“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số biểu hiện bệnh lý bệnh cầu trùng thỏ nuôi tại trại thỏ Thúy Thắng Thượng Lan Việt Yên Bắc Giang và biện pháp điều trị”“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số biểu hiện bệnh lý bệnh cầu trùng thỏ nuôi tại trại thỏ Thúy Thắng Thượng Lan Việt Yên Bắc Giang và biện pháp điều trị”“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số biểu hiện bệnh lý bệnh cầu trùng thỏ nuôi tại trại thỏ Thúy Thắng Thượng Lan Việt Yên Bắc Giang và biện pháp điều trị”
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
LỜI CẢM ƠN iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 3
2.1.1 Thành phần loại cầu trùng thỏ 3
2.1.2 Đặc điểm, hình thái, kích thước các loại cầu trùng thỏ 3
2.1.3 Vòng đời của cầu trùng thỏ 8
2.1.4 Tính chuyên biệt của cầu trùng 12
2.1.5 Sức đề kháng của cầu trùng 13
2.2 Những hiểu biết về bệnh cầu trùng thỏ 15
2.2.1 Thiệt hại về kinh tế do bệnh cầu trùng gây ra 15
2.2.2 Triệu chứng, bệnh tích của bệnh cầu trùng thỏ 15
2.2.3 Chẩn đoán bệnh cầu trùng thỏ 17
2.2.4 Phòng và điều trị bệnh cầu trùng thỏ 18
2.2.5 Giới thiệu hai loại thuốc điều trị cầu trùng 19
2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 21
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 21
2.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 22
Phần 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Vật liệu nghiên cứu 24
3.3 Nội dung nghiên cứu 24
i
Trang 23.3.1 Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng thỏ 24
3.3.2 Khảo sát một số triệu chứng và bệnh tích của bệnh cầu trùng thỏ 24
3.3.3 Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị cầu trùng 25
3.4 Phương pháp nghiên cứu 25
3.4.1 Phương pháp lấy mẫu 25
3.4.2 Phương pháp xét nghiệm mẫu 26
3.4.3 Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ mắc bệnh 27
3.4.4 Phương pháp xác định các triệu chứng lâm sàng của thỏ bị cầu trùng 28
3.4.5 Phương pháp xác định bệnh tích đại thể của thỏ bị bệnh cầu trùng 28
3.4.6 Xác định hiệu quả trị bệnh cầu trùng thỏ 28
3.4.7 Phương pháp xử lí số liệu 29
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng thỏ 30
4.1.1 Tỷ lệ và cường độ mắc bệnh cầu trùng theo tuần tuổi thỏ 30
4.1.2 Tỷ lệ và cường độ mắc bệnh bệnh cầu trùng thỏ theo tháng trong năm 32
4.1.3 Tỷ lệ và cường độ mắc bệnh cầu trùng theo trạng thái phân 34
4.2 Một số triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của thỏ mắc bệnh cầu trùng 35
4.2.1 Kết quả theo dõi biểu hiện lâm sàng của thỏ mắc bệnh cầu trùng 35
4.2.2 Bệnh tích của thỏ mắc bệnh cầu trùng 37
4.3 Hiệu quả điều trị cầu trùng thỏ 39
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.3 Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
ii
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau 5 năm học tập đến nay tôi đã hoàn thành chương trình khoá học với
khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thú y với đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch
tễ và một số biểu hiện bệnh lý bệnh cầu trùng thỏ nuôi tại trại thỏ Thúy Thắng Thượng Lan - Việt Yên - Bắc Giang và biện pháp điều trị” Để hoàn
thành khoá học và đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình
và định hướng của giảng viên hướng dẫn TS NguyễnVăn Lưu; Sự quan tâmgiúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của tập thể giảng viên khoa Chăn nuôi -Thú y, trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang và chủ trại thỏ bác Đỗ XuânThúy; Sự quan tâm giúp đỡ của các cô, chú công nhân trong trại
Tôi xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Văn Lưu, ban chủ nhiệmkhoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang đã tận tình hướngdẫn tôi trong suốt quá trình viết và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn bác chủ trại bác Đỗ Xuân Thúy, các cô chúcông nhân làm việc trong trại và bạn đồng hành cùng thực tập trong trại suốtthời gian qua đã tạo điều kiện tốt nhất và giúp đỡ tôi thực hiện tốt đề tài tốtnghiệp của mình
Với thời gian thực tập hạn chế, sự hiểu biết có hạn, khóa luận không thếtránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cácthầy, cô giáo cùng với những người quan tâm để nội dung khóa luận được hoànthiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Bắc Giang, ngày 5 tháng 06 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà My
iii
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Số mẫu dự kiến lấy theo tuần tuổi của thỏ 25
Bảng 3.2 Số mẫu dự kiến lấy theo các tháng trong năm 25
Bảng 3.3 Số mẫu dự kiến lấy theo trạng thái phân 26
Bảng 3.4 Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả thuốc điều trị cầu trùng thỏ 29
Bảng 4.1 Tỷ lệ và cường độ mắc bệnh cầu trùng thỏ theo lứa tuổi 30
Bảng 4.2 Tỷ lệ và cường độ mắc bệnh cầu trùng thỏ theo tháng trong năm 32
Bảng 4.3 Tỷ lệ và cường độ mắc bệnh cầu trùng theo trạng thái phân 34
Bảng 4.4 Triệu chứng lâm sàng của thỏ mắc bệnh cầu trùng 36
Bảng 4.5 Bệnh tích ở các phần của hệ tiêu hóa thỏ 38
Bảng 4.6 Kết quả điều trị cầu trùng trên đàn thỏ 40
iv
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ
Hình 2.1 Đặc điểm hình thái các loại cầu trùng thỏ (Sophia Renaux, 2001) 6
