1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn điều tra thành phần cỏ dại trên ruộng lúa

148 384 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 24,57 MB

Nội dung

* Cỏ dại là nơi tồn tại và lan truyền nhiều loại sâu, bệnh và chuột phá hại: + Các loài côn trùng nào sống trên cỏ dại sau đó lan truyền gây hại cho lúa Têncôn trùng và tên cỏ mà côn trù

Trang 1

-oOo -Lời cảm tạ Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên phản biện Mục lục Danh sách bảng Danh sách hình Tóm tắt đề tài Trang Phần I Đặt vấn đề 1

Phần II Lược khảo tài liệu 3

1 Định nghĩa cỏ dại 3

2 Phân loại cỏ dại 4

2.1 Phân loại theo Hệ thống phân loại Thực vật 4

2.2 Phân loại theo thời gian sống của cỏ 5

2.2.1.Cỏ hằng niên hay nhất niên 5

2.2.2 Cỏ nhị niên 5

2.2.3 Cỏ đa niên 5

2.3 Phân loại dựa theo hình dạng lá 6

2.3.1 Cỏ lá hẹp 6

2.3.2 Cỏ lá rộng 6

2.4 Phân loại dựa theo cấu trúc cơ thể và tập tính tăng trưởng 6

2.5 Phân loại dựa trên tập tính sinh sống 7

3 Đặc điểm sinh học của cỏ dại 7

Trang 2

3.3 Sự tăng trưởng và phát triển của cỏ dại 9

3.4 Sự sinh sản của cỏ dại 9

3.5 Sự phát tán của cỏ dại 10

3.6 Sự lưu tồn và khả năng sống sót của giống mầm cỏ dại 11

4 Tác hại của cỏ dại trên ruộng lúa 11

4.1 Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, nước và dưỡng chất đối với lúa 12

