết khấu và NXK
1.2.2.2 Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là rủi ro xảy ra khi môt bên tham gia cố tình không thực hiệnđúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác
(+) Từ phía nhà nhập khẩu: Trong quan hệ ngoại thương sự tin tưởng và
thiện chí giữa người mua và người bán được xem là yếu tố quan trọng đảm bảo sự
an toàn của TTQT Khi NNK không thiện chí cố ý không muốn thực hiện hợp đồngthì họ có thể dựa vào sai xót có thể rất nhỏ của bộ chứng từ (BCT) để đòi giảm giá,kéo dài thời gian để chiếm dụng vốn của người bán, thậm chí từ chối thanh toán đẩyngân hàng vào tình thế khó khăn
(+) Từ nhà xuất khẩu: NXK cố ý giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng
hoặc không giao hàng nhưng vẫn xuất BCT hoàn hảo phù hợp với các điều kiện,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18điều khoản L/C, hợp đồng đã kí kết Ngân hàng vẫn phải thanh toán cho người bántheo hồ sơ chứng từ hợp lệ NNK mất tiền hàng, phải trả thêm khoản phí NH chocác phát sinh như bảo lãnh nhận hàng trong trường hợp lô hàng đến trước BCTtrong đó có vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hóa, chưa có vận đơn thì hàng hóakhông được giải tỏa, nếu không nhận hàng theo quy định thì NNK có thể phải bồithường khoản tiền giữ tàu quá hạn…
(+) Từ phía người chuyên chở: Xảy ra khi người bán giao hàng cho người
chuyên chở nhưng bị họ lừa đảo, nhận hàng lấy tiền rồi biến mất hoặc bán mất.Hàng hóa không đến tay người mua mặc dù người bán đã thanh toán đầy đủ chi phívận chuyển Hoặc người chuyên chở tinh vi rút ruột, tráo đổi hàng hóa mà ngườibán giao cho người mua trong quá trình vận chuyển để trục lợi, làm tổn hại sự tintường giữa người mua và người bán, tổn hại uy tín của người bán và gây thiệt hạicho người mua
(+) Từ phía ngân hàng: Trong trường hợp NH phát hành trì hoãn hoặc từ
chối thanh toán BCT cho NXK Hoặc đối với sự thiếu trung thực của NH chiếtkhấu, NH phát hành tin tưởng thanh toán sẽ gặp rủi ro Trong trường hợp NH làngười gánh chịu rủi ro đạo đức, NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho ngườihưởng lợi theo quy định của L/C ngay cả khi NNK chủ tâm không hoàn trả
1.2.2.3 Rủi ro quốc gia
Đó là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, chính sách kinh tế,quản lí ngoại hối của một quốc gia khiến cho NXK không nhận được tiền, NNKkhông nhận được hàng Các nguyên nhân gây ra các biến cố chính trị, kinh tế - xãhội: mâu thuẫn sắc tộc, các cuộc xung đột thông qua đình công, biểu tình, chiếntranh bạo động,… Hoặc cán cân thanh toán của một nước bị thâm hụt nặng nề buộcchính phủ của nước đó phải thay đổi chính sách ngoại hối và chính sách ngoạithương…
Trang 19lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động TTQT ở nước đó Pháp luật ở các quốc gia thôngthường là tôn trọng các thông lệ quốc tế và ít mâu thuẫn nhưng trên thực tế rất khó
để luật pháp không có sự mâu thuẫn hoặc chồng chéo hoàn toàn chỉ là cố gắng hạnchế đến mức thấp nhất có thể Vì vậy, vấn đề am hiểu pháp luật của quốc gia đối tác
là rất cần thiết nhưng không hề dễ dàng và rủi ro pháp lý là khó tránh khỏi
1.2.2.5 Rủi ro tác nghiệp
- Rủi ro phát sinh do những sai sót mang tính kĩ thuật trong quá trình thanhtoán như có sự khác biệt trong BCT thanh toán với nội dung của L/C
- Rủi ro do không tuân thủ các quy định của thông lệ quốc tế
- Rủi ro khi không tuân thủ chế độ bảo mật trong quản lý, sử dụng thiết bị vàmật mã dùng trong TTQT
