1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

44 527 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Định hướng phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với mức tăng trưởng nhanh, đảm

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -    -

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM

XE CƠ GIỚI

Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 5 năm 2014

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -    -

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 1

1.1 Tổng quan hệ thống GTVT Việt Nam 1

1.2 Mục tiêu phát triển ngành GTVT 2

1.2.1 Định hướng phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 2

1.2.2 Tầm nhìn đến năm 2030 3

1.3 Phân tích lượng xe cơ giới đường bộ– Hiện trạng và xu hướng phát triển 3

1.4 Đăng kiểm Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển 4

1.5 Căn cứ pháp lý 7

1.6 Năng lực của chủ đầu tư 9

1.7 Kết luận sự cần thiết đầu tư 10

CHƯƠNG II: TÓM TẮT DỰ ÁN 11

2.1 Mô tả sơ bộ thông tin dự án 11

2.2 Mục đích đầu tư 11

2.2.1 Đối với chủ đầu tư 11

2.2.2 Đối với Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 11

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 13

3.1 Vị trí đầu tư 13

3.2 Khí hậu 13

3.3 Địa hình – địa chất 13

3.3.1 Địa hình 13

3.3.2 Địa chất 13

3.4 Hạ tầng khu đất xây dựng dự án 14

3.5 Nhận xét chung 14

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG DỰ ÁN 15

4.1 Quy mô dự án 15

4.2 Hạng mục đầu tư 15

4.2.1 Hạng mục xây dựng 15

4.2.2 Hạng mục thiết bị 15

4.3 Tiến độ thực hiện dự án 17

4.4 Quy hoạch dự án 17

4.5 Phương án lựa chọn công nghệ 17

4.6 Nhân lực 19v

CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 21

5.1 Nội dung 21

5.2 Kết quả tổng mức đầu tư 25

CHƯƠNG VI: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN 26

6.1 Kế hoạch đầu tư 26

6.2 Tiến độ sử dụng vốn 26

6.3 Nguồn vốn thực hiện dự án 26

6.4 Tổng sử dụng vốn 27

Trang 4

CHƯƠNG VII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN 28

7.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 28

7.1.1 Giả định về doanh thu 28

7.1.2 Giả định về chi phí 33

7.2 Báo cáo thu nhập dự trù 35

7.3 Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (TIPV) 36

7.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 38

CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN 40

Trang 5

CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1.1 Tổng quan hệ thống GTVT Việt Nam

Việt Nam có một hệ thống GTVT với đầy đủ các phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không

a) Đường bộ:

Tổng chiều dài đường bộ nước ta hiện có trên 258.200 km, trong đó, quốc lộ và cao tốc 18,744 km, chiếm 7,26%; đường tỉnh 23.520 km, chiếm 9,11%; đường huyện 49.823 km, chiếm 19,30%; đường xã 151.187 km, chiếm 58,55%; đường đô thị 8.492 km, chiếm 3,29% và đường chuyên dùng 6.434 km, chiếm 2,49%

Hiện có 104 tuyến quốc lộ, 5 đoạn tuyến cao tốc và các tuyến đường do TW quản lý với tổng chiều dài 18.744 km; trong đó mặt đường BTN chiếm 62,97%, BTXM chiếm 2,67%, nhựa chiếm 31,7%, cấp phối và đá dăm chiếm 2,66%

Về tiêu chuẩn kỹ thuật: đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (cao tốc, cấp I, cấp II) chiếm

tỷ trọng rất thấp chỉ đạt 7,51% Tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, cấp IV chiếm 77,73%; còn lại đường có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp (cấp V, cấp VI) chiếm tỷ lệ là 14,77%

b) Đường sắt

Mạng đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 3.143km trong đó 2.531km chính tuyến, 612km đường nhánh và đường ga bao gồm 3 loại khổ đường: 1000mm chiếm 85%, khổ đường 1435mm chiếm 6%, khổ đường lồng (1435mm & 1000mm) chiếm 9% Mật độ đường sắt đạt 7,9 km/1000km2

Mạng lưới đường sắt phân bố theo 7 trục chính là: Hà Nội - Sài Gòn, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Quán Triều, Kép - Lưu Xá, Kép - Hạ Long