Hình 2.2 Vị trí ký sinh của các loại cầu trùng thỏ (Sophia Renaux, 2001) 7
Hình 2.3 Cấu tạo Oocyst có sức gây bệnh 8
Hình 4.1: Bệnh tích ở gan hoại tử 38
Hình 4.2: Bệnh tích ở mật sưng to 38
Hình 4.3: Bệnh tích ở ruột xuất huyết 39
Hình 4.4: Bệnh tích ở ruột tụ huyết 39Y Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng ở thỏ Newzealand theo lứa tuổi 31
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ và cường độ mắc cầu trùng ở thỏ theo tháng trong năm 33
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng thỏ theo trạng thái phân 3 Sơ đồ 2.1 Vòng đời phát triển của cầu trùng thỏ 9
v
Trang 7Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây chăn nuôi thỏ đã và đang phát triển mạnh trênkhu vực miền Bắc nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng, trong đó có chăn nuôi
từ 2011 - 2016 và 2016 - 2020, ưu tiên phát triển chăn nuôi gia cầm, lợn và thỏ,cho đến nay Việt Yên là huyện phát triển chăn nuôi thỏ với quy nhỏ và vừa, có
14 gia trại, quy mô bình quân 150 - 200 thỏ/trại Tuy nhiên cùng với sự pháttriển của ngành, thì tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến hết sức phứctạp, nhiều dịch bệnh nguy hiểm như dịch Cúm gia cầm H5N1, dịch “tai xanh” ởlợn,… đã làm giảm đáng kể số lượng gia súc, gia cầm và gây thiệt hại nghiêmtrọng đối với ngành chăn nuôi Do đó, việc tìm ra loài động vật khác có thể cungcấp nguồn thực phẩm thay thế đã được nhiều người quan tâm
Chăn nuôi thỏ là một nghề chăn nuôi còn khá mới mẻ và là một trongnhững nghề góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho nhân dântrong tỉnh Chính vì vậy mà nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu bằng nghềnày Chăn nuôi thỏ vốn đầu tư ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vậtliệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn Thỏ rất dễnuôi, thức ăn dễ kiếm chủ yếu là rau, cỏ, lá cây
Tuy nhiên, thỏ là loại gia súc yếu, sức đề kháng kém, dễ cảm mắc cácmầm bệnh và phát triển dịch do các yếu tố của môi trường ngoại cảnh gây nên.Khi mắc bệnh thỏ dễ chết, có khi chết hàng loạt, một trong các bệnh thường gặpnhất trong chăn nuôi thỏ là bệnh cầu trùng, đây là bệnh phổ biến dễ gây thiệt hạitrong chăn nuôi thỏ, gây tác hại lớn trong chăn nuôi và rất phổ biến trên đàn thỏnuôi công nghiệp, bán công nghiệp và kể cả thỏ nuôi nông hộ Bệnh làm rối loạntiêu hóa, các tế bào thượng bì của ruột bị tổn thương, không hấp thu được dinhdưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả của việc chuyển
Trang 8hóa thức ăn và giảm tăng trọng, làm thỏ còi cọc, chậm lớn, suy yếu và tiêu tốnthức ăn, nhưng cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh cầu trùng thỏ trênđịa bàn tỉnh Bắc Giang Việc xác định tỷ lệ và cường độ mắc các loài cầu trùngthỏ tại các trại chăn nuôi là hết sức cần thiết để phục vụ cho công tác chẩn đoán,đồng thời qua nghiên cứu này làm cơ sở cho việc sử dụng các loại thuốc trongphòng trị bệnh cầu trùng thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang nói riêng và khu vực các
tỉnh phụ cận nói chung Chính vì vậy, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số biểu hiện bệnh lý bệnh cầu trùng thỏ nuôi tại trại thỏ Thúy Thắng Thượng Lan - Việt Yên - Bắc Giang và biện pháp điều trị”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng thỏ
- Xác định một số triệu chứng, bệnh tích của bệnh cầu trùng thỏ
- Đánh giá hiệu quả của thuốc trị cầu trùng thỏ
Trang 9Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
- Eimeria exigua - Eimeria piriformis
- Eimeria irresidua - Eimeria intestinalis
- Eimeria perforans - Eimeria magna
- Eimeria stiedae - Eimeria flavescens
2.1.2 Đặc điểm, hình thái, kích thước các loại cầu trùng thỏ
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái, kích thước
- Eimeria stiedae: các Oocyst hình bầu dục hay hình elip, màu vàng nâu,
vỏ Oocyst trơn nhẵn, có lỗ noãn ở phần hẹp của Oocyst Sau giai đoạn sinh sản bào tử trong Oocyst và trong bào tử có những thể cặn Kích thước Oocyst 30 -
48 x 16 - 25micron, trung bình là 37,5 x 24,5micron Sinh bào tử kéo dài tối đa
là 3 - 4 ngày Chu kỳ nội sinh tiến triển trong biểu bì ống dẫn mật (Fidamann,1865; Kisskalf và Hartmann, 1970, theo Kolapxki N.A., Paskin P.I., 1980)
Trang 10- Eimeria perforans: Oocyst có dạng elip hay tròn Lỗ noãn trông rõ ở
những Oocyst lớn, còn Oocyst bé thì không rõ Vỏ Oocyst không màu, kích
thước 13,3 - 30,6 x 10,6 - 17,3micron, trung bình là 20,3 - 24,5 x 12,4 - 15,3micron Loài cầu trùng này thường hay gặp nhất trong ruột thỏ Sau thời kỳ sinh
bào tử các thể cặn hình thành trong Oocyst và trong bào tử Thời gian sinh bào
tử 24 - 48 giờ Chu kỳ phát triển nội sinh của loài cầu trùng này xảy ra ở biểu bìnhung mao và các khe thuộc phần dưới ruột non và cả trong ruột già (Leuckart,1879; Sluiter và Swllengrebel 1912, theo Kolapxki N.A., Paskin P.I., 1980)
- Eimeria media: Oocyst hình bầu dục nhưng có thể có dạng elip, lỗ noãn
trông rất rõ, có thể thấy bề dày lớp vỏ ngoài Vỏ Oocyst màu vàng sáng hay nâu
vàng, kích thước: 18,6 - 33,3 x 13,3 - 21,3 micron Sau thời kỳ sinh bào tử hình
thành các thể cặn trong Oocyst và trong bào tử Thời gian sinh bào tử 2 - 3 ngày.