1.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM
1.3.1 Khái niệm và sự cần thiết nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM
1.3.1.1 Khái niệm
“Quản trị rủi ro là một chức năng quản trị chung để nhận dạng, đánh giá, đốiphó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro đối với một tổ chức.” (Theo
Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại)
Quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT là:
- Dự kiến trước với chi phí nhỏ nhất các nguồn lực tài chính cần thiêt trongtrường hợp có rủi ro xảy ra
- Kiểm soát các rủi ro bằng cách loại bỏ, giảm nguy cơ hoặc di chuyển mộtcách hợp lí rủi ro cho các đối tác kinh tế
- Đo lường những hậu quả của rủi ro gây ra và dự kiến các biện pháp tổchức nhằm tới mức thấp nhất thiệt hại về người và của đối với ngân hàng
Quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT thực chất là những biện pháp mangtính chủ động nhằm pháp hiện, phòng ngừa, loại bớt, khoanh lại rủi ro để giảm nhẹtổn thất trên cơ sở tính toán và so sánh với chi phí quản trị rủi ro
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 201.3.1.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT
Một là: Xuất phát từ hậu quả của rủi ro trong hoạt động kinh daonh của NHTM
Rủi ro trong TTQT gây ra những hậu quả không lường cho các bên tham giathanh toán quốc tế, mà cụ thể:
*Giảm uy tín của ngân hàng: Khi phát sinh rủi ro thì uy tín của ngân hàng bị
suy giảm đáng kể, dẫn đến các ngân hàng đại lý trên thế giới hạn chế giao dịchthanh toán và khi ký kết hợp đồng ngoại thương khách hàng trong và ngoài nước sẽchỉ định không phát hành và thanh toán giao dịch qua ngân hàng này do yếu tố tâm
lý và quyền lợi của họ
*Thiệt hại về kinh tế: Nếu ngân hàng cam kết trả thay hoặc ứng trước nguồn
vốn cho khách hàng thì sẽ thiệt hại về mặt vật chất và từ đó ảnh hưởng đến nguồn vốnphục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đây chỉ là những rủi ro kinh tế trướcmắt còn về lâu dài, rủi ro chính là tác nhân lớn làm giảm lợi nhuận trong tương lai củangân hàng mà cụ thể là do sự hạn chế khối lượng giao dịch của khách hàng
Tóm lại, trong hoạt động thanh toán của ngân hàng nếu để xảy ra bất kì rủi ro
và xuất phát từ bất kì nguyên nhân gì đi nữa thì nó cũng gây không ít khó khăn vềmặt tài chính, uy tín của ngân hàng trong hiện tại và ảnh hưởng đến doanh số hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng trong tương lai Vì vậy, việc phòng chống và giảmthiểu rủi ro trong TTQT luôn được các NHTM đặt lên hàng đầu
Hai là: Năng lực quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
Giữa năng lực quản trị rủi ro và hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tácđộng thúc đẩy lẫn nhau Hoạt động kinh doanh được mở rộng và phát triển là điềukiện cần thiết cho việc nâng cao doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng, nhưng nếutổn thất xảy ra tương ứng thì lợi nhuận của ngân hàng cũng chỉ là con số dự tính Dovậy, quản trị rủi ro tốt là điều kiện bảo đảm cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
và ngược lại nhờ vào hiệu quả kinh doanh cao, ngân hàng càng có điều kiện chútrọng và củng cố năng lực quản trị rủi ro Như vây, việc nâng cao năng lực quản trịrủi ro có ý nghĩa quan trọng đối với nâng cao chất lượng quản trị kinh doanh củacác NHTM
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Ba là: Xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đòi hỏi cần phải tăng cường quản trị rủi ro
