INLINE, END LINE QUALITY INSPECTION PROCEDURE (QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRÊN CHUYỀN VÀ CUỐI CHUYỀN) INLINE, END LINE QUALITY INSPECTION PROCEDURE (QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRÊN CHUYỀN VÀ CUỐI CHUYỀN) INLINE, END LINE QUALITY INSPECTION PROCEDURE (QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRÊN CHUYỀN VÀ CUỐI CHUYỀN) INLINE, END LINE QUALITY INSPECTION PROCEDURE (QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRÊN CHUYỀN VÀ CUỐI CHUYỀN)
Trang 1(QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRÊN CHUYỀN VÀ CUỐI CHUYỀN)
Trang 21 Mục đích/ Object
Hướng dẫn cách thức kiểm tra chất lượng công đoạn may, cách kiểm tra sản phẩm cuối chuyền
2 Phạm vi/ Scope
Áp dụng cho QC kiểm tra chất lượng trên chuyền, cuối
chuyền và QC thông số
3 Phương tiện kiểm tra/ Inspection tools
- Tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng;
- Thước đo;
- Mẫu PP
- Bảng phối màu;
Trang 3- Báo cáo họp PP Meeting kèm theo kiến nghị của khách hàng;
- Báo cáo kiểm trên chuyền, báo cáo kiểm cuối chuyền và báo cáo đo thông số
4 Nội dung và phương pháp kiểm tra/ Content and method
a Kiểm tra trên chuyền (Inline Inspection):
QC trên chuyền (Inline QC) cần kiểm tra tất cả các công đoạn
từ đầu chuyền tới cuối chuyền, ít nhất 02 lần trong một ngày Mỗi công đoạn kiểm 01 bó, nếu số lượng sản phẩm trong 01
bó nhỏ hơn 24 chiếc thì người QC trên chuyền sẽ kiểm 05 chiếc, nếu số lượng lớn hơn 24 chiếc thì sẽ kiểm 07 sản phẩm trong bó sản phẩm đó
Ví dụ: trên chuyền may 1 (tổ may 1) có tất cả 60 công đoạn
để may thành một chiếc áo Jacket hoàn chỉnh, tại mỗi công
Trang 4đoạn, bán thành phẩm sẽ được bó thành từng bó 15-20 chiếc
và công việc sẽ tiến hành như sau:
a.1 Người QC bắt đầu công việc của mình từ 7: 30 sáng để kiểm trên chuyền và bắt đầu từ công đoạn số 01 Người QC trên chuyền cần chú ý kiểm tra mật độ chỉ, sùi chỉ, hở đường may, độ căng của chỉ, may chắp, vết dầu, vết bẩn, lệch tâm, xoắn vặn, ánh màu, nhãn mác… trên các chi tiết từ công đoạn đầu tới công đoạn cuối
a.2 Tại công đoạn số 01 do công nhân Nguyễn Thị Lan may, người QC sẽ lấy 01 bó hàng trong số các bó hàng mà công nhân Lan may xong và kiểm tra chất lượng 05 sản phẩm
trong bó hàng này Nếu không phát hiện lỗi nào thì người QC này sẽ chuyển sang công đoạn số 02 của công nhân kế tiếp
Trang 5a.3 Trong trường hợp phát hiện có lỗi trong bó hàng đang kiểm tại một công đoạn nào đó, ví dụ công đoạn 07 do công nhân Nguyễn Hồng Thúy may chẳng hạn, người QC sẽ thông báo, hướng dẫn và yêu cầu công nhân Thúy sửa lại sản phẩm lỗi này, đồng thời phải kiểm tra tất cả bó hàng còn lại tại
chính công đoạn do công nhân Thúy này may
a.4 Người QC sẽ kiểm tra lần lượt theo bước a.1 và a.2 từ công đoạn số 01 tới số 60 Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian ghi chép, người QC sẽ ghi vào báo cáo kiểm tra từ 10 tới 15 công đoạn chính, bất kể khi kiểm tra, công đoạn đó có lỗi hay không