4.1.1 Cạnh tranh về ánh sáng 12

4.1.2 Sự tranh cướp nước và dưỡng chất 12

4.2 Cỏ dại là ký chủ trung gian cho côn trùng, các đối tượng gây bệnh

cho lúa và là nơi trú ẩn của chuột 13

4.3 Cỏ dại làm giảm phẩm chất và năng suất lúa gạo 15

4.4 Cỏ dại làm tăng thêm giá thành sản phẩm nông nghiệp 15

5 Biện pháp phòng trừ cỏ dại 20

5.1 Các biện pháp phòng ngừa cỏ dại hại lúa 20

5.1.1 Loại bỏ cỏ dại khỏi hột giống 20

5.1.2 Trừ cỏ ở bờ mương 20

5.1.3 Dọn sạch cỏ ở mương, ao hồ hoặc làm sạch nguồn nước tưới 20 5.1.4 Làm sạch cỏ có ở phân bón 21

5.2 Các biện pháp trừ cỏ cho lúa 21

5.2.1 Biện pháp vật lý cơ giới 21

5.2.1.1 Làm cỏ bằng tay 21

5.2.1.2 Làm cỏ bằng cơ giới 22

5.2.2 Biện pháp canh tác 23

5.2.2.1 Biện pháp làm đất 23

5.2.2.2 Gieo cấy mật độ thích hợp 24

5.2.2.3 Chăm sóc ruộng lúa 24

5.2.2.4 Luân canh 26

Trang 3

5.2.3.3 Thời điểm sử dụng thuốc diệt cỏ 28

5.2.3.4 Các đặc tính chủ yếu của thuốc diệt cỏ 28

5.2.3.5 Sử dụng thuốc diệt cỏ cho lúa theo nguyên tắc 4 đúng 33

5.2.3.6 Những vấn đề cần chú ý khi dùng thuốc diệt cỏ 37

5.2.3.7 Những ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến lúa 38

5.2.4 Biện pháp sinh học 40

5.2.4.1.Chủng nấm Helminthosporium He_lc 40

5.2.4.2 Chủng nấm Helminthosporium He_lt 41

5.2.4.3 Chủng nấm Bipolaris Bi 42

5.2.4.4 Chủng nấm Nigrospora Ni 43

5.2.4.5 Chủng nấm Curvularia Cur_ le 44

5.2.4.6 Chủng nấm Curoularia Cur_ o 45

Phần III Phương tiện và phương pháp 46

1 Phương tiện 46

2 Phương pháp 46

2.1 Chọn địa điểm tiến hành đề tài 46

2.2 Thời gian tiến hành đề tài 46

2.3 Tiến hành 46

Phần IV Kết quả và thảo luận 49

1 Kết quả điều tra thành phần cỏ dại trên ruộng lúa 49

1.1 Cỏ dại trong ruộng lúa 49

1.1.1 Mô tả đặc điểm 49

1.1.1.1 Ráng gạc nai 50

1.1.1.2 Rau bợ 51

1.1.1.3 Cỏ xà bông 51

1.1.1.4 Rau muống 51

1.1.1.5 Lữ đằng 52

1.1.1.6 Cỏ chân vịt 52

Trang 4

1.1.1.9 U du tía 55

1.1.1.10 Cỏ cháo 56

1.1.1.11 Cỏ lồng vực 57

1.1.1.12 Đuôi Phụng 57

1.1.1.13 San nước 59

1.1.1.14 Lục bình 59

1.1.1.15 Rau mác bao 60

1.1.1.16 Bèo cái 60

1.1.1.17 Bèo cám 61

1.1.2 Tác hại của cỏ dại trong ruộng lúa 63

1.1.3 Biện pháp phòng trừ cỏ dại trong ruộng lúa 64

1.1.3.1 Các biện pháp phòng ngừa cỏ dại trong ruộng lúa 64

1.1.3.2 Các biện pháp trừ cỏ trong ruộng lúa 65

1.2 Cỏ trên bờ ruộng 69

1.2.1 Mô tả đặc điểm 70

1.2.1.1 Sam 70

1.2.1.2 Dền cơm 70

1.2.1.3 Màn màn tím 71

1.2.1.4 Chó đẻ 71

1.2.1.5 Cỏ sữa lá lớn 72

1.2.1.6 Tai tượng Ấn 72

1.2.1.7 Đậu điều 74

1.2.1.8 Cóc mẳn 74

1.2.1.9 Thù lù cạnh 74

1.2.1.10 Lữ đằng cẩn 75

1.2.1.11 É lớn đầu 75

1.2.1.12 Vòi voi 76

Trang 5

1.2.1.16 Cỏ chỉ 79

1.2.1.17 Cỏ đuôi chồn 79

1.2.1.18 Cỏ lông 80

1.2.1.19 Cỏ lồng vực cạn 82

1.2.1.20 Cỏ cú 82

1.2.1.21 Kê to 83

1.2.1.22 Mần trầu 83

1.2.1.23 Túc 84

1.2.1.24 Vĩ thảo bò 84

1.2.2 Tác hại của cỏ trên bờ ruộng 86

1.2.3 Biện pháp phòng trừ cỏ dại trên bờ ruộng 86

1.3 Cỏ dại sống trong ruộng lẫn trên bờ ruộng 88

1.3.1 Mô tả đặc điểm 88

1.3.1.1 Dệu 88

1.3.1.2 Rau mương đứng 89

1.3.1.3 Cỏ cứt heo 89

1.3.1.4 Cỏ mực 90

1.3.1.5 Rau trai 92

1.3.1.6 Cỏ chác 92

1.3.1.7 Lác rận 93

1.3.1.8 Lúa ma 93

1.3.2 Tác hại của cỏ dại trên bờ ruộng và trong ruộng 95

1.3.3 Biện pháp phòng trừ cỏ trên bờ và trong ruộng 96

1.3.3.1 Các biện pháp phòng ngừa cỏ trên bờ và trong ruộng 96

1.3.3.2 Các biện pháp trừ cỏ trên bờ và trong ruộng lúa 96

2 Kết quả điều tra sự hiểu biết của nông dân về cỏ dại trên ruộng lúa.97 2.1 Sự hiểu biết của nông dân về thành phần cỏ dại 97

2.2 Nông dân nhận biết tác hại và biện pháp phòng trừ cỏ 99

Trang 6

2.2.1.2 Nông dân cho biết cỏ dại còn là nơi tồn tại và lan

truyền nhiều loại sâu bệnh và chuột phá hại 100

2.2.1.3 Cỏ dại làm giảm năng suất lúa gạo 100

2.3 Kinh nghiệm của nông dân trong phòng trừ cỏ dại 102

2.3.1 Kinh nghiệm phòng ngừa cỏ dại 102

2.3.2 Kinh nghiệm trừ cỏ cho lúa của nông dân 103

2.3.2.1 Làm cỏ bằng tay 103

2.3.2.2 Biện pháp canh tác 103

2.3.2.3 Kinh nghiệm sử dụng thuốc diệt cỏ trên ruộng lúa của

nông dân 107

Phần V Kết luận và đề nghị 109

1 Kết luận 109

2 Đề nghị 110 Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 7

Trang Bảng 1: Tỷ lệ % năng suất lúa giữa làm cỏ và không làm cỏ 16

Bảng 2: Tỷ lệ % năng suất lúa ở số lượng cỏ khác nhau 16

Bảng 3: Tỷ lệ năng suất lúa có cỏ ở 2 nền phân khác nhau 17

Bảng 4: Số lượng cỏ và tỷ lệ năng suất lúa 17

Bảng 5: Trọng lượng tươi của cỏ và tỷ lệ (%) năng suất lúa 18

Bảng 6: Tỷ lệ năng suất lúa khi làm cỏ ở các thời kỳ khác nhau 19

Bảng 7: Danh sách các loài cỏ trong ruộng 49

Bảng 8: Danh sách các loài cỏ trên bờ ruộng 69

Bảng 9: Danh sách các loài cỏ sống trong ruộng và cả trên bờ ruộng 88

Bảng 10: Kết quả điều tra nông dân về thành phần loài cỏ trong ruộng lúa ĐHCT, 2006

Bảng 11: Các yếu tố cạnh tranh giữa lúa và cỏ 99

Bảng 12: Phần trăm năng suất lúa giảm khi có mặt của cỏ trên ruộng lúa 102

Bảng 13: Kinh nghiệm áp dụng các biện pháp phòng ngừa cỏ dại trên ruộng lúa

của bà con nông dân ĐHCT, 2006 .102

Bảng 14: Tiêu chuẩn chọn giống của nông dân 104

Bảng 15: Mật độ sạ theo kinh nghiệm của nông dân 104

Bảng 16: Mực nước trên ruộng để khống chế cỏ theo kinh nghiệm của nông dân .105

Bảng 17: Thời gian cho nước vào ruộng theo kinh nghiệm của nông dân 106

Trang 8

Bảng 20: Hiện trạng áp dụng các biện pháp trừ cỏ lúa của nông dân 108

DANH SÁCH HÌNH

T rang Hình 1: Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, dưỡng chất và ẩm độ với lúa 12

Hình 2: Sự hấp thu đạm giữa lúa và cỏ 13

Hình 3: Cỏ dại là ký chủ trung gian cho côn trùng và chuột phá hại lúa 14

Hình 4: Cào cỏ có bàn răng xoay 23

Hình 5: Độ sâu mực nước trên ruộng có tác dụng hạn chế cỏ dại 25

Hình 6: Thời gian cho ngập nước và mực nước trên ruộng lúa cấy 25

Hình 7: Thời gian cho ngập nước và mực nước trên ruộng lúa sạ 25

Hình 8: Mực nước và mặt ruộng không thích hợp 26

Hình 9: Tác động của thuốc diệt cỏ tiếp xúc 28

Hình 10: Tác động của thuốc diệt cỏ lưu dẫn 29

Hình 11: Tác động của thuốc diệt cỏ biệt tính (A) và không biệt tính (B) 29

Hình 12: Chọn lọc không gian của thuốc diệt cỏ 31

Hình 13: Chọn lọc hình thái của thuốc diệt cỏ 32

Hình 14: Các dạng thuốc diệt cỏ 36

Hình 15: Hình dạng bụi lúa khi dùng thuốc diệt cỏ 38

Hình 16: Lá lúa bị đốm nâu (A) và giống lá hành (B) khi dùng nhiều thuốc

Trang 9

Hình 19: Nấm Helminthosporium chủng He_lc 41

Hình 20: Nấm Helminthosporium chủng He_lt 42

Hình 21: Nấm Bipolaris chủng Bi 43

Hình 22: Nấm Nigrospora chủng Ni 43

Hinh 23: Nấm Curvularia chủng Cur_le 44

Hình 24: Nấm Curvularia chủng Cur_o 45

Hình 25: Sơ đồ biểu thị vị trí thu mẫu (đường chấm) 47

Hình 26: Một số loài cỏ sống trong ruộng (1) 54

Hình 27: Một số loài cỏ sống trong ruộng (2) 58

Hình 28: Một số loài cỏ sống trong ruộng (3) 62

Hình 29: Một số loài cỏ sống trên bờ ruộng (1) 73

Hình 30: Một số loài cỏ sống trên bờ ruộng (2) 77

Hình 31: Một số loài cỏ sống trên bờ ruộng (3) 81

Hình 32: Một số loài cỏ sống trên bờ ruộng (4) 85

Hình 33: Một số loài cỏ sống trên bờ lẫn dưới ruộng (1) 91

Hình 34: Một số loài cỏ sống trên bờ lẫn dưới ruộng (2) 94

Trang 10

vụ cho việc giảng dạy các môn Phân loại học Thực vật, Hình thái giải phẩu Thực vật, Cỏ dại học…

Qua 15 lần điều tra thực tế ở 9 thửa ruộng thuộc 3 phường của quận Ninh Kiều, kết quả cho thấy:

- Đã phân loại được 49 loài thuộc 23 họ Thực vật Trong đó có:

+ 17 loài thuộc 12 họ chỉ có ở trong ruộng lúa.