Khi tham gia hội nhập các NHTM phải đương đầu với những thách thức như:
Áp lực cạnh tranh ngày càng cao về phạm vi, mức độ và nguy cơ rủi ro cao hơn vớinhững diễn biến phức tạp hơn Đặc biệt từ những năm của thập kỷ 90 trở lại đây, rủi
ro trong hoạt động TTQT của các NHTM xuất hiện ngày càng nhiều và mức độ ngàycàng nghiêm trọng Không chỉ có vậy, khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, sựbiến động của nhân tố kinh tế vĩ mô như thu nhập, thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hốiđoái… và cuối cùng là những biến cố chính trị xã hội trên phạm vi quốc tế tác độngđến hoạt động TTQT càng đòi hỏi phải thường xuyên quản trị rủi ro
1.3.2 Quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT
Quy trình quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro TTQT nói riêng của mộtngân hàng thường theo trình tự bốn bước cụ thể như sau:
- Nhận diện và xác định rủi ro
- Đánh giá, đo lường rủi ro
- Kiểm soát rủi ro
- Tài trợ rủi ro
1.3.2.1 Nhận diện và xác định rủi ro
a) Khái niệm
“Nhận dạng rủi ro là quá trình theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạtđộng và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê tất cả được các loại rủi ro,
kể cả dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có các biện
pháp kiểm soát, tài trợ cho từng loại rủi ro.” (Theo Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo
trình Quản trị Ngân hàng Thương mại)
b) Phương pháp phân tích để có thể nhận dạng rủi ro trong TTQT
+ Phân tích nguồn rủi ro: Tức là phân tích những nhân tố bên ngoài hoặc
những nhân tố bên trong có khả năng gây ra một sự kiện tác động đến sự thành đạtcủa mục tiêu, ví dụ như hiện tượng suy thoái kinh tế, thiên tai, lạm phát, các nhânviên…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22+ Phân tích vấn đề: Tức là phân tích các nguy cơ tiềm ẩn có thể nhận diện
được, ví dụ như sự bất hợp lệ của bộ chứng từ, sự lừa đảo của khách hàng…
1.3.2.2 Đánh giá, đo lường rủi ro
a) Khái niệm
“Đây là quá trình xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất và khả năngxuất hiện của từng loại rủi ro (đã được nhận diện), trên cơ sở đó, xếp hạng các rủi ro
theo thứ tự ưu tiên mà các nguồn lực phải được dành để kiểm soát.” (Theo GS.TS
Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại)
b) Quy trình đánh giá, đo lường rủi ro
- Nhận dạng rủi ro, tổn thất tiền năng
- Xếp hạng mức độ nghiêm trọng
- Thiết lập ma trận đánh giá rủi ro phân biệt các rủi ro có thể chấp nhận vớicác rủi ro không thể chấp nhận dựa trên 2 tiêu chí : Mức độ nghiêm trọng của tổnthất và khả năng xảy ra tổn thất
- Xếp hạng các rủi ro theo 2 tiêu chí căn cứ vào ma trận
1.3.2.3 Kiểm soát rủi ro
a) Khái niệm
Kiểm soát rủi ro là trọng tâm quản trị rủi ro Đây là việc sử dụng các biệnpháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hành động để ngăn ngừa,phòng tránh hoặc giảm thiểu tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy
ra với ngân hàng
b) Chiến lược, kỉ thuật kiểm soát rủi ro
- Né tránh, từ bỏ: Dùng đường đi khác để tránh né rủi ro, đường đi mới cóthể không có rủi ro, hoặc rủi ro ở mức độ nhẹ hơn, hoặc chi phí để đối phó với rủi
Trang 23- Chấp nhận: Đành chấp nhận sống chung với rủi ro trong trường hợp chiphí loại bỏ, phòng tránh, giảm thiểu rủi ro quá lớn (lớn hơn chi phí khắc phục táchại), hoặc tác hại của rủi ro nếu xảy ra là cực kỳ thấp.
