KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT BẢO TỒN CÂY XANH TRONG CÁC CÔNG VIÊN TRỌNG ĐIỂM Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT BẢO TỒN CÂY XANH TRONG CÁC CÔNG VIÊN TRỌNG ĐIỂM Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
**********
LƯU THỊ NGỌC YẾN
KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT BẢO TỒN CÂY XANH TRONG
CÁC CÔNG VIÊN TRỌNG ĐIỂM Ở KHU VỰC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP HỒ CHÍ MINH
**********
LƯU THỊ NGỌC YẾN
KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT BẢO TỒN CÂY XANH TRONG
CÁC CÔNG VIÊN TRỌNG ĐIỂM Ở KHU VỰC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Cảnh Quan Và Kỹ Thuật Hoa Viên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : TS ĐINH QUANG DIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009
Trang 3MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING NONG LAM UNIVERSITY - HO CHI MINH CITY
**********
LUU THI NGOC YEN
IVESTIGATING AND SUGGESTING TREE CONSERVATION
METHODS IN THE PRINCIPAL PARKS IN
HO CHI MINH CITY
Department of Landscaping and Environmental Horticulture
GRADUATED THESIS
Adviser : DINH QUANG DIEP, Ph.D
Ho Chi Minh City
July/2008
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn: Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô ở Bộ môn Cảnh Quan – Kỹ thụât Hoa viên đã tạo nhiều điều kịên thuận lợi và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Hơn hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tiến sĩ Đinh Quang Diệp - Trưởng Bộ môn Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên - đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp
Cuối cùng xin gửi lời cám ơn đến ban quản lý Công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên, Công viên 30/4, Dinh Thống Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đề tài
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát và đề xuất bảo tồn cây xanh trong các công viên trọng điểm ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại Công viên 30/4, Công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên, Dinh Thống Nhất, thời gian từ tháng 2/2009 đến tháng 7/2009
Kết quả thu được:
- Điều tra và định danh được 430 cây thuộc 121 loài
- Đề xuất bảo tồn 97 cây Bao gồm:
4 cây quý hiếm cần bảo tồn nguồn gen
91 cây tiêu biểu cho thực vật bản địa của miền Đông Nam Bộ
2 cây có kích thước lớn
- Định vị và ứng dụng phần mềm MapInfo để quản lý cây xanh cần được bảo tồn
Trang 6SUMMARY
The thesis “Ivestigating and suggesting tree conservation methods in the
principal parks in Ho Chi Minh city” was carried out 30/4 park, Tao Dan park, Thong Nhat palace, Potanical garden, from February 2009 to July 2009
Results:
- Investigation and identifiers are 430 trees belonging to 121 species
- Proposed 97 trees conservation , including:
4 rare trees need to conserve genetic resources
91 trees representing the local vegetation of the southeastern
2 tree size large
- Positioning and application software for managing mapinfo tree conservation
Trang 72.2 Thực trạng hệ thống công viên, cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh 4
2.3 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của các công viên 7
Trang 84.1 Kết quả khảo sát thực trạng cây xanh trong các công viên 19
4.2.2 Cây tiêu biểu đại diện cho các loài thực vật đã tồn tại trên địa bàn TP
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
GPS : Global Positioning System
GIS : Goegraphic Information System
Stt : Số thứ tự
Msc : Mã số cây
Hvn : Chiều cao vút ngọn
Hdc : Chiều cao dưới cành
Cv1,3 : chu vi của thân cây ở vị trí 1,3 m