Tiêu chuẩn kỹ thuật, kết cấu hạ tầng đường sắt nước ta còn ở mức thấp và lạc hậu: Bình trắc diện còn nhiều đường cong bán kính nhỏ, độ dốc lớn (Tuyến Thống Nhất imax =17‰); cầu cống đã qua gần 100 năm khai thác, tải trọng nhỏ (P = 14 tấn trục); hầm bị phong hóa rò

rỉ nước; tà vẹt nhiều chủng loại; thông tin - tín hiệu chạy tàu lạc hậu và chưa đồng bộ, hành lang an toàn giao thông đường sắt nhiều đoạn bị xâm hại nghiêm trọng, đường sắt giao cắt bằng với đường bộ và đường dân sinh có mật độ rất cao (tổng số có 1.464 đường ngang hợp pháp, trên 4.000 đường dân sinh tự mở)

c) Đường thủy nội địa

Hiện nay toàn quốc có khoảng 2.360 sông, kênh, với tổng chiều dài 41.900 Km, mật độ sông bình quân là 0,127 Km/Km2; 0,59Km/1.000 dân Hiện nay mới khai thác vận tải được 15.500km (chiếm 36% ) và đã đưa vào quản lý 8.353 km Riêng ở khu vực ĐBSH và ĐBSCL mật độ là 0,2-0,4km/km2, vào loại cao nhất so với các nước trên thế giới;

Cảng, bến: Hiện tại toàn quốc có 108 cảng, bến thủy nội địa, các cảng này nằm rải rác trên các sông kênh chính

Trang 6

d) Đường biển

Với hơn 3.200 km bờ biển,Việt Nam có một tiềm năng về phát triển cảng biển Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có 37 cảng biển, với 166 bến cảng, 350 cầu cảng, tổng chiều dài khoảng 45.000m cầu cảng, năng lực thông qua khoảng 350 – 370 triệu tấn/năm (sản lượng

2011 là 290 triệu tấn) Đã hình thành các cụm cảng, có cảng cho tàu có trọng tải lớn tới 100.000T, cảng chuyên container Đang triển khai xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm và các cảng bến tại các khu vực khác

Về luồng lạch ra vào cảng, gồm có 41 luồng đã được giao cho Bảo đảm An toàn Hàng hải VN quản lý theo các tiêu chuẩn báo hiệu hàng hải VN và quy tắc báo hiệu hàng hải quốc tế IALA, còn có một số luồng do các ngành khác quản lý

e) Hàng không

Hiện có 20 cảng hàng không đang hoạt động khai thác, trong đó: Cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay B747, B777: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ; Cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay A321: Cát Bi, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Cam Ranh, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Tuy Hoà; Cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay ATR72, F70: Điện Biên, Pleiku, Côn Sơn, Cà Mau, Rạch Giá, Phú Quốc

f) Giao thông đô thị: Trong thời gian vừa qua, tại các đô thị lớn hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, góp phần giảm ùn tắc giao thông, tạo ra những thay đổi đáng kể cảnh quan đô thị và đang dần hình thành mạng lưới giao thông theo quy hoạch

g) Giao thông nông thôn

Tổng số đường giao thông nông thôn (chỉ tính đường huyện và đường xã) hiện nay là 195.840 km, chiếm77,50% tổng số đường bộ ở nước ta Các tuyến đường GTNT đã từng bước được cải tạo, nâng cấp bằng nguồn ngân sách địa phương, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ODA và đóng góp của nhân dân,

1.2 Mục tiêu phát triển ngành GTVT

1.2.1 Định hướng phát triển giao thông vận tải đến năm 2020

Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với mức tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường Về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải

và các hành lang vận tải chủ yếu đối với các mặt hàng chính có khối lượng lớn

Đường bộ: hệ thống quốc lộ và đường tỉnh phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng

và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực Thành lập Quỹ bảo trì đường bộ để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Giao thông đô thị: phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải

Trang 7

lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt; nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm tại Thủ đô Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh để đạt tỷ lệ đảm nhận hành khách công cộng 35 ÷ 45%

Giao thông nông thôn: phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao

thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa đạt 60 ÷ 80% Chú trọng phát triển giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

1.2.2 Tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2030 sẽ cơ bản hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải trong cả nước cũng như các hành lang giao thông đối ngoại Chất lượng vận tải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế: êm thuận, nhanh chóng, an toàn và kết nối hợp lý giữa các phương thức vận tải, nhất là các điểm chuyển tải hành khách đường dài với vận tải hành khách tại các đô thị

