KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NHÀ NGHỈ SINH THÁI (ECOLODGE) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀUKHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NHÀ NGHỈ SINH THÁI (ECOLODGE) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀUKHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NHÀ NGHỈ SINH THÁI (ECOLODGE) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*****************
HÀ THỊ NHƯ BÌNH
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
NHÀ NGHỈ SINH THÁI (ECOLODGE) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
**************
HÀ THỊ NHƯ BÌNH
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
NHÀ NGHỈ SINH THÁI (ECOLODGE) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS NGÔ AN
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING AGRICULTURE AND FORESTRY UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY
********************
HA THI NHU BINH
SURVEYING, ASSESSING, AND PROPOSING THE MODEL OF ECOLODGE FOR BINH CHAU - PHUOC BUU NATURAL
RESERVE, BARIA-VUNGTAU PROVINCE
Speciality: Landscape and Environmental Horticulture
GRADUATED THESIS
Advisor: Dr NGO AN
Ho Chi Minh City
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật
hoa viên trường Đại học Nông Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh
Đặc biệt, đối với thầy Ngô An - giảng viên môn Du lịch sinh thái, tôi xin bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn: thầy Đinh Quang Diệp và quý thầy cô
trong bộ môn Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thu
thập tài liệu
Cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và
tất cả quý thầy cô đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại trường
Cảm ơn anh Phan Văn Thăng cùng toàn thể các cán bộ trong Khu bảo tồn thiên
nhiên Bình Châu-Phước Bửu đã tạo điều kiện và cung cấp các thông tin cần thiết cho
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Cám ơn tập thể lớp Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên 31 và các bạn thân đã chia
sẻ cùng tôi trong quá trình học tập và sinh hoạt
Xin cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
này Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn sát cánh, chia sẻ,
cổ vũ và giúp đỡ để tôi có được như ngày hôm nay
Chân thành cảm ơn!
Hà Thị Như Bình
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát, đánh giá và đề xuất mô hình nhà nghỉ sinh thái (ECOLODGE) trong Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được tiến hành tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu, thời gian từ tháng 2/2009 đến tháng 7/2009
Kết quả thu được:
• Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn về nhà nghỉ sinh thái áp dụng cho vùng nghiên cứu
• Đưa ra những đánh giá khách quan về mô hình nhà nghỉ hiện có tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu
• Đề xuất các mô hình nhà nghỉ sinh thái phù hợp cho Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu
SUMMARY
The thesis “ Surviving, assessing and proposing the model of ecolodge at Binh Chau – Phuoc Buu Natural Reservation Area, Ba Ria – Vung Tau province had been done from February to July 2009 in Ba Ria – Vung Tau province
Results of the thesis:
• Setting up standards of ecolodge applying to Binh Chau – Phuoc Buu Natural Reserve
• Assessing hotels within BinhChau- Phuoc Buu Natural Reserve
Trang 6• Proposing proper Ecolodge models for Binh Chau – Phuoc Buu Natural Reserve
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Summary ii
Mục lục iii
Danh sách chữ viết tắt vi
Danh sách các hình vii
Danh sách các bảng và biểu đồ ix
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 TỔNG QUAN 3
2.1 Tổng quan về du lịch sinh thái 3
2.1.1 Định nghĩa 3
2.1.2 Lịch sử phát triển của du lịch sinh thái 3
2.2 Du lịch sinh thái và các khu bảo tồn thiên nhiên 4
2.2.1 Các loại hình quản lý khu bảo vệ 4
2.2.2 Lợi ích và hạn chế của du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ 7
2.2.2.1 Lợi ích 7
2.2.2.2 Hạn chế 9
2.2.3 Hoạt động du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn 10
Trang 7thiên nhiên trên thế giới
2.3 Các loại hình nhà nghỉ trong hoạt động du lịch sinh thái 17
2.3.1 Ecolodge kiểu mẫu 17
2.3.2 Ecoresort (khu nghỉ dưỡng sinh thái) 18
2.3.3 Các lều trại 18
2.3.4 Green hotel ( khách sạn xanh) 18
2.4 Quá trình phát triển của nhà nghỉ sinh thái (Ecolodge) 19
3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 21
3.2 Nội dung nghiên cứu 21
3.3 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của luận văn 21
3.4 Phương pháp thực hiện đề tài 22
4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 23
4.1 Đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu 23
4.1.1 Vị trí địa lý 23
4.1.2 Đặc điểm địa hình 23
4.1.3 Thổ nhưỡng 24
4.1.4 Khí hậu 25
4.1.5 Thủy văn 25
4.1.6 Diện tích đất và tài nguyên rừng 26
4.1.7 Tài nguyên động thực vật 26
4.1.8 Tài nguyên cảnh quan 26
4.1.9 Điều kiện kinh tế-xã hội 27
4.2 Hoạt động du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu 28 4.3 Tình hình hoạt động của các nhà nghỉ, khách sạn
Trang 8trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu 30
4.3.1 Kết quả khảo sát hoạt động của các nhà nghỉ khách sạn trong KBT 30
4.3.1.1 Khu du lịch sinh thái suối khoáng nóng Bình Châu 30
4.3.1.2 Khu nhà nghỉ trong Vườn sưu tập cây gỗ rừng 31
4.3.1.3 Khu du lịch Tầm Bồ 32
4.3.1.4 Khu khách sạn cao cấp dọc theo ven biển 32
4.3.2 Đánh giá hoạt động của các nhà nghỉ khách sạn tại một số địa điểm thuộc KBT 34
4.5 Giới thiệu mô hình nhà nghỉ sinh thái(ecolodge) 49
4.5.1 Định nghĩa ecolodge 49
4.5.2 Đối tượng du khách của Ecolodge 50
4.5.3 Hoạt động du lịch trong các ecolodge 51
4.5.4 Nhu cầu về nhà nghỉ sinh thái của du khách 52
4.5.5 Vị trí tọa lạc của các ecolodge 53
4.5.6 Thực trạng môi trường tự nhiên và xã hội 53
4.5.7 Tác động tích cực và tiêu cực của ecolodge 55
4.5.7.1 Những tác động tích cực 56
4.5.7.2 Những tác động tiêu cực 56
4.6 Giới thiệu mô hình nhà nghỉ sinh thái(ecolodge) trên thế giới 60
4.6.1 Rain forest- Peru 60
4.6.2 Turtle island resort - Fiji 61