a.5 Trong quá trình kiểm tra, giả sử tại một công đoạn phụ số
19 do công nhân Lê Thị Hồng may chẳng hạn, người QC có phát hiện lỗi, ví dụ may túi trong lệch thì công việc sẽ tiến hành giống như ở mục a.3 nhưng vẫn phải ghi chi tiết vào
Trang 6báo cáo như ở mục a.4, bao gồm tên công đoạn 19, tên công nhân Lê Thị Thúy và tên lỗi là may túi trong lệch
a.6 Khi tiến hành kiểm tra tới công đoạn cuối số 60 thì QC dừng lại, kết thúc đợt kiểm tra đầu tiên, sau đó lại bắt đầu kiểm tra từ công đoạn số 01 như ở mục a.1 ở thời điểm mới
và chú trọng hơn vào các lỗi đã mắc ở lần 1
a.7 Trong khi ghi kết quả vào báo cáo, người QC cần ghi rõ tên người công nhân, tên công đoạn và tên lỗi trên sản phẩm (nếu có) Tên công đoạn, tên công nhân trong đợt đầu kiểm tra phải được thể hiện 1 lần nữa ở thời điểm tiếp theo
a.8 Trong trường hợp phát hiện có những lỗi mang tính hệ thống tại một công đoạn nào đó thì người QC phải báo ngay cho các bộ phận liên quan để kịp thời khắc phục
Trang 7a.9 Nếu phát hiện công nhân tại một công đoạn nào đó có tay nghề không đáp ứng được yêu cầu may của công đoạn đó thì người QC sẽ phải báo cáo cấp trên để tiến hành thay thế kịp thời và đào tạo lại công nhân này thành thạo trước khi đưa trở lại vị trí cũ
a.10 Lần cuối cùng kiểm trong ngày 2 QC in- line sẽ kiểm tráo đổi chuyền để đánh giá lỗi chính xác hơn
b Kiểm tra cuối chuyền (End line Inspection):
Sản phẩm cuối chuyền sau sẽ được kiểm tra qua
- Sản phẩm may xong, đều được QC cuối chuyền kiểm tra 100%
- QC cuối chuyền phải đo thông số 05 sản phẩm mỗi cỡ/màu trong một ngày Sau mỗi lần đo, số liệu phải được ghi ngay vào báo cáo Ví dụ mã hàng sản xuất trên chuyền đang ra
Trang 8hàng có 02 màu và 03 cỡ thì QC phải đo thông số cả thảy
25 sản phẩm;
- Khi phát hiện lỗi trên 01 sản phẩm, người QC cuối chuyền phải dán nhãn lỗi vào sản phẩm theo màu lỗi (màu xanh -lỗi may, màu đỏ - -lỗi không chấp nhận ,Màu vàng -Lỗi tẩy bần), ghi tên lỗi vào giấy nháp và để sản phẩm lỗi riêng vào một thùng, có ký hiệu “HÀNG LỖI” để tránh nhầm lẫn, sau đó phải được trả lại cho công nhân để sửa Sau khi công nhân sửa các sản phẩm lỗi, QC cuối chuyền phải kiểm tra lại và bỏ băng dính lỗi hay mũi tên dính vào sản phẩm và xếp vào khu vực hàng đạt
- Sau mỗi giờ, QC cuối chuyền phải ghi kết quả vào báo cáo
kiểm cuối chuyền dựa vào số liệu nháp QC phải ghi rõ lỗi xảy ra vào báo cáo, phân tích nguyên nhân , cách khắc phục lỗi và cuối giờ làm việc trong ngày nộp cho trưởng
bộ phận QC để phân tích kết quả;
Trang 9- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện những sai sót có hệ thống, QC có quyền tạm ngưng chuyền để báo cáo cấp trên giải quyết;
- Báo cáo kiểm cuối chuyền, báo cáo đo thông số, thước đo
và băng dính lỗi phải luôn có tại nơi làm việc và phải được
sử dụng kịp thời;
- QC cuối chuyền không được phép dùng dao kéo để cắt chỉ;
- Khi phát hiện ra lỗi QC phải ghi rõ lỗi , nguyên nhân xảy