Cơ bản hoàn thành xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc – Nam Hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ với tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và đường sắt xuyên Á

Phát triển giao thông đô thị theo quan điểm: “Nhìn xa, hướng tới văn minh, hiện đại; nhanh chóng thu hẹp khoảng cách so với thủ đô của các nước khác” Từng bước xây dựng các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn tại các đô thị loại I Phát triển vận tải hành khách có khối lượng lớn đi trên cao và đi ngầm tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tại hai thành phố này đạt 50 ÷ 55%

(Nguồn: Quyết định 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030)

1.3 Phân tích lượng xe cơ giới đường bộ– Hiện trạng và xu hướng phát triển

Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh, mạnh trong thời gian qua; tốc độ tăng trưởng các loại xe ô tô đạt 12%/ giai đoạn 2009- 2011, trong đó xe con có tốc độ tăng cao nhất

là 17%/năm, xe tải khoảng 13%, xe khách tăng không đáng kể; xe máy tăng khoảng 15%, số lượng xe máy năm 2011 là 33.906.433 chiếc

Bảng 1.1: Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ (Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam)

Trang 8

Chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ được cải thiện đáng kể đặc biệt là ô tô chở khách; tỷ lệ phương tiện có tuổi thọ dưới 12 năm đối với chủng loại ô tô chở khách tính đến hết năm 2011 chiếm 78% Số lượng phương tiện cũ, nát giảm hẳn, nhiều phương tiện mới, hiện đại đã được thay thế trong đó có một số lượng không nhỏ xe trung và cao cấp Phương tiện có trọng tải lớn (7-20T) chiếm 19-20%, loại trên 20T chiếm 0,55-0,6% tổng phương tiện vận tải hàng hóa

Theo chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/08/2009 của Thủ tướng chính phủ, mục tiêu phát triển phương tiện vận tải đến năm 2020, toàn quốc có khoảng 2,8 ÷ 3 triệu xe ô tô các loại, trong đó xe ô tô con chiếm 50%, xe khách chiếm 17% và xe tải chiếm 33%

SỐ LIỆU DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020

Số liệu dự báo đến năm 2020

Xe con Xe khách Xe tảiPhương án thấp Xe 1.400.000 476.000 924.000 2.800.000

1.4 Đăng kiểm Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển

Khi các phương tiện cơ giới ngày càng phát triển mạnh về số lượng thì những nguy cơ về tai nạn, ô nhiễm môi trường … cũng ngày một tăng theo Để ngăn chặn và giảm thiểu những rủi ro trong lưu thông cho phương tiện, đảm bảo an toàn cho xã hội và môi trường sống…, con người đã đặt ra và xã hội hóa những tiêu chuẩn an toàn cho phương tiện khi tham gia vào hệ thống giao thông đường bộ, việc xã hội hóa các tiêu chuẩn an toàn cho phương tiện thể hiện tính nhân sinh sâu sắc và gắn liền với sự phát triển của xã hội

Trên thế giới và cả Việt Nam hiện nay, kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ được xem như một hoạt động công ích không vì mục đích lợi nhuận Tại Việt Nam, hoạt động kiểm định vẫn còn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ đối với các cơ quan đơn vị ngoài hệ thống nhà nước,

số lượng đơn vị tham gia còn hạn chế do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra

Ở Việt Nam trước đây hoạt động kiểm soát chất lượng phương tiện xe cơ giới đường bộ

do cơ quan Nhà nước quản lý tập trung Đăng kiểm Việt Nam (VR) là cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng tổ chức và thực hiện giám sát kỹ thuật, chứng nhận Chất lượng, An toàn cho các phương tiện và trang thiết bị giao thông vận tải bao gồm: tàu thuỷ, ô tô, phương tiện đường sắt, các sản phẩm công nghiệp và công trình biển Hoạt động của đăng kiểm Việt Nam

vì mục đích đảm bảo an toàn sinh mạng con người, tài sản và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, không vì lợi nhuận