Cầu trùng phát triển nội sinh trong tá tràng và phần trên ruột non (Kessel, 1929,dẫn theo Kolapxki N.A., Paskin P.I., 1980)
- Eimeria magna: Oocyst hình bầu dục, lỗ noãn trông rất rõ, trong lỗ noãn
thấy được vỏ ngoài dày, vỏ Oocyst màu vàng da cam hay nâu Sau thời kỳ sinh bào tử có thể cặn trong Oocyst và bào tử Kích thước Oocyst 26,6 - 41,3 x 17,3 -
9,3micron trung bình là 32,9 - 37,2 x 21,5 - 25,5micron Sinh sản bào tử từ 3 - 5ngày Phát triển nội sinh ở phần giữa và phần dưới ruột non, đôi khi các bào tửloài này còn thấy trong manh tràng và trực tràng (Perard, 1925, dẫn theoKolapxki N.A., Paskin P.I., 1980)
- Eimeria irresidua: Các Oocyst hình elip hay bầu dục, phần cuối Oocyst
mở rộng ở đó có lỗ noãn Oocyst màu nâu sáng hay nâu tối Kích thước 25,3
-47,8 x 15,9 - 27,9micron, trung bình là 35 - 40 x 20 - 23 micron, sau thời kỳsinh sản bào tử chỉ trong bào tử có thể cặn Sinh sản bào tử 3 - 4 ngày Chu kỳphát triển nội sinh ở phần giữa ruột non (Kessel và Jankiewiez, 1931, theoKolapxki N.A., Paskin P.I., 1980)
Trang 11- Eimeria piriformis: Oocyst hình quả trứng hay hình quả lê, màu nâu
vàng, ở phần hẹp của Oocyst có lỗ noãn trông rất rõ Kích thước Oocyst 26
-32,5 x 14,6 - 19,5micron, trung bình là 29,6 - 31,7 x 17,7 - 18,5micron Chỉ cóthể cặn trong bào tử sau khi sinh bào tử, phát triển nội sinh trong ruột già, chủyếu là những khe biểu bì Pellerdy (1953, 1965) cho rằng, thời kỳ phát triển nộisinh của loài cầu trùng này là ở ruột non (Kotlan và Pospesch, 1934, theoKolapxki N.A., Paskin P.I., 1980)
- Eimeria coecicola: Trong một thời gian dài người ta coi cầu trùng này
như loài Eimeria magna hay Eimeria media, sau đó những nghiên cứu tiếp theo cho thấy, các Oocyst của Eimeria coecicola khác với hai loài kể trên về mặt hình
thái và sinh vật học Nó có hình trụ hay hình bầu dục, lỗ noãn trông rất rõ,
Oocyst màu vàng sáng hay nâu sáng Kích thước 25,3 - 39,9 x 14,6 - 21,3
micron, trung bình là 33,1 - 35,5 x 16,9 - 19,6micron Hình thành thể cặn trong
bào tử và Oocyst sau thời kỳ sinh sản bào tử Thời gian sinh bào tử gần 3 ngày,
cầu trùng phát triển nội sinh ở phần dưới ruột non, các giao tử cầu trùng này cóthể gặp cả trong manh tràng (Cheissin, 1947, theo Kolapxki N.A., PaskinP.I., 1980)
- Eimeria intestinalis: Loài cầu trùng này trước đây người ta coi như
Eimeria pirifomis, sau đó phân nó thành một loại độc lập Oocyst Eimeria intestinalis có dạng quả lê hay quả trứng, lỗ noãn trông rất rõ, xung quanh có
màng dày, mềm Vỏ Oocyst màu nâu sáng hay vàng sáng Kích thước 21,3
-35,9 x 14,6 - 21,2micron, trung bình 27,1 - 32,2 x 16,9 -19,8micron Sau thời
kỳ sinh sản bào tử, cầu trùng sinh sản nội sinh trong biểu bì nhung mao và cáckhe ở phần dưới ruột non và ruột già (Cheissin, 1948, dẫn theo Kolapxki
N.A., Paskin P.I., 1980)
- Eimeria exigua: Oocyst có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục, vỏ Oocyst
màu vàng nhạt hoặc không màu Kích thước trung bình 28 x 18 micron, thờigian hình thành bào tử 70 - 90 giờ Sau thời kỳ sinh sản bào tử, cầu trùng sinh
Trang 12sản nội sinh trong biểu bì ruột non (Yakimoff, 1934, dẫn theo Kolapxki N A.,Paskin P I., 1980)
- Eimeria flavescens: Loài này gây bệnh rất nặng cho thỏ Ký sinh ở đoạn
ruột non, manh tràng và kết tràng Oocyst có hình trứng, kích thước 25 - 37 x 14
- 24micron với hai lớp vỏ Lớp ngoài nhẵn, màu vàng, dày 1,4micron, lớp trongsậm màu dày 0,4micron với Micropile nhô lên ở đầu rộng, không có hạt cực hay thể cặn Sporocyst có hình trứng dài 13 - 17 x 7 - 10 micron, Micropile nằm dài
từ đầu đến cuối của Sporocyst, thời gian hình thành bào tử là 38 giờ (Marotel
and Guilhon, 1941, dẫn theo Kolapxki N.A., Paskin P.I., 1980)
Hình 2.1 Đặc điểm hình thái các loại cầu trùng thỏ (Sophia Renaux, 2001)
E irresidua;
E intestinalis
Trang 13Hình 2.2 Vị trí ký sinh của các loại cầu trùng thỏ (Sophia Renaux, 2001)
2.1.2.2 Cấu trúc của Oocyst cầu trùng ở thỏ
Oocyst cầu trùng có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình trứng,
hình bầu dục , kích thước cũng khác nhau thay đổi tùy theo loài Tuy nhiên,
phần lớn Oocyst cầu trùng có đặc điểm cấu tạo như sau: Oocyst màu vàng sáng hoặc không màu, màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt Vỏ ngoài của Oocyst thường nhẵn, cũng có loài xù xì (E spinosa)
Vỏ chia làm hai lớp vỏ ngoài dày, vỏ trong mỏng Vỏ ngoài và vỏ trong
có thể tách rời nhau bằng cách làm nóng Oocyst ở trong nước hoặc xử lý bằng
axit H2SO4 hoặc bằng cách làm nóng Oocyst trong nước Về mặt cấu tạo hóa
học: vỏ ngoài là lớp quinonon protein, vỏ trong là lớp lipit kết hợp với protein
để tạo nên khúc xạ kép (lipoprotein)
Nghiên cứu về bản chất hóa học của thành Oocyst, Ryley J.F và cs (1976) cho biết: lớp ngoài của vỏ Oocyst chiếm 20%, có chứa Carbohydrate và một
protein đặc trưng
Theo Kolapxki N.A., Paskin P.I., (1980) khi quan sát trên kính hiển vi
điện tử thấy, lớp ngoài của vỏ Oocyst có thể bị khử bằng dung dịch sodium
hypochlorid 2 - 3% trong 15 phút
Stotish R.L., Wang C.C (1978) khi nghiên cứu về bản chất hóa học của
màng Oocyst bằng cách sử dụng Sodium hypochlorid 5% cho biết: Sodium hypochlorid 5% không tác động được đến màng Oocyst còn nguyên vẹn mà chủ
E stiedae
E piriformis
E fiavescens
Trang 14yếu tác động đến Micropyle Lớp trong của vỏ Oocyst chiếm 80% gồm: một lớp
glycoprotein dày 0,9micron, được bao bọc bởi một lớp lipit dày 0,1micron Lớp
lipit chủ yếu là phospho lipit, chính lớp này bảo vệ Oocyst cầu trùng chống lại
sự tấn công về mặt hóa học
1 Nắp Oocyst (Micropyle cap)
2 Lỗ Oocyst (Micropyle)
3 Hạt cực (Polar granule)
4 Thể Stieda (Stieda Body)
5 Hạt triết quang nhỏ trong Sporozoite
6 Hạt triết quang lớn trong Sporozoite
7 Bào tử trùng (Sporocyse)
8 Thể cặn Sporocyste (Sporocyste residuum)
9 Thể cặn Oocyst
10.Lớp vỏ trong
Hình 2.3 Cấu tạo Oocyst có sức gây bệnh
Một số loài cầu trùng ở phía đầu nhỏ của Oocyst có một cái “nắp” khúc xạ, được gọi là Micropyle (lỗ noãn) Micropyle là vị trí có khe hở của màng bao quanh
Macrogamete khi thụ tinh Sau khi thụ tinh, khe hở đóng lại và vì vậy nhiều loài
cầu trùng không thấy Micropyle nữa (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008).