+ 24 loài thuộc 12 họ sống ở trên bờ ruộng lúa.

+ 8 loài thuộc 6 họ hiện diện ở cả hai nơi, trên bờ và dưới ruộng lúa

- Bà con nông dân phối hợp nhiều biện pháp phòng và trừ cỏ khá hiệu quả

Số lượng cỏ ít, số loài cỏ cũng giảm nên ít gây ảnh hưởng đến năng suất lúa Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ cũng cung cấp được những thông tin ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn về cỏ dại

Trang 11

-oOo - Benito S Vergara 1998 Trồng lúa (Người dịch: GS TS Võ Tòng Xuân; Hà

Triều Hiệp) NXB Nông nghiệp, TP HCM

- Dương Văn Chín, Hoàng Anh Cung, Suk Jin Koo và Yong Woong Kwon 2000

Cỏ dại

phổ biến tại Việt Nam NXB Nông nghiệp, TP HCM

- Dương Văn Chín, Trần Thị Ngọc Sơn, Lê Công Kiệt, Hiroyuki Hiraoka,

Kazuyuki Itoh và Hiromi Kobayashi 2003 Cỏ dại ruộng lúa nước tại Việt

Nam NXB Nông nghiệp, TP HCM

- Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng 2002 Cỏ dại trong ruộng lúa và

biện pháp phòng trừ NXB Nông nghiệp

- Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền và Lê Trường 1978 Cỏ dại và biện pháp

phòng trừ NXB Nông nghiệp

- Hà Thị Hiến 2003 Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại NXB Văn hóa

dân tộc

- Nguyễn Đức Hiền 2005 Khảo sát ảnh hưởng của thời điểm xử lý trên hiệu lực

trừ cỏ và độ an toàn cho lúa của phối hợp thuốc cỏ Silk và websuper

- Phạm Hoàng Hộ 2000 Cây cỏ Việt Nam NXB Trẻ

- Trần Vũ Phến 2005 Cỏ dại và biện pháp quản lý Bộ môn Bảo vệ thực vật,

Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, ĐHCT (Tài liệu lưu hành nội bộ)

- Đặng Minh Quân 2001 Phân loại học Thực vật (Tập II Thực vật bậc cao) Bộ

Trang 12

sinh học của sáu chủng nấm thu thập tại TPCT Luận văn tốt nghiệp

- Reissing Wh và ctv 1993 Hướng dẫn biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại

trên lúa ở châu Á nhiệt đới Viện nghiên cứu lúa quốc tế, NXB Nông nghiệp

- Phí Hữu Xuân 1982 Hỏi đáp thuốc trừ sâu bệnh và cỏ dại NXB Nông nghiệp,

Trang 13

-o0o -Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

Họ và Tên: Địa chỉ:

Nhằm hỗ trợ sinh viên La Sở Sen và Trương Quốc Tất Bộ môn Sinh Khoa Sư Phạm - Trường ĐHCT hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp xin quý bà condành ít thời gian quý báu truyền thụ những kinh nghiệm trồng lúa bằng cách điềnthông tin vào phiếu về những vấn đề:

-I Thành phần cỏ dại trên ruộng lúa:

* Tên các loài cỏ dại trên ruộng lúa:

* Các loài cỏ phổ biến nhất trên ruộng lúa:

* Các loài cỏ dễ trị:

* Các loài cỏ khó trị:

* Thành phần cỏ dại trên ruộng lúa tùy thuộc vào những yếu tố:

II Tác hại của cỏ dại đối với lúa:

Trang 14

+ Cạnh tranh về mặt nào là nghiêm trọng nhất?

+ Sự cạnh tranh giữa cỏ dại và lúa gay gắt nhất khi (giai đoạn nào? hoàn cảnhnào?)

* Cỏ dại là nơi tồn tại và lan truyền nhiều loại sâu, bệnh và chuột phá hại:

+ Các loài côn trùng nào sống trên cỏ dại sau đó lan truyền gây hại cho lúa (Têncôn trùng và tên cỏ mà côn trùng đó sống)

+ Các loài nấm bệnh sinh sống trên cỏ dại lan truyền gây hại cho lúa (Tên nấmbệnh và tên cỏ mà nấm bệnh đó ký sinh)

+ Cỏ dại trên ruộng lúa có liên quan gì đến số lượng chuột phá hại

* Cỏ dại làm giảm năng suất và phẩm chất lúa gạo:

+ Với những tác hại do cỏ dại gây ra thì năng suất lúa giảm bao nhiêu phần trăm/ 1công:

+ Năng suất lúa giảm ít hay nhiều do cỏ dại gây ra sẽ tùy thuộc vào các yếu tố (số

Trang 15

+ Phẩm chất lúa gạo khi có sự hiện diện của cỏ dại trên ruộng lúa sẽ thế nào? Tạisao?

* Cỏ dại trên ruộng lúa làm giảm nguồn lợi nhuận của bà con là vì:

+ Tốn chi phí vào các khoảng:

+ Mất thời gian và công sức cho việc:

Tuy nhiên cỏ dại hiện trên ruộng lúa cũng có những lợi ích nhất định như:

III Các biện pháp phòng trừ cỏ dại:

* Để hạn chế cỏ dại trên ruộng lúa bà con đã áp dụng các biện pháp nào để phòng

ngừa cỏ dại (Tên biện pháp và cách làm cụ thể)

Trong đó bà con thường dùng biện pháp nào nhất? Tại sao?

* Các biện pháp trừ cỏ cho lúa (Tên biện pháp và cách làm cụ thể)

@ Biện pháp vật lý, cơ giới:

+ Làm cỏ bằng tay:

- Giai đoạn và số lần làm cỏ:

Trang 16

Ưu và khuyết điểm của biện pháp này:

- Ưu điểm:

- Khuyết điểm:

+ Làm cỏ bằng cơ giới (cào cỏ…):

@ Biện pháp canh tác:

+ Làm đất trước khi sạ (Làm thế nào? Nhằm mục đích gì ?)

+ Chọn hạt giống lúa thế nào?

+ Mật độ sạ (Nhằm hạn chế cỏ dại thì sạ với mật độ thế nào?):

+ Chăm sóc ruộng lúa: Bón phân và chế độ nước

- Bón phân khi nào để hạn chế sự cạnh tranh của cỏ dại:

- Đảm bảo chế độ nước:

Trang 17

thì có thể hạn chế sự nẩy mầm của hạt cỏ và diệt được các loài cỏ nào?)