1.3.2.4 Tài trợ rủi ro
Mặc dù, đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy
ra Khi đó, trước hết cần phải theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản,nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài trợphù hợp Nhìn chung, các biện pháp này được chia thành 2 nhóm:
- Tự khắc phục: Là phương pháp mà ngân hàng bị rủi ro tự thanh toán tổn thất
- Chuyển giao rủi ro: Ngân hàng có thể chuyển rủi ro đó bằng cách chuyểntài sản hoặc hoạt động có rủi ro sang chủ thể khác, tổ chức khác
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT
1.3.3.1 Nhân tố chủ quan
- Thái độ của ngân hàng đối với việc quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tếĐây là một nhân tố quan trọng làm tăng hay giảm rủi ro trong hoạt độngthanh toán quốc tế Nếu như ngân hàng chủ quan, xem thường, không quan tâm,mất cảnh giác thì rủi ro sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hậu quả sẽ nặng nề hơn.Ngược lại, nếu ngân hàng luôn quan tâm cảnh giác đến thì rủi ro sẽ ít xảy ra hơn
Do bởi khi lo sợ và quan tâm đến rủi ro thì ngân hàng sẽ nghiên cứu và có biệnpháp phòng chống tốt hơn, từ đó có thể hạn chế rủi ro xảy ra
- Năng lực của các nhà quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế.
Năng lực của các nhà quản trị rủi ro bao gồm từ nhận thức, quan điểm chođến khả năng chuyên môn của Ban lãnh đạo, của đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro.Năng lực của các nhà quản trị được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định đếnnăng lực quản trị rủi ro của các NHTM Trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của cácnhà quản trị rủi ro càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng nhỏ và ngược lại
- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng.
Đây là nhân tố bao hàm những trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tạo điềukiện cho các cán bộ ngân hàng có thể có được hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24cho phép theo dõi thường xuyên, dự báo chính xác và đầy đủ về xu hướng vận độngcủa nền kinh tế Từ đó có thể đo lường mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp đểchủ động và kịp thời xử lí Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn góp phần làm tăng tínhthông suốt của hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng và kết nối ngân hàng vớithị trường tài chính trong nước và quốc tế, cho phép thực hiện các nghiệp vụ giaodịch kinh doanh và phòng chống rủi ro một cách hiệu quả nhất.
1.3.3.2 Nhân tố khách quan
- Nhận thức của khách hàng
Nhận thức của khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi
ro trong hoạt động TTQT Bởi lẽ những suy tính và hành vi giao dịch của kháchhàng góp phần nhất định vào rủi ro, chia sẻ rủi ro và đặc biệt là hành vi phản ứngcủa khách hàng khi rủi ro xảy đến
- Các rào cản thương mại
Sự thay đổi về cơ chế, chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia nhưnhững quy định về dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, chính sách thương mại,các điều kiện về chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thựcphẩm…hoặc đơn giản là do môi trường pháp lí, nền kinh tế của một quốc gia chưa
ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán trướcđược, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán
- Sự biến động của thị trường tài chính trong nước và quốc tế
Hầu hết các hoạt động của NHTM đều có quan hệ với nhau và các ngân hàngthường xuyên giao dịch trên thị trường tiền tệ Những hoạt động của thị trường tiền
tệ ngày nay trở thành điều kiến sống còn của các NHTM bởi lẽ thị trường nàykhông chỉ là cơ sở hình thành lãi suất, tỷ giá mà còn là nơi đáp ứng nhu cầu về khảnăng thanh toán và thực hiện toàn bộ nghiệp vụ phái sinh để phòng chống rủi ro
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2014 – 2016
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lậptrên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thông qua việc bán đấugiá cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007 tại Sở giao dịch chứng khoánTP.Hồ Chí Minh Trải qua hơn 50 năm phấn đấu và phát triển, Vietcombank đã họchỏi được nhiều kinh nghiệm của các nước phát triển, ứng dụng thành tự khoa học kĩthuật để hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ ngân hàng, khuếch trương quan hệ buônbán trên thị trường lớn đầy tiềm năng Vietcombank đã thực sự có một vị thế vữngchắc, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, đồng thời ngày càng khẳng định mình