D1,3 : Đường kính của thân cây ở vị trí 1,3 m
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 4.1: Thống kê số loài cây điều tra 19
Bảng 4.2: Danh sách cây qúy hiếm cần bảo tồn nguồn gen 24
Bảng 4.3: Danh sách các loài thực vật tiêu biểu cho TP.HCM 28
Bảng 4.4: Danh sách cây có độ tuổi cao hoặc kích lớn 34
Trang 11Hình 4.5: Thân cây bị nghiêng do cây trồng sát nhau (Công viên Tao Đàn) 23
Hình 4.13: Thông tin về vị trí không gian của các cây bảo tồn ở Công viên Tao Đàn,
Hình 4.14: Thông tin về dữ liệu thuộc tính của cây xanh bảo tồn 38 Hình 4.15: Liên kết thuộc tính và vị trí không gian của cây xanh cần bảo tồn 38 Hình 4.16: Bảng khai báo để chọn dữ liệu không gian và thuộc tính 39 Hình 4.17: Bảng kết quả truy vấn dữ liệu không gian và thuộc tính 39
Trang 12Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhịp độ phát triển đời sống hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mà đỉnh cao ở vào thế kỷ 19, đã đẩy mạnh qúa trình đô thị hóa, làm cho dân số phát triển nhanh khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề Năm 1950, thế giới chỉ mới có 2 siêu đô thị từ 8,0 triệu dân trở lên, đến cuối thế kỷ 20 đã tăng lên 22, và khoảng 300 đô thị có trên 1 triệu dân Năm 1804, dân số đô thị mới 1 tỷ người, đến năm 1985 tăng gấp 2 lần, và đầu thế kỷ 21 đã là hơn 3 tỷ người, chiếm gần 50% dân số toàn thế giới Do đó, cần có một nhận thức cao hơn về vai trò của cây xanh trong môi trường đô thị Chúng không những tạo ra các giá trị về kiến trúc cảnh quan mà còn góp phần cải thiện điền kiện khí hậu, vệ sinh đô thị Bên cạnh đó, cây xanh còn góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến
kỹ thuật môi sinh như thanh lọc ô nhiễm không khí, hạn chế tiếng ồn, kiểm soát sự xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước, quản trị nguồn nước thải, kiểm soát giao thông… dựa vào các đặc trưng thực vật như lá, hoa, rễ, thân, cành, cấu trúc cây
Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất của nước ta và cũng đang đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường Vì vậy mà Thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng hơn đến vấn đề xây dựng mới cảnh quan đô thị với những khoảng không gian xanh, đồng thời quan tâm đến việc gìn giữ và phát triển những cây xanh có giá trị, gắn liền với lịch sử phát triển suốt 300 năm của mình Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có khá nhiều loại cây xanh quý hiếm, tuổi thọ cao, có giá trị lịch sử như cây da xà cổ thụ có đường kính 2,5 m đứng trước nguy cơ bị đốn hạ chỉ vì một lý do rất đơn giản “buôn bán ảnh hưởng đến an ninh trật tự” nếu không có các nhà khoa học cùng báo chí lên tiếng can thiệp kịp thời Gần đây nhất là trường hợp hai cây sến mủ cao trên 30 m, đường kính khoảng 1 m, cuối đường Đồng Khởi, quận 1 Đây là hai cây thuộc họ sao dầu quý hiếm, đã được đề xuất đưa vào danh mục cây bảo tồn của TP.HCM Từ khi khởi công xây dựng tòa cao ốc tại đây, một cây đã bị
Trang 13chặt rễ và đào một cái hầm sâu hơn 2m ngay dưới gốc Một cây với đường kính trên
50 cm được đánh số 155A, án ngự trước mặt tiền một trường ngoại ngữ trên đường Đồng Nai, quận 10 cũng đang trong tình trạng tương tự Quan sát gốc cây, phát hiện
vỏ cây bị cắt một vòng rất sâu, rõ ràng có người cố tình hủy hoại cây Đứng trước thực tế cây xanh liên tục bị xâm hại và đốn hạ bằng mọi cách nhiều nhà khoa học đang khẩn thiết đề nghị UBND TP.HCM có biện pháp bảo vệ những cây quý hiếm.Đồng thời, TP.HCM cũng phải nhanh chóng ban hành danh mục bảo tồn cây trên địa bàn, nếu không rất có thể khi lập xong danh sách thì những cây quý hiếm hàng trăm năm tuổi chẳng còn để mà bảo tồn Riêng Thảo Cầm viên, Công viên 30/4, Dinh Thống Nhất, Công viên Tao Đàn rất cần được bảo tồn, vì đây là trục quy hoạch dải phân cách xanh duy nhất của thành phố và trong trục này có rất nhiều cây quý hiếm cần bảo tồn mang tính nội vi (insitu) và ngoại vi (exsitu) Đây cũng chính