- Thời gian cho ngập nước và mực nước thích hợp để khống chế cỏ dại:

- Ưu điểm của biện pháp cho ngập nước:

- Những trở ngại trong việc khống chế cỏ dại bằng biện pháp cho ngập nước:

+ Luân canh (thay đổi môi trường sống của cỏ, trồng cây gì thay cây lúa cho vụsau?)

@ Biện pháp hóa học (dùng thuốc diệt cỏ)

- Ưu khuyết điểm của thuốc diệt cỏ:

+ Ưu điểm:

+ Khuyết điểm:

- Thời điểm, loại thuốc (tên thuốc) và cách dùng:

- Xác định loại thuốc diệt cỏ để dùng là dựa vào:

Trang 18

Trong các biện pháp trừ cỏ cho lúa thì biện pháp nào thường dùng nhất? Tại sao?

Để diệt cỏ triệt để và kịp thời bà con thường áp dụng các biện pháp trên thế nào? Ngoài những thông tin trên bà con còn những kinh nghiệm trồng lúa (vấn đề liênquan đến cỏ dại) quý báu khác xin vui lòng cung cấp thêm:

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BÀ CON NÔNG DÂN

Phụ lục 2: SỰ XUẤT HIỆN CỦA CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA QUA 9 LẦN

ĐIỀU TRA Ở 3 PHƯỜNG CỦA QUẬN NINH KIỀU

Trang 22

Phụ lục 3: DANH SÁCH CÁC LOÀI CỎ TRÊN BỜ RUỘNG VÀ TRONG RUỘNG

18 Cỏ xà bông Sphaenoclea zeylanica

53

Trang 23

34 Màn màn tím Cleome rutidosperma DC. Capparaceae X 72

38 Rau mác bao Monochoria vaginalis

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ



Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ sông Mê Kông Nơiđây mưa thuận gió hòa, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanhnăm, thích hợp cho nhiều loài cây phát triển, đặc biệt là cây lúa ĐBSCL đượcmệnh danh là vựa lúa của cả nước, đóng góp 50% sản lượng lúa cả nước và 80%

gạo xuất khẩu (Nguồn: Viện lúa ĐBSCL) Cần Thơ cũng nằm trong vùng ĐBSCL

nên chọn cho mình cây lúa là cây lương thực chính Quận Ninh Kiều là trung tâmcủa thành phố Cần Thơ, mặc dù mức độ đô thị hóa ngày càng cao nhưng câu cadao ông bà ta để lại vẫn còn trong câu nói của người dân, cho thấy cây lúa vẫn

Trang 24

“Cần Thơ gạo trắng, nước trong

Ai đi đến đó, lòng không muốn về.”

Từ khi khai hoang lập địa, dân di cư đã mang theo tập quán trồng lúa đếnvùng đất này Quanh năm người dân sống với nghề làm ruộng là chính, thế hệ nàynối tiếp thế hệ kia nên nông dân ta có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa.Chẳng hạn như câu:

“Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn.”

Đúng vậy, từ rất lâu nông dân đã thấy được cỏ dại làm giảm năng suất lúa,làm tốn hao nhiều công sức khi làm ruộng Cỏ dại gây hại cho lúa mà không biểuhiện liền, đến khi lúa lớn và thu hoạch mới thấy cây lúa không vững, ít bông hoặchột lép hoặc hột không mẩy Nó làm giảm năng suất, sản lượng và tăng chi phí sảnxuất Theo thống kê ở các nước trồng lúa châu Á, cỏ dại có thể làm giảm tới 60%năng suất lúa Nhìn chung trên thế giới, cỏ dại làm giảm 15% tổng sản lượng lúagạo hằng năm Theo FAO (Cơ quan lương thực của Liên hiệp quốc) thì thiệt hại do

cỏ dại gây ra trên thế giới hằng năm có thể nuôi sống 100 triệu người/năm

Nhìn chung, nông dân đã nhận thấy cỏ dại ảnh hưởng nghiêm trọng đến câylúa Họ và những nhà khoa học tìm cách để phòng trừ cỏ dại Tuy nhiên sự hiểubiết của họ về cỏ dại đã đầy đủ chưa ? Họ có biết hết tên các loài cỏ trong ruộngcủa mình hoặc đã nắm được tác hại của cỏ dại và cơ sở của những tác hại đó haychưa ? Vì lẽ đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Điều tra các loài cỏ dại và ảnh hưởngcủa chúng đến cây lúa trên ruộng lúa ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” vớimục đích:

Nhận biết và phân loại được các loài cỏ dại trên ruộng lúa ở quận Ninh Kiều.Tìm hiểu ảnh hưởng của cỏ dại lên sự sinh trưởng, phát triển và năng suấtcủa cây lúa, cùng những biện pháp phòng trừ các loài cỏ dại

Trang 25

Là một nguồn tài liệu cho môn Phân loại học Thực vật, Cỏ dại học, Bảo vệ thực vật, và là tài liệu tham khảo ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn về cỏ

dại

Trang 26

PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU



1 ĐỊNH NGHĨA CỎ DẠI

Không có một định nghĩa chính xác dành cho “cỏ dại”, tùy theo quan điểmkhi đánh giá vấn đề mà người ta có thể có những định nghĩa khác nhau về cỏ dại[Phến, 2005] Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng [2000]: “Cỏ dại làtất cả những cây không được trồng mà lại có trên ruộng “Dại” ở đây không cónghĩa là độc hay nguy hiểm cho người mà có nghĩa là mọc bừa bãi, mọc ở nhữngnơi mà người ta không muốn chúng mọc.” Như vậy “cỏ dại” không chỉ là những

cây có hại cho cây trồng như Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.), cỏ Đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.), Cỏ chác (Fimbristylis miliacea L.),… mà kể cả những cây có ích như Rau ngổ (Enydra fluctuans Lour.), Rau muống (Ipomoea aquatica Forsk),… nếu mọc xen vào ruộng (không do con người trồng) thì vẫn bị

xem là cỏ dại Trần Vũ Phến [2005] tạm đưa ra một vài định nghĩa dựa theo nhữngquan niệm đánh giá khác nhau:

- Cỏ dại là những loài thực vật mọc hoang trong tự nhiên, ở những nơi vàvào những thời điểm mà con người không mong muốn có sự hiện diện của chúng

- Cỏ dại cũng có thể được định nghĩa như là những thực vật mà các đặcđiểm con người không mong muốn nhiều hơn các đặc điểm được mong muốn

- Cỏ dại cũng có thể là những loài thực vật mà ở thời điểm này, ở nơi nàynhững tính hữu ích của chúng chưa được phát hiện, hoặc những loài thực vật màtính năng gây hại của chúng cho con người lớn hơn những lợi ích mà nó đem lại

Tuy nhiên, có một số loài cỏ lúc nào cũng được xem là cỏ dại như Cỏ lồng

Trang 27

Nói chung: “Cỏ dại là những thực vật mọc ở một nơi ngoài ý muốn của

con người và làm ngăn trở hoạt động của con người”.