là một ngân hàng đứng đầu trong cả nước trong nhiều lĩnh vực như quản lí và kinhdoanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ ngân hàng…
Là một đơn vị thành viên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế được thành lập vào ngày 10/08/1993theo quyết định số 68 – QĐNH và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993 với trụ
sở chính đặt tại: 78 Hùng Vương – TP.Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế Với nhiệm vụ banđầu là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm: Cho vay tài trợ XNK,TTQT, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ, tín dụng ngân hàng… Góp phầnbảo đảm cho dòng chảy tiền tệ được thông suốt, đồng thời gắn liền với nhiệm vụ thúcđẩy phát triển kinh tế địa phương, suốt hơn 20 năm qua, Vietcombank Huế đã khôngngừng phát triển, trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu có nhiều đóng gópcho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 262.1.1.2 Quá trình phát triển
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Vietcombank Huế luôn giữ vững
vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thươngmại quốc tế, trong các hoạt động truyền thống như huy động vốn, tín dụng, tài trợ
dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ, dịch
vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Vietcombank luôn là ngân hàng tiên phong trong việcứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lí tự động các dịch vụ ngân hàng và khôngngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “ đưa ngân hàng đến gần vớikhách hàng” như: Internet banking, VCBMoney, SMS banking… Với bề dày kinhnghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tàichính, ngân hàng, có kiến thức về thị trường, có khả năng thích nghi nhạy bén vớimôi trường kinh doanh hiện đại, VCB vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của cácdoanh nghiệp trong và ngoại tỉnh cũng như hàng trăm nghìn khách hàng cá nhân
Từ định hướng cốt lõi được Ban lãnh đạo đưa ra là mọi hoạt động đều hướngtới khách hàng, VCB Huế đang xây dựng một phong cách làm việc năng động, sángtạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại, linh hoạt; đề cao tính an toàn, hiệuquả, bền vững đúng theo chuẩn mực quốc tế Với phương châm “Luôn mang đếncho bạn sự thành đạt”, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên VCB Huế luôn nỗlực không ngừng để đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, hiệu quả kinh doanh caonhất, vì lợi ích của khách hàng - những người đã tin tưởng thương hiệuVietcombank, và vì một ngân hàng Ngoại thương phát triển bền vững
2.1.2 Các hoạt động chính của Ngân hàng Vietcombank – Huế
Nhận tiền gửi vào tài khoản tiết kiệm Đồng Việt Nam và ngoại tệ
Phát hành kì phiếu, trái phiếu Đồng Việt Nam và ngoại tệ
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ
Chuyển tiền trong nước và ngoài nước
Thánh toán xuất nhập khẩu
Nhận mua bán giao ngay, có kì hạn và hoán đổi các ngoại tệ mạnh
Bảo lãnh và tái bảo lãnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27 Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn…
Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank – Visa Card, Vietcombank – MasterCard, Vietcombank – American Express (sử dụng trong và ngoài nước, rút tiềnmawjtm trên máy VCB – ATM) và thẻ ATM – Connect 24…
Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng như: Visa, Master Card,American Express, JCB và Dinner Club
Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, Money Gram…
Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính
Dịch vụ E-banking, Home banking, SMS banking…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Huế
Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Huế được tổ chức theo mô hình trực tuyến