là lý do mà tôi chọn đề tài “Khảo sát và đề xuất bảo tồn cây xanh trong các công viên trọng điểm ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”
Trang 14Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Phân loại cây xanh đô thị
Cây xanh đô thị theo Thông tư hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây Dựng ban hành (2005) bao gồm 3 nhóm chính là: cây xanh sử dụng công cộng; cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên môn
2.1.1 Cây xanh sử dụng công cộng
Là cây xanh được trồng nhằm mục đích phục vụ cho các nhu cầu chung của xã hội, thường thuộc phạm vi trách nhiệm của các cơ quan quản lý cây xanh và công viên
Cây xanh sử dụng công cộng gồm ba loại:
- Cây xanh công viên: Là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt ngoài trời cho người dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hóa quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
- Cây xanh vườn hoa: Là diện tích cây xanh chủ yếu để người đi bộ đến dạo chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn Diện tích vườn hoa không lớn, từ vài ba ha trở xuống Nội dung chủ yếu gồm hoa, lá, cỏ, cây và các công trình xây dựng tương đối đơn giản
- Cây xanh đường phố: Thường bao gồm bulơva, dải cây xanh ven đường đi
bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các đường, hướng giao thông
2.1.2 Cây xanh sử dụng hạn chế
Cây xanh sử dụng hạn chế là khu cây xanh chỉ phục vụ hạn chế cho một số đối tượng như cây xanh trong các khu công nghiệp, kho tàng, khu trường học, công trình y tế, thể dục thể thao, văn hoá thông tin, tôn giáo … Ngoài ra còn có cây xanh trong các hộ dân cư Tuy nhiên loại cây xanh này không tham gia vào quỹ cây xanh
Trang 15công cộng nhưng đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường tại chỗ, tạo cảnh quan đô thị Về chủng loại nhóm cây xanh này rất đa dạng gồm cây bóng mát, cây cảnh và cây ăn trái
2.1.3 Cây xanh chuyên môn
Là các khu cây xanh tổ chức theo nhu cầu riêng, bao gồm các khu cây xanh mang tính nghiên cứu khoa học, vườn thực vật, vườn ươm cây, khu cây xanh cách
ly, rừng phòng hộ …
- Cây xanh cách ly: bao gồm cây xanh trồng trong khoảng cách ly các công trình trạm, tuyến điện; bảo vệ nguồn và tuyến ống cấp nước chính của thành phố; cách ly các khu nghĩa trang, trạm xử lý nước thải, bãi rác; giữa khu dân
cư với khu công nghiệp tập trung và dải cây xanh cách ly các tuyến sông rạch chính của thành phố theo quy định
- Rừng phòng hộ là một cấp phân hạng quản lý đất rừng nhằm mục đích bảo
vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh thái và an ninh môi trường Rừng phòng hộ bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, rừng phòng hộ chống gió hại, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển và rừng phòng hộ môi trường sinh thái Rừng phòng hộ thường được quản lý bởi các hộ gia đình hay các Ban quản lý trực thuộc Chi cục Kiểm lâm các tỉnh
2.2 Thực trạng hệ thống công viên, cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Công viên
Khu vực 12 Quận nội thành của thành phố có 109 công viên, vườn hoa (lớn, trung bình, nhỏ) với tổng diện tích khoảng 250 ha (chưa thống kê các công viên thuộc 5 Quận mới và các huyện ngoại thành) Tỷ lệ đất công viên trên tổng diện tích khu vực 12 Quận nội thành rất thấp chỉ khoảng 1,8% chỉ tiêu diện tích công viên, trên đầu người khoảng 0,7 m2/người và tốc độ phát triển diện tích công viên mới rất chậm