Trong đề tài này, chúng tôi xem cỏ dại là những cây không được người trồng

mà tự mọc ở trong ruộng lúa và trên bờ ruộng

2 PHÂN LOẠI CỎ DẠI

Tùy theo mục tiêu mà người ta có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại.Theo Trần Vũ Phến [2005]: “Nguyên tắc của việc phân loại cỏ là xếp những loại cỏ

có nhiều đặc tính tương tự hơn là khác biệt vào cùng một nhóm” Các tiêu chuẩnphân loại thường được sử dụng là:

- Phân loại theo Hệ thống phân loại Thực vật

- Phân loại theo thời gian sống của cỏ

- Phân loại dựa theo hình dạng lá

- Phân loại dựa theo cấu trúc cơ thể và tập tính tăng trưởng

- Phân loại dựa trên tập tính sinh sống

- Phân loại theo một số tiêu chuẩn phân loại khác

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tra khảo và phân loại các cây cỏ theo tài liệu

“Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ [2000] và “Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam”của Dương Văn Chín [2000]

2.1 Phân loại theo Hệ thống phân loại Thực vật

Cách phân loại này thường được áp dụng trong nghiên cứu cơ bản Người tadựa vào những đặc điểm giống nhau và khác nhau về hình thái, giải phẩu để phânloại chúng Mức phân loại căn bản nhất là loài (species), nhiều loài giống nhau hợpthành chi (genus), nhiều chi hợp thành họ (familia), nhiều họ giống nhau hợp thành

bộ (ordo), cứ như vậy lên đến những mức phân loại cao dần là lớp (classis), ngành(divisio), giới (regnum) [Chinh và Phụng, 2000; Phến, 2005]

Trang 28

Ví dụ: Các loài Cỏ mực (Eclipta alba L.), Cỏ chân vịt (Sphaeranthus africanus L.), cỏ Cúc áo (Spilanthes paniculata Wall.)… hợp thành họ Cúc

(Asteraceae)

2.2 Phân loại theo thời gian sống của cỏ

“Chu kỳ sống được tính từ lúc cỏ nẩy mầm - tạo ra thế hệ mới và chết”.Kiểu phân loại này thường được dùng để xem xét áp dụng các biện pháp hóa họchoặc thủ công [Chinh và Phụng, 2000; Phến, 2005]

2.2.1 Cỏ hằng niên (hàng niên) hay nhất niên

Thời gian chu kỳ đời sống là một năm Chu kỳ sống của nhóm cỏ nàythường trùng vời thời vụ Sinh sản và phát tán chủ yếu bằng hột Cũng có một số ítcây sinh sản bằng đốt thân có rễ để lại cho năm sau tiếp tục mọc lên

Phần lớn cỏ dại trong ruộng thuộc nhóm cỏ hằng niên Nhóm cỏ này tươngđối dễ trị và ít tốn kém Tốt nhất là diệt khi mới nẩy mầm hoặc trước khi ra hoabằng biện pháp hóa học và biện pháp khác kết hợp Nhưng do sự tạo hột rất nhiềunên cần kiểm soát chúng liên tục qua nhiều vụ

Ví dụ: Cỏ chác (Fimbristylis miliacea L.), Rau trai (Commelina diffusa Burm.f.), Đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.), Cỏ lồng vực (Echinochloa crus- galli L.),…

2.2.2 Cỏ nhị niên

Cỏ nhị niên có chu kỳ đời sống là hai năm Năm thứ nhất là giai đoạn tăngtrưởng, tạo rễ củ… Năm thứ hai là giai đoạn cây ra hoa, tạo hột Sau khi tạo hột thìchết Ở nước ta ít thấy nhóm cỏ này [Phến, 2005]

Trang 29

2.2.3 Cỏ đa niên

Trần Vũ Phến [2005] phân chia ra cỏ hằng niên, cỏ nhị niên, cỏ đa niên, nênnhóm cỏ đa niên là những loài cỏ có chu kỳ đời sống từ hai năm trở lên Còn vớiNguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng [2000] chỉ phân chia thành cỏ hằng niên

và cỏ đa niên nên nhóm cỏ đa niên có chu kỳ sống trên một năm Nhóm cỏ nàysinh sản và phát tán cả bằng hột (hữu tính) lẫn bằng cơ quan sinh dưỡng (vô tính)

Do một năm thường trồng nhiều vụ, mỗi vụ đều có khâu làm đất và liên tục

có nước nên nhóm cỏ này thường hiện diện ít hơn cỏ hằng niên Tuy nhiên, việcphòng trừ cỏ đa niên thường khó khăn và tốn kém hơn, vì chưa có thuốc đặc trị đểdiệt các bộ phận giúp cỏ tồn tại Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng [2000]

đã nêu lên biện pháp phòng trừ cỏ đa niên tốt nhất là cày bừa nhiều lần, nhặt bỏcây cỏ hoặc phun các loại thuốc không chọn lọc trước khi làm đất gieo cấy hoặcngâm nước một thời gian dài

Ví dụ: Cỏ chỉ (Cynodon dactylon L.), Cỏ lông (Brachiaria mutica F.),…

2.3 Phân loại dựa theo hình dạng lá [Chinh và Phụng, 2000; Phến, 2005].

Dựa vào hình dạng của lá, người dân thường phân ra cỏ lá rộng, cỏ lá hẹp

Có người còn phân thêm một dạng trong cỏ lá hẹp đó là nhóm cỏ lác Phân loạitheo hình dạng lá có ý nghĩa khi sử dụng các biện pháp trừ cỏ, biện pháp thủcông…

Trang 30

Cỏ lá rộng có phiến lá thường rộng, ngắn hoặc dài, rất đa dạng, gân lá xếptheo nhiều cách nhưng không song song Cỏ lá rộng gặp ở cả cây một lá mầm vàcây hai lá mầm (song tử diệp).

Ví dụ: Rau mác bao (Monochoria vaginalis Burm.f.), Cỏ xà bông

(Sphenoclea zeylanica Gaertn.),…

2.4 Phân loại dựa theo cấu trúc cơ thể và tập tính tăng trưởng [Phến, 2005]

- Thân thảo: Cây có thân mềm, không có cơ cấu hậu lập Ví dụ: Cỏ lồng

vực (Echinochloa crus-galli L.), Rau mác bao (Monochoria vaginalis Burm.f.), …

- Dây leo: Thân dạng dây leo hoặc có tua cuốn Ví dụ: Dây bò như Rau

muống (Ipomoea aquatica Forsk), dây leo quấn như Bìm bìm (Ipomoea triloba L.), thân trườn như Biện lý (Quisqualis indica L.).