4.6.3 Finca – Rosa - Blanca 63
4.6.4 Campi Ya Kanzi 65
4.7 Đề xuất mô hình Ecolodge cho KBTTN Bình Châu – Phước Bửu 66
Trang 94.7.1 Mô hình hoạt động 66
4.7.2 Mô hình quản lý 68
4.7.3 Mô hình thiết kế 74
4.7.3.1 Mô hình thiết kế Nhà nghỉ suối nước nóng 74
4.7.3.2 Mô hình thiết kế Tầm Bồ 76
4.7.3.3 Mô hình nhà ven biển 79
5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 80
5.1 Kết luận 80
5.2 Kiến nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 90
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
1 KBT: Khu bảo tồn
2 QL: Quốc lộ
3 KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
4 KDL: Khu du lịch
5 GEF: Global Environment Facility
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Đường lên núi Tầm Bồ 29
Hình 4.2 Trên đỉnh núi Tầm Bồ 29
Hình 4.3 Bàu Nhám giữa rừng 29
Hình 4.4 Bãi biển Hồ Cốc 29
Hình 4.5 Khách sạn trong suối nước nóng Bình Châu 47
Hình 4.6 Chòi câu cá trong suối nước nóng Bình Châu 47
Hình 4.7 Nhà rông trong suối nước nóng Bình Châu 48
Hình 4.8 Đường dạo trong suối nước nóng Bình Châu 48
Hình 4.9 Nhà nghỉ trong vườn sưu tập gỗ 48
Hình 4.10 Nhà nghỉ trong khu du lịch Tầm Bồ 48
Hình 4.11 Nhà nghỉ Phú Gia – Hồ Cốc 48
Hình 4.12 Bên trong nhà nghỉ Phú Gia 48
Hình 4.13 Nhà hàng khu resort Osaka 49
Hình 4.14 Quán bar trong khu resort Osaka 49
Hình 4.15 Phòng biệt thự trong resort Osaka 49
Hình 4.16 Biệt thự Santuary – Hồ Tràm 49
Hình 4.17 Nhà nghỉ Posada – Amazonas 61
Hình 4.18 Nội thất bên trong nhà nghỉ Posada 61
Hình 4.19 Nhà nghỉ Safe Landing trên đảo Fiji 62
Hình 4.20 Nhà nghỉ Oarman Bay trên đảo Fiji 62
Hình 4.21 Nội thất bên trong khu Turtle island resort 62
Trang 11Hình 4.22 Chèo thuyền Kayak trên đảo Fiji 62
Hình 4.23 Các tấm panel năng lượng mặt trời lắp đặt bên ngoài khu nhà nghỉ Finca Rosa Blanca 64
Hình 4.24 Nội thất bên trong nhà nghỉ Finca Rosa Blanca 64
Hình 4.25 Phòng ăn trong nhà nghỉ Finca Rosa Blanca 64
Hình 4.26 Giáo dục môi trường cho học sinh tại Finca Rosa Blanca 64
Hình 4.27 Bên ngoài nhà nghỉ Kampi Ya Kanzi 67
Hình 4.28 Nội thất bên trong nhà nghỉ Kampi Ya Kanzi 67
Hình 4.29 Quang cảnh nhìn từ bên trong Kampi Ya Kanzi 68
Hình 4.30 Nhà sinh hoạt chung trong Kampi Ya Kanzi 68
Hình 4.31 Bữa ăn ngoài trời trong khu Kampi Ya Kanzi 68
Hình 4.32 Du khách của Kampi Ya Kanzi đi quan sát chim thú 68
Hình 4.33 Du khách của Kampi Ya Kanzi đi bộ leo núi 68
Hình 4.34 Lễ hội của người Masai tại khu Kampi Ya Kanzi 68
Hình 4.35 Đường dạo trong rừng 70
Hình 4 36 Tham quan vườn thú 70
Hình 4.37 Lễ hội nghinh ông 70
Hình 4.38 Kéo lưới tại làng chài 70
Hình 4.39 Mặt bằng khu ecolodge Suối khoáng nóng Bình Châu 78
Hình 4.40 Phối cảnh bên trong nhà nghỉ ecolodge Suối khoáng nóng Bình Châu 78
Hình 4.41 Mặt bằng bố trí nội thất nhà nghỉ ecolodge Suối khoáng nóng Bình Châu 79
Hình 4 42 Phối cảnh nhà sinh hoạt chung 79
Hình 4.43 Mặt bằng phân khu chức năng khu nhà nghỉ Tầm Bồ 80
Hình 4.44 Mặt bằng bố trí nội thất trong khu nhà nghỉ Tầm Bồ 80
Hình 4.45 Phối cảnh bên trong nhà nghỉ Tầm Bồ 81
Trang 12Hình 4.46 Phối cảnh phòng tắm nhìn từ bên ngoài 81
Hình 4.47 Phối cảnh nhà nghỉ nhìn từ bên ngoài 82
Hình 4.48 Phối cảnh bên trong nhà sinh hoạt chung 82
Hình 4.49 Mặt bằng bố trí nội thấtkhu nhà nghỉ ven biển 83
Hình 4.50 Phối cảnh nhà nghỉ ven biển nhìn từ bên ngoài 83
Hình 4.51 Mặt bằng phân khu Ecoodge ven biển 84
Hình 4.52 Bố trí nội thất bên trong nhà nghỉ ven biển 84
Hình 4.53 Phối cảnh góc nhìn từ bên trong nhà nghỉ ven biển 85
Hình 4.54 Phối cảnh nhà hang ven biển 85
DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1: Các loại hình quản lý khu bảo vệ (IUCN, 1994) 4
Bảng 2.2: Các mục đích quản lý và các loại hình quản lý khu bảo vệ của IUCN, (1994) 6
Bảng 2.3: Khả năng tương thích của các loại hình du lịch với các loại khu bảo vệ của IUCN (Lawton, 2001) 6
Bảng 2.4: Lợi ích của du lịch sinh thái 8
Bảng 2.5: Hạn chế của du lịch sinh thái 9
Bảng 2.6: Các thí dụ về dự án du lịch sinh thái 14
Bảng 4.1: Hiện trạng đất đai ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu 26
Bảng 4.2: Danh sách khảo sát các nhà nghỉ, khách sạn trong Khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu 33
Trang 13Bảng 4.3: Phiếu đánh giá hoạt động của các nhà nghỉ, khách sạn 35
Bảng 4.4: So sánh nhà nghỉ sinh thái và nhà nghỉ thông thường 59
Trang 14Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau dự đoán về nhu cầu và sự phát triển của
du lịch sinh thái trong tương lai nhưng tất cả các chuyên gia và các nhà quản lý du lịch đều có cùng quan điểm cho rằng thị trường du lịch sinh thái sắp tới sẽ tăng lên không ngừng Dự đoán này được đưa ra cùng với dự đoán về sự phát triển của du lịch nói chung Nó dựa trên những phân tích về phân khúc thị trường và xu hướng
du lịch của những người thuộc thế hệ sinh ra trong những năm từ 1945-1964 boom generation) ở Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu Những người thuộc thế hệ này khi ở độ tuổi nghỉ hưu thường có sức khỏe tốt, tuổi thọ cao, nguồn tài chính dồi dào
(baby-do đó họ sẽ quan tâm nhiều đến du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái Hơn nữa, (baby-do có trình độ học vấn và nhận thức khá cao nên họ có xu hướng quan tâm đến các vấn đề
về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường khi quyết định chọn lựa tour du lịch Tiêu chuẩn chọn lựa dịch vụ du lịch sinh thái của du khách ngày càng cao hơn Họ rời khỏi thành phố đông đúc, rời khỏi những ngôi nhà ống chật hẹp, tham gia hoạt động du lịch sinh thái với mong muốn được hòa nhập vào thiên nhiên, sống gần gủi với thiên nhiên chứ không muốn được phục vụ trong những khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao
Nắm bắt được tâm lý đó, mô hình nhà nghỉ sinh thái (Ecolodge) đã bắt đầu hình thành Những nghiên cứu đầu tiên về nhà nghỉ sinh thái đã bắt đầu vào năm
1995 tại Diễn đàn nhà nghỉ sinh thái quốc tế lần thứ nhất ( First International Ecolodge Forum ) tổ chức tại quần đảo Virgin năm 1994 Năm 2002, Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (The International Ecotourism Society_ TIES) đã cho xuất bản