Trang 16Hệ thống công viên phân bố không đều trên địa bàn thành phố, chủ yếu tập trung trên địa bàn Quận 1 do được đầu tư quy họach rất tốt trước đây, Quận 3 và Quận 5 quỹ đất hạn chế khó phát triển công viên, Quận 6, Quận 10, Quận 11 hình thành một số công viên mới với diện tích đáng kể Các Quận hiện có công viên như: Quận 1 (Công viên Tao Ðàn, Công viên 23/9, Thảo Cầm Viên), Quận 6 (Công viên Phú Lâm), Quận 10 (Công viên Kỳ Hòa, Công viên Lê Thị Riêng), Quận 11 (Công viên Ðầm Sen), Quận Phú Nhuận (Công viên Gia Ðịnh), Quận Bình thạnh (Công viên Văn Thánh, Công viên Thanh Ða, Công viên Bình Quới) Gần đây gắn với dự
án cải tạo Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghe đã hình thành dãy công viên dọc kênh, dự án công viên hành lang ống nước xa lộ Hà Nội đã cải thiện phần nào về quỹ đất phát triển công viên Tương tự, thông qua các chương trình chỉnh trang đô thị, xây dựng công trình hạ tầng, mở rộng đường, nhiều dãy phân cách tiểu đảo, vòng xoay đã được hình thành như Đường Ðiện Biên Phủ, Ðường Trường Chinh, Ðường Xuyên
Á, Ðại Lộ Ðông Tây
Trong điều kiện quản lý chưa tập trung như trên, việc đầu tư, xây dựng, quản
lý họat động của một số công viên chưa đảm bảo chất lượng, do chủ đầu tư không tuân thủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng, không trình Sở Giao Thông Công Chánh phê duyệt hoặc thẩm định thiết kế kỹ thụât chuyên ngành Tình trạng chiếm dụng, sử dụng mặt bằng công viên không đúng mục đích như tổ chức nhà hàng ăn uống, kinh doanh mua bán hàng hóa, sân khấu ca nhạc, làm trụ sở cơ quan đơn vị, nơi cư trú của hộ dân Thực trạng này vẫn tồn tại ở cả công viên do cấp thành phố quản lý (Như Công viên Tao Ðàn, Thảo Cầm Viên), và do cấp quận quản lý (Công viên Hoàng Văn Thụ, Công viên Phú Lâm, Công viên Lê Thị Riêng)
2.2.2 Cây xanh
TP.HCM hiện có 1.130 tuyến đường, trong đó 338 tuyến (khoảng 90 km) không có cây xanh Tỷ lệ cây xanh đô thị tính bình quân trên đầu người tại các thành phố lớn của Việt Nam quá thấp so với các thành phố trên thế giới như: Los Angeles (Mỹ): 154 m2/người, Mátxcơva (Nga): 11 m2/người, London (Anh): 9
m2/người
Trang 17Theo số liệu những năm gần đây, Công ty Công Viên Cây Xanh TP.HCM quản lý hơn 44.000 cây xanh đường phố, phân bố trên 440 tuyến đường trong tổng
số 627 tuyến đường chính Cũng theo Công ty Công Viên Cây Xanh TP.HCM: hiện toàn thành phố có 4.174 cây xanh cần tỉa cành, mé nhánh và 1.383 cây cần đốn hạ, thay thế do sâu bệnh, già cỗi Và hiện đã tỉa cành, mé nhánh được 3.423 cây và đốn
hạ 456 cây
Trong cây xanh đường phố, về độ tuổi cũng không đồng đều, phản ảnh qua đường kính, chiều cao cũng phân cấp nhiều loại, ví dụ hiện nay có 61% cây xanh cao trên 6 m (loại cao 2 và 3) Đặc thù của cây xanh là tăng trưởng theo thời gian, vài ba năm, cơ cấu cây xanh lại thay đổi về loại chiều cao
Ngoài ra, cây đường phố cũng đa dạng về chủng loại (cây xanh đường phố thuộc về 137 sắc mộc khác nhau, trong đó thuộc 49 họ thực vật), đơn giá khoán cũng thay đổi theo loài cây nên việc quản lý trở nên phức tạp về mặt số liệu do việc thay thế loài
Ngoài kích thước và chủng loại, tình trạng già cỗi, sâu bệnh, sam thân bọng ruột, tán to, nghiêng Cũng cần phải được quản lý theo dõi để có kế hoạch thay thế, xử lý Bên cạnh đó, môi trường xanh đô thị thường gắn liền với các địa điểm vui chơi giải trí, các địa điểm luyện tập thể dục, nơi thư giãn làm phong phú đời sống tinh thần và nơi lý tưởng để giáo dục môi trường và lòng yêu thiên nhiên cho trẻ em
Trang 182.3 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của các công viên