- Bụi: Thân cây mọc thành dạng bụi Ví dụ: Mắc cỡ (Mimosa pudica L.),…

- Thân mộc: Thân cứng, có cơ cấu hậu lập, có nhánh Ví dụ: Đậu điều

(Phaseolus lathyroides L.),…

2.5 Phân loại dựa trên tập tính sinh sống

Theo Trần Vũ Phến [2005] cách phân loại này dựa vào tập tính sinh sốngtrên giá thể cần thiết nào mà cỏ được chia ra:

- Cỏ mọc trên đất: Cỏ sống ở trên cạn, rễ ở dưới đất và thân, cành, lá trên

không

- Cỏ biểu sinh: Sống bám trên cây khác, có thể sống kí sinh như dây Tơ

hồng (Cuscuta spp Tourn.) hay bán ký sinh như Striga asiatica L

- Cỏ thủy sinh:

Trang 31

+ Thủy sinh ngập trong nước: Các bộ phận của cây nằm trong nước.+ Thủy sinh trôi nổi trong nước: Rễ không tiếp xúc với đất

Trong đề tài này, chúng tôi phân loại các loài cỏ dại tìm được dựa vào Hệthống phân loại Thực vật, đồng thời xếp chúng vào 3 nhóm dựa theo môi trườngsống của cây:

- Nhóm cỏ dại sống trong ruộng

- Nhóm cỏ dại sống trên bờ ruộng

- Nhóm cỏ dại sống cả trong ruộng lẫn trên bờ ruộng

3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CỎ DẠI

Để có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ cỏ tốt, ta cũng cần biết một sốđặc điểm của chúng Trần Vũ Phến [2005] cho rằng “Cỏ dại là những thực vậtđược tồn tại qua quá trình chọn lọc tự nhiên, không như cây trồng là do con người

Do đó, bên cạnh những đặc điểm sinh học của các loài thực vật nói chung, chúngcòn có những đặc điểm khác mà cây trồng không có hoặc ít có”

3.1 Miên trạng

“Miên trạng là dạng của tình trạng nghỉ của hột hay cơ quan sinh sản sinhdưỡng, chúng không nẩy mầm ngay cả khi dưới điều kiện thuận hợp” Trần VũPhến [2005] chia ra 3 dạng miên trạng: miên trạng nguyên sinh, miên trạng cảmứng, miên trạng ép buộc Hột có miên trạng thường không thấm nước và oxy, phôichưa thành thục hoặc có chất ức chế trong phôi

Miên trạng giúp cho cỏ sống sót qua điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên nócũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cỏ dại khó trị Muốn áp dụng cácbiện pháp phòng trừ cỏ được hiệu quả thì cần phải phá vỡ sự miên trạng này Sau

Trang 32

- Hoạt động của vi sinh vật hay xử lý với acid đối với hột có vỏ không thấmnước.

- Có những loài cỏ lớp vỏ cứng bị vỡ trong điều kiện ẩm ướt hoặc khô liêntục

- Phương pháp nhân tạo: Xử lý với KNO3, Gibberellic acid, chất có tác độnggiống Cytokinin và Auxin hoặc xử lý ánh sáng và nhiệt độ Benzyladenine có thể

làm giảm khả năng đâm chồi từ thân củ Cỏ cú (Cyperus rotundus L.) và phá vỡ tác động hưu miên của chồi ngọn ở Cỏ năng (Scirpus maritimus).

3.2 Sự nẩy mầm của cỏ dại

Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng [2000] mặc dầu cỏ có khảnăng thích ứng cao, nhưng để nẩy mầm thì vẫn cần những điều kiện nhất định nhưnước, ánh sáng, oxy… Trong đó điều kiện quan trọng nhất là nước Ruộng quá khôhoặc thường xuyên ngập nước hột cỏ đều không nẩy mầm Phần lớn cây hằng niênđều nẩy mầm vào đầu mùa mưa để rồi cho ra hột giống vào mùa nắng

Khi nẩy mầm, hột cỏ trải qua các quá trình: hấp thu nước và thủy phân tinhbột, hoạt động trao đổi chất nhanh, rễ hình thành và mọc dài ra, hình thành chồimầm, tăng trưởng độc lập Có 2 kiểu nẩy mầm là nẩy mầm thượng địa (nẩy mầmtrên mặt đất) ở cây hai lá mầm và nẩy mầm hạ địa (nẩy mầm dưới mặt đất) ở câymột lá mầm

Đặc điểm của cỏ dại là thời gian mọc mầm không đều Sau khi làm đất gieocấy, gặp điều kiện ánh sáng và nước đầy đủ, một số cỏ bắt đầu mọc và thường sau

7 - 10 ngày phần lớn mới mọc hết, còn lại một số ít tiếp tục mọc về sau, chậm nhất

là khoảng 15 ngày Nguyên nhân là do thời gian miên trạng khác nhau, thời gianchín không đều, độ sâu chôn vùi khác nhau Tuy nhiên, do đặc điểm canh tác nênmặc dù thời gian cỏ mọc không đều nhưng cũng tương đối tập trung (nẩy mầm từ 3

Trang 33

3.3 Sự tăng trưởng và phát triển của cỏ dại

Cỏ dại tăng trưởng qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn cây non: Là giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng và lớn lên Nó

bắt đầu cạnh tranh với cây trồng dưỡng chất và nước Tuy nhiên đây là giai đoạn

dễ bị tổn thương nên các biện pháp phòng trừ thường được áp dụng khi cây cònnon và dễ đạt được kết quả Hiệu quả nhất là biện pháp hóa học, sử dụng thuốc diệt

cỏ tiền nẩy mầm, hậu nẩy mầm sớm

- Giai đoạn cây trưởng thành: Là giai đoạn cỏ đã phát triển đầy đủ rễ, thân,

lá Cây cứng cáp hơn, khả năng cạnh tranh gay gắt hơn, nhất là lúc trước khi bướcvào sinh sản Giai đoạn này cỏ có sức chống chịu tốt hơn nên việc quản lý chúngcũng khó hơn Một số loài, khi điều kiện môi trường quá khắc nghiệt, chúng sẽchuyển sang sinh sản sớm hơn

Trong 2 giai đoạn tăng trưởng và phát triển của cỏ dại thì giai đoạn cây non

là giai đoạn được Trần Vũ Phến [2005] đánh giá là “giai đoạn quan trọng nhất choviệc tác động các biện pháp quản lý cỏ dại”

3.4 Sự sinh sản của cỏ dại

Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng [2000] cho biết sự sinh sản của

cỏ dại có những đặc điểm:

- Có nhiều hình thức sinh sản: “Các loài cỏ dại càng có khả năng sinh sản

với nhiều hình thức thì việc quản lý chúng càng khó khăn” [Phến, 2005] Đa số cácloài cỏ hằng niên và nhị niên sinh sản hữu tính bằng hột Hầu hết thường trổ hoavào khoảng 5 tuần sau khi nẩy mầm Một số loài còn có khả năng ra hoa, tạo hộttrước khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi, hoặc rụng hột trước khi ruộng đượcthu hoạch Một số khác sinh sản bằng bào tử, bằng hình thức trinh sản Ngoài ra,

Trang 34

có nhiều loài cỏ sinh sản bằng các cơ quan sinh dưỡng như thân rễ, thân củ, cănhành, đốt thân,… Các hình thức này thường thấy ở cỏ đa niên.