Trang 15tài liệu “Hướng dẫn về nhà nghỉ sinh thái quốc tế” (International Ecolodge Guideline) Theo đó Ecolodge phải đáp ứng được 3 tiêu chí chính là:
• Bảo tồn khu vực tự nhiên xung quanh
• Mang lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương
• Giáo dục nâng cao hiểu biết về hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho dân cư tại địa phương và khách du lịch
Ecolodge đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của các chương trình phát triển bền vững vì nó mang lại lợi ích kinh tế cho những vùng có đa dạng sinh học cao hay những vùng nông thôn mà lại không gây tác động nghiêm trọng tới môi trường địa phương như những hoạt động kinh tế khác
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu từ lâu được biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước với các loại hình
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tắm biển, thể thao leo núi, cắm trại…Mô hình nhà nghỉ khách sạn phục vụ du khách đã được triển khai hoạt động trong nhiều năm nay nhưng chưa có một nghiên cứu nào trước đây tiến hành đánh giá mô hình hoạt động của các nhà nghỉ, khách sạn tại nơi này Thông qua luận văn này, với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Ngô An và tham khảo những tài liệu nghiên cứu của các cá nhân và tổ chức quốc tế về mô hình Ecolodge; tác giả mong muốn đưa ra những đánh giá trung thực về hệ thống nhà nghỉ, khách sạn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu và đề xuất mô hình nhà nghỉ sinh thái (Ecolodge) phù hợp, đáp ứng được các tiêu chí của Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES)
Trang 16Mở rộng hơn, định nghĩa đó có thể hiểu: Du lịch sinh thái là du hành và thăm viếng có trách nhiệm về mặt môi trường đối với các khu vực tự nhiên hoang dã, nhằm mục đích giải trí và thưởng thức thiên nhiên (và bất kì các đặc trưng văn hóa gắn liền với nó trong quá khứ và hiện tại), khuyến khích bảo tồn, có tác động tiêu cực của du khách thấp nhất, và mang lại cơ hội cho cộng đồng dân địa phương tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội
2.1.2 Lịch sử phát triển của du lịch sinh thái
Từ những năm 1980 đã có sự gia tăng phê phán về tác động tiêu cực của du lịch trên thế giới, từ đó quan niệm du lịch “mềm” (Soft ecotourism) đã được phát triển
Năm 1992, Hội nghị môi trường ở Rio de Jenaro đưa ra khái niệm phát triển bền vững và đã hoàn tất các nội dung của du lịch mềm Từ đó có sự bùng nổ tính chất sinh thái trong du lịch thông qua sự gia tăng khuyến khích bảo vệ môi trường trong xã hội Thuật ngữ Du lịch sinh thái (Ecotourism) dần trở nên phổ biến
Trang 172.2 DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
2.2.1 Các loại hình quản lý Khu bảo vệ
Bảng 2.1: Các loại hình quản lý khu bảo vệ (IUCN, 1994)
ngặt: Là khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho mục đích khoa học và bảo vệ động vật hoang dã
quản lý chủ yếu vì mục đích khoa học
Định nghĩa Là những khu đất hay biển có những hệ sinh thái, những đặc
điểm địa chất – sinh lý và những loài nổi bật và mang tính đại diện, chủ yếu để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và kiểm soát môi trường
vệ và phục hồi các loài động vật hoang dã
Định nghĩa Là khu đất liền hay biển chưa hề hoặc rất ít có sự can thiệp của
con người, vẫn còn giữ được những ảnh hưởng và đặc điểm của
tự nhiên, không có cư dân sinh sống, được bảo vệ và quản lý nhằm duy trì điều kiện tự nhiên
giải trí và bảo vệ hệ sinh thái
Định nghĩa Là khu đất hay biển tự nhiên được thiết lập để (a) bảo vệ tính
toàn vẹn của một hoặc nhiều hệ sinh thái vì lợi ích của các thế
hệ hiện tại và tương lai, (b) loại trừ việc khai thác hoặc chiếm đóng không có lợi cho những mục tiêu và khu bảo vệ nhằm đạt được, (c) tạo cơ sở cho các hoạt động khoa học, giáo dục, tham quan giải trí, tất cả những hoạt động này cần phải phù hợp về mặt môi trường cũng như văn hóa
Trang 18mục đích lưu giữ những đặc điểm thiên nhiên nhất định
Định nghĩa Là khu vực chứa đựng một hoặc nhiều đặc điểm văn hóa hay tự
nhiên có giá trị nổi bật và độc nhất hiếm có trên thế giới, mang ý nghĩa văn hóa hoặc giá trị thẩm mỹ
trong đó thiên nhiên được bảo tồn chủ yếu thông qua sự can thiệp bằng các biện pháp quản lý
Định nghĩa Là khu đất hay biển là đối tượng của sự quản lý và can thiệp tích
cực của con người để đảm bảo duy trì môi trường sống và đáp ứng những yêu cầu của một số loài nhất định
cảnh quan trời và biển và phục vụ sự thưởng ngoạn của công chúng
Định nghĩa Là khu đất có thể cận kề bên bờ biển trong đó mối quan hệ giao
lưu giữa con người và thiên nhiên theo thời gian đã tao ra một vùng đất có đặc điểm riêng biệt, có giá trị thẩm mỹ, sinh thái và/hoặc văn hóa, thường có tính đa dạng sinh học cao Việc bảo
vệ tính toàn vẹn của quan hệ giao lưu truyền thống này là sống còn đối với việc bảo vệ, duy trì và phát triển của một khu vực như vậy
sử dụng một cách ổn định các hệ sinh thái tự nhiên
Định nghĩa Là khu vực có những hệ tự nhiên nguyên sinh, được quản lý
nhằm bảo vệ và duy trì một cách lâu dài tính đa dạng sinh học trong khi vẫn cho phép khai thác một cách ổn định các sản phẩm
tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng
Trang 19Bảng 2.2: Các mục đích quản lý và các loại hình quản lý khu bảo vệ của IUCN
(1994)
Bảo tồn sự đa dạng loài và gen (đa dạng sinh học) 1 2 1 1 1 2 1
Bảo vệ các đặc tính văn hóa và thiên nhiên nhất
định
Du lịch và giải trí - 2 1 1 3 1 3
Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên từ các hệ
sinh thái tự nhiên
Duy trì các thuộc tính văn hóa/truyền thống - - - 1 2
Ghi chú: “1” = Mục tiêu chủ yếu; “2” = Mục tiêu thứ yếu; “3” = Mục tiêu tiềm
năng; “-” = Không thể ứng dụng
Bảng 2.3: Khả năng tương thích của các loại hình du lịch với các loại khu bảo vệ
của IUCN (Lawton, 2001)
Loại khu bảo
Trang 20Ghi chú:
• Du lịch sinh thái “cứng”= là hình thức du lịch sinh thái đi theo một nhóm nhỏ mà không dựa vào các nhà điều hành tour,mong muốn trải nghiệm trong thế giới tự nhiên không quan tâm đến các tiện nghi phục vụ, có cam kết nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