2.3.1 Công viên Tao Đàn.
Hình 2.1: Công viên Tao Đàn
Công viên Tao Đàn vốn là đất ở ngoài ranh của Thành Phiên An xưa Cho đến năm 1990, khu đất này mới chính thức được ngân sách đô thành Sài Gòn tài trợ xây dựng, giới thượng lưu Sài Gòn còn gọi là Vườn Thượng Ông Công viên Tao Đàn dưới thời chế độ Sài Gòn do Công ty Nông Lâm Sài Gòn quản lý và đưa vào sử dụng phục vụ cộng đồng cho đến năm 1975, khi Sài Gòn được giải phóng, thành phố đã giao cho Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Thành phố Hồ Chí Minh quản
lý, rồi từ năm 1984 lại chuyển giao cho Công ty Công viên Cây xanh trực tiếp quản
lý cho đến nay Qua nhiều thời kỳ với sự quản lý của nhiều đơn vị khác nhau nhưng Công viên Tao Đàn vẫn giữ được bối cảnh sẵn có của nó Công viên là lá phổi lớn nằm giữa trung tâm thành phố với diện tích 10 ha, có trên 100 chủng loại cây thảo mộc có tuổi thọ 100 năm, với mảng xanh tuyệt vời, bãi cỏ, cây xanh, hoa kiểng,… được thiết kế khá đẹp, là nơi nghỉ ngơi giải trí và nghiên cứu thảo mộc cũng như môi trường tự nhiên của mọi tầng lớp xã hội Ngay giữa trung tâm Sài Gòn sầm uất, công viên đã tạo được một khoảng không gian mát mẻ dành cho người đi dạo hít thở không khí trong lành
Ngoài cảnh quan thiên nhiên, Công viên Tao Đàn còn được kết hợp tổ chức các trò chơi, các sinh hoạt vui chơi giải trí công cộng mang tính giáo dục thẩm mỹ, trí tuệ, thể dục cho các cháu thanh thiếu niên, đồng thời là nơi tập thể dục dưỡng sinh nâng cao tuổi thọ và chữa bệnh cho những người lớn tuổi, là đơn vị phục vụ
Trang 19công ích cho mọi tầng lớp trong xã hội Công viên tiếp nhận hàng ngày từ 3.000 đến 4.000 lượng người đến sinh hoạt, riêng những ngày lễ tiếp nhận trung bình 100.000/lượng khách/1 ngày Nói chung hoạt động của công viên đã mang lại nhiều hiệu quả về mặt xã hội Công viên Tao Đàn là một địa điểm hội tụ đầy đủ các điều kiện cho Ban ngành thành phố tổ chức các sinh hoạt lễ hội, hội chợ triển lãm hàng năm với quy mô vừa và lớn Những năm qua, rất nhiều lễ hội, hội chợ, sự kiện văn hóa - chính trị quan trọng, tiêu biểu cho nhân dân thành phố đã diễn ra ở đây
2.3.2 Dinh Thống Nhất
Hình 2.2: Dinh Thống Nhất
Dinh Thống Nhất hay còn gọi là Dinh Độc Lập, Dinh Norodom, Hội trường Thống Nhất là một địa danh lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh Dinh từng là dinh
tổng thống dưới thời Việt Nam Cộng Hòa do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế
Dinh được xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm
ba tầng chính, một sân thượng, hai gác lửng, tầng nền, hai tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống Hơn một trăm căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng Thống và của Phó Tổng Thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lan
Dinh cao 26 m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là hai công viên cây xanh Giữa những năm
Trang 201960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng) Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu
Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Thống Nhất có tên là Hội trường Thống Nhất thuộc Cục Hành chính Quản trị II - Văn phòng Chính Phủ Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan
Di tích lịch sử văn hoá Dinh Độc Lập nằm tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh Dinh vừa là điểm tham quan du lịch lý tưởng, vừa là nơi tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tiếp khách của các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước; với các phòng họp sang trọng sức chứa từ 100 đến 500 người được trang bị đầy đủ tiện nghi như: hệ thống điều hoà nhiệt độ, hệ thống âm thanh và ánh sáng chuẩn, hệ thống phiên dịch điện tử, máy slide, máy overhead, máy projector
Nằm trong khuôn viên Dinh còn có khu nhà khách 108 Nguyễn Du Quận1 với 45 phòng nghỉ tiện nghi, thoáng mát, phòng họp có sức chứa 500 người; nhà hàng phục vụ liên hoan, sinh nhật, đám cưới từ 50 bàn trở xuống với các thực đơn