Theo Goodrich H.P (1994) khi nghiên cứu cấu trúc vỏ Oocyst cho rằng, lớp ngoài là vỏ bọc liên tục kể cả khi có Micropyle và sau khi thụ tinh
Micropyle đóng lại và nó không bao giờ mở ra, và đây không phải là con đường
mà Sporozoite thoát ra khỏi Oocyst.
2.1.3 Vòng đời của cầu trùng thỏ
Vòng đời của cầu trùng gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn ở ngoài tự nhiên: phân thỏ thải ra ngoài có noãn nang
(Oocyst), gặp điều kiện thích hợp về nhiệt độ, ẩm độ, noãn nang phát triển thành
Trang 15bào tử (cầu trùng Eimeria phát triển thành 4 túi bào tử, trong mỗi túi bào tử có 2 bào tử thể), lúc đó trở thành noãn nang gây bệnh (Oocyst gây bệnh).
- Giai đoạn ở trong cơ thế ký chủ: thỏ nuốt phải noãn nang gây bệnh, vào tới
ruột noãn nang vỡ ra giải phóng 8 bào tử thể (Trophotozoit), chúng xâm nhập vào
tế bào biểu mô ruột, tiếp tục phát triển thành Schizont, Schizont tiếp tục phát triển
và phân chia tạo thành Schizogoni rồi vỡ thành nhiều Schizogoit Schizogoit tiếp tục phát triển thành Merozoit rồi thành bào tử đực (tiểu phối tử) và giao tử cái (đại
phối tử) Giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau thành hợp tử rồi thành noãn
nang (Oocyst) Thời gian hoàn thành vòng đời là 5 - 7 ngày.
Vòng đời của cầu trùng thỏ có thể tóm tắt như sau:
Sơ đồ 2.1 Vòng đời phát triển của cầu trùng thỏ
Chu trình phát triển sinh học của cầu trùng giống Eimeria ký sinh ở bất cứ
loài động vật nào cũng trải qua 3 giai đoạn phát triển Theo Nguyễn Thị KimLan và cs (1999), Johannes Kaufmann (1996), 3 giai đoạn phát triển của cầutrùng đó là:
+ Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizonie) + Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogonie) + Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporoogonie)
Tuy nhiên, theo Orrlov (1975) vòng đời của cầu trùng gồm: thời kỳ nộisinh và thời kỳ ngoại sinh
Trang 16Thời kỳ nội sinh (hay còn gọi là nội sinh sản): thời kỳ diễn ra trong cơ thế
ký chủ bao gồm 2 giai đoạn: Sinh sản vô tính (Schizonie) và sinh sản hữu tính (Gametogonie) Thời kỳ ngoại sinh (tiến hành ngoài cơ thể) là giai đoạn sinh sản bào tử (Sporoogonie).
Thời kỳ nội sinh sản diễn ra trong tế bào biểu bì ruột gia súc Kolapxki và cs(1980) Thời kỳ nội sinh diễn ra như sau:
- Giai đoạn sinh sản vô tính:
Theo Lê Văn Năm (2003) cho biết: thỏ nuốt Oocyst cầu trùng có sức gây bệnh vào đến dạ dày, dưới sự tác động của dịch dạ dày, Oocyst cầu trùng vỡ ra giải phóng 4 Sporocyst Đến ruột non các Sporozoit bên trong các Sporocyst
được hoạt dịch mật và men trypsin chúng trở nên được hoạt động, màng
Sporocyst bị phá vỡ và được giải phóng ra Lập tức Sporozoit xâm nhập vào
thành biểu mô ruột và tiến hành sinh sản vô tính, chúng sinh sản rất nhanh, hìnhtròn hoặc hình bầu dục, phân chia theo hình thức liệt phân thành nhiều thể phân
lập thế hệ 1 (Schizont 1) Ngay bên trong thể phân lập thế hệ 1 đó, xung quanh
mỗi nhân, các nguyên sinh chất xuất hiện và bao quanh để hình thành dạng kýsinh trùng nhỏ hình bầu dục, lúc này chúng được gọi là thể phân lập trung gian
(Merozoit) Thể phân lập trung gian phát triển, chúng phá tế bào biểu bì nơi chúng khu trú và giải phóng ra rất nhiều Merozoit trưởng thành Các Merozoit
lại lập tức xâm nhập vào các tế bào biểu bì mới để tiếp tục phát triển và trở
thành thể phân lập thế hệ mới, gọi là Schizont 2
Quá trình sinh sản vô tính như vậy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần và tạo ta thểphân lập thế hệ 3, 4, 5… Mỗi chủng cầu trùng khác nhau có giai đoạn sinh sản
vô tính khác nhau, hình thành nên các thể phân lập và số thế hệ thể phân lậpnhất định khác nhau, sau đó chúng chuyển sang giai đoạn sinh sản hữu tính
- Giai đoạn sinh sản hữu tính:
Sinh sản hữu tính bắt đầu từ thể phân lập thế hệ cuối cùng của cầu trùng,
từ thể phân lập cuối cùng, chúng phân chia thành các thể phân đoạn và xâm
Trang 17nhập vào các tế bào biểu bì ký chủ để biến thành những thể sinh dưỡng và pháttriển thành các giao tử đực, giao tử cái
+ Giao tử cái (Macrogamet) có nhân rất to, chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít
chuyển động và có lỗ noãn
+ Giao tử đực (Microgamet) nhỏ hơn, nhân của nó cũng nhỏ hơn, chúng
chuyển động nhanh nhờ có 2 lông roi
Qua lỗ noãn (Micropyle) của giao tử cái, giao tử đực chui vào và thực
hiện quá trình thụ tinh tạo ra hợp tử, hợp tử được bao bọc bởi một lớp màng bọc,
lúc này nó được gọi là noãn nang (Oocyst), noãn nang hay nang trứng có hình
bầu dục, gần tròn, elip hay quả lê (phụ thuộc vào từng loài cầu trùng) Đến đây,
các Oocyst rơi vào lòng ruột và kết thúc giai đoạn sinh sản hữu tính, màng vỏ
bọc nang trứng gồm 2 lớp, nguyên sinh chất luôn ở dạng hạt,ở một số loài cầu
trùng thấy ở một đầu Oocyst có cả lỗ noãn điểm sáng hay hạt cực.