và tham mưu, Giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Ngân hàng, các Phógiám đốc giúp việc cho Giám đốc chỉ đạo các mảng hoạt động của Chi nhánh.Trưởng phòng chỉ đạo phòng của mình hoạt động theo đúng chức năng và nhiệm vụđược Giám đốc phân công phụ trách Giữa các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽvới nhau, phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động của Ngân hàng Dưới đây là
sơ đồ Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến:
Phòng thanh
toán thẻ doanh dịch vụPhòng Kinh
Phó giám đốc
Phòng kháchhàng thể nhân Phòng kháchhàng
Tổ khách hàngdoanh nghiệp
Tổ Marketing
Tổ xử lí nợ
Phòng quản lýnợ
Trang 292.1.4 Các nguồn lực kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank- Chi nhánh Huế
2.1.4.1 Nguồn nhân lực
Trong hoạt động cung ứng dịch vụ, nguồn lực con người được xem là yếu tốquan trọng nhất dẫn đến sự thanh công của dịch vụ Thật vậy, Vietcombank – Huếluôn chú trọng vào việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này
Tổng quan, ta có thể thấy số lượng lao động của Chi nhánh ổn định qua cácnăm, số nhân viên nữ chiếm khoảng 65% do đặc thù của ngân hàng Bên cạnh đó,nhân viên có trình độ đại học chiếm số đông và tỷ lệ nhân viên trình độ trên đại họcngày càng nhiều Có thể thấy Chi nhánh có xu hướng giữ nguyên số lượng lao động
và đầu tư cao trình độ những lao động hiện có
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại Ngân hàng Vietcombank – Huế
Từ Bảng 2.2:-Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Ngân hàng Vietcombank –
Huế giai đoạn 2014 – 2016, tổng tài sản của Chi nhánh tăng đều qua mỗi năm Năm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 302016, tổng giá trị tài sản lên đến 5,018.20 tỷ đồng, tăng 289 tỷ đồng ( tăng 6%) sovới năm 2015; tăng 16.41% so với năm 2014 Đạt được kết quả như vậy là do uy tínVietcombank – Huế ngày càng được nâng cao dẫn đến số lượng khách hàng của chinhánh ngày càng tăng, quan hệ trong hệ thống đạt hiệu quả Cụ thể là:
+) Tiền mặt tại chi nhánh đạt mức 128.44 tỷ đồng vào năm 2015 tăng 9.82% giátrị so với năm 2014 Tuy nhiên, từ năm 2015 đến năm 2016 lượng tiền mặt tại ngânhàng giảm còn 63.2 tỷ đồng (tương đương giảm 51%) do ngân hàng tập trung đầu tưvào các hoạt động như tín dụng, cho vay…nên lượng tiền mặt tại ngân hàng giảm
+) Tiền gửi tại NHNN của chi nhánh giảm đều từ 15.6 tỷ vào năm 2014xuống còn 6 tỷ năm 2016 Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng thuận lợi nên chinhánh không cần tăng lượng tiền gửi vào NHTW để đảm bảo an toàn
+) Giá trị tài sản quan hệ tín dụng với khách hàng hầu như chiếm tỉ trọng lớnnhất trong tổng tài sản, năm 2014 và 2015 xấp xỉ 50%, còn năm 2016 đạt 56.79%.Giá trị tài sản này năm 2016 là 2850 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2015
+) Giá trị tài sản cố định qua 3 năm nhìn chung đều tăng, tuy nhiên tỉ trọng củachi nhánh còn khá thấp, không đáng kể (chiếm 0.77% năm 2014 và 1.04% năm 2016)
b) Về nguồn vốn
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại chi nhánh chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chưatới 1%) điều này cho ta thấy chi nhánh có tình hình nguồn vốn vững mạnh, có khảnăng thu hút nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức khác tốt
Vốn huy động từ khách hàng là chỉ tiêu có giá trị chiếm tỉ trọng lớn nhấttrong nguồn vốn của chi nhánh (trên 80%) Năm 2015, giá trị của chỉ tiêu này là3,799.63 tỷ đồng, tăng 339.75 tỷ đồng (tăng 9.82%) so với năm 2014; chiếm80.35% tỉ trọng nguồn vốn Đến năm 2016, giá trị này tiếp tục gia tăng đến mức
4350 tỷ đồng, tăng hơn 550.37 tỷ đồng (tăng 14%) so với năm 2015, chiếm 86.7% tỉtrọng nguồn vốn Nguyên nhân là do tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh TT-Huế phát triển nhanh, cùng với việc chi nhánh luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phùhợp đi kèm với các chương trình khuyến mãi nên nguồn vốn huy động từ kháchhàng ngày càng tăng lên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Vốn và quỹ giai đoạn 2014 – 2016 biến đổi nhẹ, khá linh hoạt Năm 2014 đạt250.11 tỷ đồng, năm 2015 nguồn vốn này tăng 9.82% lên 273.6 tỷ đồng Đến cuốinăm 2015, giá trị này lại giảm xuống còn 125.3 tỷ đồng Quan hệ trong hệ thống,nguồn vốn này ổn định qua các năm, tăng và giảm rất nhẹ năm 2015 là 235.9 tỷđồng, tăng 7.5% so với năm 2014 Còn năm 2016, nguồn vốn này là 229.7 tỷ đồng,giảm 3% so với năm 2015.