đa dạng, đội ngũ bếp và nhân viên phục vụ lịch sự, chu đáo, tận tình
Trang 212.3.3 Công viên 30 tháng 4
Hình 2.3: Công viên 30 tháng 4
Công viên 30/4 nằm ngay trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn Quận 1 Năm 1871, sau khi xây dựng Dinh Norodom, Pháp mở con đường chạy xuyên qua công viên, cả con đường và công viên này đều có tên là Norodom
Sau năm 1975, con đường này đổi tên thành Đường Lê Duẩn và công viên được đổi thành Công viên 30/4 Tên gọi này nhằm kỷ niệm một sự kiện trọng đại của lịch sử Ngày 30/4/1975, năm cánh quân giải phóng Sài Gòn đã hội tụ về đây để tấn công chiếm lấy Dinh Độc Lập sau này đổi là Hội trường Thống Nhất nên nhiều người quen gọi nơi đây là Công viên Thống Nhất
Hiện nay, công viên có diện tích khoảng 2,25 ha, chia làm hai khu nằm trong quần thể những di tích kiến trúc tiêu biểu của thành phố Sau công viên là Dinh Thống Nhất, trước công viên là Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Thành Phố Vị thế này càng làm tăng sự hấp dẫn của công viên Hiện công viên là nơi tổ chức những buổi
lễ hội và triển lãm lý tưởng của thành phố
Trang 222.3.4 Thảo Cầm Viên
Hình 2.4: Thảo Cầm Viên
Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một trong những địa chỉ văn hoá của Thành phố
Hồ Chí Minh, nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ tám trên thế giới Bắt đầu xây dựng vào tháng 3 năm 1864 trên một khu đất rộng 12 ha nằm cạnh sông Rạch Lăng (phía đông bắc Sài Gòn) do một chuyên viên khảo cứu thực vật nhiệt đới người Pháp là ông J.B.Louis Pierre phụ trách Công trình hoàn thành vào năm 1865, trong đó trồng nhiều loại cây quý ở trong nước và trên thế giới, nhập từ
Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia như cacao, cafe, vani, một vài giống mía gọi là Jardin Acclimater Nhiều loại động vật lạ và qúi hiếm được đưa về nuôi ở đây và nơi đây được gọi là Sở thú
Đến năm 1924, Sở thú được mở rộng thêm 10 ha Ngày 27/11/1927 Pháp cho xây dựng Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross trong khuôn viên Sở thú theo thiết
kế giống Tháp Cung Điện Mùa Hè Bắc Kinh Năm 1929, Pháp cho xây Temple Du Souvenir có kiến trúc giống như Đền thờ Lăng Tẩm Huế Trên lầu có thư viện khá rộng Năm 1956, chính quyền Sài Gòn cho tu sửa và thiết kế lại, Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross được đổi là Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn, Sở Thú đổi là Thảo Cầm Viên
Từ năm 1989, chuồng trại được cải tạo và mở rộng cho thích hợp với đời sống sinh thái của từng loại thú Diện tích chuồng trại là 21.352 m2 Năm 1990, Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn Đông Nam Á Năm
Trang 231991, khu hoa viên trong Thảo Cầm Viên được thiết lập lại sau nhiều năm bị bỏ hoang Sau hơn 130 năm xây dựng, Thảo Cầm Viên đã trở thành một vườn thú lớn của cả nước với 590 đầu thú thuộc 125 loài; thực vật có 1.800 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng, 34 loại bonsai và thảm cỏ xanh trên diện tích 20 ha, chia ra làm nhiều khu: khu nuôi cầm thú, khu cây cảnh và phong lan, khu vui chơi Thảo Cầm Viên hàng ngày đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan
Đây là những công viên lâu đời và tọa lạc ở những vị trí trung tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh Ở những nơi này có khá nhiều cây cổ thụ mang nhiều ý nghĩa khác nhau cần được bảo tồn và phát triển vì vậy đề tài này được tiến hành nhằm mục tiêu xác định những cây nào cần bảo tồn đồng thời đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển chúng
2.4 Điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang
Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh
là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế
Trang 24Theo số liệu đo đếm gần 100 năm của Trạm Tân Sơn Nhất thì:
- Lượng mưa bình quân năm : 1.949 mm
- Lượng mưa cao nhất : 2.718 mm (1908)
- Nhiệt độ bình quân năm : 27ºC
- Nhiệt độ cao tuyệt đối : 40ºC (1912)