• Du lịch sinh thái “mềm” = du lịch sinh thái theo nhóm với số lượng lớn hơn, khách du lịch thường tin cậy vào các nhà điều hành tour và yêu cầu tiện nghi phục vụ của họ cũng cao hơn, cam kết bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên chỉ mang mức độ vừa phải
2.2.2 Lợi ích và hạn chế của du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ
Du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ chứa đựng những ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực Những ảnh hưởng này tương tác lẫn nhau Trách nhiệm của nhà quản lý các khu bảo vệ là tăng cường tối đa những ảnh hưởng tích cực và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực Trên thực tế có rất nhiều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các khu bảo vệ, tuy nhiên tài liệu này chỉ đề cập đến những ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực chủ yếu
Các khu bảo vệ được thành lập chủ yếu để bảo tồn các loài động vật hoang
dã, bảo vệ môi trường sống của chúng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa truyền thống của cư dân bản địa Khách du lịch đến với các khu bảo vệ để tìm hiểu, trân trọng, và thỏa mãn những giá trị vốn có của khu bảo vệ Quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ do đó có thể có những lợi ích, hạn chế
chủ yếu sau:
Trang 21Bảng 2.4: Lợi ích của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái có thể giúp cải thiện chất lượng các sản phẩm
và dịch vụ hạ tầng du lịch như hệ thống giao thông vận tải, đường xá, điện, nước, các nhà hàng, các cửa hiệu và các nhà nghỉ trong khu vực
Du lịch sinh thái có thể làm tăng lòng tự hào của người dân về văn hoá bản địa
Du lịch sinh thái khuyến khích việc phát triển rộng rãi các hoạt động văn hoá như phát triển nghề thủ công, các loại hình biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc tại địa phương
Du lịch sinh thái giúp cho việc gìn giữ văn hoá và duy trì bản sắc dân tộc của người dân địa phương
Du lịch sinh thái góp phần tăng cường sự trao đổi văn hoá giữa
du khách với nhân viên khu bảo vệ và người dân địa phương
Văn hóa – Xã hội
Nhờ phát triển du lịch sinh thái, nhân viên khu bảo vệ và người dân địa phương có các cơ hội giải trí nhiều hơn
Trang 22Du lịch sinh thái giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên và bảo
vệ các loài động vật hoang dã tại các khu bảo vệ
Du lịch sinh thái đã giúp cải thiện môi trường sinh thái ở các khu bảo vệ ở rất nhiều khía cạnh
Du lịch sinh thái giúp cải thiện diện mạo (bộ mặt) của khu bảo
Du lịch sinh thái có thể làm huỷ hoại văn hoá bản địa
Du lịch sinh thái kích thích người dân địa phương bắt chước, đua đòi cách ứng xử của du khách và từ bỏ những giá trị văn hoá truyền thống
Trang 23Sự gia tăng số lượng du khách có thể dẫn đến sự gia tăng mối bất hoà giữa cư dân địa phương, nhân viên khu bảo vệ và du khách
Do sự xuất hiện của khách du lịch, càng ngày càng khó có thể tìm được một không gian yên tĩnh ở quanh khu vực
Văn hóa – Xã
hội
Du lịch sinh thái có thể làm gia tăng các tệ nạn xã hội như tình trạng phạm tội, nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, buôn lậu tại các khu bảo vệ
Việc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch và các phương tiện khác phục vụ du khách làm phá huỷ môi trường cảnh quan khu vực
Du lịch sinh thái có tác động tiêu cực đến các tài nguyên thiên nhiên (bao gồm việc thu thập các tiêu bản thực, động vật, các tiêu bản đá và khảo cổ học cho hoặc bởi du khách)
Du lịch sinh thái gây ra việc ô nhiễm đáng kể nguồn không khí, nguồn nước, tiếng ồn, chất thải rắn và ô nhiễm đất trồng
Do hoạt động du lịch sinh thái, diện tích đất nông nghiệp và đất
tự nhiên trong khu vực bảo tồn có thể bị thu hẹp lại
Môi trường
Các trang thiết bị phục vụ du lịch được xây dựng trong và phụ cận khu bảo vệ có thể không hài hoà với môi trường tự nhiên và kiểu kiến trúc truyền thống
2.2.3 Hoạt động du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới
Các khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng thu hút sự quan tâm của các du khách nước ngoài cũng như du khách địa phương Du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn mang đến những lợi ích cho các cộng đồng địa phương và các khu bảo tồn thiên nhiên thông qua việc tạo ra những nguồn lợi
Vào cuối thập niên 1990, các quốc gia đang phát triển trên khắp thế giới đều thúc đẩy du lịch sinh thái như là một chiến lược mấu chốt cho các nỗ lực phát triển
Trang 24của họ Costa Rica, Ecuador và Kenya thường được nêu ra như là các quốc gia đã thực hiện các chương trình hiệu quả
• Costa Rica khuyến khích du lịch sinh thái thông qua việc kết hợp các khu vực được bảo vệ thuộc tư nhân và nhà nước Tất cả các cấp chính quyền, kể cả tổng thống, đã xúc tiến du lịch sinh thái như một công cụ phát triển
• Kenya là điểm đến du lịch về động, thực vật hoang dã được ưa chuộng nhất của Châu Phi Kenya có rất nhiều loài động vật, chúng đi lang thang trong 26 công viên, 28 khu dự trữ và 1 khu bảo tồn động vật của Kenya Kenya là nước tiên phong về du lịch thiên nhiên ở Châu Phi và đã nhận được viện trợ từ nước ngoài trị giá hàng triệu đô
la Mỹ để phát triển và duy trì các công viên và khu dự trữ của mình
• Du lịch sinh thái tại Ecuador tập trung ở Quần đảo Galapagos, vốn có
hệ thực vật dồi dào và hệ động vật độc đáo Vào cuối thập niên 1990, chính phủ Ecuador nhận ra rằng sự ưa chuộng của nhiều người dành cho các quần đảo này đang đe dọa hủy hoại chúng Vào năm 1990, chính phủ thông qua một bộ luật đặc biệt để tảo tồn quần đảo Galapagos – luật này áp đặt những qui định nghiêm ngặt hơn nhiều đối với số lượng khách du lịch và các hoạt động họ có thể tiến hành tại đây
Các quốc gia nói trên có vẻ đã phát huy các tài nguyên thiên nhiên độc đáo của họ như là các công cụ để phát triển kinh tế lẫn phát triển bền vững Các quốc gia khác, chẳng hạn như Mêhicô và Ấn Độ đã kém thành công hơn Một nghiên cứu
về hoạt động du lị ch tại khu khảo cổ Mundo Maya kết luận rằng hoạt động đã dẫn đến "sự thoái hóa môi trường và thay đổi văn hóa" Còn dự án trong rừng Lacandona ở Chiapas "không thu hút được một du khách nào" (Nguồn:
"Environment Mexico: Du lịch Sinh thái, Vùng Đất Màu Mỡ cho Đầu tư Nước ngoài" Inter Press Service, 11/1/1999)
Trang 25Một vài tổ chức phát triển quốc tế cũng đã xúc tiến du lịch sinh thái như một
cơ chế để phát triển bền vững Vào đầu thập niên 1990, Ngân Hàng Thế Giới và Liên Hợp Quốc đã thiết lập Quỹ Môi Trường Toàn Cầu (Global Environment Facility (GEF)) để viện trợ cho việc kết hợp các chương trình về môi trường vào trong các dự án phát triển Kể từ lúc khởi đầu, GEF đã tài trợ cho hơn 500 dự án ở
120 quốc gia, trị giá hơn 2 tỷ USD Cơ quan quốc tế tham gia mạnh nhất vào việc xúc tiến và phát triển du lịch sinh thái là Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) Tính đến giữa thập niên 1990, USAID đã đầu tư và tài trợ tổng cộng hơn
2 tỷ USD vào 105 dự án có các thành phần về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái thường được xem là bền vững khi mang tính không tiêu dùng tài nguyên, có nghĩa là những người tham gia vào du lịch sinh thái không tiêu dùng các tài nguyên thiên nhiên Ví dụ:
• Một chuyến du hành đến Khu Bảo Tồn Khỉ Chó của cộng đồng ở Belize để ngắm nhìn các con khỉ màu đen có nguy cơ tuyệt chủng
• Một cuộc hành trình đến Công Viên Quốc Gia Serengeti ở Tanzania để quan sát ngựa vằn, linh dương nhỏ, linh dương đầu bò, và vô số động vật khác cư trú ở thảo nguyên Serengeti
• Một cuộc hành trình dài xuyên qua rặng núi Annapurna ở Nepal để ngắm nhìn những con báo tuyết, cừu xanh, và hươu nhỏ không sừng, tất cả đều có nguy cơ tuyệt chủng
Một số chương trình đưa ra một loại du lịch sinh thái khác – gọi là du lịch tiêu dùng tài nguyên (Consumptive ecotourism) – vốn dựa vào các tài nguyên có thể tái sinh Những ích lợi đạt được của loại hình du lịch tiêu dùng tài nguyên đã dẫn đến nhiều tranh luận sôi nổi giữa các chính phủ, các nhà bảo vệ môi trường, người dân bản địa, và các nhà nghiên cứu Các thí dụ về du lịch tiêu dùng tài nguyên bao gồm việc sử dụng súng đi săn để bắn voi, tê giác và sơn dương Phí giết động vật có thể rất cao Thí dụ ở Zimbawe người du lịch phải trả hơn 20.000USD chỉ để bắn chết một con voi đực Điều này mang lại doanh thu đáng kể trong khi chỉ gây ra tác động bất lợi rất ít đến cư dân địa phương
Trang 26Mặc dù du lịch tiêu dùng tài nguyên rõ ràng là vi phạm lời cảnh cáo "chỉ để lại dấu chân", một số người cho rằng lợi ích từ hoạt động này rất đáng kể đối với người dân địa phương Quỹ Động Thực Vật Hoang Dã Thế Giới báo cáo: “Một nghiên cứu gần đây ở Tanzania đã chứng minh rằng thu nhập từ hoạt động săn bắn
để lấy chứng tích hay vật kỷ nhiệm dàn trải khắp vùng săn bắn voi của đất nước Tanzania đồng đều hơn rất nhiều so với các loại phí từ du lịch không tiêu dùng tài nguyên.” Du lịch tiêu dùng tài nguyên cũng có thể được dùng làm công cụ quản lý những quần thể động vật tăng nhanh, loại bỏ những động vật phá hoại cây trồng, và cung cấp thịt cho người dân địa phương
Như vậy du lịch sinh thái là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất của ngành du lịch Nhiều khách du lịch sinh thái sẵn lòng chi tiêu những số tiền lớn để ngắm nhìn các tài nguyên thiên nhiên độc đáo và dồi dào Việc này tạo ra nhiều doanh thu cho công tác bảo tồn và người dân Ví dụ:
• Một nhóm gồm 500 người bản địa ở Khu Dự trữ Động vật Săn bắn Maasai Mara ở bắc Kenya đã thu được 100.000USD mỗi tháng suốt những năm giữa thập niên 1990 Doanh thu nhận được từ tiền thuê đất từ các nhà nghỉ sinh thái sang trọng và phí vào cửa (20USD đối với người nước ngoài và 3,30USD đối với người Kenya)
• Năm 1995 có 56.000 khách du lịch đã viếng thăm Quần đảo Galapagos, bơm
130 triệu USD vào Ecuador, trong đó 69 triệu USD đã được chi tiêu trên quần đảo này
• Những thành viên của cộng đồng Dukuduku, những người sống ngay bên ngoài Khu Dự trữ Động vật Săn Bắn St.Lucia ở Nam Phi, kiếm được 300.000USD hàng năm nhờ việc bán những chiếc giỏ Zulu truyền thống và các tấm thảm ngủ cho khách du lịch
Mặc dù các tác động tích cực của du lịch sinh thái đã được thấy rõ ở các quốc gia như Costa Rica, Kenya và Nepal, thế nhưng du lịch sinh thái có thể sẽ gây rắc rối nếu không được quản lý đúng đắn Du lịch sinh thái buộc những người bản địa phải xa lìa tập quán làm nông nghiệp, săn bắn, khai khoáng, và lâm nghiệp của
Trang 27họ Để bù đắp, các hoạt động này phải được thay thế bởi thu nhập do khách du lịch tạo ra Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thu nhập từ du lịch sinh thái không "rỉ xuống" người địa phương Đúng ra, các nhà điều hành tour, khách sạn và hãng hàng không nước ngoài hưởng được phần lớn nhất trong doanh thu Ngân hàng Thế giới ước lượng rằng 55% tiền từ du lịch "rò rỉ" khỏi các nước đang phát triển và chảy sang các nhà điều hành tour, các hãng máy bay, các khách sạn thuộc sở hữu nước ngoài, và vào các khoản chi trả cho thực phẩm, thức uống, và các tiếp liệu nhập khẩu khác Một số người kết luận rằng thu nhập mang về cho người địa phương chỉ vừa đủ bù đắp cho phần mất mát đất đai của họ Nguồn tài nguyên thiên nhiên mà
đã từng mang lại thu nhập cho những người địa phương thì nay lại tạo ra lợi nhuận cho những người ngoài Ngay cả trong các dự án được người địa phương kiểm soát, như chương trình CAMPFIRE của Zimbawe, những người dân nông thôn thường đảm nhận các vị trí cấp thấp, chẳng hạn như hướng dẫn viên, nhân viên bảo vệ hay khuân vác, người truy bắt thú hoang dã và nhân viên phục vụ bàn; còn thẩm quyền
ra quyết định vẫn ở trong tay các "chuyên gia"
Uganda Có chứa khoảng một nửa (300) số khỉ đột miền núi
còn lại, khu dự trữ này trích ra 60% thu nhập ròng của mình cho các hoạt động phát triển cộng đồng phù hợp với việc bảo tồn Bất kể chi phí quá đắt – vào khoảng 145USD/giờ/ người để được ngắm nhìn loài khỉ đột – du lịch thưởng ngoạn khỉ đột hoạt động gần 100% công suất Loại hình du lịch thưởng ngoạn này kiếm được vào khoảng 400.000USD hàng năm, làm cho khu Bwindi trở thành khu kiếm được doanh thu cao nhất trong các khu công viên của Uganda
Khu Bảo tồn Nepal Bắt đầu hoạt động vào năm 1985 để tăng thu nhập
Trang 28Annapuma của địa phương từ du lịch sinh thái và để chống lại