Tình hình tài sản và nguồn vốn trong giai đoạn 2014 – 2016 tại Ngân hàngVietcombank – Huế được thể hiện qua bảng:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Ngân hàng Vietcombank – Huế giai đoạn 2014 – 2016
(Nguồn Phòng Thanh toán quôc tế Vietcombank – Huế)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 332.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Huế giai đoạn 2014 – 2016
Hoạt động huy động vốn
Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, Vietcombank đã đề ranhững chính sách, công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng kháchhàng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế Nhìn chung, tình hình huy độngvốn của chi nhánh qua 3 năm qua đạt được những kết quả khả quan, sự tăng trưởngmạnh về nguồn vốn huy động là do mạng lưới ngân hàng được mở rộng, đặt tại cácđịa điểm thuận lợi giúp lượng khách hàng tìm đến tăng lên, từ đó thị trường được
mở rộng, thị phần tăng trưởng nhanh chóng
Nhìn vào bảng số liệu (Bảng 2.3) ta thấy được những nguồn vốn được huyđộng từ nhiều hình thức khác nhau, chiếm tỷ trọng khác nhau trong cơ cấu nguồnvốn Nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăng đều qua các năm, năm 2015 tăng18.3% (tương đương với tăng 614 tỷ đồng) so với năm 2014 và tính đến hết ngày31/12/2016 tổng huy động vốn của chi nhánh đạt 4,350 tỷ đồng tăng gần 10% so vớithời điểm cuối năm 2015 Trong đó, thể hiện rõ nhất là tỉ lệ huy động vốn theo loại tiềnthì tiền VNĐ chiếm tỷ lệ cao hơn so với ngoại tệ Cụ thể, trong năm 2016 nguồn vốnhuy động từ VNĐ chiếm tới 93.12% tổng nguồn vốn huy động được, tỷ lệ này tăng dầnqua 3 năm Số tiền VNĐ huy động là những con số rất lớn, năm 2014 là 2,973 tỷ đồng,năm 2015 là 3,474 tỷ đồng và năm 2016 là 4,050 tỷ đồng Ngoại tệ chiếm số lượng và
tỉ trọng không cao Theo tiền gửi thì tiền gửi dân cư ở mức cao, chiếm phần lớn tỉ trọng
so với tổ chức kinh tế, duy trì ở mức 70% qua 3 năm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Bảng 2.3: Tình hình cho huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank – Huế giai đoạn 2014 – 2016
(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng Vietcombank – Huế)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong những mảng hoạt động chính của chi nhánh,chiếm hơn 80% trên tổng thu nhập Trong những năm qua, nhờ có nguồn vốn huy độngdồi dào, Chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vay vốn tín dụng cho các thànhphần kinh tế, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây chuyềnsản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động
Theo bảng 2.4, năm 2014 doanh số cho vay của ngân hàng đạt 2,018 tỷ đồngcho đến năm 2015 tăng con số này lên 2,414 tỷ đồng tức là tăng thêm gần 400 tỷđồng so với một năm trước đó, tương đương với 19.63%; và năm 2016 lên tới 2,850
tỷ đồng tăng 437 tỷ tương đương 18.6% so với năm 2015 Ngoài ra ta còn thấy một