- Khả năng sinh sản nhanh và nhiều: “Từ một hột Cỏ lồng vực

(Echinochloa crusgalli L.) mọc thành cây chỉ sau 3 tháng có thể sinh ra từ 200

-300 hột cỏ mới Một cây Rau dền (Amaranthus sp.) có thể sinh ra hàng triệu hột.

Steven (1932) điều tra 101 cây cỏ mỗi năm sản sinh 20.832 hột (trung bình 206hột/cây), 61 cây cỏ đa niên sản sinh 16.629 hột (trung bình 272 hột/cây)” Hoa củacác loài cỏ sinh sản bằng hột thường không mọc riêng lẻ, nếu mọc riêng lẻ thì trênmột cây có rất nhiều hoa

- Có nhiều hình thức tồn tại: Hột cỏ khi chín thường rụng xuống đất Đến

mùa sau, khi gặp điều kiện thuận lợi lại tiếp tục mọc lên Hoặc nó được gặt hái

cùng với lúa khi thu hoạch, đặc biệt là Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.) tồn

tại lẫn trong hột giống vì chín cùng lúc với lúa và có kích thước tương đương.Ngoài ra, cỏ còn có thể tồn tại nhờ đốt thân, thân củ,…

3.5 Sự phát tán của cỏ dại

Cỏ dại có nhiều hình thức phát tán, lan truyền Các tác nhân thường gặp là:

- Phát tán nhờ gió: Các hột cỏ nhỏ, nhẹ, có cơ quan phụ dạng cánh khi chín

được gió phát tán đi xa

- Phát tán nhờ nước: Đây là tác nhân quan trọng nhất trong ruộng lúa Cỏ

thủy sinh, nổi nhờ cấu trúc phao, hột nhỏ, nhẹ, vỏ hột không thấm nước khi rơixuống nước được nước mang đi theo kênh mương từ ruộng này sang ruộng khác

Ở ĐBSCL, hằng năm có lũ tràn ngập, khi nước rút có thể để lại nhiều mầm cỏ, làmmật độ cỏ tăng lên

- Phát tán nhờ người và động vật: Một số hột cỏ, vỏ của chúng có độ dính,

Trang 35

động vật Như vậy cỏ vô tình được phát tán đi khi người và động vật di chuyển từnơi này đến nơi khác [Chinh và Phụng, 2000; Phến, 2005].

3.6 Sự lưu tồn và khả năng sống sót của giống mầm cỏ dại

Hột cỏ dại có khả năng tồn tại trong đất trong thời gian rất dài Nhiều thínghiệm cho thấy hột cỏ bị chôn vùi dưới đất có khả năng tồn tại từ vài năm đến

hàng chục năm Hột của Lục bình (Eichhornia crassipes Mart.) có thể sống khoảng

15 năm Thời gian sống của cỏ chịu ảnh hưởng bởi loại đất và hàm lượng nướctrong đất

Cỏ dại có khả năng chịu đựng và thích ứng cao hơn so với cây trồng nên nótồn tại ở khắp nơi, cả ở những nơi khắc nghiệt đối với cây trồng “Trong ruộngthiếu phân bón và nước, cây cỏ vẫn sống tốt hơn hẳn so với cây lúa Phạm vi nhiệt

độ thích hợp của cây cỏ cũng rộng hơn cây lúa Ở nhiệt độ thấp 10 - 120C cây lúa

có thể bị chết nhưng cây cỏ vẫn ít bị ảnh hưởng [Chinh và Phụng, 2000] Thấyđược đặc tính này của cỏ, một số nhà khoa học đang tìm cách để chuyển gen chốngchịu tốt cho cây trồng, bao gồm cả lúa

4 TÁC HẠI CỦA CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

Theo F.A.O (Cơ quan lương thực của Liên hiệp quốc) thì thiệt hại do cỏ dại

gây ra hàng năm trên thế giới có thể nuôi sống 100 triệu người/năm và sự thiệt hạinày xảy ra nặng nề hơn ở vùng nhiệt đới, theo thống kê ở các nước trồng lúa châu

Á, cỏ dại có thể làm giảm tới 60% năng suất lúa [Chinh và Phụng, 2000]

Năng suất giảm do cỏ dại gây ra có thể được đánh giá qua một số quốc gia.Tại Ấn Độ sản lượng lúa giảm 10% do cỏ dại Philippines, thiệt hại này vàokhoảng 11% trong mùa khô và 13% trong mùa mưa Nhật Bản, sản lượng giảm8,6% do cỏ dại Bình quân mỗi năm trên thế giới, người ta ước tính có khoảng 10%tổng sản lượng lúa gạo bị mất đi do cỏ dại

Trang 36

Sự hiện diện của cỏ dại trên ruộng lúa ngoài việc làm giảm sản lượng vàchất lượng lúa gạo, nó còn phát sinh nhiều chi phí cho các biện pháp phòng trừ cỏdại như: biện pháp canh tác, biện pháp vật lý, cơ giới, biện pháp hóa học, biệnpháp sinh học Các chi phí trên ước tính vào khoảng 5% sản lượng lúa gạo thế giới.Như vậy, nhìn chung trên thế giới cỏ dại làm giảm 15% tổng sản lượng lúa gạohàng năm.

Các thí nghiệm gần đây cho thấy sự giảm sút năng suất lúa tỷ lệ với mật độ

cỏ dại Cứ 100 cây cỏ/m2 làm giảm 17% năng suất, từ 100 - 200 cây cỏ/m2 thì năngsuất giảm thêm 10%, nhưng từ 200 cây về sau cứ tăng 100 cây cỏ thì năng suấtcũng chỉ giảm thêm từ 4 - 6% Tác hại của cỏ không chỉ trên số lượng mà còn tùythuộc vào loài cỏ và sự sinh trưởng của từng cây cỏ

Thành phần cỏ dại luôn thay đổi theo địa hình, đất đai, chế độ nước, mùa vụ

và kỹ thuật thâm canh cây lúa Nhìn chung, ở Việt Nam các loài Cỏ lồng vực

(Echinochloa crus-galli L.) được xem là các đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất

trên ruộng lúa [Chinh, Tuyền và Trường, 1978]

Nguyên nhân của những tác hại trên là do:

4.1 Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, dưỡng chất và nước đối với lúa