các tác động xấu về môi trường khi các đoàn người
cứ đi băng qua khu rừng bằng xe bò Dự án Annapuma đã huấn luyện cho 700 người dân địa phương để làm việc trong các ecolodge, đã xây dựng một trung tâm giáo dục dành cho khách tham quan, và ấn định mức phí là 12USD mỗi người Dự
án này tạo ra hơn 500.000USD hàng năm cho các
nỗ lực bảo tồn ở địa phương
Gales Point Belize Cung cấp nơi ăn ở tại các Ecolodge gần khu vực
phát triển đặc biệt Manatee Mặc dù dự án này đã làm tăng thu nhập của địa phương, nhưng nó không hoàn toàn thay thế sản xuất nông nghiệp Nếu du lịch sụt giảm, làng này vẫn còn có các trang trại để kiếm sống
Khu Quản lý và
Bảo tồn Rio
Bravo
Belize Ủy Ban Bảo Vệ Thiên Nhiên và một tổ chức phi
chính phủ của Belize đang làm việc với các cộng đồng địa phương trong một dự án nhằm mục đích làm cho khu vực này trở thành "một mô hình tự túc
về tài chính" của việc bảo tồn dài hạn Dự án này bao gồm nhà nghỉ và các trung tâm giáo dục dành cho cả các nhóm học sinh người Belize lẫn các khách du lịch quốc tế
Khu Nhà ở Sinh
thái Chalalan
Bolivia Nằm trong Công Viên Quốc Gia Madidi, khu dự trữ
rừng Amazon hàng đầu của Bolivia, khu nhà ở sinh thái này cung cấp nơi ăn ở cho 24 khách tham quan trong những túp lều mái tranh hay rơm được xây dựng bằng các vật liệu ở địa phương Dự án này kết hợp với một cộng đồng dân cư bên trong ranh giới
Trang 29của công viên nói trên, để kết hợp du lịch sinh thái với các dự án kinh tế khác trong các lĩnh vực lâm nông nghiệp (agroforestry), sản xuất hàng thủ công bản địa và khai thác lâm sản không phải gỗ Ngân Hàng Phát Triển Liên Mỹ đã cung cấp 1,4 triệu USD để tài trợ dự án này
Khu Dự trữ
Rừng Mây
Monteverde
Costa Rica
Là điểm đến du lịch sinh thái hàng đầu của đất nước Costa Rica, Monteverde nằm ở rặng núi Tilaran và
là nơi sinh sống của rất nhiều hệ thực vật và hệ động vật Có trung bình 50.000 khách du lịch tham quan khu dự trữ này hàng năm, tạo ra các khoản doanh thu tổng cộng là 850.000USD – nhiều hơn doanh thu từ tất cả công viên quốc gia của Costa Rica kết hợp lại Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo Monteverde than phiền rằng các quỹ tiền nói trên không rỉ xuống cư dân địa phương
Dự án Bảo tồn
Selous
Tanzania Selous là chương trình quản lý động vật hoang dã
của cộng đồng đầu tiên ở Tanzania nhằm mục đích làm việc với các làng gần những khu vực săn bắn và mang lại những lợi ích trực tiếp cho các làng này Năm mươi phần trăm của tất cả các khoản doanh thu từ hoạt động săn bắn để lấy chứng tích hay vật
kỷ niệm được chuyển đến các làng giáp ranh với Khu Dự Trữ Động Vật Săn Bắn Selous Các lợi ích kinh tế là khá lớn – giá phải trả cho việc bắn một con voi là 4.000USD, một con báo hay sư tử là 2.000USD, và một con ngựa vằn là 590USD Đến giữa thập niên 1990, số chuyến đi săn là trên 500 chuyến mỗi hăm
Trang 30Kenya Một liên minh của những nông dân vừa đủ sống,
các tổ chức phi chính phủ, các nhà điều hành tour và chính quyền được hình thành nhằm bảo vệ và xúc tiến du lịch sinh thái như một hành lang trọng yếu cho voi và các động vật hoang dã khác, với thu nhập
đi trực tiếp đến các cộng đồng địa phương Tuy nhiên, hoạt động tiếp thị của dự án này hết sức yếu kém và nó đã không mang lại lợi nhuận
Công viên
Quốc gia
Pilanesberg
Nam Phi Là một trong những công viên đổi mới nhất ở Nam
Phi, Pilanesberg đã thiết lập những dự án chia phần thu nhập thật sáng tạo với cộng đồng địa phương Như hoạt động bắn những con tê giác trắng có nguy
cơ tuyệt chủng bằng các khẩu súng bắn phi tiêu tẩm thuốc ngủ và sau đó, họ được chụp ảnh bên cạnh những chiến lợi phẩm đang ngủ của họ
2.3 CÁC LOẠI HÌNH NHÀ NGHỈ TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
2.3.1 Ecolodge kiểu mẫu
Luôn được xây dựng và thiết kế theo tiêu chí bảo tồn tối đa hệ sinh thái, có các nhân viên và các hướng dẫn viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản phục vụ mọi đối tượng du khách, từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu cho tới người du lịch thông thường Chúng tọa lạc trong những vùng tự nhiên nguyên sinh có tầm quan trọng sinh thái lớn, khu nhà nghỉ có nhiều chương trình hoạt động môi trường bảo tồn hiệu quả, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế địa phương Chúng cũng áp dụng các kĩ thuật tốt nhất để làm giảm thiểu nguồn năng lượng và chất thải Mục đích chính của loại hình này là bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, giáo dục nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường, hỗ trợ cho công tác bảo tồn
Trang 312.3.2 Ecoresort (khu nghỉ dưỡng sinh thái)
Được thiết kế và xây dựng tương tự như Ecolodge kiểu mẫu nhưng hơi khác biệt về mục đích và vị trí tọa lạc so với Ecolode kiểu mẫu Chúng thường nằm gần bãi biển, có các hoạt động giải trí và các dịch vụ cá nhân (spa, yoga, golf) khác với các nhà nghỉ hoạt động chủ yếu dựa vào lịch sử và tự nhiên của vùng
2.3.3 Các lều trại
Chúng thường tọa lạc trong các khu vực tự nhiên, thường là trong các khu vực có cảnh quan đẹp, chúng được xây dựng trước cho mục đích nào đó nhưng sau được chuyển thành loại hình nhà nghỉ cho du khách Các dịch vụ ở đây rất hạn chế, chúng chỉ là các túp lều trên núi cao hay chỉ là điểm cắm trại đơn giản
2.3.4 Green hotel (khách sạn xanh)
Các khách sạn, nhà nghỉ, quán trọ tại nhiều nơi trên thế giới đang ngày càng quan tâm tới môi trường và đang có xu hướng làm cho nhà nghỉ của mình xanh hơn, sinh thái hơn bằng cách tham gia vào các chương trình chứng nhận khách sạn sinh thái hoặc tham gia trở thành thành viên của tổ chức khách sạn sinh thái Các khách sạn này cam kết thực hiện các tiêu chí sinh thái và bảo vệ môi trường ví dụ như các khách sạn ở Costa Rica, Australia, Canada, Ecuador Các tiêu chí đó có thể là cam kết sử dụng hệ thống sưởi ấm hay thắp sáng hiệu quả, cam kết tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu nguồn rác thải, bảo vệ nguồn nước, sử dụng chất tẩy rửa phân hủy sinh học, tái sử dụng khăn trải giường, tái sử dụng khăn ăn, yêu cầu du khách tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng… Dưới đây là ví dụ về 1 số tiêu chí cần đáp ứng để có thể đạt được chứng chỉ “grren leaves” của hiệp hội khách sạn Canada:
- Lắp dặt trên 90% bóng đèn compact hay đèn huỳnh quang tại các khu vực công cộng, hành lang, tiền sảnh…
- Đã thực hiện một chương trình tái chế gồm ít nhất là phân loại và thu gom các vật liệu tái chế được từ du khách
- Lắp đặt trong tất cả các phòng ít nhất 2 vòi nước áp lực thấp và toilet tự khóa nước
Trang 32- Mua ít nhất 4 sản phẩm có nhãn sinh thái (ecolabel) cho nhân viên sử dụng
- Loại bỏ sử dụng thuốc diệt cỏ trong chăm sóc vườn
- Huấn luyện cho nhân viên về ý thức bảo vệ môi trường
- Tài trợ hoặc tham gia vào ít nhất một chương trình bảo vệ môi trường của địa phương
2.4 QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NGHỈ SINH THÁI (ECOLODGE)
Ecolodge bắt đầu xuất hiện từ đầu thập niên 90, được miêu tả như một loại nhà nghỉ đặc biệt để phân biệt với các loại hình nhà nghỉ khác bởi hình thức xây dựng, cách quản lý hoạt động hoặc cả hai Mô hình nhà nghỉ sinh thái (ecolodge) ra đời để làm cân bằng giữa hoạt động du lịch và công tác bảo tồn, chia sẽ lợi ích kinh
tế thiết thực cho cộng đồng dân cư địa phương đồng thời giảm thiểu các tác động môi trường và mang lại cho du khách nhiều kinh nghiệm trải nghiệm thiên nhiên thú vị Rất nhiều quốc gia và khu vực đã lao vào việc tạo ra các chứng chỉ xanh hay các tiêu chuẩn du lịch bền vững nhưng chỉ gần đây mới có sự thoả thuận chung về các tiêu chí quốc tế cơ bản Các loại chứng nhận này đã được áp dụng rộng rãi cho các loại hình lưu trú du lịch nhằm làm tăng ý thức trách nhiệm môi trường và trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng Các tiêu chí bao gồm:
• Nằm trong khu cảnh quan tự nhiên hay khu nông thôn, khá gần với các khu bảo tồn thiên nhiên, không bị tác động đáng kể bới tiếng ồn giao thông, ô nhiễm…
• Quy mô nhỏ, thường ít hơn 30 phòng (nhà đơn)
• Sử dụng các hệ thống đặc biệt nhằm bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiểm và thoái hóa
• Có các hướng dẫn viên du lịch sinh thái, được huấn luyện về sinh thái tự nhiên lẫn các kiến thức về môi trường tự nhiên bản địa
• Cung cấp sách, poster, bản đồ, hình ảnh, thuyết trình hoặc những phương pháp khác nhằm thông tin cho du khách về hệ sinh thái của khu vực
• Thuê lao động tại địa phương và tập huấn cho người dân địa phương, trả lương xứng đáng cho người dân
Trang 33• Giáo dục cho du khách và người dân về tầm quan trọng và giá trị của hệ sinh thái, hướng dẫn cách tận hưởng thiên nhiên mà không gây ra tác động tới tự nhiên
• Góp phần vào nền kinh tế địa phương và giúp chứng minh rằng du lịch sinh thái là một phương thức lâu dài và bền vững để tạo ra thu nhập hơn là tàn phá hay làm biến đổi môi trường cho những lợi ích trước mắt
Trang 34Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Khảo sát, đánh giá hoạt động của các nhà nghỉ, khách sạn và đề xuất mô hình nhà nghỉ sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
• Tham khảo các tài liệu về nhà nghỉ sinh thái trên thế giới và Việt Nam
• Khảo sát, đánh giá các kiểu nhà nghỉ, khách sạn đã được xây dựng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu
• Khảo sát, đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của các kiểu nhà nghỉ, khách sạn hiện có lên môi trường tự nhiên và xã hội của địa phương
• Đề xuất mô hình thiết kế, mô hình quản lý và mô hình hoạt động của nhà nghỉ sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa của địa phương và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế
3.3 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong khu đất thuộc quyền quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Cụ thể gồm các địa điểm: Khu du lịch Suối nước nóng Bình Châu, Khu du lịch biển Hồ Cốc, Khu du lịch Tầm Bồ, Vườn sưu tập thực vật trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu
Trang 353.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Xuất phát từ mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, tác giả đã chọn lựa những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, hệ thống và so sánh
+ Thống kê qua tài liệu, báo cáo, sổ sách lưu trữ
+ Thống kê qua khảo sát, đánh giá chỉ tiêu cần thiết
+ Thống kê qua đo đếm tính toán trên bản đồ
+ Thống kê qua các biểu câu hỏi phỏng vấn
Giúp cho việc thể hiện nội dung luận văn theo một mẫu định sẵn từ bảng biểu, các nội dung cần điều tra thu thập phù hợp với đề cương, tránh việc thừa hoặc thiếu các dữ liệu cần thiết
Khi hệ thống và so sánh, các số liệu sau bước đồng bộ hóa sẽ giúp ta chọn
ra được những dãy số liệu chính thức cần thiết, loại bỏ các dữ kiện và số liệu thừa đồng thời xác định hướng bổ sung cần thiết cho các đợt khảo sát sau
- Phương pháp điều tra thực địa, tổng hợp:
+ Khảo sát, thu thập số liệu theo yêu cầu của luận văn
+ Thực thi việc thống kê các dữ liệu thông qua hệ thống bảng biểu
+ Quan sát, chụp ảnh
- Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các nghiên cứu khoa học Phương pháp này rất thích hợp trong nghiên cứu cảnh quan và
tổ chức khai thác du lịch
- Phương pháp đánh giá hoạt động của các nhà nghỉ, khách sạn dựa theo các tiêu chí về nhà nghỉ sinh thái của tài liệu “Hướng dẫn về nhà nghỉ sinh thái quốc tế” và dựa trên các tiêu chí đánh giá của chương trình Chứng chỉ du lịch bền vững của Costa Rica, Kenya…
- Các phần mềm hỗ trợ thiết kế mô hình: Autocad, 3Dmax, Photoshop…
Trang 36Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU
Phía Bắc giáp Lâm trường Xuyên Mộc
Phía Nam giáp biển Đông
Phía Đông giáp huyện Hàm Tân- Bình Thuận
Phía Tây giáp sông Hỏa và đường lộ 328
Tổng diện tích tự nhiên 11.392 ha bị đường quốc lộ 55 chia làm 2 phần bao gồm 11 tiểu khu rừng (Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
4.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình đồi thấp trên nền phù sa cổ và trầm tích biển, mang đặc trưng của địa hình miền Đông Nam Bộ, tương đối bằng phẳng thoai thoải từ 4 phía đổ vào khu trung tâm tạo thành 4 vùng địa hình khác nhau:
• Vùng bằng phẳng: Chiếm 9.902 ha, trải từ phía Bắc xuống phía Nam, độ cao
từ 20 – 50m so với mực nước biển, độ dốc từ 3 – 50