Như vậy, tùy từng chủng cầu trùng mà có hình dạng, kích thước noãnnang khác nhau, có hay không có lỗ noãn, điểm sáng hay hạt cực, cũng như giaiđoạn sinh sản bào tử hình thành bào tử hay túi bào tử, có hay không có thể cặntrong noãn nang hay trong bào tử (Lê Văn Năm, 2006)
- Giai đoạn sinh sản bào tử:
Sau khi Oocyst rơi vào lòng ruột, chúng theo phân được thải ra ngoài môi
trường và bắt đầu giai đoạn phát triển mới ngoài cơ thể Theo Bhurtei (1995) có
từ 70 - 80% Oocyst thải ra vào ban ngày, tập trung khoảng thời gian từ 9 giờ
sáng đến 13 giờ chiều
Trong điều kiện tự nhiên thiên nhiên khắc nhiệt hoàn toàn khác với môitrường bên trong cơ thể ký chủ, các noãn nang muốn tiếp tục duy trì được sựsống buộc phải thích nghi với điều kiện mới, trong đó nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,không khí luôn thay đổi, nang trứng tự bảo vệ bằng cách nhanh chóng tạo ra
vỏ cứng dày 1 - 2 lớp với màu sắc khác nhau tùy thuộc vào chủng cầu trùng Sau
đó, mỗi nang trứng hình thành 4 nguyên bào tử có hình bầu dục xung quanh mỗi
Trang 18nguyên bào tử lại được bao bọc một lớp màng mỏng và trở thành túi bào tử,trong mỗi túi bào tử, nhân của tế bào lại chia đôi về hai phía, được ngăn cáchbởi một màng mỏng nữa để trở thành thể bào tử có hình lưỡi liềm gọi là bào tử
con (Sporozoit)
Như vậy, trong quá trình sinh sản bào tử, đối với cầu trùng từ mỗi nang
trứng (Oocyst) hay còn gọi là noãn nang tạo ra 4 tiền bào tử (Sporocyst), trong mỗi tiền bào tử lại chứa 2 thể bào tử (Sporozoit), tất cả 8 thể bào tử được bao bọc xung quanh bởi một vỏ cứng dày gồm 2 lớp gọi là bào tử nang (Oocyst gây bệnh).
Kết thúc giai đoạn 3 của quá trình phát triển cầu trùng hay kết thúc giai
đoạn sinh sản bào tử, chỉ có các Oocyst sau khi trở thành Oocyst gây bệnh mới
có khả năng gây bệnh và truyền bệnh từ gia súc này sang gia súc khác (Kolapxki
và Paskin, 1980)
2.1.4 Tính chuyên biệt của cầu trùng
Bệnh cầu trùng khác với bệnh do vi khuẩn hay virus khác về bản chất tựgiới hạn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nó, điều đó có được là dotính chuyên biệt của cầu trùng
Tính chuyên biệt của cầu trùng là sự thích nghi lâu dài của cầu trùng trong
cơ thể ký chủ hoặc cụ thể hơn đối với các cơ quan, mô bào, tế bào nhất định cho sựphù hợp phát triển lâu dài của chúng, Lê Văn Năm (2003) Thời gian gần đây có
nhiều dẫn liệu chứng tỏ rằng giống cầu trùng Eimeria có tính chuyên biệt nghiêm
ngặt và chỉ có thể mắc vào loại ký chủ mà chúng đã thích nghi trong quá trình tiếnhóa Ví dụ như các loài cầu trùng cừu không thể mắc sang trâu bò và các loại giasúc khác được, cầu trùng gà không thể mắc cho gà tây và ngược lại
Nếu xét về tính chuyên biệt của cầu trùng giống Eimeria biểu hiện rất rõ
rệt, tính chuyên biệt đã hình thành trong quá trình thích nghi lâu dài của ký sinhtrùng đối với kí chủ nhất định cũng như đối với từng cơ quan, tế bào riêng biệt
Tính chuyên biệt của cầu trùng giống Eimeria không chỉ biểu hiện ở ký chủ mà còn biểu hiện nơi chúng kí sinh trong cơ thể gia súc Ví dụ: Eimeria
Trang 19media kí sinh trong tá tràng và phần trên ruột non còn Eimeria stiedae nội sinh
tiến triển trong biểu bì ống dẫn mật, Eimeria perforans trong biểu bì nhung mao
và các khe thuộc phần dưới ruột non và cả trong ruột già… (dẫn theo Kolapxki
N A và cs, 1980)
Như vậy có thể nói rằng tùy theo loại cầu trùng mà chúng có thể sống trênvật chủ này hay vật chủ khác, hoặc các vị trí ký sinh khác nhau trên cùng một cơthể gia súc, gia cầm, điều này có ý nghĩa quan trọng góp phần cho sự phân loạicầu trùng được chính xác
2.1.5 Sức đề kháng của cầu trùng
Sức đề kháng của cầu trùng là khả năng chống lại các tác nhân bên ngoàitác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cầu trùng Các yếu tố bên ngoài
như nhiệt độ, độ ẩm, các chất hóa học nói chung đều tác động vào Oocyst,
điều này có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu dịch tễ học bệnh cầu trùng vàphương pháp phòng chống bệnh cầu trùng trong chăn nuôi
Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý
- Nhiệt độ: Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hòa là điều kiện thuận lợi
cho cầu trùng phát triển nhanh chóng Nhiệt độ 20 - 230C chỉ mất 16 - 18 tiếng
để cầu trùng phát triển thành bào tử con
Lê Văn Năm (2003) cho biết nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triểnbào tử nang ngoài cơ thể là 15 - 250C Lạnh (-150C), nóng trên 400C bào tử nang
sẽ chết
So sánh khả năng chịu đựng của Oocyst trước và sau khi sinh bào tử,
Glullough N, (1952) cho thấy rằng: ở nhiệt độ cao chúng đều bị tiêu diệt ở nhiệt
độ 400C trong 96 giờ, 450C sau 3 giờ và 500C sau 30 phút Khi nhiệt độ tươngđối thấp ( 12 - 200C) Oocyst đã sinh bào tử tồn tại được 14 ngày, nhưng Oocyst
chưa sinh bào tử chỉ tồn tại được không quá 56 giờ
Long P.L và cs (1979) cho rằng: Oocyst có thể tồn tại qua mùa đông giá
lạnh nhưng không thể chịu đựng được ở nhiệt độ cao
Trang 20- Ẩm độ: Ẩm độ có vai trò quan trọng trong giai đoạn cầu trùng sinh sản bào
tử ngoài môi trường và ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của Oocyst cầu trùng.