xu hướng khác đó là, tỷ tọng cho vay ngắn hạn ngày càng tăng, năm 2014 là39.15%, đến năm 2016 là 43.89% Ngược lại, tỷ trọng cho vay ngoại tệ giảm năm
2014, vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng 34.54%, tuy nhiên đến năm 2016 con số này chỉcòn 20.98%
Doanh số cho vay tăng đáng kể ở các năm là do chính sách của ngân hàngluôn quan tâm đến việc đầu tư cho doanh nghiệp mới, dự án mới, đối tượng đầu từmới để mở rộng quan hệ tín dụng với các tổ chức kinh tế trên địa bàn, đồng thời tạomối quan hệ tốt đẹp với các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng trong việc chovay, thu hồi nợ và xử lý nợ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Bảng 2.4: Tình hình cho vay vốn tại Ngân hàng Vietcombank – Huế giai đoạn 2014 – 2016
(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng Vietcombank – Huế)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37Kết quả kinh doanh
Bảng 2.5 dưới đây cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàngVietcombank – Huế đạt được trong 3 năm từ năm 2014 đến hết năm 2016 Tronggiai đoạn này, tổng thu nhập của ngân hàng tăng trưởng chậm, thậm chí vào năm
2015 tổng thu nhập rớt cuống còn 420,590.80 triệu đồng so với năm 2014 thì giảm13,011.95 triệu đồng Tuy nhiên, vào năm 2016, tổng thu nhập đã tăng trở lại, mứctăng so với 2015 là 51,214 triệu đồng (12.18%), đạt giá trị 471,831.80 triệu đồng
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh tròn 3 năm vừa qua củaVietcombank – Huế duy trì tốc độ phát triển ổn định Mặc dù trong bối cảnh kinh tếthế giới và nước gặp nhiều khó khăn nhưng chi nhánh đã nỗ lực vượt qua khó khăn,đạt kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh Trong đó khoản mục mang lại thu nhậpchính cho chi nhánh xuất phát từ lãi, đây là nguồn thu lớn nhất mang lại lợi nhuậncho chi nhánh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank – Huế giai đoạn 2014 – 2016
3.Thu khác về hoạt động tín dụng 5,134.45 1.28 4,749.37 1.2 5,319.29 1.2 -385.08 -7.5 569.92 12
II.Chi trả lãi 247,779.8 100 242,563.58 100 271,671.21 100 -5,216.3 -2.11 29,107.6 12
1.Chi trả lãi tiền gửi 239,090.6 96.5 234,308.77 96.6 262,425.82 96.6 -4,781.8 -2 28,117.1 12
III.Thu nhập từ lãi (I-II) 153,619.6 152,356.98 170,639.81 -1,262.7 -0.82 18,282.8 12 IV.Thu ngoài lãi 32,203.24 100 25,670.24 100 29,520.09 100 15,788.7 -20.3 3,859.53 15
1.Thu từ các hoạt động dịch vụ 15,727.24 48.8 17,487.49 68.2 10,122.11 68.2 1,770.25 11.3 2,624.62 15
3.Các khoản thu nhập bất thường 12,356.00 38.4 3,589.00 13.9 3,127.35 13.9 -8,767,0 -70.9 538.35 15
V.Chi phí ngoài lãi 89,005.00 100 104,94.24 100 125,753.09 100 15,788.7 17.7 20,958.8 20
1.Chi phí về hoạt động huy động vốn 15,216.00 17.1 13,251.00 12.6 15,901.20 12.6 -1,965.0 -12.9 2,650.20 20
(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng Vietcombank – Huế)
Trường Đại học Kinh tế Huế