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 13,8ºC (1937)
2.4.3 Về gió
Địa bàn thành phố chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
- Gió Tây – Tây Nam (gió mùa Tây Nam) thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thường thổi mạnh nhất vào tháng 7 – 8 và gây ra mưa
- Gió Bắc – Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, thổi mạnh nhất vào tháng 2 – 3, làm tăng lượng bốc hơi
2.4.4 Về ánh sáng
Số giờ nắng bình quân năm vào khoảng 2.286 giờ, như vậy mỗi ngày có khoảng 63 giờ nắng tùy thuộc vào lượng mây, do đó trong tháng mùa mưa số giờ nắng giảm đi và tăng dần trong mùa khô
Lượng bốc hơi tương đối lớn: 1.399 mm/năm, bình quân trong tháng mùa mưa
là 2 – 3 mm/ngày, và tháng mùa nắng là 5 – 6 mm/ngày
2.4.5 Về thủy văn
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hợp thủy của hai con sông lớn miền Đông Nam Bộ: sông Sài Gòn chảy giữa thành phố và sông Đồng Nai chảy ven ranh giới phía Đông Hai con sông này có nhiều kênh rạch làm thủy văn thành phố chịu ảnh hưởng của dao động bán nhật triều rất rõ rệt
Trang 25- Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại Thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vùng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn 45.500 ha (23,6%) Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite
vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò
Thành phố có sáu nhóm lớn:
- Nhóm đất phù sa bị nhiễm phèn: chủ yếu ở Bình Chánh, một số ở Hóc Môn, Củ Chi
- Nhóm đất xám và đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ: chủ yếu vùng đồi
gò Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bắc Bình Chánh
- Nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều: ở Nam Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Bắc Cần Giờ
- Nhóm đất mặn: chủ yếu ở các xã Cần Giờ
- Nhóm cát ven biển: Cần Giờ
- Nhóm các loại đất khác, phần lớn bạc màu, nghèo dinh dưỡng
Trang 26Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
Thiết lập danh mục cây xanh cần được bảo tồn, và dùng phần mềm MapInfo
để quản lý danh mục cây xanh cần được bảo tồn trong các công viên: Công viên Tao Đàn, Dinh Thống Nhất, Công viên 30/4, Thảo cầm Viên
- Lập dữ liệu quản lý cây xanh được bảo tồn
- Định vị tọa độ của từng cây và đưa tọa độ lên bản đồ kỹ thuật số của thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất một số giải pháp đối với cây bảo tồn
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cây xanh trong các công viên: Công viên Tao Đàn, Công viên 30/4, Dinh Thống Nhất, Thảo Cầm Viên
3.3.2 Tiêu chí bảo tồn
Tiêu chí về chất lượng: Cây phải đạt các tiêu chuẩn về chất lượng như:
- Cây sinh trưởng tốt (Chỉ tiêu đánh giá sức sống: loại A)
- Thân cây phát triển thẳng, không bị cong, nghiêng
- Gốc tốt, không có rễ nổi
- Không có các hiện tượng sam, bọng, mục ở thân và gốc
Trang 27 Tiêu chí về kích thước : Cây có độ tuổi cao hoặc kích thước lớn Trong đề tài này chúng tôi đề xuất những cây có D1,3>= 70cm
Tiêu chí về loài cây:
- Cây quý hiếm cần bảo tồn nguồn gen
- Cây tiêu biểu đại diện cho các loài thực vật đã tồn tại trên địa bàn TP.HCM và các vùng lân cận (Miền Đông Nam Bộ)
- Cây nhập nội nhưng đã sống lâu và thích hợp với khí hậu Việt Nam
- Cây tiêu biểu di thực từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung hiện đã sống lâu
và thích hợp với điều kiện tự nhiên ở TP.HCM
- Cây có giá trị văn hóa lịch sử, gắn liền với những địa danh do quá trình phát triển “làng xóm” từ lúc di dân lập ấp của ông cha ta
3.3.3 Ngoại nghiệp
Việc khảo sát được thực hiện tại bốn công viên: Công viên Tao Đàn, Công viên 30/4, Dinh Thống Nhất, Thảo Cầm Viên dựa trên mẫu phiếu điều tra được đính kèm ở phần phụ lục
Chỉ điều tra những cây có D1,3 70 cm, cây phải là cây loại 3 theo tiêu chí của Công ty Công Viên Cây Xanh (Hvn > 12m, D1,3 > 50cm) Tiến trình như sau:
Mỗi cây được xác định:
- Tên Việt Nam
- Tên khoa học
- Họ thực vật
- Mã số cây
- Địa chỉ
- Vị trí : dùng máy GPS để định vị toạ độ của cây được bảo tồn