ra lỗi ra báo cáo sau đó cùng tổ trưởng chuyền tìm ra biện pháp khắc phục
- Trong quá trình làm việc, QC trên chuyền và QC cuối chuyền cần phải thường xuyên trao đổi thông tin về chất lượng hàng ra chuyền, bao gồm các lỗi phát hiện trong quá trình kiểm tra
- Mỗi sản phẩm hỏng chỉ được tính 01 lỗi trong báo cáo Ví
dụ 01 chiếc áo kiểm tra có 02 lỗi rách và 03 lỗi bẩn thì
Trang 10trong báo cáo chỉ đánh dấu 01 lỗi rách, nhưng người QC vẫn phải đánh dấu 05 lỗi đó trên sản phẩm hỏng để yêu cầu công nhân sửa lại
Trang 11-Chú ý: QC kiểm tra trước khi quay lộn thực hiện quy trình
kiểm tra và biểu mẫu kiểm tra giống như QC kiểm tra cuối chuyền, nhưng tập chung vào các chi tiết trước khi lắp ráp vỏ
- QC thông số : đo sản phẩm cuối chuyền mỗi ngày 2 lần, sáng 10 sản phẩm, chiều 10 sản phẩm
5 Tiêu chí chấp nhận – loại bỏ/ Accept and Reject
- Đối với sản phẩm đầu chuyền: Phải phù hợp với tiêu chuẩn
kỹ thuật, bảng phối màu, mẫu PP Nếu đạt yêu cầu chất lượng thì chuyển sang bộ phận hoàn thiện
- Đối với sản phẩm trong chuyền và sản phẩm hoàn chỉnh: Chỉ
chấp nhận những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng khi chuyển đến các công đoạn tiếp theo
Trang 126 Cách xử lý nếu kết quả không phù hợp / Solution with non-conformities
a Đối với sản phẩm trên chuyền:
- Yêu cầu công nhân sửa chữa ngay sản phẩm bị lỗi và cùng với tổ trưởng may hướng dẫn cách sửa
- Thông báo kịp thời cho tổ trưởng may, Nhóm trưởng, tổ trưởng QC hoặc quản đốc, kỹ thuật các lỗi nghiêm trọng xảy
ra để xử lý;
- Lưu ý các trường hợp thường xuyên lặp lại lỗi, lỗi nặng như khác màu, sai NPL, sai quy cách may, lỗ chân kim, rách … phải có báo cáo kèm theo hướng khắc phục và phòng ngừa
a Đối với sản phẩm cuối chuyền:
- Những sản phẩm sai lỗi bỏ riêng để sửa ;
- Nếu trầm trọng (hỏng hàng loạt, không sửa chữa được, lặp đi lặp lại) phải lập biên bản và phiếu xử lý sản phẩm không phù hợp
Trang 13- Thông báo kịp thời cho tổ trưởng sản xuất, nhóm trưởng, tổ trưởng QC hoặc quản đốc, kỹ thuật xưởng để xử lý các trường hợp nghiêm trọng
Chú ý: QC kiểm tra trước khi quay lộn thực hiện quy trình kiểm
tra và biểu mẫu kiểm tra giống như QC kiểm tra cuối chuyền, nhưng tập trung vào các chi tiết trước khi lắp ráp vỏ
7 Ghi chép kết quả / báo cáo
a Đối với sản phẩm trên chuyền:
- Báo cáo kiểm trên chuyền, bao gồm tên công đoạn, tên công nhân, số mẫu kiểm, số lượng lỗi, loại lỗi, phần trăm lỗi, nguyên nhân xảy ra lỗi, cách khắc phục lỗi (BM-QC-01)
b Đối với sản phẩm cuối chuyền:
- Báo cáo kiểm tra 100% sản phẩm cuối chuyền (BM-QC-02)
- Bảng đo thông số (BM- QC-03)
Trang 14- Báo cáo kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa bao gồm số lượng hảng lỗi, loại lỗi, nguyên nhân xảy ra lỗi, cách khắc phục, phòng ngừa lỗi (BM-SPKPH-01 & BM-KPPN-01)
Hàng ngày, nhân viên QC tiến hành nộp báo cáo cho trưởng bộ phận QC để cùng với bộ phận QA xem xét kết quả và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời những vấn đề liên quan tới chất lượng