Theo Ellis C.C (1986), ở nhiệt độ không thay đổi Oocyst sẽ bị chết khi ẩm độ
giảm Nhiệt độ từ 18 - 400C, ẩm độ 21- 30% thì chúng sẽ chết sau 4 - 5 ngày
Goodrich H P (1994) đã đưa ra kết luận: lớp vỏ ngoài đã giữ cho Oocyst
không bị thấm chất lỏng, nhưng nó lại dễ bị nứt trong điều kiện khô hạn
- Các tia tử ngoại
Phạm Văn Chức và cs (1989) cho rằng, Oocyst bị xử lí bức xạ ở mức 20
-21 Krab cho giá trị bảo hộ tốt nhất (100%), dưới 10 Krab (80%), nhưng nếu liều
quá thấp hoặc quá cao thì không có hiệu quả phòng bệnh Oocyst chưa sinh bào
tử ít mẫn cảm với tia X hơn Oocyst đã sinh bào tử gấp 15 lần.
Ánh nắng chiếu trực tiếp đã tác động gây hại đến Oocyst nhưng cỏ dại đã
bảo vệ chúng tránh tia X (Long P.L và cs, 1979)
Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học
Sự chịu đựng đặc biệt với môi trường biến đổi do có sức đề kháng vớimột số chất tẩy trùng là yếu tố quan trọng để duy trì sự tồn tại và lây truyền cầu
trùng Oocyst cầu trùng có sức đề kháng cao với các loại hóa chất và thuốc sát
trùng thông thường
Peard (1925) cho biết, Oocyst có thể sinh bào tử sau nhiều ngày tiếp xúc
với dung dịch sát trùng KMnO4 0,1%, H2SO4 và HCl 10%
Tuy vậy, một số chất lại diệt được Oocyst nên đã được áp dụng để làm
chất tiêu độc chuồng trại như dung dịch amoniac 10%, metyl bromid
William R.B (1977) đã nghiên cứu tác dụng của dung dịch amoniac 10%
trong 12 giờ liên tục có thể làm cho 100% Oocyst không sinh được bào tử và có
thể dùng tiêu độc tốt
Trang 212.2 Những hiểu biết về bệnh cầu trùng thỏ
2.2.1 Thiệt hại về kinh tế do bệnh cầu trùng gây ra
Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy cầu trùng là một trongnhững nguyên nhân gây tiêu chảy cho thỏ, bệnh xảy ra không thành ổ dịch lớnnhư các bệnh truyền mắc ở các loài động vật khác, nhưng bệnh thường kéo dài,giảm tăng trọng, khó phát hiện và khó điều trị, có thể gây chết hàng loạt(Catchpole J and Norton C.C 1979) Vì vậy, gây thiệt hại lớn trong chăn nuôithỏ bởi các lý do sau:
- Tỷ lệ chết cao ở thỏ con vì bệnh cầu trùng phụ thuộc vào mức độ cảmmắc của thỏ lớn và thỏ mẹ bị bệnh cầu trùng: đàn thỏ lớn mắc bệnh nhẹ, tỷ lệthỏ con chết là 6,00%; Đàn thỏ lớn mắc bệnh trung bình, tỷ lệ thỏ con chết là17,00%; đàn thỏ lớn mắc bệnh nặng, tỷ lệ thỏ con chết là 78,00% (Nguyễn ThịKim Lan và cs, 1999)
- Giảm tăng trọng, còi cọc, chậm lớn
Theo Kolapxki N A và cs, (1980) cho biết tỷ lệ chết về bệnh cầu trùng ởthỏ có thể lên tới 85,00%, ngoài ra những con ốm thì chậm lớn, giảm từ 12 -30% trọng lượng
- Tiêu tốn về thức ăn
Nguyễn Quang Sức (1994) đã cho thấy bệnh cầu trùng có thể làm cho thỏhấp thụ thức ăn kém hơn 7- 8% và tăng trọng thấp hơn 30 - 40g trong suốt thờigian vỗ béo, tuỳ theo loài cầu trùng, cuối cùng có thể làm thỏ chết
2.2.2 Triệu chứng, bệnh tích của bệnh cầu trùng thỏ
2.2.2.1 Triệu chứng
Các biểu hiện lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố:
- Chủng loại cầu trùng
- Sức khoẻ và khả năng kháng bệnh của thỏ
- Nơi chúng khu trú, ký sinh thành các thể ruột, thể gan và thể ghép
Bệnh cầu trùng ở thỏ thường thể hiện các triệu chứng rõ nhất là vào thời
Trang 22kỳ tách thỏ con khỏi thỏ mẹ và chuyển sang nuôi bằng thức ăn bình thường.Trong bệnh cầu trùng ở thỏ còn thấy giảm lượng hồng cầu, tăng limphocid, tăng
rõ rệt bạch cầu ưa acid
Theo Đinh Văn Bình và cs, (2005) cầu trùng ở ruột có hiện tượng xù lông,tiêu chảy, phân lỏng có màu xanh, nếu kết hợp với vi trùng thì gây bệnh viêmruột phân chuyển sang màu đỏ do có máu thẩm thấu
Lê Văn Năm (2006) cho biết thỏ mắc bệnh cầu trùng thể gan có biểu hiệnchướng bụng, đầy hơi, tích nước xoang bụng, vàng da, vàng niêm mạc mắt, mũi,họng Thỏ con thường bị ở thể cấp tính, nhưng thỏ lớn thường bị ở thể mãn tính
2.2.2.2 Bệnh tích
Theo Kolapxki và cs (1980) cho biết xác thỏ chết rất gầy, các niêm mạctrắng bệch, đôi khi hoàng đản, bệnh tích thấy rõ ở ruột và gan thì không đồngđều, chúng phụ thuộc vào loài cầu trùng gây bệnh, số lượng và nơi khu trú, tuổithỏ đồng thời phụ thuộc cả vào khoảng thời gian của bệnh và thể bệnh
Trong thể bệnh mãn tính: màng niêm mạc ruột non và mấu ruột thừa hơidày lên, có màu xám, đầy những hạch nhỏ màu trắng nhạt trong có chứa đầy cầutrùng, ở một đôi nơi có khi có những ổ hoại tử tích đầy mủ, những bệnh tích nàykhông biểu hiện rõ trên màng niêm mạc ruột già, ở chúng chỉ thấy màu xám,trên ruột già có vô số ổ trắng nhỏ
Khi bệnh ở gan thì bệnh tích rất đặc trưng: gan to gấp 4 lần, có khi còn tohơn và thoái hoá, ống dẫn mật mở to, vách ống dày lên do tăng các mô liên kết,ống dẫn mật viêm mãn tính Trên bề mặt gan, đôi khi cả trong nhu mô có những
ổ (hạch) dạng tròn hay bầu dục hơi vàng hay trắng xám lớn bằng hạt kê, đôi khibằng hạt đỗ xanh, những ổ này chứa đầy những chất tựa như kem sữa lỏng,chúng tách riêng hẳn ra khỏi những phần của của gan bằng những vỏ bọc liênkết nằm dọc theo đường ống dẫn mật, trong những ổ đó chứa vô số những nang
trứng E stiedae.