Trang 37

4.1.1 Cạnh tranh về ánh sáng

Ánh sáng quyết định đến 90 - 95% năng suất lúa Quá trình quang hợp củacây lúa nhờ vào 100% nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời Vì vậy cỏ dại mọctrong lúa sẽ che bớt ánh sáng của lúa nên quang hợp giảm dẫn đến năng suất lúagiảm

4.1.2 Sự tranh cướp nước và dưỡng chất

Khi cỏ dại có mặt trên ruộng lúa thì chúng hút một lượng đáng kể nước vàmuối khoáng trong đất, làm lúa thiếu nước và dinh dưỡng nên sinh trưởng chậmnăng suất thấp Cỏ dại tranh cướp nước và dưỡng chất xảy ra suốt thời kỳ sinhtrưởng của cây lúa Hầu hết các loài cỏ dại sinh trưởng, phát triển mạnh hơn lúanên sự cạnh tranh nước và dưỡng chất diễn ra rất quyết liệt Sự cạnh tranh cànggay gắt khi lúa thiếu phân bón và nước, lúc này cây lúa bị ảnh hưởng rất lớn.[Chinh, Tuyền và Trường, 1978]

Thực nghiệm cho thấy tỷ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng quan trọng trongcây cỏ bằng hoặc cao hơn trong cây lúa Vì vậy việc bón phân có thể không làmtăng năng suất trên ruộng lúa có hiện diện cỏ dại, vì cỏ dại hấp thu chất dinh dưỡng(đặc biệt là đạm và lân) mạnh hơn lúa [Reissing và ctv, 1993]

Hình 2: Sự hấp thu đạm giữa lúa và cỏ

Trang 38

Nếu trên ruộng lúa có những cỏ thấp cây (Cây vảy ốc Rotala indica

Willd., ), lượng đạm do lúa hấp thu được chỉ bằng 70% so với ruộng lúa không có

cỏ Còn nếu trên ruộng lúa có những cỏ cao cây (Cỏ lồng vực Echinochloa

crus-galli L., Lác mỡ Cyperus difformis L., ) thì lúa chỉ hấp thu đạm 50% so với ruộng

lúa sạch cỏ

Nhìn chung ánh sáng, nước và dưỡng chất là 3 yếu tố rất cần thiết đối vớicây lúa, nếu thiếu một trong ba yếu tố này, các yếu tố khác sẽ không được cây lúa

sử dụng hiệu quả Vì vậy cần phải diệt cỏ sớm và triệt để [Benito S.V.,1998]

4.2 Cỏ dại là ký chủ trung gian cho côn trùng, các đối tượng gây bệnh cho lúa

và là nơi trú ẩn của chuột [Chinh và Phụng, 2000]

Các loài cỏ cùng họ, bộ hay có những đặc tính giống cây lúa sẽ làm ký chủcho những nguồn sâu bệnh hại lúa

Ruộng có nhiều cỏ dại thì ẩm độ và nhiệt độ tăng làm cho sâu bệnh tăng.Mặt khác cỏ dại tranh cướp các điều kiện sống làm lúa sinh trưởng kém, tính đềkháng sâu bệnh giảm đi, tác hại của sâu bệnh càng thêm nghiêm trọng [Chinh,Tuyền và Trường, 1978]

Cỏ dại

Trang 39

Hình 3: Cỏ dại là ký chủ trung gian cho côn trùng và chuột phá hại lúa

Bọ rầy xanh đuôi đen (Nephotettix nigropictus) mang virus gây bệnh vàng

lụi cho lúa trong những điều kiện nhất định, thường ẩn náu và sống trên cỏ dại

Các loài nấm bệnh đạo ôn, khô vằn, sâu cuốn lá lúa, bọ xít sinh sống được

trên nhiều loài cỏ Hòa bản như Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.), Đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.), Cỏ chỉ (Cynodon dactylon L.),…

Riêng Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.) là nơi trú ẩn của Sâu xám (Agrotis ypsilon Rott ) và là nơi đẻ trứng của Bọ xít đen (Scotinophara coartata).

Ở Việt Nam, nhiều người đã xác nhận Lục bình (Eichhornia crassipes Mart.) là nơi tồn tại lan truyền nấm bệnh khô vằn rất quan trọng.

Cỏ dại cũng là nơi trú ẩn và sinh đẻ rất tốt của chuột

4.3 Cỏ dại làm giảm phẩm chất và năng suất lúa gạo

Những tác hại trên do cỏ dại gây ra không chỉ làm cho cây lúa sinh trưởng,phát triển kém, năng suất lúa giảm mà còn làm giảm chất lượng của lúa gạo nhưlàm hột lúa bị lem vỏ, không mẩy, hột gạo bị đục và gãy, đồng thời hột cỏ (nhất

là Cỏ lồng vực) lẫn trong lúa làm giảm giá trị của lúa gạo, đặc biệt là hột lúa làmgiống và xuất khẩu [Chinh và Phụng, 2000]

4.4 Cỏ dại làm tăng thêm giá thành sản phẩm nông nghiệp [Chinh, Tuyền và

Trường, 1978]

Trang 40

Việc trừ cỏ phải tốn thêm công sức và những phương tiện như máy móc,nông cụ, nhiên liệu, hóa chất đã làm tăng chi phí, tăng giá thành trong sản xuấtnông nghiệp

- Cỏ dại làm tăng thêm chi phí về làm đất: Làm đất không chỉ tạo trạng thái

vật lý, hóa học, sinh học cho việc gieo cấy và sinh trưởng của cây lúa mà còn đểphòng trừ cỏ dại

- Cỏ dại làm tăng chi phí về thu hoạch: Ruộng nhiều cỏ, máy móc thu

hoạch chậm hoặc không thu hoạch được

Tuy nhiên cỏ dại hiện diện trên ruộng lúa cũng có những mặt có lợi nhấtđịnh:

- Tích lũy vào tầng đất cày những chất dinh dưỡng như: N, P, K có ở nhữnglớp đất sâu và trong nước mưa

- Với khối lượng chất hữu cơ lớn, cỏ dại làm tăng thêm chất hữu cơ và mùncho đất

- Giữ đất khỏi bị xói mòn, đất và dinh dưỡng khỏi bị trôi đi

- Tận thu làm chất đốt: Sử dụng cỏ làm nhiên liệu đồng thời là cách trị cỏ cóhiệu quả và tận thu những tro mà cỏ đã tích lũy được

* Các yếu tố chi phối tác hại của cỏ dại đối với lúa

- Loại hình canh tác và giống lúa

Lúa và cỏ dại có mối liên quan rất chặt chẽ với các điều kiện sống, đặc biệtvới điều kiện nước trong đất Lúa vùng khô hạn có các loài cỏ chịu khô hạn Lúavùng ngập nước cũng có những loài cỏ chịu ngập nước hoặc sống trong nước đểcạnh tranh với lúa Vì vậy cỏ dại làm giảm năng suất lúa cả mùa mưa lẫn mùa khô

Ngày đăng: 20/07/2018, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w