Sau đó tiến hành đo các kích thước như sau:
- Cv1,3 : dùng thước dây đo chu vi của thân cây ở vị trí 1,3 m
- Hvn : dùng gậy đo cao để đo chiều cao cây
- Hdc : thực hiện tương tự như Hvn
Trang 28 Đánh giá các đặc điểm của cây: tình hình sinh trưởng, sâu bệnh, sam thân, bọng gốc, rễ nổi, nặng tán,…
Chụp ảnh của từng cây trong công viên điều tra
3.3.3 Nội nghiệp
3.3.3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
Tham khảo những tài liệu có liên quan nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu
đề tài như:
- Các tài liệu về các loài cây gỗ bao gồm những thông tin liên quan như tên khoa học, tên thông thường, cách bảo dưỡng và chăm sóc,
- Các tài liệu có liên quan đến cây xanh đô thị và công tác bảo tồn
- Tài liệu về hướng dẫn sử dụng phần mềm Hệ thống Thông tin Địa lý
- Các số liệu thu thập được từ Công ty Công Viên Cây Xanh Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan
3.3.3.2 Phương pháp tổng hợp – xử lý số liệu và phân tích dữ liệu
Dựa trên các số liệu thu thập được từ trong quá trình điều tra ngoại nghiệp, tiến hành xử lý các số liệu thu được
Tổng hợp số liệu theo từng công viên
Nhập toàn bộ số liệu vào máy tính, và thực hiện việc tính toán, phân tích bằng phần mềm Excel
Xây dựng dữ liệu địa lý (không gian và thuộc tính): Dựa trên bản đồ nền của Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm các lớp thông tin: Quận, huyện; Phường, xã; Đường; Thực vật; Sông Tạo 2 lớp dữ liệu mới có tên Công viên bảo tồn, Cây bảo tồn
Phát triển dữ liệu
Nhập toàn bộ tọa độ và tất cả những thông tin có liên quan của từng cây bảo tồn vào phần mềm Excel Sau đó chuyển toàn bộ dữ liệu về cây xanh được đưa vào danh mục bảo tồn từ phần mềm Excel sang phần mềm MapInfo
Trang 29 Khai thác dữ liệu và trích xuất thông tin
- Việc khai thác và trích xuất thông tin nhằm đáp ứng được các yêu cầu đưa ra thông tin phục vụ cho công tác bảo vệ, quản lý một cách dễ dàng hơn
- Với chức năng truy vấn (Query) trong Mapinfo sẽ giúp nhà quản lý đưa
ra thông tin cần quan tâm khi nhập điều kiện của thông tin tìm kiếm vào các mục tương ứng Ta có các loại truy vấn sau:
+ Truy vấn theo thuộc tính
+ Truy vấn theo không gian
+ Truy vấn hỗn hợp (cả thuộc tính và không gian)
Trang 30Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả khảo sát thực trạng cây xanh trong các công viên
Qua quá trình điều tra cây xanh ở các công viên: Công viên Tao Đàn, Dinh Thống Nhất, Công viên/4, Thảo Cầm Viên đã thu được các kết quả như sau:
4.1.1 Số loài cây và số lượng cây
Dựa vào kích thước cây theo tiêu chí bảo tồn (có D1,3 70 cm và Hvn > 12 m), trong 4 công viên đề tài đã điều tra được 430 cây xanh, bao gồm 53 loài thuộc 22 họ thực vật khác nhau Kết quả được ghi nhận ở bảng sau đây:
Bảng 4.1: Thống kê số loài cây điều tra
Stt Loài cây Tên khoa học Họ thực vật
Số lượng
4 Dầu con rái Dipterocarpus alatus Dipterocarpaceae 122
6 Keo lá tràm Acacia auriculaeformis Fabaceae 1
12 Lim xẹt Peltophorum pterocarpum Fabaceae 8
13 Đầu lân Couroupita surinamensis Lecythidaceae 1
Trang 3115 Chập choại
Beilschmiedia
18 Quăng lông Alangium salvifolium Alangiaceae 1
19 Sao đen Hopea odorata Dipterocarpaceae 109
21 Điệp phèo heo Enterolobium cyclocarpum Fabaceae 5
23 Vấp nhiều hoa Mesua floribunda Clusiaceae 1
26 Giáng hương Pterocarpus macrocarpus Fabaceae 3
29 Cóc tía Spondias purpurata Anacardiaceae 1
31 Trao trảo Ochrocarpus siamensis Clusiaceae 1
32 Trám mũi nhọn Canarium subulatum Burseraceae 1
33 Mật cầu Melicoccus bijugatus Sapindaceae 1
36 Chiêu liêu xanh Terminalia alata Combretaceae 1
Trang 3242 Da lông Ficus pilosa Moraceae 4
47 Trôm hôi Sterculia foetida Sterculiaceae 4
53 Bằng lăng ổi Lagerstroemia calyculata Lythraceae 5 Trong đó, những cây thuộc họ Dầu ( Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế 53,72%
số lượng cây xanh đã điều tra
4.1.2 Đánh giá về chất lượng của cây:
Về tình trạng sinh trưởng:
324
95
110
50100150200250300350