Trang 232.2.3 Chẩn đoán bệnh cầu trùng thỏ
Dựa vào tình hình dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm mẫu phân thỏ
và mổ khám kiểm tra bệnh tích cho phép chúng ta chẩn đoán được bệnh cầutrùng thỏ
Với thỏ còn sống
Việc chẩn đoán có thể căn cứ vào dịch tễ học, những đặc điểm đáng chú ý
là lứa tuổi mắc, mùa vụ, tình trạng vệ sinh thú y
Triệu chứng của con vật cũng là những dấu hiệu hết sức quan trọng trongchẩn đoán bệnh, những biểu hiện lâm sàng có thể thấy như: lông xơ xác, còi cọc,thiếu máu màng niêm mạc, hoàng đản, bụng trướng to, ỉa chảy, đái nhiều
- Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ:
Khi phân tích các tài liệu dịch tễ, bác sỹ thú y phải nghiên cứu tổng kết vàxác định xem bệnh cầu trùng đã có trong những năm qua, xác định mùa mắcbệnh, xác định tuổi thỏ ốm, điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng, đồng thời phảixem có những thỏ nào được mang từ nơi khác về nuôi dưỡng hay không
- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng:
Khi nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, phải đặc biệt chú ý tới đặc tính đặchiệu của bệnh như: thiếu máu, màng niêm mạc hoàng đản khi gan bị mắc cầutrùng, con vật gầy gòm, ốm yếu, da khô, lông xù, thỏ bỏ ăn hoặc ăn kém hơn
- Căn cứ vào kết quả xét nghiệm phân:
+ Phương pháp trực tiếp: đây là phương pháp đơn giản, dễ làm nhưng
yêu cầu mỗi lần xét nghiệm phải lặp lại nhiều lần mới cho kết quả chẩn đoán về
cầu trùng thỏ
+ Phương pháp Fullerborn: lợi dụng sự chênh lệch tỷ trọng của dung
dịch muối NaCl bão hòa (d =1,18 -1,20) lớn hơn tỷ trọng của Oocyst cầu trùng (d =1,01-1,02), làm cho Oocyst nổi lên trên, khi đó dễ dàng tìm thấy Oocyst.
Trang 24Với thỏ đã chết
Căn cứ vào bệnh tích: khi mổ khám bệnh tích cần đặc biệt chú ý tới nhữngbiến đổi ở ruột, gan Trong thể nhẹ cần chú ý tới những biến đổi ở ruột và gan,thỏ ở thể nhẹ thì màng niêm mạc ruột bị viêm cata; thể nặng bị viêm xuất huyết,trong thể bệnh hỗn hợp, gan chướng to, thoái hóa đầy những ổ hủy hoại nhỏmàu trắng hay hơi vàng, những ổ này thường nằm dọc theo ống dẫn mật và chứađầy nang trứng
2.2.4 Phòng và điều trị bệnh cầu trùng thỏ
2.2.4.1 Phòng bệnh
Theo Nguyễn Thiện và cs (2007) chuồng nuôi phải được thiết kế đáylồng chuồng phải có lỗ, rãnh thoát phân dễ dàng để tiện lợi cho việc quét dọn vệsinh, thức ăn các loại phải đảm bảo sạch sẽ không ôi mốc, biến chất, phải đảmbảo chế độ dinh dưỡng và số lượng thức ăn theo nhu cầu
Định kỳ kiểm tra phân đàn thỏ, phát hiện thỏ mang trùng phải cách ly điều trịhoặc loại thải để tránh bệnh lây mắc trong đàn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2006)
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) ngoài các biện pháp vệ sinh thú
y, cần phải diệt vật môi giới truyền bệnh như ruồi, chuột, tập trung ủ phân đểdiệt noãn nang cầu trùng, đối với thỏ mẹ đang cho con bú thì cứ 10 ngày cần rửa
vú thỏ mẹ 1 lần để tránh gieo truyền bệnh cho thỏ con
Kolapxki N.A và cs, (1980) cho biết phòng bệnh cầu trùng cho thỏ bằnghoá dược cũng có thể ngăn ngừa được bệnh trong các cơ sở nuôi thỏ, cần phảichọn những loại thuốc khi cho thỏ uống trong thời gian dài mà không gây độccho cơ thể chúng đồng thời không làm cho cầu trùng quen thuốc
2.2.6.2 Điều trị bệnh
Lê Văn Năm (2006) đã giới thiệu 11 nhóm thuốc và hóa chất có khả năngđiều trị bệnh cầu trùng, bao gồm các nhóm thuốc sau:
+ Nhóm Nitrofuran: gồm Furazolidon, Tripan Cocruleum, Mepacrin Các
hợp chất trong nhóm này đã bị cấm sử dụng tại nhiều nước trên thế giới và cả ở
Trang 25Việt Nam (mặc dù có hiệu lực diệt cầu trùng cao), bởi sự tồn dư lâu dài củathuốc trong cơ thể gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+ Nhóm Pyrinidin: gồm có Amprolium, Diaveridine, Pyrimethamine + Nhóm Dinitrobenzamid: bao gồm Dinitrolmid (DOT), Iramin
+ Nhóm Arsen: đại diện nhóm là Acetarsol.
+ Nhóm Nitrocarbanil: gồm có Dinitrolmid, Iarmin, Nitromid
+ Nhóm Chinolin và các dẫn xuất: gồm có Buquinolat, Decoquinat.
+ Nhóm Pyrimidin và các dẫn xuất: đại diện nhóm là Rigecoccin.
+ Nhóm Guanidin và các dẫn xuất: đại diện nhóm là Robenidine.
+ Nhóm Imidazol và các dẫn xuất: đại diện nhóm là Glycamid.
+ Nhóm Sulfonamid (Sulfamid): đây là nhóm được sử dụng rộng rãi, bao gồm:
Sulfadiazine, Sulfadimedine, Sulfadimethoxine, Sulfaquinoxaline …
+ Nhóm kháng sinh (Antibiotic): nhóm này bao gồm Salinomycin.
Chlotetracycline, Tetracycline, Peniciline G…
Để điều trị hiệu quả bệnh cầu trùng, ngày nay các nhà sản xuất thuốc
thường phối hợp các dẫn xuất thuộc các nhóm Pyrinidin, các dẫn xuất nhóm
Pyrimidin và nhóm Sulfamid với nhau, tạo thành nhiều chế phẩm đặc hiệu và
phù hợp với từng quy mô chăn nuôi
2.2.5 Giới thiệu hai loại thuốc điều trị cầu trùng
2.2.5.1 Thuốc Vicox toltra
Thành phần chính của Vicox toltra là Toltrazuril 25mg thuộc nhóm
Symmetrecal triazinon Thuốc có hoạt phổ tác dụng rộng chống lại chủng Eimeria spp và Isospora spp gây bệnh cầu trùng ở gia súc
+ Cơ chế tác dụng: Vicox toltra ức chế sự phát triển của cầu trùng trên tất
cả các giai đoạn (giai đoạn nội sinh, sinh sản vô tính - hữu tính)
+ Tác dụng: phòng trị bệnh cầu trùng (phân sáp, phân nâu, phân có máu)
ở gia cầm
Trang 26+ Liều dùng: pha vào nước uống với liều: 1ml/3,5kgTT gia cầm, dùng 2ngày liên tiếp, trường hợp bệnh nặng hoặc chưa dứt hẳn 5 ngày sau dùng thêm 1đợt thuốc 2 ngày
2.2.5.2 Thuốc N - Septorim
Thành phần chính của N - Septorim lần lượt là Sulfadazin Sodium,
Trimethoprin thuộc nhóm Sulfonamid, các Sulfonamid là những thuốc cổ điển
đầu tiên dùng để chống cầu trùng (từ 1940 - 1948) Ngày nay vẫn đang dùng các
loại Sulfamid hòa tan trong nước để điều trị bệnh này, ứng dụng cho gà, gà tây,
thỏ, bò, dê, cừu
+ Cơ chế tác dụng:
Các Sulfamid chủ yếu tác dụng ức chế sự phát triển của giai đoạn
Schizonta 2 Sulfaquinosalin còn tác dụng cả giai đoạn Sporozoit, với E.tenlla
còn tác dụng cả giai đoạn Schizonta 1.
So với các thuốc chống cầu trùng khác, các Sulfamid tác động vào giaiđoạn cuối của chu trình phát triển sinh sản vô tính lần 2 của cầu trùng Tác dụngchống cầu trùng của Sulfamid là do cạnh tranh đối kháng với PABA, do đó ứcchế tổng hợp acid Folic
Sau giai đoạn Schizonta 2, rất nhiều thế hệ Schizonta được hình thành so với thế hệ Schizonta 1, nên đòi hỏi rất nhiều acid Folic cho nhu cầu kiến tạo các
nhân của chúng
+ Tác dụng: thuốc trị bệnh đường ruột, đường hô hấp, đường niệu nhưviêm ruột, ỉa chảy chướng bụng, phân trắng, vàng, xám xi măng, cầu trùng,thương hàn, tụ huyết trùng, viêm phổi, viêm khớp nặng, viêm mắt, tai, miệng,bàng quang, niệu đạo; Bệnh viêm xoang, sưng phù đầu, viêm vú, viêm tử cung,
ở gia súc
+ Liều dùng: tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm Nếu bệnh nhẹ dùng 2
-3 ngày Bệnh nặng dùng 5 ngày Lợn, thỏ, trâu, bò, dê, cừu: 1ml/16kgTT/ngày
Trang 272.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Do tính chất nguy hiểm của cầu trùng gây ra đối với gia súc , gia cầm nênngày càng có nhiều nghiên cứu về bệnh cầu trùng Do vậy thời gian gần đây,bệnh cầu trùng dược nhiều tác giả chú ý nghiên cứu, các nghiên cứu này còn ítchưa đầy đủ nhưng bên cạnh đó có một số nghiên cứu có ý nghĩa
Có hai loại cầu trùng thỏ là E stiedae và E perforans lần đầu tiên đã
được phát hiện phổ biến ở thỏ Việt Nam Sau đó, 6 loại cầu trùng ký sinh ở thỏ:
E perforans, E media, E magna, E irresidua, E piriformis, E intestinalis,
cũng được phát hiện trong các hộ gia đình chăn nuôi thỏ, đánh giá bước đầu chonhững công trình nghiên cứu về cầu trùng thở ở Việt Nam
Nguyễn Quang Sức (1994), đã xác định được 9 loài cầu trùng ký sinh ởđàn thỏ New Zealand nuôi ở trung tâm Dê và Thỏ ở Sơn Tây, trong đó có 3 loài
gây bệnh nặng là: E piriformis, E intestinalis, E Flavescens; 3 loài gây bệnh trung bình là: E stiedae, E magna, E irresidua và 3 loài gây bệnh nhẹ là: E.
perforans, E media và E coeciola.
Theo Lê Văn Năm (2006), cho biết có ít nhất 5 chủng cầu trùng ký sinh và
gây bệnh cho thỏ là: E perforans, E media, E.magna, E stiedae, E irresidua.
Theo Nguyễn Hữu Hưng và cs (2008), cho biết có 5 loại cầu trùng thỏ
nuôi tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng đó là: E perforans, E media, E.
magna, E stiedae, E irresidua.
Theo Nguyễn Chu Chương (2007), thỏ rất dễ bị mắc cầu trùng và chết vìbệnh này, nhất là thỏ mới đẻ và thỏ con dưới 4 tháng tuổi
Lê Văn Năm (2003) cho biết, trong chăn nuôi gà và thỏ, bệnh cầu trùng gây
chết 60 - 80%, nếu bị ghép với E coli gây bại huyết thì tỷ lệ chết lên đến 100%.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006), các giống thỏ nuôi đều bị mắc bệnh cầutrùng và phát bệnh cầu trùng Tuy nhiên, thỏ nhập ngoại bị bệnh cầu trùng với tỷ
lệ cao hơn ở các giống thỏ nội Khi xét nghiệm mẫu phân của 380 thỏ nội, và