Trang 9

Gần đây, để xã hội hóa hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng và an toàn phương tiện

cơ giới đường bộ, Bộ giao thông vận tải đã có quyết định số 1658/QĐ – BGTVT ngày 16/05/2005 về việc phê duyệt đề án “Xã hội hóa công tác kiểm định xe cơ giới đang lưu hành” nhằm huy động tiềm năng và các nguồn lực của xã hội đầu tư cho hoạt động kiểm soát chất lượng phương tiện, giảm gánh nặng về ngân sách cho Nhà nước do việc tăng trưởng phương tiện trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ phương tiện, phát huy vai trò làm chủ của người lao động và giám sát của nhà đầu tư trong hoạt động kiểm định

Do hoạt động đăng kiểm mang nặng tích công ích, không vì mục tiêu lợi nhuận nên các đơn vị ngoài hệ thống Nhà nước không có tham gia vào hoạt động vận tải cũng ít quan tâm đến lĩnh vực này Hiện tại, Đăng kiểm Việt Nam có 26 chi cục, chi nhánh đăng kiểm tàu thuỷ, công trình biển và sản phẩm công nghiệp; có hệ thống 86 Trung tâm/Trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ Riêng tại Tp HCM hiện đang có 10 trung tâm đăng kiểm Các trung tâm /chi nhánh đăng kiểm xe cơ giới ở Tp.HCM hiện nay:

1/ Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 5001S - Tp HCM

 Địa chỉ: 464 Kinh Dương Vương, P An Lạc, Q Bình Tân, T.p HCM

 Điện Thoại: 08.37527979 Fax: 08.37527616

 Giám đốc: Đỗ Văn Đông – 0903.907.895

 P.Giám đốc: Lê Minh Hùng – 0903.842.032

 P.Giám đốc: Dương Hiếu Lợi – 0903.777.930

2/ Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 5002S - Tp HCM

 Địa chỉ: 343/20 Lạc Long Quân - P.5 - Quận 11

 Điện Thoại: 08-8601986 Fax: 08-8603287

 Giám đốc: Nguyễn Quốc Hùng – 0903.906.994

 P.Giám đốc: Hoàng Sinh Nam – 0903.635.928

3/ Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 5003S - Tp HCM

 Địa chỉ: Số 6/6 - QL 13 - P.Hiệp Bình Chánh - Quận Thủ Đức

 Điện Thoại: 08.37269164 Fax: 08.38963912

 Giám đốc: Nguyễn Đình Thuần - 0913.989.545

 P.Giám đốc: Lê Quốc Thái – 0903.934.002

4/ Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 5003V - T.p HCM

 Địa chỉ: 107 Đường Phú Châu - P Tam Bình - Q.Thủ Đức

 Điện Thoại: 08.37294553 Fax: 08.37294550

 Giám đốc: Trần Hữu Thái – 0913.975.495

 P.Giám đốc: Trần Văn Chủ - 0918.730.735

5/ Chi nhánh đăng kiểm thuộc 5003V - Tp HCM

Trang 10

 Địa chỉ: Khu phố 4, Trường Sơn, Linh Trung,Q.Thủ Đức

 Điện Thoại: 08.38964341 Fax: 08.38964341

 Giám đốc: Trần Hữu Thái – 0913.975.495

 P.Giám đốc: Trần Văn Chủ - 0918.730.735

6/ Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 5004V - Tp HCM

 Địa chỉ: Ngã tư Thủ Đức - Số 1 Xa lộ Hà Nội - P.Hiệp Phú - Q9 - T.p HCM

 Điện Thoại: 08.38966680 Fax: 08.38967063

 Phó Giám đốc phụ trách: Ngô Ngọc Sơn – 0903.958730

7/ Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 5005V - T.p HCM

 Địa chỉ: 1143/3B, QL 1A, KP3, P An Phú Đông, Q.12, T.p HCM

 Điện Thoại: 08.37196222 Fax: 08.37197679

 Giám đốc: Nguyễn Đình Quân – 0982.016.357

 P.Giám đốc: Nguyễn Thanh Long – 0909.306.203

8/ Chi nhánh đăng kiểm XCG 5005V - T.p HCM

 Địa chỉ: 1A Hồng Hà, P.2, Q.Tân Bình, T.p HCM

 Điện Thoại: 083.5470924 Fax: 083.5470925

 Giám đốc: Nguyễn Đình Quân – 0982.016.357

 P.Giám đốc: Nguyễn Thanh Long – 0909.306.203

9/ Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 5006V - T.p HCM

 Địa chỉ: 118 Huỳnh Tấn Phát - P.Tân Thuận Tây - Quận 7 - TP HCM

 Điện Thoại: 08.38726101 Fax: 08.38726102

 Giám đốc: Nguyễn Hồng Quang – 0918.122.818

10/ Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 5007V - T.p HCM

 Địa chỉ: 428/56 Quốc lộ 1, P.Bình Hưng Hoà B, Q.Bình Tân, T.p HCM

 Điện Thoại: 08.37671035 Fax: 08.37671036

 Giám đốc: Nguyễn Văn Hùng – 0903.904.269

 P.Giám đốc: Bùi Văn Hoà – 0903.822.199

(Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam http://www.vr.org.vn/gioithieu.aspx?id_news=12&id=ttdk)

Thực tế cho thấy số lượng trung tâm đăng kiểm xe cơ giới cả nước nói chung và ở TpHCM kể trên còn thiếu gây khó khăn trong việc đăng kiểm số phương tiện lớn đang có nhu cầu dẫn đến tình trạng quá tải ngày càng nghiêm trọng Song song đó, theo tình hình phát triển kinh tế xã hội và dự báo lượng xe cơ giới sẽ phát sinh trong những thập niên tới là rất lớn Để đáp ứng kịp cho nhu cầu đăng kiểm và kiểm soát an toàn kỹ thuật cho lượng xe sẽ phát triển này, Bộ giao thông vận tải đã quy hoạch phát triển mạng lưới các trung tâm đăng kiểm trên

Trang 11

lành mạnh, phát huy được vai trò làm chủ của người lao động và sự giám sát của nhà đầu tư trong hoạt động kiểm định Theo đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có từ 18 – 20 trung tâm đăng kiểm với khoảng 40 dây truyền kiểm định vào năm 2010 chiếm từ 13,16% - 15,52% số trung tâm kiểm định và khoảng 20,62% số dây truyền kiểm định của 64 tỉnh thành trên toàn quốc, đến năm 2015 sẽ đạt 28 trung tâm kiểm định với khoảng 60 dây truyền kiểm định, chiếm 13,02% số trung tâm kiểm định và khoảng 17,75% số dây chuyền kiểm định của 64 tỉnh thành trên toàn quốc

Phần quy hoạch tổng thể trên cho thấy lượng xe ôtô tại khu vực Tp Hồ Chí Minh trong tương lai sẽ phát triển rất mạnh, số trung tâm đăng kiểm hiện nay mới chỉ đạt 45% - 50% và số dây chuyền kiểm định cũng chỉ đạt 72,50% so với quy hoạch tổng thể đến năm 2010 Với thực trạng này, nếu không được bổ sung thêm năng lực hoạt động thì trong tương lai, hoạt động kiểm định tại Tp Hồ Chí Minh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động này, tạo áp lực lên

xã hội trong đó vấn nạn lớn nhất là ùn tắc giao thông do lượng phương tiện phải tập trung đông tại những điểm có đặt Trạm đăng kiểm, có thể gây ra những phản ứng dây chuyền ảnh hưởng xấu đến uy tín và hình ảnh của Thành phố nói riêng trong cả nước và hình ảnh của Việt Nam nói chung trên thế giới

Trang 12

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

- Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ

về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

Trang 13

- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh

dự toán xây dựng công trình;

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo

vệ môi trường;

- Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự

án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo

- Quyết định số 1658/QĐ-BGTVT ngày 16/5/2005 của Bộ trưởng Bộ phê duyệt Đề án "Xã hội hoá công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành";

- Quyết định số 4105/2001/QĐ-BGTVT ngày 04/12/2001 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định về việc kiểm định ATKT và BVMT đối với xe cơ giới đường bộ;

1.6 Năng lực của chủ đầu tư

 Chủ đầu tư : Công ty TNHH Đầu tư Tân Sơn Nhất

 Mã số doanh nghiệp : 0312404512

 Nơi cấp : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh

 Đăng ký thay đổi lần 3 : 16/12/2013

 Trụ sở chính : 147/31, Đường số15, Kp10, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân

 Đại diện pháp luật : Phan Văn Hanh Chức danh: Giám đốc

 Vốn điều lệ : 20.000.000.000 đồng

 Ngành nghề kinh doanh :

- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe Bus)

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Trang 14

- Cho thuê xe có động cơ

- Cung ứng lao động tạm thời

- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

- Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh

- Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác

- Đại lý ô tô và xe có động cơ khác

- Bán mô tô, xe máy

- Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy

- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy

- Đại lý, môi giới, đấu giá

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (trừ vận tải đường hàng không)

- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác

- Kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, giao nhận hàng hóa

- Dịch vụ hoa tiêu ô tô, kéo xe bị hỏng

Công ty TNHH Đầu tư Tân Sơn Nhất với lợi thế có phương tiện, thiết bị đầy đủ, hiện đại, đội ngũ đăng kiểm viên có trình độ đạo đức, nghề nghiệp và bề dày kinh nghiệm sẽ là điểm sáng trong hệ thống trung tâm đăng kiểm của cả nước

1.7 Kết luận sự cần thiết đầu tư

Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng quốc gia và

có tính xã hội hóa cao Qua việc phân tích chung về hệ thống giao thông, lượng phương tiện

cơ giới và sự hạn chế về chất và lượng của những trung tâm đăng kiểm hiện nay Công ty TNHH Đầu tư Tân Sơn Nhất quyết định đầu tư dự án “Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới” tại thửa đất số 59, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

Việc đầu tư này thật sự cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay bởi đăng kiểm xe

cơ giới là hoạt động kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện cơ giới, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và bảo vệ môi trường

Trang 15

CHƯƠNG II: TÓM TẮT DỰ ÁN

2.1 Mô tả sơ bộ thông tin dự án

 Tên dự án : Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

 Địa điểm đầu tư : Thửa đất số 59, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

 Diện tích khu đất :5374 m2

 Hiện trạng khu đất : đất trống

 Khu đất thuộc : Cảng vụ Hàng không Miền Nam (Địa chỉ: Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, phường 2, quận Tân Bình)

 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

 Hình thức quản lý : Thông qua Ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập

 Hiệu quả kinh tế xã hội : đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng; nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách

từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp

 Tiến độ thực hiện : Dự án bắt đầu chuẩn bị từ quý III/2014 và đi vào hoạt động từ quý I/2016

2.2 Mục đích đầu tư

2.2.1 Đối với chủ đầu tư

- Khai thác được các giá trị tăng thêm do hoạt động đăng kiểm mang lại về sửa chữa, bảo dưỡng, v.v

- Chủ động trong việc kiểm định xe của đơn vị, giải phóng xe nhanh nhất, đáp ứng kịp thời cho hoạt động kinh doanh và hỗ trợ tốt cho dịch vụ mua bán xe ô tô

- Tận dụng các lợi thế sẵn có để đa dạng hóa các ngành nghề, dịch vụ kinh doanh trong Công ty

- Tạo thêm kênh thông tin quảng bá về hình ảnh, loại hình hoạt động và tên tuổi của Công ty trên thị trường

2.2.2 Đối với Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

Trang 16

- Phân tán lượng phương tiện cơ giới khi đến kỳ kiểm định, giải phóng nhanh lượng phương tiện trong hoạt động kiểm định tránh được tình trạng ùn tắc trong giao thông khi phương tiện tập trung quá đông tại một địa điểm

- Góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo chất lượng cở sở hạ tầng giao thông và bảo vệ môi trường

Trang 17

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

3.1 Vị trí đầu tư

Dự án Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới được xây dựng tại thửa đất số 59, phường 15, quận

Tân Bình, Tp.HCM, trong phạm vi của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

Địa điểm xây dựng “Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới” phù hợp với quy hoạch, có đường giao thông thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định

3.2 Khí hậu

Dự án nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, cũng như các tỉnh ở Nam

bộ Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28.80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25.70C) Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt

độ trung bình 25-280C đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Trang 18

3.4 Hạ tầng khu đất xây dựng dự án

Khu đất xây dựng dự án hiện tại là đất trống

3.5 Nhận xét chung

Qua phân tích các số liệu điều kiện tự nhiên và hiện trạng, ta thấy khu quy hoạch này có

nhiều thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng dự án Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

Trang 19

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG DỰ ÁN

1 2 Dây chuyền đăng kiểm 1 (trọng tải 13.000 kg) m2 528

2 2 Dây chuyền đăng kiểm 2 (trọng tải 2.000 kg) m2 360

1 Bộ máy kiểm tra khí xả động cơ xăng và diezel 2

2 Bộ máy kiểm tra phanh, phuộc nhún, trượt ngang 2

3 Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm ô tô có tải trọng cầu đến 3,5 tấn 1

4 Máy kiểm tra tiếng ồn và thiết bị kết nối với máy tính 2

Trang 20

5 Máy kiểm tra đèn pha kỹ thuật số 2

1 Bộ máy kiểm tra khí xả động cơ xăng và diezel 2

2 Bộ máy kiểm tra phanh, phuộc nhún, trượt ngang 2

3 Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm ô tô có tải trọng cầu đến 3,5 tấn 1

4 Máy kiểm tra tiếng ồn và thiết bị kết nối với máy tính 2

Trang 21

Mặt bằng trung tâm đảm bảo:

+ Không bị ngập úng trong mọi điều kiện;

+ Hệ thống đường cho xe cơ giới ra, vào tối thiểu phải bảo đảm theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 2 đồng bằng, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3 mét và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12 mét để bảo đảm cho phương tiện ra vào thuận tiện;

+ Bãi đỗ xe tối thiểu phải bảo đảm theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng;

+ Nhà kiểm định có chiều cao thông xe không thấp hơn 4,5 mét; có hệ thống thông gió; bảo đảm chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra; có hệ thống hút khí thải; chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo các tiêu chuẩn hiện hành;

+ Khu văn phòng phải bố trí hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện cho giao dịch

4.5 Phương án lựa chọn công nghệ

Do hoạt động kiểm định được thực hiện thống nhất trong toàn quốc và do Cục đăng kiểm Việt Nam quản lý, nên các tiêu chuẩn về thiết bị - công nghệ cũng do Cục đăng kiểm Việt Nam qui định Do vậy, việc đầu tư thiết bị công nghệ cũng thực hiện theo các qui chuẩn của ngành về hoạt động kiểm định nên không có nhiều lựa chọn trong hoạt động này

Thiết bị kiểm định đảm bảo:

Trang 22

- Kiểu loại các thiết bị kiểm tra bố trí trong dây chuyền kiểm định phải phù hợp với kiểu loại thiết bị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất trong mạng lưới Trung tâm kiểm định xe cơ giới trên toàn quốc

- Trang bị cho một dây chuyền kiểm định tối thiểu phải có các thiết bị kiểm tra sau đây: + Thiết bị kiểm tra phanh (Brake Tester);

+ Thiết bị cân trọng lượng (Weighing device)

+ Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe (Side Slip Tester);

+ Thiết bị phân tích khí xả (Exhaust Gas Analyser);

+ Thiết bị đo độ khói (Exhaust Smoke Opacimeter);

+ Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi (Sound Level Meters);

+ Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước (Headlamp Tester);

+ Thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ (Speedometer Tester);

+ Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm (Axle play detector);

+ Thiết bị nâng xe phục vụ cho việc kiểm tra khung gầm và các bộ phận bên dưới thân xe Trường hợp không sử dụng thiết bị nâng thì có thể thay thế bằng hầm kiểm tra gầm ôtô Kích thước cụ thể hầm kiểm tra được quy định như sau:

Hầm kiểm tra xe con (dài x rộng x sâu): 6000 x 600 x 1300 (mm);

Hầm kiểm tra xe tải (dài x rộng x sâu): 12000 x 750 x 1200 (mm);

Hầm kiểm tra tổng hợp (dài x rộng x sâu): 12000 x 650 x 1250 (mm)

Vị trí của hầm phù hợp với thiết kế của dây chuyền kiểm tra, lối lên xuống phải thuận tiện và có lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố Trong hầm phải trang bị kích nâng để thay đổi khoảng cách giữa đăng kiểm viên và gầm xe nhằm tạo thuận lợi khi thao tác kiểm định Sử dụng hầm tổng hợp trong trường hợp chỉ có một dây chuyền kiểm tra

+ Thiết bị phát điện cung cấp cho các trang thiết bị kiểm định khi có sự cố về điện

Dụng cụ kiểm tra

Dụng cụ kiểm tra cho mỗi một dây chuyền kiểm định tối thiểu như sau:

+ Dụng cụ kiểm tra độ rơ góc vô lăng lái;

+ Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp;

+ Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp còn lại;

+ Đèn soi, đèn pin;

+ Búa chuyên dùng kiểm tra;

+ Thước đo các loại

Ngày đăng: 19/07/2018, 10:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w