• Vùng đồi: gồm 1 số ngọn đồi có độ cao tuyệt đối từ 60 – 160m như Hồng Nhung ( 118m) nằm phía Bắc thuộc phân trường I Lâm trường Xuyên Mộc, cụm Hồ Linh (cao từ 100 – 162m) nằm ở ven biển thuộc tiểu khu 51 Khu
Trang 37Mộ Ông, Gái Ma… phía Tây Nam thuộc tiểu khu 49 Tổng diện tích vùng đồi là 350 ha
• Vùng hồ lòng chảo: có diện tích khoảng 200 ha gồm các hồ trũng ven sông suối như: hồ Linh, hồ Tràm, hồ Cốc, hồ Nhám, hồ Núi Le
Vùng cồn cát ven biển: chạy dọc theo 12km bờ biển từ ấp Thuận Biên xã Phước Thuận đến ấp Bến Lội xã Bình Châu Dạng địa hình này gồm các cồn cát di động đã
ổn định có và chưa có thảm thực vật che phủ, có độ cao từ 30 – 60m so với mực nước biển (Theo Phòng nghiên cứu khoa học Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu)
4.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng
Hình thành trên 3 loại đá mẹ chính: mắc ma chứa granit – dioxit hạt lớn, đá granit – dioxit trung tính, đá bazan Dưới ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sinh vật
và hoạt động của biển đã tạo nên các loại đất chính sau:
• Đất Feralit vàng nhạt: phát triển trên đá mắc ma – granit và trầm tích, thuộc nhóm đất hình thành tại chỗ, chiếm diện tích rất lớn, có màu xám trắng đến vàng nhạt, thành phần cơ giới nhẹ (cát chiếm 40 – 60%), tầng đất sâu, tầng mùn mỏng, hàm lượng NPK thấp do bị rữa trôi mạnh
• Đất Feralit đỏ: phát triển trên đá bazan, màu từ nâu vàng đến nâu đỏ, tầng đất dày, thịt nhẹ (cát chiếm tới 60%), hàm lượng NPK cao
• Đất xám và vàng nâu phát triển trên phù sa cổ
• Đất phèn: đất phèn tiềm tàng chiếm diện tích khá lớn được hình thành trên bưng ngập nước vào mùa mưa Đất có màu xám trắng đến xám đen, pH từ 4 – 4,5 Thành phần cơ giới nhẹ (cát chiếm 50 – 60%)
• Đất cát ven biển: chạy dọc theo bờ biển hình thành 2 dạng đất khác nhau: cồn cát di động không ngập nước biển và đất cát ướt thường bị ngập nước thủy triều dâng Cả 2 loại đất này đều có tỷ lệ cát từ 60 – 70%, tầng mùn hầu như không có, hàm lượng NPK rất thấp, hút và thoát nước mạnh, độ che phủ thực vật rất thấp dưới 10%
Trang 38• Đất cát trắng và cát vàng trong nội địa: có tỷ lệ khá cao trên 70%, hàm lượng NPK rất thấp
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
4.1.4 Khí hậu
Theo Luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu, KBT nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ cao quanh năm Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm là 25,80C, nhiệt độ cao nhất là
380 vào tháng 4 và tháng 5, nhiệt độ thấp nhất là 150C vào tháng 12
Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.396 mm, số ngày mưa bình quân trong năm là 124 ngày, số tháng mưa là 6 tháng (từ tháng 5 – tháng 11) Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau Số tháng khô từ 1 – 3 tháng, số tháng hạn từ 2 – 3 tháng, số tháng kiệt 0 – 1 tháng
Độ ẩm không khí tuyệt đối bình quân là 85,2%, lượng bốc hơi cao nhất là 43,7% vào tháng 3
Chế độ gió: chịu ảnh hưởng 2 mùa gió chính Gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11, gió Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.Tốc độ gió trung bình là 8 – 10 km/h Vào ngày mưa bão tốc độ gió có thể đạt đến 50 – 70 km/h
4.1.5 Thủy văn
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu tổng cộng có khoảng 43
km sông suối ngắn dưới 10 km nhưng có nước quanh năm như sông Hỏa, suối Cát, suối Nhỏ, suối Bang Ngoài ra còn có một số bàu và hồ cũng có nước quanh năm như : bàu Nhám, bàu Bàng, hồ Cốc, hồ Tràm, hồ Linh, hồ Tròn, hồ Núi Le…
Ở phía Đông Bắc có suối khoáng nóng Bình Châu với nhiệt độ từ 60 – 800C
Trang 394.1.6 Diện tích đất và tài nguyên rừng
Bảng 4.1: Hiện trạng đất đai ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu
4.1.8 Tài nguyên cảnh quan
Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu là khu rừng cây họ Dầu trên đất cát ven biển còn lại duy nhất của Việt Nam Nó có tổng diện tích là 11.359 ha bao gồm: núi, rừng, suối, hồ, biển…Địa hình của rừng tương đối bằng phẳng, duy nhất ở phía tây nam có một vài ngọn núi: Hồng Nhung cao 118m, Hồ Linh 162m Những quả đồi thoải dần xem lẫn những vạt rừng tươi tốt chạy ngút tầm mắt và một hệ thống hồ và
Trang 40bàu nước ngọt tự nhiên như những tấm gương khổng lồ, đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp: Hồ Linh, Hồ Cốc, Hồ Tràm, Hồ Núi Le, Bàu Nhám, Bàu Bàng
Giữa rừng già, du khách gặp dòng sông Hỏa là hợp lưu của suối Đá, suối Sóc, suối Cát chảy êm đềm về biển, tạo nên vẽ đẹp thơ mộng thật hiếm có Các nhà khoa học đã khảo sát phát hiện ở đây có 3 kiểu rừng gồm : Rừng thưa hơi khô, rừng dày ẩm thường rụng lá (trên đát đỏ bazan), rừng chuyển tiếp giữa rừng thưa và rừng dày Ngoài ra còn có rừng tràm mọc ven biển
4.1.9 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Về giao thông: Ngoài 30km bao bọc phía Bắc và phía Tây của Khu bảo tồn và trên 12km đường ven biển, còn có hàng chục cây số đường mòn nhỏ, đường xe bò tỏa đi khắp khu rừng nên rất thuận tiện cho việc đi lại Do địa hình bằng phẳng, giao thông thuận tiện nên việc đi lại và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái rất thuận lợi
- Về dân sinh - kinh tế:
Trước giải phóng khu vực huyện Xuyên Mộc có cư dân thưa thớt nằm dọc theo trục lộ 23 (QL55) và đường 328 tại các điểm chính: Bà Tô, Xuyên Mộc, Bến Lội, Bình Châu
Đến nay toàn huyện đã có 5 xã và 1 thị trấn tiếp giáp KBT tập trung dân số của trên 30 địa phương khác nhau tới đây sinh sống từ sau ngày giải phóng hình thành 5 xã và thị trấn Phước Bửu xung quanh KBT
Theo kết quả điều tra của nhóm công tác đã thực hiện ở huyện Xuyên Mộc kết hợp với những tài liệu thống kê về dân số bao quanh KBT cho thấy tổng dân số toàn huyện năm 2006 là 125.330 người Trong đó dân sống ở ven KBT chiếm trên 50% chủ yếu là người Kinh, một số ít là dân tộc Châu Ro ở bản địa và các dân tộc khác như Tày, Nùng, Khơme, Mường di cư từ nơi khác đến Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện Xuyên Mộc là 2,15%
Ngành nghề lao động chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp, các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển